![]() |
Warning: Declaration of class_bbcode::convert_emoticon($matches = Array) should be compatible with class_bbcode_core::convert_emoticon($code = '', $image = '') in /hermes/bosnacweb07/bosnacweb07as/b283/d5.kekho/public_html/forums/sources/classes/bbcode/class_bbcode.php on line 641
![]() |
![]() ![]()
Post
#1
|
|
![]() Nữ Hoàng Lướt Mạng ![]() ![]() ![]() Group: Sinh Họat Posts: 1,895 Joined: 9-April 08 Member No.: 10 Country ![]() ![]() |
Thép Đen (Chương 1 -- 42) Tâm tư khi in lại Thép Đen Năm 1985, tôi viết xong hai tập hồi ký Thép Đen I & II. Hai năm sau mới tìm được nhà in và phát hành. Năm năm sau Thép Đen tập III mới ra đời. Từ khi Thép Đen I & II được in đến nay đã 15 năm. Trong thời gian đó phần vì sức khoẻ, phần vì gánh nặng gia đình, tôi hầu như không viết lách gì, cũng không sinh hoạt báo chí gì cả. Nhưng thật ngạc nhiên, cứ thỉnh thoảng tôi nhận được một lá thư độc giả nói về Thép Đen. Cả thảy có hơn 300 lá thư. Đài phát thanh Việt Ngữ Quê Hương ở Bắc Cali, Đài Sống Trên Đất Mỹ ở Nam Cali... cho đọc Thép Đen. Có cả những đài cho đọc mà tôi không được biết, chỉ biết do thính giả quen. Bây giờ thì ngoài sách Thép Đen, còn có cả băng audio và đĩa CD Thép Đen nữa. Trong hân hạnh ấy, tôi tự hỏi làm sao mà Thép Đen được đón nhận như vậy? Trước và sau Thép Đen có biết bao hồi ký về lao tù và thời cuộc. Có nhiều bí mật chính trị được phanh phui. Bao nhiêu vị tướng lãnh thuật lại những giai đoạn gay go của đất nước. Bao nhiêu nhà văn tên tuổi ghi lại những cảnh sống tù đầy mà nếu không có văn chương tài năng, khó có thể nói lên những trạng huống cũng như cảm xúc day dứt và cùng cực. Trong khi đó tôi chỉ là một điệp viên không tên tuổi, thi hành một công tác giới hạn, hầu như bị bịt mặt trước thời cuộc, cũng chưa bao giờ viết văn, và ngoài Thép Đen cũng chưa viết gì đáng kể. Hỏi bạn bè, mỗi người cho một ý kiến. Cuối cùng tôi đoán rằng, ngoài một số yếu tố về văn mà Thép Đen cùng góp phần với các tác phẩm khác, có lẽ tính xác thực một cách mộc mạc của Thép Đen đã lôi cuốn độc giả suốt mười mấy năm nay chăng? Có độc giả gửi thư sửa cho tôi số nhà ở phố Hàng Bạc. Có người nhận là vợ của một trung tá cho tôi biết rõ nhiều chi tiết của sự việc ngày ấy v.v... Nhiều độc giả hỏi cô Vân bây giờ ra sao? Nếu các độc giả muốn biết về cô Vân ra sao một phần, thì tôi muốn biết đến một trăm phần, và không phải chỉ có cô ấy mà là tất cả cảnh cũ người xưa của 40 năm trước. Tôi mơ ước có một ngày được về rờ những bức tường xà lim, cái cùm chân và cùm mồm. Tôi khát khao được nhìn thấy cô Vân để tìm xem cô còn những nét gì ngày xưa, và cô còn nhớ tôi không. Tôi muốn được tay bắt mặt mừng với những bạn tù, nếu họ còn sống, để ôn lại những ngày bị đầy đọa trong 2 kiểu tù đầy chắc chỉ còn sót lại cuối cùng trong bước tiến hóa của con người nhân tính từ thế kỷ này. Đã gần 20 năm, tôi chưa về được. Nhưng may cho tôi, có một vị linh mục trẻ và một bạn trẻ độc giả đã lần theo giai đoạn của Thép Đen để đến tận nơi, ghi lại bằng hình ảnh, và quí nhất một anh chị bạn đã gặp “người muôn năm cũ”, của đất Hưng Yên nhiều mầu mỡ, còn thu vào băng hình video mang về cho tôi. Xin quý vị tha lỗi, nếu tôi nói rằng, không ai có thể hiểu hết được tôi sung sướng đến mức độ nào! Có đến vài tháng trời, tôi như sống trở lại những ngày xưa ấy, chỉ trừ không có cái xà lim và không có cùm. Cho nên, một phần để đáp lại sự đón nhận của độc giả, một phần Thép Đen những lần in trước đã không còn, tôi quyết định cho tái bản với sự bổ sung nhiều hình ảnh mới có được. Một điều ngạc nhiên cho chính tôi là, cũng như viết văn, tôi chưa hề vẽ bao giờ, vậy mà chỉ bằng trí nhớ, tôi vẽ được cái cùm mồm, cùm chân, xà lim... trong khi viết Thép Đen gần giống như cái hình chụp bây giờ, cả về hình dáng cũng như kích thước. Vậy, chính vì tính xác thực tạo nên sự hấp dẫn và thuyết phục cho Thép Đen thì lần tái bản này, tôi hy vọng có thể góp thêm vào sự xác thực ấy. Sau hết, tôi xin cảm tạ vị linh mục trẻ, anh chị bạn thân và một độc giả thanh niên nhiều nghĩa tình. Đã giúp tôi giải tỏa được phần nào nỗi niềm trong lòng tôi. Boston ngày 29 tháng 10 năm 200 Hồi Ký Đặng Chí Bình This post has been edited by M&N: Dec 20 2010, 02:10 PM |
|
|
![]() |
![]()
Post
#2
|
|
![]() Nữ Hoàng Lướt Mạng ![]() ![]() ![]() Group: Sinh Họat Posts: 1,895 Joined: 9-April 08 Member No.: 10 Country ![]() ![]() |
Bốn
Nghiệp Dĩ ... Tôi về nhà nằm chờ đợi. Hàng ngày, tôi vẫn lấy sách vở ra miệt mài xem lại để sang năm, bằng mọi giá tôi phải lấy xong phần I Tú Tài. Tôi đã ăn vỏ chuối 2 năm rồi! Chỉ vì sự suy nghĩ của tôi chưa đủ chín chắn, còn ham chơi. Chỉ có những quyết tâm nửa vời, thiếu hẳn ý chí kiên nhẫn, cho nên, tôi đã phải trả một giá đích đáng cho sự học vấn của tôi. Tôi nhớ lại những năm tháng trước đây, vì hoàn cảnh cuộc sống, vì đất nước chia đôi, tôi di cư vào miền Nam và gián đoạn việc học hành. Trước kia, tôi đã biết nghề kim hoàn từ hàng Bạc, Hà Nội. Vào Nam, do gia đình và họ hàng giúp đỡ, cuối 1956 tôi đã mở hiệu bán vàng bạc “Bảo Tín” ở chợ Cây Điệp. Khách hàng là quân nhân trong Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung và mấy làng người miền Nam quanh vùng. Sau gần một năm, càng ngày cửa tiệm càng phát đạt, dù người chủ tuổi đời chỉ mới mười tám, mười chín (bố mẹ và các em tôi ở cùng nhà). Khi ấy, đồng tiền đối với tôi thật dễ dàng. Thỉnh thoảng, một vài người bạn từ Sài Gòn xuống chơi, nói chuyện về các giáo sư, về học hành, về xã hội... Với đầu óc còn quá non dại, tôi nhìn cuộc đời cũng quá đơn giản. Vì thế, tôi cũng đi vào cái chung của mọi người là coi thường những gì mình đang có, và hướng tìm về những cái mình chưa có. Nghĩa là, trong tôi đang dần hình thành những suy nghĩ về cuộc sống của con người trong xã hội. Khi ấy, tôi nghĩ thật đơn giản. Xã hội và con người mỗi ngày mỗi tiến bộ. Vậy, một thanh niên sống trong thời đại đó, ít nhất phải có một kiến thức nhất định nào đó để hiểu biết được , ít ra là khái niệm, về tất cả lãnh vực trong thời đại mà mình đang sống. Hãy tạm thời lấy sự học vấn làm ý niệm đo lường. Những năm 50 trước đây, chỉ cần mức độ là Trung Học Đệ Nhất Cấp là tạm đủ, cho kiến thức của một con người. Nhưng, thập niên 60 phải cần có Tú Tài; chứ Trung Học Đệ Nhất Cấp đã là lạc hậu rồi, không theo kịp đà tiến triển chung của xã hội. Và tới thập niên 70, nếu không đáp ứng được yêu cầu tương đối ấy, người thanh niên sẽ không đủ kiến thức để hiểu biết, dù không cần quán triệt, những sự việc xã hội xẩy ra chung quanh mình. Vậy, bây giờ tôi có tiền để làm gì, khi đầu óc tôi còn mơ hồ về chuyện đất nước và thế giới. Hơn nữa, con người được sinh ra trên thế giới này, phải ít nhất biết một số nơi danh tiếng của nó. Nếu không, thì cũng sẽ chỉ sống một cuộc đời tầm thường, thiếu thốn, chưa đủ ý nghĩa của cuộc sống. Từ những suy nghĩ lẩm cẩm ngây thơ trên, tôi quyết định thôi hiệu vàng. Bố mẹ cũng như họ hàng, trước đây ca ngợi tôi bao nhiêu, bây giờ trách móc tôi bấy nhiêu. Tôi còn nghĩ rất đơn giản là, bây giờ mình còn trẻ hãy gắng học đã, rồi phải đi đây đó để biết nhiều về thế giới này. Đến khi nào ba, bốn mươi tuổi, lúc đó lại trở về mở hiệu vàng (vì ít ra mình đã có kinh nghiệm về mở hiệu vàng rồi). Thật là những suy nghĩ ấu trĩ! Chuyện đời không đơn giản như suy nghĩ của một cậu thanh niên mới lớn. Sau đó, tôi đến ở Trại Học Sinh Di Cư Phú Thọ, Chợ Lớn (Pavie La Mothe) và tiếp tục đi học. (Bao nhiêu kỷ niệm, bạn bè ở trại học sinh này! Sau 30 mươi năm, không biết bây giờ số phận của mỗi người như thế nào?). Tôi ngồi nhà học và chờ ông Cẩn mãi, đã hai, ba tháng rồi mà chẳng thấy ông đến. Vì thế, tôi không còn tin tưởng mấy vể chuyện tình báo ngoại quốc. Tôi nghĩ rằng, trong khi chờ đợi, nếu Thủ Đức có trước thì đi Thủ Đức. Nghĩa là, cái nào có trước tôi sẽ đi cái đó. Cuối 1960, tôi nhận được giấy báo trúng tuyển Thủ Đức và hẹn ngày đi khám sức khoẻ. Thôi, giã từ tình báo miền Bắc! Tôi sẽ đi theo đường binh nghiệp! Về lãnh vực này, tôi cũng có một số khả năng. Sau mấy ngày đi khám sức khoẻ ở bịnh viện Cộng Hòa, rồi đến ngày nhập trường. Hơn một tuần lễ với bao nhiêu sự việc, người mới, sinh hoạt mới của đời quân ngũ! Bỗng một hôm, tôi được gọi lên văn phòng chỉ huy. Tôi vừa đi vừa băn khoăn không hiểu có chuyện gì. Khi tôi vừa bước chân vào cửa phòng, tôi giật mình ngạc nhiên: Ông Cẩn đang ngồi ở một chiếc ghế, đăm đăm nhìn tôi. Hôm nay, ông mặc quân phục, mang lon Đại úy. Chẳng biết ông Cẩn đã chuẩn bị trước với nơi đây như thế nào, ông dẫn tôi sang một phòng trống. Khi tôi vửa ngồi vào ghế, ông cau có, hỏi giật giọng: - Sao Bình lại đi Thủ Đức? Không thể được! Ông lặp đi, lặp lại hai, ba lần câu “Không thể được”. Tôi hơi ngượng ngùng trả lời: - Vì chờ ông lâu quá! Hơn nữa, tôi nghĩ rằng, tôi vào Thủ Đức thì cũng là phục vụ dân tộc, Tổ Quốc vậy. Tay ông khoáng lên lia lịa, ông nói một thôi một hồi: - Không thể được! Không trẻ con như thế được! Thủ Đức thì hàng trăm người có thể vào, còn việc này, không phải ai cũng được. Bình có biết là từ 4 tháng nay, đã bao nhiêu người phải bận rộn về việc này không? Kế hoạch đã đặt xong, nhà cửa đã mướn, mọi việc chuẩn bị đã sẵn sàng. Trên Phủ Tổng Thống đã quyết định có lệnh lấy Bình về bằng bất cứ giá nào. Tôi vô cùng bối rối, lúng túng chẳng biết trả lời thế nào cho xuôi, vì ngay trong thâm tâm tôi cũng ưa đời binh nghiệp. Cuối cùng, tôi mạnh bạo nói: - Thôi, hay ông để theo quân đội cũng thế! Ông ta mở mắt to nhìn tôi, vừa như ngạc nhiên về thái độ từ khước của tôi, vừa như bất mãn khó chịu. Cuối cùng, mắt ông dịu xuống, ông nói một cách cởi mở: - Bình muốn có lon à! Được, nếu Bình muốn, về Sài Gòn sẽ có. Bình cũng sẽ là quân đội vậy. Có lẽ lúc ấy ông sợ hỏng kế hoạch, sẽ bẽ mặt với câp trên, nên ông xuống nước hết mình với tôi. Và, chẳng biết ông Cẩn có lệnh can thiệp như thế nào, ngay hôm đó, tôi đã phải theo ông về Sài Gòn. Tôi vội vàng từ giã mấy người bạn mới lý do “Bố sắp chết nên được phép về ngay”. Sau này với những năm tháng đau thương chất chồng, nhiều lúc tôi ngồi nghĩ lại, nếu lúc ấy tôi cương quyết ở lại Thủ Đức – “Lại chữ nếu quái ác” – có lẽ cuộc đời tôi sẽ thay đổi hoàn toàn trong tương lai. Sai một ly đi một dặm! Những giai đoạn đầu của cuộc đời, ở những chỗ rẽ, nếu chỉ cần xê dịch khác một chút, kết quả sau này sẽ khác nhau một trời một vực. Âu cũng là do nghiệp chướng của đời tôi. |
|
|
![]() ![]() |
Lo-Fi Version | Time is now: 23rd July 2025 - 03:01 AM |