Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Internet Việt Nam: hai năm hội nhập
thienhao
post Aug 14 2008, 10:27 AM
Post #1


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Members
Posts: 33
Joined: 29-April 08
Member No.: 54
Country




Internet Việt Nam: hai năm hội nhập


Việt Nam đã chính thức kết nối với mạng Internet toàn cầu được 2 năm. Tuy nhiên, các bước để chuẩn bị cho quá trình hội nhập đã bắt đầu từ nhiều năm trước. Dưới đây là một số mốc sự kiện & một số điểm khái quát của Internet Việt Nam

Các mốc lịch sử của Internet Việt Nam

1. Năm 1994 : Các mạng bắt đầu ra đời :

Mạng Varenet : do Viện Công nghệ thông tin xây dựng để gửi thư điện tử theo công nghệ UUCP.
Mạng Tnet : Do Liên hiệp Khoa học Sản xuất công nghệ phần mềm CSE thiết lập dùng để gửi thư điện tử , công nghệ do CSE tự thiết kế thủ tục truyền tin.
2. Tháng 8/1995 : E-News , Bản tin điện tử đầu tiên trên mạng do Trung tâm Teltic ( Bưu điện Khánh hoà ) thiết lập , được Bộ văn hoá thông tin cấp giấy phép và chính thức đi vào hoạt động ở Việt nam.

3. Tháng 1/1996 : Mạng VietNet, mạng theo chuẩn TCP/IP của Internet đầu tiên ở Việt nam ( do Trung tâm Teltic xây dựng và quản lý ) chính thức cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở Việt nam.

4. Tháng 9/1996 : Mạng Trí tuệ Việt nam do công ty FPT xây dựng ( nhưng không theo chuẩn Internet ) chính thức cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở Việt nam.

5. Tháng 2/1997 : Báo Quê hương, tờ báo Việt nam đầu tiên được phép đưa nội dung lên mạng Internet.

6. Tháng 3/1997 : Thủ tướng chính phủ ban hành Qui chế tạm thời về việc quản lý, thiết lập, sử dụng mạng Internet ở Việt Nam (Kèm theo Nghị định 21/CP)

7. 19/11/1997: Việt Nam chính thức kết nối mạng Internet toàn cầu

8. Ngày 1/12/1997: Các ISP tại Việt Nam bắt đầu cung cấp các dịch vụ Internet

Ban Ðiều phối quốc gia về Internet, Tổng cục Bưu điện là các cơ quan nhà nước trực tiếp thực hiện quản lý hoạt động Internet tại Việt Nam.

Công ty Ðiện toán và Truyền số liệu (VDC) được Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) giao nhiệm vụ chủ trì quản lý và phát triển mạng trục Internet quốc gia.

Với hai năm cung cấp dịch vụ Internet, Việt Nam hiện tại đã có

01 nhà cung cấp kết nối Internet (IAP)
05 nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP)
17 nhà cung cấp thông tin trên Internet (ICP) và một số mạng dùng riêng khác.
Khoảng hơn 40.000 người dùng chính thức kết nối Internet gián tiếp và hàng trăm nghìn người sử dụng các dịch vụ e-mail khác.
Các dịch vụ Internet tại Việt Nam bao gồm

VNN/INTERNET
Thư điện tử
IPphone/IPfax
IP Data
VPN_v
Roaming
Webhosting


Ngoài các dịch vụ cơ bản trên, còn có các dịch vụ gia tăng giá trị. VASC là nhà cung cấp dịch vụ gia tăng giá trị lớn nhất tại Việt Nam.

(xem chi tiết về các dịch vụ gia tăng giá trị của VASC)

Việt Nam có tốc độ tăng trưởng vào loại cao
trong khu vực và có thể bắt kịp sự phát triển chung
trong lĩnh vực IP/Internet vào năm 2003

Với một hạ tầng cơ sở - IP Backbone chuẩn, đến năm 2003 chúng ta có thể có được thị trường Internet-IP Services với khoảng 1.200.000 người sử dụng, trong đó:
98% sử dụng dịch vụ truy cập Internet và e-mail
40% sử dụng các dịch vụ cộng thêm như VoIP, FAXoIP, Video Multicast
10% sử dụng các dịch vụ như VideoCònẻencing, Corporate Web,...
Có ít nhất 120 mạng WAN sử dụng hạ tầng truyền dẫn IP
số người sử dụng internet
trong những năm qua và dự báo trong tương lai

Ðịnh hướng phát triển của Internet Việt Nam

áp dụng các cồng nghệ mới cho hạ tầng truyền dẫn: Frame Relay...
Quy hoạch và phát triển các loại hình dịch vụ Truyền số liệu trên cơ sở giao thức IP: IP Data, VPN, truy nhập Internet tốc độ cao...
Phát triển các loại hình dịch vụ Internet cho các thuê bao di động...
Ða dạng hoá các loại hình dịch vụ qua Internet: Multimedia, Video on Demand, dịch vụ cung cấp thông tin, thông tin cá nhân toàn cầu..
Phát triển thương mại điện tử (E-commerce).
Cung cấp dịch vụ Prepaid Account, Roaming...
Ðưa vào các loại hình dịch vụ thông tin, cơ sở dữ liệu - Content Services
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic

 



Lo-Fi Version Time is now: 8th July 2025 - 10:40 AM