Welcome Guest ( Log In | Register )

> Gấc - Sưu tầm
Tulip
post Nov 5 2009, 03:36 PM
Post #1


Hoa cô đơn
***

Group: Năng Động
Posts: 5,417
Joined: 28-October 08
Member No.: 516
Country




Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây gấc



Chọn giống gấc :
Cây gấc trồng ở nước ta có thể có nhiều giống. Tuy nhiên trong sản xuất hiện nay chỉ phân biệt có hai loại gấc sau đây :
- Gấc nếp : Trái to có vỏ nhiều hạt, vỏ trái có màu xanh gai to, ít gai, khi chín chuyển sang màu đỏ cam rất đẹp. Bổ trái ra bên trong trái có màu vàng tươi, màng đỏ bao bọc hạt có màu đỏ tươi rất đậm.
- Gấc tẻ : (gấc sẽ) trái nhỏ hoặc trung bình vỏ dày tương đối có ít hạt, gai nhọn, trái chín bổ ra bên trong cơm có màu vàng nhạt và màng đỏ bao bọc hạt thường có màu đỏ nhạt hoặc màu hồng không được đỏ tươi đậm như gấc nếp, nên chọn giống gấc nếp để có trái to nhiều nạc bao quanh và chất lượng màu cũng tốt hơn.
Đào hố và chuẩn bị giàn bón lót :
Trồng gấc cũng giống như trồng mướp, trồng bầu, cần phải đào hố hoặc đào rãnh trồng và làm giàn cho dây gấc leo mới có nhiều trái. Trong sản xuất gia đình cũng có thể cho gấc bò lên các cây thân gỗ trong vườn đã bị chết khô hoặc bò phủ tán các cây thân mọc còn sống nhưng năng suất không cao, dây gấc leo càng cao thì càng ít quả,… cho leo ngang quả nhiều hơn. Giàn có thể dựng bằng các cây tạp tre nứa hoặc dây thép cao 1,8 – 2 m nhưng cần chú ý làm giàn cho thật chắc chắn vì thời gian để gốc lâu 5 – 10 năm gấc có thể mọc nhiều dây trên giàn, trên dây có nhiều trái to nặng.

Mỗi giàn có thể trồng từ 3 – 5 dây với hố đào từ 0,8 –1 m, dài 3 m, sâu 0,6 m bón lót dưới hố 50 – 60 kg phân chuồng loại hoai 2 – 3kg phân supper lân hoặc apatit + 100 - 150 gr Furadan 3H hoặc Basudin 10 H. Nếu trồng cho gấc leo lên cây thì chỉ cần đào hố 0,6 ( 0,6 ( 0,6 m hoặc 0,8 ( 0,8 ( 0,6 m và một hố chỉ trồng 1 hoặc 2 dây. Bón lót cho một hố 15 – 20 kg phân chuồng hoai +500 – 600 gram super lân hoặc apatit + 30 – 50 gram Furadan 3H hoặc Basudin 10 H để ngừa sâu bọ phá hại rễ, cần phải bón vôi từ 300 gram đến 1 kg vôi/hố nếu đất quá chua. Vôi cần phải trộn đều với đất ở đáy hố trước khi bón phân hữu cơ. Trong trường hợp bón phân tơi xốp trồng đơn giản chỉ cần đào rãnh rộng 0,5 - 0,6 m sâu 0,4 – 0,5 m bón lót phân chuồng (super lân) để trồng hoặc phân rác hoai mục có trộn thêm super lân để trồng.

Thời vụ trồng
Nếu chủ động tưới nước thì có thể trồng gấc quanh năm. Tuy nhiên thời vụ tốt nhất trồng ở miền nam là đầu hoặc cuối mùa mưa. Ở miền bắc thời vụ trồng thường vào đầu tháng 2 dương lịch lúc khí trời bắt đầu ấm áp và đã có mưa xuân.
Nếu gieo gấc vào giữa mùa đông thì cũng đến lúc ấy nó mới mọc.
Thời gian đầu gấc phản ứng rất nhạy đối với độ ẩm của đất, qua vài trận mưa rào nó phát triển rất nhanh, ta phải làm giàn cho nó khỏi bò xuống đất. Kinh nghiệm là để gấc bò dưới đất thì quả rất ít và hay thối.

Cách trồng
Có thể trồng gấc theo 2 phương pháp.

- Trồng bằng hạt
Cần chọn trái lấy hạt ở những cây có trái to, sai trái, đợi cho trái chín đỏ hoàn toàn mới cho thu trái và nên để cho trái chín rực thêm vài ngày sau đó dùng tay bóp lấy hạt. Trước khi gieo thì cần chà rửa thật sạch lớp nhớt bọc quanh vỏ hạt để hạt dễ nẩy mầm. Người ta thường nói hạt gấc cần phải đồ chín trước khi ươm thì cây gấc mới cho trái nếp. Sự thật cho thấy hạt gấc đồ chín đem gieo thì không mọc và mọc thì cây rất yếu lá cong queo và cằn cỗi, phát triển kém cho ít trái. Vì vậy không nên xử lý đồ chín hạt gấc trước khi đem trồng. Biện pháp xử lý tốt nhất là bóc lấy vỏ hạt cứng (tránh làm hư mầm) hoặc ngâm hạt trong dung dịch acid sunfuric 10% khoảng 24 giờ cho vỏ hạt mềm gieo sẽ dễ nẩy mầm hơn. Chọn hạt giống tốt để gieo là cơ sở để có năng suất cao về sau. Sau khi xử lý ngâm nước có thể đem gieo hạt trực tiếp ở các hố đào. Một hố gieo 3 –5 hạt sau đó tỉa để lại chừng 1 –2 cây. Nhưng tốt nhất là ươm hạt trong bầu đất (15 x 20 cm) cho hạt nẩy mầm, khi cây con có 3 – 4 lá thật sẽ đem trồng vào hố. Hố hình chữ nhật dài 3m sẽ trồng 3 cây đặt cách nhau mỗi cây một mét. Hoặc trồng hố hình vuông cạnh 0,6 – 0,8 m mỗi hố trồng 1 hoặc 2 cây.

- Trồng bằng cách giâm
Gấc cũng có thể trồng bằng cách nhân giống vô tính bằng cách giâm. Nên chọn đoạn cành bánh tẻ không quá già hoặc quá non để làm vật liệu trồng, cắt cành ra từng đoạn từ 20 – 40 cm, cành cắt xong nên giâm ngay hoặc xử lý bằng các dung dịch thuốc trừ nấm bệnh như Benlate C hoặc Rovral 2 – 4 (phần ngàn) ngâm 5 – 10 phút để chống thối cành. Cành được cắm vào đất sâu độ 6 – 10 phân, cho nó nằm nghiêng nghiêng và lấy tay nén quanh gốc cho chặt, bảo đảm tưới đủ nước giữ ẩm và che bớt nắng trong thời gian ban đầu cũng như đất chỗ giâm cành cần phải được thóat nước tốt.

Kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

Trồng gấc muốn có nhiều trái cần phải thực hiện công việc chăm sóc khi dây gấc đã bò lên giàn. Kỹ thuật chăm sóc gồm có :

- Làm cỏ xới đất : Cần phải làm cỏ sạch xung quanh gốc dây gấc để giảm bớt ảnh hưởng cạnh tranh nước và các chất dinh dưỡng của cỏ dại. Trong quá trình làm cỏ có thể xới nhẹ chung quanh gốc cách gốc 25 – 30 cm để kích thích rễ gấc phát triển.

- Bón phân : ngoài lượng phân bón lót, mỗi năm vào đầu giữa và cuối mùa mưa nên bón thúc thêm mỗi hố 30 – 50 gr phân hỗn hợp NPK (16 –16 – 8) hoặc phân NPK (20 – 20 – 15) để cây sinh trưởng mạnh cho nhiều trái, trái to. Có thể đào rãnh rộng 10 cm sâu 10 cm hình vành khăn cách gốc 25 ? 30 cm bón phân vào rãnh rồi lấp đất lại hoặc rải đều phân lân lên mặt đất cách gốc 25 cm rồi dùng cuốc xới nhẹ lấp phân.

- Tưới và thoát nước : Cây gấc cần đất đủ ẩm nhưng rất sợ úng do đó phải tưới đủ nước và thóat nước ở gốc cây cho tốt.

- Cây gấc cần nước nhiều nhất ở giai đoạn ra hoa và phát triển trái. Thiếu nước trong giai đoạn này sẽ làm hoa rụng, trái phát triển kém, năng suất thấp.

- Độ ẩm thích hợp để trồng gấc là 70 – 80% độ ẩm tối đa.

- Xử lý tăng số hoa cái : Trên cây gấc hoa đực và hoa cái mọc riêng, làm tăng số hoa cái sẽ làm tăng số trái gấc thu hoạch như vậy sẽ tăng năng suất.

Ngoài các biện pháp chăm sóc bón phân, tưới đủ nước trong giai đoạn cây ra hoa phát triển trái, kỹ thuật phun một số chất kích thích tốt trong giai đoạn cây còn nhỏ có 1 –2 lá thật cũng làm tăng số hoa cái trên cây. Các hóa chất thường dùng là NAA (( Naphthalen acetic acid) phun ở nồng độ 25 – 100 ppm (phần triệu) hoặc MH (Maleic Hydrazide) phun ở nồng độ 100 – 150 ppm (phần triệu) cũng đều cho kết quả tốt.

- Xử lý để gốc gấc : Trong điều kiện thời tiết bình thường sau khi hái trái gần xong vào khoảng cuối tháng 2 dương lịch ở miền bắc và các tháng mùa khô ở miền nam tháng 11 – 12 dương lịch cây gấc đã rụng lá gần hết dùng dao hoặc rựa bén hay kéo cắt cành chặt hoặc cắt dây gấc đi chừa lại một đoạn gốc dài 50 – 60 cm trên mặt đất, sau đó đào hố hình vành khăn rộng 20 cm sâu 10 cm cách gốc 25 – 30 cm bón phân rồi lấp đất lại và tưới nước để gốc tái sinh chồi mới. Mỗi năm chặt dây 1 lần sau 3 – 4 năm gốc gấc sẽ rất to sẽ cho nhiều trái nếu chăm sóc tốt.















--------------------

*******
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Posts in this topic
Tulip   Gấc - Sưu tầm   Nov 5 2009, 03:36 PM


Reply to this topicStart new topic

 



Lo-Fi Version Time is now: 22nd July 2025 - 02:30 AM