![]() |
![]() ![]() |
![]() |
![]() ![]()
Post
#1
|
|
![]() Bảo vệ tổ quốc ![]() ![]() ![]() Group: Năng Động Posts: 163 Joined: 14-April 09 Member No.: 2,492 Country ![]() ![]() |
![]() ![]() Ngôn ngữ Việt giàu cảm xúc khó mà có ngôn ngữ nào diễn tả được. Khi một từ được luyến láy các thanh âm thì bỗng dưng nó lại gia tăng tính biểu cảm, tính hình tượng. Xin lấy một bài thơ về vĩ tam thanh khuyết danh.
(Vĩ tam thanh là 3 tiếng cuối của câu giống nhau) Tai nghe gà gáy tẻ tè te Nắng sớm vừa lên hé hẻ hè Non một chồng cao von vót vót Hoa năm sắc nở lỏe loè loe .... Cái âm thanh tẻ tè te vang lên sao mà nó mộc mạc, dân dã và biểu cảm biết bao. Cái âm thanh nghe như xa xa vọng lại hay là của một con gà trống vừa mới lớn. Nắng sớm cũng chỉ vừa hé hẻ hè, tia nắng như còn ngái ngủ, ngại ngùng chưa muốn xuyên qua màn sương buổi sáng. Núi cao von vót vót: Ai đọc cũng có thể cảm nhận cái cao vút, cái cheo leo nhưng lại rất gần gũi, nên thơ. Nếu dùng từ cao vút thì không còn giá trị biểu cảm nữa. Hoa nở loẻ loè loe: thật khó có từ nào để biểu thị sự nở một tài tình. Nó vừa biểu thị quá trình bông hoa nở, vừa biểu thị sự tột cùng dâng cho đời của những sắc hoa. Nở loẻ loè loe thì không còn gì để nở nữa, bung ra tất cả, phơi bày tất cả. Nếu các từ này mà đứng riêng rẽ: tẻ, te, hè, von, vót, loe.... thì không mang tính biểu cảm cao, thậm chí không có ý nghĩa cụ thể. Nhưng khi nó đi chung với nhau thì có cả âm thanh, hình ảnh sống động vô cùng. Tiếng Việt sao mà đẹp đến thế ! |
|
|
![]()
Post
#2
|
|
![]() Bảo vệ tổ quốc ![]() ![]() ![]() Group: Năng Động Posts: 163 Joined: 14-April 09 Member No.: 2,492 Country ![]() ![]() |
![]() ![]() Khi để diễn tả một tâm trạng hay mơ ước một điều gì, người Việt hay dùng cụm từ “ tình-tính-tang” thể hiện trong ca dao, tục ngữ và dân ca…, nhiều khi ta đứng riêng rẽ như tính, tình hay cặp đôi tang tình, tình tang, tính tình, tình tính cuối rồi dùng cặp ba tang tính tình, tình tính tang …, khi nghe gảy khúc hay hát lên theo điệu nhạc và cách nhìn nam nữ cặp đôi nhảy theo điệu “ tứng từng tưng “ là đưa hồn ta ta về một nơi xa vắng của một thời xa xưa của thuở thanh bình “ba trăm năm cũ “ khi mà lòng người có thể chưa vẩn lấm bụi trần ô nhiễm như ngày nay…, hãy nghe:
Tinh tính tang- tang tính tình, Cô mình rằng- cô mình ơi !, rằng có nhớ - nhớ hay không… Nhớ gì thì không biết, nhưng khi hát lên cũng làm lòng ta rộn lên rồi, âm-ngữ-nghĩa đã quấy động hồn người tạo ra cảm giác mơ hồ có ta đi về trong đó, nó nhập thể một cách lạ lùng, giờ thì thử xét xem ý nghĩa sâu sắc nào của cụm từ này đã tạo nên mà trong tiềm thức mỗi khi nghe đến đẩy ta về với nền văn hóa cổ truyền đầy sinh động của nền văn minh nông nghiệp lúa nước, ở đó con người quây quần đầm ấm bên nhau chứa đầy tính triết-lý-nhân-sinh, liên hệ chung mà mỗi cá nhân là một chủ thể có tính “ toàn cầu hóa “ qua cái nhìn có khác biệt giữa Đông và Tây về tri thức học (epistemology)… Để có cái nhìn có tính luận lý làm căn bản cho sự bàn thấu đáo của toàn bộ bối cảnh sinh động , ta tạm thời dùng triết Tây để chiêm nghiệm cho sự đồng hành tư duy của con người có tính nhất thể…, dựa vào môn Tâm Lý Học (Psychology) nền tảng triết học của Plato mà Abraham Maslow(1943) và tiếp theo là Guold và kolb (1964), Gregory (1987) căn cứ vào thực nghiệm phân loại tâm lý con người qua ba phạm trù khác nhau: - Cognitive = suy tư -- > tính -- > lý trí chủ động - Affective = cảm xúc -- > tình -- > tình cảm chủ động - Conactive = nổ lực -- > tang -- > ý chí chủ động Theo Maslow thì cogniction(tính), conaction(tang) và affect(tình) phối hợp hỗ trợ lẫn nhau sẽ tạo cho con người một tâm lý quân bình và con người sẽ có một thể xác lành mạnh và một tâm hồn (hạnh kiểm) tốt. Hướng về triết Đông, theo sách Trung Dung của Khổng Học liên hệ đến Tính-Tình-Tang như sau: Thiên Mệnh chi vị Tính -- > ( Tính) Suất tính chi vị Đạo -- > ( Tình) Tu đạo chi vị Giáo -- > (Tang) 1. Tính --.> tính ? Bản tính của con người là sự tác động qua lại giữa tâm ( thiên, trời -- >dương) và vật (mệnh, mạng, đất -- >âm), cho nên có thành ngữ “ cha mẹ sinh con, trời sinh tính” nói lên được cái gốc của con người, có thể tóm tắt : tính = thiên + mệnh 2. Đạo - - > tình ? Đạo với nghĩa hẹp là con đường mưu tìm sự sinh tồn và tiến hóa; sinh tồn trong ý nghĩa tự nhiên trong thời thường thông qua sự tiến hóa hài hòa giao tình của xã hội qua những hành xử, đó là đạo-lý-tình trong nghĩa rộng của đạo, nó không phải đạo của tôn giáo mà gọn lại đạo là suất tính -- > tình. 3. Giáo --.> tang ? Giáo là giáo dục theo đạo lý vừa trụ vừa di thay đổi thế vị không ngừng, ngắn theo đường thẳng, dài theo đường tròn (đường thẳng là đường tròn hai đầu gặp nhau ở vô cực); như vậy giáo dục đặt trên nền tảng kiến thức(knowledge), còn tôn giáo căn cứ vào niềm tin (faith), nhưng xét cho cùng giáo dục và tôn giáo có sự ảnh hưởng qua lại vì kiến thức cũng là sự tin tưởng (belief) vào những vấn đề đã minh chứng (justified true belief). Theo nhà hiền triết Plato thì niềm tin cũng là sự tin tưởng không nhất thiết là phải có bằng chứng (evidence) . Từ những suy diễn trên, cụm từ tính-tình-tang không được đứng riêng rẽ, chúng đi liền với nhau như bóng với hình mà người xưa đã dùng đặt để trong câu hát lời ca bao hàm một triết lý nhân sinh để dạy cho con cháu hình ảnh một người phải quân bình thể chất với tinh thần tạo cho mình vui khoẻ trong sự hòa hợp tình cảm, lý trí, và ý chí như kiềng ba chân vững chãi trong mọi sinh hoạt hợp quần… |
|
|
![]()
Post
#3
|
|
![]() Bảo vệ tổ quốc ![]() ![]() ![]() Group: Members Posts: 46 Joined: 16-November 08 Member No.: 751 Country ![]() ![]() |
![]() ![]() |
|
|
![]()
Post
#4
|
|
![]() Bảo vệ tổ quốc ![]() ![]() ![]() Group: Năng Động Posts: 108 Joined: 8-March 09 From: Russia Member No.: 2,173 Age: 60 Country ![]() ![]() |
![]() ![]() |
|
|
![]() ![]() |
Lo-Fi Version | Time is now: 23rd July 2025 - 06:54 AM |