Warning: Declaration of class_bbcode::convert_emoticon($matches = Array) should be compatible with class_bbcode_core::convert_emoticon($code = '', $image = '') in /hermes/bosnacweb07/bosnacweb07as/b283/d5.kekho/public_html/forums/sources/classes/bbcode/class_bbcode.php on line 641 Nuôi trồng thành công nấm kim trâm - PLEIKU PHỐ NÚI FORUMS

Welcome Guest ( Log In | Register )

> Nuôi trồng thành công nấm kim trâm
VanAnh
post Nov 2 2009, 04:33 PM
Post #1


Hạnh ngộ
***

Group: Năng Động
Posts: 5,776
Joined: 25-October 08
Member No.: 480
Country




Nuôi trồng thành công nấm kim trâm



Trung tâm Công nghệ sinh học ĐH Quốc gia Hà Nội và Công ty cổ phần Đông Dương công bố lần đầu tiên nghiên cứu và nuôi trồng thành công nấm kim trâm (Flammulina velutipes) - một loại nấm chỉ mọc vào mùa đông băng giá ở châu Âu (nhiệt độ thích hợp từ -50C đến 50C) - ngay tại VN.
Công đoạn đầu tiên của các nhà khoa học VN là thuần khiết và nhân giống. Theo nhóm nghiên cứu, việc đầu tiên phải làm trong công đoạn này là tái phân lập giống từ một số mẫu nấm kim trâm tươi trên môi trường PGA (gồm dịch chiết khoai tây, một ít đường glucose và một ít thạch - aga).
TS Lê Xuân Thám, phó giám đốc Trung tâm Hạt nhân TP.HCM, cho biết với môi trường PGA, bổ sung cao nấm men (1g/l) và một số khoáng chất chỉ trong thời gian ngắn tơ nấm sinh trưởng mạnh, hệ tơ khí sinh bung trắng như bông.

Tiếp theo đó là công đoạn tách giống thuần khiết trên môi trường PGA, bổ sung cao nấm men (1g/l), ủ tơ trong tối và phòng lạnh 200C. Thể tơ nấm sinh trưởng mạnh sau 8-11 ngày (kể lúc tách giống) thì lan đầy bề mặt môi trường thạch, có màu trắng tươi, đôi khi có sắc thái hồng nhạt, tơ khí sinh bung mạnh. Ngay sau đó cấy chuyển sang nuôi trong môi trường hạt ngũ cốc (meo hạt lúa nước). Lúc này có thể tiến hành nhân giống sản xuất cấp 2, cấp 3... Khi nấm được khoảng 25 ngày tuổi thì chuyển sang môi trường trồng với cơ chất nền là xơ bông trộn với xác mía.

Tham khảo kỹ thuật trồng kim trâm của Trung Quốc và đặc biệt là các kỹ thuật của Nhật Bản, các nhà khoa học VN thiết lập một công thức trồng loài nấm này phù hợp với điều kiện nước ta. Một công thức và qui trình trồng chi tiết được công bố cách đây không lâu: cám gạo (15%), bổ sung superphosphate (0,5%), MgSO4 (manhê sunphat).

Mỗi bịch chứa chất trồng nấm khoảng 1.000g (độ ẩm tương đương 60%), thông lòng bịch. Dùng lò hơi nước dưới áp suất (96-980C) khử trùng trong 6 giờ liền. Để các bịch trồng nấm nguội hẳn và cấy giống vào môi trường trồng này, rồi đem ủ trong phòng tối 200C; sau 25-28 ngày chuyển sang phòng lạnh 16-170C, ủ tiếp khoảng 10 ngày thì nấm bắt đầu hình thành mầm thể quả.

Khi ấy chuyển tiếp qua phòng lạnh sâu (7-80C), mở miệng bịch, kéo dựng thẳng thành lên, lồng thêm một bịch mới, như vậy tạo thành cổ bịch cao khoảng 11-14cm. Kết quả hoàn toàn ổn định với năng suất thường xuyên cao (tới >400g/bịch), thể quả dài, trắng muốt, núm nhỏ (không cần ánh sáng).

Kết quả phân tích của Viện Pasteur TP.HCM cho thấy nấm kim trâm trồng trong quá trình nghiên cứu ở Công ty Đông Dương chứa tới gần 90% nước, gần 3% protein trong nấm tươi, chất béo tổng đạt 0,3%, carbonhydrate khoảng 2% (qui theo glucose). Hệ số năng lượng thấp: 21 kcal/100g, rất thích hợp cho những người ăn kiêng, ăn chay. Sự thành công trong nghiên cứu và nuôi trồng nấm kim trâm đã mở ra một triển vọng mới cho nghề trồng nấm ở VN.

Kỹ thuật trồng nấm kim châm

Nấm Kim Châm còn có tên gọi khác là nấm giá vì chúng mọc thành từng cụm đều nhau, có hình giá đậu nhưng với kích thước lớn. Mũ nấm lúc còn no có hình câu hay hình bán cầu, về sau chuyển sang dạng ô. Mũ nấm có màu vàng ở giữa có màu vàng thẫm hơn. Cuống có màu trắng hay vàng nhạt, nửa dưới có màu nâu nhạt. Ngoài loại nấm kim châm trên còn có loài hoàn toàn màu trắng cả mũ lẫn cuống.


--------------------

Cõi mơ
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Posts in this topic
VanAnh   Nuôi trồng thành công nấm kim trâm   Nov 2 2009, 04:33 PM
VanAnh   Nuôi trồng thành công nấm kim trâm ...   Nov 2 2009, 04:35 PM
keptoc   sis VanAnh   Nov 4 2009, 02:24 PM


Reply to this topicStart new topic

 



Lo-Fi Version Time is now: 21st July 2025 - 07:20 PM