Welcome Guest ( Log In | Register )

> Hà Nội Niềm Tự Hào Đã Mất
NgọcTím
post Jan 8 2009, 12:27 PM
Post #1


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 366
Joined: 6-January 09
Member No.: 1,510
Country



Hà Nội Niềm Tự Hào Đã Mất


Thiện Giao, phóng viên RFA

2009-01-08

Lễ Hội Hoa những ngày đầu năm Dương Lịch 2009 tại Hà Nội là một thất bại!

Thiếu nữ Hà Thành từ "thưởng" hoa đến vặt hoa anh đào

Một lễ hội mang tinh thần văn hoá, được khai diễn bằng hoa, trong bối cảnh Hà Nội đang tiến dần đến ngày kỷ niệm Thăng Long 1000 năm tuổi, đã kết thúc bằng câu hỏi: liệu Hà Nội có đang phá sản về mặt văn hoá?

Tuần vừa qua, có thể nói là một tuần lễ mà gần như toàn bộ báo chí trong nước đồng loạt lên tiếng mạnh mẽ, gần như lời lên án, về cung cách và thái độ của người Hà Nội thưởng ngoạn Lễ Hội Hoa Xuân.

có thể nói là một tuần lễ mà gần như toàn bộ báo chí trong nước đồng loạt lên tiếng mạnh mẽ, gần như lời lên án, về cung cách và thái độ của người Hà Nội thưởng ngoạn Lễ Hội Hoa Xuân.

Những chỉ trích, những cái cau mày, đã mau chóng được liên hệ về di sản của quá khứ; câu hỏi đặt ra, là liệu còn hay không, một văn hoá Thăng Long? Liệu còn hay không, một nét thanh lịch của người Tràng An? Và, liệu còn hay không, nền văn hiến của một Thăng Long ngàn năm tuổi?
Không chỉ hoa mà niềm tự hào cũng bị phá tan trong 1 đêm

Thăng Long, niềm tự hào văn hoá của người Việt Nam, là nơi, theo lời giáo sư Nguyễn Huệ Chi nói với Đào Tuấn hồi năm 2002, “hội tụ của bốn phương đất nước sớm nhất trong lịch sử,” là nơi mà hai thành tố điển tịch và hiền tài, cấu thành nên văn hiến, “không tách rời nhau làm nên bộ mặt văn hoá của một nước.”

Giáo Sư Nguyễn Huệ Chi, trong bài trả lời phỏng vấn với Đào Tuấn hồi năm 2002, đã khẳng định, “hiền tài thì đương nhiên Thăng Long đời nào cũng có. Không thế thì đã không có mấy chữ “sĩ phu Bắc Hà.”

“Thăng Long để lại một truyền thống văn chương sách vở không kém phong phú (ấy là so sánh một cách tương đối trong kho tàng sách vở văn chương của cả nước), mặc dầu trải qua các biến cố lịch sử cũng bị mất mát nhiều. Còn hiền tài thì đương nhiên Thăng Long đời nào cũng có. Không thế đã không có mấy chữ "sĩ phu Bắc Hà.”

Rõ ràng chúng ta phải hiểu ra cái dở của thói quen đó để khắc phục ngay. Vì chúng ta đã hội nhập với thế giới và chúng ta đã bước vào thế kỉ 21!”

Và cũng chính giáo sư Nguyễn Huệ Chi, trong lần trả lời phỏng vấn ấy, đã cảnh báo về sự “vợi bớt những tính cách được kết tinh từ lâu đời” của người Hà Nội để được thay thế bằng “những tính cách chưa thật hoàn hảo,” “làm mất đi ít nhiều tinh hoa, trong đó có tinh hoa của tính cách.”

Những mất mát ấy được thể hiện ra sao trong cách hành xử của người dân thủ đô hiện nay đối với lễ hội văn hoá đầu năm? Hãy nghe lời kể của blogger Đông Ngàn, đăng trên TinNhanhBlog.com, qua bài viết “Là Văn Hoá của Bầy Ruồi.”

“Nhân chuyện phố hoa trong hội hoa thành Hà Nội tổ chức từ 1 đến 5/1/2009 bị phá tanh bành chủ yếu bởi lớp người trẻ tuổi khiến tôi nhớ lại nhiều điều.
Đó chả lẽ là một thói quen tệ hại ăn sâu vào gen con người chúng ta hay sao, bởi thói quen sờ mó vào mọi thứ khi xem có ở khá nhiều người. Rõ ràng chúng ta phải hiểu ra cái dở của thói quen đó để khắc phục ngay. Vì chúng ta đã hội nhập với thế giới và chúng ta đã bước vào thế kỉ 21!”

Nhà báo Huy Đức thì tâm sự trên blog của anh:

“Suốt đêm 2-1-2009, các nghệ nhân Hà Nội đã làm lại các tiểu cảnh, cắm lại hoa… nhưng vẻ đẹp ban đầu ở phố hoa và cả trong lòng người đi qua, thì không biết đến bao giờ mới mong khôi phục. Những cụm hoa đẹp giờ đây đã được rào dậu. Nhưng, những hàng dậu ấy không che đậy hết những dấu vết tan hoang, những dấu vết không thể khắc phục sau một vài đêm thức trắng.”

Nhà văn Phạm Xuân Đài, hiện sinh sống tại California, thì đã từng thăm Hà Nội cách đây gần 2 thập niên, ghi nhận những điều ông quan sát vào thời điểm ấy qua bài ký “Hà Nội Trong Mắt Tôi.” Ông nói, “20 năm qua, mọi chuyện vẫn không thay đổi.” Và đây, một trích đoạn từ bút ký “Hà Nội Trong Mắt Tôi.”

Suốt đêm 2-1-2009, các nghệ nhân Hà Nội đã làm lại các tiểu cảnh, cắm lại hoa… nhưng vẻ đẹp ban đầu ở phố hoa và cả trong lòng người đi qua, thì không biết đến bao giờ mới mong khôi phục.

“Lời ăn tiếng nói lễ độ cũng khó gặp, đừng nói gì đến văn vẻ. Mua một cái tem ở Bưu điện, ăn một cốc kem bên bờ hồ hoặc đi lùng hàng hóa trong các cửa hàng quốc doanh, tôi đã được nghe những câu trả lời chỏng lỏn lạnh lùng, có khi thiếu lễ độ, như mình là người đến để làm phiền người ta vậy.

Một cử chỉ ân cần, một thái độ tử tế là biểu hiện trực tiếp của một người có lòng ân cần, tử tế, và một sự hòa hợp mà xã hội tạo ra cho các thành viên của nó; đó là điều hiếm hoi ngày nay.”
Còn đâu những người làm nên cái phong cách Hà Nội

Phạm Xuân Đài kể, rằng khi ông đưa các nhận xét này ra với một người Hà Nội lớn tuổi khả kính, người này bảo rằng, quả có thế, tính cách người Hà Nội ngày nay đổi khác nhiều … Lý do, người Hà Nội gốc, đã một thời làm nên cái phong cách Hà Hội, hiện nay còn ở lại thành phố này không bao nhiêu, họ đã ra đi hầu hết qua các biến cố của lịch sử. Dân Hà Nội ngày nay là từ các nơi đổ về sau 1945: ở miền Nam ra, từ vùng Thanh Nghệ đến, và từ hầu hết các tỉnh Bắc Bộ, họ thuộc nhiều nguồn gốc khác nhau, trình độ khác nhau và cùng nhau tạo nên một lớp “dân Hà Nội” mới.

Thế nhưng đến chiều, các tiết mục chưa chấm dứt, thì những cây anh đào tươi đẹp cất công mang từ đất nước Phù Tang sang đã bị hái trụi hết hoa bởi bàn tay của một số người đa phần còn rất trẻ.

Hai cuốn phim “Hà Nội Trong Mắt Ai” và “Chuyện Tử Tế” do nhà điện ảnh Trần Văn Thuỷ thực hiện cách đây 20 năm, có lẽ, là những cảnh tỉnh đầu tiên về sự phai nhạt và xuống cấp của văn hoá Thăng Long.

Một blogger khác, có tên http://nguyenuthang.blogspot.com/ thì kể lại một sự kiện khác, diễn ra ngày 6 tháng Tư, qua bài viết “Tan Nát Lễ Hội Hoa Anh Đào.”

“Sáng ngày 6 tháng Tư, Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản được khai mạc rất tưng bừng , hoành tráng tại Trung Tâm Triển Lãm Giảng Võ, Hà Nội, với cả chục ngàn người tham dự. Thế nhưng đến chiều, các tiết mục chưa chấm dứt, thì những cây anh đào tươi đẹp cất công mang từ đất nước Phù Tang sang đã bị hái trụi hết hoa bởi bàn tay của một số người đa phần còn rất trẻ. Ngày hôm đó cũng là ngày vô cùng lạ lẫm và tiếc nuối đối với những thành viên Nhật Bản tham gia tổ chức lễ hội khi họ chứng kiến hành vi thiếu văn hóa của những công dân trẻ của đất nước mà họ muốn giao lưu.”
Nền giáo dục lạc hậu xem nặng “trí,” bỏ quên “đức”

Tác giả nhận định, rằng những “hành vi ứng xử lệch lạc, thiếu văn hoá phần lớn do việc giáo dục chưa tốt …” và rằng “nền giáo dục hiện nay vẫn còn nặng về trí, nhẹ về đức, chưa thoát ra khỏi quỹ đạo chạy theo thi đua và thành tích.”

Có thể, nền giáo dục lạc hậu xem nặng “trí,” bỏ quên “đức” góp phần không nhỏ trong việc thành hình cung cách cư xử của một lớp người mới. Trong một cách nhìn khác, giáo sư Nguyễn Huệ Chi tin rằng “những xáo động lớn trong mấy thập kỷ lại đây, sự thay đổi dân số cơ học tại Thăng Long đã làm vợi bớt đi những tính cách được kết tinh từ lâu đời và đưa vào những tính cách chưa thật hoàn hảo, chưa thật đẹp.”

Ngày hôm đó cũng là ngày vô cùng lạ lẫm và tiếc nuối đối với những thành viên Nhật Bản tham gia tổ chức lễ hội khi họ chứng kiến hành vi thiếu văn hóa của những công dân trẻ của đất nước mà họ muốn giao lưu.

Ông nhận định tiếp, vẫn trong bài trả lời phỏng vấn hồi năm 2002.

“… Những cái như thế thay thế nhau một cách khiên cưỡng, không theo quy luật, và để lại trong lòng những người vốn gắn bó với Hà Nội xa xưa một sự luyến tiếc, và sự luyến tiếc ấy là rất chính đáng. Nhưng cũng phải thấy rằng, trong diễn tiến bình thường, quy luật bổ sung và thanh lọc là tất nhiên. Còn trong những khoảnh khắc lịch sử có những thay đổi không bình thường, sự biến đổi về chất của những tính cách Hà Nội vốn đã được quan niệm, được nhận thức hay đã đi vào tiềm thức cũng là điều dễ thấy. Tiếc là thời buổi xáo động này đã làm mất đi nhiều tinh hoa, trong đó có tinh hoa của tính cách.”

“Các nghệ nhân Hà Nội đã làm lại các tiểu cảnh, cắm lại hoa… nhưng vẻ đẹp ban đầu ở phố hoa và cả trong lòng người đi qua, thì không biết đến bao giờ mới mong khôi phục.” Quả thật như vậy, một hội chợ hoa bị tàn phá có thể gây ra những mất mát tài chánh.

Những mất mát này có thể làm người ta cau mày trong giây lát. Nhưng những âu lo, bắt nguồn từ mất mát mang tính văn hoá, có thể khiến người ta đặt lại mọi vấn đề, nhất là khi nền văn hoá ấy, theo cách nói của giáo sư Nguyễn Huệ Chi, đã từng “đóng dấu” văn hoá Đại Việt và đóng vai trò của những giá trị phổ biến có sức sống lâu bền.

MC CUỐI: Vừa rồi là những thông tin, nhận định được ghi nhận từ một số blog và các cuộc phỏng vấn liên quan đến lễ hội hoa vừa được tổ chức tại Hà Nội vào hôm đầu năm Dương Lịch 2009. Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm, sàng lọc và gởi đến quí vị những hình thức thông tin trên Internet, trong các trang Blog cá nhân liên quan đến nhiều đề tài khác nhau và gởi đến quí vị trong các chương trình sau. Mong quí vị đóng vai trò cầu nối giữa chúng tôi và các thông tin như vậy. Xin gởi cho chúng tôi các thông tin cùng đường liên kết đến các blog hữu ích mà quí vị đọc được, qua địa chỉ vietweb@rfa.org.



Á Châu Tự Do




--------------------
Ngoc Tim
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Posts in this topic


Reply to this topicStart new topic

 



Lo-Fi Version Time is now: 23rd July 2025 - 12:16 AM