Welcome Guest ( Log In | Register )

> Internet tròn 30 tuổi - PCWorld
thienhao
post Aug 14 2008, 10:21 AM
Post #1


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Members
Posts: 33
Joined: 29-April 08
Member No.: 54
Country




Internet tròn 30 tuổi


Từ một mạng thử nghiệm của trường đại học thành phương tiện viễn thông phổ biến rồi tiến đến là công cụ tiếp thị hiệu quả, chặng đường mà Internet đã đi quả là dài. Các chuyên gia công nghệ thông tin (CNTT) chính là người lèo lái con tàu Internet. Họ học được những điều gì? Công việc của họ đã ảnh hưởng ra sao? Và những công nghệ nào còn tồn tại được đến thế kỷ sau?

Những mốc lịch sử


1962: John Licklider, một nhà khoa học tại viện Công Nghệ Massachusetts đưa ra dự án "Galactic Network" gồm nhiều máy tính được nối với nhau để có thể truy cập dữ liệu và các chương trình từ bất cứ đâu.

1968: Các mạng chuyển mạch gói ra đời.

1969: Khai trương mạng ARPAnet sử dụng Network Core Protocol với 4 máy chủ.

1971: Ray Tomlinson của ARPAnet gửi đi bức thông điệp đầu tiên bằng e~mai: "Testing 1-2-3".

1977: ARPAnet có 100 máy chủ.

1979: Usenet được thành lập.

1983: Xuất hiện thuật ngữ Internet và TC/IP trở thành giao thức Internet chuẩn.

1984 Các Domain Name Sever (DNS) ra đời; Internet có 1.000 máy chủ.

1987: Internet có 10.000 máy chủ.

1988: "Sâu Internet" (Internet Worm) gây sực cố cho 60.000 máy chủ.

1989 Internet có 10.000 máy chủ.

1990: Tim Berners-Lee phát triển HTML và World Wide Web; mạng ARPAnet ngưng hoạt động; Internet có 300.000 máy chủ Archie, cơ chế tìm kiếm Internet đầu tiên được phát triển tại Ðại học McGill ở Montreal.

1991: Tổ Chức Khoa Học Quốc Gia Mỹ cho phép các giao dịch của mạng thương mại được thực hiện trên Internet giúp thương mại điện tử khởi sắc.

1992: Internet có 1 triệu máy chủ và 50 Web site khắp thế giới; truyền thông IP đuợc thực hiện lần đầu tiên; cụm từ "lướt trên Internet" xuất hiện lần đầu do Jean Armour Polly sử dụng.

1993: Mark Andreesen giới thiệu trình duyệt Internet mang tên Mosaic X cho các hệ thống chính.

1994: Internet có 3,2 triệu máy chủ và 3.000 Web site, HTML2 được công bố, Pizza Hut bán chiếc bánh Pizza đầu tiên qua mạn Internet.

1995: Các giao thức IPPv6 được xác định; James Gosling và các lập trình viên của Sun Microsystems giới thiệu Java; CompuServe, AOL và Prodigy đưa ra khả năng truy cập Internet ; eBay được thành lập; số Web site trên Internet là 25.000, việc đăng ký tên domain riêng không còn miễn phí nữa.

1996: W3 Consortium công bố HTML 3.2; xuất hiện các hình thức sơ khởi của XML; Internet có 10 triệu máy chủ dự án Internet2 có tên Abilene được công bố.

1997: Internet có 19,5 triệu máy chủ và 1,2 triệu Web site; Bộ Tư Pháp Mỹ đệ trình vụ kiện Microsoft về tội vi phạm luật chống độc quyền do công ty này đã dùng Windows 95 để mở rộng thị phần trình duyệt Internet Explorer.

1998: AOL mua Netscape qua chuyển nhượng cổ phần với giá 4,2 tỷ USD; Internet có 36,8 triệu máy chủ và 4,2 triệu Website; HTML 4 ra đời.

1999: Hãng nghiên cứu thị trường Forrester dự đoán doanh thu bán lẻ trực tuyến sẽ tăng từ 7,8 tỷ USD vào năm 1999 lên 108 tỷ USD vào năm 2003; virus Melissa xuất hiện làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên thế giới và làm mọi người bừng tỉnh trước nguy cơ virus qua mạng Internet; General Motors quyết tâm thành lập site bán hàng trực tuyến, báo trước xu hướng hình thành thị trường kinh doanh trên Internet giữa các công ty.

Sự thay đổi về mặt tổ chức

Attached File  internet1.jpg ( 14.72K ) Number of downloads: 4


Vì Internet đã xoay chuyển cả thế giới, các nhà công nghệ đã phải giúp công ty của họ xác định lại mọi điều lệ.

Ngày 29/10 năm nay là ngày kỷ niệm 30 năm sự kiện bức thông điệp đầu tiên được chuyển giữa các máy tính được nối mạng. Kể từ đó đến nay, có rất nhiều người đã tham gia một cách tích cực việc phát triển và ứng dụng mạng Internet cũng như ảnh hưởng to lớn của nó vào mọi mặt cuộc sống.Trong đó cộng đồng các nhà công nghệ cũng giữ một vai trò rất quan trọng. Vừa qua tờ báo Infoworld (Mỹ) đã tham khảo ý kiến một số bạn đọc, nhưng người đã đưa vào sử dụng trong công việc của họ, về những kinh nghiệm mà họ rút ra được từ ảnh hưởng của Internet lên cách thức hoạt động của các công ty ngày nay.

Nói đến Internet, đa số người được hỏi đều liên hệ đến hai ứng dụng quan trọng nhất của nó là e-mail và Web site. Họ nhấn mạnh vào những khía cạnh như tốc độ, khả năng thay đổi nhanh chóng và tính luôn luôn mới. Tuy nhiên, những vấn đề về bảo mật trên Internet và tác động chưa đủ mạnh của nó lên các công ty của các nhà quản lý CNTT vẫn còn là nỗi bức xúc chung của các nhà khoa học.

Tuy nhiên nhưng ưu điểm của lnternet vẫn chiếm ưu thế. Họ thừa nhận rằng bài học lớn nhất rút ra từ Internet là bản thân công nghệ này chỉ là công cụ để con người thực hiện mong muốn bản năng của mình là liên kết mọi người với nhau.

Dưới đây là một số ý kiến tiêu biểu mà tờ Infoworld đã chọn ra từ cuộc tham khảo nói trên.

+ Một chuyên gia về Web ở Arizona: "Khái niệm cộng đồng đã thu hút mọi người tham gia vào Internet. Có hai thứ giúp cho Internet cất cánh, đó là e-mail và sự đơn giản trong việc tạo một trang Web. Ðó không phải là Website cụ thể nào mà là nơi họ có thể dễ dàng gửi và nhận thông điệp; dễ dàng tìm thấy cộng đồng những người có cùng sở thích với mình ở một số mặt nào đó. Ðó là những thứ mà người dùng rất thích thú ở Internet".

+ Người phụ trách Web của nhóm Những người dùng Java tại Atlanta: "Mặc dù là công nghệ trẻ, Internet hấp dẫn với tất cả. ở Atlanta có rất nhiều người trên 60 tuối. Chúng tôi cứ ngỡ là họ chẳng có kết nối Internet, nhưng thực tế tới 80% số người già ở đây có e-mail và một điều lạ nữa là họ nắm các thao tác sử dụng rất nhanh".

+ Phụ trách nhóm Phát triển ứng dụng tại ComHealth ở Salt Lake City: "Internet không đến với tất cả mọi người. Công việc của chúng tôi là tìm những bác sĩ làm việc theo hợp đồng ngắn hạn. Chúng tôi đã đầu tư rất nhiều cho các hệ thống theo dõi và quản lý đưa trên Web vì ghĩ rằng ai cũng có khả năng truy cập vào Web site nhưng thực ra không phải như vây. Nhiều bác sỹ, phần lớn là những người sắp về hưu, thậm chí còn chưa từng sử dụng máy tính bao giờ.

...nhưng giờ đây mọi thứ mới chỉ bắt đầu Chúng ta cần tiếp tục đầu tư cho Internet trong khoảng 3 - 4 năm nữa. Hiện nay chúng ta mới khai thác ở lớp vỏ ngoài của Internet nên phải táo bạo hơn nữa để có thể đi đến thành công."

+ Quản trị mạng cho Trung Tâm Y Tế Queen, Honolulu: "Internet không tác động như nhau đến mọi tổ chức. Internet chưa có ảnh hưởng to lớn nào (thậm chí đôi khi còn có tác hại!) đến công việc của bệnh viện chúng tôi. Tôi hy vọng rằng trong vài năm nữa, các nhà cung cấp và đối tác của chúng tôi sẽ có mặt trên Internet và chúng tôi có khả năng kinh doanh và chữa bệnh từ xa".

+ Người đứng đầu bộ phận kinh doanh điện tử của General Electric Power Systems: "Các công ty Internet suy nghĩ theo cách của những người trẻ tuổi. Tuổi trẻ là lợi thế của đa số các công ty và những người làm việc trong lĩnh vực CNTT. Họ có những suy nghĩ táo bạo và không bị giới hạn trong phạm vi một công ty. Hãy trao tương lai của công ty cho giới trẻ, nếu không công ty bạn có thể sẽ chăng có tương lai".

+ Phụ trách thông tin xí nghiệp của Johnl Deere Insurance Group ở Illinois: "Các công ty Internet sẽ làm thay đổi dự tính của khách hàng. Amazon.com đưa ra những tính năng được cá nhân hóa, FedEx cho phép bạn theo dõi hành trình của gói hàng chuyển đi, một số site có khả năng định hướng tốt hơn, trong khi một số khác lại có tốc độ cao hơn. Những công ty này sẽ là đối thủ cạnh tranh với Website của bạn cho dù không cùng lĩnh vực hoạt động, lý do là họ khiến cho khách hàng của bạn đòi hỏi nhưng khả năng mà họ thấy được trên các Web khác.

Không dễ gì có thể áp dụng những bài học Internet vào thực tế. Ðôi khi việc thể hiện các giải pháp, quyết định tiến trình hành động mất nhiều thời gian hơn là nhận thức được vấn đề".

Attached File  internet2.jpg ( 10.45K ) Number of downloads: 6


+ Giám đốc hệ thống thông tin của một công ty luật ở Honolulu: "Thế giới là khán giả của bạn, đồng thời cũng là mối đe dọa của bạn. Internet đã mở rộng ảnh hưởng của chúng tôi theo cách mà chúng tôi chưa bao giờ nghĩ đến đột nhiên chúng tôi phải quan tâm tới việc đưa ra khả năng truy cập đến những thông tin ở cách xa chúng tôi đến nửa vòng trái đất, đồng thời cũng phải canh phòng cẩn thận bọn truy cập trái phép từ khắp nơi trên thế giới".

+ Phụ trách tự động hóa văn phòng và các chuẩn trạm làm việc của Nestlé USA: "Internet làm cho công việc kinh doanh trở nên nhanh chóng và dễ thay đổi. Bạn phải luôn có sáng kiến cải tiến trong công việc, nếu không, bạn sẽ không chống chọi được trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay.

Ðối với những công ty đã được thành lập từ lâu, Internet là để tồn tại, chứ không phải để phát triển. Các loại thực phẩm sẽ được tiêu thụ nhiều hơn qua hình thức bán hàng trực tuyến. Vì tổng số lượng hàng bán ra không tăng đáng kể nên buộc chúng tôi phải có Internet để giữ vững thị phần. Ðồng thời Internet cũng mang lại những cơ hội bán hàng chưa từng có".

+ Quản trị viên mạng của Bộ Tư lệnh Hoá sinh Quân đội Mỹ: "Internet thách thức mọi sự phỏng đoán. Các ứng dụng như duyệt Web hay mua hàng trực tuyến là không thể dự đoán trước. Những gì mà tôi sử dụng trên Internet là Telnet, FPTvà e-mail".

Xác định lại vai trò của công nghệ thông tin

Khi tách biệt trong phòng lạnh sau những cánh cửa khép kín, các chuyên gia CNTT cảm thấy gần gũi và chú tâm hơn tới những vấn đề kinh doanh.

Attached File  internet3.jpg ( 13.05K ) Number of downloads: 6


Sau ba mươi năm kể từ khi ra đời đến nay, Internet đã làm thay đổi vai trò của các chuyên gia CNTT từ chiến thuật sang chiến lược.

Hơn ai hết, các giám đốc phụ trách công nghệ (CTO) cảm nhận được rất rõ sự thay đổi này. Họ phải chịu trách nhiệm về chiến lược phát triển thương mại điện tử (TMÐT), sản phẩm cốt lõi mang tính sống còn của một doanh nghiệp. Internet đã làm thay đổi cả địa vị của những nhân viên bình thường.

Chẳng hạn, nếu như cách đây khoảng 10 năm, một nhân viên bán hàng phải làm báo cáo tài chính phức tạp để gửi cho giám đốc phụ trách tài chính (CFO) thì nay trách nhiệm của anh ta là nắm vững công nghệ của khách hàng và báo cáo trực tiếp cho tổng giám đốc điều hành (CEO).

Những thay đổi về quan điểm
Chuyển từ vị trí CNTT hướng nội sang công việc hướng ngoại của CTO đòi hỏi các nhà công nghệ phải thay đổi cách suy nghĩ của mình và một trong những thay đổi đó họ phải đặt mình vào vị trí của khách hàng .

Thông điệp sai, sự cố hệ thống hay thời gian hồi đáp chậm là những điều không thể chấp nhận ở thời đại ngày nay.

Các CTO thường phải lang thang vào Web site của nhiều công ty khác nhau để nắm thông tin, do vậy họ cũng ở vào hoàn cảnh giống như khách hàng và hiểu được những thất vọng thường thấy ở khách hàng. Nắm được triển vọng của khách hàng không phải là xu hướng tự nhiên của các doanh nghiệp có TMÐT.

Một chuyên gia có kinh nghiệm về TMÐT cho biết: "Nếu muốn phát triển Web site, bạn không được quên một điều là số người kém nhanh nhạy còn rất nhiều. Họ thậm chí không biết cuộn màn hình để xem phần thông tin ở phía dưới, không biết nhấn vào các kết nối trực tiếp...".

Tuy nhiên, chính các CTO phải thay đổi cách họ suy nghĩ, không nên chỉ tập trung vào một người dùng cụ thể nào mà phải lưu ý đến nhiều đối tượng người dùng khác nhau có trình độ am hiểu về máy tính khác nhau.

Ngoài việc phải đặt mình vào địa vị của khách hàng, Internet còn khiến các CTO phải học cách suy nghĩ của các nhà doanh nghiệp. Nhiều người cho rằng hiện nay mối liên hệ giữa các chuyên gia kinh tế và chuyên viên kỹ thuật đã không còn chặt chẽ, muốn thành công họ phải xiết chặt lại mối quan hệ này.

ảnh hưởng của Internet đến các đối tượng quản lý CNTT

CTO không phải là đối tượng duy nhất chịu ảnh hưởng bởi Internet. Sự thành công của e-mail và Web đã tạo ra rất nhiều công việc mới cho các nhà quản trị mạng và quản lý cơ sở dữ liệu. Bất luận các nhà quản lý CNTT có phải trực tiếp làm việc với TMÐT hay không thì Intemet cùng buộc họ phải khẩn trương hơn, cật lực hơn. Họ phải biết về các mã cơ bản, chẳng hạn như HTML, và luôn đưa ra cải tiến trong việc truy cập các cơ sở dữ liệu nối mạng.

Internet cũng làm thay đổi quan hệ của các nhà quản lý CNTT với những bộ phận khác trong công ty vì giờ đây họ đóng vai trò quyết định hơn. Ngày càng có nhiều người tiếp cận CNTT một cách chủ động hơn, họ muốn có thông tin để trình bày với thế giới, muốn tự mình xây dựng và quản lý một Web site. Trong tương lai có lẽ các bộ phận CNTT của công ty sẽ hoạt động giống như nhà cung cấp phần mềm.

Toàn cầu hóa trong một đêm


Các nhà quản lý CNTT ở mọi cấp độ đang bị buộc phải suy nghĩ theo hướng toàn cầu hóa. Ðối với nhiều người, điều này còn khá lạ lẫm. Các hệ thống TMÐT được sử dụng bởi rất nhiều đối tượng người dùng khác nhau, ở nhiều nước khác nhau và có cấu hình thiết bị cung không giống nhau. Việc phải cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng trên môi trường như vậy là quá phức tạp đối với các bộ phận chuyên trách về CNTT.

Không những tạo ra nhiều việc hội phạm vi địa lý của Internet còn giúp các nhà quản lý CNTT làm việc được mọi lúc mọi nơi miễn là ở đó có kết nối Internet. Ðiều mà giúp họ linh hoạt hơn.

Ðịnh nghĩa lại những kỹ năng quan trọng

Internet bùng nổ còn làm xuất hiện nhu cầu rất lớn đối với các kỹ năng CNTT. Bất cứ ai có kỹ năng tốt về một lĩnh vực chuyên sâu lập tức được các công ty vồ vập và trả mức lương rất cao. Nhiều công ty đã rơi vào tình trạng thiếu nhân viên và họ phải nhờ đến sự giúp đỡ của các nhà tư vấn.

Bất kể hiện nay ảnh hưởng của Internet là tích cực hay tiêu cực đối với vai trò từng chuyên viên cụ thể thì trong tương lai ảnh hưởng của nó sẽ ở qui mô toàn cầu.

Một chuyên gia kỳ cựu đã nhắc nhở các kỹ sư lập trình rằng họ phải luôn nhớ đến Internet khi phát triển phần mềm, phải nhận thức được những gì Internet có thể làm trong doanh nghiêp.

(Theo PCWorld)

Go to the top of the page
 
+Quote Post

Posts in this topic
thienhao   Internet tròn 30 tuổi - PCWorld   Aug 14 2008, 10:21 AM


Reply to this topicStart new topic

 



Lo-Fi Version Time is now: 8th July 2025 - 02:10 PM