![]() |
![]() ![]() |
![]() |
![]() ![]()
Post
#1
|
|
![]() Bảo vệ Tổ Quốc ![]() ![]() ![]() Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country ![]() ![]() |
TRƯỜNG XƯA NGÀY ẤY
NGUYÊN HIỀN PHẦN MỘT Kim đến trường Mỹ Ðức Ðông vào một ngày mưa dầm. Sau khi nhóm họp, các giáo viên mới ra trường được chia làm ba nhóm đến nhà các anh chị giáo viên ở gần trường để lo ăn uống và nghỉ tạm qua đêm.Kim, Lệ và hai bạn khác cùng đến nhà chị Son. Trước khi xuống Mỹ Ðức Ðông Kim đã ghé Ba Dừa ở Cai Lậy, quê của Lệ, một người bạn học chung khóa sư phạm cấp tốc, và về cùng một nhiệm sở với nàng. Chiều ở nhà Lệ Kim được uống nước dừa, nước dừa ở Ba Dừa ngọt thanh làm sao ! Nhưng đến khi gần sáng Kim chợt phát lảnh rung cầm cập. Má của Lệ vội xong rượu cho Kim. Bà nói có lẽ vì cơn cảm mạo của nàng chưa dứt mà uống nước dừa nên bị vật. Không biết má của Lệ xông rượu làm sao đó mà Kim cảm thấy hơi nóng bốc lên từ dưới bàn chân, rồi lan dần cả toàn thân. Buổi sáng trước khi Kim và Lệ ra đi, bà còn nhét thêm cho Kim vài viên thuốc cảm, và căn dặn không được ăn cơm. Giờ đây Kim phải nhịn cơm ăn cháo. Khi Kim nấu xong nồi cháo thương hàn với cái trứng gà thì chiều đã sụp xuống. Hai cô giáo mới và Lệ tiếp tục mượn bếp nhà chị Son để lo cơm nước. Kim chọn một chỗ ngồi ngó ra bờ sông. Con sông Cá Thia rộng gấp ba nhánh sông chảy qua chợ Gò Công, nơi mà khi còn bé Kim đã từng ôm phao đùa với nước. Mưa ngoài trời tầm tả làm xóa mờ bên kia bờ sông thuộc xã Mỹ Lương, tạo cho Kim một nỗi buồn mênh mông. Gió thổi tạt vào tấm bạt chắn ở cửa sổ kêu lật phật, làm buốt giá lòng nàng. Ðây là ngày đầu tiên Kim thật sự bước vào cuộc đời, một cuộc đời do chính nàng chọn lựa. Kim chưa cảm thấy nhớ gia đình vì nàng đã từng xa gia đình thời kỳ học sư phạm ở Mỹ Tho, nhưng nàng thấy lẻ loi, và se thắt tự cõi lòng. “ Cô lên phía trước ngồi, phía sau này gió lắm. Cháo có bỏ tiêu không, cho ấm ! “ “ Dạ có, cám ơn anh ba ! “ “ Chừng mười phút nữa là họp đứơc rồi ! “ “ Dạ ! ” Ăn cháo xong, Kim liền bước lên nhà trên theo lời anh ba Nghĩa, hiệu trưởng của trường. Anh cũng yêu cầu các chị trong bếp cho anh vài giây phút để nói thêm đôi điều trước khi từ biệt. Khi Kim bước lên phía trên thì thấy các anh chị giáo viên khác cũng đã tề tựu đầy đủ. Anh Nghĩa giới thiệu một người đẹp ngồi xéo ở một góc bàn. “ Cô Hồng Nhung_ hiệu phó của trường.! “ Quả cô hiệu phó xứng đáng với cái tên, cô đẹp như một đóa hoa hồng mới nở. Kim thầm nghĩ ở một xã hẻo lánh như thế này có một người đẹp như cô làm hiệu phó thật là hiếm hoi. Buổi sáng Hồng Nhung về phòng giáo dục họp nên đến bây giờ mọi người mới gặp mặt. Chị Son đã đốt ngọn đèn hoa kỳ để ở giữa bàn làm cho căn phòng trở nên ấm cúng. Lệ và Kim cùng ngồi vào bàn với anh Nghĩa và Hồng Nhung, còn các anh chị khác ngồi trên bộ divan đặt ở sát vách. Mọi người lắng nghe anh Nghĩa và Hồng Nhung thay nhau hướng dẫn lối sống và làm việc với người dân ở đây. Anh Nghĩa có nét mặt và vóc dáng của một quân nhân hơn là một ông thầy giáo. Anh được biệt phái về làm hiệu trưởng của trường Mỹ Ðức Ðông vài năm trước ngày ba mươi tháng tư. Thoạt nhìn anh với nét mặt già dăn và hàm râu mép rậm rạp rất dễ làm khiếp vía học trò. Tuy nhiên khi anh cười để lộ hàm răng rắn chắc đầy khói thuốc_ một nụ cười rất đôn hậu !. Lời ăn tiếng nói của anh rất gọn gảy, chân tình, dễ tạo cảm tình với bất cứ ai. Kim nghĩ nàng sẽ làm việc được với anh. Trước khi chia tay ra về, anh Nghĩa còn nhắc các giáo viên mới ngày mai vào khoảng tám giờ sáng ban giám hiệu sẽ đưa mọi người vào các điểm trường bằng tắc ráng. Anh cũng nói thêm một câu mà hồi sáng anh đã nói trong phiên họp: “ Trường Mỹ Ðức Ðông may mắn có một đội ngủ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình....”. Có lẽ vì quá mệt và cũng nhờ mưa xuống mát trời nên đêm đó Kim ngủ thiệt ngon. Xã Mỹ Ðức Ðông thuộc huyện Cái Bè, tĩnh Tiền Giang. Ðịa hình xã Mỹ Ðức Ðông ( hay Mỹ Ðông) chạy dài theo nhánh sông Cá Thia, vắt qua quốc lộ bốn (người dân thường gọi tắt là lộ bốn) bởi cầu Mỹ Quới. Cầu Mỹ Qưới coi như là ranh giới của Bắc lộ và Nam lộ. Bắc lộ gồm các điểm trường Bà Năm, Kỳ Ðà và Kênh Lạc. Nam lộ gồm có điểm trường Mỹ Qưới nằm ngay chân cầu, ba bốn điểm trường khác nằm sọc theo dòng sông, và trường chánh nằm ngay chợ Cá Thia. Kỳ Ðà là điểm trường cuối cùng thuộc vùng hẻo lánh của xã. Ðiểm trường Bà Năm mà anh Nghĩa chỉ định Kim và Lệ về công tác cách quốc lộ chừng tám trăm mét. Buổi sáng sau khi ăn qua loa mọi người xuống tắc ráng. Ðến bấy giờ Kim mới tĩnh táo để biết rằng ngoài nàng và Lệ còn có tám giáo viên khác về Mỹ Ðức Ðông, ba nam năm nữ. Ðến bến đò mọi người dẳ thấy hai chiếc tắc ráng đã đậu sẵn. Anh Nghĩa chỉ cả bọn xuống chiếc neo sát cầu nước. Có lẽ đám giáo viên mới ai cũng như Kim chưa hề quen đi xuồng hay tắc ráng nên khi vài người trong bọn vừa bước xuống chiếc tắc ráng chòng chành như muốn nghiêng về một bên, anh Nghĩa phải yêu cầu ngồi yên. Chiếc tắc ráng dài hoằng giống như thân con cá kìm, có mui che mưa nắng, chở được khá nhiều hành khách. Hôm nay cô hiệu phó Hồng Nhung ở lại trường, chỉ có anh Nghĩa và chị Chi trưởng ban đời sống cùng đi với các giáo viên mới. Chiếc tắc ráng từ từ rời bến chạy với một tốc độ vừa phải. Nắng bắt đầu lên, phong cảnh hai bên bờ trở nên rạng rỡ. Kim chọn một chỗ ngồi thuận tiện có thể xoai lưng ra ngoài để vừa ngắm cảnh, vừa lắng nghe được mọi người trò chuyện. Con sông dài ngoằn ngèo như một con rắn khổng lồ. Hai bên bờ là rừng cây, nào xoài, ổi, cóc,...chen chúc. Có những cây xoài, cây dừa thân cong vòng de mình ra dòng sông, che mát cho những chiếc xuồng neo tại đó. Mỗi bên bờ có một lối mòn uốn khúc theo dòng sông, khi bị mất khuất trong cỏ tranh, khi bị ngắt đoạn bởi chiếc cầu khỉ nho nhỏ. Ðây là vùng nước ngọt Tiền Giang lắm trái ngọt cây lành. Kim cảm thấy mát mẻ và thích thú với sông nước hữu tình nơi này. Anh ba Nghĩa cười nói huyên thuyên. Anh nói về các điểm trường, pha lẫn những câu khôi hài, có lẽ để xóa đi nét u sầu, lo lắng của các cô giáo mới. Các điểm trường lần lượt được mọi người dến thăm viếng. Chị Chị cũng không quên gửi gạo và nhu yếu phẩm cho các giáo viên ở các điểm trường. Nhiều điểm trường mới được cất do nhu cầu của học sinh gia tăng, hầu hết là một phòng, ván lá ọp ẹp, bàn ghế được đóng sơ sài. Vùng đất này trù phú, song người dân chỉ được thật sự an tâm làm ăn sau ngày ba mươi tháng tư khi tiếng súng đã ngưng hẳn, chỉ có trường chánh Cá Thia và trường Mỹ Quới được cất từ lâu là coi tạm được mà thôi. Chiếc tắc ráng chạy qua cầu Ông Vẽ. Kim đoán từ Cá Thia ra đến cầu này phải trên một cây số. Nhà cửa bên Bắc lộ trông thưa thớt hơn. Theo lời anh Nghĩa từ vùng này trở vào trong ruộng nhiều hơn vườn. Trên đường đến trường Bà Năm có những dãy vườn mận, ổi, xoài xen nhau ...Kim thích thú bấm tay Lệ nói : “ Trời nắng đi dạy có mận ăn thích ghê, Lệ nhỉ ! “. Có những hàng dừa soi bóng xuống dòng sông. Kim tưởng tượng sẽ có lúc ngồi trên thân dừa thẩn thờ ngắm trời mây sông nước. Anh ba Nghĩa yêu cầu tắc ráng đổ lại nhà bác sáu Ban, ông trưởng ấp ở đây để giới thiệu Kim và Lệ về dạy điểm Bà Năm. Sau vài câu giới thiệu, thăm hỏi, và gửi gấm Kim và Lệ sẽ ở trọ nhà bác sáu Ban, anh Nghĩa yêu cầu bác tài chạy sang trường Bà Năm trước, anh sẽ dẫn các giáo viêni đi bộ đến sau “ Cô Kim coi chừng đi cẩn thận nha, tôi nghĩ cô không quen đi cầu tre.’Cầu tre lắc lẻo gập gềnh khó đi...’ !” Anh Nghĩa vừa nói vừa chỉ chiếc cầu tre trước mặt, chênh vênh trên con rạch Bà Năm. Kim than thầm trong lòng nhưng ngại lên tiếng. Chiếc cầu đã cao lại dài, được chấp nối lỏng lẻo, rung lên theo từng bước chân đi. Kim vội lột dép ra cầm một tay, còn tay kia vịn thân tre lần dò từng bước mà đi. Ngay cả tay vịn chỉ có thể giúp cho người qua cầu có thể an tâm mà gĩu được thăng băng chớ thật sự không thể tựa vào được vì cũng quá lỏng lẻo Kim thầm nghĩ nếu một mai nàng đi qua cầu này mà bị rớt xuống thì tệ hại vô cùng. Qua khỏi cầu, đặt chân lên mặt đất rồi Kim mới hoàn hồn. Trường Bà Năm nằm trên một voi đất. Trước mặt trường là ngã ba nơi gặp gỡ của nhánh sông Cá Thia và con rạch Bà Năm; từ đó hai dòng nước họp lại thành một con sông lớn đổ vào Kỳ Ðà. Mặt sau của trường là ruộng lúa mênh mông. Cũng như những trường mới cất ở đây, trường Bà Năm chỉ có một phòng rất ọp ẹp. Sân trước cho học sinh nô đùa nằm trên đường người dân ở đây qua lại, cũng chen được một cột cờ ở giữa, khẳng khiu chịu đựng cùng mưa gió. Bên cạnh trường, cách vài bước là cái quán nhỏ xíu, treo lủng lẳng bánh kẹo ở phía trước. Nhìn qua cánh đồng, xa xa vài căn nhà rải rác, ẩn khuất trong đám cây xanh um. Vừa dến trường Lệ và Kim vội bước vào lớp dể quan sát. Anh Nghĩa cũng theo sau nói cười rổn rảng: “ Sao, hai cô có yên tâm công tác nơi này không ? “ Kim và Lệ lặng nhìn những dãy bàn ghế thô sơ, sần sùi, đầy đắp vá, cùng mĩm cười và lí nhí trả lời anh Nghĩa: “ Dạ được anh ! “ “ Thôi xuống tắc ráng đi các anh chị, để vô Kỳ Ðà còn kịp con nước ! “ Nghe tiếng anh Nghĩa hối thúc Kim và các ban vội vào khoang ngồi Anh Nghĩa đứng trên bờ từ biệt gia đình chị ba Phích, chị chủ quán,. Bác tài đã sẵn sàng cho ghe rời trường Bà Năm. Từ nơi này vào Kỳ Ðà là ruộng bạt ngàn; tuy vậy, cũng có một vài khu vườn ổi mới lên liếp. Dọc theo hai bờ sông, càng vào trong càng có nhiều điên điển, bần, bằng lăng, và dừa lá. Ðến Kỳ Ðà thì dòng sông trở nên hẹp lại. Nhà cửa hai bên sông thưa thớt. Cảnh trí buồn tẻ và hoang vắng quá !.Gió đồng thổi lồng lộng. Vài tiếng chim kêu lạc loài...khiến bốn giáo viên mới vào đây không khỏi ủ ê mày mặt. Tắc rang vừa cặp bến mọi người vội bước lên bờ. Người không ngớt chắc hít than thở là Nguyễn văn Mạnh. Mạnh và Lý thị Bảy ở Gò Công, cùng quê với Kim; chưa ai đã từng biết bơi xuồng, hay quen đi cầu tre lắc lẻo. Các giáo viên mói ngơ ngác trước một ngôi trường cheo leo, xung quanh chỉ toàn là sông rạch và ruộng lúa mênh mông. Cũng như lần trước, anh Nghĩa dẫn mọi người đến nhà dì ba Nhân để gửi gấm các giáo viên mới. Nhà dì ba Nhân ở sát một bên trường, còn bên kia giáp với đám dừa lá. Trường ở đây có hai phòng, cũng vách lá sơ sài. Giáo viên đang công tác là một cặp mới hứa hôn, sẽ ra trường chánh Cá Thia để nhường lớp lại cho các giáo viên mới ra trường năm nay. Năm rồi ở đây có ba lớp, hai giáo viên. Năm nay bốn lớp, bốn giáo viên mới, đó là Lý thị Bảy, Nguyễn văn Mạnh, Nguyễn Ngọc Hạnh và Trần Duy Lâm. Lý thị Bảy là người mà Kim chú ý nhất. Trên tắc ráng cô ngồi đối diện với Kim; Kim nghĩ nàng không dễ quên đôi mắt đẹp u buồn, có một bớt ruồi trong tròng mắt bên trái của cô _đó là dấu hiệu buồn khổ vì tình duyên (?) Khuôn mặt cô buồn rười rượi, cô ngồi co ro như con mèo ướt. Làn da trắng trẻo và lối ăn diện của cô cho Kim thấy cô khó thich ứng nơi này. Hai cô Bảy và Hạnh trông buồn bả và chán nãn ra mặt. Lâm và Mạnh vào trong xem xét phòng ốc và bàn ghế, rồi trở ra cười méo mó, không nói tiếng nào. Dì ba Nhân ở đây đã từng giúp đỡ giáo viên, rất ân cần với mọi người, nhưng rồi mọi người cũng không thể nấn ná lâu hơn. Kim và các bạn xuống tắc ráng. để lại bốn giáo viên mới và hành lý của họ. Hai cô giáo mới Bảy và Hạnh bịn rịn tiễn đưa không dằn được nước mắt_ giống như một đám cưới, lúc đàn gái ra về để cô dâu ở lại nhà chồng vậy. Tắc ráng quay trở ra đến trường Bà Năm thì đã quá trưa. Bước lên nhà bác sáu Ban là Kim cảm thấy mệt nên đi nằm một lát. Nhà bác sáu Ban rất sạch sẽ và khang trang. Qua câu chuyện thăm hỏi Kim được biết nhà bác sáu được sửa lại sau ngày ba mươi tháng tư. Nền được đôn lên cao để tránh nước tràn vào nhà vào mùa nước nổi. Nền nhà được lót gạch tàu còn mới. Cũng như những căn nhà ở vùng này, vách nhà bác sáu được làm bằng nan tre,bên trong nhà ngó ra ngoài rất rõ, nhưng ở ngoài không dễ gì nhìn lọt vào bên trong nếu không đứng sát vách ngó vào. Mái nhà lại được lợp lá chằm nên mát mẻ vô cùng. Nhà trên có hai bô ván ngựa ở sát hai bên vách; bàn thờ và một cái bàn khách hột xoài nằm ở giữa. Nhà trong có một lẩm lúa cao ngất, cái giường và một cái tủ đứng. Căn nhà bếp nối liền nhà trên, ngăn cách nhau bởi một tấm vách. Nhà bếp không có cửa, chỉ làm che đủ cho dàn bếp, và một bộ vạt để ngồi ăn cơm. Dàn bếp được cất cao, xung quanh treo lủ khủ xon nồi ơ chảo. Trong nhà bếp này đặc biệt có một cái cối đá mà bác gái cứ phải bận bịu xay mỗi lần một cối gạo đầy thành một thứ sữa bột cho con hẻo nái sồ sề nằm trên vũng sình phía sau hè. Con heo nái nhà bác sáu mỗi ngày uống ba cữ nước bột như vậy làm cho nó mâp ú. Hai bác không có con, nuôi một đứa cháu gái_ Cúc , tên đứa cháu của hai bác, thường đi làm vần công với bạn bè đến chiều tối mới về. Bác trai khoảng sáu mươi, trung người, còn gân cốt, rất ít nói, thường ngồi nhấp nháp trà ở bàn khách nhà trên. Bác gái có lẽ cùng khoảng tuổi bác trai, người gầy gò nhưng mạnh khỏe, làm việc lanh lẹ. Căn nhà bác sáu vì vậy ít tiếng cười, tiếng nói. Buổi chiều Kim ra bờ sông.Nhìn dòng sông chảy lờ lửng Kim nhớ đến bài “Chiều Trên Sông” của nhạc sỹ Phạm Duy: “ Chiều buông trên dòng sông Cửu Long....Có khi buông lửng lơ, có khi tuôn sầu u....” Kim nghĩ có lẽ nhạc sỹ Phạm Duy cũng đã từng nhìn dòng sông như nàng. Ôi con sông miền Nam hiền hòa làm sao ! Kim là người miền Nam mà đến bây giờ nàng mới thấy cái đẹp của dòng sông như các nhạc sỹ thường ca ngợi. Nhìn dòng sông tâm hồn Kim trở nên thanh thản, bình lặng như mặt nước, tạm quên đi những lo lắng, buồn phiền.... “ Ngày mai Lệ về Cai Lậy, Kim đứng lớp cho Lệ được không ? “ Kim quay lưng lại: “ Ngồi xuống một lát đi Lệ, chuyện đó được mà ! “ Lệ ngồi xuống cạnh Kim. “ Ơ đây còn nghe tiếng xe ngoài lộ bốn, ở Kỳ Ðà buồn quá Kim hả ? “ Kim vẫn dõi mắt nhìn theo đám lục bình trôi lềnh bềnh trên sông. Thỉnh thoảng vài chiếc xuồng bé tẻo teo xuôi theo dòng nhẹ tênh lã lướt. Giờ này con nước bắt đầu lên, gió cũng lên theo, làm gợn sóng vỗ vào bờ nhè nhẹ như an ủi, vỗ về... “ Về chừng nào trở lại Lệ ? “ “ Chỉ lấy đồ đạc cần dùng, châm lắm là ba ngày. “ “ Cuối tuần này tôi về, nếu thứ hai lên không kip nhờ Lệ đứng lớp giùm. “ Lệ gật đầu đồng ý. Lệ học cùng lớp với Kim ở sư phạm, lại cùng chung một tổ học tập nên khá thân tình. Lê mới lớn, yêu phải môt anh chàng có vợ học cùng lớp. Lệ buồn vụ này nên từ chối về Cai Lậy mà theo Kim về công tác ở Cái Bè, hay có ý muốn gặp lại người yêu vì anh ấy về dạy ở quê nhà An Hữu cách đây không xa (?) “ Ngày mai chị Vân ra Cá Thia rồi, Kim ở lai môt mình tội nghiệp quá! “ Lệ vừa nói vừa cười mơn như để an ũi Kim. Kim ngó vào nhà bác sáu Ban đã lên đèn, chị Vân đang cặm cụi viết sổ sách nơi bàn khách. Chi Vân là giáo viên hai năm rồi dạy tại điểm trường Bà Năm, phụ trách hai lớp. Năm nay mở ba lớp, chị Vân đứng lớp ba, Kim lớp hai và Lê lớp một. Con nước lớn rất nhanh, chạy ngâp gần hết chiếc cầu nước bằng sắt của Mỹ thời chiến tranh. Bóng tối lan dần, gió thổi lạnh hơn, mặt sông trở nên huyền ảo, xung quanh cây cối trở nên ma quái.... Kim rùng mình, cùng Lệ bước vào nhà. Hôm Kim đưa Lệ ra xe găp người bà con của Lệ làm ở phòng giáo dục Cai Lậy. Chị theo lời yêu cầu của gia đình Lệ xuồng Mỹ Ðức Ðông để kêu Lệ phải trở về làm việc ở Cai Lậy. Và Lệ phải theo chị trở về ngay ngày ấy. Chị Vân phải ra trường chánh do yêu cầu dạy Anh văn cho cấp hai, một mình Kim phải coi ba lớp. Kim mệt nhoài và khàn tiếng mà chẳng than vản được với ai. Có lẽ cũng hiểu được sự khó khăn đó, vài ngày sau anh Nghĩa xuất hiện báo cho Kim biết sẽ có hai giáo viên đổi về điểm trường Bà Năm. Kim sẽ phụ trách lớp hai, hai mươi lăm em. Cô Ý từ Hòa Khánh về sẽ phụ trách lớp ba, và cô Hảo từ Sài Gòn về sẽ phụ trách lớp một. Những năm đầu sau khi miền Nam bị tiếp thu, người từ Sài Gòn và nhũng thành phố khác lần lượt kéo nhau về quê xây dưng đòi sống mới. Gia đình Kim cũng như gia đình cô sáu Hảo nằm trong hoàn cảnh đó. Sài Gòn lúc này ăn độn bảy mươi lăm phần trăm. Cô sáu Hảo để lại hai người con gái lớn ở lại Sài Gòn sống bên ngoại để tự xoay trở. Còn cô, người chồng hưu trí, và ba con nhỏ về quê đùm bọc nhau. Cô mua ba công vườn của bác sáu Ban. Sau khi nhờ người quen thỏa thuận giá cả, gia đình cô rút gọn về đây. Nhìn đồ đạc của gia đình cô bày ngổn ngang trước sân nhà bác sáu Ban, Kim có thể đoán gia đình cô trước đây có cuộc sống kha khá. Căn nhà cô sáu Hảo được dựng lên cấp tốc, sơ sài như một túp lều lý tưởng ngay cạnh nhà bác sáu Ban. Những lúc nhàn rỗi Kim chỉ thích đến ngồi trước sân nhà cô nhìn dòng song lững lờ trôi…… -------------------- Mmm |
|
|
![]()
Post
#2
|
|
![]() Bảo vệ Tổ Quốc ![]() ![]() ![]() Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country ![]() ![]() |
Viêc cô sáu Hảo về đứng lớp một như giúp cho Kim thoát được nạn. Quả tình Kim đã từng dạy mẫu rất khá ở trường sư pham, nhưng khi vào thực tế thì không biết dạy lớp một. Lớp dạy mẫu là một lớp đã được ổn định và có nề nếp. Còn lớp ở đây con nít mới vào học, chưa được ổn định, chúng cứ lao nhao hoài.! Lại nữa, chúng hay thưa gửi nhũng chuyện đâu đâu làm rộn cả lớp. Hoàn cảnh trường sở ở đây lại khác xa ở các thành phố. Trường sở mới xây dựng ọp ẹp trên cái nền đất lồi lõm, và do đó bàn ghế phải bị chông chênh. Bàn ghế lại làm bằng những thanh gỗ thô sơ ghép lại, không đủ chỗ cho học sinh bày tập vỡ trên bàn thì làm sao chúng có thể viết chữ đẹp được. Ấy vậy mà cô sáu Hảo khắc phục được tất cả. Cô là một giáo viên gioỉ và kỳ cựu của trường Minh Phụng ở quận năm Sài Gòn. Cô về đây cho Kim một tấm gương tốt mà nàng cần học hỏi. Cô yêu trẻ, chiu cực, và đầy sáng kiến. Cô lấp đất cho bàn ghế khỏi chông chênh, tổ chức ổn định lớp, cho đến việc bao sách vỡ, dán nhãn và đề tên cho học sinh cô cũng tự làm lấy. Cô chăm chút dạy cho học sinh nề nếp, lịch sự, lễ phép như một người mẹ dạy đám con thơ. Ngôn ngữ cô dùng để nói với học sinh giống như lối một người mẹ răn dạy con của mình trong gia dình_ thẳng thắn, gảy gọn và tự nhiên vô cùng ! Ở thôn quê cha mẹ học sinh ít khi quan tâm đến viêc ăn học của con em mình vì họ bận mưu sinh, vì họ không biết chữ, và cũng vì họ cho đó là việc của thầy cô giáo. Cứ mỗi ngày thấy đứa trẻ ôm tâp vỡ đến trường là họ yên tâm rồi. Thầy cô giáo là người thay cha mẹ dạy cho học sinh có nếp sống văn hóa, thậm chí phải nhắc nhở chúng việc giữ gìn răng, chải gỡ tóc, áo quần sạch sẽ khi ra đường....
Cô sáu có nét chữ rất đẹp, rất chân phương. Học sinh viết theo chữ của cô nhìn rất đep mắt. Ngay khi cho điểm cô sáu cũng viết con số thật ngay ngắn đề học trò bắt chước.Kim có tật cho điểm viết tháo cho nhanh, phải giật mình khi thấy học trò viết con số giống y như vậy. Từ ngày học hỏi được từ cô sáu, Kim cố gắng đổi nét chữ và chăm chút nề nếp trình bày tập vỡ cho học sinh hơn. Cô sáu nói lớp một cực nhất trong học kỳ một vì học trò chưa đươc ổn định và quen nề nếp, sang học kỳ hai thì khỏe hơn. Lớp của cô sáu học tâp tiến bộ thấy rõ. Ngược lại là lớp cô Ý. Hoàn cảnh cô Ý khá vất vả, con cô còn nhỏ, lại phải ở trọ mé chái của một lò dường ngoài lộ bốn, nơi chồng cô làm việc. Những lúc con nước lên cao mà không gặp xuồng để đi nhờ cô phài bỏ lớp. Cô đến lớp một cách mệt mõi; có lẽ vì vậy không khí lớp học của cô chừng như tẻ nhạt, lơ là.Lắm khi cô phải mang con đến trường, bé An, ba bốn tuổi gì đó. Một ngày nọ Kim nghe tin cô Ý nghỉ dạy, bị ngoài xã đội giữ, vì cô đã cầm dao giết chồng. Tin tức đến tai Kim với một luân điêu kết tội một cô giáo dữ dằn. Kim bác bỏ lập tức mà cho rằng có thể đã xảy ra điều gì đó nên cô Ý đã trở nên tức giận đối với chồng cô. Ghen tương chăng ? Nhưng tại sao lại phải cầm dao.? Dù bề ngoài Kim tỏ vẻ bênh vực cô Ý vì là đồng nghiệp vói nhau, song trong thâm tâm nàng không chấp nhận viêc cầm dao để đối phó với ai, dù bất cứ vấn đề gì. Kim nghĩ rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, và có thể tạo khó khăn cho cô Ý trong việc giáo dục học sinh tại đây. Phiên họp đầu tiên sau ngày tựu trường các giáo viên gặp lại cô Ý. Dường như mọi người tránh bàn đến việc này dù rằng ai cũng biết. Sau khi họp xong cô Ý phải gặp riêng anh Nghĩa tai văn phòng. Trên đường về chung cô Ý cho Kim và cô Hảo biết là chồng cô tư tình với một cô gái làm chung. Hai vợ chồng đã cải lẩy và xô xát, cô Ý vơ đaị con dao để tự vệ chớ không hề cố ý đả thương chồng, nhưng trong lúc nóng giận anh chồm tới nên bị sướt ở bả vai. Cô sáu nhân dịp kể về chuyện gia đình của cô, và đưa ra lời khuyên cô Ý chớ nên ghen tương làm gì, mà chỉ nên lo thân mình và đứa con thôi. Kim chỉ lắng nghe.. Nhìn chị Ý, từ nét mặt và vóc dáng của chị vẫn còn phản phất một thời hương sắc; nhưng làm mẹ và làm vợ trong một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, lại gặp phải người chồng tệ bạc thì hương sắc ấy phải úa tàn !!! Sau khi chuyện của chị Ý xảy ra không lâu, Kim có ghé thăm chị; nàng không khỏi chạnh lòng khi thấy chị sống trong một chái nhà ẩm thấp đầy ruồi muỗi vì ở sát cạnh lò đường, xung quanh chỗ ở toàn là bả mía, gặp mưa lên men khai nồng lên mũi thật là khó chịu. Kim đoán từ xã đội đến ban giám hiệu và cô Hảo chỉ đưa ra những lời khuyên lơn nên nhường nhịn trong đời sống vợ chồng. Kim nghĩ với một mức lương chết đói, bản thân Kim nếu không khéo dè sẻn thì không đủ sống thì làm sao chị Ý có thể sống độc lập với đứa con trai, làm sao chị có cho mình một căn nhà tươm tất !!! Hầu hết những cô giáo mới ra trường đều ở nhà dân, công tác vài ba năm thì có chồng, hoặc đổi về quê nhà. Ở quê nhà trở lên trường là Kim đã đem theo những gì cần thiết cho cuộc sống riêng tư. Kim không thích sống chung chạ với người dân vì nhiều lý do; một trong những lý do chính yếu là nàng có mang một số sách mua rẻ ở vĩa hè Sài Gòn sau khi tiếp thu, rồi dấu nhét để dành đọc. Kim thấy nàng cần tự học hỏi nhiều hơn nữa. Thế là Kim rời nhà bác sáu Ban để sang trú ngụ căn nhà tâp thể, mà đúng hơn là cái chòi lá ở sát trường, và sống ở đấy thoải mái một mình. Ở đó cũng có bất tiện của cái ăn cái ở vì chỉ vỏn vẹn có một bộ vạt chắp bằng nan tre trong chòi. Thế mà Kim vẫn cố gắng sống và vui vẻ với hoàn cảnh như vậy.. “ Giáo viên nhân dân “ là cô giáo không còn mang những đôi guốc cao gót cả tấc, không mặc những tà áo dài tha thước, không son phấn và sống cách biệt. Ði dạy nơi này Kim phải chọn áo chemise hay bà ba trắng hoặc màu để mặc với quần đen. Quần đen thuộc loại vải nhẹ bền và dễ khô, vì khi trời mưa hay lúc con nước lên cao đường đi rất sình lầy. Lại nữa, cỏ hai bên đường đi thường bệt vào quần rất dễ dơ. Ðôi khi Kim đi thành phố chơi hay ở quê nhà lên với bộ đồ mới học trò rất thích_ Học trò tiểu học rất thích cô giáo ăn diện đẹp mắt, như ngày xưa Kim đã từng lén nhìn mê mẩn cô giáo của nàng ăn diên đẹp mắt với đủ loại vải và màu sắc. Lớp học của Kim tròn trèm hai mươi lăm học sinh, đa số là con út hay áp út trong gia đình nên có những cái tên như Nguyễn văn Út., Trần thị Út, lại còn Lê văn Út một, Trần văn Út hai Huỳnh thị Út nhỏ, Ðỗ thị Út lớn... Học trò ở đây hầu hết thuộc gia đình nghèo, sống nghề làm ruộng là chính., họ bắt đầu xây dựng lại cuộc sống sau ngày ba mươi tháng tư. Vùng này trước kia là của Việt Cộng, trường Bà Năm đã từng là bãi chiến trường với bao xác chết la liệt nơi ấy. Dạy học ở đây không thể yêu cầu như ở thành phố, học sinh đi học có một bộ đồ sạch sẽ, nút áo cài đầy đủ là được lắm rồi. Lũ học trò cứ đi học kiểu đầu đội trời chân đạp đất mà vẫn mạnh khỏe quanh năm. Khi Kim về dạy ở trường Bà Năm thì phong trào bình dân học vụ ở Bắc lộ đã chìm nghĩm; nhà trường bắt buộc phải nhận những học sinh lớn tuổi vào lớp để chúng có thể tiếp tục học hành. Lớp của Kim chỉ có vài đứa lớn tuổi phải vắng mặt vào mùa cắt lúa để phụ gia đình, số còn lại chúng rất thích đến lớp học. Kim phải rất uyển chuyển để giữ học sinh cả lớp tiếp tục học trọn năm và lên lớp. Học trò tiểu học chỉ thích đi học khi đến lớp cảm thấy thoải mái, vui cùng thầy và bạn.Kim đến với học trò như để làm bạn và hướng dẫn chúng. Kim luôn luôn tạo không khí trong lớp cho học trò thích học như thích vui chơi. Nhờ chỗ Kim dạy ở cách xa ban giám hiệu nên ít khi bị dòm ngó và thanh tra. Kim không bám sát theo giáo án và trình tự mà nàng chỉ cốt yếu khêu gợi tư duy của học trò, và nhấn mạnh những gì chúng chưa biết mà thôi. Ðến khi ban giám hiệu ra biện pháp kiểm tra chặc chẻ, Kim đành phải trở nên dè dặt. Học trò của Kim có những đứa chín mười tuổi đã phụ kiếm sống với gia đình nên lớn khôn trước tuổi. Chúng biết Kim thương yêu và tân tụy với chúng, chia sẽ vói chúng nhũng gì nàng hiểu biết Măc dù vậy, Kim biết công viêc nàng làm chỉ đem lại môt kết quả nhỏ nhoi. Ðời sống người dân quá cùng khổ, chỉ biết lo cái ăn cái mặt của ngày hôm nay, chớ không dám mơ đến ngày mai ! Muc đích học trò đi học không còn gì khác hơn là biết làm con toán cộng trừ một cách căn bản và viết được một cái đơn để xin đi lại thì tương lai của chúng vẫn bị kiềm hãm trong nghèo khổ và u tối. Nơi này thiếu thốn đủ thứ, không sách báo, không TV, họa hoằn lắm mới có được một cái radio. Ở trường chánh có một thư viên nhưng chỉ chứa sách giáo khoa, còn những sách báo khác cần để đọc thêm tuyện nhiên không có. Chỉ có một phương cách để học sinh tiếp giáp vói đời sống văn hóa là cắp sách đến trường. Giáo dục không chỉ dùng lời giảng dạy, mà còn làm gương cho học sinh. Thực tế đã tạt vào mặt Kim khi nàng tình cờ nghe một đứa học trò nói với bạn của nó : “ Cô của mình lương còn không đủ sống nữa ..!!! “. Với đầu óc trẻ con học sinh không thể hiểu được sư. học cần thiết như thế nào để có thể thay đổi đời sống của chúng trong tương lai, vì ngay tự chương trình học đã không giúp cho học sinh hiểu biết một cách thưc tiễn. Và chính đời sống giáo viên bấy giờ không thể thuyết phục học sinh cố gắng ăn học lên cao_ Ăn học vừa cực nhọc vừa tốn kém mà lương không hơn đi cắt lúa ! Mỗi ngày đứng giảng dạy và khuyên răn học trò hãy cố gắng ăn học Kim cảm thấy mình đang làm một việc giống như bơi ngược dòng nước ! Sống ở đây phương tiện di chuyển chính là ghe xuồng. Hai bên bờ sông người ta vẫn đi bộ được, nhưng vào mùa nước nổi thì đi ghe xuồng vẫn tiện hơn. Thời gian đầu tiên sống ở đây có lúc Kim tự hỏi tại sao ở đây cây cối thì nhiều mà cầu kỳ thì nhỏ xíu và chấp nối vô cùng lỏng lẻo. Dần dần Kim mới hiểu ra những cây cầu đó phải làm như vậy để dễ tháo gỡ cho ghe xuồng đi qua; vì nhà nào cũng cần phải đào mương để dẫn nước vào vườn, và như vậy ghe xuồng có thể theo mương vào vườn để chở trái cây. Kim cũng tập bơi xuồng như mọi người vì tự thấy những khi đi nhờ nên bơi phụ. Trên xuồng thường có hai cây dầm để bơi. Người ngồi phía sau thường là tay bơi giỏi lái xuồng đi; người ngồi phía trước mũi bơi tiếp sức cho người phía sau. Những lúc đầu đi xuồng khi Kim bước chân lên cầu nước là nàng đạp xuồng ra, có mấy lần suýt té nhào xuống sông. Còn lúc Kim tập bơi xuồng đầu tiên thì chiếc xuồng quay lòng vòng đến chóng mặt, phải nhờ học trò kéo vào bờ. Về bơi lội thì ở đây không những người ta bơi rất gioỉ mà ngay cả trâu bò, heo, chó cũng biết bơi. Học trò ở đây mới năm sáu tuổi là chúng đã rất giỏi bơi lội lẫn bơi xuồng Vào mùa nước nổi.phụ huynh có thể vững tâm cho chúng lái xuồng đi học. Có một lần giờ ra chơi khi Kim đang ngồi chấm bài thì nghe tiếng cười giởn của học trò như ở dưới sông. Bước ra ngoài Kim mới thấy một đám học trò đang lặn hụp nô đùa như rái ở dưới sông. Kim vội gọi tất cả lên bờ. Chúng nhe răng cười trấn an nàng, và còn biểu diễn vài cú nhào lộn ngơan mục trước khi bước lên bờ. Vào lớp học mà cái quần của chúng còn rĩ nước. Từ đó Kim cấm ngặt không cho học sinh nào được tắm sông khi nàng đứng lớp ở đây, vì trách nhiệm của nàng đối với chúng, và cũng để bảo vệ nề nếp của lớp học. Dẩu đã nhét cho Kim gần một tháng lương, ba má Kim vẫn sai em gái của nàng mang lỉnh kỉnh thức ăn cho nàng. Em Kim bàng hoàng trước cảnh sống của nàng, nhưng nó biết Kim có sức chịu đựng. Tin tức gia đình vẫn không có gì thay đổi, ngoại trừ chuyện ba Kim đang lo cho đứa em trai của nàng ra đi. Kim đứng trước lớp học ngó ra bờ sông, lặng nghe đứa em gái nàng kể chuyện nhà .... Cách đây hai năm, Kim đã từng thao thức không ngủ khi nghe chuyến vượt biên đầu tiên ở Gò Công quê của nàng. Lúc đó Kim nghĩ có thể môt ngày nào đó mình phải ra đi. Chuyến đi này Kim có thể thuyết phục ba má nàng để nàng ra đi, nhưng sao trong lòng Kim lặng lẻ. Kim hỏi lại lòng mình..., vẫn không có gì thay đổi. Kim cảm thấy tâm tư của nàng thản nhiên, bình lặng như mặt nước dòng sông. Lúc khó khăn này sẽ qua đi, cuộc đời sẽ thay đổi (?). Và tự cõi lòng của Kim đang hướng về một nơi xa xăm nào đó, nơi đó Huy và các bạn của anh đang bị khổ sở đọa đày ! Bao lâu họ sẽ được thả về ? Không ai có thể biết được, nhưng Kim biết chắc là nàng không thể sống trái ngược với lòng mình, nàng chưa thể ra đi ! Ngày Kim đi dạy đầu tiên cũng là ngày nàng gặp Tùng. Kim gặp anh trên đường về nhà bác sáu Ban, lúc đó anh ngồi trên lan can phía trước nhà Hoa. Anh có dáng vẻ của người dân thành phố. Làn da anh ngăm ngăm, râu tóc rậm rạp tài tử. Trên khuôn mặt xương xương của anh, một cặp mắt to hơi lộ, có vẻ vừa mơ màng vừa thâm trầm.. Ðó cũng là ngày đầu tiên anh đến nhà Hoa và biết cô qua sự giới thiệu của một người bạn. Hoa là một cô gái có nhan sắc. Cô đẹp từ nét mặt, làn da, đến vóc dáng. Hoa và Kim làm bạn rất nhanh. Hoa đã từng sống và mua bán ở Sài Gòn nên lời lẽ của cô lịch duyệt hơn những cô gái quê ở đây. Kim được biết sau đó Tùng đã từng là tay đờn cho một ban nhạc trẻ ở Sài Gòn trước kia. Anh lớn hơn Kim, và Kim lớn hơn Hoa cách nhau hai tuổi. Tùng thường đến nhà Hoa chơi và gặp Kim ở đó. Nhiều kỹ niệm vui chơi với nhau giữa Kim, Hoa, và Tùng._ đi vườn, chơi dưới trăng, ca hát trước sân nhà....Kim thích nhất là bơi xuồng đi chơi dưới trăng; cả ba thả xuồng xuôi theo dòng , ngang qua những vườn mận,vườn ổi, và những hàng dừa soi mình trên dòng sông.... Vào khoảng tháng mười hai trở đi mận bắt đầu chin. Những chùm mận kiếng sen nặng trĩu đỏ ối de ra ngoài sông như để gợi thèm khách qua lại Lúc bấy giờ tiếng đờn của Tùng càng nghe nức lòng, và nhan sắc của Hoa càng đẹp liêu trai dưới trăng lạnh. Kim nhớ mãi những lần đi chơi vườn mận của bạn Tùng, cách trường không xa. Thường là ở nhà Hoa đã nấu sẵn một nồi cháo vịt, và làm sẵn một thao gỏi vịt bóp với thân chuối non và rau răm. Cả bọn xuống xuồng qua vườn mận vào chập tối, khoảng tám chín giờ. Vườn mận nằm khuất sau những khúc kênh rạch ngoằn ngoèo, hiển hiện dần dưới ánh trăng, đẹp như tranh vẽ, như cõi mộng ! Cái trại nằm ở một góc vườn mận nhìn ra con rạch được dưng sơ sài dưới ánh trăng lại trở nên đẹp lạ lùng như trong những phim kiếp hiệp Tàu mà Kim đã từng xem Trăng lên, tỏa ánh sáng dịu mát và làm huyền ảo cảnh vật nơi này. Ánh trăng loang loáng xuyên qua kẻ lá, qua những chùm mận chín đỏ chập chờn khoe sắc. Kim và các bạn vào trại ăn uống, ca hát hoặc đi lang thang ngắm trăng....suốt đêm, mãi đến khi trời rựng sáng mới lục đục ra về. Cứ ngỡ rằng một nơi vui chơi như thế thì tha hồ vì không ai để ý, vì xung quanh chỉ toàn là kênh rạch và đồng lúa. Không ngờ có một lần khi bạn bè còn ca hát trong trại, một người bạn của Tùng cùng Kim đang thơ thẩn ngắm cảnh đẹp dưới trăng trước sân trại thì học trò của nàng từ đâu ập đến. Chúng trìu mến nắm tay Kim hỏi han lăng xăng. Khi ấy Kim mới biết nhà Út nhỏ nằm khuất sau đám lau sậy um tùm bên cạnh vườn mận. Có lần Kim đến viếng nhà Út nhỏ đi xuồng qua phía khác nên bấy giờ ở vườn mân nàng không thể nhận ra. Kim còn nhớ ba má Út nhỏ lúc ấy đãi nàng uống trà nấu bằng đậu xanh trồng ở vườn được ran vàng nên thơm ngon lạ lùng. Kim nghĩ có lẽ lũ học trò đã rình rập và nấp ở đâu đó từ lâu. Quả đúng như người ta thường nói “Nhất quỹ, nhì ma, thứ ba học trò ! “ Khi lũ học trò rút lui xong, Kim và người bạn vội trở vào trại tiếp tục cuộc vui .... Lần nào đi chơi vườn mận Tùng cũng đem theo đàn. Chỉ có Kim và Hoa là giọng nữ thường xuyên ở đây. Ðôi khi có chị của Hoa, hoặc Hạnh ban Kim cũng đến chơi, và còn lại là ba bốn ông bạn của Tùng hết ca thì lại kể chuyện tiếu cười giởn suốt đêm. Vào khoảng Noel, qua mười hai giờ sương rớt trên mái lá nghe lộp bộp. Nơi này không khí như được thanh lọc, rất tinh khiết, rất mát mẻ và nhẹ nhàng. Khi ngừng tiếng đàn hát cười đùa, cảnh vật rất tĩnh lặng; người ta có thể nghe tiếng róc rách của lạch nước, tiếng nhảy của con ếch, hay tiếng rì rầm của tưừng loại côn trùng. Những lúc vui chơi với bạn bè như vậy, đôi khi Kim vẫn thấy lòng mình trống trãi, nàng thu mình nhìn ra ngoài không gian bất tận….... Một hôm đêm đã khuya, Kim đang mơ màng thì nghe tiếng Tùng gọi giục giã. Kim lờ đi không được nên phải thức dậy và nhin qua khe hở nơi ổ khóa. Ngoài sân, Tùng và hai người bạn trên đường đi nhậu về ghé ngang qua, mùi rượu thoảng nồng lên mũi của Kim Tùng kê mặt vào vách để khẩn khoản Kim mở cửa cho anh vào. Kim nghĩ nếu có điều gì không phải một tiếng la của nàng cũng đủ làm cho chị ba Phích chạy sang, và có thể ba má bé Tư gần đó cũng đến; và trong ba người ăn nhậu, có lẽ cũng còn một người tĩnh táo. Nghĩ vậy Kim bình tĩnh mở cửa cho mọi người vào. Kim tỏ vẻ bình thường chào hỏi nhưng cố tình làm như buồn ngủ. Có hơi men Tùng nói chuyện với Kim săng sái hơn mọi ngày, nhưng một hồi rồi cũng kiếu từ. Kim nhớ ánh mắt của Tùng lúc ấy rất ấm áp và nồng nàn vẫn không làm vấy lên trong Kim một nỗi xao động. Kim giữ kín việc này, nhưng chị ba Phích kế bên đã nghe. Hôm sau Kim sang nhà chị chơi, chị hỏi nên nàng phải nói sơ qua cho chị biết. Vài hôm sau đó, một buổi trưa Tùng đến nói lời xin lỗi Kim. Nhân dịp này Kim xác định cho Tùng biết quan hệ giữa nàng và Tùng không thể đi xa hơn được. Không lâu Hoa và Tùng thành hôn. Kim mừng cho Hoa, dự lễ hỏi lẫn lễ cưới. Kim được biết gia đình Tùng sống ở Sài Gòn, nhà và vườn ở dưới quê bên Mỹ đức Tây là của ông bà để lại cho anh em Tùng sau này. Sau ngày cưới, Kim và cặp Hoa Tùng ít gặp nhau dần. Không lâu sau đó, vợ chồng Tùng cũng về Sài Gòn sinh sống. Bẳng đi một thời gian Kim mới gặp lại Hoa, nàng đã có một con trai với Tùng gần một tuổi. Lúc này trông Hoa xấu ra, tàn tạ...!!! Nhớ tới nhan sắc của nàng ngày xưa và những đêm trăng vui chơi với nhau, Kim luống ngậm ngùi....!!! -------------------- Mmm |
|
|
![]()
Post
#3
|
|
![]() Bảo vệ Tổ Quốc ![]() ![]() ![]() Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country ![]() ![]() |
Học kỳ một qua nhanh chóng.thời tiết bắt đầu se lạnh, khô ráo. Vào buổi chiều, nhìn những tia nắng ong vàng còn thoi thóp trên đồng lúa, gió hây hây thổi...làm Kim nhớ đến Tết.
Phiên họp sau học kỳ một rất quan trọng: bình bầu công đoàn, bầu giáo viên gặp khó khăn cần trợ cấp, và văn nghệ Tết. Năm nay ngoài số giáo viên mới ra trường còn có một cô từ miền Bắc về_ chị Ðào. Chồng chị Ðào là người miền Nam tập kết ra Bắc, anh bị phỏng rất nặng vì pháo B 52. Chị Ðào mang chồng và hai con nhỏ về sống bên quê hương nhà chồng, và chị ký thác đời chị ở nơi này với người chồng đau khổ đó! Những phút giây bở ngỡ đầu tiên qua nhanh, Kim và các bạn xúm quanh chị nghe kể chuyện ngoài miền Bắc, chia sẻ nỗi đau khổ vói nhau....Và tất cả thống nhất bầu chị làm công đoàn trưởng. Có lần Kim và các bạn đến thăm gia đình chị Ðào, nhìn thấy anh mà lòng Kim đau xót. Chắc hẳn anh đã từng bị nhiều đau nhức khủng khiếp lắm. Hình hài anh không còn ra gì nữa, xương da bị co quắp lại ! Khuôn mặt anh bị móp méo ghê khiếp, nhưng đôi mắt vẫn còn được linh động. Ngay cả giọng nói của anh cũng không được rõ, cứ như phải lập cà lập cập mới nói được một tiếng (!) Từ nhà chị Ðào, bên kia sônng, xa xa là nhà chị tư Niệm. Chồng chị mất tích trong chiến tranh, để lại chị phải nuôi ba đúa con nhỏ và một cha già. “ Tư khổ lắm !!!....” Chị vẫn thường than như vậy với các bạn đồng nghiệp !. Mỗi khi có dịp đi xuồng ngang qua nhà chị, Kim và các bạn thường gọi hỏi thăm : “ Tư ơi Tư, khỏe không Tư ???...”. Ngoài trường chánh có anh Cung bị pháo cắt đi một chân trong chiến tranh. Anh có đôi mắt sâu và buồn, vẫn làm tốt công việc tài vụ cho trường. Nhà trường lúc nào cũng ân cần giúp đỡ anh, và đời anh thật may mắn có một người vợ tốt và cũng là đồng nghiệp, lúc nào cũng yêu thương anh. Chiến tranh đã qua nhưng đau khổ vẫn còn Tuy vậy, nhũng con người đau khổ đó vẫn phải sống theo nhịp sống của cuộc đời. So với những anh chị đã lập gia đình, đám giáo viên mới như chim mới rời tổ, rất là “ trẻ, khỏe, nhiệt tình “ như anh Nghĩa đã nói. Chị Châu mói về đã lảnh chức trưởng ban văn nghệ, và tổ chức văn nghệ mừng Tết ngay năm đầu tiên. Văn nghệ là một điều rất hấp dẫn đối với hoc trò, nhất là học trò ở Bắc lộ, sống trong chiến tranh và nghèo khổ, chỉ có thể ca theo radio vài câu vọng cổ là vui vẻ lắm rồi. Lóp học của Kim có môt giờ cho ca nhạc vào cuối tuần. Hầu như không bao giờ Kim bỏ giờ này, dù cho buồn bực hay mệt mõi. Thầy ca trước, trò ca sau, rất hăng hái Kim tập học trò ca khá nhiều bài, qua đó rèn luyện lối phát âm, văn từ và phát triển cảm xúc. Học trò ở đây phát âm rất dở chữ r và tr. Chữ “rồi “ thì đọc là “gồi ” chữ trong đọc là “chong “ Không phải điểm trường nào cũng tham gia văn nghệ. Ở điểm trường Bà Năm thì đây là lần đầu tiên học trò của Kim được ra trường chánh tham gia văn nghệ, cho nên chúng rất phấn khích và xôn xao tập dợt. Văn nghê năm đó lớp Kim vũ bài “ Ðồng Lúa Reo “ Bài ca nói về sự vui sướng của người nông dân khi được mùa, bù lại bao công lao khó nhọc. Kim chọn năm em trai vũ điệu đập bồ, còn năm em gái thì cắt lúa, và bé Lan con cô sáu Hảo ca cho các em vũ. Có lần tập văn nghệ, bé Tư không thể tham dự được vì phải trông em, nó cũng ráng ẳm em bé đúng lấp ló bên ngoài ngó vào lớp. Thấy vậy Kim phải gọi vào, vừa ẳm em thế cho nó, vừa gõ nhịp cho học trò vũ. Ngày tổ chức văn nghệ học trò mặc quần áo mới xum xuê đi với cô Ý, cô Hảo và Kim ra trường chánh. Nhìn chúng hớn hở nói cưỏi như đàn chim non lòng Kim cảm thấy vui lây. Ðêm văn nghệ thầy trò Kim rực rỡ trình diễn trước sân khấu, được tán thưởng nồng nhiệt Ðêm đó học trò ngủ lại trường. Sáng hôm sau Kim đưa chúng sang sông, và nhờ cô sáu Hảo và cô Ý đưa về trường. Kim ở lại trường chánh chơi thêm một ngày, đi vườn mua trái cây rồi về quê ăn Tết. Qua Tết con nước ở đây cạn dần. Con rạch Bà Năm vào những lúc nước ròng chỉ còn là một rảnh nước nhỏ. Bấy giò học trò đi học phải lội qua nhũng con rạch cạn; có chỗ phải chờ con nước lớn lên mới có thể đi xuồng qua bên kia bờ để đến trường. Do hoàn cảnh như vậy việc giở giấc phải rất uyển chuyển. Họcsinh vào lớp có thể sớm hơn hay trể hơn qui đinh là chuyện thường ở đây, và đôi khi giáo viên phải bỏ bớt một hai môn phụ nào đó. Mùa nước cạn cũng là mùa người ta mò hến. Con hến nhỏ xíu không mấy có thịt, nhưng biết cách làm lấy thịt nấu cháo hay nấu canh ăn rất ngọt. Lúc này cũng là lúc trái cây ở đây rộ như mận, xoài, ổi, sầu riêng , mít, chôm chôm Bấy giờ những đoàn chiếu phim bắt đầu về chiếu ở trường cầu Ông Vẽ, hoặc chợ Mỹ đức Tây. Người trong Kỳ Ðà, Kênh Lạc, hay gần trường Bà Năm có thể đi bộ ra xem. Những phim được chiếu thường là phim của các nước Ðông Âu như phim Trên Từng Cây Số, Người Cà, hay phim chiến tranh Việt Nam như Mùa Gió Chướng, Cánh Ðồng Hoang... Ðến khuya mọi người ra về đi ngang qua trường Bà Năm cười nói huyên thuyên. Có khi ai đó nói vói vào cho Kim nghe “Chị chín ơi ! Chị còn thức hả chị chín ? “ “ Cô giáo chắc chưa ngủ ? “ Nhìn ra ngoài, Kim thấy vài bó đuốc chập chờn. Nơi này người ta dùng lá dừa khô quấn lại để làm đuốc, đi một đổi phải phất phất cho lửa bắt cháy tiếp. Kim đã từng tập đi đuốc nhưng không bao giờ được cả. Bấy giờ cũng là mùa thủy lợi. Từng đoàn người mang cuốc xẻn lầm lũi đi ngang qua trường. Có lần vài thanh niên đứng bên ngoài ngó vào lớp, Kim nghe loáng thoáng “ Cô giáo trẻ quá, chắc vài hôm nữa tôi xin vào học ”. Nguyễn văn Lưu lớp phó của Kim làm bộ ho, nhưng cuối cùng Kim nghe là “ be he....he...”. Kim phải vờ làm rớt cây viết và cuối xuống lượm để dấu miệng cười cái lém lĩnh của thằng bé. Kim có thói quen đọc sách trước khi ngủ. Một hôm đọc sách đến lúc muốn thiu thiu ngủ thì Kim nghe tiếng của một người thanh niên gọi nàng: “ Kim ơi ! Kim ! “. Kim đoán có lẽ người thanh niên đó đã ngó qua lỗ hổng ở ổ khóa, và biết nàng còn thức. Kim bật ngồi dậy đến bên cửa hỏi vọng ra: “ Anh là ai ? Ðến kiếm tôi có chuyện gì giờ này ??? “ Người thanh niên nói nhanh, giọng trầm ấm: “ Kim, Kim không nhớ tôi sao ? Hồi chiều đi ngang qua lớp...tôi chào Kim đó ! “ Kim nhớ lại gần cuối giờ có hai thanh niên đi ngang qua lớp học. Người đi bên trong vóc dáng trung trung, nước da ngâm ngâm, mặc áo sọc, mĩm cười chào Kim mà nàng không biết là ai. “ Tôi gặp Kim vài lần trên đường từ cầu Mỹ Hưng vào trong này. Có lần tôi đã dẫn Kim qua những chiếc cầu....” Nhớ lại thời gian đầu tiên đến đây Kim chỉ biết đi ngã cầu Mỹ Hưng. Ngã này đi dọc theo con rạch Bà Năm phải qua rất nhiều cầu kỳ nhỏ xíu và lắc lẻo. Lúc đó Kim đi chưa quen nên nhiều khi phải đứng chờ người nắm tay đưa qua cầu. Nhưng làm sao Kim nhớ nàng đã nhờ ai, khi tâm tư nàng chưa được ổn định vì cảnh lạ đường xa. Nhưng dẩu gì thì cái việc một nam một nữ nói chuyện giữa đêm khuya khoắc như thế này không thuận cho Kim chút nào ! “ Anh ơi ! Sao anh không đến gặp tôi giữa ban ngày ? Anh biết đó, đời sống của tôi ở đây luôn luôn có học sinh và phụ huynh dòm ngó, anh thông cảm cho tôi !!! “ “ Tôi hiểu ! Xin lỗi Kim , nhưng ngày mai tôi phải đi xa....!!! Ban ngày có học trò vây quanh Kim nên tôi khó nói lắm !....Tôi đến để từ giả Kim.Tôi không biết cuộc đời tôi trong tương lai có như ý hay không, nhưng phải nói....những ngày qua, mỗi lần đi ngang qua đây thấy Kim là lòng tôi vui. Thôi Kim trở vào ngủ đi ! Chúc Kim vui vẻ ! “ “ Chúc anh đi bình an ! “ Kim nhìn anh đi khuất trong bóng đêm rồi trở lại vặn nhỏ cây đèn, leo lên vạt ngủ thiếp lúc nào không hay. Một tuần lễ sau Kim nghe có một chuyến ra đi. Vùng này hầu như không ai nghĩ đến chuyện vượt biên. Gia đình ra đi là người Sài Gòn về đây tạm sống qua ngày để chờ cơ hội. Kim không biết người thanh niên dêm ấy có đi chuyến vượt biên đó hay không.. Nhưng cũng từ ngày ấy Kim không bao giờ gặp lại anh nữa . Kim cũng đổi hướng đi ra quốc lộ bốn bằng ngã cầu Ông Vẽ. Từ trường đi dọc thae nhánh sông Cá Thia ra đến cầu Ông Vẽ ngoài quốc lộ bốn chỉ qua hai ba chiếc cầu gòn. Về quê nghỉ hè không đầy hai tháng Kim phải trở lại trường để học chính trị. Học chính trị được tổ chức từng cụm trường. Kim và các bạn phải về trường Mỹ đức Tây để học chung với các giáo viên trường khác như Mỹ Lợi, Mỹ Lương và An Thái Ðông.. Ở quê lên Kim thấy trường sở thật hư hại, vách lá bị long ra, bàn ghế bị xiêu vẹo ! Vách ngăn chỗ Kim ở và lớp học bị xé toạt một lỗ lớn ! Ai đã vào chỗ Kim ở để lục phá đồ đạc ??? Thật ra những gì Kim để lại đây có mất cũng chẳng hề gì, nhưng sự việc xảy ra như vậy không làm cho Kim an tâm ở đó nữa. Trước khi về quê Kim đã đến bác sáu Ban, là trưởng ấp ở đây, và chị ba Phích ở kế bên để nhờ trông coi trường sở. Trường sở ở đây thành lập sau ngày ba mươi tháng tư là do người dân hoàn toàn đóng góp. Tuy nhiên tinh thần bảo vệ của công ở đây còn thấp kém, ngay cả học sinh có đứa cũng không ý thức điều này dù rằng cô giáo vẫn thường nhắc nhở. Một người có tiếng nói quan trọng ở đây là bác ba Hớn. Ông là một trong nhũng người đã sống và cam chịu ở đất này từ thời chiến tranh. Con trai bác đã hy sinh cho chế độ mới, để lại bác những đứa cháu còn nhỏ phải nuôi dưỡng. Trường sở và cầu kỳ ở đây đều cậy nhờ vào tay bác. Kim phải đến trình bày cho bác ba biết tự sự và quyết định của nàng sang nhà cô sáu Hảo ăn ở luôn nơi ấy. Bác ba định gần tựu trường nửa tháng sẽ mượn thêm anh hội trưởng hội phụ huynh ở đây cùng bác tu sửa lại trường. Cô Ý, cô Hảo và Kim cũng sẽ có mặt khi ấy. Năm này bác ba trông già hơn, dù vậy ông vẫn còn khỏe và miệng còn nhai trầu. Cá nhân Kim rất quí mến bác dù ít có dịp tiếp xúc với ông. Bác là một mẫu người nông dân nhiệt tình, yêu quê hương dù trong một tầm nhìn hạn hẹp do hoàn cảnh đời sống của bác.Vóc dáng bác to lớn, giọng nói của bác lúc nào cũng sang sảng khẳng khái.Tuy là một gia đình liệt sĩ, bác không vì vậy mà bảo vệ sự sai trái của chính quyền bấy giờ. Bác hầu như chẳng màng sự khen chê. Bác sống một cách chân thật và rất xây dựng. Chính vì vậy mà bác được sự nể nang của hầu hết mọi người ở đây, ngay cả chính quyền xã ấp. Bác là hình ảnh gần gũi nhất mà Kim muốn học trò ở đây noi theo. Kim đến sống với gia đình cô sáu Hảo thoải mái gần như trong gia đình của mình. Cô là một người vợ, người mẹ mà Kim nghĩ không ai có thể hơn được trong hoàn cảnh của cô. Cô giả từ cuộc sống ở Sài Gòn về đây móc mương, đấp bờ, làm vườn như mọi người ở đây. Cô đã năm lăm tuổi. Cô nói với Kim là trước đây cô chỉ mong khi được hưu trí ở nhà giăng võng nằm đọc truyện Tàu. Nhưng bây giờ hoàn cảnh đã đổi thay, cô vui với việc chăm sóc vườn tược mỗi ngày. Gia đình của cô ở đây vẫn còn nhiều khó khăn, song cô không màng dựa vào sự giúp đỡ của hai người con gái lớn còn đang làm việc ở Sài Gòn. Ðứa con nhỏ nhất của cô là Lan và anh nó là Ðức còn đang học cấp hai, và Thúy là chị của hai đứa bị tiểu đường đã nghĩ học từ lâu. Nỗi đau khổ lớn nhất của cô là mất đi một người con trai trưởng vì bị tiểu đường khi đang còn học y khoa. Cô biết Thúy cũng đang trên đường đi đến cái chết một ngày rất gần ! Cô từng nói với Kim “ Chỉ cần mỗi tháng một mũi insulin là Thúy có thể kéo dài sự sống ...“ Từ khi tiền bạc gia đình đã cạn kiệt, đời sống của Thúy bị rút ngắn dần ! Nhìn Thúy Kim không thể tưởng được rằng em đã là một cô gái xinh xắn và thông minh. Sống với cô sáu Hảo Kim học hỏi được rất nhiều, nhưng việc nấu ăn thì không tài nào Kim khéo được như cô cả. Ăn uống bấy giờ rất đạm bạc, nhiều khi phải ăn như ăn chay vì thiếu thịt cá trầm trọng, nhưng cô nấu ăn rất ngon mà không cần nhiều bột ngọt. Ðến ăn chung với gia đình cô sáu vừa vui vừa được ngon miệng nên Kim bắt đầu lên cân. Kim liền từ chối sự tiếp tế lương thực của gia đình từ khi ấy. Mùa học chính trị đầu tiên năm ấy chị Vân cũng ra ở chung với gia đình cô sáu Hảo. Kim và chị ngủ chung với nhau trên bộ vạt phía trước. Gia đình chị Vân cũng ở Sài Gòn và mới hồi hương về Gò Công như gia đình Kim. Cô sáu Hảo, Kim và chị Vân cảm thấy gần gũi nhau hơn qua những kỹ niệm sống ở Sài Gòn khi xưa, và thân phận hồi hương ngày hôm nay. Chị Vân nói với Kim: ” Gia đình tao hồi hương hoàn toàn thất bại; sự khó khăn quá mức ! Ruộng xấu mà làm kiểu giao khoán bị lỗ, có vụ chỉ giao trọn đủ số cho nhà nước là mừng rồi. Còn trồng rau cải gặp đụng chợ thì giá rẻ thúi, bỏ công sức ! Cái khó khăn đó không thể nào tự mình giải quyết được nên cứ sống trong nghèo khó lẩn quẩn !!!….” Kim rất thông cảm với chị Vân. Ở Gò Công bấy giờ làm ruộng giao khoán có nghĩa là chính phủ qui định một công ruộng phải đươc bao nhiêu lúa, phải đóng cho nhà nước bao nhiêu, lời ăn lỗ chịu; nhà nước chỉ bán một số xăng dầu và phân bón theo giá qui định mà thôi, không đủ dùng thì nông dân phải ra chợ đen mua thêm. Những khi ba Kim làm lúa được trúng thì đã phải giao cho nhà nước hết phân nữa, phần còn lại đủ ăn trong năm nhưng tính ra gần như mua gạo ăn, nhưng được cái gạo ngon, và có té ra cám, thóc, hay lúa lép cho gà vịt nuôi trong nhà.Kim tự hỏi những nông dân chỉ sống nhờ vào ruộng lúa thì khi thất mùa làm sao họ sống ? _Những năm làm ruộng giao khoán như vậy nhiều người ở Gò Công đã phải bỏ làng xóm đi làm công ở xứ la quê người ! Cô sáu Hảo cũng nói: “ Chương trình kinh tế mới bị thất bại vì người dân không được giúp đỡ và hướng dẫn, hoặc sự giúp đỡ chiếu lệ. Cũng may gia đình tôi về đây ! Có nhiều người Ở Sài Gòn sợ bị xua đi vùng kinh tế mới lo vội mua đất trồng trặc bị thất bại hoài phải bỏ cuộc, giống như họ đổ tiền vào một cuộc làm ăn vô định vậy. Thay đổi chế độ sẽ có một số người được đổi đời, kẻ lên voi người xuống chó. Ðó là số phận, biết sao bây giờ ! “ Chị Vân sống ở đây trước nên biết ăn bánh xèo lá cách, bông điên điển chấm cá kho; và chị còn dạy Kim ăn rau má sống, nhổ cải trời nấu canh. Kim và chị Vân cùng gia đình cô sáu vui trong đời sống đạm bạc. Những buổi sáng sáng chiều chiều đi bộ học chính trị, nhìn những chuyến xe liên tĩnh ào ào lướt qua trên quốc lộ bốn đưa những con người đi bôn chen trong cuộc sống khó khăn, Kim cảm thấy mình thong dong và bình yên lạ. Học chính trị chẳng có gì thích thú vì cứ nhai tới nhai lui “ Ðảng ta ...dương cao bốn ngọn cờ....ba dòng thác cách mạng...yêu xã hội chủ nghĩa là yêu nước...”. Lớp học chính trị thường bị bế tắc khi đem chính sách ra đối chiếu với thực trạng cuộc sống. Anh Nghĩa cho thảo luận một cách lấy lệ. Ðây là năm anh phải ra khỏi ngành vì cái gốc quân nhân biệt phái của anh. Anh không buồn bả chi về vụ này, và có lẽ anh đã chuẩn bị cho anh đời sống ruộng vườn ở đâu đó. Bảy và Kim thích kể lại cái thuở ban đầu gặp anh Nghĩa ở phòng giáo dục. Anh bắt gặp Kim và Bảy xì xào và cười lém lĩnh, vội hỏi: “ Hai đứa nói xấu gì anh đó ? “ Kim thành thật trả lời: “ Con Bảy kể lại lúc gặp anh ở phòng giáo dục để lảnh tụi em về trường, lúc đó nhìn anh thấy ‘ngầu’ lắm, nên than trong bụng là ‘ Thôi rồi ! Cuộc đời của mình bị sa vào tay tướng cướp ! ‘ “ Anh Nghĩa cười khà khà, để lộ hàm răng đầy khói thuốc. Ðám giáo viên trẻ coi anh như người anh cả . Những ngày cuối năm tập dợt văn nghệ , sau khi nhâm nhi một ít rượu anh cứ ca hoài một câu “Hôm nay ngày cưới em, kìa hoa hồng kìa xác pháo....”. Kim và các bạn thừa cơ hội bắt anh kể chuyên tình của anh cho nghe. Nhớ đến anh Nghĩa là nhớ đến khẩu hiệu “ Cơm, áo, gạo, tiền “ được đề cập sau khi họp chuyên môn xong. Năm nay ở trường cần một giáo viên đi học ở trường đoàn về sinh hoạt với học sinh. Anh Nghĩa đề nghị Kim. Anh gọi Kim nói chuyện riêng với nhau: “ Kim à, cái thời của tụi anh coi như đã qua, bây giờ chỉ trông cậy vào những thế hệ sau..Em nên đi học trường đoàn, vì đó là bước căn bản nếu em muốn cuộc đời em tiến xa hơn…. “ “ Dạ, cám ơn anh ba, nhưng anh cho em một thời gian..Mai em trả lời nha anh ba ! “ Tuy nói là vậy nhưng Kim có linh cảm đời sống của nàng sẽ không an ổn với cái nghề dạy trẻ. Tâm tư Kim thường đối kháng với những điều tai nghe mắt thấy, với chữ nghĩa rỗng tuết và thực tế tệ hại. Mặc dù anh Nghĩa nói vậy nhưng Kim biết rằng trong chế độ đảng trị người không có tuổi đảng không có tiếng nói, chỉ phải tùng phục làm theo chỉ thị mà thôi. Và con đường vào đảng chỉ dành cho những ai có lý lich gia đình trong sáng, hay đã từng tham gia cách mạng mà thôi..Kim quyết định nhanh chóng nhường lại cho Lý thị Bảy khóa học ở trường đoàn. Bảy có giọng hát nhạc thiếu nhi rất hay, và nàng cũng rất nhiệt tình trong công tác. Thế rồi cũng đi qua mau những ngày học tập chính trị, thảo luận, ca hát, ăn cơm lon guigoz, và trông chờ hàng nhu yếu phẩm. -------------------- Mmm |
|
|
![]()
Post
#4
|
|
![]() Bảo vệ Tổ Quốc ![]() ![]() ![]() Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country ![]() ![]() |
PHẦN HAI
Năm 1978 là năm Cái Bè bị thất mùa vì nạn sâu rầy. Vùng này có nhiều ruộng thâu hoạch rất cao; trung bình mỗi công ruộng được ba mươi lăm gia lúa, nhưng năm ấy bị thất trắng, và lại thêm nạn nước nổi. Nhà trường phải ra thông báo nếu học sinh nào đói quá học không nỗi giáo viên phải cho ra về ngay. Tuy vây Kim biết có những gia đình con em của họ trở về cũng khônng có sẵn cái gì để đỡ dạ. Kim đi dạy buồi chiều, ra về lúc con nước bắt đầu lên Bấy giờ Kim thấy nước chảy cuồn cuộn một cách dữ dội, sức nước mạnh khủng khiếp. Trên đường mòn lần ra quốc lộ bốn Kim phải níu mấy nhánh mận, ổi, hay bất cứ nhánh cây nào có thể cho nàng một điểm tựa để đi mà không xẩy chân lọt rớt xuống sông. Sau khi tựu trường dạy được gần một tháng thì anh Nguyên, hiệu trưởng mới ra thông báo nghỉ tạm thời chờ con nước rút xuống. Kim vội ôm khăn gói về Gò Công, bỏ lại gia đình cô sáu Hảo lần đầu tiên chóng chỏi với nạn lũ lụt ở đây. Sau một tháng nước rút xuống dần, giáo viên được lệnh trở về nhiệm sở. Cây cối nhà cửa nơi này không bị hư hại vì con nước lên cao tràn trề rồi lại rút xuống ngay Thời gian lũ lụt cuộc sống của người dân có phần khó khăn, nhưng khi con nước giựt xuống để lại một lớp phù sa làm trù phú ruông vườn. Kim đã từng học phù sa sông Cửu Long bồi đắp ruộng vườn màu mỡ từ những năm tiểu học mà đến nay mới thấy thật sự.ra sao. Trường lớp bị nước lũ tràn ngập , khi nước rút xuống bàn ghế dơ bê bết; Kim phải bỏ ra môt ngày lau chùi. Năm nay Kim dẫn học trò lớp một của cô Hảo lên lớp hai. Lũ học trò lớp nào cũng nhổ giò nhanh chóng, chúng lớn nhanh như thổi. Qua một năm dưới sự hướng dẫn của cô Hảo học trò đã quen nề nếp. Do đó năm nay việc ổn định lớp học được nhanh chóng, Kim cứ theo chương trình đã định sẵn mà dạy cho kịp học kỳ. Cô sáu luôn luôn dạy buổi sáng. Chị Ý bận rộn với bé An nên đứng lớp buổi trưa. Kim luôn luôn giành dạy buổi chiều, vì có lúc Kim về thăm nhà trở lên vào sáng thứ hai vẫn còn kịp đứng lớp. Ðôi khi Kim phải đứng lớp ba giúp chị Ý, hay lớp bốn ngoài Mỹ Quới của cô Bảy. Nơi dồng quê hẻo lánh này môn vẽ là môn học xa xỉ, vì không học sinh nào có được hai cây chì màu ! Kim phải cho học sinh vẽ hoa hình học,không phải đòi hỏi tô phết nhiều. Về thủ công thì chỉ cho chúng dùng sình nắn đồ vật, con vật. Không có bản đồ và quả cầu, Kim phải dùng phấn vẽ trên bảng để giảng dạy. Môn khoa học thường thức học về cây lúa, cây đậu... thì lý thú nhất vì học trò biết nhiều hơn cô giáo, Kim chỉ giúp chúng hiểu biết ở khía cạnh khoa học mà thôi. Qua một thời gian dạy học ở đây Kim mới thấy rằng yêu cầu học sinh giữ sách vở sạch sẽ là một điều rất khó khăn. Lắm khi chúng làm việc gì đó tay chân dín sình đất, đến giờ đi học rửa sơ qua rồi vội vàng ôm cặp đến trường. Muốn tập cho học sinh có thói quen tốt vệ sinh, Kim phải kiểm soát tay chân của chúng thường xuyên, nhưng cũng không thể quá gay gắt vì đời sống người dân ở đây quá khốn khó. Kim có thể nhìn qua bề ngoài của học trò để có thể đoán được gia đình của mỗi đứa như thế nào. Kim đã từng đi quan hệ với một số phụ huynh học sinh ở vùng này, nàng thấy giáo dục chỉ thành công khi có sự kết hợp giữa nhà và trường.Học sinh cấp hai ở vùng này chỉ có vài ba đứa. Học sinh cấp hai khác xa với học sinh cấp một:_ chúng ăn mặc sạch sẽ, nói năng lịch sự và hiểu biết hơn học sinh cấp một. Tất nhiên phụ huynh của các em học sinh cấp hai có quan tâm đến sự giáo dục con em họ. Kim thường so sánh như vậy để học trò hiểu được sự học hành rất quan trọng trong việc giúp chúng phát triển nhân cách Má của Ngọc, học trò của Kim, là con gái lớn của dì ba Nhân trong trường Kỳ Ðà, sáng chủ nhật sẽ vào trong ấy ăn giổ. Chị mời Kim cùng đi với chị, sẵn vào chơi với bạn bè dạy ở trong ấy đang ở trọ nhà dì ba. Buổi sáng vào khoảng chín giờ, nước sông lên cao như muốn tràn qua khỏi bờ, Ngọc và mẹ cho xuồng đổ lại đón Kim. Chị năm, mẹ Ngọc, chào đón Kim với nụ cười thật tươi, để lộ những cái răng vàng khè phía trước. Chị năm và Ngọc hôm nay mặc áo mới, loại vải được mua rẻ mỗi kỳ nhu yếu phẩm. Trơng xuồng có một thúng nếp, và một túi khoai lang đỏ, có lẽ đó là phần đi đám của chị năm. Kim đem hai phong bánh in được bọc giấy kiếng đỏ mua ở quán chị ba Phích đặt lên thúng cho khỏi ướt. Kim ôm cái túi xách trong lòng rồi ngồi phệt lên đôi dép da, xoay lưng lại chị năm. “ Cô vào chơi là quí rồi, mua bánh trái mần chi vậy ? “ Kim nói tảng lờ: “ Anh năm không đi sao chị ? “ “ Bửa nay anh năm phải lo đi canh mua dầu lửa, ngót một tháng rồi tụi tôi phải mua giá ngoài. Cô có đủ dầu để xài không ? “ “ Vừa đủ chị à ! “ Thật ra số dầu mà Kim lảnh được mỗi tháng chỉ đủ xài với cái đèn bóng nhỏ xíu mà thôi. Cứ mỗi tháng xe dầu về, người ta sắp hàng nối đuôi dài dọc, chờ đợi cả buổi nhể nhại mồ hôi để được phân phối một ít dầu. Nhà cô sáu Hảo khi có trăng mới thức chơi tới khuya, còn thường khi thì phải tắt đèn đi ngủ sớm. “ Thì tại anh hai đi câu tôm mỗi đêm mới hao dầu ! “ Ngọc nói xen vào. “ Không đi câu lấy tiền đâu mua tấm áo tấm quần ? Năm nay ruộng thất mà không có nó phụ là chết cứng ! Sang năm ba mày ráng làm ba vụ coi ra làm sao. Phải ráng làm ! “ Chị năm nói như để nhắc nhỡ chính mình. “ Mua vải kỳ sau để cho con và thằng Nam mỗi đứa một bộ đồ ăn Tết, nghe má ! “ “ Ừ mà, nhắc hoài ! “ Nghe chị năm và Ngọc nói chuyện nhà, trong đầu Kim khái quát được căn bản kinh tế gia đình chị thu nhập được là nhờ một mẫu ruộng làm hai vụ mỗi năm, và chút ít tôm cá của con sông con rạch. Ruộng ở đây cũng làm theo kiểu giao khoán như ở Gò Công, lời ăn lỗ chịu, nhưng nhờ ruông tốt nên nông dân làm còn có ăn. Người dân cũng được mua xăng dầu và phân bón để làm mùa cùng là những nhu yếu phẩm như đường, bột ngọt, xà bông, vải vóc..với giá chính thức.Những nhu cầu này mua của nhà nước không đủ dùng nên người dân phải mua thêm ngoài chợ đen với giá cao. Trong khi.phần thu nhập được rất giới hạn, phần chi xuất lại nhiều và chịu phải giá cao nên đời sống của gia đình anh chị năm hay những nông dân khác thường gặp khó khăn. Trong tình trạng như vậy, nếu thất mùa hay chị năm sanh thêm nữa thì cái vòng nghèo khổ lẩn quẩn lại càng không lối thoát ! Xuồng theo con nước đi rất nhanh. Càng đi vào trong đồng trống càng mênh mông. Con đường đi men theo bờ sông bị nước tràn qua, không còn phân biệt được đâu là bờ đâu là sông, mà chỉ thấy như toàn là một biển nước. Cảnh vật trông hoang vắng, tịch liêu !. ” Ðường như vầy sao người ta đi được chị năm ? “ “ Còn đi được cô ơi, người ta đi quen rồi. Ở đây là vậy, mười bảy nước nhảy khỏi bờ mà ! Chắc dưới cô cũng vậy (?). “ “ Dạ, nhưng mãi đến gần Tết nước mới dâng cao. “ Ngọc ngồi bơi phụ đằng trước mũi, xây lưng lại Kim, mái tóc cháy nắng được kẹp gọn gàng bởi một cái kẹp bướm mới mua. Em năm nay mới mười tuổi nhưng khuôn mặt nom như đã mười hai mười ba, da mặt lấm tấm lông ben “ Con nước ở đâu chẳng vậy cô.(?) “ Có lẽ do tới tháng đó nước mới đổ xuống tới dưới. “ Chị năm vừa giải thích vừa chào bà già ngồi trong nhà trên bờ đang têm trầu “ Dì ba, khỏe hả dì ? “ “ Ờ, bây vô trỏng hả ? “ “ Dạ “ “ Bây nhắn tao gửi lời thăm bà ba nha ! “ Giọng bà già nói rướng theo, chiếc xuồng lao nhanh theo dòng nước. Gió thổi mát lạnh.Sóng lăn tăn dập vào mạn xuồng nghe như vỗ về, hòa với nhịp bơi đều đặn tạo thành một âm thanh nghe đến thích tai. Kim ghiền cái âm thanh ấy . Cứ mỗi sáng thức giấc dậy sớm, Kim thích nằm nghe tiếng xuồng ghe qua lại, tiếng dầm bơi đều đặn, tiêng nước vẩy nghe mát tai, tiếng ai đó trên xuồng chuyện trò thoảng qua. Ðứng trên bờ Kim thấy người dân ở đây bơi xuồng nhịp nhàng như tạo thành một điệu vũ trên song…. Chẳng mấy chốc đã tới nhà dì ba. Bảy và Hạnh đang phụ rửa chén ngoài cầu nước. Vài chiếc xuồng của ai đó neo vào thân cây bần sát bên cầu. Bảy tươi cười hỏi lớn giọng: “ Phái đoàn vô tới kìa! Chị năm, anh năm đâu ? “ “ Ở nhà canh mua dầu lửa, mua xong ổng vô sau với sắp nhỏ. Thầy cô trong này mạnh hết hả ? ” “ Dạ !. “ Quay sang Kim Bảy ân cần nắm tay nàng dẫn lên cầu nước. Hạnh chọc quê Kim: “ Bảy không nắm tay dám Kim té lọt lắm à nha ! “ Hạnh làm Kim nhớ lại ngày đầu tiên vào Kỳ Ðà, cũng tại chỗ này, nếu không có anh Nghĩa nắm tay Kim kịp lúc thì nàng đã té nhào xuống sông vì cái tật bước lên cầu nước là đạp xuồng ra. .. Kim nói chống chế, tự mãn: “ Hứ, ta biết bơi xuồng rồi cưng à ! “ “ Gioi ! Rồi sẽ có dịp trổ tài.! “ Hạnh cười trả lời Kim Ngọc khệ nệ mang túi khoai lang, còn chị năm bưng thúng nếp. Kim và hai bạn nhường bước cho chị và Ngọc vào trong trước. Ði ngang qua Bảy và Hạnh, Ngọc không quên chào hai cô. Kim ngó vào nhà dì ba. Nhà dì ba cất quá thấp, vách lá xơ rơ. Căn nhà không có cửa sổ , chỉ có cửa trước và cửa sau. Cửa trước cũng làm bằng mái lá được chống đỡ bởi một cây đòn. Do đó căn nhà nhìn thấy thiếu ánh sáng và không được khang trang. Bên kia bờ sông vài căn nhà lá xiu vẹo cùng một kiểu nhà của dì ba, đứng sát nhau như để che đỡ. Xa xa vài căn nhà rải rác, cũng vách lá sơ sài, cheo heo trên đồng lúa mênh mông. Kim theo Hạnh và Bảy mang chén bát vào trong. Trên bàn khách bày la liệt đồ cúng. Bàn thờ dặt sau cái bàn khách, chưng đầy hoa quả. Mạnh và Lâm đang ngồi trên bô ngựa nói chuyện với vài người khách. Sau khi giới thiệu và chào hỏi xã giao, ba cô giáo xuống bếp xúm lại tỉa thấu chua. Hôm nay nấu ăn đãi trong nhà, khách khứa mời vào ngày mai. Nhà dì ba không được rộng lắm, cũng không được vững chải. Song trên một diên tích khiêm tốn vẫn chứa được hai bộ ngựa, cái bàn khách và bàn thờ ở nhà trước, tất cả được làm bằng một thứ gỗ sơ sài.Nhà trứơc hay còn được gọi là nhà trên cách phòng trong một tấm chắn làm bằng lá chằm. Một cái giường và có thể là một bồ lúa ở phòng trong hay nhà trong, vì lúc ấy Kim thấy cái bồ đã được cuộn lại để ở một góc phòng.. Nền nhà được đắp đất sơ sài, chỉ được lẳn đi ở những lối ra vào. Phòng trong quần áo máng giăng giăng. Tộ chén làm đám để một góc phòng, ngay trên nền đất. Vài cái khạp có lẽ để chứa nếp, hay đậu, hoặc thức ăn khô được đặt sát vách dưới chân giường. Cái bếp chỉ là một mái lá de ra nối liền với cánh cửa duy nhất bên trái của phòng trong, cũng như muốn dổ xiu. Cái mái này cũng vừa đủ chỗ để che cho ba ông lò được đặt phía trên một cái bệ, trên vách và phía dưới cái bệ lủ khủ xon nồi. Dì ba có hai người con trai lớn hy sinh cho chế độ mói trong chiến tranh. Người con trai thứ tư bị đau nặng mất sớm. Do đó dí thương người con rễ thứ năm, ba của Ngọc như con ruột. Dì chỉ còn một cô con gái út, cô Lựu, năm nay sẽ gả lấy chồng Dì ba và người con gái út đã chèo ghe đi chợ Mỹ Ðức Tây từ khuya sớm. Rựng sáng ra là hai người đã về đến nhà. Năm nay mặc dù thất mùa nhưng dì có suôi mới, phải làm cái đám coi được một chút “ Cô Kim thấy ở đây buồn không ? Sao cô nào mới vô đây cũng khóc hết vậy ? “ “ Trước lạ sau quen dì ơi.! Bây giờ tụi nó hết khóc rồi, biết đâu chừng chịu ở lại đây luôn nữa. “ Dì ba miệng nhai trầu cười ha hả. Dì bợ cái thúng đậu xanh đã đãi sạch vỏ ngoài sông, đem gát lên cái cối đá cho ráo nước. Dì là hình ảnh của một người mẹ già gầy gò chịu đựng và tình cảm mà Kim thường thấy trong các phim chiến tranh Việt Nam. Dì cũng như bác ba Hớn, sống trong vùng do Việt Cộng kiểm soát, phải chịu đựng mất mát và hy sinh cho họ. Cuộc sống của những kẻ đã sống nhờ vào người dân ở đây đã thay đổi, đã thật sự được cách mạng. Nhưng người dân ở đây vẫn tiếp tục gánh vác, tiếp tục sống nghèo khổ, và ly cách Ở đây hầu như nhà nào cũng có người hy sinh cho chế độ mới. Thời chiến tranh qua rồi, nhưng dường như người dân ở đây vẫn quen lối sống nay chết mai, không màn đến tương lai dài hạn. Hoặc dẩu họ có muốn cuộc đời thay đổi cũng không được vì họ không được giáo dục và hương dẫn, vì thiếu thốn những phương tiện để học hỏi, vì sau vụ mùa khi đóng thuế xong chẳng còn đức bao nhiêu ! Hầu như đồng tiền tạo được chỉ dồn vào cái đám giồ trả nợ miệng, hoặc đám hỏi cưới, và ăn cái Tết. Sự nghèo khó đã có gốc rễ ở thôn quê, vẫn không vươn lên nỗi sau những năm giải phóng và cải cách ! Thanh niên ở đây lớn lên làm ruộng xong là vui chơi thỏa thích, nhậu nhẹt li bì. Như để bù lại số bị mất mát trong chiến tranh, thanh niên ở nơi này lập gia đình rất sớm. Ðời sống độc thân của các giáo viên như bọn Kim “ lỗi thời “đối với họ. Buổi chiều xuống, các cô xúm lại gói bánh ếch, bánh tét. Bánh được gói rất nhiều để đãi và chia cho bà con ngày mai. Con heo duy nhất cũng được đem ra thọc tiết, một phần nấu đãi và một phần được giữ lại để chia cho người trong họ có phần ăn ruộng hương hỏa của ông bà, theo tục lệ . Cơm nước buổi chiều xong thì trời đã sập tối; mọi người tụ tập ở nhà trên. Chồng sắp cưới của Lựu từ xóm trong đã có mặt từ lúc nào. Anh năm và hai con trai cũng mới vào tới. Anh có giọng ca vọng cổ ấm áp và mùi mẩn, đã làm chị năm mê mết một thời. Mỗi người lần lượt hát một bài. Kim ca một đoạn vọng cổ nghe lóm được của lũ học trò, được vỗ tay bôm bốp: “ Con rạch Cá Thia chảy về Tắc Cẩu, con sáu sang sông ......Trời tháng tư, em mặc áo hoa cà. Qua ngõ nhà anh em kéo nghiêng vành nón, giả bộ vô tình làm rớt cánh bằng lăng...” Trong lúc mọi người còn đang ca hát rộn rã, Kim và Bảy ra bờ sông ngắm trăng, hai bạn ngồi trên khúc cây mới được cắt để nay mai làm bàn học Bảy thầm thì: “ Cuộc sống ở đây như cách biệt với thế giới bên ngoài quá hả Kim ? Không có Lâm và Mạnh là ta bỏ trốn rồi ! ” “ Ráng một hai năm nữa là ra ngoai rồi. Mi có định xin về Gò Công không ? “ “ Chắc rồi, nghe nói phải công tác ít nhất trên ba năm ! “ Khi ra trường sư phạm Kim tình nguyện đi xa vì muốn có cuộc sống riêng tư an ổn sau những cú sóc kinh tế gia đình do những việc làm ăn may rủi của ba nàng. Kim được mãn nguyện thật sự. Sông nước Cái Bè làm tâm trí Kim dịu lại. Kim hài lòng với cuộc sống hiện tại nên chưa có ý định xin đổi dời nhiệm sở như các bạn khác. “ Học trò ở đây ngoan không , Bảy ? ” “ Ðược lắm, nhưng khó khăn đủ thứ ! Sách mói lảnh bị rách hư nhiều quá. Học cụ không có một món ! Mi dạy làm sao ? “ “ Cố gắng bằng mọi cách để tạo hứng thú cho học sinh học và hiểu bài là được rồi ! “ Thật tìnht Kim không rõ tiền niên liêm mỗi năm học trò đóng dùng vào việc gì sau khi nộp đầy đủ cho phòng giáo dục. Bảy tần ngần một hồi rồi nói nhỏ giọng: “ Mi có thấy anh chàng ngồi hút thuốc ở góc bộ ngựa không ? _ ngồi sát bên Lâm đó. “ “ Bảy à, ta thấy hắn chú ý mi lắm Ai đó vậy ? “ “ Cháu gọi dì ba bằng dì, làm xã đội phó ở Mỹ ÐứcTây, lớn hơn ta hai tuổi, vợ mới mất năm rồi, có hai con. “ Kim hiểu ngay câu kết của chuyện lòng này, đó chỉ là một cuộc đeo đuổi vô vọng ! “ Mi nói về chàng của mi cho ta nghe đi Bảy ! “ Bảy ngước nhìn bóng trăng treo lơ lửng trên cây bằng lăng “ Buồn lắm ! Kể chuyên của mi đi ! “ “ Ði học tập mút mùa rồi ! “ “... Anh Vinh đang làm xây dựng ở Long Ðịnh. Anh bị thương nặng nên đi học tập ngắn hạng thôi. “ “ Thời gian mi học sư phạm Vinh ghé đón hoài đó hở ? “ “ Ừ! “ “ Tới đâu rồi ? “ “ Chẳng tới đâu cả, bà già không thuận nên cứ im lặng, từ ngày xuống đây là không còn tin tức gì với nhau “ “ Làm sao quen nhau ? “ “ Bạn của anh ta, thân với anh ta từ lúc ta còn nhỏ; nhưng bà già không chịu vì bà kết tình nghĩa với gia đình anh Sang ở Sài Gòn nên chỉ muốn gả ta về nơi đó, bà phản đối dữ lắm ! “ Kim đã quen độc lập quyết định cho mình nên cảm thấy ái ngại cho hoàn cảnh của Bảy vô cùng. “ Hạnh phúc cho mình thì mình phải chọn lựa lấy chớ, mi ! “ “ Mi nghĩ ta nên phải làm sao ? “ “Mi nên về thăm anh Vinh ! Khi nào thấy có đủ điều kiện để kết hôn thì làm đám cưới. “ “ Má ta không dự ! Bà chỉ muốn gả ta cho anh Sang. Gia đình anh Sang và gia đình ta đã quen biết từ lâu, giao hảo thân mật. Anh ấy thương ta,....nhưng ta cảm thấy không hợp mi à ! “ “ Mi và Vinh ráng chờ vài năm nữa là bác gái cũng phải chịu, không thôi để làm mắm hay chi (?) “ Có tiếng ai dưới sông ca lanh lảnh chuyện tình Lan và Ðiệp. Kim ngó ra khoảng xa mù nơi có ánh đèn câu. Dần dần một chiếc xuồng nhẹ nhàng lướt tới, tiếng dầm bơi rất khoan thai. “ Bé ba, học trò Lâm đó Kim, nó ở bên kia sông, câu tôm tài lắm ! “ “ Một hai năm nữa là nó có vợ được rồi ! “ “ Chắc mẽm là vậy ! “ Kim chỉ về phía trong Kỳ Ðà: “ Có vô trong đó chơi bao giờ chưa Bảy ? “ “ Ði một lần vói Lâm “ “ Ðường đi được không ? “ “ Xấu lắm! Mùa này phải đi xuồng.! “ “ Dân ở trong đó đông không Bảy ? “ “ Khá đông, đông hơn ở đây nhiều, trai gái mới lớn đông lắm ! “ Bé ba đã cột xuồng xong, có lẽ nó đã nhận ra cô Bảy đang ngồi với Kim nên lên tiếng chào hỏi: “ Sao hai cô ngồi ngoài này không vào trong chơi ? Buổi tối ở đây mù mắt dữ lắm ! “ Quả tình, càng về đêm mù mắc càng nhiều. Cái tên Bé ba nhưng thực ra nó cao lớn như một thanh niên. Ở tuổi Bé ba đúng ra phải vào lớp bình dân học vụ. Bây giờ Kim mới hiểu ra chương trình bình dân học vụ ở Bắc lộ bị thất bại vì người dân ở đây phải lo sinh kế là chính. Khi cái bụng không no thì làm sao cái đầu có thể học nỗi. Lại còn cái nạn không có đủ dầu đốt ! Bên trong mọi người bắt đầu ngừng hát để chơi lô tô. Thằng Bé ba kêu lô tô giọng giòn ran như mấy ông bán hàng rao ngoài chợ. Kim và Bảy vào trong. Dì ba còn thức để canh nồi bánh. Chị năm, Hạnh và Lựu dọn cháo lòng mời mọi người. Ăn xong, Kim và hai bạn vào phòng trong chuyên trò với Lựu và hai cô em họ, rồi nàng đặt lưng xuống giường ngủ thiếp lúc nào không hay. Khuya sớm bọn đàn bà con gái thức dậy lo nấu nướng đãi khách. Ðến sáng ra thì xuồng ghe đã đậu ngoài bến tấp nập, tiếng cười nói chào hỏi rộn ràng. Hạnh và Lâm đúng lớp buổi sáng, Kim và Bảy phụ lo sắp bánh và trái cây tráng miệng cho khách, còn Mạnh thì phụ tiếp khách ở nhà trên. Khách ngồi chen chúc làm thành hai hàng dọc trên mỗi bộ ngựa và bàn khách. Một cái bàn tròn và một chục ghế đẩu mới mượn được ở đâu đó để đãi khách, cũng nhen vào được một khoảng ở phía trước. Kim đã từng dự vài đám giỗ ở vùng này nên nàng biết thức ăn để đãi ở đây thường là nhất định phải có món gà nấu khóm, thịt kho tàu, canh chua,... và một giạ bún mà Lựu đã bơi xuồng đi lấy từ sáng sớm. Không biết ai đó đã làm món cơm rượu nếp than mà Kim thích nhất. Vùng này nổi tiếng về nếp than, và gạo nhum nấu cháo ăn thơm và béo đặc biệt. Mọi người ăn uống thật tình no say; nhất là bàn mấy ông, khi hơi men bốc lên đỏ mặt rồi thì nói cười như vỡ chợ. Ðám con nít cũng được dịp ăn uống no nê rồi chạy giởn cùng sân, hay vào ra rộn ràng. Cái đàm giỗ để tưởng nhớ đến người đã khuất, nhưng cũng là dịp để người ta hội họp chia sẽ vui buồn, và ăn nhâu thả dàn. ! Kim nghĩ ít ra người dân ở đây phải có những ngày hội tụ như vậy thì mới vui mà sống. nỗi ở đời.Kim đã từng sống ở Sài Gòn, nơi mà mọi người đều cố gắng cho cuộc sống của mình mỗi ngày một cao hơn, đầy đủ hơn. Sau tháng tư năm bảy lăm, đời sống người dân ở Sài Gòn gặp nhiều khó khăn, song họ không ngừng lèo lách để lấy lại phong cách thị thành..Ngược lại nơi này cuộc sống quá dơn sơ, quá thấp ! Nơi này như tách biệt với thế giới bên ngoài. Người dân ở đây không biết đến những cuộc trốn thoát ra nước ngoài âm thầm nhưng lôi cuốn cả nước. Lo ăn lo mặc đến nhọc lòng, họ quên hay cố quên họ đã từng được hứa hẹn một cuộc sống thanh bình, hạnh phúc và tươi sáng. Chính mơ ước đó đã giúp họ hy sinh rất nhiều cho chế độ mới, nhưng rồi họ bị phản bội.! Những người đã sống bám vào họ nay có một cuộc đời quá đầy đủ ân sủng và hào quang của đảng, còn họ cũng như đa số nông dân của đất nước, là thành phần chính đã tạo cơm ăn cho mọi người vẫn sống trong nghèo khổ và tăm tối_ Khoảng cách quá lớn giữa tầng lớp cán bộ và nông dân, giữa thành thị và nông thôn.!!! Sự thiếu thốn chất liệu văn hóa trong đời sống ở nông thôn đã tạo nên những mắc xích thất bại cho bản thân và gia đình nông dân. Và thứ giáo dục mà Kim và các bạn mang đến những người trẻ ở đây không giúp thay đổi cuộc sống của họ ở một múc độ nhỏ hẹp và cần thiết nhất. Người dân quê sống nhờ vào ruộng vườn nhưng chỉ biết ruộng vườn qua những kinh nghiệm thô sơ, họ hoàn toàn không có một phương tiện học hỏi, cũng không được hướng dẫn làm ăn, nhưng phải chịu trả thuế nặng nề theo mức qui định. Con nước xoay vào khoảng mười một giờ. Ăn uống xong Kim vội từ giả mọi người để xuống xuồng của một người quen về trường cho kịp giờ dạy buổi chiều. Có thêm một số giáo viên mới về nên Hạnh và Bảy được đổi ra trường Mỹ Quới ở ngay cầu Ông Vẽ. Hai cô dược chị Lành cho ở trọ. Chị Lành khoảng trên ba mươi tuổi, là con di lớn của dì ba, một thương gia giàu có ở Sài Gòn. Chị dan díu với một người đàn ông đã có gia đình, có một con trai nhỏ ba tuổi. Dì ba mua cuộc đất ở gần trường Ông Vẽ cho chị về đấy sống để dứt tình với người đàn ông đó. Chị cho Hạnh và Bảy ở chung cho có bạn. Kim cũng không muốn cô Hảo nặng lo ăn uống cho mình, lại muốn có bạn bè cùng lứa tuổi vui chơi với nhau nên cũng xin chị Lành cho dọn ra ở ngoài ấy. Nhà chị Lành mới cất, rất xinh xắn gọn gàng. Trước nhà là hai công ruộng, phía sau là ba công vườn xoài, bên cạnh nhà là cái ao, nước ra vô thông với mương vườn. Cuộc nhà đất đó lý tưởng cho một cặp vợ chồng son hạnh phúc. Rất tiếc cuộc đời của chị Lành không được như vậy.! Nếu khéo sống thì với cơ ngơi ấy chị Lành có thể sống đắp đổi với bé Tâm, con trai chị. Nhưng có lẽ chị đã quen cảnh đời mua bán bôn chen ở thành phố nên đời sống nơi thôn quê không đủ sức hấp dẫn chị. Chị nhảy ra mua bán gạo lậu_ một mặt hàng đang lên cơn sốt của thị trường bấy giờ. Gạo ở vùng bốn lùi lậu lên Sài Gòn sẽ được giá cao gấp ba. Muốn đem được gạo lên xe phải có giấy xác nhận được phép đem theo đủ ăn một cách hợp lý. Nhà nước lập ra nhiều trạm kiểm soát để bắt gạo lậu. Tại các chợ có ban kinh tế thường trực rình rập để bắt những con buôn gạo lậu. Chị Lành như bị cơn ghiền trong những cuộc ăn thua. Chị thường xuyên vắng nhà. Bọn Kim chia nhau trấn giữ nhà chị. Bảy và Hạnh ngủ trên giường ở nhà trước. Nhà trong có giường của chị Lành thường bỏ trống, và cái divan nhỏ là chỗ của Kim, nằm ngay cửa sau. Cái cửa này ăn thông với nhà bếp, được vừng kín đáo, nhỏ vừa đủ cho một người vào đó nấu nướng, và chỉ có một lối ra ngoài phía phải. Ðến đó ở không lâu Kim và hai bạn biết được sự quan hệ thân thiết giữa chị Lành và anh ba hội trưởng hội phụ huynh của trường Mỹ Qưới. Những khi chị Lành ở nhà, anh ba thường đến chuyện trò vui vẻ thật lâu mới về. Anh vốn nghiêm nghị, khó tính như ônng cụ đối với vợ con ở nhà; song nói chuyện với chị Lành thì trẻ trung, cởi mở như thể được biến thành con người khác vậy . Chị Lành có vóc dáng tròn tria và trắng trẻo hơn vợ anh ba. Những lúc nói chuyện với anh trông chị đẹp hợn, duyên dáng hơn. Chị Lành thường kể cho bọn Kim và anh ba nghe về những người bạn của chị, và những cuộc vui chơi ở Sài Gòn trước kia. Anh ba thường kể thời đi học bên Vĩnh Long, và những mối tình đã trãi qua.... Anh thường dí dỏm gọi những người con gái mới lớn là “ tuổi đào hoa sơ khai “ . Anh ba và chị Lành đúng là một căp tương xứng. Kim và hai bạn vui với cái vui của hai người, tuy không ai nói ra nhưng ai cũng ái ngại nếu tình cảm của họ tiến xa hơn Ra ở nhà chị Lành mỗi lần họp ở Cá Thia là Kim đỡ phải đi bộ. Ðia hình xã Mỹ đức Ðông dài hoằng và phải qua nhiều cầu kỳ kênh rạch nên các trường Bà Năm, Kỳ Ðà và Kênh Lạc ở Bắc lộ ít được ban giám hiệu viếng thăm. Ngược lại các giáo viên ở các điểm này thường tránh những công tác chung ở trường chánh, hoặc khi trường chánh có tổ chức gì các học sinh trường điểm cũng ít tham dự. Khi có một thông báo gì ban giám hiệu cần phổ biến, phải đến ngày thứ hai các trường điểm mới có thể đáp ứng được. Sau này với số lượng giáo viên và học sinh của -------------------- Mmm |
|
|
![]()
Post
#5
|
|
![]() Bảo vệ Tổ Quốc ![]() ![]() ![]() Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country ![]() ![]() |
các trường ở Bắc lộ gia tăng, ban giám hiệu chọn điểm trường Mỹ Quới để tổ chúc các buổi lễ, và hội họp luân phiên với trường chánh để quân bình sinh hoạt của trường.
Ðời sống của Kim và hai bạn được ổn định nhanh chóng. Chị Lành rất thoải mái với bon Kim. Chị cho các cô đóng những kệ đựng sách vỡ trên vách gỗ. Cái bàn để tiếp khách là nơi các cô làm việc. Dù vậy Kim và hai bạn vẫn không cảm thấy thoải mái với thói quen bê bối và chửi mắng con của chị. Khi buồn vì thua lỗ chị dễ quạo quọ và trút lên đầu đứa nhỏ. Sống chung với chị Lành, Kim và hai bạn thường co khép đời sống riêng tư để tránh va chạm mích lòng. Do đó, thoải mái nhất vẫn là những lúc chị Lành không có ở nhà. Khi Kim đến ở không bao lâu thì chị Lành đi gạo trở lại. Chị đem bé Tâm lên Sài Gòn gửi cho dì ba_ má chị, để tiện việc đi sớm về tối mặc lòng. “ Vắng chủ nhà gà dọc nêu tôm “ Câu này đúng với trường họp của bọn Kim. Thừa lúc chị Lành vắng nhà, Kim, Bảy và Hạnh đã lục trong hôc tủ của chị mong tìm được tang chứng của chuyện tình giữa chị và anh hội trưởng hội phụ huynh, nhưng chỉ thấy toàn là gương lược, phấn sáp và một mớ tạp nhạp. Bỗng Kim thấy Hạnh cầm cái bọc cao su là lạ định đưa lên miệng thổi. “ Ðể ta thổi bong bong chơi, chắc chị Lành mua cho thằng nhóc. “ Bảy khi ấy cũng giành được một cái còn nguyên xi ở trong bịt. “ Ồ ! Bong bóng gì lạ quá, tại sao có cả nước nhờn nhờn để làm gì ??? “ “ Mi đưa ta xem coi Bảy ! “ Kim biết chút ít tiếng Anh nên biết ra đó là cái bọc cao su cho đàn ông dùng khi giao cấu với phụ nữ để tránh xuất tinh nơi âm đạo. Lúc đó thì Hạnh đang cố sức để thổi cái bong bóng của cô. “ Ê Hạnh, ngừng lại, cái này là cái bao...bọc cái cù ngẳng của mấy ổng cho mấy bà không bị vướng thai! “ Bảy và Hạnh đồng la lớn: “ Có chắc không mi ? “ “ Chắc mà, mi không tin thì ...cứ thổi tiếp ! “ “ Mà sao nó to thế ??? “ “ Ai mà biết ! “ “ Í ạ ! “ Cả ba ôm bụng cười lăn quay. Ðúng ra cả ba cô chưa bao giờ biết “nó “ như thế nào để trả lời. Bảy lôi ra tiếp một số boc còn lại trong tủ; Kim tỏ ra giọng hiểu biết : “ Cái chất nước nhờn trong bọc là để khử trùng.. “ Bảy nói bâng quơ : “ Ai trồng khoai đất này vậy ta ??? “ Hạnh buột miệng nói: “ Hội trưởng nhà ta chớ ai vào đây. Chu choa, bây giờ ta phải đi rửa cái miệng trúng độc của ta mới được! “ Một hôm đi dạy về Kim nghe Bảy cằn nhằn: “ Lựa hết trơn ! Ðể lại thứ gì đâu, bể hết trơn ! “ Hạnh đang nằm giường ngoài, im lặng. Riêng Kim cảm thấy khó chịu vô cùng. Có một số bịt bột mì đem về đây để phân phối cho giáo viên ở Bắc lộ, Kim và Bảy ở quê nhà mới lên nên là người nhận sau cùng. Thật ra Kim chỉ đến lấy cái bịt nằm trên chớ không biết bịt dưới thế nào, chỉ thấy bột mì vãi đầy trong bao. Ðợi lúc chỉ còn nàng và Bảy, Kim nhìn thẳng vào mắt Bảy và nghiêm giọng hỏi: “Bảy à, chỉ có ta và mi là người nhận hàng sau cùng, mi cằn nhằn vụ bột mì hôm trước là mi nói ta hay ai ?” Bảy hối hả phân bua : “ Kim à ! Ta thề hai bên vai vác, ta không nói mi. Sao mi nói lạ vậy, nhiều người đến nhận bột mì chớ có phải một mình mi đâu. “ “ Ta là người nhận trước mi, mi là người cuối cùng. “ “ Ta lên sau mi, ta không biết điều đó, ta thề ta không nói mi, không ám chỉ mi ! Ðừng hiểu lầm ta ! “ “ Bịt bột nào cũng bể, nhưng mi có muốn đổi cái của ta không. “ Bảy không nhận lời yêu cầu của Kim. Và như để làm vui lòng nhau, Bảy đổ bột của mình ra làm bánh tằm nước cốt dừa ăn rất ngon. Từ việc đó Kim đề nghị các bạn ở Bắc lộ cố gắng có mặt khi chia hàng it nhất là ba người để tránh phiền phức Một cái lỗ rò có thể làm vỡ con đê; nhưng biết được cái lỗ rò và hàn lại được sẽ giữ con đê khỏi vỡ; giống như trường hợp của Kim và Bảy, hai cô càng thân thiết hơn từ lúc đó. Sau khi chế độ mới được thành hình, đó là cái mốc của bao cuộc sống phải đổi thay Trong các ngành nghề, giáo dục là môi trường tốt đẹp nhất giúp cho người ta sống một cuộc đời trong sạch thanh cao. Ðó là một lý do đã khiến Kim vào nghề,.nhưng bây giờ đời sống bẩn chật khiến cho người ta trở nên nhỏ hẹp, và vì vậy dễ va chạm, dễ mích lòng nhau.. Những bịt bột mì này là phần ăn độn, công đoàn trường lảnh từ huyện đem về phân phối cho giáo viên. Sự phân chia hàng hóa vẫn thường tạo sự chạnh lòng nhau giữa các giáo viên, hoặc giữa ban công đoàn và những giáo viên khác. Ði lảnh hàng thường có sự dòm ngó nhau kín đáo, khó chịu với nhau âm thầm. Tệ nhất là cảnh chia thịt cá, cứ bày biện ra như là cái chợ , vừa tanh hôi vừa mất phong cách ngành nghề ! Sống không đủ với đồng lương, nhu yếu phẩm phải đem bán bớt. Dần dần có những thầy cô vừa dạy học vừa buôn bán cái gì đó mới đủ sống ! Giữa niên học này có cô Thu cũng xin về ở nhà chị Lành. Thu là giáo viên mới ra trường, day trong Kỳ Ðà với hai cô Ninh và Nhu học cùng khóa. Quê Thu ở tại bắc Mỹ Thuận, nên cuối tuần cô thường về thăm mẹ và lấy đồ ăn. Kim và Bảy thường chọc Thu có cặp chân dài nên đi bộ rất gioỉ, mỗi ngày cô đi từ nhà chị Lành vào trường trong Kỳ Ðà khoảng ba bốn cây số. Vào mùa nước nổi đường đi rất khó khăn, đến cầu Mỹ Hưng Thu phải chờ có xuồng xin đi nhờ. Mùa khô cô thường đi bộ, chỉ nhờ đi xuồng khi thuận con nước mà thôi. Mỗi lần đi dạy về Thu thường mang theo cây mía thiệt to, loại mía đường Cuba để chống gậy qua cầu. Ðến quá trưa thì cả bọn trãi tấm đệm ra mé hè xước mía bằng thích. Mía ở đây trồng rất tốt, có loại mía Thanh dịu, vỏ màu tim tím, cái mắc ăn cũng xốp xộp và đầy nước ngọt thanh dến mat phôi.. Không bao lâu sau khi Thu ra sống với bọn Kim thì Mạnh, vẫn còn dạy ở Kỳ Ðà, và chị Cẩm dạy điểm Mỹ Qưới cũng xin gia nhập hàng ngũ. Bấy giờ cái bộ ngựa đặt chơi phía trước nhà được đem vào cho Mạnh nằm riêng. Thu nằm chung với Hạnh và Bảy, chị Cẩm chỉ nằm với Kim những khi chi Lành có ở nhà. Các bạn thích ứng với nhau rất nhanh, coi nhau như chị em trong một gia đình. Mạnh đã có vợ ở quê nhà, tự coi mình là em của chị Cẩm,Bảy, và Kim ; nhưng là anh của Hạnh và Thu coi như là em út. Như vậy trường Mỹ đức Ðông có hai tập thể đó là tâp thể Cá Thia ngoài trường chánh và tập thẻ Mỹ Qưới ở nhà chị Lành. Mạnh trồng thêm bầu và mướp. Trái bò la liệt dưới đất, trái leo quằn lên những thân cây chuối. Buổi sáng dậy sớm thể dục xong là Kim tưới bầu mướp cho thêm no nước. Ở đây người ta dùng những cái gào cán dài bằng thiếc như cái phểu lớn, cứ đứng trên bờ thọc gào xuống mương, hay ao múc nước rồi tạt nước lên chỗ tưới rất dễ dàng. Căn nhà của chị Lành từ ngày có các thầy cô giáo đến ở trông ấm cúng và vui vẻ ra. Bảy trồng hai hàng bông soi nhái vàng rực rỡ hai bên lối vào nhà, và hoa mười giờ trước hiên. Nàng còn làm một bình hoa tươi để ở giữa bàn khách.Kim làm tấm lịch lớn với bức họa vẽ theo cảm hứng “Chinh Phụ Ngâm “. Những khi đi dạy về là Bảy ca hát líu lo từ đầu ngõ vào đến nhà. Ðôi khi mượn được cây đờn của Ðức, con cô sáu Hao, là cả bọn ca hát rân rang cả ngày dêm. Kim và Bảy thích ra vườn ngồi chơi với nhau, cứ nghe tiếng nước chảy qua cái ụ đổ vào mương vườn mà tưởng như tiếng suối. Ngồi thọc chân xuống dòng nước đang chảy xiết, Bảy nói với Kim: “ Phải chi mi là chàng của ta thì tình biết mấy ở cảnh này ! “ Kim chỉ cười trừ vì nàng cũng cùng một ý với Bảy, Kim cũng nghĩ phải chi có chàng của nàng ở đây. Chị Cẩm là người lớn tuổi nhất trong tập thể giáo viên ở nhà chị Lành. Chị thuộc về lớp giáo viên kỳ cựu của trường Mỹ đức Ðông, công tác trước năm bảy lăm. Trước khi đến ở chung với các bạn chị ở trọ nhà anh ba hội trưởng hội phụ huynh. Năm ấy chị cũng gần ba mươi. Gia đình chị là người Bắc di cư năm bốn lăm, nhưng chị ăn nói rặc ròng dân Mỹ Tho. Thời gian đầu tiên đến sống với các bạn chị rất dè dặt. Dần dần chị cũng hòa mình với mọi người. Ðôi khi Kim thấy chị ngồi riêng tư lự, đôi mắt xa xăm...Chị Cẩm có đôi mắt to và mơ màng. Có lần vui miệng Kim nói với chị: “ Chị Cẩm à, sao nhìn mắt chị làm em nhớ đến ‘ Ðôi Mắt Người Sơn Tây ‘ của Quang Dũng quá ! “ Chị cười mũi chế nhạo Kim: “ Mày thì cứ thơ với thẩn ! Mày có thấy đôi mắt người Sơn Tây ra sao đâu mà nói ?. “ Kim châm rãi đoc thơ: Ðôi mắt người Sơn Tây U ẩn chiều lưu lạc Buồn viễn xứ khôn khuây Cho nhẹ long thuong nho Em mo cùng ta nhé Bóng ngày mai quê hương Ðường hoa khôi ráo lệ “ Em thấy đôi mắt của chị u ẩn chiều lưu lạc. “ Chị Cẩm cười ngặc nghẻo đến đỏ mặt: “ Mắc mớ gì đôi mắt của tao u ẩn chiều lưu lạc ( ? ) “ “ Ậy, sự thật là vậy mà ! Nhìn là thấy ngay ! Biết đâu chừng chị nhớ ai đó. Thôi bây giờ chị kể chuyện tình yêu của chị cho em nghe đi ! “ Kim và chị Cẩm ngồi xuống đám cỏ sau hè nhà chị Lành, nơi ngó ra cầu nước và vườn xoài. Chị Cẩm nhìn xa xăm, chậm rãi kể chuyện: “ Cuộc đời chị từ trước tới giờ chỉ có một người....Anh ấy ra trường cùng một lượt với chị, cũng dạy ở Mỹ đức Ðông. Thỉnh thoảng đi họp gặp nhau, bạn bè cáp đôi, nhưng dường như cả chị và anh đều tỏ ra dè dặt với nhau. Có một lần anh đưa chị về một khúc đường. Lúc đó chị mắc cỡ lắm, không dám nói gì. Sau đó một thời gian thì nghe anh có vợ, xin đổi về Vĩnh Long ....!!!! Kim thật sự thất vọng sau khi nghe xong câu chuyện, nhưng nghĩ lại mà thương cho chị: “ Kỳ sau có quen ai chị nên bộc lộ tình cảm một chút chị Cẩm à ! “ Thật vậy, theo Kim biết có nhũng người khó khăn bộc lộ tình cảm đã tạo sự hiểu lầm tai hại. “ Tao nghĩ mình là con gái phải để người ta nói trước ! “ “ Khi đưa chị về anh có nói gì với chị không ? “ “ Có chớ , hỏi thăm này nọ. “ “ Ðó là lúc chị nên tỏ ra quan tâm tới người ta ! “ “ Ảnh hỏi tới đâu tao trả lời đấy....Vã lại tao mắc cỡ lắm mà ! “ Kim tỏ ra rành rọt tâm lý: “ Có thể chị trả lời như vây lam ảnh nghĩ lầm là chị không thích ảnh “ Chị Cẩm ngắc một bông mắc cỡ xoay xoay trong tay, nét mặt tư lự. “ Em thích bông dại thiên nhiên, đẹp rất tự nhiên, chị nhỉ ! “ Chị Cẩm tho o gật dâu rôi nói như kết luận : “ Vậy đó, tao nhớ hôm ấy ảnh đưa tao về, tao đi qua khỏi nhà tao ở trọ mà không hay, khi đó tâm trí của tao làm sao ấy !..... “ Chị Cẩm là một trong những giáo viên “ Trẻ, khỏe, nhiệt tình “ như anh Nghĩa đã từng nói. Ðời sống của chị mực thước, lớp học của chị rất nề nếp kỹ luật. Nhưng có lẽ chị không dễ quên một kỹ niệm trong quan hệ với phụ huynh học sinh ở Mỹ Quới. Thanh là học sinh của chị Cẩm, xin nghỉ học vài ba ngày để phụ ông nội nó đem lúa về. “ Học sinh nghỉ học trên ba ngày phải có giấy xin phép, hoặc cha mẹ đến lớp nói một tiếng ! “. Chị Cẩm trả lời thằng Thanh như vậy. Thanh biết tánh chị nguyên tắc, chỉ lẳng lặng về chỗ ngồi. Những người dân ở Nam lộ có ruộng ở Bắc lộ thường dựng chòi để thuận tiện lo cho công việc đồng án, nơi đó họ có thể ăn ở cả tháng. Mỗi lần đem lúa về họ phải lo mướn người cắt lúa, suốt lúa, vô bao rồi đưa xuống ghe. Thằng Thanh mới học lớp năm, nhưng nó đã đủ lớn để phụ ông nội của nó một tay nhũng viêc như vậy. Ba má nó đã mất trong chiến tranh, nó và đứa em gái nhờ vào ông bà nội nuôi nấng. Tháng mười chưa cười thì tối, mới tám giờ mà tư bề tĩnh lặng ! Có những khi ồn ào ca hát thì cũng có lúc các cô thích co rút trong chăn để suy nghĩ riêng tư. Chị Lành lại vắng mặt, còn Thu và Mạnh đã về thăm nhà chưa lên. Hạnh, Bảy và chị Cẩm đang nằm rù rì ở giường ngoài chơt im bặt. Lúc đó Kim đang nằm đọc sách phía sau chợt nghe tiếng chân đi vòng sau hè rồi trở lên cửa trước. Cả bọn nín thở ! Bỗng các cô nghe một giọng nói lè nhè của ai đó vang lên: “ Hừ, mới giờ này mà ngủ hết rồi hay sao ? Bộ gà hay sao mà ngủ sớm như vậy ! Cô giáo ơi ! Cô giáo !” Các cô rón rén nhìn qua khe cửa, thì ra ông Ðại, ông nội của Thanh. Các cô choàng dậy mở cửa mời ông Ðại vào nhà. Mới bước chân vào ông đã nói : “ Mấy cô ngủ sớm quá vậy ? Tôi đâu ngờ mấy cô ngủ sớm quá vậy ! “ Hơi men từ môi miệng của ông toát ra nồng nặc. Sau khi mời ông ngồi chị Cẩm hỏi thẳng vấn đề: Ông Ðại cố lấy giọng ôn tồn nói: “ Cô Cẩm à, tôi xin cho thằng Thanh nghỉ phụ đem lúa về. Nó nói cô không cho. Cô phải thương tôi cô Cẩm ! Cô phải thương tôi ! Có ai phụ tôi nữa đâu ! “ Chị Cẩm từ tốn giải thích: “ Tôi không có nói không cho, mà chỉ nói Thanh là điều lệ ở trường là học sinh nghỉ trên ba ngày phụ huynh phải xin phép mới được ! Tôi chưa nhận một tờ giấy xin phép nào của bác. “ Ông Ðại chợt nổi nóng: “ Chà chà, phải giấy tờ nữa sao ??? “ “ Nếu không viết thư xin phép thì bác phải đến trường nói qua một tiếng ! “ Ông Ðại chợt giận dữ đập tay xuống bàn, nói như quát: “ Tôi không đến trường, tôi đến đây rồi, cô có cho hay không ??? “ Bảy ngồi bên cạnh chị Cẩm vội đỡ lời: “ Bác đến đây là quí lắm rồi ! Thanh phụ đem lúa về mấy ngày bác ? “ “ Không chừng phải trên ba ngày ! “ “ Bác cố gắng cho Thanh trở lại lớp càng sớm càng tốt, nha bác ! “ “ Có vậy, cám ơn cô ! “ Ông Ðại lạng quạng bước ra ngoài, vừa đi vừa nói lảm nhảm “ Ngủ gì như gà, mới giờ này đã ngủ ! “ Thế là cả bọn thoát nạn ! Hai ngày sau vợ ông Ðại đến nhà chị Lành xin lỗi, Kim và các bạn mới biết ra vợ chồng ông Ðại không biết chữ. Trong cơn say, ông Ðại dễ cảm thấy chạnh lòng vì sự kém cõi của mình. Học kỳ một năm này bị rút ngắn lại vì nạn nước nổi. Vào học chộn rộn không bao lâu thì hoa su đũa nở rụng trắng đường . Hoa mân hoa ổi cũng rộn ràng nở rộ. Tiết trời chuyển đổi những cơn gió mát lành lạnh nhắc nhỡ mùa Noel lại về. Con nước thấp dần, thời tiết bắt đầu khô ráo. Những buổi tối chè cháo ca hát vui chơi với nhau ngoài sân đến khi sương lạnh thấm vai cả bọn mới vào nhà. Có lúc còn lại một mình nhìn hun hút trong màn đêm, Kim nghe nỗi nhó Huy làm nàng đau nhức và rung rẫy... Có lần Kim nghe một chị bạn có chồng đi học tập mới về nói nhỏ: “ Có một phái đoàn Mỷ sang thăm những người đang học tập; họ can thiệp để các sĩ quan học tập được đi Mỹ ...” Kim vẫn thường nghe ngóng tin tức người trở về. Nếu sự thật được như vậy thì Kim mừng cho Huy thoát khỏi cuộc sống thù nghịch, dẩu cho duyên tình bẻ bàng Kim cũng đành phải chấp nhận. Song trong thâm tâm Kim không tin đó là sự thật. Người Mỹ đã bỏ rơi Việt Nam, thì có nên tin hay không việc họ can thiệp với chính quyền Việt Nam để các sỹ quan học tập được sang Mỹ ??? Kim không tìm được lối thoát cho nàng lẫn cho Huy, một mai anh trở về chỉ thấy một tương lai mù mịt ! Bảy được đi học trường đoàn, nàng được dịp ghé thăm Vinh đang làm xây dựng ỏ Long Ðịnh. Cuối tuần Bảy về kể cho Kim đầy đủ chi tiết buổi gặp gỡ với Vinh. Qua đó Kim biết cả hai đang vào cái thời thơ mộng nhất của ái tình, chỉ chờ đủ điều kiện để thành hôn với nhau. Sang cũng đã từng nhiều lần xuống thăm gia đình Bảy, nhưng Sang không chiếm được trái tim của nàng. Sức ép của gia đình đã làm Bảy phân tâm. Nàng đã muốn ưng Sang để được an phận, để mẹ vui lòng, lại có được một đời sống vật chất đầy đủ hơn là với Vinh. Nhưng khi gặp lại Vinh, tình yêu đã khiến cho Bảy đã thắng tất cả mọi trở ngại. Kim vui với cái vui của Bảy, mong chờ ngày nào đó hai người sẽ đẹp đôi cùng nhau. Trở lại trường Bảy bắt đầu lên kế hoạnh thành lập hai đội thiếu nhi Lê văn Tám và Võ thị Sáu.cho trường Mỹ Quới. Ðội viên phải là những học sinh có học tập từ trung bình trở lên, không bị kỹ luật, và ưu tiên cho những học sinh đã tham gia hoạt động cho trường lớp. Tổ chức đội thiếu nhi không đòi hỏi công sức bằng làm sao duy trì được sinh hoạt của đội trong hoàn cảnh thiếu thốn đủ mọi mặt. Kim đến dự buổi sinh hoạt của Bảy và học sinh. Buổi sáng khoảng tám giờ học trò đã tề tựu đông đủ trước sân. Sau tiếng còi báo hiệu, các học sinh vào hàng theo sự hướng dẫn của cô Bảy. Ðội nam Lê văn Tám, và đội nữ Võ thị Sáu, khăn quàng đỏ trên vai hẳn hoi. Sau đó Bảy cho học sinh vào lớp để học tập điều lệ, và ca hát. Khi cho nghỉ giữa giờ, Bảy và Kim bước ra ngoài chỗ trống nói chuyện với nhau. Bảy hỏi Kim: “ Mi thấy sao ? “ “ Học trò được lắm ! Có kỹ luật! Học sinh mặc được đồng phục thì hay hơn. “ Tuy nói vậy nhưng Kim biết việc mặc đồng phục dù được nhà trường khuyến khích vẫn khó có thể thực hiện được lúc này khi cái ăn cái mặc đã trở thành khó khăn. “ Còn phải nói sơ qua tiểu sử Lê văn Tám và Võ thị Sáu vì học sinh đã có học trong chương trình rồi.” Kim vuột miệng nói: “ Ta không chịu nỗi dạy học trò bài ‘ Bó đuốc sống ‘ Lê văn Tám ! “ Bảy nhìn Kim một cách nghi vấn, rồi im lặng.Bản tánh nàng rất dè dặt, ít tranh cải; nhất là đối với những đề tài dễ đi đến sự phê bình và kiểm điểm. Kim hiểu Bảy cũng như nàng hay những giáo viên khác phải dạy theo chương trình đã qui định. Tuy nhiên trong thâm tâm nàng thật sự e ngại khi giàng dạy cho hoc sinh về sự hy sinh của Lê văn Tám, hay Võ thi Sáu, hoặc Lê thị Hồng Gấm…..Chiến tranh là trò chơi của người lớn, là sự toan tính và mâu thuẩn giữa những thế lực thì không nên lôi kéo con nít vào làm vật thí thân ! Lại còn những bài tập đọc “Trâu cũng biết đánh giặc". “ Ong cũng biết đánh Mỹ “, hoặc nhũng bài toán tính xác chết của Mỹ hay ngụy_Chương trình học đầy dẫy sự kiêu hảnh chiến thắng và thù nghịch thay vì giúp học sinh phát triển nhân cách và tình người ! Bảy vén tay áo ngó đồng hồ, Kim nhìn đám mây đen đang kéo đến vội nói: “ Thôi ta về Bảy, để đem quần áo vô ! “ “ Ðem đồ của ta vô giùm ! Nếu mưa xuống là toi giờ lao động bữa nay rồi ! Ta định cho học trò làm cỏ quanh sân và bên mái hiên. Nếu mưa thì ăn cái gì bậy bạ được rồi, khỏi lại quán Ðẳng. “ “ Chắc là vậy ! “ Nhưng trời không đổ mưa, những đám mây đen kéo đến bị gió thổi đi mất. Cả bọn lục đục kéo nhau qua quán hai Ðẳng như dự định. Từ trường Mỹ Quới đi qua khỏi cầu Ông Vẽ là gặp ngay quán hai Ðẳng. Ðó là môt cái quán lá sơ sài nhưng không thiếu khách vảng lai, vì quán nằm gần trạm thu mua trái cây; xe hàng hay ghe chở trái cây đậu vào bến thế nào cũng có người ghé quán mua thuốc lá, bánh kẹo, hoặc làm một tô hũ tiếu. Khách ra quốc lộ bốn chờ đón xe cũng thường ghé lại quán. Chủ nhân là một cặp vợ chồng rất bặt thiệp, cởi mở với mọi giới khách hàng. Các thầy cô giáo cũng là những khách hàng quen của vợ chồng hai Ðẳng, thường đến quán vào đầu tháng, sau khi lảnh lương xong. Các thầy cô thường đến buổi trưa để tránh cảnh đông khách ồn ào. Thường thì đi ăn như vậy Mạnh bỏ tiền ra trả, khi về nhà thì mỗi người tự móc tiền trả lại Mạnh phần của mình. Lương hướng năm ấy bắt đầu có phụ cấp, nhưng so với vật giá thì đời sống giáo viên còn bê bết lắm ! Tuy không là nhà tu nhưng các thầy cô giáo vẫn thường phài ăn chay, họa hoằn lắm mới đi chợ một lần, mỗi lần chỉ mua một ít về ăn trong tuần. Kim nhớ có lần đi chợ mua con cá lóc, vừa mang nó ra cầu nước dê lam vừa nói chuyện với chị Cẩm, con cá cảm nhận được dòng nước mat liền quảy mạnh đuôi vuột khỏi tay Kim rồi phóng xuống mương đi mất. Thế là Kim phải ăn chay cả tuần lễ đó ! Khi Kim và các bạn đang ăn vui vẻ, chợt một thanh niên bước vào, gật đầu chào mọi người. Mạnh lanh lẹ mời anh ngồi và giới thiệu với mọi người: “ Anh sáu Thìn_ trưởng kho vật tư ở xã mình ! “ Sáu Thìn không ngồi, gọi mua thuốc lá, nói bâng quơ: “ Mấy khi gặp đông đủ như vầy ! “ Mạnh cười xã giao : “ Tôi định tuần này về Gò Công nhưng phải đi lấy hàng nên phải hoãn lại; có thể tuần sau là phải về thăm bà xã. “ Sáu Thìn có dáng dấp của một công tử vườn, ăn mặc tươm tất, tóc chải rẽ thẳng tắp mượt mà, trên túi áo sơ mi lỉnh kỉnh giấy và viết. “ Cô Bảy có về thăm nhà thường không ? “ Bảy trả lời lí nhí : “ Cũng ít thôi anh à ! “ Sáu Thìn lấy thuốc lá, trả tiền xong vôi chào mọi người bước ra ngoài. Trên đường trở về nhà chị Lành, để chị Cẩm, Mạnh, Hạnh và Thu đi trước, Kim và Bảy đi sau. Bảy nói nhỏ đủ Kim nghe: “ Sáu Thìn có thằng cháu trai là học trò ta.” “ Học khá không ? “ “ Rất được. Nó mời ta đến nhà chơi hoài. “ “ Sao mi biết sáu Thìn là chú nó ? “ “ Bữa đến nhà anh ba hội trưởng phụ huynh, gặp nó và sáu Thìn ở đó. Họ là bà con mà ! “ Kim nhớ cặp mắt của sáu Thìn nhìn Bảy khi chào giả từ, vội nói: “ Sáu Thìn đang để ý mi đấy ! “ “ Ta biết, nhưng.....không nghĩ gì đâu Kim à ! Ảnh đón ta vài lần nói chuyện này nọ, ta chỉ chờ phải lúc để nói rằng mình đã có fiancé ! “ Tuần lễ sau, Thu và Mạnh về thăm nhà, chị Lành đi Sài Gòn chưa về. Cứ mổi lần Mạnh và Thu về thăm nhà là căn nhà trở nên vắng vẻ. Nhất là không có Mạnh ở nhà mấy chị em thấy yếu yếu làm sao ! Buổi tối thứ bảy, sau khi tán gẩu lan man một hồi bốn cô ai cũng muốn nằm. Vừa đặt lưng xuống nghỉ không lâu các cô nghe có tiếng rù rì ngoài hè. Kế đó chị Cẩm và Bảy từ giường ngoài nhè nhẹ bước vào, vén mùng lắc tay Kim dậy. Nhìn thài độ hai người Kim biết ngay sự tình. Kim liền tuột xuống divan, ra dấu cho Bảy và chị Cẩm trở lên cửa trước. KIm đảo mắt nhắm coi có thể dùng được cái gì để chống lại sự xâm nhập của kẻ lạ. Lúc đó Hạnh cũng thủ sẵn trong tay cây đòn. Nhưng rồi tiếng xù xì im bặt, có tiếng chân đi xa và mất hẳn. Sáng hôm sau các cô tìm thấy vài tàn thuốc lá ở bên mé hè ! Tối hôm đó khi Hạnh, Bảy và chị Cẩm đang chơi đánh cờ domino ở bàn ngoài, Kim nằm trong mùng trên divan ở phía sau đọc sách thì nghe tiếng gõ cửa _sáu Thìn đến với anh du kích mang cả súng trên vai. Kim nghe chị Cẩm nói: “ Mời các anh ngồi ghế ! “ Tiếng sáu Thìn nói trống không “ Ðến kiếm thầy Mạnh nhậu chơi ! “ Bảy trả lời anh: “ Mạnh về quê rồi anh sáu ! “ Kim nghe tiếng ghế kéo nhẹ, rồi sáu Thìn hỏi, giọng xẳng lè. “ Mấy cô giáo làm gì giờ này ? “ Chị Cẩm trả lời một cách dửng dưng: “ Chơi domino. Anh bước vô cũng thấy đó mà ! “ Ngay lúc đó anh du kích bước vào phòng trong nơi Kim đang nằm đọc sách thì cơn tức giận của nàng không dằn được. Kim bật ngồi dậy bước xuông nói một giọng chắc nịt: “ Mời anh ra ngoài ! “ “ Ồ! Chị chín, tôi với chị quen biết quá mà ! “ Kim biết anh là Sung, anh trai học trò nàng, nhưng Kim không chịu được hành vi của anh đến nhà đêm hôm và suồng sã vào phòng trong được Tuy không có tấm màng che phủ ngay cửa vào phòng trong cho kín đáo, nhưng anh là khách thì chỉ được giới hạn ở nhà trên nơi tiếp khách mà thôi !. “ Anh hãy đi ra ! “ Kim nhấn mạnh thêm một lần nữa, Sung vội bước ra ngoài phân bua : “ Chị chín làm mặt lạ hay quá ! Tôi gặp chị là chào hỏi vui vẻ, chị là cô giáo thằng em trai tui mà ! “ Sáu Thìn cũng nói xen vào: “ Tụi tôi định mời thầy Mạnh đi nhậu. Cô Bảy cũng là cô giáo thằng cháu tui, chỗ quen biết quá mà ! Các cô giáo thường khó lòng quá. Thôi về ! “ Thế là hai người bỏ ra về . Kim và các bạn đoán có lẽ đêm hôm trước sáu Thìn đã đến với Sung hoặc ai đó, nhưng thấy cả nhà yên ngủ nên ra về. Kim nhớ lại hôm đi ăn hũ tiếu ở quán hai Ðẳng, có lẽ sáu Thìn đã biết cuối tuần này Mạnh về thăm nhà nhưng làm như không biết để đến gặp cô Bảy. Trông sáu Thìn cũng được trai nhưng ăn nói vụng về, và hay làm ra vẻ nên không được cảm tình. Có lẽ anh không được tự tin nên rũ bạn đi theo; rũi thay, người bạn đã không giúp gì được cho anh mà còn tạo sự khó khăn trong quan hệ. Kim nghĩ có thể nàng hơi quá đáng với Sung. Anh là một thanh niên chơn chảt thật thà, có lẽ anh nghĩ rằng do sự quen biết với Kim nên được tự tiện như vậy. Không lâu sau đó tình cờ gặp lại Sung Kim phải đon đả chào hỏi anh trước, và mối quan hệ nhờ vậy được bình thường trở lại. Vài ngày sau, khi chị Lành đi đâu đội thúng gạo về, vừa bỏ xuống đất là chị nói ngay: “ Bảy ơi ! Má thằng sáu Thìn dọ hỏi cưới mày cho thằng con bả. “ Kim đoán có lẽ sáu Thìn không kể lại chuyện đã xảy ra đêm nọ. Cô Bảy đang ngồi làm sổ sách bàn ngoài liền ngưng lại: “ Bả nhờ chị làm mai ăn đầu heo hả ? “ Chị Lành đã ngồi trên giường hẳn hoi, móc tiền ra đếm: “ Chắc không ăn đầu heo nỗi quá ! Tao mới ở đẳng về đây ! “ Thì ra chị Lành là mối lấy gạo đi Sài Gòn của má sáu Thìn. Chị Lành uống xong ly nước vội nói tiếp “ Tao nói mày có thằng Sang ở Sài Gòn là fiancé rồi, chính bà già cô Bảy xuống thăm có nói như vậy hẳn hoi mà ! Tao nói rõ ràng như vậy để thằng sáu Thìn lo kiếm cô nào khác, khỏi làm phiền con Bảy. “ Quả tình từ đó sáu Thìn không còn đón đường cô Bảy để tán tĩnh nữa . Dù người dân ở đây đang bị thất mùa đói khổ, song những đoàn xe cam nhông vận tải gạo từ vùng bốn về Sài Gòn vẫn rộn ràng tấp nập. Người dân chỉ có bổn phận đóng góp và hy sinh thêm vì sự sai trái của chính quyền chớ không được một giúp đỡ ngược lại. Ăn độn và đói bắt đầu đe dọa cả nước ! Nắm 1978 cũng là năm bộ đội rầm rộ tràn sang đất Miên. Những đoàn công voa ngày đêm không ngừng chở bộ đội đi ngang qua cầu Ông Vẽ. Những khuôn mặt tân binh mới rám nắng, dưới ánh mặt trời chói chan, tựa vào nhau ngủ gà ngủ gật. Cuộc chiến đang mở rông đâu đó ở bên kia biên giới. Kim không có ai để ngóng chờ, vẫn thấy mệt mõi và chán chường máu lửa. Người ta lại bắt đầu cổ vỏ chiến tranh, ca ngợi sự hy sinh của người lính, ca ngượi tình yêu quê hương bằng những tiết nhạc êm dịu hơn thời kỳ chống Mỹ Ngụy. Bài nhạc “ Bài Ca Tạm Biệt “ của Lê Minh Tuyền được phổ biến nhanh chóng, rộng rãi, có thể coi như là điển hình của khuynh hướng đổi thay này. Trong hai mươi năm chiến tranh Viêt Nam, dân và quân miền Bắc đã bị bịt mắt ngơ tai trước mọi thay đổi bên ngoài. Họ được cổ vũ tình yêu dân tộc, chống Mỹ xâm lăng, không ngăn ngại sự hy sinh. Trong bối cảnh đó các nhạc sĩ ở miền Bắc đã cho ra đời những bài hát đóng góp rất lớn cho tinh thần chiến đấu của dân quân miền Bắc. Ngày nay, sau những năm tháng đóng góp, hy sinh và chờ đợi mà vẫn không thấy một tia sáng cho tương lai. Xã hội càng ngày càng đầy rẫy những bất công và tệ trạng ! Chính quyền đã dùng văn nghệ như cho người dân thưởng thức một loại bánh vẽ. Những bài hát mang tính vận động, tuyên truyền dần dần trở thành nhạt nhẻo và vô vị. Thời gian này chính quyền không ngừng cổ động các ngành nghề thi đua văn nghệ. Nhà trường đề nghị Bảy và Hữu Thiện song ca, hai bạn chọn bài “Trên Nông Trường Rôn Tiếng Ca “ của Nguyễn văn Tý. Bài nhạc nói lên tình yêu tươi sáng của tuổi trẻ,chung lo xây dựng quê hương “ Nào ta đi vui đi lên, dựng xây quê hương ta, bừng sáng hòa chung muôn câu ca...” Hữu Thiện là giáo viên ra trường cùng khóa với Kim và Bảy. Anh công tác ngoài trường chính ở chợ Cá Thia. Cũng như Bảy, anh là sinh viên văn khoa trước năm bảy lăm. Gia đình anh cũng ở Gò Công, thuộc một dòng tu đạo Phật. Do đó nhiều khi bọn Kim vui miệng gọi anh là “thầy “. Bảy và Thiện tập trình diễn nhiều lần trước sự quan sát của bạn bè tập thể Mỹ Quới.. “ Bảy và anh Thiện đứng gần lại một chút ! “ “ Chỗ “Ớ .... ớ dù...” Bảy và anh Thiện phải kéo hơi dài thêm một chút ! “ “ Chỗ “ Anh và em đi ra nơi công trường “ cùng đưa tay phải ra một phía, chân phải tiến lên một bước... Ðược rồi ! “ ” ‘Với cả tình ta ....’ là nhìn nhau ướt át tình tứ một chút coi ! “ Bảy và Hữu Thiện cười đỏ mặt. Kim nghĩ thầm thi đua văn nghệ kiểu này hoài chắc có ngày hai tên độc thân này cảm nhau quá.! Cô Bảy sống tình cảm và mơ mộng hơn Kim rất nhiều. Dưới mắt Kim Bảy là một người bạn tốt, một người tình dễ thương, một cô giáo gioỉ và nhiệt tình. Kim thân thương với Bảy vì vậy. “ Kim à, ta mặc áo bà ba màu xanh lá cây, quần đen, mi thấy sao ??? “ “ Ðược ! Cái áo đó đẹp và coi lao động hơn là áo trắng, áo vàng, hay áo hồng “ “ Còn anh Thiện ??? “ “ Áo thun với quần tà lỏn ! “ Cả đám cười ầm sau câu nói của Kim. Thiện liền trả đủa: “ Nếu Kim thấy được thì tôi cũng thấy được, bây giờ mặc thử coi nghe ! “ Thu chắp tay xá xá trước mặt Thiện: “ Thưa thầy, xin thầy dợt văn nghệ nghiêm túc cho chúng con nhờ a! “ Bảy và Thiện đoạt được giải nhì. Từ đó Thiện thường bỏ nhiều thời gian lân la với nhóm tập thể Mỹ Quới nhiều hơn. Trước mắt mọi người Kim và Thiện là một cặp bạn tương đắc. Thiện thường cho Kim mượn những quyễn sách về tư tưởng. Cứ sau khi đọc vừa xong một quyển là Thiện đem đến cho Kim một quyễn khác để đọc và sẵn đàm đạo với nhau.. Dần dần Kim nhận ra sự khác biêt rất lớn giữa Kim và Thiện về quan điểm đối với sự thay đổi của xã hội bấy giờ. Ðối với Thiện, chế độ nào cũng có cái hay và cái dở của nó, không một xã hội trện thế giới này được hoàn thiện. Do đó, đừng nên màn đến sự xấu hay tốt của chế độ, mà chỉ nên đặt trọng tâm vào sự thay đổi chính con người của mình. Mỗi con người là một đơn vị của xã hội, cá nhân tốt thì xã hội được tốt. Dưới chế độ nào con người ta cũng phải làm việc để sống thì chỉ nên làm việc của mình thiệt tốt, đó là cách đóng góp và thay đổi tốt đep nhất cho xã hội. Ðối với Kim, chế độ ngày nay không thể tin tưởng nỗi_ chánh sách không rõ ràng, không hiệu quả, sự thất bại.liên tiếp đã làm nãn lòng mọi người dân. Sự đói nghèo đã lan tràn cả nước nhưng bộ máy tuyên truyến vẫn đánh trống thổi kèn cho nhà nước xã hội chủ nghĩa Chế độ ruông lúa và thuế khóa đã làm dở sống dở chết biết bao gia đình, dù rằng họ đã cố gắng hết sức mình “ làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm “.!!! Có nhũng dịp ra trưỡng chánh, Thiện thường chờ đợi Kim để ăn cơm riêng với nhau, để tiếp tục chuyên trò hết chuyên thế sự đến chuyện gia đình. “ Anh nên lập gia đình đi ! “ “ Kim sao không lo cho mình trước đi ? Con gái chỉ có một thời đó nghe ! Sao cứ đôn đốc tôi lập gia đình hoài vậy ??? “ “ Hai bác gìa rồi, còn anh là con út trong gia đình, anh cưới vợ nữa là hai bác mãn nguyện. “ “ Kim đám cưới trước đi ! “ “ Kim thích dự đám cưới của anh trước ! “ Anh nhìn Kim từ tốn nói: “ Kim , Kim có cặp chơn mày mất mẹ chồng có nghe ! “ “ Tại sao cặp chơn mày của Kim mất mẹ chồng. Bộ hể cưới Kim về là bà mẹ chồng chết hay sao ??? “ Thiện cười khẻ : “ Hồi Kim đến nhà tôi chơi đó, má tôi nói cặp chơn mày của Kim nếu chỉnh lại thì coi được hơn !..” Kim nhớ lại hồi hè đến nhà Thiện chơi, mẹ của Thiện nhìn nàng kỹ lắm. Thì ra vậy ! Nhưng Kim và Thiện chỉ là đôi bạn đi song song nhau mà không bao giờ gặp gỡ. Kim đang nghĩ đến cô Tám, một người bạn mới của Thiện. Gia đình cô Tám ở Mỹ đức Ðông, bên bờ sông Cá Thia, trên dường ra trường chính. Cô làm cho ngân hàng tại huyện Cái Bè. Niên học này Hữu Thiện làm tài vụ cho trường nên thường đến ngân hàng lảnh lương. Cô Tám có người chị ở gần trường Bà Năm. Con của chị là Phương Hà, học trò KIm, gọi cô Tám là dì út. Có lần Kim đến nhà Hà chơi, và gặp cô Tám đầu tiên ở đó. Cô kể cho Kim nghe chuyện gặp gỡ giữa cô và Hữu Thiện ở ngân hàng, qua đó Kim tin rằng cô Tám đã “ phải lòng “ người bạn của nàng. Từ đó cô Tám thường mời Kim đến nhà Hà chơi mỗi khi cô về phép. Tuy không nói ra nhưng Kim rất thông cảm tình yêu của cô dành cho Hữu Thiện. “ Tuần rồi cô Tám về nhà chị bảy, có mời Kim đến chơi. “ Kim nhìn Thiện dò xét, nói tiếp: “ Ði Cái Bè vừa rồi có gặp cô Tám không ? “ Thiện làm như dững dưng : “ Lần nào lại chẳng gặp. “ “ Có nói gì không.? “ “ Chỗ làm việc, chào hỏi xã giao thôi. “ Kim ra vẻ trịnh trọng: “ Cái điều quan trọng là anh có thấy đôi mắt của cô ấy nói gì với anh kia ? “ Thiện cười vả lã : “ Ăn đi mà,cơm canh nguội hết kìa, Kim sao mà....lạ quá !!! “ “ Kim biết cô Tám để ý thương anh ghê lắm !. Hứ ! Bộ anh chờ cô Tám mở miệng nói thương anh, anh mới biết sao. Kim nghĩ anh cũng sắc bén lắm chớ ! “ “ Kim à, nếu tin rằng chuyện vợ chồng là duyên nợ thì chạy đâu cũng không khỏi. Cái gì tới để nó tới ! “ Kim cố thuyết phục anh: “ Còn ngó đâu nữa anh Thiện ơi ! Cô Tám là con út, anh cũng là con út. Hai bên xuôi gia xứng tuổi tác, hợp quá rồi còn gì ? “ “ Vây là hợp sao ? “ Thiện cười lớn chế rểu Kim. Kim lý sự : “Gia đình cô Tám thương cô như gia đình anh thương anh! Anh cưới là đàn gái đồng ý ngay ! Gia đình cô Tám rất tốt. Cô Tám trắng trẻo đẹp gái, ăn nói nhỏ nhẹ dể thương hết sức. Anh không thể tìm một cô nào hơn cô Tám được ! Mỗi lần gặp Km là cô nhắc đến anh không thôi. Kim thấy cô yêu anh rất chân tình. Kim là bạn di mà còn phải xúc động nữa là … “ Thiện chỉ cười trừ không màn trả lời Kim. Anh dục Kim ăn cơm cho xong. Kim nghe má nàng bảo rằng đàn ông khi họ thích ai thì bằng mọi cách họ sẽ chinh phục người ấy cho bằng được. Kim không rõ trái tim của Hữu Thiện đang có bóng hình ai. Anh không hẳn đẹp trai nhưng dễ tạo cảm tình nhờ ăn nói nhã nhặn. Cô Bảy mết cặp mắt của anh có cái nhìn đầm ấm. Thảo nào cô Tám mới gặp đã nhớ thương. Ngại nói nhiều làm anh bực lòng, Kim lẳng lặng dọn chén bát đi rửa. -------------------- Mmm |
|
|
![]()
Post
#6
|
|
![]() Bảo vệ Tổ Quốc ![]() ![]() ![]() Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country ![]() ![]() |
Hàng nhu yếu phẩm Tết năm này mỗi giáo viên có một chai rượu ngũ gia bì. Dù là nhu yếu phẩm nhưng lắm lúc chẳng yếu phẩm chút nào ! Nữ giáo viên được phát thuốc lá, rượu....Nam giáo viên được phát vải hồng, vải bông, kim chỉ...loạn xạ.
Thôi thì trước khi chia tay về quê ăn Tết, nhà tập thể Mỹ Qưới bày một tiệc nhậu. Cô Bảy khéo tay đã chuẩn bị cho món lỗ tai heo làm thấu chua. Buổi tối, sau khi tán gẩu với nhau, mọi người ngồi vào bàn, có cả chị Lành. Rượu được khui ra, Mạnh rót vào từng ly xây chừng mời mọi người.: “ Không biết ngày mai ra sao, hôm nay cứ lai rai trước đã ! Mời chị Lành, mời các chị, sáu Hạnh và út Thu nha ! “ Chị Cẩm nhìn chung rượu của mình lè lưỡi: “ Mạnh uống phụ chị đi Mạnh, chị yếu lắm, uống bao nhiêu đây chắc chị chết quá Mạnh ! “ “ Không chết đâu mà ! Sĩn một chút cho vui mà ! “ “ Cha mẹ ơi ! Hồi nào giờ tui đâu có uống rượu ! Nhiều lắm Mạnh ơi !!! Bớt bớt chút cho chị nhờ ! “ “ Thôi mà....!!! “ Bảy nói lớn :” Làm một hốp trước đi nha ! Nào nâng chung rượu lên ! Uống ! “ Chị Lành đề nghị : “ Kim à, ca một bài đi Kim. Rồi lần lượt mỗi người ca một bài.! “ “ Trước khi em ca, mọi người phải uống một hốp nữa để ủng hộ chương trình văn nghệ ! “ Tức thì mọi người đồng ý và nâng chung. Kim đứng ra ngoài bàn để tiện việc ca diễn bài “ Hội Ca Cầm ” Kim nhái theo giọng của quái kiệt Trần văn Trạch: “ Này hội ca cầm. Này hội ca cầm. Chúc cậu chúc mợ giàu sang. Giàu sang, giàu sang phú quí ớ ơ ơ ! Trên thì ô tô, dưới thì ca nô. Nằm là nằm giường lèo, đắp thêm cái mà nệm gấm. Mang giày là giày Gia Ðịnh. Nằm chiếu là chiếu phượng loan. Cậu bịt hai cái răng vàng, trên đầu cậu xiiiiit dầu thơm, dầu thom...” Bạn bè Kim và chị Lành cười nghiêng ngữa. “ Hôm nào mi đi thi ca bài này đi Kim, thế nào cũng đậu ! “ “ Tao thích hai cái răng vàng cười ra le lói ! “ “ Mày làm con ông Trần văn Trạch được rồi ! “ Chị Lành nói xen vào. Bảy làm bộ nghiêm giọng: “ Chúc cái gì mà nhà lầu xe hơi không vây ? Tư sản hả ? Ði học tập cả đám nha cưng ! “ Bảy ca bài mới học ở trường đoàn, mọi người đồng vỗ tay : “ Trái đất này là của chúng mình, quả bóng xanh bay giữa trời xanh. Bồ câu ơi tiếng chim gù thương mến....Cùng ca nào, cùng ca nào cho trái đất quay ! Cùng ca nào, cùng ca nào cho trái đất quay !,...” Hạnh nhìn chị Cẩm thúc dục: “ Bây giờ chị Cẩm ca đi ! “ “ Tao không biết ca bài nào bây giờ ! “ “ Không được thoái thác ! Ðây nè, có bài Hôi Nghị Diên Hồng, chị ca lời vua Trần Nhân Tôn đi, tụi em làm bô lão cho ! “ Vừa nói Kim vừa trãi bài nhạc trước mặt chị Cẩm. Quay sang Mạnh, Kim yêu cầu: “ Mạnh lấy nắp cơm làm chặp chả đi, ta gõ nhịp ở trên bàn....Nào bắt đầu ! “ “ Toàn dân nghe chăng, sơn hà nguy biến Hận thù đằng đằng, nên hòa hay chiến....” Uống rượu đến quá nửa chai thì chị Cẩm, Hạnh và Thu đều lè nhè, con mắt lừ đừ. “ Thôi tao ngưng, thằng Mạnh mà rót nữa là tao bẻ tay ngay ! “ Hạnh rên rĩ : “ Ta bị nhức cái đầu rồi ! “ Thu than vãn: “ Lỗ tai của em bị lùng bùng, em muốn đi ngủ ! “ Khuôn mặt của chị Lành và Mạnh đỏ gất. Bảy có vẻ tĩnh nhất, rượu chỉ làm cho môi mắt của cô thêm quyến rũ mà thôi. Chị Lành đề nghị “ Ca một bài đi rồi mới đi ngủ ! “ “ Ca gì nỗi nữa mà ca, tha cho tụi tôi đi ngủ đi mà ! “ “ Thôi ba người đồng ca một bài cũng được ! “ “ Làm bài “Ðèo Cao Dô Ta “đi nha.! “ “ Ðược rồi ! Nào vỗ tay :’ Ðèo cao , dô ta ! Là mặc đèo cao, dô ta ! Nhưng lòng yêu nước, dô ta ! Còn cao hơn đèo, dô hò là hò dô ta , dô ta !...’ . “ Ca xong ba cô lăn xuống giường nằm rù rì với nhau một chặp là ngủ như chết. Chị Lành cũng vào giường trong với bé Tâm. Còn lại Kim, Bảy và Mạnh lai rai cho hết đồ nhắm và rượu còn lại. Khi ấy Kim cảm thấy ngà ngà vừa đủ để đánh một giấc thật ngon. ******************* Ðầu năm, sau khi ở quê ăn Tết trở lên trường, những ngày vui xuân vẫn chưa lắng đọng trong lòng thì cả trường xôn xao tin Hữu Thiện bị tai nạn. Anh đi họp tài vụ dưới huyện bị xe đụng nặng phải vào bệnh viện điều trị. Ngay khi Kim được tin thì buổi chiều hôm ấy cô Tám đã đến nhà cô sáu Hảo đợi Kim tan lớp đi ngang qua. Cô được một người quen tình cờ kể lại tai nạn đã xảy ra cho Thiện nên vội quày quả về đây hỏi cho tường tận. Kim biết trong lòng cô lo lắng cho Thiện rất nhiều vì cô đã yêu anh chân tình. Kim nhớ lại lúc nàng và Thiện đứng cạnh bờ ao nhà chị Lành nói chuyên sau khi nàng vừa đọc xong một truyện dịch về tình yêu . Người đàn ông trong truyện đã yêu một người đàn bà ngay khi bà ta lảnh đạm với ông, và sau đó đã kiêu hảnh thành hôn với một người đàn ông khác. Ông vẫn âm thầm yêu bà... Ðến khi chồng bà mất đi, bà quay lại với ông, ông vẫn mở rộng cửa lòng chào đón bà. Kim nhớ khi đó Thiện đã nói với nàng một câu mà nàng nhớ mãi. “ Kim à, đối với tôi, người đàn ông yêu một người đàn bà mà người này đã yêu một người đàn ông khác thì chẳng khác nào ăn xác mía vậy ! Nó không còn cái chất ngọt ái tình ! Chất ngọt ấy bà đã hiến dâng cho mối tình trước!!!... “. Kim nhìn cô Tám khóc đỏ con mắt mà lòng xúc động. Kim đưa cho cô số phòng Thiện đang nằm và dục cô đến thăm anh. Cô có vẻ e ngại nhưng Kim không muốn đi thăm Thiện lúc này, Kim muốn Thiện thấy rõ tình yêu của cô Tám dành cho anh. Với tất cả chân tình của Kim mong muốn hai người thành hôn với nhau, nàng đôn đốc và khẳng định với cô Tám là Thiện và gia đình anh sẽ rất xúc động nếu cô đến thăm anh. Việc cô Tám đến thăm Thiện được giáo viên cả trường rĩ tai nhau. Anh bị xe honda cán dập xương cánh tay, phải băng bột khá lâu. Dưỡng thương không bao lâu anh phải trỏ về trường tiếp tuc công tác. Thật ra ở quê nhà Thiện cũng có một cô bạn rất thương mến anh. Có lẽ tơ duyên ràng buộc anh với cô Tám nên tại nạn đã xảy ra ở Cái Bè chớ không ở Gò Công, cô Tám mới có dịp thăm anh. Mọi người chờ đợi cái ngày ấy xảy ra. Riêng Kim, Kim biết chắc ngày ấy sẽ đến trong một thời gian thật gần. ******************** Qua Tết không bao lâu cái gió mát của mùa xuân biến mất. Bấy giờ thời tiết chuyển nóng dần và khô ráo, nhất là vào buổi trưa. Vào cuối tuần, nước trong mương vườn tràn vào cái ao của chị Lành gợi hứng cho Kim giũ cái nóng nực ra khỏi thân thể. Kim đã chuẩn bị cái áo thun sát cánh và cái quần cụt để tắm sông với bé Lan con cô sáu Hảo nhưng thấy ngai ngùng, rồi thôi. Còn ở đây, buổi trưa này vắng vẻ, Kim có thể tha hồ tắm ao. Mặc vào áo thun và quần cụt xong là Kim ào xuống ao tắm thỏa thích. Thật không có gì lý thú hơn nữa ! Kim như con cá bơi lượn từ dầu này sang đầu kia của ao và ngược lại. Bên trong nhà bạn bè Kim đang tán gẩu. Kim nghe tiếng chị Cẩm hỏi vọng ra: “ Kim à , mày làm gì ngoài đó ? “ KIm rướn cổ lên trả lời thiệt lớn : “ Tắm ao ! Chị Cẩm ơi ra đây tắm với em, nước lớn rồi, mát ơi là mát ! “ “ Kim ơi, có đĩa đó, bộ mày không sợ sao ? Nó chui vào cái quần của mày cho coi ! “ “ Thiệt không ??? “ Nói là như vây nhưng Kim biết chị Cẩm nói rất thiệt. Cách đây không lâu, khi mọi người về quê, chị Lành và bé Tâm cũng đã lên thành phố, chỉ còn lại Kim và Bảy. Hai đứa chong đèn nằm bên nhau tâm tình , bỗng Bảy ngồi nhổm dây la toáng lên. Thì ra tay của hắn vừa đụng phải một cục mềm mềm _ con đĩa !!! Bảy mạnh tay giựt con đĩa ra rồi bỏ lên bàn. Hai đứa trợn mắt nhìn con đĩa thun vô dãn ra mà phát sợ ! Có lẽ Bảy mới tắm vào, con đỉa mới đeo nên không thấy no máu. Nhưng rồi cũng phải giải quyết cái nợ đời ! Bảy cho con đĩa vào cái bình mực đậy nắp kín lại và quăng vào gốc chuối, không biết nó sống chết ra sao. Xứ này là xứ đĩa mà. Nhưng rồi cũng phải tắm gội, giặt giũ chớ ! Phải có cách ! Thế là Kim nhảy phóc lên bờ xé toạt dây chuối khô để cột cái quần cụt thật chặc vào đùi, rồi trở xuống ao tắm cho bằng sướng Tắm xong Kim vào nhà trong xem xét lại thân thể kỹ lưỡng coi có đĩa đeo không. Cứ như vậy mỗi buổi trưa có nước mương tràn đầy vào ao là Kim ra tắm thỏa thích. Một buổi chiều dì sáu Trọng kế bên sang chơi, vừa gặp Kim là bà nói ngay: “ Mày tắm ao có ngày gặp đĩa. Xứ này đĩa dữ lắm nghe ! “ “ Con có cột sợi dây chuối chặt cứng hai ống quần rồi.. “ “ Con đĩa mén có thể vào lỗ tai như chơi ! “ “ Sao dượng sáu với thằng Thưởng tắm ao hà rằm đó ? “ “ Da thịt đàn bà con gái ngọt hơn đàn ông nên đĩa thích đeo. “ “ Ở đây con thấy đàn bà con gái tắm sông thiếu gì (? ) “ “ Nhưng có mấy ai lặn hụp suốt cả giờ đâu hử ? “ Thật vậy, vùng này rất ít nhà nào có nhà tắm. Hầu hết người dân ở đây cứ đầm mình dưới sông tắm rất thoải mái. Thời gian ở cái chái sát bên trường Bà Năm, Kim chưa bao giờ dám tắm như vậy trước mặt người qua kẻ lại. Kim có một tấm màn ni lông làm cái chắn để tắm. Cô sáu Hảo ở Sài Gòn mới về đã vội làm cái nhà tắm cho kín đáo. Mấy cô giáo nhà này cũng bắt chước chị Lành và dì sáu Trọng ra cầu nước phía sau mương vườn mà tắm, ở đấy vắng vẻ không ai để ý. Tắm như thế nào cũng có cái bất tiện và cái thú riêng của nó. Dì sáu hắng giọng, rít thêm một hơi thuốc, chậm rãi nói: “ Ðể tao kể mầy nghe câu chuyện rồi sau đó tắm ao nữa hay không tùy mày ! “ “ Dạ mời dì sáu ngồi ! “ Dì sáu liền ngồi vào bàn, bắt đầu kể chuyện: “ Có một cô nọ đi làm ruộng bị đĩa vô lỗ tai mà không biết. Lâu ngày nó ăn lên tới óc, nó đẻ trứng lúc nhúc trong đầu cô. Cứ mỗi lần xuống bếp nấu cơm là cô lấy cái nắp nồi dằn dằn lên cái đầu cho đã ngứa hay sao đó. Bà mẹ chồng thấy vậy tức tối lấy đũa bếp đập lên cái nắp trên đầu cô. Tức thì đĩa trong đầu cô văng ra....”. Nghe xong câu chuyện Kim cảm thấy muốn nôn mữa vì tưởng đến hình ảnh những con đĩa lúc nhúc trong đầu cô gái. Không cần bàn luận câu chuyện có thật hay không, từ đó Kim không bao giờ tắm ao nữa. Mỗi lần nước lên, nhìn dòng nước trong mát róc rách chảy qua ụ đổ vào ao, thích lắm Kim chỉ biết ngồi đó dọc nước đở ghiền ! ********************* Khi những đoàn xe đưa quân sang Kampuchia không còn rầm rộ nữa thì không lâu sau đó những xe cây từ Kampuchia chay đỗ về miền Nam. Ðầu năm 1979 trở đi, đâu đâu cũng xôn xao vụ mua bán cây. Xe cây của một cán bộ nào đó đổ dọc theo quốc lộ bốn trước nhà dì sáu Trọng và chị Lành. Dì sáu cũng vội cắt bán ba công vườn để hùn hạp mua bán cây. Nhiều người giàu nhờ mua bán cây lúc này, nhưng cũng không ít người bị sạt nghiệp vì vậy. Tiền của dì sáu đưa đi không bao giờ trở lại ! Bà cũng chẳng biết vì lý do gì hay bị gạt gẩm. Kim và các bạn thờ ơ nhìn những kíp cây đổ dọc dài theo quốc lộ bốn rồi lại được âm thầm kéo đi mà không biết chủ nhân là ai, có dín líu gì đến vụ mua bán cây của dì sáu hay không. Ði day về Kim được giấy mời tập thể giáo viên Mỹ Quới và Kim dự lễ hỏi của Hữu Thiện và cô Tám. Các bạn dồng ý để Kim đại diện. Gia dình Hữu Thiện từ Gò Công lên nhà cô Tám ở Mỹ đức Ðông từ sáng sớm, đến trưa là vội trở về ngay trong ngày. Thiện mời bạn bè đến chung vui với anh sau đó. Kim đã chuẩn bị sẵn chiếc áo dài tơ bông cúc màu vàng, và những món trang điểm cần thiết. Thời buổi này lễ hỏi cưới làm rất đơn giản, nhất là trường hợp hai bên xuôi gia ở cách xa nhau. Khi Kim đến nhà đàn gái thì các bạn Hữu Thiện ngoài trường chánh cũng vừa đến đông đủ. Hữu Thiện và cô Tám đón Kim với nụ cười thật tươi. Vào bàn tiệc,Thiện ân cần gắp thức ăn cho Kim. Kim biết đây là giây phút cuối cùng Thiện giành cho nàng, để rồi Kim và anh không còn ăn chung, không còn ngồi bên nhau đàm đạo. Và đôi mắt của Thiện sẽ không còn những tia nhìn ấm áp đối với những người bạn gái độc thân của anh nữa. Kim đi đám hỏi của Thiện về là các bạn xúm lại hỏi lăng xăng. “ Có dủ mặt ngoài trường chánh hả Kim ? “ “ Vợ chồng anh Chung và chị Khuê vừa ra thì nguyên băng nhà tập thể ở ngoải và em vừa đến.” “ Chà chà , thằng Bình hôm nay thấy con Kim mặc áo hoa cúc vàng này là mê trết thôi. Báo hại nó về trồng cúc vàng đầy nhà đi ! “ Bình công tác trong Mỹ Trung mới xin đổi ra Mỹ Ðức Ðông năm này. Không hiểu sao bạn bè lại cáp đôi anh cho Kim trong khi ngay lúc đầu tiên gặp nhau anh đã dùng chiến thuật “phớt tĩnh” đối với nàng; anh cho Hạnh và Bảy mượn sách và nhạc, nhưng với Kim thì anh từ chối. Ði họp gặp Kim anh lờ đi, trong khi với người khác thì anh rất vồn vã. “ Ảnh bẻ cho em trái quít này ! “ Vừa nói Kim vừa tháo túi quít ra chỉ chị Cẩm trái quít chín nhất. Trái quít này to và chín vàng trông rất ngon, nhưng lại nằm chót vót ở trên; khi Kim vừa thấy đã vọt miệng nói “Ô ! trái quít đó ngon mắt làm sao ! “ thì Bình đã lanh lẹ phóng lên vói hái cho Kim_ anh đã thay đổi chiến thuật đối với Kim. Kiến vàng rớt đầy trên người anh, Kim phải đến gỡ phụ. Lúc đó Kim mới thấy anh cười với nàng đầu tiên, nụ cười hồn nhiên như trẻ con, làm anh trông khác hẳn. Bảy hỏi xen vào: ” Bộ có đi vườn hả ? “ “ Có, vườn quít nhà chị Tám rộng lắm, kiếng vàng nhiều quá, nuôi kiến vàng để ngọt trái quit đó mà, hái được trái quít ăn cũng phải chịu cắn mấy nhát !. Ra chơi một chút cho biết là mọi người rút vô nhà ngay. “ “ Ðãi ăn món gì Kim ? “ “ Gà nấu khóm, vịt tiềm ăn bún, tôm càng nướng, canh chua, cá thịt kho. “ “ Ở ngoải ăn mặc sao, mi ? “ Kim hiêu ý của Hạnh hỏi các nữ giáo viên ngoài trường chánh ăn mặc ra sao. “ Chỉ có ta, chị Trân và cô Tám mặc áo dài mà thôi. Các chị mặc đồ ngắn, ăn diện rất vừa phải. “ Thu nói như kết luận : “ Thôi cũng xong, mừng cho cô Tám ! Nhưng từ nay thầy của mình thuộc về người ta rồi ! “ Kim ngó ra ngoài lộ, chị Lành và chị ba, vợ anh ba hội trưởng hội phụ huynh đang đứng trên bờ ruộng trước nhà. Họ như đang to tiếng với nhau. Kim quay sang chị Cẩm hỏi : “ Hai người như đang gây nhau chị à, vụ gì vậy kìa ? “ “ Hồi mày mới đi đám hỏi là đã xực nhau một chập rồi. Vụ phân phướng gì đó ! “ Chị Lành đã giao ruộng cho anh ba làm với điều kiện anh ba giao cho chị mười lăm giạ lúa mỗi thời vụ, nhưng chị Lành phải nhượng lại số phân bón giá chánh thức cho anh ba. Chị Lành đã lấy số phân bón bán sạch làm anh ba rất đỗi bất bình nên anh để cho vợ ra mặt nói chuyện với chị Lành. Vợ anh ba đến nói với chị Lành nếu chị không nhượng lại đúng số phân giá chánh thức cho vợ chồng chị thì giao kèo mỗi vụ mùa mười lăm giạ sẽ bị giảm. Chắc chắn chị Lành không tìm đâu ra số phân bón để giao lại cho anh ba.Tuần vừa rồi chị mới bị sạt gạo tại trạm Tân Hương nên tiền bạc không còn có bao nhiêu. Từ đó mối duyên hờ giữa anh ba và chị Lành đành chấm dứt, anh không bao giờ đến chuyện trò với chị Lành nữa !!! ********************* Sau những ngày nắng chói chang trời bắt đầu vần vũ, oi bức. Một vài cơn mưa đầu mùa đổ xuống càng làm cho sự oi bức gia tăng. Ngày hè sắp đến, cây phượng trước sân trường Mỹ Quới đã trổ bông đỏ ối Buổi trưa, tiếng quốc kêu buồn bã. Kim và chị Cẩm ngồi ngoài hè mong hưởng một ít gió. Chị Cẩm nói bâng quơ: “ Buồn ngủ quá ! “ Kim bước vào nhà bưng ra thúng mận mà dì sáu Trọng mới cho; Bảy và Hạnh cũng đã thu xếp sổ sách để nhập cuộc. Hôm nay Mạnh và Thu lại vắng mặt, chị Lành đã vào xóm trong gọi người bẻ xoài. Bảy nhìn dĩa muối tiêu nhăn mặt: “ Kim, sao mi không làm muối ớt phải hơn ? “ “ Thử ăn muối tiêu một lần đi rồi ghiền luôn cưng à ! Dân nhà vườn mới biết ăn muối tiêu với mận hồng đào đó nghe ! “ Chị Cẩm xuýt xoa sau khi đớp hết một trái mận : “ Tuyệt cú mèo ! “ Hạnh chợt nói to: ” Có vòi nha bà con ! “ “ Trái có trái không, phải coi chừng ! Hồi nãy dì sáu có dặn. “ “ Cuối mùa rồi mà ! “ Mưa xuống là mận có vòi . Ăn mận lúc này thường chỉ là ăn được nửa trái. Những trái mận cuối mùa trở nên ngon lạ. Kim được dì sáu chỉ cách chọn trái mận nào bị nám một chút lại ngọt vô cùng. Ở nhà dì sáu có cây mận hồng đào đá, có đầy kiến vàng, hột nhỏ xíu, ngon ngọt nhất vườn. Kim thích leo lên cây mận đó chụp lấy một chùm và ăn ngay tại chỗ, không cần muối ớt hay muối tiêu gì cũng ngon lạ lùng. “ Mày đọc người đàn bà ngoại tình đến đâu rồi Kim ? “ Chị Cẩm chợt hỏi Kim. “ Mới xong ! “ “ Hay không ? “ “ Tuyệt tác ! “ Hạnh chợt to tiếng phản đối : “ Một tác phẩm đáng lên án ! “ Ở đây Kim và các bạn vẫn thường chuyền tay nhau đọc những quyển sách thuộc về văn hóa đồi trụy của Nguyễn hiến Lê, Hoàng xuân Việt, Nguyễn đình Toàn ..., hoặc những sách dịch của Leo-Tolstoy, Albert Camus, Ernest Hemingway...Kim biết Hạnh và Bảy cũng đã đọc tác phẩm “Người Ðàn Bà Ngoại Tình “ của Pearl Buck. Hạnh nói tiếp một cách mai mĩa: “ Ngoại tình là một việc đáng lên án ! Người đàn bà thời đó ngoại tình lại càng đáng lên án ! “ Trong tập thể Mỹ Qưới, Thu và Hạnh nhỏ tuổi hơn hết và cũng thường có nhũng suy nghĩ khác với Kim, Bảy, và chị Cẩm. “ Ðúng ra đó chỉ là sự ngoại tình tư tưởng ! “ Bảy góp ý. Nhưng Hạnh gạt ngang : “ Ngoại tình tư tưởng cũng vậy, cũng là sự ngoại tình ! Với bất cứ lý do gì sự ngoại tình không thể chấp nhận được ! Bà ta hăng hái làm việc từ thiện để có dịp gặp gỡ nhà truyền giáo chớ không phải do lòng thiện nguyện.” Nhân vật chính trong tác phẩm là một mệnh phụ Trung Hoa, vì tập tục phải chịu sống ly thân với chồng. Tứ đó bà giành thời gian vào những công tác xã hội và từ thiện, và nhờ đó bà gặp một nhà truyền giáo người Tây phương. Sự giao cảm giữa bà và nhà truyền giáo đã tạo nên ý chính của tác phẩm. Kim thấy mình cần phải có ý kiến để bênh vực cho nhân vật chánh. “ Mi lầm rồi, bà là một người có lòng từ thiện và có tính xã hội trước hết, sự hoạt động xã hội dẫn đến cuộc gặp gỡ của hai người “ Chị Cẩm xen vào: “ Pearl Buck là một nhà văn lớn, đã từng lảnh giải Nobel. Bà đã từng sống ỏ Trung Hoa nên biết rõ phong tục tập quán xứ này. Chuyện ngoại tình hôi xưa thì bị bôi vôi cạo đầu chớ đâu phải lên án không đâu. Nhưng hai người này chỉ mới đá lông nheo thôi mà ! “ Câu nói của chị Cẩm làm Kim và Bảy bật cười, nhưng rồi Kim cũng giải thích: “ Không phải Pearl Buck viết về chuyện một người đàn bà ngoại tình để rồi kết tội hay không kết tội. Pearl Buck muốn nói lên sự khai phóng tư tưởng của một người đàn bà Á Ðông trong một xã hội phong kiến. Albert Camus trong L’exil et Le Royaume cũng có nói đến một người đàn bà ngoại tình với trăng sao, quên đi ông chồng chỉ lo tính toán tiền bạc và sự mua bán đổi chác nhàm chán mỗi ngày. Ðó là những phút giây quên lãng cần thiết ! Những giây phút con người được trở về với tĩnh lặng và thiêng liêng. Chị Cẩm đã quá mõi mệt với đấu lý nên nói : “ Mận còn vài trái nè, ăn hết cho rồi đi để tụi mày có sức cải tiếp ! “ Hạnh nói giơng châm chước: “ Trong một cuộc tranh luận không ai là kẻ thắng, không ai là kẻ thua “ Kim ăn trái mận cuối cùng, không có vòi, nhưng không còn thấy ngon như lúc đầu nữa ! ****************** Chị Lành đã vô đủ một chục cần xoài, bỏ những gói khí đá ở giữa rồi tủ giấy lại kín đáo. Những trái xoài này dã chín cây nên chỉ cần hai ba ngày sau khi vô cần là chín đỏ và thơm lừng. Còn một cần chị để khơi ra đó cho các thầy cô giáo chia nhau làm quà. Xoài cát ở đây ngon nổi tiếng. Loại xoài cát đen ở vườn chị Lành ăn sống chấm với nước mắm đường ngon mê tơi. Kim thích lựa trái xoài nào hơi hườm hườm ăn thịt xốp và giòn, ngon lạ lùng. Trái xoài cát đen để chín ăn ngọt lịm và đậm vị vô cùng Chị Lành đã nhắn tài xế xe hàng của má chị trên đường trở về Sài Gòn ghé lại chở một chục cần xoài cho chị. Thời gian chờ đợi, chị rảnh rỗi sang nhà dì sáu đánh tứ sắc giải khuây. Thu, Mạnh, Hạnh và chị Cẩm đã trở về quê nhà ngày hôm trước, chỉ còn lại Kim và Bảy. Bảy muốn ghé Long Ðịnh để thăm Vinh nên yêu cầu Kim ở lại vơi nàng thêm một ngày. Chỉ còn đôi bạn với nhau, Bảy thủ thỉ tâm tình với Kim. Kim thương người bạn gái của mình. Bảy có đôi mắt đẹp và gợn buồn, lại có một chấm ruồi đen ở tròng mắt _ một dấu hiệu không tốt ! Kim tin như vậy. Kim e tình duyên của Bảy sẽ không suông sẻ, nhưng nàng không dám thố lộ suy nghĩ của mình. Kim để Bảy dệt mộng với Vinh, mơ ước dựng xây túp lều lý tưởng. Sáng hôm sau Kim và Bảy cùng nhau lôi hành lý ra quốc lộ bốn đón xe. Ðến Long Ðịnh, nơi công trường xây dựng Bảy gọi xuống xe, hai bạn xiết tay nhau thân ái.... Bảy xoay lưng đi rồi Kim bâng khuâng tự hỏi không biết đến lúc nào nàng có cuộc thăm viếng như vậy (!) -------------------- Mmm |
|
|
![]()
Post
#7
|
|
![]() Bảo vệ Tổ Quốc ![]() ![]() ![]() Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country ![]() ![]() |
PHẦN BA Những ngày hè ở quê nhà hết ra vườn đến đi ruộng làm cho làn da của Kim đen mốc, nhưng nàng thật sự cảm thấy vui sướng sống với thiên nhiên, quên hết những âu lo cho ngày mai. Ðang đứng hái mảng cầu Kim chợt thấy đứa em gái bước ra báo cho biết ngày mai nàng phải trở lên trường để học chính trị. Em Kim bẻ trái mảng cầu chín cây bị chim mổ một lỗ ăn tại chô. Lu chim biêt rât ro trai nao ngon nhât trên cây moi an; moi buôi sang chung da gọi nhau oi oi dê cung chia se nhung trai chin. Vườn mảng cầu này ba Kim trrồng đứơc một năm đã bắt đầu thu hoạch “ Chị Bảy nói ngày mai gặp chị ở bến xe, đi chuyến nhất lên Mỹ Tho. Vậy là chị phải thức dây sớm đi chuyến xe lam bốn giờ lên Gò Công mới kịp ! “ “ Mày lên chợ Gò Công ghé nhà chị Bảy hả ?Ai cho chị Bảy biết tin này ? “ “ Ghé chỉ chơi một lát.Anh Thiện di Cái Bè về cho biết như vậy “ Vậy là phải lên đường rồi. Kim thường thừa dịp lên chợ Gò Công ở lại đêm chơi với Bảy. Bảy là một người bạn tốt, cứ mỗi lần Kim ghé nhà là cho đứa cháu mang đến cho nàng một ly nước mía _ món giải khác mà Kim thích nhất. Nghĩ đến những việc phải lo cho xong, và đồ đạc lỉnh kỉnh phải mang theo, Kim quyết định ở nhà thu xếp cho xong, sáng dậy đi sớm. Bến xe Gò Công mới năm giờ sáng đã đông nghẹt người. Bảy đã đến từ lúc nào. Kim đưa giấy công lệnh cho hắn nhét vào phòng vé để hai đứa có thể đi chung xe. Cả một xấp giấy công lệnh dầy cộm ! Người dân mua vé chánh thức rất khó khăn. Có những người đến phòng vé từ bốn giờ sáng, mõi mệt, ngồi tựa lưng vào tường ngủ gà ngủ gật. Người bán vé vừa xuất hiện là mọi người nhỗm dậy, xôn xao chen lấn để được vé. Kim và Bảy được vé đi chuyến xe thứ hai lên Mỹ Tho. Ổn định chỗ ngồi xong mỗi cô móc tiền mua cho mình một ổ bánh mì để ăn sáng. Chẳng bao lâu xe bắt đầu chạy. Gió mát buổi sáng sớm làm Kim tươi tĩnh trở lại. Trời sáng dần, Bảy nhìn Kim nhận xét: “ Ở nhà mi làm gì mà đen dữ vậy ? “ “ Làm đủ thứ, làm cỏ vườn, cỏ ruộng. Ta sợ rắn lắm, hể thấy cỏ trong vườn lên cao là lo làm sạch liền. Anh Thiện báo đi học chính trị đó hở ? “ “ Ừ, ảnh và Mạnh đã lên trước ba ngày. Hè có gì vui không ? “ “ Bình thường ! “ “ Mi không có tin tức gì của anh Huy hay sao ? “ “ Không ! .....Nếu ảnh về thế nào ta cũng biết “ Bảy thắc mắc: “ Mi có qua Cần Ðước hỏi thăm không ? “ “ Không ! Bữa nay mi có ghé Long Ðịnh không ? “ “ Không ! Vinh về Gò Công chủ nhật vừa rồi. “ Ra khỏi thị xã xe bắt đầu chạy với tốc độ cao hơn.. Bảy ngả hẳn người vào thành ghế, lim dim như con mèo. Ðể yên cho hắn mơ tưởng, Kim xoay mặt ra ngoài, trố mắt nhìn đám ruộng xanh um gợn sóng theo cơn gió, cố gắng nuốt nỗi buồn chợt dâng tràn. Bảy chợt cựa mình, mở mắt, nói vào tai Kim: “ Xuân đã chuyển ngành rồi ! “ “ Làm gì ??? “ “ Bà con nó là cán bộ, đưa nó lên thành phố làm công an. “ “ Ngon rồi ! “ “ Mai đã nộp đơn xin qua hàng không xin làm tiếp viên, nó cũng có quen biết lớn nên coi bộ tin tưởng lắm. “ “ Mai dạy ở Mỹ đức Tây đó hở ? “ “ Ừ ! “ “ Nó còn dạy không ? “ “ Nó bắt đầu nghỉ năm này. Năm nay học chính trị mình sẽ không còn gặp tụi nó nữa ! “ Ai cũng muốn đời mình có hướng đi lên. Nghề giáo là nghề nghèo nhất thời buổi này ! Nhưng Kim biết Bảy sinh ra đễ làm cô giáo, chỉ mơ ước làm cô giáo. Hắn rất khéo tay, có thể mở tiêm may hay tiệm bánh sau này để kiếm tiền, nhưng vẫn thích làm cô giáo. Riêng Kim, nàng vẫn âm thầm ngóng chờ một cái gì đó, một sự thay đổi mạnh mẻ ! Chuyến đi của em trai Kim bị bể, tổ chức bị theo dõi nên phải nằm im không biết đến lúc nào làm lại. Vừa đến bến xe Mỹ Tho, Kim và Bảy vội lôi hành lý chạy đến phòng vé Mỹ Thuận đang trống không. Xe đã đầy khách, thật may mắn, cả hai vừa bước lên xe là bác tài rồ máy lên đường. Ði ngang Long Ðịnh không ai nói ai, Bảy và Kim đều hướng về phía công trường nơi Vinh đang làm việc. “ Có bao giờ mi ở lại dêm không Bảy ? “ Bảy cười đỏ mặt, bẻn lẻn đáp: “ Không dám đâu mi ! “ “ Về Gò Công kỳ rồi Vinh có đến thăm gia đình mi không ? “ “ Có, gặp nhau ở nhà, ảnh có nói chuyện với má một hồi. “ “Phản ứng bà già làm sao ? “ “ Lịch sự một cách ...không được tự nhiên ! Nhưng như vậy là có tiến bộ lắm rồi ! “ Kim nhìn mái tóc của Bảy bị gió thổi tốc lên làm khuôn mặt của nàng đẹp nét lãng mạng. Nhan sắc người con gái đậm đà hơn nhờ có tình yêu. Ðã bốn năm qua không ngừng chờ đợi Huy trở về đã làm cho lòng Kim héo hắc. Kim cảm thấy mình đã sống mơ hồ, lạc lỏng trong dòng đời không ngừng bôn chen và thay đổi ...!!! ******************** Kim và Bảy sang nhà dì sáu lấy chìa khóa mở cửa vào nhà. Chị Lành đã mang con lên Sài Gòn. Trong nhà vung vãi gạo thóc, thúng mủng và đồ chơi của bé Tâm . Kim và Bảy thay quần áo nằm nghỉ đến xế chiều bật dậy lo quét dọn và cơm nước. Hạnh đi chuyến xe cuối về Mỹ Thuận cũng vừa dến nhà. Ba cô đoán ngày mai Mạnh ở Cá Thia sẽ ra Mỹ đứa Tây với các bạn bằng tắc ráng. Thu ở Hòa Hưng và chị Cẩm ở Mỹ Tho phải đi chuyến xe sớm nhất mới kịp giờ học chính trị. Buổi chiều ra cầu nước tắm lòng Kim khoan khoái lạ. Nước dâng lên cao làm Kim cảm thấy mát mẻ vô cùng. Không khí ở đây lúc nào cũng dìu dịu. Mưa làm cây côi vươn lên, um tùm một màu xanh. Hoàng hôn đến thật êm đềm... Kim dùng chanh chà cho sạch lớp bợn phèn trên các móng chân. Những ngày đi ruộng làm cho tay chân Kim xấu ra, đen đúa. Mỗi lần về Gò Công trở lên là Kim bị bạn bè quở Nay mai sông nước Cái Bè sẽ lột da Kim. Nước ở vùng này làm cho người phụ nữ có làn da nhìn mát con mắt.. Nơi này giống như quê hương thứ hai của Kim. Trở về Cái Bè là Kim cảm thấy thoải mái ngay. Những khi đi dạy về gặp lúc con nước dâng cao, Kim thích ngồi trước nhà cô sáu Hảo nhìn ra dòng sông, nhìn hoài không chán_ dòng sông đẹp quá và những hàng dừa bên kia bờ nên thơ làm sao ! “ Mi thơ thẩn gì vậy, ăn cơm đi thôi ! “ Tiếng Bảy nói sau lưng Kim. Kim quay lại cười với nàng. Bảy và Hạnh đã dọn cơm ra ngoài sân. Buổi chiều khi trời không mưa các cô thường dọn cơm ra sân, bên hè nhà chị Lành. Ăn cơm ngoài sân rất mát mẻ. Mỗi khi có đủ mặt cả bọn vừa ăn vừa cười nói rân rang. “ Năm nay chị Cẩm xin đổi về Mỹ Tho. “ Hạnh nhướng mắt nhìn Bảy : “ Chị Cẩm nói mi hả Bảy ? Chị xin là được, thâm niên quá rồi ! “ Bảy gật đầu, nói tiếp : “ Anh Thiện ghé nhà ta hồi hè, nói phụ cấp đắc đỏ được lên. “ Kim không tin nổi chánh sách tài chánh của nhà nước này: “ Lên cách nào cũng không kịp với vật giá bên ngoài, biện pháp phụ cấp đắc đỏ như một loại làm giảm đau giả tạo. “ Hạnh gắp miếng đồ chay của Bảy khen ngon không ngớt. “ Tập thể này có cô Bảy là khéo tay nhất !. Cô làm một chén nươc mắm ăn cũng đủ ngon .:” Mi chỉ ta làm món tôm càng kho này thôi là đủ lấy điểm với bà già chồng tương lai rồi Bảy à. “ Hạnh gắp thêm một đủa nữa, nói tiếp: “ Nghề giáo ai nghèo chớ cô Bảy không nghèo đâu. Mi có nhiều ngón khéo léo để kiếm tiền trong tương lai.” Bảy cười sung sướng: “ Ta chỉ mong phục vụ chồng con ta thôi. Nếu làm kiếm được thêm tiền thì càng thích, nhưng quan trọng là hạnh phúc !. “ Bảy nhắc lại việc chuyển ngành của Xuân và Mai cho Hạnh biết, Hạnh nói: “ Tụi nó được đổi đời rồi ! Ta cũng coi có ông cán bộ nào ưng cho xong mới khá được. Cô giáo nghèo quá ! “ Kim nhớ lại một người bạn đang học kỹ sư nông nghiệp than ăn học cực khổ mà lương không bằng công nhân trong các xí nhgiệp sản xuất quốc doanh. Thế mà nhà nước vẫn yêu cầu nâng cao chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp. Mức lương các ngành nghề chênh lệch nhau môt cách lạ lùng Bảy thích biện hộ cho cái nghề mà cô đã đeo đuổi: “ Nhưng so với các ngành nghề khác thì dời sống giáo viên ít đụng chạm hơn. Cô giáo đứng lớp chỉ bốn tiếng, có thì giờ để lo cho gia đình. “ Kim thu dọn chén bát để rửa: “ Hè mi có găp anh Thiện và Mạnh thường không Bảy ? “ “ Rất thường. Hể anh Thiện và Mạnh đi chợ là có ghé. Có lần anh Thiện và chị Tám ghé, có lẽ không lâu cả hai sẽ xin đổi về Gò Công một lượt.” Như sực nhớ ra điều gì, Bảy nhìn Kim cười nói tiếp: “ Lúc này thầy coi bộ lo nghĩ nhiều mi ạ, cặp mắt nhìn hết vẽ ấm áp ! “ Kim cười lớn: “ Ấm áp hoài là phiền đó ! “ Thật vậy, dạo sau này Thiện coi bộ ít nói và đượm vẻ lo lắng hơn trước. Sau khi chén bát được dọn rửa xong, cả ba cô kéo nhau ra hiên trước nhìn xe cộ chạy đuổi nhau. Ðám ruộng trước mắt đã xanh um; anh chị ba chăm sóc ruộng rất tốt. Hàng bông soi nhái đã rụi tàn. Cỏ mọc tràn lan trước sân. “ Mai gặp anh Thiện chắc là có lương ! “ Bảy nói trống không Hạnh tiếp lời :” Hè mà học chính trị đáng lẽ phải được bồi dưỡng cao ! Có lẽ Mạnh lên sớm để mua hàng cho quí hai. Ở Bình Ðức quê ta kỳ này giáo viên có vải quần tây rất đẹp, có lẽ Cái Bè cũng vậy. “ Những con ốc en đã bắt đầu hòa bản nhạc buồn. Bóng tối vây quanh rất nhanh bởi những cụm mây xám từ chân trời chạy đến. Gió bắt đầu thổi mát lạnh hiu hiu. Mõi mệt, cả ba cô bước vào trong đóng cửa lại, nằm tư lương. Kim và hai bạn là những người nằm trong một cảnh hai quê, nên lòng còn nhớ nhung bồn chồn. Con thằng lằng tặc lưỡi. Gió bên ngoài thổi mái lá tốc lên rồi rạp xuống tạo nên một âm thanh buồn tênh, vắng vẻ. Mưa đổ rào xuống. Kim ngã người xuống đivan, thiếp đi trong nỗi vương vấn còn lại với gia đình. ******************** Kim và các bạn vừa bước vào phòng học đã nghe giọng ồ ề của Mạnh ca chọc ghẹo “ Guigoz là guigoz, guigoz là guigoz ... “, bởi hầu hết những giáo viên học chính trị vào mùa hè đều kiếm những lon guigoz để đựng thức ăn cho tiện. Cứ dốc vào lon guigoz cơm cho vừa đủ tạm no, rồi thêm món gì mặn mặn lên trên nữa là đủ cho một buổi ăn trưa. Ít ai chịu mang canh phiền phức dù rằng mùa hè rất nóng bức. Có thể tiêm tế một chút với một trái dưa leo, hay ít miếng rau luộc hoặc rau sống là xong. Một tháng học chính trị sẽ qua rất nhanh.! Lớp học hầu như đông đủ , mọi người chào hỏi nói cười rộn ràng. Ði học chính trị là dịp các giáo viên trẻ, nhất là các cô giáo rất ăn diện. Những cánh áo mới may của các cô làm lớp học trông vui mắt. Các thầy cũng ăn vận tề chỉnh hơn “ Tất cả lên hội trường ! “ Anh Nguyên bước vào yêu cầu mọi người trở lên hội trường để dự lễ khai mạc. Tất cả giáo viên các trường được dồn vào hội trường ngồi chật như nêm. Thầy Khoa, hiệu trưởng trường Mỹ Ðức Tây xuất hiện trên diễn đàn nói lời giới thiệu: “ Xin các đồng chí giữ im lặng ! Xin giới thiêu với các đồng chí, đồng chí Sáu Khanh chủ tọa buổi lễ khai mạc ngày hôm nay. “ Ðồng chí chủ tọa chào mọi người và giới thiệu vài dòng về mình. Sáu Khanh, cái tên nghe khá quen với Kim, độ chừng trên ba mươi tuổi. Ðồng chí chủ tọa ăn vận kiểu người ta thường thấy ở các cán bộ thời bấy giờ : _áo sơ mi cộc tay màu trắng, quần kaki xanh lá cây của bộ đội; mang dép râu, và đội nón cối. Ðồng chí sáu Khanh nói rặc chất giọng người miền Nam mặc dù anh đi tập kết khi còn là một học sinh của trường Nguyễn đình Chiểu ở Mỹ Tho Sau khi giới thiệu qua về mình, đồng chí sáu Khanh bắt đầu thao thao bất tuyệt về thành quả và ý nghĩa thắng lợi của đảng. Bảy rù rì bên tai Kim: “ Kim, một chút qua vườn nhà chị Hằng ăn cơm, có cái võng ! “ “ Ừ ! “ Bất chợt chị Cẩm xuất hiện ngay cửa. Chị là người vào lớp trể nhất. Bước vào hội trường, chị chào đồng chí sáu Khanh rồi rón rén tìm chỗ ngồi. Chị nói nhỏ với Mạnh đang ngồi ở phía ngoài. “ Ði chuyến xe nhì, trể một chút ! “ Hầu hết các thầy cô giáo trẻ trong hội trường được ăn học dưới chế độ cộng hòa ở miền Nam, và ra làm việc sau khi chính quyền miền Bắc tiếp thu miền Nam. Nhìn chung các cán bộ ăn học ở miền Bắc năng nổ bảo vệ chủ nghĩa Mác Lê, ca ngợi Hồ chí Minh, và đảng cộng sản như bảo vệ giá trị của chính họ. Sự đồng nhất này khiến họ trở thành khuôn khổ, không phát triển, và bảo thủ tai hại. Kim đã từng nghe nhiều cán bộ giảng dạy, chỉ khác nhau ở chỗ có sống động hay không, chớ nội dung buổi nói chuyện hầu như không có gì khác biệt. Bảy chuyền tay cho Kim và các bạn những cục kẹo chanh ngậm cho đỡ buồn ngủ. Hồng Nhung hiệu phó nói nhỏ: “ Sáu Khanh có vợ ở Hòa Khánh. “ Hạnh tò mò hỏi tiếp: “ Vợ làm gì ? “ “ Hiệu phó của Hòa Khánh. “ Chị Cẩm nói rù rì đủ Bảy và Kim nghe:: “ Sáu Khanh cặp với Thanh Châu thời gian làm ở phòng giáo dục. “ Bảy nhướng mày: “ Vậy sao ? Thanh Châu làm bên bổ túc văn hóa đó hở ? “ Chị Cẩm gật đầu: “ Ừ, mùi lắm, romantic lắm, tao nghe tụi nó nói. “ Thanh Châu là bạn khá thân của Kim thời học trung học ở Sài Gòn. Thanh Châu học khác ban với Kim, nhưng chơi với nhau qua sự liên kết với bạn bè, và cùng nhau tham dự nhóm báo chí “ Tuổi Trẻ “ của một nhóm bạn bên trường nam.. Hắn là đứa con gái đa tình đa cảm, đã yêu rất sớm và nổi tiếng làm thơ tình lúc ấy. Thanh Châu không hẳn đẹp, nhưng nét mặt hoài cảm với mái tóc dài lúc nào cũng phủ vai, dễ làm hấp dẫn những đối tượng có đời sống tình cảm phóng khoáng. Khuôn mặt Thanh Châu được tăng vẽ trí thức nhờ cặp mắt kiếng cận lúc nào cũng phải đeo. Ngày ra trường Kim không ngờ gặp lại Thanh Châu ở phòng giáo dục huyện Cái Bè. Kim và Thanh Châu cùng nhau chia sẽ những kỹ niệm trong thời gian xa nhau.. Qua đó Kim thấy mình còn nhiều băng khoăng và ưu tư với những đổi thay. Trong khi Thanh Châu vẫn như xưa, vẫn chạy theo những xúc cảm và không ngừng lao vào những mối tình và tan vỡ ! Lúc đó Thanh Châu kể cho Kim biết về mối tình của nàng và sáu Khanh. Sáu Khanh phải cưới người con gái mà gia đình hai bên đã giao kết.Thanh Châu và sáu Khanh đã khóc để chia tay nhau ! Thanh Châu là người sống cho sự mời gọi của ánh mắt và sự rung động của con tim. Dó vậy cuộc đời của cô là tình yêu.và thơ ca Kim quan sát sáu Khanh kỹ hơn. Anh có vẽ nho nhã. Nét mặt không đep trai nhưng có lẽ qua đó người ta có thể đoán biết anh có một đời sống nội tâm. Ðứng trên diễn đàn anh vẫn có lối ăn nói ôn tồn, từ tốn. Anh có nét là người của ngành giáo dục Giờ giải lao chị Châu mang một xấp hình đi chơi hè cho bạn bè xem. Những mẫu chuyện lại được đem ra kể. Bấy giờ cũng là dịp cả nhóm bạn cùng nhau điểm mặt những người mới có đôi bạn Trước khi đồng chí sáu Khanh nói tiếp, cô giáo Thanh Hương ở xã Mỹ Lợi lên ca một bản giúp thay đổi không khí. Thanh Hương là một giọng ca nổi tiếng của ngành giáo dục tĩnh nhà vài năm nay, cô có giọng ca cao và thanh thoát. Thanh Hương trình bày nhạc phẩm “ Cô Nuôi Dạy Trẻ “ của nhạc sỹ Nguyễn văn Tý “ Năm nay Thanh Hương trông đẹp gái hơn ! “ Bảy ngồi băng phía sau chồm lên nói nhỏ bên tai Kim như vậy. Kim nghe Hạnh tiếp lời: “ Nó có bồ làm công an ở tại Mỹ Tho, nghe như sắp cưới. Năm nay nó xin về dưới. “ Bảy tiếp lời Hạnh: “ Như vậy Thu Ngân lẻ loi rồi ! “ Thu Ngân và Thanh Hương được biệt danh là đôi sơn ca của Mỹ Lợi. Nếu nhìn Thanh Hương hay các thầy cô giáo của xã Mỹ Lợi người ta không thể tưởng được công tác ở Mỷ Lơi khó khăn như thế nào. Xã Mỹ lợi ngày xưa là khu kháng chiến, đươc thành lập sau này. Kim nghe bạn bè công tác trong Mỹ Lợi kể vào mùa nước lên các cánh đồng ở Mỹ Lợi ngập tràn nước, cảnh vật hoang vắng buồn tênh, sự di chuyển rất khó khăn. Sống bên trong cái hẻo đó, các thầy cô giáo phải chuẩn bị cho mình những thứ cần thiết. Ngay cả rau cải cũng không có để ăn, phải đi mua ở xã khác. Hầu hết các thầy cô giáo ở Mỹ Lợi là thành phần trẻ, những chắc chắn không ai có thể an tâm trong thời gian đầu sống ở Mỹ Lợi. Nhìn các giáo viên trẻ trung yêu đời của Mỹ Lợi người ta phải tin rằng con người có khả năng thích ứng với đời sống, và tuổi trẻ nếu đươc hướng dẫn sẽ đóng góp rất lớn cho công cuộc xây dựng đất nước. Trên diễn đàn đồng chí sáu Khanh vẫn còn hăng sức trên con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa.. Khi sáu Khanh vừa dứt lời thì kẻng đánh vang lên báo hiệu giờ nghỉ để dùng cơm trưa. Kim và Bảy vội kéo nhau qua vườn chị Hằng sát bên cạnh trường Mỹ Ðức Tây, có cây râm bóng mát, và có cái võng để nằm tòn ten. ******************** Buổi chiều lớp học bắt đầu học nghị quyết của đảng. Dưới cái nóng bức của mùa hè, môt phòng dồn gần hai trăm người, và giọng giảng bài của sáu Khanh vẫn đều đặn vang lên. Lớp học chính trị nhằm mục đích cho giáo viên hiểu để ủng hộ và cổ động chính sách và đường lối của đảng, nhưng đúng ra đó là một lối tuyên truyền và bức bách sự tin tưởng vì mọi người phải lắng nghe, ghi chép, hội thảo, và viết thu hoạch theo một chiều hướng nhất định. Sáu Khanh trình bày những chỉ tiêu của đảng. Sau chiến tranh, đất nước có rất nhiều vấn đề cần được giải quyết, và phải giải quyết từng phần, từng giai đoạn.Trong một hoàn cảnh khó khăn chính quyền phải biết chọn lựa cái nào là quan trọng phải giải quyết trước để tạo thuận lợi hay làm sức bật cho những cái khó khăn khác được khai thông, nhưng thực tế người ta thấy chính sách và dường lối của đảng đầy những mâu thuẩn, và đạp chân lên nhau. Chỉ tiêu đặt vấn đề giao thông làm hàng đầu thì lại lập những trạm kiểm soát kinh tế, bán vé chính thức một cách giới hạn và khó khăn, tạo nạn vé chợ đen, phân phối xăng dầu quá hạn hẹp....??? Qua giờ nghỉ giải lao, Minh Ðăng, một nam giáo viên ở xã Mỹ Lợi lên ca bài “ Anh Quân Bưu Vui Tính”. Ðăng có giọng ca ấm, chuẩn, và rất diễn ý. Anh mới thành hôn với một cô bạn dạy chung xã và cùng quê ở Mỹ Tho. Nhìn cặp vợ chồng mới cưới này ai cũng biết họ đang hạnh phúc, vì tình yêu của họ được xây dựng vững vàng sau những năm tháng công tác bên nhau, có chịu đựng và chia sẽ những gian nan, có hiểu biết và xây dựng để sống bên nhau. Chị Cẩm vừa mở gói kẹo me vừa nói nho nhỏ: “ Hồi nảy thằng Thiện nói có lương mới, lảnh trong tuần. Ăn kẹo me cho đỡ khác nước tụi bây ! “ Không đợi chị Cẩm mời tiếng thứ hai, cả bọn mỗi người bóc một cục kẹo me bỏ vào miệng. Ðây cũng là thuốc chóng ngủ. Cái chất chua chua ngọt ngọt làm nước miếng tươm ra làm tĩnh táo một chút. Học chính trị năm nào chị Cẩm cũng làm một gói kẹo me. Kim rất thích món này của chị. Nhà chị có vài cây me nên chị thường làm mức me và kẹo me để đãi các bạn. Cây me đậu phọng của nhà chị được hái trái sau Tết, trái me có vị ngọt ngọt chua chua, ăn lúc dôn dốt lại càng tuyệt. “ Lương lên rồi phải không chị Cẩm.? “ Thu ngồi sát tường chồm qua Kim hỏi chị Cẩm. “ Ừ ! “ Bảy đề nghị: “ Có lương bọn mình vô quán hũ tiếu ở bến đò làm một chập đi ! Quán này chắc ngon hơn quán Ðẳng. “ Nghe có lương mới là ai cũng vui vẻ, hy vọng đời sống được thoải mái một chút. Giờ cuối Thu Ngân lên giúp vui với nhạc phẩm “Ơi Cuộc Sống Mến Thương ”. Giọng ca của Thu Ngân không lôi cuốn người nghe bằng mắt môi của cô. Thu Ngân có cái miệng nhỏ xíu mọng đỏ rất dễ thương. Mái tóc demi garcon làm cho cô có nét xinh xinh và liếng thoắng. Giờ này sáu Khanh lộ vẽ mệt mõi thấy rõ. Anh rút khăn tay lau mồ hôi rịn ra trên trán. Anh còn tiếp tục với mọi người vài ngày nữa. Ngồi ở hội trường một ngày thấy thèm về nhà ngã cái lưng làm sao ! Khi tiếng kẻng vang lên là mọi người vội vã túa ra như đàn ong.vỡ tổ. Buổi chiều cô sáu Hảo nhập đi chung với tập thể Mỹ Qưới, còn chị Ý đã vội đi xe lam về để lo cho bé An. Mặc dù đi về không còn được hăng hái như buổi sáng, nhưng không thiếu những mẫu chuyện tiếu làm cho cả nhóm cười mõi miệng. Cánh đồng xanh bát ngát bên phía Bắc lộ vào buổi chiều nhìn nên thơ làm sao ! Những cơn gió đồng thổi lồng lộng làm Kim cảm thấy khỏe và tĩnh táo ra.. Xa xa vài cánh cò trắng thong dong nhịp nhàng bay về phía chân trời…. -------------------- Mmm |
|
|
![]()
Post
#8
|
|
![]() Bảo vệ Tổ Quốc ![]() ![]() ![]() Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country ![]() ![]() |
Dì sáu Trọng lại đem khoai mì sang cho các thầy cô giáo. Loại khoai mì này ăn hoài vẫn thấy ngon. Khoai được dượng sáu trồng mấy liếp bên cạnh ao cá. Củ khoai thường không to lắm. Khoai được nấu chín ăn cái bột bên trong rất bùi, lớp bên ngoài lại deo dẻo. Hạnh thường giành nấu khoai, vì cô biết đổ nước vào nồi đến chừng mực nào để khoai chín mà không bị nhảo, hay bị khô, hoặc khét lẹt ăn không ngon. Hạnh lại còn biết chế biến nấu khoai áo với đường. Kỳ vừa rồi nàng lai đánh khoai nát ra trộn với xác dừa rám, thêm vào muối, đường, đậu phọng và mè rang vàng được giã nhuyễn., ăn rất hấp dẫn.
Khoai được dọn lên bàn. Hôm nay Hạnh nấu khoai áo đường. Ba tên Mạnh, Bảy và Thu đang chơi cờ domino. Kim không có thú chơi cờ hay đánh bài, nhưng nàng thích cái không khí tụ hợp nhau dưới một ánh đèn trông ấm cúng vô cùng. Cả bọn tấm tắc khen cô Hạnh nấu khoai ngon. Bảy nói chọc cười Hạnh “ Không biết vợ của ai nấu khoai áo đường ăn hoài không ngán vậy cà ? “ Hạnh dọn khoai lên xong hắn vội nhảy vào vòng chiến. Mặc cho các bạn vui triệt nhau, Kim và chị Cẩm ngồi ăn khoai kế bên. Chị Cẩm nhìn Kim ăn khoai ngạc nhiên hỏi: “Ủa,sao hôm nay mày ăn khoai mì với đường Kim?Bộ mày quên luât âm dương rồi hay sao? Cả bọn nhao nhao lên chọc quê Kim: “ Sao chị Kim, bộ thèm đường rồi hả ? “ “ Ũa, hôm nay mi hết theo Zen rồi hả ? “ “ Em biết Kim thế nào cũng phải đầu hàng mà ! “ “ Cái máu của hắn thèm đường như mèo thèm mỡ thì làm sao bỏ được !. “ Kim cười ngặc nghẻo: “ Ðầu hàng rồi ! Thèm dường phát chết luôn đây ! “ Những ngày gần đây Kim được Hữu Thiện cho mượn quyển sách dịch về Zen của Suzuki. Kim là người chú trọng chăm sóc sức khỏe nên sau khi đọc sách xong bèn thử áp dụng, thử ăn uống theo phương pháp Zen xem sao. Nói đến Zen người ta nghĩ ngay đến việc ăn gạo lức muối mè, nhưng thực ra Zen còn rất nhiều điều rắc rối liên quan đến luật quân bình âm dương cho cơ thể. Kim phải sống khác ý thích của mình ! Kim phải để ý đến lượng nước uống vào mỗi ngày chớ không đươc uống tùy thích. Giảm dường lượng, cái gì Kim cũng ăn với muối là chính. Rau cải hay đồ legumes phải được phân biệt cái nào thuộc chất dương, cái nào thuộc chất âm. Chất âm nhiều như cà tím thì không nên ăn nhiều kẻo giảm thọ....Bạn Kim thấy nàng cố gắng ăn uống theo Zen, và bị ám ảnh luật âm dương nên mỗi khi thấy Kim ăn món gì cũng chọc ghẹo: “ Cái đó âm sao mày ăn ! “ hay là “ Kim ơi, cái này âm hay dương vậy ? “ Dì sáu đào khoai lên cho đã hai nồi; lần nào Kim cũng lấy riêng ra để ăn với muối. Thật chẳng hứng thú chút nào vì cơ thể Kim chỉ thích ăn khoai mì với đường !. Lần này Kim không thể nào tiếp tục luật âm dương được nữa ! Kim chìu theo sự đòi hỏi của cơ thể để được thoải mái. Mạnh vừa đi con bọ trên bàn cờ xong, tay vói lấy củ khoai nhai nhóp nhép, nói trêu Kim: “ Chị Kim mà ăn theo Zen được là đi tu được đó ! “ Ðúng ra Zen là một phương pháp dưỡng sinh, nhưng cũng có công dụng trong việc tu hành. Chị Cẩm cười khằng khặc: “ Con Kim mà đi tu được là tao chịu thua hết tụi mày đó ! “ Bảy vói tay lấy ly nước uống xong nói xen vào : “ Ðúng đó chị Cẩm, con Kim có con mắt cười có đuôi, người ta nói mấy người như vậy thì đa tình thì làm sao tu cho được (?). “ Kim bật cười, vội nói chống chế: “ Ða tình nghĩa là ai cũng thương cả, như đức Phật thương chúng sanh. Nói ta con mắt có đuôi, còn Mạnh có con mắt ương ướt liếc con gái sắc lẽm sao không nói ? “ Thu và Hanh cười và vỗ tay tán thành: “ Ðúng, đúng đó ! chị Kim nói sao mà như thầy bói vậy cà ! “ Mạnh nhìn Thu rồi nói: “ Còn Thu, Thu có cái xoáy thượng trên trán lì và dữ với chồng sao không khai ra luôn hử ? Hạnh thì có cặp chân mày bướng bĩnh sao không ai nói chứ ? “ Hạnh không thể im lặng được với Mạnh: “ Rồi có tức không.? Ta mà hiền như con Phấn vợ mi thì làm sao giữ chồng được chứ. Ừ, ta là con bướng đó, ta bướng với những cái nên bướng ! “ Chị Cẩm than mệt. Sợ trận chiến bằng mồm lây lan đến mình, chị ngã người xuống gường ca nghêu ngao một mình . Bỏ cho bốn tên ngồi sát phạt lẫn nhau, Kim cũng rút vào bên trong thế giới của riêng mình. Kim chong đèn, giở sách đọc một hồi trước khi đi ngủ. ******************** Vào học chính trị hơn một tuần thì có chuyện xì xầm to nhỏ về sự vắng mặt của cô giáo Anh Thư của xã Mỹ Lương. Bạn thân của Anh Thư là cô Hà mới xin đổi sang Mỹ đức Ðông vì cô thành hôn với thầy Thành dạy ở điểm Mỹ Quới. Hà kể lại trên một tháng hè cô qua nhà Anh Thư mấy lần đều không gặp. Lần nào gia đình Anh Thư cũng đều nói khéo với Hà là Anh Thư đã đi chơi chỗ này chỗ nọ nên không có ở nhà.. Ðến ngày đi học chính trị, Hà lại đến nhà Anh Thư để cùng hẹn đi chung chuyến xe cũng không có nàng ở nhà, và một lần nữa gia đình Anh Thư lại nói khéo có lẽ Anh Thư sẽ học khóa chính trị trể vì không về kịp. Nhưng cuối tuần vừa rồi Hà trở về Mỹ Tho vì chuyện gia đình, ghé qua nhà Anh Thư lần nữa thì được biết Anh Thư hiện đang ở Mã Lai. Anh Thư có một người anh đi du học ở Pháp trước khi đổi chế độ. Có lẽ rồi đây Anh Thư cũng sẽ sang Pháp. Hà mất đi một người bạn thân, nhưng may thay bây giờ nàng đã có Thành bên cạnh. Tuy vậy Hà vẫn làm mọi người nhớ đến Anh Thư, vì hai cô mới ngày nào quấn quít bên nhau như nhân tình. Chuyện vượt biên gây sự chú ý âm thầm của những giáo viên có cùng hoàn cảnh và suy nghĩ. Hiệu phó Hồng Nhung mới thành hôn với một sỹ quan học tập. Chồng của cô là đại úy hải quân ngày xưa, vì thế cô nghe bạn bè bàn về chuyện Anh Thư vượt biên một cách đắc ý. Theo Kim đoán có lẽ không lâu Hồng Nhung và chồng cô sẽ ra đi. Chị Vân cũng thường rù rì bên tai Kim về những chuyến đi và tin tức mà ở gia đình chị nghe lóm từ các đài BBC hoặc VOA. Lúc này trên truyền hình và radio không ngớt lên án những người ra đi, kết án họ là phản bội tổ quốc. Nhưng trung thành với tổ quốc có nghĩa là trưng thành với đảng, dù cho đảng có đúng hay sai. Thật ra không ai muốn đời mình có sóng gió cả. Sự đổi dời này phải do những bất mãn lớn lao tao nên Riêng Kim tuy nàng không nói ra nhưng lòng rất nhiều băng khoăng. Ra đi hay ở lại ??? Kim thường bị dằng co bởi ý tưởng này. Trong thâm tâm Kim biết nàng vẫn có thể chịu đựng dù cuôc sống như thế nào.Trong mối tương quan giữa Kim và Huy, Huy là một thông số tạo biến đổi đời nàng. Nếu Huy trở về, Kim đoán, anh sẽ có một trong hai thái dộ đối với cuộc sống mới. Hoặc là anh an phận thủ thường, lo kiếm cơm ngày hai buổi để sinh sống. Hoặc là anh chán chường và bất mãn vì cơ cấu xã hội đã thay đổi tận cùng, không có chỗ đứng cho những người đi học tập trở về. Yêu anh, Kim rất hiểu những ưu điểm và những khuyết điểm của anh. Khuyết điểm lớn của anh là sống quá thẳng thắng và kém chịu đựng với nghịch cảnh. Hoàn cảnh này Kim không thể an vui để sống mà bên cạnh nàng Huy lại là một trái bom bất mãn thì hạnh phúc có thể có được hay không. Kim biết nàng phải trả lởi thế nào rồi. ******************** Sau vài ngày học tập chính trị giáo viên các trường trở về lớp của mình để thảo luận..Hôm nay trường Mỹ Dức Ðông chiếm phòng học nằm sát quốc lộ bốn Anh Nguyên hiệu trưởng của trường cố gắng gợi ý và hướng dẫn cho buổi thảo luận để mọi người đều có phần đóng góp. Cô hiệu phó Hồng Nhung từ ngày lập gia đình, và hiện tại đang mang thai chỉ để ý đến chuyên môn mà thôi. Cuộc thảo luận có phần sôi nổi khi các thầy cô giáo liên hệ đến thực tế. Và mỗi lần khi bàn đến những vấn đề tiêu cực trong xã hội thì cứ y như là anh Nguyên tụng mãi một câu giống như các cán bộ giảng dạy: “Ðất nước ta còn nhiều khó khăn “ , hoặc là “ Có những phần tử phản động còn lại âm mưu phá hoại đường lối của đảng “ Khi cái lưng của Kim cảm thấy mỏi mỏi thì cô sáu Hảo nói với anh Nguyên: “ Cho nghỉ giải lao đi chú Nguyên ơi ! Lớp người ta cho ra rồi kìa ! “ Kim và Bảy bước ra ngoài cho rãn cái lưng, rồi nhanh chân xuống văn phòng uống miếng nước cho đỡ khát. “ Buồn ngủ quá Kim à ! “ “ Buổi chiều lại càng buồn ngủ ! “ “ Một ngày như mọi ngày! Mỗi năm như mọi năm ! “ “ Mà năm nay học chính trị chỉ có một tháng thôi là đỡ lắm rồi ! Ta ngán cảnh ngồi nhồn nhét như cá mòi trên hội trường và ăn cơm lon guizgo quá ! ” “ Mỗi người có một vai trò. Cán bộ thì ca bài của cán bộ. Anh Nguyên thì ăn nói theo cương vị của ảnh. Còn mình thì thảo luận cho có thảo luận.chớ nên suy nghĩ nhiều chỉ thêm phiền ! “ Khi Kim và Bảy trở lại lớp thì chị Cẩm đang ca giúp vui bài “ Anh Ở Ðầu Sông Em Cuối Sông “ của nhạc sỹ Phan huỳnh Ðiểu. Chị Cẩm rất ít khi ca trước đám đông, phải đề nghị lắm mới được. Chị không có giọng ca tốt và nghe thuật ca hát như những giọng ca đã nổi tiếng ở đây, nhưng cái chất giọng của chị là của người con gái thẳng thắn, đấu tranh, và chung thủy. Ðể tiếp tục phần văn nghệ chị Cẩm yêu cầu Kim ca một bài. Kim chọn bài “Giận Mà Thương” của Nguyễn văn Tý. Bài này được nhạc sỹ Nguyễn văn Tý viết theo thể điệu dân ca, nghe khá lạ tai. Bài ca nói về tâm tình của người vợ muốn sữa sai cho chồng mình mà vẫn thương chồng rất mực Khi Kim ca vừa dứt lời tình cờ bắt gặp ánh mắt của Bình nhìn nàng như muốn cười….. Buổi trưa một số giáo viên ra khỏi lớp, còn một số ngồi rải rác ăn trưa và chuyện trò với nhau. Kim ngồi ăn trưa với chị Vân và cô sáu Hảo. Cô sáu kể về những tiêu chuẩn của hảng làm đồ da nơi con gái cô làm việc khá cao so với giáo viên ở đây. Chị Vân có ý muốn trở lại Sài Gòn sinh sống vì chị nghĩ nơi đó có nhiều thuận tiện cho gia đình chị hơn. Kim chưa có quyết định thay dổi đời sống nhưng nàng biết sẽ có một ngày, ngày Huy trở về ! Ðến chiều ban công đoàn mua hàng từ cửa hàng ở dưới huyện mang đến thẳng lớp học để chia cho tiện.Kỳ này có mắm biền, đường tán và đậu xanh. Chị tư Niệm và cô sáu Hảo xắn tay chia hàng cho mọi người. Dẩu cẩn thận cách nào cái mùi mắm hôi hám cũng nồng nặc khoảng sân trước lớp! Sự chia hàng rõ ràng không nhắm vào nhu cầu của giáo viên mà chỉ cốt yếu ép tiêu thụ những mặt hàng tồn kho. Kim nhường phần mắm của mình cho cô sáu để đủ một nồi cho gia đình cô. ********************* Khi chị Vân đến nhập bọn với tập thể Mỹ Qưới, Mạnh phải xin qua nhà dì sáu Trọng ngủ những khi chị Lành về nhà. Trước hết là mợi người cùng nấu một nồi chè đậu xanh thật lớn, ăn no rồi ca hát nghêu ngao. Mạnh, Thu, Hạnh và Bảy lại mở bàn cờ domino ra chơi. Chi Cẩm thì mê man với quyển sách mới mượn của thư viện. Kim và chị Vân bước ra hiên trứơc ngắm trăng và trò chuyện với nhau. Chị Vân và Kim đã từng ở chung nhà cô sáu Hảo mùa chính trị năm rồi nên rất hiểu nhau. Chị rất hiểu biết và sống rất tình cảm. Kim cảm thấy ở chị một sự u sầu và sự mệt mõi tinh thần vì va chạm với đời sống và thất vọng trong tình yêu. Chị Vân là sinh viên luật năm thứ hai trước đây, có bằng Anh ngữ, đang ôm nhiều mộng đep thì thời cuộc đổi thay. Cả gia đình chị cũng như bao gia đình khác nằm trong cơn lốc của lịch sử đã phải thay đổi cuộc sống. Nhìn đôi mắt cận thị phải đeo contact lens của chị lúc nào cũng vương vấn u buồn làm Kim phải chạnh lòng. Kim hỏi vả lả với chị “ Năm nay hai bác trồng gì chị ? “ “ Trồng cải ngọt, mấy đứa em phải tập gánh tưới. Ở Gò Công nắng phát khiếp nên tưới tăng cực lắm ! “ Kim cảm thấy chị Vân ra ở chung với tập thể Mỹ Qưới không lý do gì khác hơn là muốn tâm sự với nàng. Nghĩ vậy Kim bèn hỏi thẳng chị. “ Ðộ rày tình cảm giữa chị và anh Lộc ra sao rồi ? “ “ Ai nói mà mày biết hay vậy ? “ “ Em ra nhà tập thể ở ngoải....Họ nói khéo, em đoán vậy, đúng không ? “ Chị Vân từ ngày đổi ra trường chánh dạy phụ thêm môn Anh văn, chị ở trong nhà tập thể giành cho các thầy cô giáo độc thân. “ Anh Lộc về Sài Gòn rồi ! “ “ Về thăm gia đình rồi cũng sẽ trở lai Cá Thia. “ Chị Vân tránh nhìn Kim, cố giữ giọng bình thản. “ Anh Lộc về Sài Gòn với cô bạn của ảnh ! “ Kim vô cùng ngạc nhiên, và Kim hiểu sự viêc này đã làm chị Vân đau buồn không ít. “ Ảnh quen với chi trước hay bà kia trước ? “ “ Bà kia trước tao ! “ Chị Vân nói giọng buồn buồn : “ Mày nhớ kỳ văn nghệ năm ngoái không ? “ “ Nhớ ! rồi sao ? “ “ Anh Lộc có lên ca giúp vui. “ Kim nhớ lại đêm văn nghệ được tổ chức trước khi nghỉ hè ở nhà tập thể Cá Thia, có một anh chàng lên ca bài “Con Tàu và Dòng Sông “ của Nguyễn Ðức Trung, có dáng dấp và giọng ca rất khá. “ Em nhớ ...’ Anh vẫn như dòng sông.... ‘. Ảnh ca rất hay ! “ Chị Vân nhếch miệng cười nặng nề : “Ðó, chỗ văn nghệ đó quen nhau một cánh tự nhiên, không ai court ai, gặp là thấy ăn khớp với nhau rồi ! “ “ Rồi sao nữa ? Romantic một thời gian, bây giờ chia tay, hả ? “ Chị Vân trầm giọng: “ Ảnh nói với tao là ảnh về Cá Thia để tạm dung thân. Anh Lộc là người sống ở Sài Gòn từ nhỏ. Ði vượt biên với cô bồ ruột; cô ta bị bắt còn ảnh thoát được ....Bây giờ cô ấy được thả ra, ảnh phải trở lại với cô ấy. Vã lại cô ấy rất yêu anh Lộc. Chuyến vượt biên là do gia đình cô ta lo cho anh ấy đi, cho nên cái tình nghĩa đó phải nặng hơn tao rồi ! “ Kim e ngại nhìn chị Vân qua ánh trăng mờ ảo, nàng thật không ngờ người thanh niên ấy có sức hút đối với chị Vân như vậy. “ Anh Lộc coi vậy mà cũng ‘ ghê gớm ‘ vây đó ! “ Chị Vân cười không thành tiếng: “ Thời gian sẽ làm tao quên lãng !.” Im lặng một hồi chợt chị hỏi Kim: “ Nếu trong hoàn cảnh của tao mày làm sao ? “ “ Hừm, em có dễ yêu như chị đâu mà ! “ “ Trái tim của mày bị khóa chặc bởi hình bóng của Huy rồi.! “ Kim rất hiểu nỗi lòng của chị Vân, Kim cảm thấy thương chị vô cùng, chị rất chân tình trong tình bạn và tình yêu. “ Chị Vân à, em có đọc một câu để học khôn là :” Muốn quên người tình của bạn, bạn nên tìm một người tình mới ! “.Ðó, chị nên áp dụng câu này ! “ Ðến giờ Kim mới nghe chị Vân cười thành tiếng: “ Ở đâu có sẵn cho mình một chàng bây giờ chứ ??? “ Kim nhớ lại có lần nàng và chị Vân đến nhà chị Khuê chơi, nơi đó hai cô quen biết được anh Tài, em bà con bên chồng chị Khuê, là sỹ quan đi học tập mới về. Kim hăng hái nói với chị: “ Anh Tài, em chồng chị Khuê đó, em nhớ chị Khuê nói ổng tuổi thìn, lớn hơn chị một tuổi. Ðược rồi, ông đó xứng với chị lắm đó. Vô đi, vô đại đi ! “ Chị Vân cười giòn: “ Sao mày không vô mà xúi tao vô chớ ??? “ Kim cố thuyết phục: “ Tại vì em ở xa, chớ em ở gần là dám vô lắm à ! Còn chị ở gần, có cơ hội gặp nhau để tìm hiểu. Em thấy anh Tài rất được, và chưa có ai. “ “ Sao mày biết ổng chưa có ai ? “ “ Thì chị Khuê nói với em, lúc ra vườn bẻ mía đó., chị với anh Tài đi trước nên đâu có nghe. Chỉ cũng muốn anh Tài có bạn là cô giáo nên nói tuổi ảnh cho em biết, nếu đã có ai rồi thì có lẽ ảnh không lăng xăng đi bẻ mía cho chị em mình ăn và mời mọc tận tình “ Chị Vân chán nãn nói : “ Tao sợ..... lại thêm một lần nữa khổ đau ! ‘ Không yêu thì lỗ, yêu rồi lại khổ ‘, mày à ! “ “ Trước hết là phải làm sao quên được anh Lộc !. Làm bạn với anh Tài thay đổi không khí trước đã, còn chuyện hợp hay gì gì đó thì tính sau. Em thấy anh Tài xứng với chị hơn anh Lộc nữa ! “ Kim vẫn tin tưởng cái gọi là duyên nợ trong việc kết hợp vợ chồng. Nhưng Kim lại nghĩ bây giờ chị Vân nên tạo cho mình hấp dẫn một đối tượng mới thì mới mong quên được nỗi buồn này. ****************** Ðể giúp cho chị Vân khuây khỏa nỗi buồn, cuối tuần Kim rủ chị vào trong cô sáu Hảo chơi. Kim có cảm tình đặc biệt với chị, lúc nào gặp nhau nàng cũng muốn dành thời gian cho chị. Sau khi ăn cơm trưa xong hai chị em đội nón rời khỏi nhà. Nắng mùa hè chói chan loang loáng xuyên qua những kẻ lá. Ði qua khu vườn vườn mận chị Vân nói: “ Có lần tao bị trược chân té tại đây. Chỗ này rất nguy hiểm vì sát với mé sông quá. Vườn này của nội thằng Dũng. Mày có ăn mận vườn này bao giờ chưa ? “ “ Có, có lần em đến viếng gia đình Dũng, bà nội Dũng đãi em ăn mận hồng đào với muối tiêu. Từ đó em thích ăn mận với muối tiêu hơn là với muối ớt. “ “ Qua Tết khu vườn này rộ trái trông rất đẹp, hả ? “ “ Ðúng vây. Ngày đầu tiên anh Nghĩa đưa giáo viên vô trong đây, lúc ngang qua khu vườn này em nghĩ nếu đi day buổi trưa có mận ăn thì thích quá. Nhưng thực tế thì em có bao giờ hái một trái mận nào để ăn đâu chị ơi ! Bởi vậy em thấy cái mình nghĩ khi ứng vào đời sống nhiều khi không được hợp cách. Suy nghĩ và thưc tế khác xa !“ “ Phải, vì suy nghĩ không bị giới hạn và không ai có thể biết được mình đang nghĩ gì. Còn hành động bị lệ thuộc vào sự quán xét của người khác. “ Bất chợt Chị Vân hỏi Kim: “ Huy của mày về chưa? “ “ Có lẽ chưa.! “ “ Tại sao mày không sang Cần Ðước để hỏi thăm ? “ “ Em ngại. Thỉnh thoảng em có về Gài Gòn để biết tin tức của ảnh. Ảnh có người chị ở kế bên nhà bạn em, chỗ gia đình em ở ngày trước. “ Những ngày qua, những ngày Kim vẫn không ngừng chờ đợi Huy trở về. Nhưng thật là mâu thuẩn vì ý muốn ra đi vẫn không ngừng lản vản trong tâm trí của nàng. Kim sợ cái ý tưởng đó có lúc sẽ bộc phát dữ dội một ngày nào đó và nàng sẽ ra đi thật bất ngờ khi có cơ hội. Suy nghĩ đó đã khiến cho Kim kìm hãm lòng minh và ngăn cách với Huy Ðến nhà cô sáu con chó Mino chạy ra sủa in ỏi, nó chạy đến bên Kim liếm chân liếm tay rồi chồm lên người nàng, Kim gỡ nó ra không được, bé Lan phải ra kêu nó vào trong. Lan có nét giống cô sáu và tánh tình cũng y như cô vậy. Tuy còn nhỏ nhưng em biết phụ mẹ, và rất thương con Mino .Những ngày chung sống ở đây Kim và Lan với Mino thường quấn quít bên nhau. Thúy ngồi lượm thóc ở một góc bàn cũng lên tiếng chào Kim và chị Vân. Gạo lảnh thường có nhiều sạn hay thóc phải được lượm ra, đó là công việc Thúy làm mỗi ngày. Thúy thường nói với Kim “ Em là cô Tấm thời nay ! “. Hai cô gái lớn của cô sáu và Thúy ngày trước học cùng trường trung học với Kim ở Sài Gòn nên Kim và Thúy có rất nhiều chuyện để nói với nhau. Cô sáu đãi chị Dung và Kim món cớm gạo. Ở đây thỉnh thoảng có chiếc ghe làm cớm đi ngang qua, công làm có thể trả bằng tiền hay bằng gạo. Thường thường người làm nhận hai lon gạo, làm bung một lon, và công bung một lon. Gia chủ đem phần gạo đã được bung ngào với đường rồi vắt lại thành cục hay cho vào khuôn, và cuối cùng cắt thành những cây cớm để ăn chơi, hoặc uống với nước trà.Kim và chị Dung cứ tắm tắc khen:“Cô sáu làm cớm ngon quá! ”. Cô sáu thường có những bí quyết làm cho món đồ ăn tầm thường trở nên ngon lạ lùng. Cô sáu cười cười hỏi: “ Ăn cớm hai cô có thấy vị gì lạ ? “. Kim nhanh miêng trả lời: “ Vị béo, và mùi thơm ! “ “ Phải, khi làm đường tôi bỏ nước cốt dừa vào, và một ít vanilla, vậy đó ! “ Cô sáu vừa nói vừa rót ra ba tách trà : “ Cán bộ yêu cầu mọi người nêu cao tinh thần tập thể nhưng người ta không thể nào quên mất cá thể được. Chỉ cần biết mức sống cá nhân tiêu biểu cho một tầng lớp nào đó sẽ biết được mức sống mọi người của tầng lớp đó. Chẳng hạn mức sống của tôi quá khác biệt giữa hai chế độ thì biết được ngành giáo dục ngày nay có được coi trọng hay không. Bac có dạy trăm năm trồng người mà mấy ổng trồng kiểu này chắc cây héo quá ! Kim và chị Vân bật cười với cô sáu.Hai cô đón lấy tách trà từ tay cô sáu: “ Mỗi lần liên hệ thực tế là người ta cứ ca bài ‘ Ðất nước ta còn nghèo còn gặp nhiều khó khăn ...’ , tại cái này, bị cái kia làm thất bại chớ đảng ta sáng suốt lắm, đường lối đúng đắn lắm ! Làm sao biết được chính sách của đảng và nhà nước không phải do những yếu tố bên ngoài làm thất bại mà là tự chính nó đã sai lầm ??? “ ” Em nghĩ điều đó từ những nhu cầu căn bản có được thỏa mãn hay không. Người dân nghèo có đủ cơm ăn áo mặc hay không.. Nếu chính sách, đường lối của đảng và nhà nước không thực hiện được điều đó thì chắc chắn do tự chính nó đã sai lầm ! “ Thúy nảy giờ im lặng ngồi lượm thóc cũng nói xen vào. “ Chị Kim nói đúng, cũng như trong gia đình cha mẹ phải lo cho con cái ăn no đủ và lành lặn trước hết ! “ “ Ô hay, mấy bà này hội lại đây nói cái gì không vậy cà ! Tại sao mấy bà không thông cảm nhà nước ta lo trả nợ chiến tranh cho Liên Xô và Trung Quốc chứ, đâu có chơi quịt được ! Ðây là buổi giao thời, tất phải còn nhiều khó khăn ! “ Chồng cô sáu và người con trai làm sau vườn đã bước vào từ lúc nào. Nghe ông lên tiếng Kim và chị Vân quay lại chào. Cô sáu cười giòn giả nới với chồng: “ Lâu lâu được dịp tháu cáy chớ ông. ! Dẩu gì đi nữa ngưuơì dân có no đủ họ mới có sức làm cho mấy ổng trả nợ, đói quá làm sao nỗi chứ ! Ông không thấy lũ học trò ở đây là vùng lúa gạo, tôm cá mà ốm trơ xương đó hay sao ??? “ “ Than vãn hoài, biết rồi, khổ lắm, nói mãi ! Mà có ai chết đâu ! “ “ Không chết, phải, nhưng chánh quyền này đối với dân giống như một bà mẹ ghẻ ác độc đối với con chồng thì không than làm sao được hở ông ??? “ Nghe vợ chồng cô sáu đối đáp Kim và chị Vân phải bật cười, nhưng rồi cũng phải chào gia đình cô sáu để còn qua thăm bác sáu Ban. Nhà bác sáu lúc nào cũng vây, bác gái thì luôn luôn bận rộn việc chăn nuôi rồi đến việc vườn tược. Bác trai thì ngoài những khi phải lo ruộng lúa, thì giờ còn lại ông thường ngồi im lặng ở nhà trên, chốc chốc uống một ngụm trà. Bác sáu gái nhắc nồi ốc đắng xuống bàn, mời Kim và chị Dung nhập cuộc. Trên bàn đã có sẵn rổ rau dấp cá và dĩa dừa rám nạo nhuyễn. Bác chỉ Kim và chị Dung cách ăn ốc: “ Dùng dao chặt đuôi con ốc rồi lấy gai cây quít lể lấy ốc ra, cuốn ốc với dừa và rau dấp cá ăn ngon vô cùng ! “ Kim hỏi bác :” Sao con ăn thấy ngon chớ không đắng chút nào, vậy sao người ta gọi là ốc đắng hở bác ? “ Nhờ ăn ghém với rau và dừa. Ăn ốc không thôi thì có vị nhẩn nhẩn nên gọi là ốc đắng. “ Chị Vân xuýt xoa: “ Bác sáu làm nước mắm chanh ớt để ăn ốc ngon quá ! Ăn quá ngon ! “ Bác sáu cười trả lời : “ Lâu lâu ăn mới ngon, cái gì ăn hoài cũng hết ngon ! “ Bác sáu ăn xong vội đứng dậy nhắc ấm nước đang sôi châm một bình trà. Bác ngồi nhâm nhi nước trà trong khi Kim và chị Vân vẫn còn ăn ốc. “Ăn xong uống nước trà, hay nước chín trong ấm để khỏi bị chột bụng nha hai cô ! “. Nói xong bác trở lại cối xay cho con heo cữ nước bột buổi chiều. Gió thổi nhẹ làm lao xao hàng dừa trước nhà bác sáu. Nhạc ve giờ này vẫn còn ngân nga. Ðời sống nơi đây thật êm đềm ! Kim và chị Vân chào hai bác ra về trong nắng quái chiều hôm. Kim và chị Vân trở lại con đường mòn đi cặp sát bờ sông để ra quốc lộ bốn. Nước sông bấy giờ bắt đầu lên cao. Mưa lớn hồi đêm làm phù sa vẩn đục dòng sông. Kim và chị Vân đều có rất nhiều kỹ niệm với nơi này. Dù ra Cá Thia đã hai năm nhưng chị vẫn còn nhớ tên nhiều đứa học trò và sự học hành của chúng. Trên đường về chị và Kim chia sẽ những vui buồn cuộc đời làm cô giáo nhân dân. Vừa ra khỏi những khu vườn um tùm, chị Vân bỗng khựng lại, quay lại Kim, há hốc mồm miệng. Kim ngạc nhiên hỏi chị: “ Cái gì vậy ??? “ Chị Vân chưa kịp trả lời thì Kim đã kịp thấy một chiếc xe đò đậu bên rào bà xếp Tư, đối diện nhà chị Lành. Và vài ba người đàn ông đứng xây mặt vô rào, về phía của Kim và chị Vân đi ra, tiểu sè sè. Chị Vân mắc cỡ đến đỏ mặt. Kim và chị phải đi lùi vô trong và chờ đợi. Có lẽ ở đây cây cối rậm rạp che khuất nên họ không nhận ra cách chỗ họ đứng vài bước có lối ra vào. “ Hèn gì mận nhà bà xếp Tư ngọt nổi tiếng ở đây chị Vân ạ ! Lâu lâu là tụi em thấy....Hể xe ngưng lại là cảnh này tái hiện. Ðàn ông thiệt gọn gàng quá ! ” Chị Vân hỏi cắc cớ. “ Mày có thấy gì không ? “ Kim trả lời ưởm ờ: “ Tối nay nếu chị thấy em trằn trọc khó ngủ tức là em đã thấy ! “ “ Con quỹ nhỏ ạ ! “ Kim kể lại câu chuyện Hạnh thổi bong bóng làm chị Vân cười ra nước mắt. “ Vấn đề tâm sinh lý như là một cấm điều trong nhà và ở trường. Tao còn chưa biết cái thứ quỹ ấy ! “ “ Nhưng thật sự nó chi phối con người ta chị à. Em thấy mình cần hiểu biết, nhất là ở vào thời kỳ tiền hôn nhân như tuổi của chị em mình. “ Nghe tiếng xe nổ và vọt đi, Kim và chị Vân mạnh dạn bước ra quốc lộ bốn về nhà. ******************** Thế rồi cái ngày ấy cũng phải đến_ cái ngày cuối cùng của khóa học chính trị. Buổi sáng anh Nguyên nhắc lại những ý chính trước khi viết thu hoạch. Viết thu hoạch thường là việc của giáo viên độc thân, các thầy cô lớn tuổi đa đoan chuyện gia đình thường chỉ làm chiếu lệ hoặc sao chép của người khác. Mọi người làm việc khẩn trương vì sau khi nộp bài thu hoạch, ăn trưa xong còn phải tập họp trên hội trường để tổng kết tình hình học tập. Hôm ấy hầu hết các giáo viên ở xa đều mang hành lý để sẵn sàng ra về. Kim, Bảy, Mạnh, Hạnh, chị Vân, và chị Cẩm dự định đi chuyến xe cuối về Mỹ Tho; còn Thu về Hòa Hưng, tại bắc Mỹ Thuận. Buổi chiều đồng chí ba Sơn đúc kết tình hình học tập, cố gắng hấp dẫn mọi người, nhưng ai cũng bồn chồn mong cho tới giờ ra về. Sau khi lên xe và đã ổn định chỗ ngồi, Bảy quay sang Kim tươi cười nói “Khỏe !”, có lẽ cô muốn nói cái nợ học chính trị đã trả xong ! Từ trên xe Kim ngó xuống đường không thấy cô sáu Hảo, có lẽ vì ngán một mình đi bộ trên đoạn đường dài nên cô đã đón xe lam. -------------------- Mmm |
|
|
![]()
Post
#9
|
|
![]() Bảo vệ Tổ Quốc ![]() ![]() ![]() Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country ![]() ![]() |
PHẦN BỐN
Sau khi về nghỉ hè thêm một tháng thì các thầy cô giáo lại phải trở lại trường để tiêp tục công tác. Năm này mực nước lên cao rất sớm. Lớp học của Kim bắt đầu từ một giờ dến năm giờ phải dời lại sớm hơn để ra về trước khi con nước dâng cao tràn bờ. Nhưng rồi dần dần con nước càng dâng lên cao. Mực nước rút xuống rất thấp, và không bao lâu lại dâng lên tràn trề. Kim phải neo những nhánh cây mà đi để khỏi phải trượt chân té lọt xuống sông. Dần dần Kim phải rút giờ học xuống, chỉ chủ yếu dạy những môn chánh rồi cho học sinh ra về. Trường Mỹ Quới tương đối đỡ hơn, các lớp vẫn còn giữ đúng giờ giấc của mình. Thời gian này mọi việc tùy thuộc vào con nước. Từ việc vệ sinh cá nhân, cơm nước, chợ búa, trường lớp....tập thể Mỹ Qưới phải chia nhau làm cho kịp lúc. Cả bọn chia nhau chẻ cũi, phơi khô khan và bó thành những bó vừa dủ chụm cho một ngày, rồi đưa lên cao tránh nước.. Dòng sông bây giờ trông dữ tợn lắm, nước chảy rất nhanh và rất xiết. Có những chỗ xoáy, nước gầm gừ hằn hộc như con thú dữ bị thương Những đàn cá con bơi lượn không ngừng, vui trôi theo sóng nước, nhiều nhất là cá linh và cá rô. Khi nước dâng lên cao đến mức báo động, các trường ở Bắc lộ như Kỳ Ðà, Kênh Lạc, Bà Năm phải đóng cửa vì nước bắt đầu tràn vào lớp học, và đường đi hoàn toàn bị ngập. Ngày cuối cùng cho học sinh ra về, Kim phải xắn quần cao lên như người đi ruông.Khi nàng ra gần tới quốc lộ bốn thì mực nước đã lên cao tới gối ! Thu và Mạnh vội thu xếp hành lý trở về gia đình vì trường Kỳ Ðà cũng phải đóng cửa. Kim muốn ở lại để xem tình trạng như thế nào. Kim lảnh lo phơi cũi và cơm nước mỗi ngày cho chị Cẩm, Bảy và Hạnh yên tâm đứng lớp. Mỗi ngày khi con nước vừa giựt xuống một chút là Kim phải lo xách nước vào lu lóng phèn cho trong để nấu ăn, đoạn lo cơm nước cho xong; bởi khi con nước lên cao tràn vào nhà rất khó đi lại. Ðồ đạc bấy giờ đã được đưa lên cao. Sàn nhà được lót những miếng ván để đi vì nền đất đã lên sình. Thời gian này con nước dâng lên rất nhanh. Một lần khi thấy nước vừa lấp ló ở cầu nước, KIm vội ra ngoài gội đầu. Khi Kim vừa gội đầu xong thì nước đã tràn tới chân. Nhà dì sáu Trọng đã vội lo kéo cá lên bán tháo, vì con nước càng dâng cao thì thế nào cá cũng đi mất. Dì đem qua cho các cô một rổ cá. Kim đem cá làm sạch rồi đem nấu một nồi canh chua và kho một nồi lớn để được ăn lâu. Chị Lành đi Sài Gòn chưa về, Kim và hai bạn phải chặt những quày chuối bên hè đem vào vì nước lên lâu ngày thân chuối bị úng và ngã quỵ. Nhà dì sáu cũng vội đốn chuối đem vào, những quày chuối còn non được luộc ăn với muối cho đỡ lòng. Khi con nước tràn vào trường Mỹ Quới, chị Cẩm vội thu xếp về Mỹ Tho, bỏ lại Kim, Bảy và Hạnh sống cầm cự với nhau. Vài cơn mưa đỗ xuống làm cho nước lại trào dâng. Màu nước sông bấy giờ hung hung đỏ vì bị phù sa vẩn đục. Ðứng trên cầu Ông Vẽ Kim nghe sức nước chảy mạnh khủng khiếp, âm thanh dữ dội như muốn bứng cả chân cầu đi theo. Dì sáu Trọng thỉnh thoảng chạy sang thăm chừng bọn Kim, nhắc nhở đêm ngủ nên sẻ thức để canh nhở có sự việc. Dì cũng nói nước ngập như thế này rắn hay vào nhà, phải coi chừng ! Ba cô giáo Kim Bảy và Hạnh cứ ăn no rồi ca hát, hay ngồi rút trên giường, hoặc trên bàn nhìn trời nước mênh mông. Lúc này trời thường vần vũ, mỗi khi có mây đen là mưa đổ xuống và sau đó mực nước lại dâng cao. Ba cô cùng nhau kê giường lên, nhưng mực nước cứ dâng cao hơn, chỉ còn một tấc là ngâp giường. Khi con nước dâng lên cao và tràn vào nhà, những miếng ván để lót đi trôi lềnh bềnh. Bấy giờ từng đàn cá linh và cá rô con cứ thong dong bơi lượn trước mắt các cô rồi đột nhiên quỷnh ra ngoài Khi thức ăn đã cạn kiệt, Kim và hai bạn vui vẻ ăn cơm với chuối chín và nước tương. Cũng có những con cá lóc, cá Trà Vinh, cá chày.... khá lớn bơi lượn trứơc mắt ba cô, nhưng lúc này không ai có thể nhớ được định luật về khúc xạ để có thể bắt được một con cá nào. Anh ba Hiền nhà đối diện với cuộc đất của chị Lành nuôi một hầm cá vồ bị đi hết sạch. Anh lội sang nhà dì sáu than vản rồi lại sang thăm ba cô Anh nói: “ Các cô phải lo về vì đài khí tượng báo mực nước còn dâng cao hơn nữa ! “ “ Nước lên cao như vậy thì anh làm sao anh ba ??? “ “ Dân sống ở đây đã quen với nạn nước nổi rồi, thì phải lo dời đồ đạc lên cao, chuẩn bị lương khô để ăn. Nếu tràn trề quá cỡ thì ra lộ ngồi chớ làm sao ! “ Bảy hỏi tiếp: “ À anh ba, con heo bên nhà anh làm sao hở anh ??? “ “ Ðã bán một tuần rồi, chịu không nỗi ! “ Buổi chiều thầy Thành lội vào nhà chị Lành đưa thông báo của phòng giáo dục quyết định đóng cửa tạm thời, chờ qua cơn bão lụt. Lúc đó Kim, Hạnh và Bảy mới quyết định ra về vào ngày hôm sau. Buổi sáng mưa lại bắt đầu rơi lất phất. Sau khi đóng cửa chặc chẻ và gửi chìa khóa cho dì sáu Trọng, Kim và hai bạn xắn quần vác hành lý ra quốc lộ bốn đón xe. Ði chung với nhau cùng một chuyến xe về Mỹ Tho, rồi sau đó một mình Hạnh về Bình Ðức, còn Kim và Bảy về Gò Công. Trên đường về từ Cái Bè về đến Cai Lậy Kimi thấy những con sông nuocchảy cuồn cuộn, dâng cao tràn trề. Có chỗ nước chảy tràn qua quốc lộ. Những cánh đồng bây giờ trở thành một biển nước. Vùng châu thổ sông Cửu Long là mạch máu chính của miền Nam. Lụt lội như thế này vô số ruộng vườn hoàn toàn bị tàn phá !!! Kim hiễu đời sống người dân sẽ vô cùng khó khăn. Kim cố hình dung cảnh gia đình cô sáu Hảo và những gia đình mà Kim đã quen biết đang làm gì trong cơn mưa bão này, nhưng nàng không tài nào tưởng tượng ra được người ta phải làm sao để sống qua cơn lũ lụt này. ******************* Ðến cuối tháng mười con nước mới giựt xuống, các giáo viên lần lượt trở lại trường sở của mình. Ngày đầu tiên trở lại trường, Kim tưởng chừng chiến tranh mới chấm dứt nơi dây. Từ trên xe ngó xuống cầu Ông Vẽ Kim thấy súc nước còn chảy rất mạnh, màu nước vẫn còn hung hung đỏ. Trước mắt Kim vườn tược bị tàn phá thảm hại ! Cả vùng toàn là một màu vàng héo úa, và lố nhố những thân cây chết khẳng khiu.xậm xịt Bước xuống xe, Kim thấy những thân cây chuối trồng sát vệ đường bị quặc xuống như những xác chết. Lá vàng rơi rụng khắp nơi. Quang cảnh trông hoang vắng và xơ xác. Lối vào nhà chị Lành còn ngập sình. Vách chắn phía trước nhà chị còn bê bết sình bùn. Kim sang nhà dì sáu để lấy chìa khóa thì gặp Bảy ở đó. Hai đứa được dì sáu đãi cơm trưa. Dì vừa hút thuốc phì phào vừa kể lại chuyện lũ lụt đã qua: “ Ông sáu với thằng Thưởng vớt cá vô số kể. Tao làm hai hủ mắm lớn kia. Một hủ mắm cá linh, và một hủ mắm cá rô non. Không lâu là tụi bây có mắm ăn. Mắm tao làm ngon hơn mắm của thương nghiệp bán mà bây cho tao hôm hè vừa rồi. Bảo đảm ! “ “ Con thấy bếp nhà mình được xây lên cao, chắc lúc đó việc nấu nướng của dì không bị trở ngại ? “ Dì sáu rút một chân đặt lên ghế : “ Không, nhưng mưa hoài và nước cứ nằm như vậy cũi đuốc khó bắt lửa lắm ! Mỗi lần lội xuống bếp nấu ăn tao ngán làm sao, phải chi cái bụng ăn một cữ được thì đỡ biết mấy ! “ “ Lúc đó ở cầu Ông Hưng có chợ không dì sáu ? “ “ Có, ít người bán lắm, người ta họp bán rãi rác trên lộ. “ Bảy nói xen vào: “Lúc đó gió mạnh lắm hay sau mà nhà cửa bên nhà chị Lành bị tốc vách,tốc mái hở dìsáu? hèn gì chị không dám về ngủ một mình ! “ Dì sáu quăng phần còn lại của điếu thuốc ra ngoài, nói: “ Ông sáu mới sửa sang lại chớ bên này cũng xơ rơ luôn. Mưa gió rất lớn ! Ban đêm tao với ổng thay phiên canh chừng, sợ sập cái nhà bắt chết ! Chỉ có thằng Thưởng còn nhỏ không biết lo lắng là gì, sáng ngày chỉ là lo vớt cá. “ Dì và dượng sáu năm ấy đã gần năm mươi, nhưng Thưởng chỉ mới bảy tám tuổi, là học trò của Hạnh. Thưởng là đứa con độc nhất trong gia đình.Kim và các bạn không rõ Thưởng là con nuôi hay con mọn của hai người. Thưởng đúng là một phần thưởng cho dì dượng sáu, nó được thương yêu rất mực nhưng lại rất ngoan ngoãn; sớm chiều cứ đeo sát bên dì sáu hoặc dượng sáu. Im lặng một lát dì sáu nói tiếp: “ Những người miệt trong phải lặn xuống nước mà cắt lúa mới là tội nghiệp chớ ! Chỉ có ba hột lúa mà lụt lội như vậy thì đâu còn gì mà ăn ! “ “ Nhưng lúa cắt như vậy họ làm sao phơi được hả dì ? “ “ Cứ cắt rồi tìm chỗ nào cao thì phơi, bất quá để hết lụt rồi cho con gà con vịt ăn cũng đỡ, chớ bỏ uổng lắm ! “ Ăn cơm xong Kim và Bảy vội về nhà chị Lành và chia nhau dọn dẹp, cạo rửa sình bùn bê bết khắp nơi.. Nền nhà còn sình lầy chưa khô hẳn, hai cô phải khệ nệ khiêng những miếng ván để lót đường đi trong nhà. Hai cô lại ì ạch khiêng cái lu nước nấu ăn độc nhất trong nhà ra cầu nước để chùi rửa sach sẽ rồi kê lại chỗ cũ; đoạn cùng kê lại bàn ghế giường tược trong nhà..... Buổi chiều thìThu ở Hòa Hưng xuống. Lúc nào Thu xuống cũng có mang thức ăn, thường là những món đồ chay rất ngon. Cả ba người cùng dọn cơm ra một góc sân. Ðang ăn bất chợt Bảy hỏi Kim: “Mi đi Sài Gòn vui không Kim?Sao độ rày đi Sài Gòn hoài vậy, bộ có chiều hướng mới hả ? “ Kim cười nhẹ: “ Huy về rồi ! “ Thu và Bảy cười hớn hở mừng cho Kim. Cả hai hỏi dồn: “ Ảnh khỏe hả ? “ “ Khỏe ! “ “ Mừng hôn ? Chà, mừng ghê lắm hở ? “ “ Ừ, mừng chớ ! “ “ Mi có thấy ảnh khác khi xưa không ? “ “ Rắn rõi hơn, già hơn. “ Bảy rất tinh ý, hắn nhìn Kim dọ dẫm : “ Mừng sao mi nói xu xị vây. Sao mi không kể ta nghe gì hết !!! Hồi trước đến giờ đi đâu về mi cũng kể chuyện líu lo mà (?) “ Kim miển cưỡng trả lời Bảy: “ Qua thăm thôi, chưa có gì ! “ Ðể cho Thu và Bảy ngồi tư lự. Kim tảng lờ dọn chén bát đi rửa. ********************* Ngay hôm sau các giáo viên đã bắt đầu tranh thủ lo dọn dẹp lau chùi trường lớp để thứ hai bắt đầu dạy học. Sáng sớm Kim vào trường Bà Năm. Vườn mận giống như một rừng cây trụi lá. Lá mận lớp mới lớp cũ đổ tràn vườn, lan trên lối đi vẫn còn chèm nhẹp sình bùn. Nhiều lá mận bị ủng nước lâu ngày trở thành trơ xương_ thứ xương lá này ngày còn nhỏ Kim vẫn thường lấy ép vào tập. Nước sông vẫn còn chảy mạnh ồ ạt, kéo đi phăng phăng những nhánh cây, những ụ lục bình. Gặp lại Kim cô sáu Hảo vui mừng kể lại những ngày lũ lụt đã qua. Cô nói: “ Ðức và Lan gioỉ lắm, biết phụ đủ mọi việc. Việc đầu tiên là cái bếp được dời lên cao. Nền nhà này đã cao, nhưng vẫn phải kê giường ván lên cao thêm. Những khi mưa giông lớn nước lên cao nhất, gần sát mí giường luôn; khi đó cả nhà không ai dám ngủ, sợ bị cuốn trôi ra sông ! Không thiếu cá ăn, nhưng chỉ sợ không có đủ gạo và cũi để chụm. Nấu nướng lúc đó cực quá, mà lại đói bụng hoài ! “ “ Cây vườn trụi lá như vậy có chết không cô ? “ “ Có vài cây chết hẳn. À tôi có làm vài hủ mắm ăn thử. Ở đây nhiều người vớt được cá làm mắm ăn quanh năm. “ Rồi cô sáu đem mấy hủ mắm ra cho KIm xem, mùi hắt thơm: “ Thế nào mắm cũng ngon cô à ! “ “ Chừng đó tôi làm cơm đãi cô, mắm kho ăn với đọt xoài non, lá lụa, lá cách ở đây là ghiền luôn ! “ Thế rồi Kim và cô sáu sang trường để dọn dẹp. Ðến nơi thì đã thấy anh hai hội trưởng hội phụ huynh, anh bảy, anh tư gần đấy đến phụ vừng vách. Bàn ghế bê bết sình bùn, dấu mực nước lên đến nửa chân bàn học sinh. Kim và cô sáu thay nhau cạo rửa lau chùi rồi kê lại bàn ghế. Nền đất chờm ngượp sình bùn, trùng nổi lên bò đầy. Kim ngó ra đám ruộng chị ba Phích thấy chỉ toàn là cỏ lác, chưa ai chuẩn bị làm mùa cả. Xa xa cây cối úa vàng, ảm đạm. Khi Kim về đến nhà thì Mạnh ở Gò Công mới lên. Hắn đã mượn cái thang của dượng sáu để leo lên sóc lại cái nóc nhà của chị Lành, và vừng lại cái vách cho kín đáo. Kim, Thu và Bảy phải buộc miệng khen việc làm của Mạnh, làm cho hắn hả hê. Ðến xế chiều thì Hạnh và chị Cẩm cũng đến nơi. Cơm nước dọn dẹp xong Kim và các bạn họp mặt nhau để lên kế hoạch trồng một số rau đậu cho kịp có ăn. Dượng sáu Trọng đã dọn sạnh cái ao để chuẩn bị thả cá nuôi. Ông đã lên líp trồng ổi và đu đủ cho kế hoạch ngắn hạn. Nhiều khu vườn bị hư hại, chủ vườn phá ra trồng lại tất cả. Mọi người đều hướng về ngày mai để sống, tin tưởng và hy vọng ******************** Hôm nay là phiên họp đầu tiên sau khi lũ lụt đã rút xuống và các thầy cô giáo đã trở lại trường. Tập thể Mỹ Qưới đi họp đông đủ, trường Bà Năm chỉ có chị Ý vắng mặt vì bé An bị đau mà thôi. Vừa ra khỏi phiên họp Kim và các bạn vội vàng đến thư viện để nộp tiền mua vở giá chánh thức và cho chị Son phụ trách thư viện biết số học sinh cần được lảnh sách và vở cho niên học mới. Chị Ý và cô sáu nhờ KIm mượn xuồng chở toàn bộ sách vở cho điểm trường Bà Năm vào ngày mai Trên đường trở về, bất chợt mọi ngươì thấy Bình từ nhà anh Chiến bước ra. “ Chú Bình đi đâu vậy ? “ Cô sáu hỏi anh. “ Con đem cây về. Xuồng học trò cho mượn đã đậu sẵn, bây giờ con đến là đem cây xuống. “ “ Có ai phụ chú không ? “ “ Anh Nguyên đi xe đạp tới sau cô sáu “ Anh cố tình đi cạnh Kim để nói chuyện: “ Anh có đem sách tham khảo về, em có mượn đọc chưa, Kim ? “ “ Có, nhưng em thấy họ viết đâu đâu, không thích hợp với đời sống ở đây. Còn toán cao cấp thì em có xem qua nhưng cũng xin đầu hàng, rốt cuộc chẳng có gì để mượn ở thư viện ngoài những quyển sách dịch của nhà văn Xô Viết. “ Mọi người cố tình đi nhanh lên trước để Kim và Bình đi sau. Ngày trước Bình học luật, anh lớn hơn Kim không bao nhiêu tuổi nhưng trông già dặn hơn nhiều. Ðã là một thầy giáo nhưng đời sống của anh vẫn còn nét phóng khoáng, tài tử . Bình đã từng đau khổ vì không được thành hôn với một người đẹp, Hữu Thiện cho Kim biết về anh như vậy. Từ ngày ra Mỹ Ðức Ðông anh trở nên bạn đạo với Hữu Thiện, bớt nhậu nhẹt và tu tề nhiều hơn. Anh là một giáo viên “ Trẻ, khỏe, nhiệt tình “ hơn những giáo viên khác, đã từng đoạt giải bơi lội của Tiền Giang dạo nào. “ Ðồ thiết bị có đó, em có mượn thì hỏi chị Son !. “ “ Em nghe chị Son nói mượn phải lo trả trong tuần thì làm sao ? Ðúng ra ở thư viện chỉ có một quả cầu, và vài cái bản đồ thì chỉ những lớp ở trường chánh mới mượn được mà thôi, trường ở xa đành chịu ! “ “ Trong tương lai mình có thể xin học đại học tại chức ( ?) “ Anh nhìn qua Kim như dọ ý. “ Phải qua đề nghị và duyệt xét nữa ! “ Bình có dáng dấp cao lớn nhưng thanh tú, đi bên anh Kim thấy mình bé nhỏ lạ. Ở anh có nét rắn rõi, nhưng không kém lãng mạng ở ánh mắt và mái tóc dợn sóng bồng bền. “ Ai đóng những bộ bàn ghế cho nhà trường, anh ? “ “ Có bác chín ở gần trường làm giúp. “ Niên học năm này thiếu bàn ghế cho học sinh, anh Nguyên phải nhờ sự giúp đỡ của ủy ban xã, được họ cho cây bả đậu ở sát mé sông để nhà trường tùy tiện sử dụng. “ Bàn ghế ở trường Bà Năm chỉ có mặt bàn là được bào sơ qua, những phần còn lại thì nhám xàm, sình bết vào khó chùi vô cùng ! Còn ghế ngồi thì học sinh mài đũn mỗi ngày riết rồi cũng láng ! “ Bình cười thành tiếng sau khi nghe Kim nói. Kim cảm thấy mệt nhọc ráng bước theo anh, trong khi anh đi rất thong dong. “ Anh và Hữu Thiện sẽ phụ bác chín. “ , Bình cười tự tin, nói tiếp “ Anh biết bào nữa đó, làm được lắm đó ! “ Bình đưa tay chỉ : “ Ðó, chỗ đang làm đó, Kim ! “ Trước mặt Kim cây bả đậu đã được hạ xuống, đang được rã ra miếng. Những miếng gỗ đã được rã nằm chồng chất ở một góc, mạt cưa văng tứ tung.. Vài đứa trẻ đứng quanh đó đang trố mắt nhìn chăm chú một ông già râu tóc muối tiêu đang còng lưng ráng hết sức kéo cái cưa thật lớn để xẻ miếng gỗ, có lẽ ông là bác chín. Mồ hôi nhễ nhại làm tấm lưng trần trùn trục của ông trở nên bóng loáng và lấm tấm mạt cưa. Trên phẩn cây bả đậu còn lại là bình trà, cái ly, gói thuốc lá, và cái hộp quẹt. Dưới sông, một chiếc xuồng lớn được neo sát bờ, có lẽ để mang cây về trường. “ Bác chín đó hở ? “ Bình gật đầu “ Thôi em về ! “ Bình nói như tiễn Kim. Ngay khi đó thì anh Nguyên cũng đạp xe trờ tới. Kim vội nhanh chân đuổi theo cô sáu và các bạn ở phía trước. ********************* Ði họp về đặt lưng nghỉ một chút là KIm vội vào rạch Bà Năm mượn xuồng chở sách vở cho học trò. Ba má bé Tư cho mượn xuồng, và để bé Tư và em trai nó là bé Năm sẽ đi với Kim vào sáng hôm sau Buổi chiều Bảy rủ KIm sang vườn dì sáu Trọng kiếm hái đọt bồ ngót về nấu canh. Ði vườn là cái thú của KIm và hắn. Hai đứa như đôi nhân tình, ngồi bên nhau ngoài vườn nói chuyện suốt buổi. KIm biết hắn không hài lòng chuyện nàng và Huy gặp nhau. Ðối với Bảy, đáng lẽ cuộc gặp gỡ phải nhiều xúc động, phải có nước mắt mừng mừng tũi tũi, tay trong tay. Hắn không hài lòng vì hơn ai hết hắn biết bốn năm qua Kim đã sống và chờ đợi cho buổi gặp gỡ này. “ Mi nói mi cảm thấy xa cách là sao ? Ảnh không mừng gặp lại mi sao ? “ Kim chỉ có thể im lặng, vì nàng không sao có một câu trả lời rõ ràng cho bạn. Trong ánh mắt của Huy thầm chứa sự tha thiết mong chờ, trái ngược với những lời lẽ thờ ơ, bất cần của chàng. Bảy dè dặt hỏi Kim: “ Mi có nghĩ là ảnh đã có người nào đó không ? “ “ Không biết ! “ Kim nhớ nụ cười héo hắt của Huy. Trời ơi ! Chưa bao giờ Kim thấy Huy cười như vậy ! Kim nghe trong lòng đau khổ vô bờ. Rời khỏi nhà Huy, lên xe Kim ngồi không muốn nỗi, nàng gục vào thành ghế phía trước. Nỗi đau thấm đậm vào tim Kim làm cho nó nặng quằn, khó thở.. Nỗi đau đó giờ đây vẫn còn làm tê tái lòng nàng. Bảy ôm lấy vai bạn: “Kim à, mi cần tâm lý với ảnh một chút!Hồi trước tới giờ mi vẫn là cố vấn cho ta đó mà ! Hay chuyện người thì sáng mà chuyện của mình thì lại tối om (?) “ Kim cười rất ngắn, nàng ném hòn sỏi xuống mương: “ Có thể có sự hiểu lầm nào đó ! “ “ Ðó ! Vì thời gian qua hai người không liên lạc với nhau thì làm sao ảnh biết mi chờ đợi hay là đã vui với ai. Hoặc là vì ảnh có mặt cảm khi trở về như những người khác(?) Kim không ngạc nhiên thái độ bất mãn của Huy. Qua đó Kim hiểu được nỗi khổ của anh khi trở về sống với gia đình. Bảy hỏi dọ dẫm: “ Mi nghĩ gì vậy ? “ “ Không nghĩ gì hết. Ta cần thanh thản một thời gian Bảy à ! “ Bảy ôm rổ rau, tay kia kéo Kim đứng dậy: “ Ta nghĩ mỗi người cần phải sống trung thực với con tim của mình, phải cởi mở và hiểu biết thì mới có thể tạo hạnh phúc cho nhau được. Như ta với Vinh đó, có phải vui không ? “ Kim gật đầu đồng tình, cùng Bảy bước vào nhà. ******************* Sáng sớm hôm sau khi Kim ra đến cầu Ông Vẽ thì đã thấy hai chị em của bé Tư ngồi trên xuồng chờ từ lúc nào. “ Hai đứa đợi cô có lâu không ? “ “ Dạ tụi em mới đến thôi cô ! “ Kim bước xuống xuồng. Trong xuồng có ba cây dầm. Bé Tư ngồi lái ở phía sau, bé Năm giành ngồi mũi theo lời ba má nó biểu vì chị em nó đã quen bơi như vậy, còn Kim ngồi ở giữa bơi phụ. “ Mình ra tới trường là con nước xoay trở lại. Ði giờ này thuận nhất cô à. “ Tiếng bé Tư nói sau lưng Kim. “ Miễn sao tới lúc về thuận con nước là được vì chở nặng đi ngược dòng mệt lắm. Hai đứa đã ăn gì bỏ bụng chưa hở ? “ “ Má em dậy sớm chiên khô, chiên cơm ăn sáng cho cả nhà, em với bé Năm ăn no bụng rồi mới đi “ “ Gioỉ, biết lo à ! “ Kim nghe hai đứa cười khúc khích. Kim cũng đã dằn một bụng cơm nguội ăn với mắm ruốt chưng trứng. Khi còn ở gia đình Kim ghét ăn sáng với đồ khô, nhất là ăn cơm. Từ ngày đi dạy học, buổi sáng Kim và các bạn thường ăn cơm mới nấu, hoặc cơm chiên, hay cơm nguội cho chắc bụng như những người dân quê. Ba má bé Tư rất quí mến Kim. Ngày Kim đến ở tại trường Bà Năm đầu tiên, ba má bé Tư cho em đến ngủ với Kim cho đến khi nàng cảm thấy an tâm ngủ được một mình. Bé Tư khoảng mười hai tuổi nhưng cao lớn gần bằng Kim, nhanh nhẹn và khỏe mạnh, nét mặt biết lo trước tuổi. Mái tóc để dài được kẹp gọn gàng bởi chiếc kẹp ba lá làm em có vẻ là một cô gái. Bé Năm là con trai một trong gia đình, rất ngoan, mới chín tuổi nhưng cũng biết lùa vịt chạy đồng. Bé Năm là con trai nhưng nước da lại trắng hơn bé Tư, tóc lúc nào cũng húi cao, trông đẹp nét con trai, chỉ tội một điều là hàm răng bị siết mấy cái phía trước. Những buổi chiều rảnh rổi bé Năm thường đến trò chuyện với Kim như hai chị em, nó kể cho nàng nghe từ chuyện đi bắt dế, chăn vịt, hay đi xem phim ở chợ Mỹ Ðức Tây với người chị lớn của nó. Hôm nay ra trường chánh Cá Thia chúng ăn mặc tươm tất, sạch sẽ, song vẫn đi chân không. Ba má bé Tư thường sai hai đứa bơi xuồng như vậy về nhà ông bà nội ở trên bờ sông này, gần chợ Cá Thia, cho nên bé Tư và bé Năm rất rành con nước lên xuống lúc nào và nhớ từng khúc sông. Ra đến Cá Thia, Kim cho neo xuồng ở nhà tập thể. Kim và chị Son mang sách vở từ thư viện đến nhà tập thể để đưa xuống xuồng. Ngày mai mới vào chương trình, hôm nay ở trường chánh vẫn còn thu niên liễm và gom tiền mua vở giá chính thức cho học sinh. Buổi sáng nhà tập thể chỉ còn chị Châu và chị Trân phụ giúp Kim một tay. Kim đã cẩn thận mang theo hai tấm ny lông, một tấm dùng để lót, còn tấm kia để phủ lên trên cho sách vở khỏi bị ướt. Khi mọi việc đã xong thì bé Tư và bé Năm cũng từ nhà nội chúng trở về “ Em sơ cô đợi nên lo trở lại “ “ Có mệt thì nghỉ một chút, uống nước không hai đứa ? “ “ Tụi em uống đã khát rồi cô. Thôi về được rồi cô, để còn kịp con nước ! “ Sau khi chào giả từ hai cô Châu và Trân, bé Tư cho ghe lui ra. Con nước bắt đầu xoay nên chảy lờ đờ. Chiếc xuồng bận về chở nặng nên ai cũng cố sức bơi. Dòng sông tháng này bị mưa xuống thường vẩn đục phù sa, lác đác những ụ lục bình lềnh bềnh trôi. Cây côi hai bên bờ xanh um tươi tốt. Trời trong xanh._ KIm mừng thầm _ vì tháng này chỉ cần một cụm mây đen cũng đủ làm mưa đổ ào xuống sau đó. Ngày nào KIm mới đến nơi này lòng vô cùng bở ngở. Con sông này đã bao lần KIm và các bạn đón xuồng xin quá giang mỗi lần đi họp ở Cá thia. Những con đường mòn đã đi quen chân, KIm nhớ từng khúc sông uốn cong, từng cái cầu khỉ chồng chềnh. Nơi này sông nước mát mẻ làm sao! Khác hẳn vùng quê của Huy. Mỗi lần đi xe ngang Cần Ðước KIm chỉ thấy bụi cuốn tung lên mờ mịt, ruộng đất nứt nẻ, khô cằn. “ Nhà nội em có TV nên cuối tuần tụi em thường xin về xem “ bé Năm lên tiếng cắt đứt dòng suy tư của KIm “ Em thích xem phim gì , bé Năm ? “ “ Phim chiến đấu ! “ “ Còn bé Tư ? “ “ Em thích xem phim, hoặc cải lương “ “ Xem cải lương có bao giờ khóc không ? “ Kim nghe tiếng bé Tư cười khúc khích sau lưng nàng, con bé nói trớ đi: “ Có lần má em xem cô Kim Cương đóng trong kịch ‘ Lá Sầu Riêng ‘ khóc ngon lành cô à ! Ba em nói kịch mà khóc cái gì, đàn bà con gái sao dễ khóc quá ! “ “ Ừ, cô Kim Cương đóng kịch hay lắm! Hai đứa đói bụng chưa ? “ “ Chưa cô ơi, về tới nhà mới đói “ bé Tư lanh miệng trả lời Kim “ Vậy là cái bụng biết khôn đó ! “ Hai đứa nhỏ cười ngoản ngoẻn. Về đến cầu Ông Vẽ gặp người bán sương sáo rao lảnh lót, Kim biểu bé Tư cặp xuồng vào bờ và gọi người bán sương sáo bơi xuồng đến. Ðang nóng nực và mêt mõi ăn sương sáo lành lạnh vào cảm thấy mát đến tận ruột gan. Về đến nhà cô sáu Hảo, vợ chồng cô cùng phụ mang sách vở lên nhà. Sách vở sẽ được phân phối vào ngày mai. Cho bé Tư và bé Năm về rồi Kim cũng quày quả trở ra nhà chị Lành vì cái bụng bắt đầu đói cồn cào. ****************** Năm này Kim day lớp bốn. Lên lớp bốn là học sinh bắt đầu tập viết văn. Văn là môn mà học sinh ngán nhất, vì chúng không có sách báo để đọc thêm, không được khuyến khích ở nhà và ở trường để học tốt môn này. Kim kết hợp kể chuyện với làm văn coi như để bổ sung cho nhau vì cấu trúc một câu chuyện giống như cấu trúc một bài văn. Ngoài sách tập đọc mà nhà trường cho mượn, học sinh không tìm đâu ra tài liệu hấp dẫn để kể chuyện. Kim nghĩ ngoài việc cung cấp sách báo đọc thêm cho học sinh, cần phải có cái gì làm phấn khích tinh thần học tập như sự thi đua có giải thưởng, hoặc ban khen, hay lập lớp chuyên văn, hay sự dự giờ....Những điều ấy Kim không thể nào làm một cách đơn phương được. Năm này lớp trưởng của Kim là Nguyễn văn Hùng. Em là thằng con trai lanh lẹ và sáng sủa nhất lớp. Hùng theo gia đình từ Sài Gòn về đây sinh sống. Lớp phó là Nguyễn thị Mai, em là đứa học trò không hề làm điều gì cho KIm phật ý. Em là một học sinh gioỉ và ngoan ngoãn. Ðể học sinh trong lớp có sự cố gắng học tập, Kim thường tạo sự cạnh tranh giữa các tổ và các cá nhân học sinh. Nguyễn thị Mai là một đối thủ đáng gườm của Nguyễn văn Hùng, vì Mai đi học đều đặn và học giỏi mọi môn. Ðiểm hạng giữa Mai và Hùng thường xuýt soát nhau không xa. Một hôm Kim cho tả bà nội hay bà ngoại của em. Thời gian làm trong lớp không kịp nên Kim cho học sinh mang bài về nhà làm tiếp.... Bài của Nguyễn văn Hùng khiến Kim phải nghi ngờ không phải tự em làm. KIm phát bài cho học sinh, riêng Hùng Kim gọi em lên bàn để nói nhỏ cho em biết là nàng biết bài này không phải tự em làm. Em đỏ mặt, không từ chối. Kim yêu cầu em đem bài về và tự em làm lấy. Ðó là sự gian dối đầu tiên ở đây, nhưng từ đó về sau Hùng không bao giờ sai phạm, và em đã tỏ ra xứng đáng là một lớp trưởng. ****************** Sau khi nhập học được hai tháng thì Nguyễn thị Mai vắng mặt một tuần lễ. Mai dã là một đứa học trò ngoan ngoãn và chăm chỉ của Kim từ lớp hai đến giờ. Ðây là lần đầu tiên Mai vắng mặt và nghỉ liên tiếp một tuần lễ. Sau khi Mai vừa nghỉ ba ngày không phép là Kim nhờ học sinh liên hệ với gia đình của Mai để nói rằng nàng yêu cầu em phải trở lại lớp học. Lúc đó Kim mới biết dức rằng người mà em đang chung sống ở đây chỉ là bà con. Mai đã bỏ về Mỹ Lợi nơi cha mẹ của em đang sinh sống. Kim nghĩ mình cần phải biết rõ vấn đề nên sáng cuối tuần Kim nhờ học trò đưa nàng sang nhà người bà con của Mai. Xuồng rời nhà bé Tư không bao lâu thì đến nhà bà năm. Nhà bà năm nhỏ nhắn, xinh xắn ở khuất sau hàng dừa. Phía trước nhà là ruộng lúa bát ngát, phía sau là con rạch chạy ngang qua, bao quanh nhà um tùm lác và lau sậy. Kim và bé Tư bước vào nhà chào bà năm, và cho biết mục đích của buổi viếng thăm này. Bà năm khoảng chừng sáu mươi tuổi, người ốm gầy gò nhưng trông còn nhanh nhẹn khẻ mạnh lắm. Bà rất niềm nở với Kim, và có ý mời nàng ở lại chơi và ăn cơm trưa nên bà biểu bé Tư trở về một mình. Bà năm mời Kim uống trà bằng đậu xanh rang vàng, loại trà mà nàng rất thích.. Sau khi chủ và khách nhấp nháp xong tách trà thơm, bà năm cho Kim biết Mai coi như là đứa con nuôi của bà, dù rằng Mai vẫn gọi bà là bà năm vì tuổi tác của bà đáng là nội ngoại của em. Ba má của Mai là cháu họ của bà, đã nghèo lại đông con; trong khi bà lại không con, tuổi già bóng xế cần có người bậu bạn nên bà đem Mai về nuôi và cho ăn học đã bốn năm nay. Thời gian qua, ba má của Mai vẫn lui tới nơi này thăm con, và Mai thỉnh thoảng về Mỹ Lợi để thăm gia đình. Mai vốn là đứa bé hiền ngoan, nhưng gần em đây tỏ ra không vui sống cùng bà, và đột nhiên đòi về Mỹ Lợi để sống với cha mẹ ruột. Bà năm tin rằng Mai đã nghe lời ai đó nói ra nói vô để em nghĩ rằng bà đối với em không tốt. Bà năm vói lấy hộp thuốc rê để trên bàn, vấn xong điếu thuốc, phì phà rít vài hơi rồi nói tiếp: “ Mình không đẻ nó nên rầy một chút là bị mang tiếng. Còn nhỏ cần phải được chỉ biểu thì mới hiểu được đời sống. Một hai nó đòi về Mỹ Lợi tôi phải gửi nó cho người quen... Cô uống trà thêm nha ! “ “ Dạ, cám ơn bà Loại trà này cháu rất thích Uống xong là thấy mát cổ liền. Ở đây vài phụ huynh có đãi cháu loại trà này. “ Bà năm chế đầy một tách trà rồi đưa tận tay Kim: “ Hôm nó về tôi có cho một bộ đồ mới, và một đôi tòn teng chớ nó ở với mình đã bốn năm mà ra về không có gì coi không được. “ Bà năm thở dài, nói tiếp: “ Con ngu quá, nó không biết mình thương ! “ Kim hỏi bà năm có biết thái độ của ba má Mai về vụ này không, bà lắc đầu: “ Nó mới về, chưa biết gì cả ! Nay mai có người ra mới biết. Nếu tuần sau nó không trở lại là coi như nó ở trỏng luôn ! “ Ngưng một chút bà lại tiếp lời: “Nhưng tôi biết ba má nó chỉ muốn nó ra ở với tôi.Chỗ tin cậy, tụi nó ra thăm con lúc nào chẳng được.” Bất chợt Kim nghe tiếng đằng hắng của một người thứ ba trong nhà. Bà năm cho KIm biết đó là người chị hai của bà. Bà nằm trên chiếc giường cá nhân đặt ở một góc nhà. Khuôn mặt ốm hóp xương xẩu của bà được nhô ra khỏi cái mền lình phình, thoạt nhìn tưởng như một xác chết. Bà năm lên tiếng với bà: “ Chị hai à, cô giáo con Mai sang thăm nhà mình. Ðể tôi dọn cơm cho chị, rồi tôi với cổ ăn sau. “ Kim nhanh nhẹn lên tiếng chào bà. Kim nghe tiếng trả lời yếu ớt. Không lâu bà năm đã dọn lên ngay giường của người chị một mâm cơm. Bấy giờ bà hai mới ngồi dậy hẳn để ăn cơm. Bà ốm gầy guộc trong bộ đồ lụa đã nhạt màu. Tóc bà lưa thưa và bạc phết. Nhìn bà trong một góc thiếu ánh sáng trông dễ sợ làm sao. Bà năm dọn ra bàn khách một măm cơm khác. Thức ăn gồm cá chạch kho nghệ và một tô canh rau dền đỏ nấu với tép, và một dĩa tép rang.. “ Cô ăn ớt ? “ “ Dạ không.! “ “ Cô ăn thấy vừa miệng không ? “ “ Dạ rất ngon, rất vừa ăn !. Bà năm nấu ăn khéo tay quá ! “ Thật vậy, Kim không khen để lấy lòng, bà năm nấu ăn đơn giản nhưng rất ngon, và nàng ăn thẳng bụng. Ăn xong mỗi người lai được lai sét với chuối già hương ở vườn nhà. Sau khi phụ dọn rửa chén bát, Kim và bà năm ra phía trước ngồi chơi. Kim và bà ngồi trên bộ vạt tre. Mưa ngoài trời lất phất buồn hiu. Từ nhà bà năm ngó ra là ruộng lúa mới lớn, mênh mông, và xanh ngan ngát. Xa xa hướng chân trời là quốc lộ bốn, xe chạy ngược chạy xuôi. “ Ngày trước tôi với chị hai mua bán. Ngày già phải ở nhà, nhờ có mấy công vườn để sống qua ngày.” Bà năm nhìn Kim mĩm cười rồi chậm rãi nói tiếp: “ Tôi và chị tôi mua bán lên xuống ở Sài Gòn. Nhiều khi có gánh hát là ở lại dể xem. Vui lắm, thời đó !....Còn trẻ ai cũng ham vui !.” “ Chắc lúc đó Út Trà Ôn bắt đầu nổi tiếng, hở bà ? “ Bà năm lắc đầu: ” Không đâu, Út Trà Ôn là sau này, thời đó là kép Tư Chơi và cô Năm Phỉ.” Kim kín đáo nhìn bà. Quả tình bà năm tuy già nhưng có nét cởi mở và phóng khoáng. Nhất là đôi mắt của bà trông còn tinh anh lắm. Bà năm móc trong cái túi áo rộng quá khổ so với chiếc áo cánh mà bà đang mặc để lấy hộp thuốc và cái hộp quẹt. Bà vê xong diếu thuốc, bật lửa mồi, thong thả rít vài hơi rồi nói tiếp: “ Những năm đó mua bán sống dễ hơn sau này rất nhiều, tiền bạc tiêu xài rộng rãi. “ Kim hỏi cho có hỏi: “ Bà năm mua bán gì ? ” “ Ði trái cây, có khi gà vịt, hay tôm càng, sản vật của Cái Bè thiếu gì !.” Bà năm ngó xa xăm: “ Cũng có lúc tôi đi mua bán ở Nam Vang. Có đi thăm Ðế Thiên Ðế Thích, cảnh đẹp lắm !...” Kim im lặng nghe bà năm kể về những thắng cảnh ở Campuchia và Việt Nam mà bà đã từng đặt chân đến. Kim cảm thấy nhiệt tình và sức sống của tuổi trẻ vẫn còn vương lại trong tâm hồn bà. Kim thật sự bị lôi cuốn bởi bà. Và Kim bâng khuâng tự hỏi khi về già nàng có còn được như năm hay không (?) Khi mưa tạnh hẳn thì ốc en cũng bắt đầu hòa nhạc. Trời đã xế chiều, bà năm bơi xuồng đưa Kim trở lại trường Bà năm, từ đó nàng sẽ đi bộ về nhà tập thể. Vài hôm sau đó bé Mai trở lại lớp học. Việc đầu tiên là Kim đến nói chuyện với em: “ Lúc em về Mỹ Lợi, cô có sang bà năm để hỏi cho biết rõ sự việc. Cô thấy bà năm rất tốt ! “ Và Mai đã nhỏ nhẹ trả lời nàng :” Dạ ! “ ***************** Ba tháng sau khi nước đã giựt xuống ruộng vườn bắt đầu xanh um, sức sống vươn lên kỳ diệu, xóa hết cái màu vàng ảm đạm dạo nào. Bên hè nhà chị Lành bầu bí bò đầy . Cô Bảy cũng đã trồng lại hai hàng bông soi nhái trên lối ra vào, và bông mười giờ trước hiên nhà. Những hàng chuối bên nhà dì sáu mới trồng hôm nào nay đã trổ lá ra hoa....Khi mọi việc trở lại bình thường thì thời tiết bắt đầu se lạnh, báo hiệu mùa Noel lại về. Tâm tư Kim không còn trống vắng, chờ đợi vì Huy đã về, nhưng lại trĩu nặng một nổi buồn lo. Trong nỗi hờn giận vẫn còn tràn ngập yêu thương, Kim vội viết cho Huy vài dòng nhờ Bảy đưa tận tay anh. Bảy cười trêu Kim: “ Chà, ướt át lắm hở (?) Giận nhiều là yêu nhiều cưng ơi ! “ “ Chẳng có gì, ta chỉ cho anh biết Noel ta ở lại đây, vây thôi ! “ Chuyến cuối cùng của tổ chức hoặc là em trai Kim hoặc là nàng đi, KIm vẫn chưa quyết định được. Kim chỉ có thể bỏ Huy ra đi nếu anh cho nàng một hy vọng sẽ gặp lại nhau một nơi nào đó . Rõ ràng Kim nghe trong lòng thèm kéo dài thời gian này._ Hờn giân, nhớ nhung, trông ngóng, nhưng vẫn còn đó cho nhau ! Kim có cảm tưởng khi tiếng chuông định mệnh báo lên là nàng và Huy sẽ xa lìa mãi mãi !!! ******************** Hương là học sinh cấp hai trường Mỹ đức Tây. Nhà em ở bên kia sông từ trường Bà Năm ngó xéo sang. Thời gian Kim ở tại trường Bà Năm, Hương thường đến nhờ hướng dẫn làm những bài toán hay Pháp văn. Do đó Hương xem Kim như cô giáo của em. Sau khi tốt nghiệp cấp hai, Hương theo học khóa sư phạm mẫu giáo rồi trở về công tác tại quê nhà, điểm trường Kênh Lạc. Do đó Hương và Mạnh quen nhau không có gì là lạ. Hương có nhan sắc là nhờ vào những đường nét sắc sảo của khuôn mặt hơn là vóc dáng của cô, nhất là đôi mắt to và lonh lanh. Từ ngày quen biết Hương, Mạnh đi dạy thường về trể. Những lúc đi họp, Mạnh thường ngồi kè sát bên Hương như không muốn những bạn trai đồng nghiệp xen vào tình cảm của hai người. Thậm chí có lần Hương đến nhà chị Lành, Mạnh đã rủ Hương ra sau vườn trò chuyện để tránh những tai mắt của các cô bạn. Và không biết từ lúc nào chiếc nhẫn cưới của Mạnh đã được lột ra. Bảy tự coi mình là chị của Mạnh, do sự quen biết của hai gia đình, nên cô có lời can ngăn: “ Mạnh à, con vợ của mi có nhờ ta trông chừng mi, nhắc nhỡ mi nhớ đến gia đình ! “ Mạnh nhăn mặt như uống phải thuốc đắng: “ Em là đàn ông chớ có phải là con nít đâu mà nhờ chị trông chừng ? “ Bảy nói thẳng một mạch: “ Trong quan hệ với cô Hương, mi đã đi quá xa, qua khỏi giói hạn đồng nghiệp. Cái gì cũng vây, nên tránh trước là tốt, để tình cảm bén rồi thì tội nghiệp cho vợ con của mi. Mạnh không nên ham vui mà quên vợ mình ở nhà lo gánh vác chuyện nhà ! “ Mạnh vẫn ngoan cố, xua tay nói giọng bực bội: “ Chuyện riêng của Mạnh. Em và Hương là bạn, có gì đâu ! “ Kim định chờ một cơ hội nào đó để nói làm sao cho Hương biết là Mạnh đã có vợ con mà Hương không bị cảm thấy tổn thương và tránh được cái bẩy ái tình. Nhưng Bảy đã lanh lẹ làm việc đó. Một hôm cả tập thể Mỹ Qưới được lời mời của Hương đến nhà cô chơi. Cả bọn ai cũng biết rằng sự mời mọc này là do tình cảm của Hương đối với Mạnh là chính. Chị Cẩm đề nghị Kim và Bảy đại diện các cô đi với Mạnh Gia đình Hương tiếp đãi Mạnh và hai cô giáo rất ân cần…. Trứơc khi ra về, Bảy cố tình đi với Hương ra vườn và nói cho Hương biết về tình trạng gia đình của Mạnh. Hương đâu ngờ ngày vui ấy trong phút chốc lại trở thành là ngày buồn nhất của nàng. Từ đó Bảy và Mạnh bực bội nhau một cách âm thầm, làm không khí vui vẻ khi xưa không còn nữa. Dẩu không nói ra nhưng các cô giáo, những người chị và em của Mạnh trong tập thể này đều tự coi mình phải có một cuộc sống ngăn nắp, nề nếp. Khi đã bước vào ngành sư phạm rồi thì dù muốn dù không cũng phải sống làm sao cho không quá trái ngược với những điều mình đã giảng dạy học trò mỗi ngày. Thầy cô giáo gần giống như thầy tu nhưng không mặc áo tu ! Do đó không một ai trong các cô đứng về bên Mạnh. ****************** Năm này Mạnh được đổi về điểm trường Kênh Lạc, và giữ chức công đoàn phó thường đi mua hàng về phân phối cho cả trường. Thu dạy ở Kỳ Ðà được chuyển ra Mỹ Quới. Từ khi Mạnh và Thu đổi ra trường ngoài thì điểm trường Kỳ Ðà chỉ còn lại hai cô Ninh và Nhu. Hai cô thường bỏ lớp, nhất là lợi dụng tình trang nước nổi, hai cô vẫn biền biệt tăm hơi khi mọi người đã trở lại nhiệm sở. Nhưng khi Mạnh đem hàng hóa về để phân phối cho giáo viên thì hai cô lại xuất hiện. Hôm Ninh và Nhu đến lảnh hàng Mạnh không có ở nhà, Bảy vẫn thay Mạnh giao hàng như mọi khi. Ðó lại là cái cớ để Mạnh bùng nổ với Bảy. “ Tôi đã nói là kỳ này phải giữ lại phần hàng của hai cô ấy. Ðó chỉ là biên pháp tạm thời, hai người đó rất có thể bị đuổi ra khỏi ngành nữa kìa ! “ Bảy cố giữ giọng diềm tĩnh để phân giải: “ Chị không nghe Mạnh nói. Nhưng chị nghĩ làm gì cũng phải có quyết định của ban giám hiệu cả, Mạnh không có quyền!Mạnh còn phải hỏi qua công đoàn trưởng là anh Chiến nữa kìa ! “ Mạnh bắt đầu nói to tiếng: “ Mạnh có quyền ! Ðó là biện pháp hợp lý nhất ! Có làm có hưởng, không làm không được hưởng ! Công đoàn lo đời sống cho những giáo viên công tác tốt, có trách nhiêm với học sinh thôi ! “ Bảy đỏ mặt vì tức giận: “ Mạnh đi quá trớn rồi ! Mạnh chỉ thấy cái lỗi của kẻ khác không thôi.! “ “ Chị nói sao ??? Mạnh chịu trách nhiệm vấn đề này !. Nếu có Mạnh ở nhà Mạnh sẽ không giao hàng cho hai cô ấy.! “ Chị Cẩm đang nấu ăn dưới bếp thấy tình trạng căng thẳng nên nói xen vào: “ Ðúng ra thằng Mạnh có nói, lúc đó chỉ có tao và con Hạnh ở nhà, là “ Kỳ này muốn giữ phần nhu yếu phẩm của cô Ninh và cô Nhu cho hết dám bỏ học tró nữa “. Nhưng Mạnh chưa quyết định rõ ràng và cho mọi chị em của mình biết thì Mạnh không nên trách Bảy ! “ Chị Cẩm vừa bước lên nhà trên vừa nói : -------------------- Mmm |
|
|
![]()
Post
#10
|
|
![]() Bảo vệ Tổ Quốc ![]() ![]() ![]() Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country ![]() ![]() |
“ Còn về quyền hạn của công đoàn trường thì dip khác mình sẽ nói, hay cụ thể là kỳ họp sau hội ý với ban giám hiệu và tập thể giáo viên sẽ rõ ràng hơn, chớ bây giờ người này nói mình đúng, còn người kia lại nói là sai thì không đi tới đâu cả ! “
Bực mình, Bảy bỏ ra ngoài. Kim thấy mình không cần phải có ý kiến. Kim lại nghĩ ngoaị trừ những giáo viên quá tệ thì phải dùng kỹ luật. Nhưng trước hết phải công nhận rằng ai cũng thích đời sống tiện nghi; do đó rất ít người có thiện chí và nhiệt tình đi vào vùng sâu công tác. Chỉ có thể tạo nhưng điều kiện để hấp dẫn những người trẻ công tác ở vùng sâu như : Tăng lương, thăng thưởng, hay được chuyển về nơi mình chọn sau khi công tác ngắn hạn hơn những người ở những điểm thuận tiện. ***************** Thế rồi Phấn, vợ của Mạnh và bé Tường Vi, đứa con gái một tuổi của Mạnh xuất hiện. Phấn không có khuôn mặt sắc nét như Hương, nhưng cũng không quá kém so với Hương. Dẩu gì thì Phấn cũng đã có con và nặng lo việc nhà chồng. Tất nhiên Phấn rất muốn biết chỗ dạy của Mạnh, nhưng Mạnh một mực từ chối với lý do này lý do nọ. Khi Mạnh ra khỏi nhà rồi Phấn hỏi Bảy: “ Anh Mạnh dạy gần đây không chị ? “ Bảy vội nói vào: “ Có xa xôi gì đâu ! Phấn từ Gò Công lên đây thăm chồng thì còn một khoảng nữa là biết rõ hết thì có nhằm gì mấy cái cầu khỉ đó hả, Phấn nên đi cho biết ! “ Hạnh cũng tiếp lời: “ Ẳm em bé đi với ! Cứ đi thẳng qua cầu Ông Vẽ rồi có lối đi cặp mé sông, đi một chút là tới. Cảnh trong đó đẹp lắm ! Mạnh mê cảnh đẹp trong đó lắm ! Cảnh đẹp mà người cũng đẹp nữa ! “ Chị Cẩm cũng nói đôn đốc thêm vào: “ Ði đi Phấn, đi cho biết mà ! “ Lối nói úp úp mở mở của các cô giáo làm cho Phấn sanh nghi, cô vội che dù bồng con sang trường Kênh Lạc. Cứ nghĩ đám học trò sẽ đưa tin vợ Mạnh ẳm con lên thăm đến tận tai Hương các cô thật sự hài lòng, và tin rằng sẽ có một kết quả tốt trong việc ngăn cản ái tình của Mạnh và Hương. Buổi chiều ngày hôm ấy người không được vui là Phấn, vì nỗi hoài nghi trong lòng cô không ai có thể trả lời thỏa đáng. Và Mạnh từ ngày ấy càng trở nên lầm lì. Vài tháng sau Hương báo nhà trường biết cô lập gia đình và xin đổi về Hòa Khánh, quê chồng của cô. ******************* “ Chị Hoa có thai rồi cô ! “ Vừa nghe Út nhỏ nói xong Kim trố mắt nhìn nó. Ðịnh thần một phút Kim hỏi lại em: “ Nguyễn thị Hoa ngồi kế bên Nguyễn thị Út lớn, đã nghỉ học mấy tháng rồi, phải không ? “ Út nhỏ dạ rất khẻ. Có lẽ nó không yên tâm đối với thái độ của Kim khi nghe tin này. Vô học có hai tháng là Hoa ở nhà, rồi má em vào xin nghỉ học luôn để phụ gia đình. Kim đã quá hao hơi để kêu gọi những học trò như Hoa nên ráng học thêm. Hoa đã mười ba mười bốn tuổi rồi ! Năm nay em cao lớn thấy rõ, gò ngực đã nhô cao mà đi học vẫn còn quên mặc áo lót. Vậy mà bây giờ đã có thai ! Em chưa qua khỏi lứa tuổi con nít, tánh tình còn nguyên con nít, còn ham chơi, giành ăn, và hay thưa mét. Kim tưởng đến cảnh đi cắt lúa mướn. những đêm trăng thanh trai gái ở lại ngủ ngoài đồng vắng.... Ðó là một trong những lý do tại sao trái gái miệt trong lập gia đình rất sớm. “ Thưa cô em về ! “ “ Ừ, em về, sách mượn nhớ giữ gìn kỹ lưỡng ! “ “ Da ! “ Út nhỏ ra nhà chị Lành gặp Kim để đổi lấy quyển sách tập đọc vì sách của em lảnh hồi đầu niên học bị rách mất những trang cần thiết cho tuần tới. Kim đưa Út nhỏ băng qua đường. Nhìn Út nhỏ mất dạng sau những lùm cây um tùm bên kia đường Kim mới trở vào nhà. Chị Cẩm đã đứng ngay cửa ngó ra như chờ Kim vào: “ Học trò mày gioỉ hơn cô giáo nó rồi ! Cô nó chưa biết khỉ gì hết thì nó đã rành rọt. ‘ Thôi rồi một đóa trà mi, Con ong đã tỏ đường đi lối về ! ‘ “ Chị nhường lối cho Kim bước vào: “ Em thấy nó con nít quá, tội cuộc đời nó chị à ! “ Bảy ngồi làm sổ sách nơi bàn khách nói xen vào: “ Ta dạy trong Kỳ Ðà đã quen những chuyện như vậy. Người ta vẫn sống vui vẻ chớ không thấy khổ sở như mình nhìn ở họ đâu. “ Thu đang ngồi lượm thóc cũng góp ý: “ Ðúng vậy, khổ hay không tùy vào cái nhìn của mỗi người. “ Nghe qua những lời lẽ của bạn bè Kim vẫn không hài lòng, dù rằng nàng không phản đối. Trong thâm tâm Kim vẫn cho đó là một sự dại dột, ngu khờ cần được giáo dục ở nhà hay ở trường. Ðối với Kim Hoa đã mất đi cái gì êm đềm nhất _ tuổi ngây thơ ! Hoa đã mất đi khoảng tuổi dậy thì mơ mộng đẹp nhất của người con gái ! Nó vội bước vào cuộc đời làm mẹ không một chút chuẩn bị, không một chút băng khoăn vì nó là con nít. Con nít thì làm sao dạy dỗ được con nít, hay nó chỉ chuốc những khổ sầu cho đời nó ! Làm người ai cũng có khuynh hướng vươn lên trong cuộc sống; sẽ có lúc Hoa thấy nó đã dại dột đáng tiếc vì không được khuyên bảo, hay hướng dẫn trong thời gian này. Kim nghĩ nàng cần nói chuyện riêng với những đứa học trò lớn của nàng. ********************* Noel ai cũng về nhà, chỉ còn Kim và Hạnh ở lại. Dì sáu Trọng biểu hai cô sang ăn cơm với dì cho vui. Dì nấu canh chua rắn bông sún ! Kim gắp một miếng cho vui lòng dì sáu mà trong đầu nhớ lại hình ảnh những con rắn có khoan có vằn uốn éo trong lồng được bày bán ở chợ Mỹ Ðức Tây mới ghê sợ làm sao ! Má Kim đã từng dặn dò rằng đàn bà con không nên ăn những món dữ như rùa rắn...kẻo người ta nói tâm tánh mình hung dữ. Thấy KIm ăn không được mạnh miệng, dì sáu đẫy dĩa tép ran gần nàng, rồi nói: “ Thịt rắn bông sún mát lắm đó ! Mày ăn bợ miệng thì có tép đây ! “ “ Dượng sáu đi đâu vắng hở dì ? “ “ Bơi xuồng vô trong Bà Năm chở lúa. “ Hạnh hỏi xen vào: “ Thưởng cũng đi với dượng sáu hả dì ? “ “ Không, thằng Thưởng hồi hôm bị sốt nằm ở nhà trên, mới ăn cháo xong. Ổng đi mình ên, ổng mà vô trỏng là xế mới về, có bạn nhậu mà ! “ Ăn cơm xong dì sáu biểu mang rổ củ ấu về luộc, hay ăn sống cũng mát. Dì sáu trồng ấu ở ao phía trước nhà, mới được vớt lên bán, còn một ít để ăn lai rai. Thế là Kim và Hạnh đón Noel với một nồi ấu luộc. Hai cô chong đèn vừa ăn ấu vừa trò chuyện với nhau. Văng vẳng tiếng nhạc thánh ca từ chiếc radio nhà bên cạnh đất chị Lành, theo cơn gió vọng sang. Hạnh cầm củ ấu lên ngắm nghía nói: “ Khi thương trái ấu cũng tròn Khi ghét trái bồ hòn cũng méo. “ “ Ðó là cái lắc léo của tình cảm con người, mi ạ. Thì rất có thể người mình yêu đối với người khác xấu xí vẹo vọ như củ ấu mà mình cứ thương.! “ “ Hạnh nói rất đúng ! “ Bất chợt Hạnh hỏi Kim: “ À Kim, sao mi không đi chơi Noel với anh Huy ? “ “ Còn bị quản chế, không đi đâu được cả ! “ “ Về thăm ??? “ “ Tết về luôn ! “ Thời gian này Kim cần yên tĩnh để suy nghĩ và quyết định cho tương lai của minh, nhưng vẫn chưa dứt khoát rõ ràng. Kim không muốn ra đi mất Huy. Cũng không muốn ở lại thành hôn với anh, vì những năm qua Kim hoàn toàn không có một chút chuẩn bị cho vấn đề này. Ðối với Kim, hôn nhân trong hoàn cảnh này là khai tử tình yêu của nàng và Huy. “ Ðịnh chừng nào đám cưới ??? “ “ Chưa đâu, chuyện đó ta chưa nghĩ tới ! “ Hạnh trố mắt nhìn Kim: “ Chưa ai mâu thuẩn như mi. Ta hiểu mi không nỗi !!! “ Hạnh cười rất ngắn rồi mở sách ra đọc. Kim ngã lăn xuống giường. Nếu Huy ở lại và thành hôn với một người con gái nào khác ??? Kim nghe trong lòng nàng sự phản đối quyết liệt_ Không thể được !!! “ Năm tới anh Bình xin về Mỹ Tho. “ “ Ảnh nói mi hở, Hạnh ? “ “ Ừ !.... Ảnh không nói mi sao ??? “ “ Không ! “ “ Ba má ảnh ở Ấp Bắc, nhưng có nhà ở Mỹ Tho, ảnh sẽ ở đó khi được chuyển về. “ Hạnh thường để ý đến Bình. Năm nay Bình thường đi lấy hàng cùng với Mạnh nên anh có dịp lân la với các bạn tập thể Mỹ Quới. Kim nhớ lại có lần Bình nói với nàng về cái tên Nguyễn Thanh Bình của anh là do ba anh đặt vì ông mong mõi một ngày thanh bình trên đất nước. Nhưng từ khi tâm trí Bình có thể ghi khắc được những gì đã xảy ra thì chỉ thấy quanh anh lan tràn khói lửa chiến tranh_ Ấp Bắc quê anh là một trong những vùng có trận đánh khốc liệt nhất!. “ Tuần rồi anh Bình ra Kim có gặp ảnh không ? Ảnh hứa cho ta mượn “ Bài Không Tên Số Năm “ của Vũ Thành An mà không có đem theo sao cà ??? “ “ Có, bữa đó có ta ở nhà, nhưng không nghe nói gì cả !.” “ Kỳ sao ảnh ra là biết Hạnh ! “ Thế rồi một sự im lặng nặng nề giữa nhau. Kim hiểu Hạnh hỏi có tính cách dọ dẫm quan hệ giữa nàng và Bình, nhưng cô đã nhắm lạc mục tiêu. Hạnh có những lời lẽ và thái độ làm cho Kim và các bạn có cảm tưởng như Bình là của cô vậy. Trong nhà này Hạnh không bao giờ chịu thua ai một lời, hồ gì cô chịu thua Kim để mất Bình. Hạnh sẽ có nhiều cách để biết rõ Kim và Bình đối với nhau ra sao. Cô có tánh đa nghi, không dễ gì tin vào lời nói của một ai. Nhìn Hạnh nói chuyện, đôi mắt của cô có những tia sắc nhọn, và cái miệng không hở răng như nhếch một bên mép. Kim thấy mình không cần phải nói gì với Hạnh nữa. Kim bỏ vào trong nằm, tưởng tượng Huy nhận thư nàng, anh sẽ nhớ lại những kỹ niệm sống cạnh bên nhau ngày xưa..... -------------------- Mmm |
|
|
![]()
Post
#11
|
|
![]() Bảo vệ Tổ Quốc ![]() ![]() ![]() Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country ![]() ![]() |
PHẦN NĂM
Từ ngày Huy về Kim thường thức giấc giữa đêm, lăn lộn rất lâu mới ngủ trở lại. Một đêm Kim đang ở trạng thái mơ màng cố dỗ lại giấc ngủ thì nghe tiếng ai gọi tên:“Kim ơi !Kim ! Kim ơi ! “. Kim đoán lúc này chừng qua khỏi mười hai giờ. Tiếng gọi yếu ớt nhưng cấp bách, Kim muốn quên đi để ngủ nhưng nó cứ vang vọng ở bên tai nàng. Kim nghĩ cuộc đời nàng không hề có một ác ý với ai thì ngay cả ma quỹ cũng không thể có lý do nào để phá Kim được. Nghĩ vậy Kim khoát áo lạnh vào, mạnh dạn mở cửa sau bước ra ngoài. Dưới ánh trăng lạnh lẻo và mờ ảo, chị Ý đang đứng trước mặt Kim, đầu tóc rối bù, máu me bê bết mày mặt. Kim cố định thần nhìn chị, nhưng nàng vẫn không rõ chị đã chết hay còn sống. Khuôn mặt chị xanh xao nhợt nhạt, vóc người chị ốm yếu nhỏ thó trong chiếc áo khoát rộng khổ. Kim hiểu ngay lý do, nỗi tức giận khiến nàng gằn giọng “ Tại sao ??? “ Chị Ý không trả lời Kim, chị nói nhanh “ Kim, chị đến nhờ em ngày mai đứng lớp cho chị.! “ Giọng nói của chị yếu ớt tưởng chừng như là giọng nói của người ở cõi bên kia hiện về. Kim nói như ra lệnh với chị: “ Chị phải bỏ anh Quang ngay ! Ảnh đánh chị phải không ? “ Chị gật đầu, thều thào: “ Cũng cái con làm chung chỗ với ảnh ! Ảnh nắm cái ly quăng mạnh, trúng đầu chị..!!! ” “ Ai cầm máu cho chị ? Máu còn ra không ??? “ “ Mấy người ở gần đó. Ðược rồi, thôi chị phải lo về với bé An. Kim giúp chị nha ! Sợ ban ngày đi người ta thấy thì kỳ. Vã lại cho Kim có thì giờ chuẩn bị. Thôi Kim vô đi, chị về ! “ Kim nhìn dáng chị Ý thểu não bước đi, tiếng dép kéo lệt phệt; bấy giờ Kim mới tin rằng chị Ý còn sống và đang đau khổ trở về nhà. Kim không hiểu tại sao người đàn bà đó vẫn ghì sống với một người chồng tệ bạc như vậy ******************* “ Những năm chị Ý mới ra trường sư phạm rất mignonne Anh Quang đeo sát ván luôn Nhà chị ở trọ gần nhà anh Quang. Chị đi tắm ao anh Quang cũng rình để ngắm nàng. Nàng đi giặc đồ chàng cũng rình. Nàng đón xe về chàng cũng rình. Nhất cử nhất động của nàng đều có cặp mắt của chàng theo dõi. “ Cả bon lặng nghe lời chị Cẩm kể chuyện.Thu cắt lời: “ Vậy mà bây giờ ảnh đối với chị tệ như vậy đó. Ðem câu sấu cha cho rồi ! “ Chị Cẩm khoát tay: “ Ðã tin chuyện vợ chồng là duyên nợ thì không dễ gì bỏ nhau được ! “ Chị Cẩm kể tiếp: “ Một hôm chị ý đi đám cưới cô bạn. Anh Quang cũng có mặt trong đám cưới ấy, nhưng đi bên đàng trai. Rước dâu về bằng tắc ráng, đi nửa đường bị đụng chiếc ghe khác nên chìm nghĩm. Người ta vớt anh Quang lên trước. Vừa được đưa lên bờ là anh hỏi: ‘ Con ý đâu rồi ? Làm ơn vớt giùm con Ý cho tôi, vớt con Ý...!!! ’ . Khi người ta vớt được chị Ý lên, và cứu chị sống, anh lau mình cho chị, ôm chị mà khóc !” Bảy ngắt lời chị Cẩm : “ Thiệt là mùi như là Romeo và Juliette, nhưng thà chết mà vẫn còn yêu nhau còn hơn sống với nhau như kiểu này thì em xin vĩnh biệt tình ta.! “ “ Ðám cưới sau đó giữa hai người rất tưng bừng. “ Hạnh xen vào: “ Còn bây giờ thì rất thảm sầu ! Lạy Chúa tôi ! Chẳng qua vì chị Ý vẫn còn nghĩ đến ân tình ngày xưa mà không chấm dứt được với anh Quang. “ Cả bọn cá với nhau chị Ý có can đảm bỏ chồng không. Kim không tin chị làm đươc việc đó vì thái độ ôn hòa của chị trong đêm chị đến nhờ Kim. Chị chỉ biết ghen vì quá yêu chồng chớ không màn nghĩ cho mình một giải pháp để sống yên ổn và vươn lên. Những ngày sau đó gặp lại chị, Kim thấy chị như cam phận. Kim nghĩ nếu chị lên tiếng yêu cầu giúp đỡ chắc chắn nhà trường sẽ tìm cho chị một chỗ để sống với bé An. Dẩu gì chị phải quyết định điều đó chớ không ai khác. Không ai dám lên tiếng cho chị điều đó vì đây là một vấn đề tế nhị, không ai muốn mang tiếng nói ra nói vào để chia rẽ vợ chồng chị. Kim nguyện trong lòng là sẽ không để người đàn ông nào đối sử tồi tệ với nàng ! Nhưng trong tình yêu của Kim, Huy cũng đã từng làm cho nàng đau đớn vì những lời lẽ của anh, thế mà Kim vẫn không thể chối từ ! ******************** Hôm ấy cả bọn dậy sớm, thu xếp đồ đạc đem đi gửi bên nhà dì sáu Trọng, vì chị Lành không có mặt thường xuyên ở nhà, rồi cùng nhau lên đường ra trường chánh Cá Thia dự phiên họp cuối năm và ăn liên hoan. Hạnh và Mạnh đã ra trước môt ngày. Mạnh phải lo chia hàng cuối năm, còn Hạnh đi theo vì có Bình ngoài đó. Kim và các bạn đi dọc bờ sông, mãi mê ngắm sông nước hữu tình. Chỉ mới hăm sáu mà nhà nào cũng quét dọn sạch sẽ, cây kiểng và bông hoa được cắt dọn tươm tất, hương trầm thoang thoảng bay trong không gian trong lành của buổi sáng sớm. Kim cảm thấy một cái gì thiêng liêng hòa lẫn trong lòng người và hồn của sông nước nơi này. Dọc theo lối đi cứ chốc chốc Kim và các bạn lại thấy cảnh tráng bánh ăn Tết Hình ảnh này rất quen thuộc trong những ngày gần Tết ở đây, thế mà Kim vẫn thích nhìn. Cái lò tráng bánh được đắp bằng đất sét thật kín đáo, chỉ chừa một lỗ thông hơi, và một lỗ để đút cũi..Thường là người đàn bà ngồi tráng bánh bằng một cái gáo dừa đít được mài phẳng phiu để múc bột và trang phần bột ra mỏng đều và tròn trên miếng vải được căng thẳng trên nồi hấp. Miếng vải này được treo bốn cục gach ở bốn góc để giữ cho miếng vải luôn luôn được căng thẳng Vài phút sau thì bánh chin, người này dở nắp nồi ra bỏ sang một bên, rồi dùng một thanh tre được vót thật mỏng để vít cái bánh lên và trải trên nẹp; dộng tác làm việc rất nhẹ nhàng và đều đặn. Sau cùng những tấm nẹp làm bằng lá dừa dã đầy bánh được đem ra phơi nắng nũa là xong “ Bánh tráng được làm bằng bột gạo, dừa, mè, tí gừng, tí muối. “ Bảy ngắt lời chị Cẩm: “ Ỡ Gò Công bánh tráng được làm bằng bột nếp. Trước hết thắng nước đường để nhồi với cục bột cho đều rồi đem hấp chín. Kế đó đem cục bột chín nhồi với mè, đoạn ngắt từng cục để lên lá chuối cán mỏng rồi đem phơi, xoa chút dầu ăn cho khỏi bị dín “ Thu xen vào: “Chị Bảy có nhớ lộn hay không, làm như vây là gọi là bánh phồng, bánh phồng mới làm bằng bột nếp.” Bảy ôn tồn giải thích: “ Mi không biết, để qua Tết ta đem bánh tráng lên cho mi ăn thì mi sẽ biết. Bánh tráng ở đây với bánh tráng ở Gò Công khác xa ở cánh làm và công thức. Còn bánh phồng người ta làm bằng nếp cũng hấp chín rồi đem bỏ vào cối quết. “ Thu vẫn không chịu thua: “ Không biết tại sao dân Gò Công gọi là bánh tráng vì họ có tráng gì đâu. Ðúng ra phải gọi là bánh cán!” Chị Cẩm giản hòa: “ Thôi đi tụi bây ! Bánh tráng hay bánh cán gì cũng được, miểng bánh nào ngon bỏ vô miệng ăn khoái khẩu là được rồi ! “ Thu vẫn chưa thôi: “ Dân Gò Công lạ lắm, cái giỏ đi chợ thì lại kêu là cái nã. Kêu cái nã ở đây không ai biết là cái gì ! “ Bảy cười lớn, quay sang nói với Kim: “ Con Thu về nhà ta chơi, má ta kêu nó xách cái nã đi chợ với bà, nó lúng ta lúng túng vì không biết cái nã là cái chi chi_ ức lòng lắm đến bây giờ hắn mới nói ra đó ! “ Bảy đi chậm lại để đợi Thu : “ Cái nã khác cái giỏ Thu à. Mi nhớ không, cái nã mi xách đi chợ với má ta đan bằng tre, rất dày và chắc, có nắp đậy hẳn hoi. Còn cái giỏ thì mỏng manh hơn, lại không có nắp. Dân Cái Bè cũng có những tiếng làm người ta ngớ ngẩn; chẳng hạn họ nói “đi ên “ có nghĩa là đi một mình, hay “ làm ên “ lại là làm một mình, còn cái gì thiệt to thì ‘ bành ky ‘. “ Lại một lần nữa chị Cẩm xen vào: “ Thôi thôi, tụi bây là dân Tiền Giang không đó nghe!Bây giờ bầu trợ cấp khó khăn ănTết đi ! Bầu ai ở Ông Vẽ ? “ “ Chị tư Niệm ! “ “ Bà Năm, Chị Ý, đồng ý không ? “ Thu đánh vào vai Kim: “ Chị Kim nói đi ! “ Kim nói thẳng suy nghĩ của mình: “ Nếu chị Ý ra riêng, tất nhiên chị phải được nhà trường giúp đỡ một cách đặc biêt. Hiện nay chị vẫn còn sống chung với anh Quang, lương anh khá cao so với lương của giáo viên nên không thể duyệt xét cho chị được. Ðề nghị cho cô sáu, vì một đầu lương cô sáu phải nuôi ba đứa con, và dương sáu đã nghỉ hưu. Ðồng ý không ? “ Tất cả đồng ý. Kim và các bạn ngồi dưới gốc cây dừa chờ đón xuồng sang sông. Lúc này mực nước rất thấp, dòng sông có màu xanh biên biếc chớ không còn đục ngầu như những lúc nước lũ. Hệ thống sông ngòi và kênh đào ở đây mang tôm cá nuôi sống con người, giúp cho sự giao thông đường thủy được dễ dàng thông thương khắp cùng miền Nam, giúp khí hậu được điều hòa, mát mẻ, và cho người dân ở đây một phong cảnh hữu tình. Kim yêu sông nước nơi này như đã từng được sinh đẻ và lớn lên từ vùng đất này. Nhưng cuộc đời là một biển đổi dời, có lẽ một ngày nào đó Kim sẽ phải xa rời vùng quê hương yêu dấu này ! Kim cảm thấy tâm trạng của nàng rồi đây sẽ giống như nhà thơ Tế Hanh đã từng khoắc khoải nhớ về dòng sông quê hương, nhớ về những kỹ niệm với dòng sông : Quê tôi có con sông xanh biếc Nước guong trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là những buổi trưa hè Tỏa nắng xuống lòng sông lấp lánh Chăng biết nước có giữ ngày giữ tháng, Giữ bao kỹ niêm giũa dòng trôi. Hoi con song tam mat ca doi tôi Tôi giu mai môi tinh mói mẻ ******************** Sau khi họp và ăn liên hoan, Kim và các bạn ở lại nhà tập thể Cá Thia một đêm để ngày hôm sau trở về quê nhà ăn Tết. Trong khi bạn bè còn vui vầy với nhau, Kim và chị Vân kéo nhau ra phía sau nói chuyện. Từ chỗ Kim và chị Vân đứng, ngó xéo sang hướng Vĩnh Long, nơi đó có ánh đèn hắc sáng lên một vùng, làm Kim nhớ đến Sài Gòn về đêm. Chị Vân như cùng một tâm trang với Kim, chị nói: “ Thế nào tao cũng trở lên Sài Gòn sống ! “ “ Bộ chuyện chị và anh Tài không khá hơn sao ??? “ Chị cười khô khan: “ Lửng lơ con cá vàng ! Tao thấy coi bộ không hợp nhau ! “ “ Về Sài Gòn sống làm sao chị ! Lúc này ăn độn bảy mươi lăm phần trăm, công việc lại khó tìm. Muốn thay đổi cuộc sống, mình phải chờ đến khi có cơ hội, chị à.! “ “ Có rất nhiều người đi vùng kinh tế mới đã bỏ về Sài Gòn, dần dần họ cũng ổn định cuộc sống. Gia đình tao định làm như vậy; tao lên Sài Gòn trước, ở tạm nhà người chú rồi dần dần tính tiếp, chớ ngồi ngóng hoài biết tới chừng nào (?) Bất quá lảnh bánh mì bán ở mấy bến xe cũng sống tạm qua ngày. “ “ Nếu không có việc làm ổn định chẳng lẽ chị bán bánh mì dạo hoài sao, chị ??? “ “ Không ai biết được cuộc đời sẽ ra sao_ que sera sera _ nhưng trước hết tao thấy mình sẽ không ngóc lên được với đồng lương này. Bán bánh mì dạo tao vẫn còn có thể phụ cho các em tao ăn học. Mày còn tin tưởng thì cứ ở lại ? Tao thấy đời sống bị bóp chặt quá mức ! ” “ Em thấy dảng và nhà nước phải trả giá cho việc ưu tien cán bộ đảng viên hơn là người có khả năng làm việc chị à ! Họ chiến đấu và trung thành với dảng, nhưng họ không thích hợp trong thời làm kinh tế !. “ Chị Vân cướp lời Kim: “ Người dân trả cái giá đó chớ ai ! “ “ Trong khi nước Ðức, sau đệ nhị thế chiến bị phân chia, nợ chiến tranh đầy đầu mà chỉ một thời gian ngắn Tây Ðức đã ngấp nghé vươn lên thành cường quốc. “ “ Nhờ vào Marshall Plan ! “ “ Phải ! Bên cạnh đó cũng có những yếu tố khác như họ vẫn còn những tiềm lực kinh tế, lảnh đạo tốt, và nhất là tinh thần dân tộc của họ, ý thức dân tộc của họ ! Chi có tin dất nước mình sẽ vươn lên một ngày nào đó chăng ? “ Chị Vân đưa hai tay gối đầu ngó lên trời rồi ngáp dài “ Tao chưa thấy một tia sáng ỏ cuối đường hầm, nhưng tao chắc là với những gì đất nước này có được người dân không xứng đáng bị sống thảm quá như vậy ! “ Im lặng một hồi chị Vân nói tiếp: “ Cái khổ trong hoàn cảnh hiện tại đươc nhân lên khi nghĩ đến mức sống ngày trước mình có được, và cũng vì vậy không ngừng cố gắng để cuộc đời mình vươn lên. Nhiều khi tao mệt mõi, muốn an phận, muốn có một tấm chồng, đủ sống là mừng rồi ! “ “ Chị muốn sống theo tinh thần‘ Tri túc tiện túc hà thời túc ‘ hở ?. Mấy năm nay mình đã chẳng sống như vậy sao chị ? “ “ Sống một mình thì nói gì ! Lập gia đình rồi thì con cái phải lo lắng đủ thứ ! Ðời sống bây giờ khác ngày xưa rất nhiều, sự chung đụng nhiều hơn, quan hệ con người phức tạp hơn, cần nhiều nhu cầu hơn, Cuộc sống càng có nhiều nhu cầu càng khổ sở hơn ! “ “ Có mấy ai hài lòng với cuộc sống của mình đâu chị. Vã lại cuộc đời luôn luôn đổi thay, mình không muốn thay đổi cũng không được ! “ “ Con người sanh ra bước tới hay bước lui ? Chắc chắn là phải bước tới rồi. Sự đổi thay là phải có, chỉ vấn đề là mau hay châm, phat triển hay trì trệ mà thôi ! “ Kim ngó xuống mặt sông đen ngòm ghê sợ. Ánh đèn từ trong nhà dội ra một khoảng sáng mờ làm những đợt sóng lăn tăn nơi đó giống như những con rắn uốn éo dưới sông. Gió thổi phất phất lạnh buốt. Kim đứng lại gần chị Vân hơn, hai tay quàng ôm lấy bờ vai. Chị Vân cười trêu nàng: “ Tết này có Huy về là mày ấm áp rồi ! “ Kim không trả lời chị, Kim đang tưởng tượng có Huy đang bên cạnh nàng, anh sẽ không để Kim lạnh lẻo. Tiếng đàn của Bình lã lướt vọng ra, chị Dung nắm tay Kim thúc dục: “ Vô chơi với mọi người đi Kim ! Ðứng ở ngoài này hoài kỳ lắm ! “ Nghe chị Dung nói, Kim vội cùng chị bước vào trong đóng cửa lại. ********************* Qua Tết ngày mùng sáu là tập thể Mỹ Qướii có mặt đầy đủ. Chị Lành năm này ăn Tết ở nhà với bé Tâm. Bánh mức và dưa hấu,bưởi, quít chị chưng cúng vẫn còn neo trên bàn thờ. Chị cười giòn giả với các thầy cô, kể lại chuyện ăn Tết: “ Tao với thằng nhóc cứ ở bên nhà bà sáu, đâu có ăn uống gì ở nhà đâu. Tao cứ đeo sòng bạc miết đến bữa mùng năm mới thôi. “ Rồi chị đổi giọng, chỉ qua nhà bà xếp Tư: “ Hừ, con Linh con bà xếp mới mùng ba đã chạy qua mượn dầu đốt rồi. Tao không cho, tao không thích dầu dĩ cả năm. Vậy mà tao cũng thua bài xiểng niểng luôn! Cái con mắc dịch ! “ Cả bọn ráng nín cười, chị Cẩm nhỏ nhẹ giải thích: “ Chị Lành à, con Linh mượn dầu là dầu hôi, dầu xăng, dầu cù là...không dín dấp gì đến cái rrrầu, là buồn rrrầu, rrrầu rĩ, hay rrrầu rã ruột cả.! “ Chị Lành cười bẻn lẻn: “ Vậy sao ? Rồi tao tin mày đó ! Tao không chữi nó nữa ! “ Thế rồi Kim và các bạn mỗi người dọn ra một ít quà Tết để biếu chị Lành và dì sáu, phần còn lại để ăn với nhau cho vui. Bảy cũng không quên đem một chục bánh tráng và một chục bánh phồng để biếu cho gia đình Thu. Bánh tét của Hạnh gói ngon nhất, làm nhân thịt ba rọi và đậu xanh. Hạnh gói cái bánh có góc vuông vức, lá còn xanh mướt rất đẹp ! Những cái bánh ếch của Mạnh là đúng tiêu chuẩn của Gò Công nhất: nhân có dừa, đậu phọng, đậu xanh, tai vị, và một ít hột mỡ. Dì sáu ăn khen ngon, nhưng bánh trái còn nhiều quá, dì đem bánh ếch cửa Mạnhi cho lột bớt lá, phơi trên nóc nhà để ăn dần. Buổi chiều ra cầu nước tắm, Kim biết Bảy chỉ trông chờ lúc đó để cùng nàng tháo bầu tâm sự. Bảy nhìn Kim cười thật tươi và hỏi: “ Tết mi qua Cần Ðước vui vẻ lắm hở ? “ Kim gật đầu, Bảy nói tiếp: “Hồi sáng ta đến đó nghe người ta nói mấy ông học tập đi lao động chừng một tháng là về, mi đừng lo ! “ Từ ngày Huy về mỗi lần Bảy đi Sài Gòn là Kim nhờ nàng ghé Cần Ðước đưa thư cho anh. Bảy tình nguyện làm con chim én đưa tin những mong KIm và Huy sẽ đẹp đôi như Kim hằng mong nàng và Vinh. Bảy khuyên Kim đừng lo, nhưng làm sao nàng có thể không lo cho Huy khi đã một lần ra đi mãi đến bốn năm anh mới trở về ! “ Tết Vinh có về không ? “ “ Có, anh chỉ đến nhà tao một thoáng. Thái độ bà già vẫn không vồn vã, nên tao không dám nói gì ! Thôi kệ, đợi vài năm nữa, biết đâu má tao đổi ý bằng lòng thì lúc đó mới dám tính tới. “ Kim nghĩ dẩu sao Bảy vẫn còn có sự chờ đợi và hy vọng. Còn Kim, có phải Kim không bằng lòng với hiện tại, vì nàng mơ ước xa xôi ? Nhưng đầu óc Kim chợt choáng ngợp bởi hình ảnh một đoàn người làm lao động đi lầm lũi ngang qua trường dưới ánh nắng chói chang. Kim thấy Huy trong số người đó ! Họ đi đào kênh, hay đào công sự ở biên giới, mình mẩy sình bùn, cơm ăn bữa đói bữa no ! Từ ngày Huy đi lao động Kim ngủ không thẳng giấc. Nỗi lo lắng nào đã ăn sâu vào tâm khảm đánh thức Kim dậy giữa đêm. Sức khỏe Kim sa sút. Kim hiểu nàng không thể chịu đựng lâu dài tình trang này. Bức thư cuối cùng Kim viết cho Huy có nước mắt của nàng, đã được lau sạch, không rõ anh có nhận ra hay không.... Dù vậy, Kim cảm thấy được nhẹ nhàng sau khi trang trải tình cảm và suy nghĩ của mình qua bức thư đó. -------------------- Mmm |
|
|
![]()
Post
#12
|
|
![]() Bảo vệ Tổ Quốc ![]() ![]() ![]() Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country ![]() ![]() |
Trong số giáo viên mới ra trường có Phương phụ trách bên bình dân học vụ, vì anh là người địa phương nên nắm rõ mọi vấn đề tổ chức của xã và trường sở ở đây.
Buổi tối Phương thường đi kiểm tra các lớp bình dân học vụ. Do yêu cầu công tác Phương thường ghé qua nhà chị Lành, coi như là trạm nghỉ chân của Phương. Thỉnh thoảng Phương ở lại ngủ với Mạnh, và làm bạn với cả nhà tập thể. Dần dần Kim và cac bạn nhận ra Thu rất để tâm săn sóc cho Phương. Thời gian này chương trình bình dân học vụ đã lan tràn khắp nơi. Có chỗ đạt chỉ tiêu xóa hết nạn mù chữ đến một trăm phần trăm. Người dân dù bân rộn với sinh kế vẫn phải cố gắng thắp đuốc đến trường học vào buổi tối. Hầu hết người ta đi học vì sự bắt buộc. Thường thì những người lớn tuổi học đến biết đọc, còn viết thì mắc rất nhiều lỗi. Chỉ cần họ ở nhà chừng một tuần lễ trở vào sẽ bị lúng túng, vì họ không còn tâm trí đâu để lo học chữ khi phải chật vật kiếm miếng ăn mỗi ngày không đủ. Do đó những báo cáo về bình dân học vụ lắm khi không được trung thực. Vì vậy không một ai trong tập thể nói chuyện với Phương về công viêc của anh như thế nào. Cuối tuần Mạnh rũ các cô đến trại của Phương chơi. Phương thường xuyên ở tại trại một mình để lo chăm sóc vườn tược. Vườn của Phương trước đây trồng chuối già hương và cam sành.Sau khi nước lụt, chuối và cam chết sạch, Phương phải dọn đất, lên líp trồng ổi xá lị. Những líp ổi thăng hàng lối trông đẹp mắt vô cùng.! Hiện tại ổi đang được thâu hoạch lứa đầu tiên. Những cây ổi lùn tịt đã có trái nặng trĩu. Kim và các bạn không khỏi trầm trồ ngợi khen ông chủ vườn đã khéo chăm sóc. Phương khiêm tốn trả lời: “ Cái gì mình để tâm lo lắng thì hy vọng sẽ thành công mấy chị à !. Em đã bỏ công sức cho miếng vườn này rất nhiều. Từ việc khai mương, lên líp, tỉa lá, xít thuốc sâu, phân bón đều có tay em dự vào. “ Trong cái trại nhỏ hẹp vẫn có một cái bàn với hai cái ghế dài, và một bộ ngựa thô sơ. Trên bàn có một bình trà bằng vỏ dừa khô, một hộp đướng tán, và cái bàn cờ tướng với những con cờ nằm lăn lóc. Cuối góc nhà là cái bếp làm bằng ba cục gạch thẻ, với vài ba cái xon nhỏ lọ đóng đầy được máng trên vách. Phương dọn lên bàn một dĩa ổi lớn đã được bổ làm tư mỗi trái. Không đợi mời tiếng thứ hai, mọi người bóc ăn tự nhiên và nói chuyện huyên thuyên. “ Chừng nào lấy vợ Phương ? “ “ Em chưa tính, còn ham chơi lắm chị Bảy ơi ! “ “ Ðợi làm giàu hả Phương ? “ “ Ơn Trên cho đủ xoay trở là mừng rồi, làm giàu sao nỗi chị ! “ Hạnh nói chọc vào: “ Chủ vườn không giàu thì ai giàu ??? “ Mạnh cười lớn: “ Chị nào có em gái định gả cho nó không ? Sao hỏi ron ren hoài vậy ? “ Phương lại bày ra một vĩ than lớn để nướng cá. Anh mang ra một thùng cá mới bắt được ở mương vườn còn nhảy soi sói, gồm toàn cá rô và cá lóc. Cá được đập chết rồi để nguyên như vậy đặt lên vĩ than đang cháy đỏ nướng cho đến khi cá thiệt chín. Các cô lăng xăng đi cắt rau sống trồng bên cạnh hè, rồi lặt rửa. Cô Bảy lo làm một một tộ nước mắm me dầm ớt. Cuối cùng bánh tráng, rau sống được dọn ra_ mỗi người tự tay lấy cá đã nướng chín, lột vẩy, bỏ đầu và bộ ruột, cuốn ăn với bánh tráng, rau sống, chấm với nước mắm me, ngon tuyệt vời ! Ăn cá nướng như vậy ngọt và thơm đáo để ! Phương nói: “ Có cái mương nằm sát đám ruộng nên cá ở ruộng vào cái mương này ăn không hết, nhất là từ khi lúa có đồng đồng đến bây giờ. “ Mạnh đứng dậy vói lấy thêm nước mắm: “ Sao ông không nói trước để đem vài xị lai rai, món này nhậu bắt lắm ! “ “ Ngon cũng là nhờ cô Bảy làm nước mắm me đó nghe bà con ! “ “ Phải, phải Thu nói đúng lắm ! “ “ Phương với Thu hợp ý quá hen ! “ Hạnh nói xen vào để trêu Phương và Thu Tuy không nói ra nhưng các bạni ai cũng mong Thu sẽ là người bạn đời của Phương Chị Cẩm cười cười hỏi Phương một cách e dè: “ Chắc Phương ở đây có bạn nhậu lai rai hoài hở ? “ Phương cười thật hiền, đáp lời chị: “ Em ít nhậu lắm chị ơi. Bạn bè có ép lắm là nhắp một chút cho vui thôi.! “ “ Có cá sẵn ở mương, không tốn tiền chợ, tiền để đâu cho hết hả Phương ? “ ” Vậy mà em chưa đủ tiền để cưới vợ đó chị Cẩm à !. “ Mặc dù Phương nói vậy, nhưng Kim và các bạn biết với cơ ngơi này, nếu anh lập gia đình và sống có kế hoạnh, anh sẽ có được một đời sống tốt đẹp, không giàu cũng không nghèo, rất độc lập và thanh tịnh. Ðến trưa thì mọi người đã quá no. Sau khi nhấp nháp một tuần trà, các cô giáo lo phụ dọn dẹp xong rồi xin kiếu từ. Phương tiễn các bạn ra về với nụ cười thật tươi. ******************* Năm này đám giổ nhà dì sáu Trọng có mời cả tập thể Mỹ Qưới sang dự. Cô Bảy đã làm một quả bánh phục linh để Hạnh, Thu và Mạnh đại diện sang dự. Kim, chị Cẩm và Bảy hôm ấy ra trường chánh họp, nhưng từ năm giờ sáng cũng đã sang phụ nhổ lông gà vịt, hay xắt gọt lăng xăng cho tới khi trời sáng hẳn mới về để lo đi Cá Thia. Kim không thích bánh phục linh vì bánh này giống như bánh in, làm có hình con rùa con thỏ để con nít thích ăn; nhưng bánh phục linh của cô Bảy làm lại rất ngon, ăn rất thau miệng. Bánh làm xong được đặt vào quả có lót giấy hoa trông rất xứng đáng một quả bánh đi đám. Ði họp vừa về tới nhà là dì sáu đã sai thằng Thưởng chạy sang mời qua ăn cơm, các cô hẹn buổi chiều sẽ sang với gia đình dì. Dì sáu có vài người bạn hay bà con ở đâu đó thỉnh thoảng tụ họp lại để chuyện vãn, ăn uống rồi đánh bài giải khuây. Dì sáu xòe bài rất đẹp, đánh bài đến mõi lưng mới thôi. Mãi đến khi tối khi sòng bài của dì sáu giải tán thì người bạn nhậu cuối cùng của dượng sáu cũng ra về, Kim và các bạn mới cùng nhau kéo sang nhà dì. Dì sáu đã dọn sẵn thức ăn trên bàn: canh chua, thịt cá kho, cà ri, bún. Dì còn dọn thêm một dĩa dưa giá và rau sống để ăn ghém. Dì nói: ” Chấm dưa giá với nước thịt đi bây, cho đỡ ngán ba cái mỡ ! “ .Dì sáu làm dưa giá ngon nhất ở đây, ai cũng thích ăn. Kim được biết dì sáu làm một cái đám giỗ xoàng như vậy cũng mất sáu con gà sáu con vịt, và cá ao nhà đã được dượng sáu kéo lên làm sạch rồi kho và nâu canh cả nồi lớn. Khách mời chừng bốn chục người vì dượng sáu là con một, và cũng bởi dì dượng cũng chẳng có xuôi vì Thưởng còn bé. Dượng sáu đã phải lo nuôi cá và gà vịt gần một năm nay, ngay khi nước lụt vừa rút xuống. Sau khi chào hỏi xong, Kim và các bạn mời dì dượng sáu ngồi vào bàn. Dượng sáu từ chối để nghỉ lưng một lúc, chỉ có dì sáu ngồi với cả bọn. Thức ăn mới được dì sáu hâm nóng nên trông hấp dẫn vô cùng, Thu và Hanh định không ăn cũng phải cầm đủa. Mạnh ngừng ăn, vói lấy muỗng chan nước cà ri vào tộ bún rồi hỏi dì sáu. “ Chơi bài thắng nhiều hay ít vậy dì ? “ “ Thua năm đồng, tao chơi ít khi được thắng lắm, chơi cho vui mà ! “ “ Bún ở đây đãi để nguyên còn ở đưới quê con được xé ra, dì à. ! “ “ Ở đây mà dọn đãi bún đã được xé nhỏ họ nói là bún vụn, hiểu không.? “ “ Bánh con làm ngon không dì ? “ Bảy ngừng ăn hỏi tiếp “ Ngon ! Hết sạch ! Thằng Thưởng thích ăn lắm, nó khen ngon ! “ Chị Cẩm, Kim và Thu đã ngừng ăn “ Sao tụi mày ăn như mèo vây ? Bún còn ê hề ! “ “ Tụi con no rồi dì sáu, cám ơn dì, đứa nào cũng no bụng hết rồi, sang với dì cho vui ! “ Thu trả lời dì. Hạnh hỏi dì sáu: “ Thưởng đâu dì ? “ “ Chắc nó đeo ông sáu ở nhà trên. “ “ Chiều là nó chạy qua mời tụi con...” Dì sáu ngắt lời Hạnh “Tao biểu nó đi đó, vì tao kẹt sòng,bây cứ qua tự tiện như trong nhà,chớ ngại ngùng nỗi gì ! “ Dì sáu cười nói tiếp: “ Tao có tật ngồi sòng là đeo miết vậy đó. Còn ông sáu mắc cái ông bạn đó là cà kê đến mõi đít mới thôi ! Ðược cái là ông sáu nhậu không có quậy, chỉ hay nói, hay ca hát cho vui thôi ! “ Quả vậy, dượng sáu ngày thường ít nói, nhưng khi có rượu vào ông thích nói hơn và hay ca hát. Thường thì sau khi vui với bạn bè, ông ngủ một giấc rồi ra ngoài ngắm trời mây nước, vẫn còn hứng để ca nghêu ngao một mình. Nhiều khi Kim cố lắng tai nghe coi ông ca cái gì, nhưng đành chịu vì lỗ tai của nàng không được thính, tới gần thì có thể nghe được nhưng ngại ngùng; còn đứng bên đất của chị Lành cách nhà ông hai cái ao thì Kim chỉ nghe ông ụ ợ một điệu vọng cổ từ thời kép Minh Chí. Ăn xong Kim vá các bạn mỗi người một tay dọn dẹp nhanh chóng. Dì sáu mời tất cả lên nhà trên uống trà, dì vừa đi vừa nói như tâm sự với chính mình “ Vậy cũng xong ! “. Tình cờ Kim thấy dáng dượng sáu đứng ngoài vách, chỗ ngó ra ao cá, ca nghêu ngao. Lần này thì Kim nghe rất rõ “Kìa, chị Giang ! Chị giang ơi, anh Học đã ra người thiên cổ, thôi còn đâu một đấng ư anh.... ơ ơ ơ.... ờ... hùng !....” ********************* Cuối năm học này có một kỹ niệm mà Kim khó quên. Một buổi trưa khi Kim còn đang chuyện trò bên nhà cô sáu Hảo thì học trò chạy sang báo “ Cô ơi! có chú nào kiếm cô ! “. Kim rất đỗi ngạc nhiên và thắc mắc vô cùng vì thật ra nàng không có hen với ai. Khi Kim lần dò qua chiếc cầu lắc lẻo bắt ngang con rạch Bà Năm thì thấy anh Hưng đã đứng chờ bên kia cầu. Anh và Kim mừng rỡ gặp nhau, nhưng vẫn cố dằn sự xúc động. “ Em đi cầu quen chưa ? “ “ Anh thấy đó, em phải lột dép đó chớ, thà đi chân không dễ dàng hơn. Em mà té ở đây trước mặt học trò thì kỳ lắm ! “ Anh Hưng cười rất dễ mến : “ Em có về thăm nhà thường không ? “ “ Năm nay em quen nước quen cái rồi. Tựu trường đến giờ chỉ về có một lần. Anh về Mỹ Lương hả ? “ “ Ừ, con bé bị sốt, gửi bên ngoại. “ Kim e dè không dám hỏi tiếp quan hệ vợ chồng của anh. Hưng là anh trai của Loan, bạn thân của Kim thời trung học. Năm bảy bốn, khi Kim mới vào trường luật thì anh đang tập sự cho một văn phòng luật sư. Anh là con trai một trong gia đình Loan nên được miễn dịch. Những năm phong trào phản chiến chống Mỹ dâng cao, anh là một trong những người hăng hái hội họp và.xuống đường... Thủa Kim còn ấu thơ, gia đình nàng sống trong vùng tranh tối tranh sáng_ sáng thuộc quốc gia, tối Việt Cộng về dục mọi người gõ mỏ vang dậy, chặt đầu, tra tấn người đến chết chỉ vì những lời nói vô tội vạ. Trong xóm làng thỉnh thoảng sáng ngày có tiếng khóc than rấm rức. Những buổi chiều trên đường từ trường về nhà, Kim phải cố gắng chạy lăn căn lên trước, sợ bị bạn bè bỏ lại phía sau, vì đôi khi ruộng hai bên đường máu loang còn đọng lại. Kim không bao giờ quên được nỗi sợ hải của tuổi thơ mỗi khi nghe tiêng máy bay trực thăng đến gần vì sợ bị bắn lầm…Sống ở Sài gòn, đêm đêm Kim vẫn nghe tiếng đại bác vọng về, và thinh thoảng hỏa châu sáng rực ở một góc trời Chiến tranh vẫn còn đó và lan rộng hơn. Trong nỗi mơ màng âu lo cho tương lai, Kim vẫn lon lên với ước mơ và lý tưởng..Mặc dù vậy Kim vẫn tỏ ra thờ ơ với những sinh hoạt của anh Hưng, dù rằng anh rất muốn Kim biết đến, vì nàng không tin những cuộc biểu tình xuống đường của sinh viên sẽ.làm thay đổi được điều gì. Quê anh Hưng ở Cần Thơ, còn quê vợ anh ở Mỹ Lương thuộc huyện Cái Bè, cách xã Mỹ Ðức Ðông một con sông. Cách đây nửa năm, một lần ở Gò Công trở về trường, Kim đứng chờ xe ở một góc đường ở chợ Cái Bè. Xe cộ thời bấy giờ rất khó khăn, đứng chờ nối đuôi hàng giờ hoặc chen lấn lắm mới có được vé. Những cán bộ đi công tác được ưu tiên mua vé, nhưng cũng giới hạn một số để nhường cho dân sự. Lúc không còn giải quyết cho cán bộ, giấy công lệnh của Kim không thể dùng được nữa nên nàng chuẩn bị chờ chuyến xe nào trờ tới để đi giá chợ đen mới kịp giờ dạy buổi chiều. Khi ấy Kim nghe tiếng lầu bầu của một người đàn ông với người bạn đứng kế bên về nạn giải quyết xe cộ bê bết quá. Kim không ngờ người ấy lại là anh Hưng. Kim và anh đã không gặp nhau từ ngày ba mươi tháng tư đến nay. Ngay khi đó thì xe đến. Trong lúc hối hả giành chiếm cho được chỗ ngồi, Kim chỉ nói được với anh nơi nàng công tác Ðến cầu Ông Vẽ KIm phải xuống xe, nàng chỉ kịp đi ngang qua anh để nói: “ Em xuống ở đây, anh về mạnh giỏi!” Ngày nay anh đến đây để gặp Kim, thật là một điều nàng không bao giờ ngờ được ! “ Anh làm gì bây giờ, anh ? “ “ Làm cho Ban Nghiên Cứu Lịch Sử Ðảng ở tĩnh nhà “ “ Em có nghe Loan nói anh lập gia đình, lúc đó em về quê phụ gia đình. Loan nói quê vợ anh ở khoảng giữa Mỹ Tho và Mỹ Thuận. Em nghĩ chắc thế nào em cũng có dịp gặp lại anh “ “ Trái đất tròn mà Kim ! Em ở đâu ? Trọ nhà dân hả ? “ Kim chỉ qua bờ sông, mé cầu Ông Vẽ. “Có một chị thường đi mua bán ỏ Sài Gòn cho em và bạn bè ở trọ,được thoải mái lắm anh à! “ Kim kín đáo nhìn anh. Anh trông ốm hơn ngày xưa, khuôn mặt lộ nét khắc khổ với ánh mắt đăm chiêu và mệt mõi Anh vẫn giản dị như dạo nào; vẫn mặc chiếc áo sơ mi màu xanh lơ, cái màu mà anh thích, đi kèm cái quần tây xậm màu ống suông suông, không loa nhưng cũng không túm quá Ngày nào anh đấu tranh, đả phá, đòi thay đổi. Ngày nay Kim với anh đối diên nhau trong hoàn cảnh này, tuy không nói với nhau nhiều nhưng cũng như đã nói rất nhiều. Giọng nói của anh giờ đây không còn sôi nổi như xưa , có âm hưởng xót xa... “Bây giờ anh chỉ muốn ngày ngày bẻ mận ra chợ bán kiếm tiền, tối thì đi câu cũng đủ sống_ vui với ruộng vườn, với gió mát trăng thanh ! “ “ Em mong anh được hạnh phúc ! “ “ Khi nào em lập gia đình cho anh hay chung vui với nha ! “ Thế rồi anh vội vả giả từ. Nhìn dáng anh gầy gò bước nhanh, Kim bất giác thương xót cho anh, cho lý tưởng của anh đã bị vập vùi !. Kim cũng thương thân nàng, và lũ học trò, không biết tương lai trôi dạt đến bến bờ nào của cái xã hội chủ nghĩa này ! ********************* Mùa hè này Kim học chính trị ngắn hạn tại phòng giáo dục Cái Bè. Những học viên được giành cho một phòng lớn để vừa học vừa ở nghỉ qua đêm. Khóa học chỉ có ba ngày, vì chỉ đúc kết những điều quan trọng của chưưng trình. Giảng viên là một giáo sư đã từng hoạt động nội thành, nay ra mặt làm việc cho chế độ mới. Không khí học tập nơi đây cũng không khác ở những nơi khác, mọi người cũng học tập rồi thảo luận và viết thu hoạch. Ðến lúc này Kim mới có dịp biết bà trưởng phòng giáo dục của huyện. Bà ăn vận giống như các nữ cán bộ khác thời bấy giờ:_ áo bà ba, quần đen, khăn rằng.! Ở đây có một người lo cơm nước cho mọi người, kể cả nhân viên làm ở phòng giáo dục với giá rẻ. Vào phòng ăn các học viên của khóa học phải lùa thật nhanh bởi cái mùi thoang thoảng khó chịu mà họ sớm nhận ra đó là vì sự có mặt của một con heo _ con heo của bà trưởng phòng giáo dục ! Con heo cứ ủn à ủn ĩn đi từ nhà bếp ra phòng ăn, đến nhà tắm, rồi buồn buồn nằm phơi nắng trước phòng giáo dục, cách phòng làm việc của bà trưởng phòng không bao xa ! Buổi chiều Kim đến trường cấp ba huyên Cái Bè để thăm người chị lớn của Thanh Châu lại gặp một con heo khác nằm trong cái vũng cạn ở góc sân trường. Cái vũng này có lẽ do con heo nằm cọ quậy lâu ngày mà thành. Kim tự hỏi tại sao ngày trước đất nước chiến tranh nghèo khổ mà không có cảnh này, mà bây giờ lại tệ hại đến thế kia! Một con heo không làm cho người ta giàu hơn, nhưng đã làm ô nhiễm môi trường và hủy hoại phong cách của ngành giáo dục. Ðất nước này đang ở vào thời kỳ quá độ sản xuất đến nỗi ở góc đất công cộng nào cũng nhen trồng rau lan, rau muống. Kim không tin nhờ vậy mà sự nghèo đói trong nước được giảm bớt. Trong lớp học có một bà giáo già, bà là người rất cởi mở. Trong giờ giải lao bà tâm sự với các bạn trẻ_ Bà có một mối tình đã hứa hẹn đi đến hôn nhân, nhưng ông phải đi tập kết, nên hứa hẹn sẽ có ngày trở về chiến thắng làm lễ thành hôn cùng bà. Và bà đã chờ đợi người bạn của mình đến ngày thống nhất đất nước. Ông đã trở về, nhưng đã lập gia đình từ lâu với một bà ở miền Bắc. Bà vừa kể vừa khóc cho mối tình bẻ bàng. Kim nghĩ nàng cũng yêu Huy trong một hoàn cảnh phải chia tay. Rồi đây Kim cũng sẽ chờ đợi, già héo, và tuyệt vọng, nàng có còn nước mắt để khóc như bà hay không (?) ********************* Kim xuống xe bàng hoàng như mới tĩnh mộng. Sang nhà dì sáu lấy chìa khóa để mở cửa vào nhà chị Lành,.thay đồ xong là Kim nằm vật xuống giường. Ngày hôm trước lên Sài Gòn đến nhà người bạn, Kim được biết Huy đã ra đi ! Kim đã không trông chờ điều đó xảy ra hay sao, thế mà vừa nghe tin nàng cảm thấy ngồi không muốn nỗi.! KIm ngã người xuống divan, lặng nghe lời bạn Kim kể những điều hắn đã nghe đượcở bên nhà Huy. Kim tin đó là sự thật vì ngày nghỉ hè về quê nàng có ghé qua thăm Huy, chỉ thoáng nhìn qua sắc mặt của Huy Kim biết anh đã quyết định ra đi. Kim nhớ lại ngày ấy nàng mặt chiếc ao chemise đen, không hiểu tại sao nàng không cưỡng lại được ý định chọn chiếc áo đen này, đó có phải là dấu hiệu không tốt, là sự chia tay mãi mãi ??? Buổi tối Kim đến nhà bác ba Quyền xin ngủ trọ. Chỗ Kim nằm ngay cửa sổ phía trước ngó ra dòng sông. Ánh trăng non tỏa xuống làm mờ ảo dòng sông và cảnh vật bên kia bờ. Kim tự hỏi nơi nào đó Huy có nhìn được trăng như nàng không, hay xung quanh anh chỉ toàn là những ánh đèn điện cực mạnh chói chang, làm cho anh quên đi những đêm trăng nơi quê nhà....!!! Ngày hôm sau bạn bè của Kim lần lươt tề tựu đông đủ, và mọi người đều biết được Huy đã ra đi. Nỗi đau khổ của Kim khiến mọi người lặng im, nhưng Kim cảm thấy bạn bè muốn nói rằng nàng nên dọn cho mình một cuộc đời không có Huy bên cạnh, Kim và anh đã mãi mãi xa rời !!! Kim tự an ũi mình tìm lãng quên trong công việc mỗi ngày, thầm nhũ rồi đây nàng sẽ có một cơ hôi ra đi, và ngày ấy không xa. Từ ngày Huy ra đi Kim không còn hứng thú ngắm cảnh trăng thanh gió mát nữa, tâm hồn nàng như bị hụt hẵng, mất mát. Lúc này Kim mới thấy rằng những ngày tháng qua sống êm đềm cùng bạn bè nơi này chỉ là niềm vui tạm bợ thoáng qua. Bây giờ nhìn những hàng cây xanh xa xa Kim lại nghĩ đó là vòng đai của lao tù mà nàng đang sống. Kim tự nhũ mình không thể giam đời mình mãi mãi nơi này. ********************** Năm này Kim dạy lớp một bên Kênh Lạc. Trường Kênh Lạc cũng chỉ có một phòng nhưng được xây bằng gạch, mái lợp tôn, nên trông chắc chắn và đẹp mắt hơn trường Bà Năm. Các học sinh lớp một của Kim hầu hết từ lớp mẫu giáo của cô Hương. Học trò ở đây ăn mặc coi sạch sẽ và tươm tất lắm. Các em có.lối xưng hô rất dễ thương, chúng gọi nhau là em, hay anh, hay bạn Vân bạn Bình, chớ không có mầy tao, thằng này con nọ ở đây Nước năm này lên cao đến bực thềm lớp học là rút xuống nên các trường vẫn tiếp tục mở cửa. Ðôi khi học sinh đi ghe chạy thẳng vào sân, rồi neo sát lớp học. Những khi không có ghe xin đi nhờ Kim phải xắn quần qua khỏi gối, lần dò đi vào trường. Lối đi bên Kênh Lạc ăn luồn trong vườn người dân nên Kim không lo sợ bị lọt sông. Mỗi lần nước lên đi đứng rất khó khăn, nhưng Kim lại nghĩ có những chỗ không có dòng nước ngọt tràn trề như ở Gò Công, cuộc sống cũng khó khăn không kém.Do đó Kim vui vẻ sống theo hoàn cảnh đã được an bài. Nhờ sự học hỏi kinh nghiệm từ cô sáu Hảo nên năm này Kim đứng dạy lớp một khá vững vàng. Dạy lớp một cực nhất là giai đoạn ổn định tổ chức, dạy cho học trò biết nề nếp học tập, biết tuân theo kỹ luật trường lóp, và những nguyên tắc giao tiếp với thầy cô và bạn bè. Kim tự coi mình có gần ba chục đứa con trai và gái cần được học để biết đọc, biết viết, biết kiến thức phổ thông sơ cấp, và ăn nói lễ phép ngoan hiền. Học trò lớp Kim học tương đối đều đặn. Chỉ có Ðỗ Lan Chi và Trần Minh Tôn_ bé trai bị liệt một chân là Kim phải quan tâm đặc biệt. Lan Chi thường lầm lẫn giữa chữ p và chữ q. Kim phải làm cho em một cái mẹo để em nhớ. Ðến với Lan Chi Kim mới biết em rất yếu đuối, chỉ cần nàng nghiêm sắc mặt là em sợ đến quên mặt chữ. Biết vậy Kim dùng lời nói ngọt ngào dịu dàng với em thì dần dần em tự tin và tiến bộ rõ rệt. Tôn thì lại lầm lẫn giữa chữ m và chữ n. Ðể cho em nhớ và phân biệt được hai chữ này, Kim yêu cầu một bé trai lớn làm anh (n) cầm hai cây que tính, và một bé di làm em (m) cẩm ba que tính. Kim lại yêu cầu Tôn nhìn đấy mà nói to: “ M có nhiều hơn n, m có ba còn anh thì chỉ có hai “ Kim cũng cố thêm cho Tôn một lần nữa để em ghi khắc. Từ đó em không bao giờ lầm lẫn. Một lần Kim đến thăm gia đình Tôn để nhắc nhở gia đình khuyên Tôn cố gắng ăn học như những đứa trẻ khác. Vài hôm sau đó mới bước vào lớp thì Kim đã thấy một tô chè xiu nước của má Tôn biểu em mang vào cho nàng Kim cảm thấy nàng đã đón nhận được rất nhiều chớ không chỉ một tô chè vì từ đó Tôn học hành rất tiến bộ, trông em vui vẻ và tự tin hơn. ******************** Một buổi sáng anh Nguyên đến nhà chị Lành thật sớm để báo tin cho nhà tập thể biết Thúy, con gái của cô sáu Hảo, đã qua đời. Cả tập thể vội vàng cùng anh vào chia buồn cùng gia đình cô. Anh cũng không quên mang theo một số tiền ứng trước để giúp cô và dượng sáu mua những thứ cần thiết hầu lo cái đám của Thúy được hoàn mãn. Ðám tang được tổ chức đơn giản trong vòng thân mật với sự có mặt của ban giám hiệu và một số anh chị giáo viên, bác sáu Ban kế bên và vài phụ huynh gần nhà. Cô sáu là một người đàn bà nhiều nghị lực, cô dằn lòng, rất tĩnh táo để lo mọi việc, nhưng đến khi đưa xuống huyệt, Kim thấy mắt cô đỏ hoe. Trong một hoàn cảnh khó khăn, ăn uống thiếu thốn và không có thuốc men, căn bệnh đã hành khổ Thúy từ thể xác đến tinh thần. Kim nghĩ cô sáu rất thương con, đã dốc hết túi để lo cho Thúy; mặc dù đau lòng, nhưng có lẽ cô cũng mừng cho em thoát được cõi đời đau khổ. ********************** Một buổi sáng khi tĩnh giấc Kim thấy cửa trước và cửa sau mở toang ra. Thường khi Kim là người thức giấc sớm nhất, nàng ra sân dể tập thể dục và tưới cây xong thì các bạn mới dậy. Thấy sự việc bất thường nên Kim gọi mọi người dậy. Bạn bè Kim vội thức dậy xem chuyện gì đã xảy ra thì mới biết đồ đạc đã bị mất. Mạnh và chị Cẩm đã về quê, chị Lành đi buôn về khuya ngủ bên dì sáu Trọng.Toàn bộ quần áo máng trên dây đã bị dọn sạch, cùng cái túi xách mới tinh và tiền bạc của Bảy. Kim cảm thấy ớn ớn sau gáy, cảm thấy đời sống nhà tập thể bị đe dọa. Thành nghe tin đến thăm cả bọn rồi vội đạp xe đi báo công an xã. Vài ngày sau công an huyện đến diều tra. Cuộc điều tra thăm dò có cả chị Lành, dì và dượng sáu kế bên. Công an có vẽ chú tâm điều tra chị Lành, vì có thể họ nghi ngờ chị Lành đã thua lỗ làm ẩu. Một lý do khiến cho công an nghi ngờ chị là vì kẻ trộm vào nhà bằng cách kéo miếng thiết che cái lỗ chó ở bên trong vách khuất sau cánh cửa nhà dưới, chỉ có người đã từng vào nhà để ý lắm mới biết mà thôi. Dì ba má chị Lành hay tin vội từ Sài Gòn xuống cho biết sự việc đã xảy ra. Bà khuyên các cô giáo coi như là cái ngày xui xẻo của năm.Và dì ba quyết định sang cuộc vườn ruộng nhà cửa của chị Lành để chị phải trở về Sài Gòn, vì chị Lành đã chứng tỏ không vui sống nơi này mà chỉ thích mua bán và thua lỗ thất bại Kim và các bạn không ai màn đến kết quả cuộc điều tra, cứ coi như ngày rủi năm xui, cuộc điều tra rồi cũng chìm trong quên lãng. Việc ngã giá bán vườn đất rất nhanh. Người mua là một cặp vợ chồng mới cưới và cũng mới làm ăn nên nổi. Sau khi nhà chị Lành bán xong, các thầy cô giáo sang nhà dì sáu Trọng ở trọ. Nhà dì sáu rộng rãi, giường ván đủ cho cả bọn chia nhau trấn giữ. Ðầu niên học là lúc nước dâng cao đến tràn vào nhà, dượng sáu phải dùng những tấm gỗ lớn để lót đi trong nhà vì nền đất bị lên sình. Từ ngày Kim và các bạn sang ở trọ, nhà dì sáu không còn cảnh bài bạc như xưa nữa, song dượng sáu và vài bạn nhậu của ông thỉnh thoảng cũng còn lai rai. Cho dù dì và dượng sáu rất thoải mái với mọi ngườii, cả bọn cũng không còn có được cái không khí như thời sống bên nhà chị Lành “ Vắng chủ nhà gà dọc niêu tôm “ nữa ! Năm này chị Cẩm được đổi về Mỹ Tho. Chị ra đi không trống không kèn vì khi nước lũ tràn vào, mọi người phải lo dời đồ đạc, bận rộn vì những ngày đầu của niên học. Bình chưa được giải quyết nên anh phải ở lại công tác. Bình thường đi lấy hàng với Mạnh, và khi có dịp là anh ghé lại chơi.. ******************** Một hôm Mạnh rủ cả bọn sang nhà anh Hải, người bạn mới của Mạnh. Nhà anh Hải không đâu xa, ở sát bên cạnh đất của dì sáu Trọng., và anh Hải không ai khác hơn là bố của Bích Trâm, học trò của Bảy. Anh Hải và Mạnh tình cờ là bạn nhậu của nhau. Anh cao lớn, nét phóng khoáng., khoảng ba mươi tuổi. Anh là một võ sư thất thời ở ẩn, nhưng anh cũng tin một ngày nào đó anh sẽ có đất dụng võ. Vợ anh cũng là một võ sư nhu đạo như anh. Chị trông nhỏ nhắn, nhưng rắn chắc và nhanh nhẹn, cùng khoảng tuổi với anh. Anh Hải có hai đứa con, một trai một gái_ Tân mười lăm và Bích Trâm mười hai tuổi, cả hai có nét giống cha nhiều hơn mẹ. Mẹ Bích Trâm cũng thất thời đi mua bán như chị Lành. Vườn đất ở nhà giao cho anh Hải, cỏ mọc lên như đất hoang vì anh chỉ lo dạy vỏ cho vài ba người rồi ăn nhậu để quên đi một thời vàng son đã qua. Mạnh và anh Hải xuống mương bắt được một mớ tôm càng. Chị Hải lui cui trong bếp làm món tôm càng nướng ăn bún. Các cô thì phụ chị lặt rau, làm nước mắm chanh. Mùi tôm càng nướng vàng kích thích khứu giác mạnh mẻ vô cùng !. Mỗi người phụ một tay dọn thức ăn lên bàn, rồi cùng nhau ăn một cách sốt dẻo. Tôm càng là một mặt hàng xuất khẩu được ưa chuộng thời bấy giờ, giá bán trên thị trường rất cao. Trước khi miền Nam bị tiếp thu, tôm cá ở xứ này dư thừa; có những gia đnh mỗi lần giở rọ có cả chục ký tôm càng để ăn chơi. Bây giờ tôm càng được chính quyền toàn quyền thu mua, cấm bày bán ở chợ . Ðời sống khó khăn nên nhiều người có tôm phải nhịn ăn để đem bán lấy tiền mua những thứ cần thiết hơn. Chủ nhà nào có tôm càng mà đem đãi khách là hào phóng lắm. Vừa ăn các bạn vừa chuyền tay nhau để xem những tấm hình ngày xưa của gia dình anh Hải, thời sống ở Sài Gòn,và những trận đấu, hay những show biểu diễn. “ Ngày trước tiền thù lao cho mỗi trận đấu ăn xài cả tháng. “ Anh Hải nói với mọi người như thế. Mạnh hỏi: “ Ở đây anh có mấy học viên ? “ “ Ba đứa thôi !. “ “ Tại vì thanh niên ở đây không thích học vỏ hay sao ? “ “ Không phải, mình không có quyền tụ tập ! Nếu xin phép làm ồn ào có bao nhiêu người học đâu mà công an dòm ngó hoài chỉ khó chịu thôi !.” Ngừng một lát để rít vài hơi cho hết diếu thuốc rồi bún phần còn lại qua cửa sổ, anh Hải nói tiếp: “ Tôi về sống ở nơi này chỉ muốn yên thân thôi.! Nhưng tôi tin phong trào sẽ có dịp phát triển. Tôi dự định cho Bích Trâm và Tân đi biểu diễn cho Tiền Giang vào năm tới. “ Bảy nói với chị Hải: “ Anh chị về đây sống không thích hợp ! “ “ Phải, anh Hải và tôi dự tính trở về Sài gòn hay ở Mỹ Tho. “ Khác với những căn nhà ở vùng quê, nhà anh Hải giống như một cái phòng lớn, giường ngủ dồn một bên cạnh, có tấm chắn kín đáo. Một bàn học nằm ngay sát cửa sổ phía trước, bàn khách và cũng là bàn ăn đặt ở một góc cuối phòng. Còn lại là một khoảng trống rất rộng ở giữa, có lẽ để tập vỏ. Nhà của anh Hải chưng dọn rất sơ sài, chỉ một giỏ bông giả và vài tấm hình của vợ chồng anh mặc vỏ phục treo trên vách. Sau khi ăn uống xong, nghỉ ngơi một hồi, anh Hải biểu Tân và Bích Trâm biểu diễn cho thầy cô xem. Tân là anh trai, đánh những đòn hốc hiểm. Bích Trâm học trình độ thấp hơn nhưng đòn của Bích Trâm đánh rất chắc, nhanh và sắc nét. Khi đánh, nét mặt của hai em trông trầm tĩnh nhưng lanh lẹ, và ánh mắt rất tập trung. “ Quả là con nhà nòi ! “ Mạnh vuột miệng khen, Kim và các bạn cùng nhau nhiệt liệt vỗ tay. Vợ chồng anh Hải cười trông rất hài lòng Nói chuyện một hồi Kim và các bạn xin kiếu từ ra về. Gia đình anh Hải tiển cả bọn ra tân ngõ. Trên đường về nhà dì sáu Bảy nói với mọi người “ Hú hồn ! Ta mà đánh con Bích Trâm nó cho một đá là ta nằm liền. Cũng may là nó ăn học rất khá và ngoan ngoãn lắm ! “ -------------------- Mmm |
|
|
![]() ![]() |
Lo-Fi Version | Time is now: 23rd July 2025 - 06:44 AM |