Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Nhiếp Ảnh, Nghề Tay Trái - Trần Công Nhung
M&N
post Oct 2 2008, 08:39 AM
Post #1


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Trang Chủ
Posts: 11,665
Joined: 7-April 08
Member No.: 6
Country




Nhiếp Ảnh, Nghề Tay Trái


(Chơi, tuy mất thì giờ, hao tốn tiền bạc, nhưng lúc bí cũng có thể dùng vào việc mưu sinh. Tôi gọi đó là nghề tay tráị Nghề tay trái như một lực lượng trừ bị. Chỉ cần lúc bí thế. Những năm yên bình tôi đã chọn nghề gõ đầu trẻ cho tay phải, còn tay trái để đốt film giấy : Chơi ảnh.

Năm 72, ông Nguyễn Ðức Giang (nayđịnh cư tại Na- Uy), Hiệu Trưởng Trung Học Nguyễn Hụê Tuy Hòa, về làm Hiệu Trưởng Võ Tánh Nha trang. Ông tổ chức Tuần Lễ Sinh Họat Học Ðường. Thầy trò ngày đêm lo tập dợt Văn Nghệ, Diễu Hành, các môn Ðiền Kinh..., mệt phờ râụ Riêng tôi, ông Giang giao cho việc chụp ảnh. Hồi đó tôi đã có chút chút tiếng tăm trong làng ảnh, nên trong trường tuy có người chụp cũng khá, như anh Nguyễn Huy Hoàng, nhưng không ai dám "múa rìu qua mắt thợ". Tôi thì không nói gì, việc đến thì nhận.

Trần Thanh Lý, giáo sư tóan, mỗi lần gặp tôi là chưởi thề : "Ð.M. thằng ni lính không đi, nhân dân tự vệ không gác, chừ người ta tập dợt hộc xì dầu lại tà tà đi chơị." Tôi chỉ cười, chẳng qua tại số cả. Sau Tết Mậu Thân, trường sở nào cũng chia nhau canh gác đêm, kỳ thực kéo nhau đến ngủ chứ gác xách gì. Tôi nhờ té xe Honda, chân đi được nhưng đứng một chỗ gác thì không được. Bác sĩ chứng nhận thế, nên tòa tỉnh cho giấy miễn. Còn đi lính thì năm 63, bị gọi đi Thủ Ðức khóa 13, tôi đã bán xe bán cộ, thu dọn đồ đạc chuẩn bị vào Trại Nhập Ngũ 3 Phan Rang. Trước khi đi, một hôm tình cờ ngang qua đường Trương Công Ðịnh, thấy bảng hiệu xem bói của thầy Trinh, tôi vào thử một quẻ. Thầy hỏi ngày sinh tháng đẻ, đốt nhang khấn, rồi dùng mấy đồng tiền gieo quẻ. Sau khi bấm đốt ngón tay lẩm nhẩm một hồi, thầy phán:

- Số của ông mà nữ thì cuộc đời như nàng Kiềụ Ông tuy có số võ biền nhưng ra tới nơi rồi về.

Tôi nghe mà mừng hết lớn, còn gì khổ bằng mười năm luân lạc thanh lâu như nàng Kiềụ Ðiều này thì thầy nói đúng rồi, nhưng tôi còn ngờ vế thứ hai nên gặng hỏi:

- Theo Thầy nói thì tôi không phải đi lính?

Thầy hớp một chung nước trà rồi trả lời chắc như cua gạch:

- Vâng, nếu ông đi lính tôi sẽ đốt sách giải nghệ. (Thầy mù cả hai mắt thì có giữ sách cũng bằng thừa)

Quả đúng như lời thầy Trinh, chỉ số sức khỏe dưới 45, tôi được miễn. Ba tháng sau khám lại cũng miễn, lần thứ ba ra Hội Ðồng Y Khoa rồi về luôn. Khóa 13 Thủ Ðức còn có giáo sư Bùi Ngoạn Lạc, Lê Trọng Ngưng, Huỳnh Tấn, cũng đều được miễn dịch vĩnh viễn. Không biết có ai xem bói không, riêng tôi mất mấy chục bạc. Giá mà xem trước, tôi đã không bán xẹ

Tuần lễ học đường kết thúc, tôi trình cho ông Giang một cuốn album to gần bằng nửa mặt bàn thầy giáo và dày cả tấc. Bìa da chữ vàng, nội dung đầy đủ hình ảnh của một tuần sinh họat, từ khai mạc đến kết thúc, trên 500 ảnh, có ảnh phóng lớn như poster. Ông Giang vui ra mặt. Ông nói:

- Tôi không nghĩ anh làm được vầỵ Bao nhiêu một quyển?

- Dạ 48 ngàn.

- Làm cho tôi 2 cuốn nữa, gởi Bộ một cuốn, Khu (Khu Học Chánh) một cuốn. (Dư luận cho rằng ông Giang dọn đường để ra ứng cử Dân Biểụ). Vậy là làm một tuần mà lãnh lương 4 tháng. Ðó là công của tay tráị

Sau 75, làm giáo chức lưu dung, lâm vào cảnh khốn đốn. Lương mấy chục ngàn thành mấy chục đồng. Hết dạy thêm, hết giờ phụ, anh chị nào cũng đói rã ruột nhưng cứ phải "hồ hởi phấn khởi tiến nhanh tiến mạnh". Trước mùa thi chuyển cấp (cấp một lên cấp hai) năm 76, nhà tôi sắp đến ngày sinh, vét túi còn 12 đồng (sáu ngàn hồi trước), bí quá tôi quyết dùng tay trái lần nữa: Chụp ảnh căn cước học sinh. Học sinh thi chuyển cấp cần 4 ảnh để lập hồ sợ Sau khi đổi tiền (1$ XHCN ăn 500$ cũ), giá chụp căn cước 2$ ở tiệm, chụp dạo 1$80. Tôi chỉ tính 8 hào, vì film giấy còn cả kho, coi như không vốn. Vấn đề là, nghiên cứu sao làm thật nhanh, đỡ tốn công. Tôi dùng máy Pen FT chụp một cuốn 36 thành 72. Bốn đứa con được dùng chụp thí nghiệm, bốn ảnh không đẹp, bớt 1 còn 3. Ảnh mịn màng sáng sủạ. Ðược. Như vậy so với người khác film tôi lợi gấp 5, công chụp và làm ảnh lợi gấp 3. Một cuốn film họ chụp 36 em tôi chụp 216 em. Tốc độ như thế là đủ giật quán quân. Tôi in một lá thư bằng giấy ảnh, có ảnh mẫu bên cạnh, giá giúp học sinh 8 hàọ Thư gởi đến các trường, từ Nha Trang ra Ninh Hòa vô Cam ranh. Sau một tuần, người tới đặt hàng tấp nập. Tôi nói nhỏ với anh tổ trưởng Nguyễn Xuân Sáu (nay định cư ở Úc):

- Anh Sáu à, tôi có việc cần nghỉ 2 tuần, nhờ anh dạy thay và đừng báo ban giám hiệụ

- Chà, không được đâu, lỡ ra thì rầy rà lắm.

- Không sao mà, giáo án tôi soạn sẳn anh cứ đưa ký rồi vào dạỵ Lâu nay có ai kiểm soát gì đâụ

Thấy anh Sáu ngần ngừ tôi châm thêm:

- Tôi sẽ bồi dưỡng anh mỗi tiết 1 đồng.

Tự nhiên thấy anh Sáu dễ dãi ngay (1$ XHCN ăn 500$cũ, lương giáo viên mới tuyển trung bình 25, 30 đồng). Mỗi ngày tôi đi thật sớm, mang theo đứa con đầu lòng 9 tuổi, cháu làm công việc đánh số thứ tự vào miếng bảng nhỏ gắn ở một góc màn phông, để phân biệt thứ tự học sinh chụp. Bắt đầu lớp 5A, cô giáo cho ra sân sắp hàng 3, tôi điểm qua một lượt, trắng theo trắng, đen theo đen, cao đứng với cao, thấp đứng theo thấp (vấn đề kỹ thuật buộc phải thế để dễ cho công việc sau này) , rồi cứ thứ tự ngồi vào chiếc băng dài, trước một tấm màn vải xám làm phong. Ba em đầu 5A1,kế 5A2... mỗi lớp chỉ mất 15 phút là cùng. Ðông như trường tiểu học Diên Khánh cũng chỉ hơn tiếng đồng hồ. Mỗi ngày, lúc chiều về, bụng tôi no tròn, cởi áo xổ ra giường một đống tiền y như dân đánh bạc. Ba hôm sau trở lại giao ảnh, mỗi lớp một hộp cờ tam cúc. Mỗi con cờ có 3 ảnh dính liền. Ba em ngồi chung lãnh 4 con cờ và tự động cắt chia nhaụ Thầy cô, mỗi vị một hộp trà một gói mè xửng Song Hỷ sản xuất tại Nha Trang. Những em nào còn thiếu tiền, thầy cô cất giùm, tôi không có thì giờ trở lạị Vui vẻ cả làng. Ðuợc hơn tuần, thì có anh Chi làm nghề ảnh, sau lưng rạp Ciné Tân Quang (nay ở Anaheim) đến gõ cửa:

- Ông ơi, ông làm vậy tụi tôi sống sao nổi ?

Tôi cười trấn an: Thôi, không sao, chỉ còn vài trường trong Cam Ranh, tôi không chụp những trường quanh đây đâụ

Ðúng hai tuần tôi trở lại trường, không ai hay biết gì cả. Hai tuần lễ tôi kiếm được 1200 đồng (600 ngàn), hơn một năm lương. Viết đến đây, tôi chợt nhớ bài Chiều Trên Phá Tam Giang: "Một điều em không rõ. Một điều em sợ không dám nghĩ,"ỳ thơ Tô Thùy Yên. được Trần Thiện Thanh phổ nhạc hay tuyệt vời, và được Hoàng Lan và Trúc Anh trình bày, phải nói hết chỗ chệ Nhân đây xin góp một ý. "Bao bì" Tape Nhạc có in tác phẩm Người Lính Chiến của nhiếp ảnh gia Trần Ðại Quang mà không thấy ghi tên tác giả. Người Việt chúng ta làm ăn hay có lối giả vờ không biết. Như thế là thiếu công bằng, nhất là trong địa hạt nghệ thuật. Cũng xin có lời tán dương nhạc sĩ Trúc Hồ về bài Chiều Trên Phá Tam Giang, hay và đẹp mọi mặt, nhất là lối diễn xuất của đôi nam nữ ca sĩ, cứ như thật.

Một lần thứ ba lại cũng phải cần đến tay tráị Ðầu những năm 80 tôi ở trong tình trạng bí việc, xin đi chụp ảnh dạo ngoài bờ biển, Sở Văn Hóa không cho, thời điểm này con buôn làm hàng giả rất thịnh hành. Thuốc lá, Rượu, nhất là hàng ngọaị Hàng bán chạy là do nhãn hiệụ Nha trang phát sinh những cơ sở in lụa, trong đó quan trọng là khâu làm film dương bản. Bà con phải về Saì Gòn, nằm chờ cả tuần lễ mới có film. Các tiệm hình tại Nhatrang không ai làm được, vì phải dùng loại film Ortho, và nhất là không nắm được kỹ thuật làm film để cho âm bản in nhiều màu mà vẫn ăn khớp. Tôi bèn chuyển chuyện chơi ra chuyện kiếm tiền. Thật bất ngờ, tiền làm một bộ film, cả nhà sống cũng được nửa tháng. Khách hàng rất nể và quí tôi, film tôi làm không kém Sài Gòn mà chỉ bằng nửa giá. Tài in lụa của họ cũng tuyệt chiêụ Tôi rất đổi ngạc nhiên khi nhìn thấy những bao thuốc SAMIT (thuốc ngoại, sản xuất tại Thái Lan) do anh Hùng ở đường Núi Một in. Không tài nào phân biệt giả thật. Sau 75 Photo Kim Môn (nay vẫn Kim Môn trên phố Bolsa) cho tôi một hộp 100 miếng film Ortho cỡ 8x10, xài cho đến ngày rời quê hương cũng vẫn còn.

Ðược vài năm, hàng gỉả biến dần, hết sống được với nghề làm film, tôi xoay ra nghiên cứu chơi Chim Hoa Cá Kiểng, để may ra kiếm thêm tay trái thứ hai, và cũng là dịp giải tỏa những ức chế trong lòng. Người đời thường nói biết nhiều khổ nhiềụ Kính nghiệm cho thấy, biết được nên biết, học được nên học, miễn sử dụng cái biết cho đúng chỗ. Không lợi dụng cái học để lòe người hoặc làm chuyện trái lương tâm thì trong đời còn rất nhiều thứ phải học.


--------------------
Mmm
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic

 



Lo-Fi Version Time is now: 23rd July 2025 - 08:39 AM