Warning: Declaration of class_bbcode::convert_emoticon($matches = Array) should be compatible with class_bbcode_core::convert_emoticon($code = '', $image = '') in /hermes/bosnacweb07/bosnacweb07as/b283/d5.kekho/public_html/forums/sources/classes/bbcode/class_bbcode.php on line 641 Bình Yên Một Thoáng ... - PLEIKU PHỐ NÚI FORUMS

Welcome Guest ( Log In | Register )

> Bình Yên Một Thoáng ...
Hoài Yên
post May 9 2008, 09:23 AM
Post #1


Bình Yên Một Thoáng
**

Group: Members
Posts: 28
Joined: 9-May 08
Member No.: 70
Country



Tí Dần

Tí Dần năm nay hai mươi ba tuổi, cao to hơn cả bố mẹ và mọi người trong gia đình nên đã không còn là "tí" từ lâu lắm rồi . Tí Dần cũng chẳng phải tuổi con cọp để được gọi là "dần" . Tên Việt Nam của Tí Dần là Minh Đăng, cái tên mà ông nội đã cẩn thận chọn cho thằng cháu đầu tiên như một ngọn đèn sáng soi cho cả dòng họ . Tóm lại hai chữ "Tí Dần" chẳng ... ăn nhập gì đến Tí Dần một li ông cụ nào cả . Vậy mà nó đã trở thành một cái tên thông dụng nhất, được mọi người từ trong gia đình cho đến những người thân quen cũng như bạn bè Việt Nam dùng để gọi Tí Dần . Và bây giờ thì ngay cả Sarah, cô bạn gái không cùng chủng tộc cũng ... ưu ái gọi Tí Dần như thế . Tí Dần được thừa hưởng cái tên ... hách xì xằng như thế chỉ vì:

- Tí Dần may mắn có được một người dì với đầu óc phong phú như dì Đông Nghi đấy .

Đó là câu nói tôi hay hất mặt nghênh ngang dùng để giải thích với Tí Dần từ những ngày Tí Dần còn nhỏ xíu mặc cái lườm đe doạ và cái nguýt dài thườn thượt của chị Đan Chi :

- Nó xui xẻo có một con dì cà chớn như mi thì có . Người ta bảo "chém cha không bằng pha tiếng". Hên cho mi là ba má anh Minh hiền chứ nếu không thì mi chết .

Để tôi lại bai bải:

- Ai chẳng biết ba má chồng của bà hiền . Khoe hoài . Mà ai nói với bà là tui pha tiếng, bà nội Tí Dần gọi nó làm sao thì tui bắt chước gọi làm vậy thôi chứ bộ, tui có thêm thắt gì đâu .

Gia đình tôi là bắc kỳ di cư chính hiệu ... ông cả cần . Mặc dầu sinh ra trong nam nhưng vì bị nhốt ở trong nhà không được ra đường chơi nhiều với con nít hàng xóm nên chị em chúng tôi nói rặt giọng bắc . Sau ngày mất nước tôi không được học trường ma-soeur của các chị ngày xưa mà phải học trường "thuộc khu vực", đi học tôi cứ nghe tụi nó chọc là "bắc kỳ ăn cá rô cây ăn nhằm lựu đạn chết cha bắc kỳ " . Hồi nhỏ tôi ma lanh lắm (nói thế không có nghĩa là bây giờ tôi đã hết ma lanh, phải đính chính liền như thế kẻo mất công bị ... chỉnh) nên dĩ nhiên là tôi thuộc cái câu phản kháng lại "bắc kỳ ăn cá rô cây ăn nhằm trứng cá đẻ ra nam kỳ", nhưng tôi rất ít khi trả đũa . Bởi cho dù ở cái tuổi còn vẩy mực vào áo đứa nào chọc tức mình thuở đó tôi cũng đã biết "hy sinh vì đại nghĩa" đủ để nhận ra rằng tôi không bắc kỳ bằng bọn ... bắc kỳ thứ thiệt . Có khi tôi còn "cẩn thận" hỏi lại đứa đang chọc mình:

- Mày chửi tao hay là mày chửi tụi nó vậy ?

Rồi để ... chứng minh rằng mình không đứng chung hàng ngũ với những kẻ vừa nghênh ngang "tiến vào thành phố" tôi bèn bắt chước nói giọng Nam . Ngặt một điều lúc đó ngôn từ văn phạm chẳng hiểu là bao nhiêu nên tôi ... dịch hết những từ ngữ thường dùng của người bắc ra chữ tiếng Nam cứ loạn xạ cả lên làm chẳng ai hiểu tôi muốn nói gì . Lũ bạn hàng xóm thấy cái thiện cảm của tôi bèn tội nghiệp an ủi:

- Thôi Đông Nghi ơi, mày cứ nói tiếng Bắc đi, tụi tao không có chọc mày đâu .

Thật ra thì tôi cũng chẳng biết mình nói giọng Nam hay giọng Bắc nữa, vì ở trong Nam thì người ta bảo tôi nói giọng Bắc, sau này khi ra ngoài Bắc thăm nuôi Bố trong tù thì mấy người ngoài đó lại nói với Mẹ tôi:

- Sao Bác nói giọng Bắc mà con bé lại nói giọng Nam ?

Thật là chẳng biết đường đâu mà lần .

Giọng miền nam thì tôi không bắt chước được nhưng đồ ăn của người miền nam thì tôi ... rành sáu câu bởi vậy nên bạn bè của tôi toàn người miền nam . Gia đình anh Minh chồng chị Đan Chi gốc Bến Tre . Không hiểu ngày đám cưới chị Đan Chi, tôi với chị ai là người vui hơn vì má của anh Minh nấu đồ ăn ngon không chê chỗ nào được . Hai Bác Tư có hai người con trai, anh của anh Minh lấy vợ trên miền Bắc, nhà chỉ còn một mình anh Minh nên hai bác đề nghị anh Minh lấy vợ xong thì ở luôn với hai bác . Bà Đan Chi nhà tôi khôn khỏi biết, hai bác vừa hiền lành vừa chiều con nên chị Đan Chi gật đầu bằng lòng lia lịa . Chả là chị em chúng tôi chỉ hạp với ... ăn thôi chứ không hạp với ... nấu . Nhà hai bác lại nằm gần trường tôi học nên tôi đến thăm chị Đan Chi rất thường xuyên . Mặc dầu có khi ở nhà hai bác cả buổi về đến nhà mẹ hỏi:

- Chị Chi hết bịnh chưa Nghi ?

Tôi mới ngớ ra vì tôi đâu có biết chị Đan Chi bị bịnh đâu mà biết khỏi hay chưa . Rồi từ lúc nào chẳng rõ tôi thân với Bác Tư gái còn hơn là chị Đan Chi vì tôi hay luẩn quẩn bên chân Bác để nếm đồ ăn dùm Bác . Tí Dần chào đời trong sự vui mừng và đón đợi của cả gia đình nội ngoại hai bên . Steven Minh Đăng Nguyễn, tên trên giấy khai sinh của Tí Dần cũng dài ngoằng như cái tình thương yêu Tí Dần được thừa hưởng . Hai Bác Tư vui lắm vì anh hai của anh Minh lập gia đình trước anh Minh nhưng lại chưa có con nên Tí Dần đương nhiên được mang chức cháu đích tôn đương thời . Bác Tư gái đi đâu cũng bỏm bẻm khoe thằng cháu . Bác gọi Steven nghe như "sờ-tí-dần" . Từ đó tên Steven bị tôi đặt lại cho thành "Tí Dần" trước cặp mắt hốt hoảng của mẹ vì sợ hai bác giận . Mẹ đâu có biết bác Tư gái cùng ... phe với tôi nên bác chỉ cười hiền lành:

- Mày nhái bác đó hở Nghi ? Ừa, mà nghe cũng xuôi tai đó chớ chị xui, thôi từ nay ở nhà gọi nó là Tí Dần đi cho tiện .

Thế là tên Steven được chính thức đổi thành "Tí Dần" trước sự hả hê của cả hai họ . Từ những giây phút đầu tiên gặp Tí Dần là tôi đã khoái thằng bé liền tù tì . Tí Dần là một đứa bé rất ... quậy, nó chẳng bao giờ chịu nằm yên, hết quay qua bên trái lại quay qua bên phải, hai tay thì cứ giơ ra trước mặt quơ quàng như Muhammad Ali thuở còn đánh bốc . Tí Dần rất ít khóc, chừng như nó cảm thấy cười phải vận dụng ít bắp thịt hơn là khóc nên lúc nào nó cũng nhe ... lợi ra cười . Lần đầu tiên làm mẹ nên chị Đan Chi lo lắng rất chu đáo, chị có cả một tủ sách, tiếng việt cũng như tiếng mỹ nói về cách nuôi dưỡng và sự phát triển của trẻ em . Chị tiên đoán và háo hức mong chờ từng cái mốc quan trọng từ cái sự sống nhỏ bé anh chị mới hình thành . Khổ một nỗi Tí Dần dường như muốn trêu tức mẹ nó hay sao đó mà nó cứ ... phe lờ những công việc mà nó có bổn phận phải hoàn tất theo đúng sự ghi chép trong sách vở . "Ba tháng biết lật, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi" gì gì đó đều bị Tí Dần coi như pha, nó cứ tà tà đi theo cái chu kỳ của riêng nó mặc cho bà chị tội nghiệp của tôi lo xanh cả mặt . Lần nào đi bác sĩ chị cũng căn vặn và lần nào thì chị cũng được trấn an rằng mỗi đứa bé có sự phát triển riêng của nó không thể so sánh đứa bé này với đứa bé kia được . Chị thắc mắc hỏi tôi:

- Họ nói vậy thì tại sao họ lại để những cái mốc đó vào sách vở để làm gì ?

Tôi nhún vai:

- Để dụ tiền mấy người cả tin như bà .

Nhưng rồi khi nhìn thấy vẻ mặt lo lắng của chị tôi lại tội nghiệp trấn an:

- Tí Dần mạnh khoẻ như vậy bà lo làm gì . Vả lại nó có gene của ... gia đình mình sợ gì không thông minh ?

Chị cười:

- Tao chỉ sợ nó khờ giống mi .

Tí Dần không biết có khờ giống tôi không nhưng chắc chắn một điều là nó lười giống tôi . Nó gom bao nhiêu chuyện cần thi hành lại làm một lúc cho tiện . Mãi đến hơn sáu tháng Tí Dần mới nhẩn nha tập lật nhưng sau đó thì nó biết bò luôn . Chín tháng Tí Dần bắt đầu tập nói và cứ thế ngồi một chỗ mà nói chứ không thèm tập đi . Cách phát âm của Tí Dần pha trộn cả giọng bắc lẫn giọng nam, ngôn ngữ thì lai cả tiếng An Nam lẫn tiếng ... Ăng Lê học lóm nghe trọ trẹ dễ thương vô cùng . Bác Tư hay để Tí Dần ngồi trong cái xe tập đi, bác bắt bác trai thay hết thảm trong phòng khách và phòng ăn thành sàn gỗ, bao nhiều bàn ghế hai bác thu gọn hết lại một góc để Tí Dần ... đi lại cho tiện . Mỗi lần thấy bóng tôi từ đàng xa là Tí Dần phóng xe vù ra đón và luôn miệng bi bô:

- Ni, Ni ... ai chớp du ... Ni, Ni ...

Lần đầu tiên mấy nhỏ bạn theo tôi đến nhà hai bác chúng nó đã ngớ ra không hiểu Tí Dần muốn nói gì . Tôi lại phải thông dịch :

- Tí Dần nói "Nghi, Nghi, I love you" đó mà . Tụi bay thấy thằng cháu tao khôn ngoan hết xẩy chưa ? Còn chưa biết đi mà đã rành tâm lý con gái rồi .

Không biết Tí Dần "chớp" tôi bao nhiêu nhưng tôi thì mê Tí Dần như điếu đổ . Những ngày Tí Dần lớn ngoài giờ đi học, đi làm và dĩ nhiên là giờ đi chơi với bạn bè ra tôi dành hết thời gian còn lại cho Tí Dần . Tôi làm vậy cũng chỉ vì tôi thương Tí Dần chứ đâu phải tại tôi ... "nhác việc nhà chẩu đi chơi" như mọi người nghĩ đâu . Chị Đan Chi cứ "vu oan giáng họa" cho tôi là làm Tí Dần hư:

- Người ta bảo con hư tại mẹ, cháu hư tại bà chứ thằng Tí Dần nó mà hư là chỉ tại con Nghi tất cả .

Nói thế thì cũng oan uổng cho tôi vô cùng vì tôi đâu có làm hư Tí Dần hồi nào đâu . Tôi chỉ dạy cho Tí Dần những điều ... căn bản cần thiết để sinh tồn trong cái thế giới nhiễu nhương này thôi . Thí dụ như lần tôi đưa Tí Dần ra công viên gần nhà chơi, mấy đứa con nít mỹ ỷ thân hình phương phi vạm vỡ hơn Tí Dần nên cứ lấy hết đồ chơi trong thùng cát của Tí Dần, tôi nhìn mà ... ngứa mắt bèn nói với Tí Dần:

- Đứa nào lấy đồ chơi của Tí Dần thì Tí Dần đánh vào tay của nó rồi nói "It's mine" nghe chưa ?

Chỉ có vậy thôi mà chẳng biết bà mẹ nào "mách lẻo" lại với chị Đan Chi, lần sau vừa thấy mặt tôi là chị xỉa xói:

- Con khỉ, mi dạy thằng Tí Dần cái gì mà mấy bà hàng xóm nói với tao là Tí Dần không chịu chơi chung với mấy đứa bé khác, cái gì nó cũng bảo "của tao, của tao" là sao ?

Tôi cãi:

- Thì đồ chơi của nó thật thì nó bảo của nó chứ sao ?
- Nhưng nó phải biết chia xẻ với bạn bè chứ, mi dạy cho nó ích kỷ như vậy ai mà thèm chơi với nó nữa ?

Tôi bĩu môi:

- Không thèm chơi thì thôi, báu gì mấy đứa bé đó mà bà phải tiếc ? Tui thấy tụi nó bốc cát bỏ đầy túi áo, túi quần . Nói năng thì câu không thành câu, vần không ra vần . Tí Dần nhà mình chơi với mấy đứa đó phí cả trí thông minh của nó .

Chị thở dài:

- Tao rầu mi quá Nghi ơi . Tí Dần nó mới có ba tuổi, nó cần chơi với bạn bè đồng trang lứa, nó phải học cách chia xẻ, cách hoà đồng chứ .

Mỗi lần về nhà ông bà ngoại Tí Dần thích vô phòng tôi lắm vì đó là nơi lưu trữ bánh kẹo . Tí Dần mở ngăn kéo nào ra cũng thấy toàn là "đồ ăn dự trữ" của dì Nghi . Nó bắt chước đem kẹo về nhà giấu đầy trong ngăn tủ, chị Đan Chi khám phòng nó thấy bao kẹo ném đầy gầm giường và kẹo để đầy ngăn tủ . Thế là tôi lại một phen bị mắng:

- Tao không mua kẹo vì không muốn nó ăn kẹo nhiều thì mi lại cung cấp cho nó thì cũng như không .

Tôi hậm hực:

- Bà cấm nó làm gì vậy ? Hồi mình còn nhỏ ở Việt Nam không có kẹo ăn thèm nhỏ rãi bây giờ con bà sinh đẻ ở đây tại sao lại bắt nó nhịn ?
- Ăn kẹo nhiều hư hết răng thì sao ?
- Sao bà lo bò trắng răng quá bà Chi ơi . Ở đây Colgates với Aquafresh đầy chứ có phải dánh răng bằng muối với bằng vỏ cau đâu mà sợ sún răng ? Bà có thấy đứa con nít mỹ nào sún răng chưa ?
- Ừ, mi cứ chỉ cho Tí Dần cách giấu kẹo với ăn kẹo lén như vậy hoài thì cháu của mi sẽ là đứa con nít đầu tiên ở mỹ sún răng .

Lần khác khi tôi ghé ngang trường mẫu giáo của Tí Dần thăm thấy thằng bé đang đứng ủ rũ ở góc phòng . Tôi hỏi thì cô giáo Tí Dần cho biết Tí Dần nghịch trong giờ ngủ trưa nên bị phạt . Tôi nhớ lại những giờ trốn ngủ trưa của mình xưa kia nên giải thích với cô giáo rằng Tí Dần không ngủ được nên cựa quậy vậy thôi chứ không có ý "phá rối trị an" lớp học đâu . Nhỏ nhẹ giải thích vậy rồi mà cô giáo cũng không tha cho Tí Dần, tôi tức mình dẫn Tí Dần về hai dì cháu đưa nhau đi ăn kem . Trường học không nói gì được vì chị Đan Chi đã lỡ để tên tôi vào trong danh sách những người có thể đón Tí Dần . Cũng may thuở đó điện thoại cầm tay chưa thông dụng nên hai dì cháu đã yên ổn rong chơi cả buổi chiều mà không bị chị Đan Chi tóm cổ về.

Đại khái "mối thâm giao" của Tí Dần và tôi nổi trôi như vận mệnh nước nhà như thế đó . Sau này tôi hay than thở với Tí Dần:

- Hồi xưa dì Đông Nghi độc bị mẹ mắng vì Tí Dần .

Tí Dần cười:

- Mẹ bảo Tí Dần hư là tại dì Đông Nghi đấy . Thành ra Tí Dần hay bị phạt cũng là do dì Đông Nghi bày đầu têu thôi . Dì Đông Nghi không kể công được đâu .

Ai cũng bảo Tí Dần giống tôi nhất ở cái tài hay cãi và ưa lý luận . Nhưng nếu tôi hay lý luận cùn thì Tí Dần lý luận có bài bản, nói có sách mách có chứng đàng hoàng . Chị Đan Chi bảo:

- Nhiều khi tao đang la nó mà nó lý luận một hồi tao lại thấy là mình sai .

Tôi thường nghĩ Tí Dần mà học luật thì chắc cỡ Judge Judy cũng còn thua xa lắc xa lơ . Nhưng Tí Dần có những tính toán riêng của Tí Dần . Ngay từ hồi còn bé Tí Dần đã mê đời binh ngũ . Tí Dần có thể bày trận với những chú lính mủ xanh xanh chơi hàng giờ không chán . Mỗi lần đến nhà ông bà ngoại Tí Dần lại xà vào lòng ông ngoại đòi kể chuyện hồi xưa ông ngoại chỉ huy lính cho Tí Dần nghe . Muốn Tí Dần làm điều gì chỉ cần thòng vô câu "muốn làm lính thì ...", ắt Tí Dần sẽ làm theo ngay . Năm Tí Dần hơn ba tuổi, chị Đan Chi có bé Na rồi mà Tí Dần vẫn ... thản nhiên mặc tã . Bác Tư làm thế nào Tí Dần cũng không chịu bỏ tã . Tí Dần tỉnh bơ lấy tã tự mặc cho mình mỗi khi phải làm những ... phế thải cần thiết chứ không chịu vô toilet. Vậy mà ông ngoại chỉ tuyên bố mỗi một câu:

- Tí Dần không bỏ tã không đi lính được đâu .

Thế là Tí Dần bỏ tã cái rụp .

Những ngày Tí Dần còn nhỏ, khi chiến tranh chỉ là những gợi nhớ xa xôi của một ký ức cũ mờ, khi cái chết của những người lính Mỹ trẻ tuổi chỉ là những trường hợp cá biệt, lẻ tẻ, khi tin tức chiến sự ở Bosnia hoạ hoằn lắm mới được nhắc tới trên truyền hình thì ước mơ làm lính của Tí Dần chỉ đem lại những nụ cười hóm hỉnh cho chúng tôi . Có chú nhóc tì nào mà không mê mặc áo trận, không thích làm anh hùng, không "hiên ngang anh giơ súng ngay tim bang-bang" ? Tôi là đứa lớn miệng cổ võ sở thích của Tí Dần nhất:

- Con trai phải "làm trai cho đáng nên trai" như vậy chứ . Dì Đông Nghi mà là con trai dì Đông Nghi cũng thích làm lính .
- Ca dao có câu "trai khôn tìm vợ chợ Đông, gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân" mà . Tí Dần đi lính có làm nên "công cán" gì hay không thì không biết nhưng chắc chắn một điều là không lo ế vợ .
- Tướng Tí Dần mà mặc quân phục thì chẳng thua gì Richard Gere trong phim "An officer and a gentleman" đâu .

Chẳng biết những câu ba hoa chích choè của tôi có ảnh hưởng tí gì đến lý tưởng của Tí Dần hay không nhưng càng lớn Tí Dần lại càng chuẩn bị kỹ càng cho đời sống binh nghiệp của mình . Tí Dần tham gia mọi đoàn thể từ sói con cho đến hướng đạo . Làm đủ mọi việc thiện nguyện từ rửa xe quyên tiền cứu lũ lụt cho đến đi vận động bầu cử . Hăng hái trong tất cả những công tác xã hội mà Tí Dần được phép tham dự . Hết học võ lại quay qua chơi thể thao để rèn luyện thân thể . Ước mơ lớn nhất của Tí Dần là được vào trường đại học quân sự West Point . Trường đại học West Point không phải là một nơi dễ vào . Trường dành quyền ưu tiên cho những thí sinh có thân nhân trong quân đội . Dân dã như Tí Dần để có cơ hội vào trường ngoài điểm cao ở trung học, điểm thi vào đại học, sức khoẻ tốt ra còn phải chứng minh được rằng mình có khả năng lãnh đạo và nhất là phải có lời giới thiệu của thượng nghị sĩ hay dân biểu của tiểu bang mình cư ngụ . Mỗi năm các vị này chỉ được đề cử 10 học sinh . Tôi xúi:

- Tí Dần viết thư cho người ta bảo ông ngoại của Tí Dần cũng ở trong quân đội chứ bộ, là quân lực Việt Nam Cộng Hoà . Biết đâu họ chẳng vị tình đồng minh mà cho Tí Dần vào học .

Mùa hè trước năm Tí Dần lên lớp mười một Tí Dần được chọn vào chương trình học hè của đại học West Point . Tôi chưa bao giờ được chứng kiến cảnh một người trúng vé số vui mừng ra sao vì gia đình tôi chẳng có ai được cái may mắn đó nhưng tôi nghĩ cũng khó mà vui hơn niềm vui của Tí Dần ngày hay tin . Tí Dần gọi điện thoại cho tôi hét vào trong máy to đến độ tôi bị điếc đến vài ngày sau đó . Tí Dần hứa sẽ "làm bất cứ điều gì dì Nghi muốn" nếu tôi năn nỉ bố mẹ Tí Dần cho Tí Dần tham dự khóa học . Nhờ vào sự hỗ trợ, năn nỉ cũng như ... doạ nạt của cả ông bà ngoại, ông bà nội và các chú dì hai bên mà cuối cùng thì chị Đan Chi cũng phải miễn cưỡng chấp nhận cho thằng trưởng nam "bé bỏng" của chị lên đường đi New York . Ngày Tí Dần trở về Tí Dần người lớn hẳn lên và càng tin tưởng rằng những gì Tí Dần đang theo đuổi là đúng . Chị Đan Chi thì ỉu xìu:

- Bao nhiêu ngành nghề, công việc nó không chọn lại chọn đi về quân sự .

Tôi an ủi:

- Để nó vô đó nó học cho có kỷ luật . Bây giờ Mỹ và Nga vui vẻ đề huề, bức tường Tây Bá Linh xụp đổ, mấy nước cộng sản thay nhau chuyển hướng . Hết chiến tranh rồi, chỉ có đánh đấm lẻ tẻ chẳng đến phiên Tí Dần của bà ra chiến trường đâu mà bà cứ lo cho rách chuyện .

Nhưng có lẽ tại tôi độc mồm độc miệng nên đã tuyên bố hơi sớm . Vụ khủng bố 9-11 xảy ra khi Tí Dần mới bắt đầu vào năm cuối trung học, chiến tranh Afganistan bùng nổ ngay sau đó . Chị Đan Chi cương quyết dẹp bỏ "ý định điên rồ" của Tí Dần không mảy may thương tiếc . Tí Dần buồn lắm, lần đầu tiên tôi thấy nó vừa cãi mẹ vừa khóc:

- Mẹ có biết sau ngày 9-11 số người đăng ký vào lính tăng bao nhiêu phần trăm không ? Mẹ có biết khi trước đa số những người đăng lính chỉ có trình độ trung học không ? Người ta đi lính với mục đích để chính phủ trả tiền cho người ta đi học đại học . Vậy mà sau ngày 9-11 biết bao nhiêu người đang học đại học, đã tốt nghiệp đại học, bác sĩ, kỹ sư, luật sư, và đủ mọi ngành nghề khác xin vào lính . Có nhiều người đã quá tuổi làm lính cũng năn nỉ xin đầu quân . Những người chưa bao giờ có ý nghĩ mặc áo trận bây giờ cũng tình nguyện xin vào quân trường . Còn con, con là một đứa mê đời quân ngũ từ khi con có chú lính mủ đầu tiên dì Nghi mua cho con . Con chưa bao giờ muốn làm gì khác hơn là làm lính, con chưa bao giờ tưởng tượng ra mình có một cuộc sống nào khác hơn là đời sống quân nhân, con chưa bao giờ cố gắng làm điều gì nhiều hơn là chuẩn bị cho cái ngày mình được đứng trong hàng ngũ của những người chiến đấu cho tổ quốc đó thì mẹ lại không cho con đi . Mẹ biết con đã phải khó khăn bao nhiêu mới xin được vào trường West Point mà .

Chị Đan Chi cũng nghẹn ngào không kém :

- Mẹ chưa bao giờ tán thành quyết định đi học ở West Point của Tí Dần . Ngoài việc không cho Tí Dần đi lính vì một lý do rất ích kỷ là Tí Dần là đứa con trai duy nhất của mẹ ra, mẹ còn một lý do khác để không muốn Tí Dần cầm súng . Mẹ không thích chiến tranh Tí Dần biết không ?

Tí Dần nghiêm mặt:

- Mẹ có bao giờ nghĩ con cũng như mẹ không ? Con muốn làm lính chỉ vì con yêu hoà bình . Không phải mẹ vẫn dạy con khi mình yêu điều gì thì mình phải bảo vệ gìn giữ điều đó sao ?

Nói xong Tí Dần tiu nghỉu nhìn tôi đầy thắc mắc . Tôi lắc đầu buồn bã nhìn xuống chân tránh ánh mắt của Tí Dần . Đó cũng là lần đầu tiên tôi không lên tiếng bênh vực cho Tí Dần với chị Đan Chi . Bởi cũng như chị tôi không còn muốn Tí Dần vào trường đại học West Point nữa . Cũng như chị tôi không còn thấy ý định làm lính của Tí Dần là một điều đáng được khích lệ nữa . Làm sao chị Đan Chi có thể chấp nhận cho Tí Dần bước vào một con đường mà chị biết chắc rằng cùng đích của sự thành danh là nơi chiến trường lửa máu ? Bom đạn vốn không có tình thương, chiến trường vốn thiếu sự bao dung, hận thù vốn không kén chọn từ khước . Nhưng cũng làm sao để nói với một thằng bé 17 tuổi rằng lý tưởng rất cao đẹp mà nó hằng ấp ủ là một điều không được hoan nghênh ?

Không có một người mẹ nào có can đảm nhìn đứa con mình đã bảo bọc cưu mang, đã thương yêu dạy dỗ lao người vào chốn hiểm nguy mà không lên tiếng cản ngăn, không làm tất cả những gì mình có thể làm được để giữ chặt lấy nó trong vòng tay, trong bình yên . Nhưng rồi cũng không có người mẹ nào có can đảm nhìn đứa con thông minh yêu đời của mình đắm chìm vào một vũng buồn tuyệt vọng . Thế nên cuối cùng thì tình yêu mẹ dành cho con cũng vẫn lớn hơn tình yêu mẹ dành cho mẹ, cuối cùng thì mẹ cũng đành mím chặt đớn đau để cho con có một nụ cười trên môi, cuối cùng thì mẹ cũng đành ôm lấy niềm lo để cho con đạt được điều con ước mơ . Cuối cùng thì Tí Dần cũng lên đường vào đại học West Point giữa nụ cười đưa tiễn méo xệch của chị Đan Chi .

Anh Minh ôm chị dỗ dành an ủi:

- Em à, mình sinh con ra nuôi dạy và thương yêu chúng với tất cả khả năng của mình nhưng cũng phải tôn trọng cái bản chất riêng tư của chúng nữa . Em nên mừng vì em đã thành công trong việc đem lại cho đời một thằng con trai đầy lý tưởng như Tí Dần . Trong lúc biết bao đứa bé bằng tuổi nó chỉ lo ăn chơi hoang đàng, lạc lõng không hướng đi thì con trai mình lúc nào cũng biết nó muốn gì và cần phải làm gì cho nó và cho những người chung quanh . Đó là một điều đáng hãnh diện mà Đan Chi .

Nhưng xui cho anh là chị em nhà tôi không những bướng mà còn ... chướng nên chị Đan Chi ném cho anh một cái nhìn đầy đe doạ:

- Em chẳng muốn đem lại cho đời một cái quái gì hết . Em chỉ muốn con có một giấc mơ bình thường như mọi người khác . Em chỉ muốn con luôn ở bên mình để em có thể săn sóc chở che . Em không cần hãnh diện vì con, em chỉ cần sự hiện diện của con thôi anh biết không ?

Bốn năm đại học của Tí Dần là bốn năm chúng tôi hồi hộp theo dõi từng biến chuyển chính trị thế giới . Chưa bao giờ tôi lại chăm chỉ theo dõi tin tức từ một miền đất xa lạ nhiều như thế . Chưa bao giờ những địa danh khó đọc như Kabul, Kandahar hay Baghdad, Suni Triagle ... lại in hằn trong đầu tôi nhiều đến thế . Mỗi năm vào dịp nghỉ lễ Tí Dần về Tí Dần lại rắn rỏi ra một chút, người lớn lên một chút nhưng duy mãi những thương yêu lém lỉnh, những gần gũi thân quen là vẫn như ngày tháng cũ, như Tí Dần chưa hề xa chúng tôi bao giờ . Như Tí Dần chưa hề có những buổi tập quân sự lao khổ, những buổi học chính trị khô khan . Tôi hỏi Tí Dần:

- Học ở đó chắc chán lắm phải không Tí Dần vì dì Đông Nghi chẳng thấy cô nữ quân nhân nào xinh bao giờ .

Tí Dần cười lém lỉnh:

- Không phải dì Đông Nghi vẫn dạy Tí Dần rằng lấy vợ chỉ nên lấy người thông minh chứ không nên lấy người đẹp mà rỗng sao ? Vì con gái thông minh thì sẽ biết cách làm cho mình đẹp còn người rỗng tuếch thì chẳng làm sao cho ... đặc được . Học ở đó mệt nhưng vui lắm dì Đông Nghi à . Tí Dần nghĩ khi mình được làm việc gì mà mình mong muốn thì bao giờ mình cũng thấy nó dễ dàng và hạnh phúc .

Tí Dần nói đúng vì trong lúc bao nhiêu người bạn của Tí Dần phải khốn khó lao đao với chương trình học và chương trình tập luyện thì lúc nào nhìn Tí Dần cũng ung dung nhàn nhã . Tí Dần tiếp tục là một sinh viên xuất sắc trong mọi môn học . Lần về nào Tí Dần cũng đem theo vô số giấy khen, phần thưởng đưa chị Đan Chi . Chị Đan Chi luôn luôn đón Tí Dần bằng nụ cười rạng rỡ thản nhiên nhưng tôi biết càng gần đến ngày Tí Dần ra trường chị lại càng siêng năng đi nhà thờ nhiều hơn . Dường như chúng tôi sinh ra là để nguyện cầu cho hòa bình . Hết lo cho chiến tranh nơi quê hương mình lại lo cho chiến tranh ở nơi đâu đâu đó . Nhưng chưa dứt trận chiến này thì họ lại bắt đầu một trận chiến khác . Ngày Tí Dần mũ áo ra trường đâu đó trong những giọt nước mắt hãnh diện của chị Đan Chi là những giọt nước mắt lo lắng cho một thực tại phũ phàng mà chị có thể tiên liệu nhưng lại vô phương kềm chế . Tí Dần chỉ ở nhà có vài tuần rồi lại hăm hở lên đường vô trại lính . Tí Dần chọn binh chủng hải quân với mơ ước được tham gia vô đội tuyển Navy Seal . Tí Dần càng hăm hở bao nhiêu thì tôi lại càng cáu kỉnh bấy nhiêu . Tôi không lo lắng trong sự trầm tĩnh và phó thác được như chị Đan Chi . Tôi bực tức với chính phủ, với chiến tranh quay qua nhấm nhẳng luôn cả với Tí Dần:

- Dì Đông Nghi thấy cuộc chiến này nó vô lý lắm Tí Dần biết không ?

Tí Dần cười:

- Có cuộc chiến nào là cuộc chiến có lý đâu hở dì Đông Nghi ? Nói đến chiến tranh là nói đến những điều vô lý bắt nguồn từ sự vô tâm nào đó .

- Đành rằng như thế, nhưng có những cuộc chiến cái óc bé nhỏ như hạt đậu của dì Đông Nghi có thể hiểu được thí dụ như cuộc chiến ở Afghanistan chẳng hạn . Vì cuộc khủng bố 9-11 nên mình phải đi tìm bọn Taliban mình ... dằn mặt để phòng ngừa . Nhưng còn cuộc chiến mà Tí Dần sắp sửa lao đầu vào đó thì chẳng ai đụng gì đến mình, đương không mình đổ thừa tại nước người ta có vũ khí hạt nhân rồi mình đem quân đi xâm lăng nước người ta rồi có kiếm được cái gì đâu . Vô duyên thì thôi đi .

Tí Dần trầm ngâm:

- Tí Dần không biết chắc rằng họ có hay không có vũ khí hạt nhân, có hay không có khả năng tạo ra những cuộc chiến tranh vi trùng, sinh học hay hoá học để tiêu diệt nhân loại . Mình không kiếm ra không có nghĩa là họ chưa từng có nhưng đã hủy diệt kịp thời . Tí Dần không dám xác quyết một điều gì, Tí Dần chỉ biết họ từ chối không cho những vị thanh tra từ cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế liên hiệp quốc đến khám xét . Chính thái độ mập mờ đó của họ đã tạo ra nghi vấn . Tí Dần cũng biết được rằng Sadam Husein là một nhà lãnh đạo độc tài, đã từng gây ra nhiều vụ thảm sát không căn cơ . Tí Dần nghĩ cuộc chiến có thể bắt đầu từ những tin tức trinh thám không chính xác nhưng cái kết quả của nó là đem lại cho vương quốc Iraq một nền dân chủ thì cuộc chiến cũng không phải là một việc làm vô ích đâu dì Đông Nghi .

Tôi bĩu môi:

- Sao Tí Dần biết được rằng người dân Iraq cần sự dân chủ đó ? Biết đâu họ bị đè nén lâu rồi nên ... quen . Tí Dần không thấy bây giờ họ còn bị náo loạn hơn xưa, khổ cực hơn xưa sao ?

Tí Dần cười hiền hòa:

- Tí Dần không đồng ý với lập luận đó của dì Đông Nghi đâu . Con người sinh ra ai cũng muốn có cái quyền nói lên tiếng nói của chính mình . Tại sao một đứa bé vừa rời lòng mẹ lại khóc oe oe ? Tại sao không cần chỉ hít vào lồng ngực một luồng không khí là buồng phổi tự động nở ra mà phải khóc thét lên một tiếng ? Tí Dần nghĩ tiếng khóc của đứa trẻ sơ sinh cũng như một tiếng nói của riêng nó hầu nhấn mạnh sự có mặt của nó trên cuộc đời này . Thế giới ngày càng tiến bộ, dân trí ngày càng cao, chỉ có những người lãnh đạo bất tài và kém tự tin mới không cho người ta nói lên những điều người ta suy nghĩ, mới muốn cai trị ngu dân . Dường như có một danh hào người Tây nào đó đã nói "Tôi phản đối điều anh nói nhưng tôi sẽ bảo vệ cho đến chết quyền được nói ra điều đó của anh" (*). Tí Dần cũng có cùng một suy nghĩ như ông ta . Mình có quyền không đồng ý với những điều người khác nói nhưng không có cái quyền cấm người ta không được nói lên điều người ta nghĩ dì Đông Nghi biết không ? Bố mẹ vẫn kể cho Tí Dần nghe cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khi xưa đã bị buộc vào tội sáng tác ra những bản nhạc phản chiến giữa lúc chiến tranh Việt Nam đang trong thời kỳ khốc liệt nhất làm chao động lòng chiến sĩ . Tí Dần thì không nghĩ về ông như thế . Tí Dần nghĩ ông chỉ làm những bản nhạc nói lên cảm giác của ông, nói lên một thân phận con người sinh ra trong khói lửa điêu tàn . Nhưng điều đáng nói là trước ngày mất nước, ngay cả lúc có những người nghĩ về ông như một người đi ngược với quyền lợi quốc gia như thế ông vẫn được tự do sáng tác, tự do phổ biến nhạc của mình mà không hề bị bắt bớ cầm tù . Còn bây giờ, khi nước Việt Nam mình đã được "giải phóng", đã dành được "tự do" thì dì Đông Nghi cứ thử về Việt Nam hát nhạc Nhật Trường coi dì Đông Nghi có được "nhà nước ta" mời vô khám chí hoà không cho biết . Tí Dần cảm thấy rất buồn cười mỗi lần Tí Dần nghe một ai đó nói "Việt Nam bây giờ đổi mới lắm, muốn làm gì thì làm, miễn là đừng phê bình chế độ hay phản đối nhà nước" . Dì Đông Nghi nè, làm sao những cụm từ "tự do", "đổi mới" lại có thể đi cùng với "miễn" và "đừng" được hở dì Đông Nghi ? Tí Dần không thể đem lại cái quyền được nói, được phát biểu linh tinh như dì Đông Nghi thường làm cho những người cùng tiếng nói màu da ở bên kia đại dương ngay lúc này được . Tí Dần chỉ có thể làm được những gì nằm trong khả năng hạn hẹp của Tí Dần thôi . Tí Dần tin rằng những gì Tí Dần đang làm là đúng . Dì Đông Nghi đừng hậm hực nữa nhe .

Rồi cái ngày mà chúng tôi lo lắng sợ sệt sẽ xảy ra rốt cuộc cũng phải đến . Tí Dần được về nhà chơi một tuần trước khi trở lại đơn vị chuẩn bị qua Iraq. Ngày chia tay Tí Dần ở phi trường Tí Dần đã ôm lấy tôi ngậm ngùi:

- Dì Đông Nghi, cám ơn dì Đông Nghi lúc nào cũng là chất keo của Tí Dần .

Tôi cố gắng pha trò mà cổ họng nghẹn đắng:

- Ý Tí Dần nói dì Đông Nghi keo kiết đó hở ?

Tí Dần lắc đầu nghiêm trang:

- Không, ý Tí Dần muốn nói dì Đông Nghi bao giờ cũng là một chất cement gắn chặt những gì thân thương của Tí Dần . Nếu ông bà nội, ông bà ngoại, bố mẹ, Na, Ni, và các chú dì là những viên gạch xây lên bức tường cho Tí Dần dựa thì dì Đông Nghi chính là chất hồ giữ những viên gạch đó lại với nhau cho Tí Dần . Người ta có thể chỉ nhìn thấy viên gạch nhưng chất keo mới thật sự đóng phần quan trọng cho bức tường .

Tôi chớp mắt nhìn Tí Dần, Tí Dần của tôi đã từ một đứa bé biến thành một người đàn ông từ lúc nào chẳng rõ . Tôi biết chị Đan Chi đã phải vận dụng một sức mạnh hết sức phi thường mới không khóc trước mặt Tí Dần . Tí Dần lần lượt ôm chặt từng người thân yêu trước khi lên máy bay . Chị Đan Chi là người cuối cùng Tí Dần ôm, hai mẹ con ôm nhau rất lâu, thời gian dường như đứng lặng . Khi rời vòng tay Tí Dần tôi thấy chị Đan Chi đưa hai tay nắm chặt hai bàn tay của Tí Dần, nhìn sững một lúc rồi mới từ từ buông ra ...

Ừ, cuối cùng thì con cũng thực sự vuột khỏi vòng tay của mẹ . Cuối cùng thì mẹ cũng phải nhìn con rời xa cái nôi ấm áp bình yên lao người vào chốn hiểm nguy giông bão, một nơi mẹ chưa hề đặt chân đến nhưng vẫn hiện về hãi hùng trong giấc ngủ từng đêm . Hãy cho mẹ được nhìn hai bàn tay con một lần nữa . Hai bàn tay bé nhỏ ngày nào quơ quàng trong vô thức sờ chạm khuôn mặt mẹ, nghịch ngợm níu kéo những sợi tóc mẹ đến đau điếng . Từ khi có con mẹ cắt luôn mái tóc dài mượt mà một thời con gái không mảy may nuối tiếc . Không phải chỉ vừa mới ngày hôm qua hai bàn tay này còn nhỏ xíu nắm lấy những ngón tay mẹ chập chững bước đi đầu tiên hay sao ? Không phải chỉ vừa trong chớp mắt cái ngày mẹ cầm lấy bàn tay con nắn nót tập cho con viết A, B hay sao ? Ôi, hai bàn tay xinh xinh đã từng bị mẹ bắt xoè ra vờ khẻ lên bằng ngón tay của mẹ với lời doạ nạt "lần sau con còn hư mẹ sẽ lấy cái cây đánh cho như vầy nè" . Hai bàn tay với những ngón dài mỗi mùa đông bị mẹ bắt bôi kem cho khỏi khô để nghe con phụng phịu "con không phải là con gái" . Ừ, những ngón tay ngô ngây một thuở còn nằm yên cho mẹ cắt móng giờ đây sắp phải dùng để đặt vào cò súng buốt lạnh vô tâm . Hai bàn tay của mẹ bỗng trở thành thừa thãi bất lực trước những hiểm nguy con sắp phải đối diện . Hai bàn tay của mẹ vốn không có khả năng giơ ra chống đỡ cho con những viên đạn vô tình . Hai bàn tay của mẹ xa xôi quá để chở che săn sóc, rồi đây chúng sẽ chỉ còn dùng để ôm lấy niềm lo, để chắp lại trong tiếng nguyện cầu bình an cho con . Phải mà con đừng lớn, phải mà con cứ bé bỏng như hôm xưa để mãi mãi mẹ được giữ con trong vòng tay thương yêu của mình . Hãy cho mẹ được bấu chặt những ngón tay của con một lần nữa như luồng sức mạnh trấn áp những cơn ác mộng sắp đến . Ngày con trở về mẹ có còn được cầm lấy hai bàn tay con nóng hổi như hôm nay ? Ngày con trở về con có còn nguyên vẹn thể xác cũng như tâm linh ? Ngày con trở về con có còn là đứa con đầy nhân hậu yêu thương của mẹ hay những va chạm thảm khốc nơi đó sẽ để lại tì vết trong con, sẽ làm con chai hằn trước tha nhân ? Ngày con trở về con có đem về cho mẹ hết từng phần chi thể mẹ đã góp phần tạo dựng và nâng niu ? Ngày con trở về ... ơi con, mẹ phải tin tưởng rằng sẽ có ngày con trở về . Con phải trở về với mẹ đứa con trai thương yêu của mẹ . Con phải trở về với mẹ vì con chính là trái tim, sự sống, và nguồn tâm linh của mẹ hỡi con yêu dấu ...

(như một lời nguyện cầu bình an gửi đến những đứa con không thể về trong ngày của mẹ ...)

05.07.08
Hoài Yên

(*) I do not agree with what you have to say, but I will defend to the death your right to say it. (Voltaire)




--------------------
"bình yên một thoáng cho tim mềm ... "
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Replies
Hoài Yên
post Jun 20 2008, 05:17 AM
Post #2


Bình Yên Một Thoáng
**

Group: Members
Posts: 28
Joined: 9-May 08
Member No.: 70
Country



Không Là Cổ Tích ...

lời người viết:

Em thân mến, tôi không có cái may mắn được quen biết em cũng như chưa một lần tiếp xúc với em cho dù chỉ qua con chữ . Chuyện của em tôi chỉ được nghe kể lại để rồi cứ lãng đãng theo tôi hoài tháng ngày qua . Đã bao lần tôi đặt bút xuống muốn viết về em, về câu chuyện thần tiên như những điều hồn nhiên tuổi nhỏ nhưng rồi tôi lại không làm được . Tôi tìm đến em qua những vần thơ em để lại rồi chợt hiểu tại sao tôi không thể nào viết cho trọn câu chuyện về em cho dù lòng thì rất mong muốn . Em dịu dàng, thùy mị và hiền ngoan quá, em là tất cả những điều phản nghịch với tánh tình tôi mang làm sao tôi diễn tả trọn vẹn được đoạn trường em đã qua . Tôi chỉ là một người tập tành viết lách, e rằng lời văn vụng về của mình sẽ làm hư hao chuyện tình em .

Câu chuyện được bắt đầu rồi lại để đó, khựng lại dở dang như những sôi nổi trong tôi . Nhưng rồi ngày qua ngày những ý nghĩ về em cứ kéo tôi về lại với bài viết cũ . Dường như tôi không thể quên một tình yêu thiêng liêng như thế . Và rồi tôi biết mình sẽ phải hoàn thành câu chuyện dang dở, không có khả năng viết về em nhưng tôi hy vọng rằng mình có thể viết cho em . Cho em và cho cả tôi nữa như một gợi nhớ rằng giữa thời đại khi mà mọi việc đều có thể đem ra so sánh - cân đo - đong đếm - đổi chác - hơn thua - vẫn còn tồn tại một tình yêu không đòi hỏi một tình yêu đáp lại .

Em thân mến, cuộc đời vốn không là cổ tích nên đã chẳng có một nụ hôn đánh thức em từ giấc ngủ trăm năm . Bởi trần gian hiếm hoi những điều kỳ diệu nên tình yêu thiên thần của em đã đi vào huyền thoại ...

Bằng những dòng chữ này HY xin được cám ơn người trong cuộc đã cho phép HY được mượn ý cùng cám ơn người ... ngoài cuộc đã cho HY mượn thơ để hoàn thành bài viết .

... thân tặng anh TD như một lời chia xẻ muộn màng ...


***

Không Là Cổ Tích ...

ngày ... tháng ... năm ...

Người lạ thân thương,

Đêm nay trăng thật khuyết, vòng mỏng mảnh treo trên bầu trời đêm như chiếc kẹp lưỡi liềm nhỏ xíu trên mái tóc nhung đen nhìn cô độc lạ thường . Đêm nay chợt nhiên khó ngủ, nằm trằn trọc mãi cố dỗ mình vào mơ mà cơn buồn ngủ chừng như đã bỏ em đi xa lắm rồi . Không biết có phải tại vầng trăng khuyết nhọn ngoài khung cửa sổ như mảnh vỡ đâm đau hay vì những vần thơ nhói buốt em vừa nhặt được trong giỏ rác phòng ông ban chiều .

Ta vuốt mặt che nỗi hờn vong quốc
Kéo màn đen trùm phủ xứ Trung Nguyên
Từ thiên cổ biết đâu là đất Việt
Đâu bến bờ bộ lạc trống đồng xưa (*)


Em như không tin vào cặp mắt mình . Có phải những vần thơ nghẹn ngào đó là của ông không ? Em nghe bảo ông rời Việt Nam đã lâu lắm rồi cơ mà . Em ngỡ quê hương xưa chỉ còn là những điều mờ nhạt trong ông . Giữa những bộn bề mưu sinh, giữa những hào quang danh vọng ở xứ người thì ra ông vẫn chưa quên . Ông vẫn còn nhớ dải đất nằm khiêm nhường bên bờ Thái Bình Dương xa . Dưng không muôn vàn cảm xúc ùa về trong em một lúc, nỗi nhớ nhà, nhớ phố núi xưa, nhớ mẹ, nhớ anh chị, bè bạn, niềm ngạc nhiên khi khám phá ra ông là một thi sĩ, sự nhận định vỡ lẽ cái lý do mình đã bị ông thôi miên từ những ngày đầu tiên gặp gỡ . Bây giờ thì em đã hiểu tại sao đôi mắt mênh mông và thu hút, xa vắng và thầm lặng của ông đã như luồng điện soi thẳng vào hồn em đến thế . Bởi vấn vương trong đôi mắt ấy là những vần thơ chiêu cùng niềm khắc khoải của những gì để lại sau lưng . Bây giờ thì em đã ... an lòng vì mình không phải bị ông ... hớp hồn chỉ vì cái bề ngoài rất ... ơ ... dễ coi của ông . Ừ, có thế chứ ông nhỉ ? Đường đường là một Miên Hạ đâu dễ chi xao xuyến chỉ vì cái nhân dáng bên ngoài ... Có phải ông đang cười em du côn không ? Ừ, em du côn lắm đấy, hồi xưa còn ở nhà Trà Mi cứ phàn nàn:

- Mày phá phách đâu có thua gì ai đâu nhưng tại cái mặt ngớ ngẩn của mày làm thiên hạ lầm tưởng mày hiền không ai dám nghĩ mày là đứa chuyên môn bày đầu têu .

Người lạ thân thương,

Không hiểu tại sao em bỗng dưng muốn viết lách kể lể với ông về những điều từ lâu vẫn dấu trong tâm tư . Em vốn không có thói quen viết nhật ký, nhớ ngày mới lớn khi nghe mấy đứa bạn cùng lớp khoe với nhau về những cuốn nhật ký của chúng nó em với Trà Mi đã ôm bụng cười nghiêng ngửa . Viết nhật ký, nghe sao mà quê mấy cục, y như những cô tiểu thư con nhà giàu yểu điệu hơi tí thì sướt mướt trong chuyện Quỳnh Dao . Em với Trà Mi đâu có thời giờ làm ba cái chuyện ... vớ va vớ vẩn đó . Ngoài giờ học ra có bao nhiêu giờ còn lại phải để chạy chơi với gió núi, với mưa rừng, với ngàn cây, với bóng lá nữa chứ .

Giờ thì Trà Mi đã xa tít mờ bên kia bờ đại dương, giờ thì nơi đây chỉ còn một mình em, nhìn đâu cũng thấy lạ lẫm, ngó nơi nào cũng chỉ có "ta với trời bơ vơ" .

Người lạ thân thương,

Ngày nơi đây thật dài và đêm cũng đăng đẳng ông có biết không ? Bây giờ em mới thấm thía hơn lời bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn "người ngồi soi bóng mình giữa tường trắng lặng câm ... ", nghe sao mà cô độc, sao mà đau nhói ... Bắt đầu từ đêm nay ông sẽ là cái tường trắng đó cho em viết vẽ lung tung, lảm nhảm những cảm xúc âm ỉ của một đứa con gái xa quê lạc lõng . Ông có bằng lòng không hỡi người rất lạ dưng sao thoáng chốc biến thành gần gũi thân thương ...

ngày ... tháng ... năm ...

Người lạ thân thương,

Ngày hôm nay ông nói chuyện với em, chỉ là những câu hỏi bâng quơ mà có lẽ ông đã quên ngay khi em vừa rời khỏi sân nhà ông vậy mà chúng lại dai dẳng theo em suốt buổi chiều . Giờ đây ngồi viết những dòng chữ này cho ông dường như tay còn run và tim còn đập . Rõ là vớ vẩn phải không ông ? Vớ vẩn như những câu trả lời không đầu cũng chẳng có đuôi của em khi nãy . Em đã luống cuống đến xém chút làm rơi dĩa bánh trên tay khi ông mở cửa bước vào . Ông rối rít xin lỗi:

- Hôm nay xong việc sớm nên tôi về trước giờ quy định . Tôi không làm cô sợ chứ ? Đáng lẽ tôi phải bấm chuông trước . Xin lỗi cô Miên Hạ nhé .

Em đang ngượng ngùng mà cũng muốn phì cười, nhà của ông mà tại sao ông lại phải bấm chuông trước khi vào chứ . Tại ông nhờ hai bác nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa nên em mới có thể ra vô tự nhiên trong căn nhà mà hai bác đã cho chú cháu ông mướn thôi . Có lẽ ông không nhận ra sự vô lý của mình . Em lắp bắp:

- Dạ, không sao . Hai bác nói đem cái bánh này qua cho ... cho cả nhà ăn thôi .

Không biết ông có để ý đến câu trả lời thiếu đại từ, chủ từ tùm lum đó của em không . Thú thật em chẳng biết phải xưng hô với ông như thế nào cho hợp lý, gọi ông bằng "anh" thì có vẻ đường đột quá, gọi ông bằng "chú" thì hơi ... uổng . Vả lại em vốn không thích cách xưng hô theo kiểu "chú Đạt cháu Diễm" này, em thấy nó ... ỡm ờ làm sao sao á . Còn gọi ông bằng ... ông thì em lại sợ ông nghĩ em chê ông ... già . Tiếng Việt Nam của mình phong phú quá đôi khi lại thành ra rắc rối phải không ông ? Ông nhìn dĩa bánh bò nướng của em rồi nói:

- Miên Hạ khéo tay quá nấu cái gì cũng ngon . Mấy đứa cháu tôi cứ nói mười mấy năm nay rồi chúng mới được ăn nhiều món ăn thuần túy Việt Nam ngon như vậy .

Em lại lí nhí những lời cám ơn trong cổ, chợt nghĩ nếu Trà Mi biết được nó sẽ ghẹo "mày mà cũng biết khớp sao". Ừ, biết khớp chứ sao không . Nhất là cặp mắt của ông với cái nhìn cứ xoáy vào người đối diện như thế . Ông hỏi:

- Sao lúc nào tôi cũng thấy Miên Hạ ở nhà vậy ? Không đi chơi đâu sao ?
- Dạ mỗi ngày có đi học và đi chợ đó chứ .

Ông cười hiền lành:

- Đi chợ và đi học đâu phải là đi chơi đâu . Các cháu của tôi than là ở đây im ắng buồn tẻ như một tỉnh lỵ nghèo, chúng nó đang rủ nhau cuối tuần này lái xe về lại bên Santa Ana chơi, Miên Hạ cùng đi với tụi nó cho vui .

Em lắc đầu quầy quậy:

- Dạ thôi, đi xa sợ hai bác lo .

Ông trấn an:

- Không sao đâu, chỉ khoảng chừng nửa ngày lái xe thôi . Để tôi xin phép hai bác cho Miên Hạ nhé . Tôi không về vì tôi thích cái không khí yên tĩnh ở đây hơn nhưng những người trẻ như Miên Hạ thì nên đi chơi cho biết đó biết đây . Nghe Tuấn nói Miên Hạ mới qua Mỹ chừng hơn một năm thôi phải không ? Miên Hạ đi theo diện gì vậy, nếu không trách tôi tò mò ...

Trách ông tò mò thì dĩ nhiên là không rồi, nhưng em còn đang do dự không biết phải kể làm sao cho ông nghe cái sự tích dông dài về sự có mặt của mình trên đất nước này thì điện thoại cầm tay của ông đã reo vang . Ông giơ một ngón tay lên như xin lỗi em rồi nhấc máy . Dường như là một người bạn nào đó của ông vì em nghe ông xưng "mày tao" và cười dòn tan . Không lẽ lại cứ đứng xớ rớ ở nhà ông mãi cũng kỳ nên em vội rút lui . Về đến nhà rồi em lại tiếc ngẩn tiếc ngơ, tại sao lúc đó em không giả vờ dọn dẹp cái gì đó để có dịp nói chuyện với ông sau khi ông cúp điện thoại nhỉ ? Nhưng dọn dẹp cái chi bây giờ ? Em đã dọn dẹp đến sạch trơn nhà ông, nhất là cái ... giỏ rác chứa thơ trong phòng ông từ hồi sáng rồi . Em nhớ hôm ông mới dọn đến, bác trai nói với em:

- Bác mới cho mấy chú cháu người Việt Nam ở bên Orange County qua mướn nhà bên cạnh, họ qua đây đi làm cho cái công trình xây cất của họ . Họ ngỏ ý nhờ bác kiếm người dọn dẹp và nấu cơm tháng cho họ ăn . Sẵn con ở nhà không có việc gì làm cũng buồn, con có muốn giúp họ không thì bác nhận lời ?

Cuộc sống có những hạnh ngộ thật kỳ diệu ông nhỉ ? Làm sao em có thể ngờ được cái gật đầu của mình hôm đấy lại đẩy đưa cho em có cơ hội đọc được những vần thơ ông làm ? Thật ra thì cho dù không biết ông là thi sĩ em cũng muốn kiếm cho mình một việc làm gì đó chứ cứ ở nhà ăn bám hai bác và đi học hoài như vầy em không yên tâm . Hai bác đã làm ơn cho em quá nhiều . Ông có biết hai bác có liên hệ như thế nào với em không ? Nói ra chắc ông cũng chẳng tin đâu . Hai bác chính là ... là bố mẹ chồng của em đấy . Thật mà, sao ông lại cười ?

Người lạ thân thương,

Chợt nhiên nhớ đến những vần thơ của ông:

Tôi vẫn bơi ,
dẫu trôi giạt về ngang dòng thu rất đắng
Con tim cầm cự mái chèo ... tuyệt vọng
Ôi ! ….Những nhánh sông gầy,
cong queo tiềm thức

Đời còn muôn vạn nhánh sông,
biết nhánh nào về ngang dĩ vãng ? (*)


Ừ, em sẽ kéo ông về ngang dĩ vãng của con bé Miên Hạ xưa nhé .

Em sinh ra khi nước đã mất, nhà đã tan . Bố em nằm trong cái hàng ngũ chưa đánh đã được lệnh đầu hàng, chưa thua đã bị bắt giam đó . Mẹ thụ thai em trong một đêm bố được "ân huệ" ngủ ngoài khu thăm nuôi, em nghe mẹ kể không biết bị áp lực từ đâu nhưng có một thời gian họ đã "ban bố" cho những người "tù cải tạo" một đêm với gia đình để họ được tự do tuyên truyền "chính sách khoan hồng và nhân đạo" với dư luận thế giới . Bố đi lao động bị rắn độc cắn chết trong lao tù sau đó không lâu . Mẹ bảo em là món quà sau cùng bố dành cho mẹ . Em sinh ra không biết mặt bố nhưng bù lại em được tận hưởng nguồn suối thương yêu vô hạn từ ông bà nội ngoại, từ các anh chị và từ mẹ . Mẹ sinh em ra thiếu thốn mọi bề, là vợ ngụy nên mẹ không có phương tiện vào nhà thương, không bác sĩ, không y tá, không thuốc men, em lại thiếu tháng và èo uột . Mọi người ai cũng tưởng em sẽ không qua khỏi vì người em tím lịm không khóc lên nổi . Nhưng ý chí cương quyết và tình thương yêu ngút ngàn của me.đã nuôi em lớn . Ông biết không, ngay từ nhỏ em đã biết tình mẹ bao la còn hơn biển thái bình dạt dào nữa cơ, vì biển là phải có bờ, còn tình mẹ thương con thì vô bờ ông ạ .

Mẹ bảo nhờ đất nước được "giải phóng" nên em không còn sữa để uống . Các anh chị sinh ra được uống sữa Guigoz, đến phiên em thì chỉ uống nước gạo mỗi lần mẹ phải đi buôn bán vắng nhà . Không biết có phải vì suy dinh dưỡng hay không mà lúc nào em cũng ốm o gầy guộc . Cả nhà ai cũng lo lắng cho sự sống mong manh của em, ngoại trừ em . Con nít mà ông, biết gì hiểu gì đâu chứ . Em cứ thế lớn lên vô tư trước tất cả mọi việc . Khi một người lớn lên với trái tim yếu đuối thì đâu hề cảm nhận hơi thở lành lặn ra sao đâu mà biết thiếu thốn phải không ông ? Em đã quen với những cơn mỏi mệt bất thường cùng những hơi thở rướn cố . Có hề gì đâu, mạnh khoẻ lại một chút là em lại rong chơi với bạn bè . Em đã có một tuổi thơ thật đẹp, đẹp như vần thơ của ông đấy:

Nếu có thể đi ngược thời gian
anh sẽ đưa em về bé dại
sẽ thơ ngây để được cùng nhau tắm sông
cùng nhau hái trộm xoài
anh sẽ chấm muối những trái xoài non xanh
vào lòng bàn tay em mực tím
sẽ liếm sạch những hạt muối mặn cuối cùng pha mực đắng
nơi lòng bàn tay em (*)


Cám ơn ông đã đem em về lại với thời thơ ấu xưa ông nhé .

Hôm nay kể đến đây thôi nha ông, em phải đi ngủ đây kẻo sáng mai không dậy đi học nổi ...

Em vừa rướn người nhìn qua nhà ông, thấy cửa sổ phòng ông vẫn còn chong đèn ... không biết nên chúc ông làm được bài thơ hay, hay nên chúc ông khắc khoải với ngôn từ để ông lại vất hết thơ trong giỏ rác cho ngày mai em lượm về đọc nữa ?

Một giấc mơ đẹp ông nhé .

ngày ... tháng ... năm ...

Người lạ thân thương,

Em đang hít một hơi thật đầy, thật sâu để kể cho ông nghe tiếp chuyện nè . Hai bác là bạn rất thân với bố mẹ em, bác trai ở chung một tiểu đoàn với bố, bác gái thì cùng buôn bán với mẹ . Bác trai may mắn vượt thoát trước ngày mất nước . Bác gái ở lại chịu chung số mạng vất vưởng với gia đình em một thời gian . Bác gái nói nếu không nhờ mẹ xốc vác lo lắng cả cho gia đình bác nữa thì chắc hai bác đã không có cơ hội đoàn tụ . Khi bác yếu đau một tay mẹ đỡ đần, khi bác hoạn nạn một tay mẹ chăm lo . Hai bác chỉ có hai người con, chị Phi và anh Tú . Chị Phi là bạn của chị em, anh Tú đồng tuổi với người anh thứ hai của em . Tụi em lớn lên bên nhau thân thiết đến độ em chẳng bao giờ phân biệt ai là anh chị ruột của mình . Bác gái cùng chị Phi, anh Tú rời Việt Nam đi sum họp với bác trai khi em còn chưa hết tuổi chơi đồ hàng . Thời gian cứ tuần tự trôi qua, hai bác vẫn đều đặn gửi quà về cho gia đình em mỗi dịp lễ tết . Nhờ tài khéo léo xoay sở của mẹ đời sống tương đối ổn định . Duy chỉ có sức khoẻ của em vẫn dậm chân tại chỗ lì lợm . Sau này nhờ các vị bác sĩ y khoa giỏi dần dần được thả tự do cho hành nghề lại mẹ mới biết van tim của em đã bị hư hại từ hồi còn bé, hình như bên này người ta gọi căn bịnh đó là rheumatic heart disease đó ông . Hôm nọ Trà Mi viết thư cho em bảo "tự điển Việt Nam dịch chữ rheumatic là thấp khớp đó Miên Hạ à . Vậy nói nôm na ra rằng mày có một trái tim ... khập khễnh ". Ừ, chắc là thế, bởi trái tim khập khễnh bước ngắn bước cao nên mãi nó chẳng thể đi đến một cái đích nào để dừng chân .

Các anh chị của em lần lượt người lập gia đình, người đi tu hiến mình cho Chúa, nhà chỉ còn một mình em với mẹ . Một hôm mẹ bảo với em bác gái ngỏ ý muốn về Việt Nam hỏi cưới em cho anh Tú . Em nghe mà giật mình, tuy đã trưởng thành nhưng em chưa thực sự yêu ai . Ừ, thì cũng có một vài hình bóng thoáng qua . Cũng có những cái đuôi lò tò đi theo sau những buổi tan trường . Cũng có những đám đánh tiếng xa gần với mẹ nhưng vẫn chẳng ai làm em xao động đến độ muốn từ giã những ngày con gái . Hôn nhân là một điều còn xa xôi mơ hồ quá cho dù ở tuổi em người ta cũng tay bồng tay bế tùm lum . Trà Mi hay bảo:

- Chúa dựng nên tao với mày nguyên vẹn, không có hai nửa như thiên hạ nên chẳng cần phải đi kiếm cái nửa kia làm gì cho mất công .

Tội nghiệp Trà Mi, con bạn từ thuở chơi u, đánh chuyền với em . Trà Mi yêu ông anh thứ hai của em nhưng anh em lại chọn con đường tu hành . Ngày anh vào đại chủng viện nó cắt phăng mái tóc dài óng ả mượt mà bỏ thành phố đi không nói với ai lời nào . Hơn một tháng sau nó mới trở về, phờ phạc, hốc hác . Nó bảo với em :

- Ông anh mày có trái tim bằng sắt chứ không phải chỉ bằng đá đâu Miên Hạ à . Bởi nếu bằng đá thì còn có ngày nước chảy mòn, còn anh mày thì tao "biểu tình" trước cửa nhà dòng đúng một tháng mà ổng không thèm ra gặp tao nữa .

Em lắc đầu vừa thương vừa giận :

- Mẹ tao mà biết mày quyến rũ anh tao bỏ nhà dòng thì mẹ tao từ mày .

Nói là nói vậy thôi chứ em biết mẹ em thông cảm và thương Trà Mi lắm . Nhưng có người mẹ nào nỡ ngăn cấm khi con mình chọn con đường tu hành đâu phải không ông ? Tu là cõi phúc đó thôi . Cũng may có Trà Mi nên những ngày em không còn ở nhà mẹ cũng còn một đứa con gái hủ hỉ . Trà Mi mở một khu dạy trẻ, ngày ngày tìm nguồn vui nơi những đứa bé thơ ngây và thề không lấy chồng, nó bảo:

- Hôn nhân tự nó đã là một thử thách rồi, còn lấy một người mà mình không yêu nữa hoạ hoằn chỉ có điên mà tao thì còn tỉnh ghê lắm .

Vì những lời đầu độc về hôn nhân và tình yêu của Trà Mi nên tiết lộ của mẹ đã làm em thẫn thờ bối rối không ít . Người ta có thể gửi gấm cả một cuộc đời mình cho một người chỉ có cơ hội tìm hiểu trong vòng ba tuần không ông ? Em biết mẹ muốn em lấy anh Tú không hẳn chỉ vì cái mối giây thân thiết giữa hai gia đình mà quan trọng hơn hết là để em có cơ hội qua ngoại quốc chữa bịnh . Song song với việc mong em có được một đời sống "bình thường" như những người con gái khác mẹ lại lo sợ em không đủ sức khoẻ để làm tròn bổn phận của một người vợ, một người mẹ . Với gia đình anh Tú thì khác, hai bác đã biết em không được khoẻ mạnh nhưng vẫn giang tay ra đón nhận em . Điều đó làm cho mẹ cảm thấy an lòng . Trà Mi trấn an:

- Biết đâu mày sẽ bị tiếng sét ái tình đánh cái xẹc khi gặp ổng thì sao ?

Ngày bác gái và anh Tú về cả nhà nhộn nhịp đón rước, em cũng hồi hộp chờ đợi cái "phút đầu gặp nhau tinh tú quay cuồng" như Trà Mi mô tả để an tâm nhận lời làm vợ người ta theo ý mẹ nhưng mọi việc đều trái hẳn . Ông đừng lo, trái hẳn ở đây không có nghĩa xấu đâu . Trái hẳn chỉ vì em và anh Tú thân thiết với nhau như ... hai anh em . Hai đứa dẫn nhau rong chơi khắp mọi nơi để "tìm hiểu" như hai bà mẹ mong muốn, nhưng từ đầu đã chẳng thấy có một tí rung động gì . Anh Tú rời Việt Nam đã mười mấy năm, dẫu đã thành công ở nước ngoài nhưng vẫn bình dị và thân thương như những ngày tháng cũ . Hai anh em cùng ôn lại những kỷ niệm xưa và đi thăm ông anh em ở đại chủng viện . Ban đầu em ngỡ tại những sợi giây thần kinh của em ... chạy lộn xộn nên khi anh Tú nắm tay em thì em vẫn thản nhiên nhưng khi tưởng tượng ra anh Tú hôn mình thì em lại cảm thấy ... ghê ghê . Ông đừng cười em nhé . Sau này em thố lộ với anh Tú điều đó bị anh Tú cốc đầu . Người ta bảo trái tim có ngôn ngữ và lý lẽ của riêng nó, thoạt nghe thì có vẻ cải lương và sáo ngữ nhưng đúng thật là thế phải không ông ? Tại sao có những người mới gặp là đã khiến mình luống cuống xôn xao, còn có những người cho dẫu có đẩy đến gần nhau, có cố gắng cũng không tạo nên một cảm xúc cỏn con ? Anh Tú kể cho em nghe anh đã có người yêu, một người con gái không được hai bác chấp nhận . Anh bùi ngùi:

- Anh không dám trách bố mẹ Miên Hạ à, vì nếu anh là bố mẹ có lẽ anh cũng xử sự y như thế . Tara là người mỹ da đen và lại có một đứa con riêng . Anh thương Tara vì cái ý chí kiên cường của Tara . Tara không được may mắn sinh trong một gia đình hạnh phúc, mẹ thì nghiện ngập, bố ruột là ai cũng không biết . Mười ba tuổi bị bạn trai của mẹ cưỡng hiếp, mười lăm tuổi Tara mang bầu rồi bị mẹ đuổi ra khỏi nhà khi từ chối phá thai . Tara đã làm đủ mọi việc từ lau nhà cho đến bồi bàn để lấy tiền nuôi mình và nuôi con chứ nhất định không ăn bám vào xã hội . Anh gặp Tara khi đang học đại học, Tara làm trong câu lạc bộ trường anh ban ngày và đi học ban đêm . Từ lòng cảm kích và sự khâm phục đưa đến tình yêu lúc nào chính anh cũng không rõ . Lúc đầu Tara trốn chạy tình yêu của hai đứa, Tara cho rằng mình không xứng đáng nhưng trong tình yêu thì làm gì có chuyện xứng đáng hay không hở Miên Hạ .

Anh Tú kể hai bác không bằng lòng Tara và nhất định bắt anh phải lấy vợ . Cả hai đứa đều thở phào nhẹ nhõm khi thấy mình ... không được yêu . Anh bảo:

- Anh lúc nào cũng nhớ Miên Hạ nên khi mẹ đề nghị anh về đây gặp em anh bằng lòng liền . Đưa em qua đó chữa bịnh cũng là nguyện vọng của anh, anh đi làm có bảo hiểm rất tốt, em đừng lo ngại sợ anh tốn kém . Tụi mình lớn lên bên nhau tình thân còn hơn ruột thịt . Mình sẽ thưa chuyện với bố mẹ anh và mẹ em, qua đó rồi em thích ở chỗ anh thì ở, không thì ở với bố mẹ anh . Trước khi về anh chỉ sợ em ... yêu anh rồi anh sẽ làm em khổ ...

Em xí dài:

- Xời, anh tưởng dễ mà được em yêu lắm sao ?

Ừ, ông nhớ đấy . Em không dễ yêu ai đâu ... nhưng dường như với những trái tim bằng đá như thế một khi ai đó có ... lỡ để lại dấu ấn thì vết hằn sẽ muôn đời không tàn phai ...

Thức trắng vài trăm đêm có đi hết cuộc đờỉ
Thức giấc vài trăm năm có nguôi nhói cuộc tình? (*)


mà phải không ông ?

(còn tiếp)


--------------------
"bình yên một thoáng cho tim mềm ... "
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Posts in this topic
Hoài Yên   Bình Yên Một Thoáng ...   May 9 2008, 09:23 AM
M&N   Cám ơn Hoài Yên ... câu chuyện cảm đ...   May 9 2008, 05:32 PM
Hoài Yên   QUOTE(M&N @ May 9 2008, 06:32 PM) Cá...   Jun 6 2008, 09:03 AM
Hoài Yên   Cõi Về ... Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra ...   Jun 6 2008, 09:10 AM
tdao   Hoài Yên ơi ! tdao đọc đi đọc lại ...   Jun 6 2008, 08:20 PM
Hoài Yên   QUOTE(tdao @ Jun 6 2008, 09:20 PM) Hoài ...   Jun 9 2008, 03:31 AM
M&N   QUOTE(Hoài Yên @ Jun 9 2008, 04:31 AM) ...   Jun 9 2008, 07:56 AM
tdao   QUOTE(Hoài Yên @ Jun 9 2008, 04:31 AM) ...   Jun 9 2008, 09:25 PM
tuyettinh   QUOTE(tdao @ Jun 9 2008, 10:25 PM) Nhưng...   Jun 10 2008, 02:48 AM
Hoài Yên   QUOTE(tuyettinh @ Jun 10 2008, 03:48 AM) ...   Jun 10 2008, 04:03 AM
Hoài Yên   QUOTE(tdao @ Jun 9 2008, 10:25 PM) HY th...   Jun 10 2008, 04:01 AM
Hoài Yên   Định Nghĩa ... - Hôm nay ngồi buồn lôi...   Jun 9 2008, 03:33 AM
DarkAngel   QUOTE(Hoài Yên @ Jun 9 2008, 04:33 AM) ...   Jun 9 2008, 08:20 AM
Bryce   Here is my two-cent comments: Công trình ngư...   Jun 9 2008, 05:03 PM
Hoài Yên   QUOTE(Bryce @ Jun 9 2008, 06:03 PM) Ráng...   Jun 10 2008, 03:58 AM
Hoài Yên   wow, wow ... cám ơn mọi người đã ghé nh...   Jun 10 2008, 03:57 AM
M&N   QUOTE(Hoài Yên @ Jun 10 2008, 04:57 AM)...   Jun 10 2008, 08:51 AM
Hoài Yên   QUOTE(M&N @ Jun 10 2008, 09:51 AM) Xi...   Jun 11 2008, 04:07 AM
DarkAngel   QUOTE(Hoài Yên @ Jun 10 2008, 04:57 AM)...   Jun 11 2008, 04:30 AM
Hoài Yên   QUOTE(DarkAngel @ Jun 11 2008, 05:30 AM) ...   Jun 13 2008, 04:07 AM
Hoài Yên   Khoảng Lặng ... Nguyên An đưa tay kéo s...   Jun 10 2008, 04:05 AM
tdao   Cảm ơn một bài viết nữa của HY ,HY bi...   Jun 10 2008, 06:51 PM
Hoài Yên   QUOTE(tdao @ Jun 10 2008, 07:51 PM) Cảm...   Jun 11 2008, 04:10 AM
Hòn Sỏi   Nhẹ nhàng, dễ thương, vui buồn lẫn lộ...   Jun 13 2008, 01:58 AM
Hoài Yên   QUOTE(Hòn Sỏi @ Jun 13 2008, 02:58 AM)...   Jun 13 2008, 04:10 AM
Hoài Yên   Không Là Cổ Tích ... lời người viết:...   Jun 20 2008, 05:17 AM
DarkAngel   Chérie, mấy bữa nay moi định đăng báo t...   Jun 20 2008, 10:42 AM
Hoài Yên   QUOTE(DarkAngel @ Jun 20 2008, 11:42 AM) ...   Jun 25 2008, 05:09 AM
Hoài Yên   Không Là Cổ Tích ... (tt) ngày ... tháng ....   Jun 25 2008, 05:10 AM
Bryce   HY, Thanks. Cho Bryce biết HY làm hảng nào d...   Jun 25 2008, 09:36 PM
Hoài Yên   QUOTE(Bryce @ Jun 25 2008, 10:36 PM) HY, ...   Jun 26 2008, 03:36 AM
Hoài Yên   Không Là Cổ Tích ... (tt) ngày ... tháng ....   Jul 9 2008, 08:09 AM
tuyettinh   Cho hỏi thăm chủ nhân chút: Kỳ rày Hoài...   Jul 14 2008, 07:22 AM
Hoài Yên   QUOTE(tuyettinh @ Jul 14 2008, 08:22 AM) ...   Jul 14 2008, 08:17 AM
tuyettinh   QUOTE(Hoài Yên @ Jul 14 2008, 09:17 AM)...   Jul 18 2008, 08:01 PM
Hoài Yên   QUOTE(tuyettinh @ Jul 18 2008, 09:01 PM) ...   Jul 23 2008, 04:07 AM
Hoài Yên   Đại Bàng Cánh Soãi ... Tôi tình cờ tìm...   Jul 23 2008, 04:07 AM
tuyettinh   Thanks Hoài Yên đã cầm bút trở lại ...   Jul 23 2008, 06:38 AM
HoangVang!!!   RE: Bình Yên Một Thoáng ...   Jun 7 2010, 02:31 PM


Reply to this topicStart new topic

 



Lo-Fi Version Time is now: 21st July 2025 - 10:14 AM