![]() |
![]() ![]() |
![]() |
![]()
Post
#37
|
|
Bình Yên Một Thoáng ![]() ![]() Group: Members Posts: 28 Joined: 9-May 08 Member No.: 70 Country ![]() ![]() |
Đại Bàng Cánh Soãi ...
Tôi tình cờ tìm ra blog của em trong những ngày tháng đi ... tầm chữ . Các cụ xưa có câu "văn ôn võ luyện" quả thật không sai . Sau một thời gian bỏ chữ đi rông, đến khi mỏi gối chồn chân muốn quay về tìm dấu yêu xưa thì đến phiên chữ quay lưng ngoảnh mặt làm ngơ với tôi . Ai đó đã nói "chữ là người yêu trung thành nhất" nhưng riêng với tôi chữ là người tình bạc thênh thếch như vôi . Mới có ngưng viết hơn một năm mà chữ đã đành đoạn "ôm cầm qua bến khác" bỏ tôi chơ vơ một mình trước khung hình trắng . Có những hôm ngồi thờ thẫn trước màn ảnh nhỏ, cắn đến mòn cả móng tay, nhịp đến mỏi cả chân mà vẫn không thể xếp được một câu văn nào cho ra hồn tôi giận chữ đến phát khóc . Tôi đọc ở đâu đó người ta kể ở Việt Nam bây giờ có nhiều người tin vào đồng bóng . Làm ăn muốn phát đạt thì phải mở vài giá đồng . Bởi vậy cứ thấy"nặng căn", làm ăn không gặp là chung tiền đi "mua" một đêm hầu để giải hạn . Trả tiền cho các cô đồng, cậu bóng diễn tuồng nhảy múa mời hồn nhập về ban phát những khuôn vàng thước bạc từ cõi âm . Với bản tính tò mò trời cho tôi cũng muốn thử qua một lần cho biết thực hư nhưng ngặt một nỗi với số người muốn qua Hoa Kỳ du lịch hiện nay, hồn mà xếp hàng đến phiên xin giấy thông hành qua đây ban chữ cho tôi chắc lúc đó tôi cũng không còn đủ sức để viết . Hy vọng vào cõi trên coi như không ổn tôi đành chấp nhận làm theo cõi phàm . Mỗi ngày tôi làm quen lại với chữ bằng cách đi lang thang hết trang web này qua trang web khác để đọc . Lòng những mong đọc hoài đọc mãi thì con chữ của người khác sẽ nhập vào tâm để tôi có đủ số quay về viết nhăng . Từ những trang thơ văn quen thuộc, tôi lò dò theo người ta bước vào thế giới của những bloggers . Blog là một dạng nhật ký trực tuyến bùng nổ từ cuối thập niên 1990 . Một phương tiện để đưa thông tin lên mạng với tính cách cá nhân nhiều hơn phong thái cộng đồng . Blog dường như được phổ biến và ưa thích bởi những người trẻ lớn lên trong nước nhiều hơn ở hải ngoại . Một trong lý do những người ở Việt Nam chuộng blog, theo tôi đoán, vì viết blog khó bị kiểm duyệt hơn trang web . Đọc những trang blog của thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên trong nước sau này đã đưa tôi đi từ ngạc nhiên đến thích thú rồi khâm phục . Ngạc nhiên vì những từ ngữ họ dùng thật là khác lạ với tiếng Việt tôi đã được học và nói trong gia đình . Thoạt đầu tôi ngỡ vì vốn liếng tiếng mẹ của tôi khiêm nhường nên không hiểu trọn nghĩa bèn gọi điện thoại hỏi ông anh có tiếng là giỏi ngôn ngữ, văn chương nhất họ thắc mắc: - Anh Khả, bức xúc có nghĩa là gì ? Anh tôi im lặng đến vài giây rồi hỏi ngược lại: - Đông Nghi đang nói tiếng Miên hở ? Tiếng Việt Nam mình làm gì có từ "bức xúc" . - Vậy là anh Khả nhà quê rồi, em đang đọc tiếng Việt Nam đàng hoàng . - Anh chẳng biết Đông Nghi đọc từ đâu nhưng từ bé đến lớn anh chẳng nghe danh từ "bức xúc" bao giờ . Tôi trêu: - Nói chuyện với anh thật là ... bức xúc . Và cứ thế mỗi lần tôi đọc được một danh từ mới tôi lại gọi cho anh khúc khích để nghe anh ... thở dài ngao ngán . Nhưng nếu những ngôn ngữ của những bloggers trong nước làm tôi ngạc nhiên và ... buồn cười thì những tư tưởng của họ đã làm tôi thích thú . Kiến thức và tầm hiểu biết của họ đã làm tôi khâm phục . Tôi tự hỏi lúc tôi bằng tuổi họ tôi có khả năng suy đoán và am hiểu từ văn chương đến kinh tế xã hội bên ngoài cái đất nước mình đang sống như họ hay không ? Câu trả lời có lẽ là không . Lớn lên ở Hoa Kỳ tôi bị ảnh hưởng cái tính tự cao của một đại cường quốc nên rất ít khi tìm hiểu coi cái thế giới chung quanh mình thiên hạ suy nghĩ ra sao . Tôi không thể nhớ được lần sau cùng tôi đọc một cuốn truyện dịch từ một ngôn ngữ khác qua tiếng Anh là lúc nào . Nhưng những người trẻ mà tôi đã "gặp" trên những trang blogs thì họ có thể kể phanh phách từ nhà văn nữ Trung Hoa này đến nhà thơ Mỹ kia . Họ bàn luận với nhau những cuốn truyện dịch phát hành từ Na-Uy cho đến Anh Quốc . Về kinh tế xã hội thì tôi còn tệ hơn nhiều, cái nền kinh tế duy nhất mà tôi ... để mắt đến là cái nền kinh tế đang nuôi sống tôi . Sự lên xuống của đồng nhân dân tệ, sự phát triển của nền công nghệ Bangladesh ... v.v. ... và v.v. ... rất ít khi được tôi chú ý ngoại trừ khi nó được nhắc đến trên đài truyền hình và có cơ may ảnh hưởng đến công ăn việc làm của tôi . Tưởng cũng nên minh xác một chút xíu ở đây là tôi chỉ muốn so sánh cách nhìn và sự hiểu biết của họ với bản thân, với cái "tôi" vừa dốt lại vừa lười, thôi chứ hoàn toàn không dám hàm hồ nói chung đến thế hệ của họ và thế hệ của tôi . Một trong những trang blog tôi thích lui tới đọc nhất là trang blog của em . Trang blog thoạt nhìn không đập vào mắt cho lắm vì cách trang trí giản dị có phần hơi ... cẩu thả nhưng nội dung thì tựa như những tiếng phong linh trong gió, ngân đều râm ran . Tôi dừng lại blog của em có lẽ vì câu em viết thật to và đậm ngay trang đầu "Give me Freedom or Give me Death" . Sau này quen em rồi tôi bảo: - Câu đó nguyên văn là "Give me Liberty or Give me Death" trong bài diễn văn nổi tiếng của Patrick Henry đó . Em sửa lại cho đúng đi . - "Liberty" hay "Freedom" gì thì cũng có nghĩa là tự do thôi mà . Chị sao thích bắt bẻ người ta quá à . Tôi cười khi nghĩ đến hôm em khen tôi: - Chị không nói em không biết chị rời Việt Nam khi chưa học xong cấp II đâu vì chị viết tiếng Việt chuẩn lắm . Tôi hiểu em muốn nói gì nhưng vẫn bướng bỉnh trêu chọc: - Chuẩn là cái gì chị không hiểu ? Em muốn khen chị còn rành tiếng mẹ đẻ hay em muốn nói chị nên chuẩn bị để học hỏi thêm ? Em trả lời: - Tiếng Việt của em là tiếng Việt "chính quốc" đó chị à, chị cứ ở đó chọc quê người ta hoài đi . - Chị vẫn biết vốn liếng tiếng Việt mình chẳng bằng ai, chị còn không dám mơ tưởng đến việc ghi tên thi "nghè" nữa chứ đừng nói bạo gan "đe hàng tổng", nhưng thú thật khi chị đọc những từ ngữ như "điều nghiên" hay "cung cầu" chị cảm thấy buồn cười lắm em biết không ? Điều tra nghiên cứu, cung cấp nhu cầu thì viết rõ ràng ra cho đúng tại sao lại phải viết tắt một cách kỳ cục như vậy ? - Trời ơi, giai đoạn đổi mới phải biết tiết kiệm thời giờ và nhiên liệu chứ chị . - À, chị quên em đang sống ở một nơi mà ăn gian và cắt xén đã trở thành "chuyện thường ngày ở huyện" . Tôi thường giỡn với em như thế mà không chút mảy may e dè vì chính những bài viết trên trang blog của em cũng tràn ngập những tư tưởng ngang bướng không thua . Lần đầu tiên đọc blog của em tôi đã tròn mắt kinh ngạc . Em đăng không thiếu một điều gì, bài viết của em có, bài em đi tha về từ nơi khác có, và thậm chí ngay cả những dữ liệu em sưu tầm từ những tờ báo trong nước . Từ cuộc xử án bất công nơi một xã huyện hẻo lánh cho đến chuyện chiếc cầu gãy tang thương ở Cần Thơ . Từ việc một vị quan chức ở Hà Nội chi tới 300 triệu đồng, thuê cả một chiếc du thuyền ở Hồ Tây để đưa “cậu” đồng và đám cung văn, con nhang, tín chủ… lên say sưa nhảy múa suốt ba ngày đêm giữa mênh mông sóng nước cho đến việc một giảng viên đại học dạy Việt Văn không biết Tự Lực Văn Đoàn là nhóm người nào . Em viết rất trung thực, không bao che, bưng bít hay xu nịnh . Tôi ngạc nhiên ghê lắm vì qua những dòng em viết về mình tôi biết em sinh ra sau ngày mất nước . Em lớn lên trong xã hội của họ, đang sinh sống và làm việc dưới quyền kiểm soát của họ . Vậy mà sao em thản nhiên đem lên mạng lưới toàn cầu nhưng tin tức không mấy gì làm "vẻ vang nước nhà" như thế ? Tôi đánh bạo làm quen với em và hỏi em một câu rất ... ngớ ngẩn: - Em viết như vậy không sợ à ? Em gửi cho tôi một cái điện thư đính kèm theo bản đơn với hai hàng chữ: Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc Em viết: - Chị bị "đế quốc" Mỹ đầu độc quá rồi nên mới hỏi em câu đó . Ở đây làm bất cứ việc gì cũng phải làm đơn xin phép và tờ mẫu đơn nào cũng có hai hàng chữ in đậm như thế ở trên đầu . Em đang sống ở một đất nước "độc lập - tự do - hạnh phúc" mà chị hỏi em sợ là sợ cái gì ? Tôi phì cười, độc lập tự do mà việc gì cũng cần phải làm đơn xin phép . Em có lối viết tưng tửng gàn gàn như một người tôi quen . Từ trang blog của em tôi đã học hỏi được rất nhiều, tôi biết thêm về đời sống bên kia bờ đại dương xa lắc nơi tôi chưa một lần về thăm từ ngày bước chân ra đi hơn hai mươi mấy năm qua . Biết một cách chính xác chứ không bị đánh bóng tô son . Biết từng cái ngõ ngách nghèo nàn rách rưới chứ không chỉ những hàng quán đẹp đẽ thanh lịch trên phim ảnh . Tôi nói với em tôi cảm phục tấm lòng yêu nước và niềm khao khát tự do của em ghê lắm . Em nhã nhặn từ chối lời tôi khen: - Em không dám nhận những lời khen tặng của chị đâu vì em biết mình chẳng làm việc gì to lớn trọng đại cả . Em chỉ nói lên những điều mắt thấy tai nghe thôi chị à . Chúng em là những chứng nhân của cái giai đoạn mở cửa, của cái thuở giao thời, của cái mùa lớn mạnh này . Nếu chúng em không nói thì ai sẽ là người nói ra những bất công nhan nhản đang xảy ra nơi đây hở chị ??? ......... Tôi nhìn sững vào những cái dấu chấm dài em bỏ lửng mà xấu hổ đỏ mắt buồn tênh khi tưởng tượng ra những dòng chữ em vừa tế nhị bôi xoá trước khi gửi cho tôi : ... Nếu chúng em không nói thì ai sẽ là cái người nói ra những bất công nhan nhản đang xảy ra nơi đây hở chị ??? Chị có viết dùm chúng em không hay chị cũng quay đi làm ngơ ? Bắt đầu từ lúc nào viết lên những nhận xét của mình về nơi mình sinh ra đã đồng nghĩa với việc làm chính trị để chị phải vội lo lắng chối từ ? Nếu chị không thể viết ra những ý nghĩ của mình bằng chính tiếng mẹ thì có vô nghĩa lắm không sự duy trì ngôn ngữ đó ? Em là con cá đang bơi trong hồ có thể bị vớt lên bất cứ lúc nào mà em còn không sợ chị đang thanh thản vẫy vùng ngoài đại dương chị e dè điều chi ? Ừ, em, chàng trai đất Việt oai hùng . Cám ơn em đã cho tôi niềm hy vọng rằng tôi chưa thực sự mất quê hương . Cám ơn em đã hiểu cho nỗi lòng của những người lính Việt Nam Cộng Hoà sa cơ thất thế, những người già tha phương cầu thực, những người trẻ xa quê lạc lõng trong những cuộc biểu tình đấu tranh dưới cái lạnh cơ hàn của vùng Bắc Âu hay cái nóng thiêu người của miền Nam Mỹ . Họ tranh đấu chẳng phải mong hòng một ngày trở về dành quyền lãnh đạo . Họ phản đối chẳng phải cho bớt tức, cho hả giận hay để ... sướng miệng . Họ làm tất cả những việc đó chẳng phải vì họ là một nhóm người lưu vong bảo thủ, cực đoan và đầy hận thù đâu em . Bởi họ, cũng như tôi, tuy xa quê hương đến vạn dặm nhưng đã và đang hội nhập vào đời sống nơi đây với một cuộc sống sung túc, một tương lai sáng lạn, với đầy đủ quyền lợi của một công dân nơi một cường quốc dân chủ tự do . Họ làm một cách thật tận tình đầy nhiệt huyết chỉ vì cho dù sinh sống ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, mang bất cứ một quốc tịch nào họ vẫn là một người Việt Nam . Họ làm vì muốn đem lại cái "Freedom", cái "Liberty" cho em để em khỏi phải nhận lấy cái "Death" trong tương lai . Ừ, em, chàng trai đất Việt oai hùng . Cám ơn em đã nhận thức được rằng nếu không có Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền chúng ta chẳng khác gì những chú gấu nhồi bông trong vở kịch trẻ thơ con trai tôi một thuở say mê . Ừ, em, chàng trai đất Việt oai hùng . Cám ơn em vì bài quốc ca "Này công dân ơi!" thương yêu của tôi chắc em chưa một lần được nghe hết chứ đừng nói là thuộc lòng, vậy mà em vẫn đang "đáp lời sông núi", vẫn "vì tương lai quốc dân" một cách thản nhiên bất khuất . Tôi không dám gọi em là một cánh Én cho dù tôi biết chắc em thừa sức đem lại cả một mùa xuân . Tôi muốn ví von em như một con chim Đại Bàng . Con chim Đại Bàng với thân hình nhỏ bé nhưng hai cánh soãi dài che cả một khoảng xanh lơ mà tôi đã một lần nhìn thấy trên bầu trời Alaska . Cám ơn em với đôi cánh soãi bao la đem lại bóng râm đến cả bờ đại dương tôi, người con trai đất Việt oai hùng . Hoài Yên 07.22.08 -------------------- "bình yên một thoáng cho tim mềm ... "
|
|
|
![]()
Post
#38
|
|
![]() Chàng Trai Cô Đơn ![]() ![]() ![]() Group: Năng Động Posts: 725 Joined: 29-May 08 Member No.: 102 Country ![]() ![]() |
Thanks Hoài Yên đã cầm bút trở lại ![]() Đại Bàng Cánh Soãi ... như một đoản viết bày tỏ suy nghĩ thật về thế giới blog với những ngôn từ và nội dung trên thế giới này. TT cũng hay lang thang đọc ké blog lắm. Phần lớn bloger là những người trẻ tuổi, phần lớn thôi nha. Cho nên ngôn ngữ cũng rất ... trẻ và mới. Đầy chất phá phách và ngổ ngáo. Gần như đó là một đặc tính chung. TT thích đọc những bài viết với những ngôn từ như vậy hơn trong những entry có tính giải trí tán gẫu. Nhưng khi đọc Nhật ký, Truyện, Thơ, Văn, Đoản văn, Cảm xúc thì không thể .... tha thứ khi phải nhai nhổn lổn những ngôn từ này. Có những bloger khiến cho TT phải giật mình. Đằng sau những ngôn từ ngổ ngáo với những entry vui nhộn là những bài viết đầy trăn trở về cuộc sống về gia đình về xã hội ... mà TT không thể tưởng tượng nổi có bloger rất vui nhộn, đơn giản, chuyên chọc phá thiên hạ có thể suy nghĩ và viết ra. Có những bài viết nhận định tình hình chung về đất nước và thế giới một cách khách quan trung thực khiến người đọc nhìn thấy tổng quan vấn đề. TT yêu thích những bài viết như thế. Nó giúp người đọc nhìn rõ bản chất sự việc, nhìn rõ hai mặt phải - trái của một vấn đề, để có một thái độ nhận định đối xử đúng đắn hơn vv.... Và .... thế giới blog cũng đầy những tai họa .... ![]() Với những con chữ, không thể gượng ép chúng. Hoài Yên cứ thanh thơi với những suy nghĩ của mình thì sẽ có những bài viết hay cho mọi người cùng đọc. Hi hi.... Câu này là TT học lóm trên blog, chứ không có kinh nghiệm trong vấn đề này. Chúc vui vẻ! ![]() -------------------- ![]() trả Cúc lại những cánh đồng nắng ấm cho mưa về với gió với mùa Đông mYpiC - MysExshOw -------------------- . |
|
|
![]()
Post
#39
|
|
![]() Bảo vệ tổ quốc ![]() ![]() ![]() Group: Năng Động Posts: 42 Joined: 21-February 09 Member No.: 2,075 Age: 54 Country ![]() ![]() |
![]() ![]() |
|
|
![]() ![]() |
Lo-Fi Version | Time is now: 21st July 2025 - 02:53 PM |