![]() |
Warning: Declaration of class_bbcode::convert_emoticon($matches = Array) should be compatible with class_bbcode_core::convert_emoticon($code = '', $image = '') in /hermes/bosnacweb07/bosnacweb07as/b283/d5.kekho/public_html/forums/sources/classes/bbcode/class_bbcode.php on line 641
![]() |
![]() ![]()
Post
#1
|
|
![]() Nữ Hoàng Lướt Mạng ![]() ![]() ![]() Group: Sinh Họat Posts: 1,895 Joined: 9-April 08 Member No.: 10 Country ![]() ![]() |
Thép Đen (Chương 1 -- 42) Tâm tư khi in lại Thép Đen Năm 1985, tôi viết xong hai tập hồi ký Thép Đen I & II. Hai năm sau mới tìm được nhà in và phát hành. Năm năm sau Thép Đen tập III mới ra đời. Từ khi Thép Đen I & II được in đến nay đã 15 năm. Trong thời gian đó phần vì sức khoẻ, phần vì gánh nặng gia đình, tôi hầu như không viết lách gì, cũng không sinh hoạt báo chí gì cả. Nhưng thật ngạc nhiên, cứ thỉnh thoảng tôi nhận được một lá thư độc giả nói về Thép Đen. Cả thảy có hơn 300 lá thư. Đài phát thanh Việt Ngữ Quê Hương ở Bắc Cali, Đài Sống Trên Đất Mỹ ở Nam Cali... cho đọc Thép Đen. Có cả những đài cho đọc mà tôi không được biết, chỉ biết do thính giả quen. Bây giờ thì ngoài sách Thép Đen, còn có cả băng audio và đĩa CD Thép Đen nữa. Trong hân hạnh ấy, tôi tự hỏi làm sao mà Thép Đen được đón nhận như vậy? Trước và sau Thép Đen có biết bao hồi ký về lao tù và thời cuộc. Có nhiều bí mật chính trị được phanh phui. Bao nhiêu vị tướng lãnh thuật lại những giai đoạn gay go của đất nước. Bao nhiêu nhà văn tên tuổi ghi lại những cảnh sống tù đầy mà nếu không có văn chương tài năng, khó có thể nói lên những trạng huống cũng như cảm xúc day dứt và cùng cực. Trong khi đó tôi chỉ là một điệp viên không tên tuổi, thi hành một công tác giới hạn, hầu như bị bịt mặt trước thời cuộc, cũng chưa bao giờ viết văn, và ngoài Thép Đen cũng chưa viết gì đáng kể. Hỏi bạn bè, mỗi người cho một ý kiến. Cuối cùng tôi đoán rằng, ngoài một số yếu tố về văn mà Thép Đen cùng góp phần với các tác phẩm khác, có lẽ tính xác thực một cách mộc mạc của Thép Đen đã lôi cuốn độc giả suốt mười mấy năm nay chăng? Có độc giả gửi thư sửa cho tôi số nhà ở phố Hàng Bạc. Có người nhận là vợ của một trung tá cho tôi biết rõ nhiều chi tiết của sự việc ngày ấy v.v... Nhiều độc giả hỏi cô Vân bây giờ ra sao? Nếu các độc giả muốn biết về cô Vân ra sao một phần, thì tôi muốn biết đến một trăm phần, và không phải chỉ có cô ấy mà là tất cả cảnh cũ người xưa của 40 năm trước. Tôi mơ ước có một ngày được về rờ những bức tường xà lim, cái cùm chân và cùm mồm. Tôi khát khao được nhìn thấy cô Vân để tìm xem cô còn những nét gì ngày xưa, và cô còn nhớ tôi không. Tôi muốn được tay bắt mặt mừng với những bạn tù, nếu họ còn sống, để ôn lại những ngày bị đầy đọa trong 2 kiểu tù đầy chắc chỉ còn sót lại cuối cùng trong bước tiến hóa của con người nhân tính từ thế kỷ này. Đã gần 20 năm, tôi chưa về được. Nhưng may cho tôi, có một vị linh mục trẻ và một bạn trẻ độc giả đã lần theo giai đoạn của Thép Đen để đến tận nơi, ghi lại bằng hình ảnh, và quí nhất một anh chị bạn đã gặp “người muôn năm cũ”, của đất Hưng Yên nhiều mầu mỡ, còn thu vào băng hình video mang về cho tôi. Xin quý vị tha lỗi, nếu tôi nói rằng, không ai có thể hiểu hết được tôi sung sướng đến mức độ nào! Có đến vài tháng trời, tôi như sống trở lại những ngày xưa ấy, chỉ trừ không có cái xà lim và không có cùm. Cho nên, một phần để đáp lại sự đón nhận của độc giả, một phần Thép Đen những lần in trước đã không còn, tôi quyết định cho tái bản với sự bổ sung nhiều hình ảnh mới có được. Một điều ngạc nhiên cho chính tôi là, cũng như viết văn, tôi chưa hề vẽ bao giờ, vậy mà chỉ bằng trí nhớ, tôi vẽ được cái cùm mồm, cùm chân, xà lim... trong khi viết Thép Đen gần giống như cái hình chụp bây giờ, cả về hình dáng cũng như kích thước. Vậy, chính vì tính xác thực tạo nên sự hấp dẫn và thuyết phục cho Thép Đen thì lần tái bản này, tôi hy vọng có thể góp thêm vào sự xác thực ấy. Sau hết, tôi xin cảm tạ vị linh mục trẻ, anh chị bạn thân và một độc giả thanh niên nhiều nghĩa tình. Đã giúp tôi giải tỏa được phần nào nỗi niềm trong lòng tôi. Boston ngày 29 tháng 10 năm 200 Hồi Ký Đặng Chí Bình This post has been edited by M&N: Dec 20 2010, 02:10 PM |
|
|
![]() |
![]()
Post
#2
|
|
![]() Nữ Hoàng Lướt Mạng ![]() ![]() ![]() Group: Sinh Họat Posts: 1,895 Joined: 9-April 08 Member No.: 10 Country ![]() ![]() |
Ba
Vào Ngành Tình Báo... Tôi về nhà nằm buồn mấy ngày. Lại đúng vào mấy ngày mưa. Mưa thật nhiều, mịt mờ cả đường phố. Tôi nằm nghe mưa rơi trên mái nhà, những hạt mưa rơi xối xả âm vang như tiếng cười đùa trêu chọc. Nhưng, có lúc lại như tiếng reo hò, hối hả thúc giục người con trai không thể nằm buồn tiêu cực trong cuộc sống, phải dậy và nổ lực với những khó khăn trước mặt! Thế là tôi ngồi bật dậy và nỗi buồn của tôi đã như áng mây, trôi về phương trời xa mất hút... Ít ngày sau, tôi được biết Bộ Tổng Tham Mưu thông báo thi tuyển vào lớp Sĩ quan trừ bị Thủ Đức khóa 11. Tôi nộp đơn, ngoài những thủ tục cần thiết, tôi còn nộp kèm theo giấy chứng chỉ của trường Cao Đẳng Quân Sự (giai đoạn đó, học sinh đệ nhị cấp, đều phải qua lớp huấn luyện quân sự này) chứng nhận tôi là Chuẩn Úy trừ bị. Do một số tin tức tôi thâu lượm được, không kể Cần Thơ và Huế, riêng Sài Gòn đã có hơn 1.000 người xin dự thi, trong khi tôi được nghe đồn, khóa Thủ Đức 11 này đặc biệt sẽ lấy 800, vì nhu cầu tình hình chính trị đòi hỏi. Dù thế nào, tôi vẫn phải đem sách vở ra miệt mài học lại. Tuy tôi cũng tự tin vào khả năng của mình. Một ngày cuối tuần, tôi đến Tiệu chơi, anh hỏi tôi: - Bình có thích hoạt động tình báo không? Với khả năng như Bình, nếu Bình thích, tôi sẽ giới thiệu qua ngành quốc ngoại, vì tôi có quen biết. Vừa qua, tôi đã nếm mùi vị tí chút về tình báo, nên tôi gật đầu. Tôi cho anh địa chỉ nhà tôi, và sẽ chờ người đến gặp. Qua những buổi trao đổi với Cao Đình Tiệu, tôi đã hiểu tình báo quốc ngoại ở đây là tình báo ngoài miền Bắc. Lúc đó, quan điểm tư tưởng của tôi thật là đơn thuần. Con người của tôi tự bản tính không sợ những chuyện nguy hiểm, nên luôn luôn ôm ấp một hoài bão, phải làm được một cái gì đó hữu ích cho cuộc đời này, mặc dù tôi chưa hề định hướng việc đó là việc gì. Lý tưởng chống Cộng Sản của tôi, lúc đó vẫn còn lẩn quất chưa rõ mầm. Tôi chưa ý thức được vì sao, tôi một người con trai Việt lại phải ra miền Bắc, vào đất kẻ thù để chống Cộng Sản. Lỗi này là do những người lãnh đạo chế độ miền Nam đã hời hợt sao nhãng, việc giáo dục trong học đường đối với thanh thiếu niên về vấn đề Cộng Sản. Hơn một tháng sau, đến ngày thi tuyển vào trường Thủ Đức. Sau mấy ngày thi, bài vở so với mọi người chung quanh, tôi làm được, nhờ hai bài toán Hình, Đại thì một bài trúng tủ. Thầy Phú đã ra trước đây ở trường Hưng Đạo. Còn bài Việt, tôi hơi vững dạ, vì trong các môn học, môn Việt Văn của tôi vẫn thường có chỗ đứng tạm được. Dù vậy, khi chưa công bố, ai dám cho là mình đã qua. Chính vì thế, trong khi chờ đợi kết quả tôi vẫn cần phải lo chuyện khác nữa. Tôi thi được hơn mười ngày, một hôm có một người chừng ba mươi lăm tuổi tìm tới nhà. Lại là người Trung nữa! Sao trên trung ương nhiều người miền Trung thế? Ông ta tự giới thiệu tên là Cẩn, Ngọc Cẩn, mặc thường phục. Ông ta nói: - Được ông Lâm (tên giả của Cao Đình Tiệu ở lớp học) giới thiệu và nói nhiều về anh. Hôm nay, tôi đến gặp anh. Chúng ta sẽ trao đổi vài câu chuyện. Câu chuyện xoay quanh mấy vấn đề quan điểm, hoải bão, trách nhiệm của người thanh niên đối với dân tộc, Tổ Quốc v.v... Buổi nói chuyện kéo dài chừng hai tiếng đồng hồ, Sau đó, ông Cẩn hẹn buổi khác sẽ đến. Ông đến gặp tôi hai ba lần nữa. Một hôm, ông mang theo một tập lý lịch, bảo tôi ghi điền vào chỗ trống theo yêu cầu. So với tập lý lịch làm ở nhà thờ cha Khuê, lần này thêm một vài chi tiết nữa. Riêng chỗ bạn thân phải 5 người. Lúc ra về, ông nhìn tôi, tình cảm: - Trong khi chờ đợi sự sắp xếp ở trên, tôi hàng ngày cũng rỗi, vậy thỉnh thoảng anh em mình đi chơi phố hỉ? Tôi đồng ý. Chúng tôi có lúc ra bờ sông ngồi chơi, có khi vào quán uống. Một hôm, ông đến bằng xe Lambretta, chở tới vài khu trung tâm Sài Gòn chơi. Trong khi đi đường, ông hỏi chuyện về nhiều lảnh vực khác nhau. Một lần đang đèo đi chơi, bất chợt ông nói: - Quên, có chút việc chúng mình phải sang khu Cầu Cống Khánh Hội. Khi sang tới đó, ông lái xe vào sâu mãi trong một ngỏ hẻm, qua nhiều ngóc ngách ngang dọc, rồi ông để tôi đứng ở ngoài chờ. Ông vào một căn nhà, chừng 5 phút ông trở ra. Khi trở về Sài Gòn, chúng tôi vào nhà hàng Thanh Thế uống nước. Lúc tôi và ông đang cầm ly uống, chiếc mũ của ông để trên bàn, bất ngờ rơi xuống nền gạch chỗ giữa ông và tôi. Ông nhìn tôi, và tôi cũng nhìn ông, cùng đang cầm ly nước. Tôi vẫn thong thả uống và từ từ đặt ly nước xuống bàn. Tôi tiếp tục nói hết câu chuyện và ung dung dụi tàn thuốc lá, rối mới cuối xuống nhặt mũ lên bàn cho ông. Tôi nghĩ, mũ của ông rơi đã rơi rồi, chẳng cần phải vội vàng nhặt ngay, kẻo nó bị hư hỏng hơn. Cho nên, tôi vẫn đường hoàng làm xong việc tôi đang làm giở. Phải nói, lúc đó tôi chưa biết là ông thử sự bình tĩnh của tôi. Lần thứ hai, tôi đã thấy dụng ý của ông. Một lần đang ăn uống, ông rót bia rồi, còn già nửa chai ông đặt ghé lên chiếc khăn lau tay để trên bàn. Lát sau, như vô tình, ông rút chiếc khăn để lau miệng, chai bia tất yếu nghiêng đổ. Phản xạ cấp thời, tôi chộp lấy được. Một lần khác, chúng tôi đang ngồi ở Hòa Hưng, như chợt nhớ ra điều gì, ông quay lại tôi: - Nhờ Bình một chút, tôi ngồi ở đây chờ, Bình lấy xe tôi xuống chỗ công “piscine” Cộng Hòa mua hộ tôi 5 bao thuốc Pall Mall với một bao Capstan, họ bán phía trong cổng ấy. Trên đường đi, tôi thấy vô lý, từ Hòa Hưng xuống Ông Tạ có biết bao nhiêu hàng thuốc lá, tại sao lại xuống mãi hồ bơi Cộng Hòa? Dù suy nghĩ như vậy, nhưng tôi vẫn đến chỗ đó mua cho ông. Khi ông và tôi trở về, ông làm như băn khoăn hỏi: - Mai Bình có rỗi không? Nhìn ông tôi dè dặt: - Tôi chưa biết rõ, nhưng ông cần cái gì ông cứ nói. Ông rút trong túi áo ra một lá thư dán kín, bì thư để trống trơn, đưa cho tôi ông căn dặn: - Ngày mai, Bình có solex, hãy đưa hộ tôi lá thư này cho cái nhà mà hôm nọ Bình với tôi đến, ở trong chợ Cầu Cống đó. Đã gần nửa tháng rồi, vô tình ai để ý làm gì, nhưng do cá tính hay để ý của tôi, tôi đã nhớ. Hôm ấy, tôi thấy ông Cẩn vào một ngôi nhà, tôi nghĩ ông là một người làm tình báo của chính quyền. Như vậy, ngôi nhà đó có dính dáng ít nhiều đến tình báo; nếu không, ít ra chủ nhân cũng quen biết thân thuộc đến đời riêng của ông Cẩn, nên tôi chú ý hơn. Vì vậy, hôm sau tôi đáp ứng được việc ông nhờ, không khó khăn gì cả. Tóm lại, thời gian đó, có thể ông đã thử thách tôi nhiều, nhưng tôi chỉ thấy được 4 lần: - Về đức tính bình tĩnh. - Về tính chấp hành kỷ luật nghiêm chỉnh. - Về trí nhớ cần thiết để hoạt động. - Về phản xạ bén nhậy, chính xác khi sự việc xẩy ra bất ngờ. Về việc mua thuốc lá, nếu ông muốn kiểm tra, chỉ cần trở lại chỗ bán thuốc lá ở hồ bơi Cộng Hòa, hỏi người bán hàng. Một vài phương pháp thử thách như trên, chưa đủ xác định khả năng của một con người. Vì vậy, sau này trong quá trình đào tạo, huấn luyện, còn nhiều thử thách khác nữa. Sau đó, cứ dăm ba ngày, lại một lần ông Cẩn đến đón tôi đi chơi cho tới một hôm, sau buôi đi chơi về, ông thân mật dặn dò: - Kỳ này, tôi có một số công việc bận, vậy Bình về nhà hãy đợi chờ nhé! |
|
|
![]() ![]() |
Lo-Fi Version | Time is now: 23rd July 2025 - 02:59 AM |