![]() |
Warning: Declaration of class_bbcode::convert_emoticon($matches = Array) should be compatible with class_bbcode_core::convert_emoticon($code = '', $image = '') in /hermes/bosnacweb07/bosnacweb07as/b283/d5.kekho/public_html/forums/sources/classes/bbcode/class_bbcode.php on line 641
![]() |
![]() ![]()
Post
#1
|
|
![]() Hạnh ngộ ![]() ![]() ![]() Group: Năng Động Posts: 5,776 Joined: 25-October 08 Member No.: 480 Country ![]() ![]() |
![]() Đá canxidon xanh Đá cảnh Pleiku Vài ba năm gần đây ở thành phố Pleiku (Gia Lai) nổi lên phong trào chơi đá cảnh (đá mỹ nghệ), không chỉ có giá trị kinh tế mà những khối đá đủ màu sắc, hình dạng này đẹp đến mức khiến người ta không khỏi ngẩn ngơ khi tiếp xúc, chiêm ngưỡng… Trăm viên chọn một Không như dân chơi đá cảnh ở một số nơi khác, đá cảnh ở Pleiku hầu hết đều được chọn từ những khối đá bán quí (Semi-precious gemtones). Đó là thạch anh, mã não, canxidon, opal và cả sa-phia…Chúng được khai thác từ nhiều vùng trong tỉnh như Phú Thiện, Kon Chiêng, Hbông, và cả từ Lâm Đồng, Khánh Hòa, Đak Nông về. Theo các “chuyên gia” trong nghề chế tác đá cảnh, đá bán quí ở Gia Lai cũng khá phong phú. Thạch anh có thạch anh tím, trắng, đen, hồng, khói; mã não đủ màu, rồi đá sa-phia v.v…tuy nhiên các viên đá thạch anh tím ở Gia Lai thường nhỏ, ít kết thành tổ như những vùng khác. ![]() ![]() Đá mã não A. TPhong Mã não nhiều vân A. T Phong Ngoại trừ các viên thạch anh dễ nhận biết bằng mắt thường, ngay cả dân khai thác đá lâu năm mà không thạo nghề cũng vã mồ hôi khi đứng trước những khối đá to nhỏ đủ cỡ, dính đầy bùn đất đỏ lòm, đen kịt kia để phân loại đâu là những viên đá bán quí. Anh Hồ Nghĩa, một người chuyên khai thác, mua bán và chế tác đá cảnh ở dưới ngã ba Năm Đạt, huyện Mang Yang tiết lộ: Muốn biết đá có thể dùng được hay không, cơ bản là nhờ quen nhìn thôi, không có sách vở nào chỉ dạy cả. Mình phải quan sát vào gân đá, hoặc đổ nước rửa sạch để xem màu da bên ngoài. Làm lâu rồi thì có kinh nghiệm, biết loại đá nào thường ở đâu, vùng này có nhưng vùng khác lại không có, thậm chí cùng một địa điểm mà nơi có nơi không? ![]() Ông Sơn Để từ viên đá thô trở thành viên đá cảnh là cả một quá trình chế tác bao gồm nhiều công đoạn gia công vừa nặng nhọc lại phải kiên nhẫn, tỉ mỉ từng chi tiết một. Tìm được viên đá vừa ý tức là đã “chấm” được hình khối, đồng thời dự đoán khả năng viên đá có nhiều vân đá đẹp, có bị những vết nứt ẩn sâu bên trong hay không. Sau đó phải lau rửa, chùi sạch và phác thảo những đường nét sẽ gia công, cắt bỏ đoạn nào, mài vào sâu bao nhiêu. Gọi viên cho vui chứ mỗi “viên” đá thô ít nhất cũng nặng vài chục cân, còn phần lớn là nặng bảy- tám mươi cân, thậm chí có viên nặng đến ba bốn trăm cân. Do vậy quá trình mài giũa rất khó nhọc, lại thêm nguy hiểm nữa. Sau khi kê, đặt viên đá đâu vào đấy, đầu tiên người thợ dùng một mô-tơ điện cầm tay đã lắp đá mài (phít) rạch những đường ngang dọc trên mặt viên đá đúng vào nơi dự kiến sẽ gia công. Sau đó lắp một viên đá mài khác rồi chà mạnh trên mặt đá. Nhờ có ống nước nhỏ liên tục chảy vào nếu không bụi đá bay mù và sức nóng sẽ làm nhanh hỏng lưỡi đá mài. Chỗ mài mạnh, chỗ phải nương nhẹ, lúc ngồi, lúc quì, có lúc người thợ dừng tay đột ngột, nhỏ thêm nước vào mạch đá kiểm tra vân đá xem có còn không, nếu mài nữa có thể sẽ bể mất, hỏng viên đá. ![]() ![]() ![]() ![]() Đá canxidon xanh Đá canxidon tam sơn Đá canxidon tháp Đá canxidon ngọc Nghề “độc” nên thợ chế tác đá ở Gia Lai không nhiều, có thể đếm được trên đầu ngón tay. Ở huyện Phú Thiện có cơ sở của ông Hường đã nói ở phần trên, thành phố Pleiku có cơ sở Hồng Đức 260 đường Lê Thánh Tôn và bên cạnh cơ sở này có ông Trần Minh Sương ở nhà số 258 vừa mua bán, vừa chế tác; ; huyện Mang Yang có cơ sở của anh Hồ Nghĩa. Cơ sở nào đông thì có đến ba thợ, còn thường chỉ một thợ gia công, thậm chí có cơ sở phải thuê thợ từ Hòn Phụ tử (Kiên Giang) ra làm. Công việc vất vả, độc hại nhưng thu nhập khá cao, lại “ tự hào là mình đã tạo ra được những viên đá đẹp, có giá trị nên vui và lại ham làm ?”- một người thợ tâm sự như vậy. -------------------- Cõi mơ |
|
|
![]() ![]() |
Lo-Fi Version | Time is now: 12th July 2025 - 11:01 AM |