Warning: Declaration of class_bbcode::convert_emoticon($matches = Array) should be compatible with class_bbcode_core::convert_emoticon($code = '', $image = '') in /hermes/bosnacweb07/bosnacweb07as/b283/d5.kekho/public_html/forums/sources/classes/bbcode/class_bbcode.php on line 641 Tôi Phải Sống - Linh mục Nguyễn Hữu Lễ - PLEIKU PHỐ NÚI FORUMS

Welcome Guest ( Log In | Register )

> Tôi Phải Sống - Linh mục Nguyễn Hữu Lễ
white pages
post May 30 2008, 09:57 AM
Post #1


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 1,585
Joined: 11-April 08
Member No.: 18
Country



Tôi Phải Sống
Lời Mở Đầu - Bút Ký

Năm Quý Mùi 2003

Kính Dâng Lên Mẹ Việt Nam
Với tâm tình Vọng Cố Hương

Để Tưởng Nhớ

Hương Hồn Cha Má
Để nhớ ơn Sinh Thành Dưỡng Dục

Anh Linh các người anh
Đặng Văn Tiếp
Trịnh Tiếu
Lâm Thành Văn
Để nhớ thời gian trong trại tù Thanh Cẩm

Vong Linh người em
Đỗ Thanh Bình (Bình Thanh)
Để nhớ tình anh em kết nghĩa trong tù

Những người đã nằm xuống
trong cuộc chiến tương tàn trên quê hương.
Để chia sẻ quãng đời bất hạnh

Lạy Chúa! Xin cho lời con nguyện cầu.
Tựa hương thơm bay lên tôn nhan Chúa”


TỰA

Tháng 6 năm nay (2003), từ Tân Tây Lan, linh mục Nguyễn Hữu Lễ gọi điện thoại và ngỏ ý muốn tôi viết lời tựa cho cuốn bút ký “Tôi phải sống" mà ông vừa hoàn tất. Tôi nhận lời không một chút đắn đo vì coi đó là một vinh dự. Tác phẩm này, từ lâu tôi vẫn mong được đọc vì chính bản thân tôi cũng muốn làm một công việc tương tự nhưng không gặp điều kiện thuận lợi để thực hiện.

Sau khi nhận bản thảo, tôi lao vào đọc cuốn bút ký một cách mê say, không ngừng nghỉ. Trải dài trên hơn 400 trang giấy, tác phẩm này được chia thành 11 chương. Mỗi chương gồm một số bài viết có vóc dáng như những bài luận văn được trau chuốt tận tình để quảng bá những dòng suy nghĩ cần phổ biến. Dọc theo chiều dài của tập bút ký, những tình cảnh éo le và những trạng huống hiểm nghèo, bi đát, trong các trại tù cộng sản đã được tác giả thuật lại sống động và trung thực, với một văn phong nhẹ nhàng và tự nhiên như hơi thở. Mặc dầu không phải là một pho truyện trinh thám nhưng người đọc luôn luôn ở trong trạng thái nôn nóng vì muốn biết tác giả viết gì thêm trong những trang kế tiếp. Các liều lượng hỉ, nộ, ai, lạc được phân bổ hài hòa và sử dụng một cách cân nhắc để tránh cho nội dung tác phẩm sự nhàm chán thường gặp.

Lược qua những dòng viết tâm tình ta được biết tác giả sinh ra và lớn lên tại một vùng quê thuộc tỉnh Vĩnh Long. Gia đình theo đạo Công Giáo và cư ngụ trong vòng đai của ngôi thánh đường nhỏ trong làng có tên là nhà thờ Bưng Trường. Ngày tác giả mở mắt chào đời là ngày đất nước đang bị chiến tranh tàn phá. Tiếng bom đạn và những xác chết trôi sông, đối với tác giả cũng như đối với các bạn cùng lứa tuổi, là những âm thanh và cảnh tượng quen thuộc hàng ngày. Kiếp sống lầm than, cơ cực và hoàn toàn thiếu an ninh của người dân thôn dã đã làm mủi lòng người thanh niên mới lớn giàu lòng bác ái. Ta hãy đọc những dòng viết sau đây của tác giả khi ông chuẩn bị bước vào đời. “Tôi nghĩ tới con đường làm linh mục năm tôi 20 tuổi sau khi học xong ban trung học. “Cái nhìn của tôi về hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ... đã ảnh hưởng tới sự lựa chọn của tôi. Tôi quyết định chọn đời linh mục vì tôi biết trong cương vị đó tôi sẽ phục vụ người dân thấp cổ bé miệng hữu hiệu hơn.” ( trang 51 ).

Thụ phong linh mục năm 1970, lúc vừa tròn 27 tuổi, tác giả hăng say làm công việc cứu nhân độ thế, nhưng không may, chưa được bao lâu, thì họa cộng sản đổ sập xuống miền Nam, và chính bản thân ông cũng bị cuốn vào vòng lao lý như hàng triệu người công dân vô tội khác của chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

Sau ngày 30 tháng Tư đen của năm định mệnh 1975, ông lê gót chân, hết nhà tù này đến trại giam khác, từ Nam chí Bắc, để chịu kiếp đọa đầy mà những người cộng sản Việt Nam đã nhẫn tâm áp dụng đối với đồng bào ruột thịt, trong ý đồ vừa trả thù vừa tránh hậu họa sau này cho cái chế độ sâu dân mọt nước. Tắm máu đã không xẩy ra sau khi miền Nam bị cộng sản cưỡng chiếm bằng võ lực, nhưng những gì mà độc giả cảm nhận sau khi đọc cuốn bút ký của linh mục Nguyễn Hữu Lễ, sẽ còn ghê tởm, thâm độc và ác nghiệt gấp triệu lần.

Một phần bút ký “Tôi Phải Sống" tả lại cái khung cảnh hãi hùng của 13 năm tù cộng sản. Vì phải tiếp giáp hàng ngày với thần chết trong suốt quãng đời cơ cực ấy nên tác giả đã xuống quyết tâm phải tồn tại để làm nhân chứng sống cho một giai đoạn cực kỳ thảm thương của đất nước và thay đổi quan điểm sai lầm của một phần dân tộc về một thứ chủ nghĩa ngoại lai đã lỗi thời và đã đi vào sọt rác của lịch sử.

Những chương trong bút ký liên quan đến hệ thống trại tù của cộng sản Việt Nam đã được tác giả ghi lại với một bút pháp tuyệt vời, với một mức độ chính xác chưa từng thấy và với một tấm lòng tha thứ, bao dung hiếm có ngay cả đối với những người rắp tâm tiêu diệt bản thân mình. Đọc tác phẩm này, nếu độc giả không phải là người mau nước mắt thì cũng sẽ rùng mình ghê sợ và xót thương cho số phận của những con người Việt Nam bị chính đồng bào mình đầy đọa xuống đáy tầng của địa ngục trần gian. Mức độ độc ác và tàn nhẫn không thua kém gì những “holocaust" Đức Quốc Xã dành cho người Do Thái trong Thế Chiến thứ hai.

Chế độ tù trong xã hội cộng sản Việt Nam là sản phẩm của một chính sách hủy diệt dấu tay kinh tởm ngoài sức tưởng tượng của con người. Với một thời gian giam giữ vô hạn định giữa bốn bức tường kiên cố của các trại tù hôi hám thiết lập tại những nơi thâm sơn cùng cốc, chính sách này đã biến con người thành con vật. Bằng phép thuật khủng bố tư tưởng nó đã tạo nên những tên phản thầy phản Chúa, phản lại lý tưởng mình theo đuổi. Bằng chủ trương "bỏ đói" nó đã đưa dẫn tù nhân tới chỗ giết nhau chỉ vì một miếng cơm hay mẫu bánh. Thậm chí nó đã thúc đẩy con người nghĩ cả đến việc ăn thịt đồng cảnh để sống còn. Tác giả Nguyễn Hữu Lễ đã thuật lại những "chuyện khó tin nhưng có thật" đó với những giọt nước mắt chảy ngược vào tim vì chính ông là nạn nhân của những hiện tượng kinh hoàng vừa nói. Mặc dù vậy sau khi xếp sách lại chúng ta mới cảm nhận được hết sự chan hòa với tâm tình yêu mến quê hương và dân tộc của một Linh mục tù nhân, chứng nhân và là nạn nhân của bao nhiêu tình cảnh đau thương. Tác giả kết luận: “Hãy để cho bóng tối đi qua và cùng nhau hướng về nguồn sáng của bình minh dân tộc”

"Xã hội tù’” của CSVN là hình ảnh thu hẹp của một xã hội lớn hơn: xã hội Việt Nam sau ngày 30 tháng tư đen tối. Mười ba năm dài đằng đẵng, với thiên chức của một vị linh mục, tác giả đã thành công trong việc cảm hóa và cải tà quy chính rất nhiều đối tượng đã mất hết tính người vì chính sách trại giam của cộng sản. Mong rằng tác giả cũng sẽ thành công một lần thứ hai khi trở lại đời sống bình thường, cho đúng với ước nguyện của ông lúc ban đầu, cho dân tộc được hưởng không khí tự do và cho tổ quốc có điều kiện vươn lên cùng nhân loại văn minh.



Maryland ngày 20 tháng 6 năm 2003

Nguyễn Cao Quyền


Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Replies
white pages
post May 30 2008, 05:57 PM
Post #2


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 1,585
Joined: 11-April 08
Member No.: 18
Country



Cơn Sốt Thời Cuộc



Trong đêm khuya thanh vắng, tôi trằn trọc không ngủ được và nằm ôn lại những biến động của cuộc đời như đang xem cuốn phim quay chậm. Từ ngày miền Nam rơi vào tay cộng-sản, mặc dù mới một năm qua thôi, nhưng đời tôi đã trải qua một bước ngoặt quá lớn. Kể từ cái ngày 30 tháng Tư đen tối đó, tôi cảm thấy mình đã sống trong một thứ nhà tù lớn, có tên là “Nhà Tù Việt Nam”, để rồi hôm nay lại rơi vào một nhà tù nhỏ tại một tỉnh lẻ Cao Nguyên. Giờ này nằm đây, tôi nghĩ ngợi miên man và để mặc cho dòng tư tưởng quay về quá khứ.

Bất giác, tôi nhớ má tôi hết sức, đôi dòng nước mắt tôi chảy ra khi nhớ lại hơn tháng trước đây tôi rời nhà, ngồi trên xe gắn máy của Thạnh, và cùng với anh bạn thân Linh mục này ra đi, trong lúc má tôi đang bệnh nặng. Nhưng lúc bấy giờ tôi không đủ can đảm quay lại nói lời từ giã. Bây giờ má tôi ra sao, nếu biết tôi lâm vào cảnh này liệu má tôi có chịu đựng nổi hay không.

Tôi hồi tưởng lại giai đoạn tôi được chỉ định qua làm cha sở tại Nhà thờ La Mã, đúng một tháng sau khi cộng-sản chiếm miền Nam. Mặc dù chỉ ở họ đạo này một năm, nhưng tôi cũng đã là chứng nhân và đồng thời cũng là nạn nhân của cơn sốt thời cuộc. Tôi đã chứng kiến và chịu đựng bao nhiêu cảnh nhố nhăng, gây ra bởi những hạng người mà dân chúng lúc bấy giờ gọi là “sâu bọ hóa kiếp làm người”.

Những con “sâu bọ hóa kiếp làm người” này đang ngất ngây vì say men chiến thắng. Sẵn có quyền lực trong tay, họ làm mưa làm gió, hết trò này tới trò khác. Họ đã hành xử quyền lực một cách thái quá, gây bao nhiêu thán oán trong dân chúng. Tôi còn nhớ lúc đó, mỗi buổi sáng tôi thấy cô trưởng ấp của tôi, người nhỏ thó, ốm tong teo như con nhái mén, tay cầm roi tre đang “lùa” một tốp chừng 10 nghĩa quân chế độ cũ đi tới từng nhà của “cách mạng”, bắt quỳ gối trước cửa lạy từng người trong nhà để xin lỗi. Anh nào ương ngạnh không chịu quỳ, là roi tre từ sau bổ tới! Màn kịch này được diễn đi diễn lại khá thường xuyên.

Bản thân tôi cũng hứng chịu bao cảnh uất ức nói không nên lời. Tôi còn nhớ một buổi trưa nọ, có một tốp du kích đi ngang qua nhà thờ xứ đạo của tôi. Vài tên dừng chân trước núi Đức Mẹ trước nhà thờ, chế giễu và nói những lời lộng ngôn phạm thượng. Sau khi tôi ngăn can, bọn chúng tức khí vào nhà thờ lật các ảnh tượng xuống, đặt ghế lên đầu các tượng thờ phượng. Tôi bảo thầy Đảm là thầy giúp xứ của tôi xuống xã trình báo sự việc, nhưng bọn du kích đã rượt đánh và thầy giúp xứ phải trốn chạy thoát thân. Hôm sau tôi làm đơn khiếu nại lên huyện và được trả lời: “Vì các đồng chí ấy say rượu!” Thế là hết chuyện!

Thời điểm đó, cơn sốt cách mạng dâng lên quá cao khiến cho nhiều người tự thấy mình cũng phải “cách mạng”. Cách mạng trong lối ăn nói, bằng cách dùng thật nhiều từ cách mạng như “Mỹ-ngụy, đảng ta, khẩn trương, phản ảnh, tự giác, ý đồ...” Cách mạng trong lối ăn mặc, bằng việc mua vội chiếc mũ tai bèo, một đôi dép râu, một bộ quần áo đen bằng vải nylon dầu, một khăn rằn quấn cổ, một cái xà-cột đeo vai. Cách mạng văn hóa bằng cách hát rỉ rả như dế kêu các bản nhạc thời thượng như bài “Chiếc mũ tai bèo”: “Chiếc mũ tai bèo em gửi đến tay, khuya sớm em lo máy may càng nhanh, mối chỉ đường kim theo anh đi giết thù. Anh bộ đội ơi, em ngồi em may mà lòng miền Nam trong tim lửa cháy, có cả tình quê trong chiếc mũ tai bèo!” Hoặc “cao cấp” hơn một chút thì rên rỉ bài “Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây”: “Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn. Hai đứa ở hai đầu xa thẳm. Đường ra trận mùa này đẹp lắm. Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây. Trường Sơn Tây anh đi, thương em bên ấy mưa nhiều, con đường mà gánh gạo...” Vì nghe đi nghe lại nhiều lần nên tôi cũng thuộc các bài hát này, mặc dù không chắc là thuộc đúng từng lời.

Tình cảnh càng tệ hại hơn do thái độ gièm pha của những kẻ xu nịnh, đã lợi dụng thời cơ để nương gió phất cờ. Chúng đã hiện nguyên hình là những quái thai của thời cuộc. Dân chúng gọi bọn này bằng cái tên đầy mỉa mai là “Cách mạng ba mươi”! Ý muốn nói là bọn này chỉ “cách mạng” từ ngày 30 tháng 4. Chính bọn cách mạng “ ba mươi” này đôi khi còn ác ôn hơn đám Việt cộng có “môn bài”! Chúng lợi dụng thời cơ gây ra không biết bao nhiêu uất ức trong dân chúng. Để chứng tỏ thái độ cách mạng của mình, chúng đã biểu diễn nhiều trò quá đáng gây bao đau thương, phẫn uất cho người dân vô tội. Từ đó nỗi bực tức của người dân, đã phát ra thành câu ca dao đen của thời cuộc:


“Việt cộng đứa giết đứa chừa,
“ Ba mươi” giết sạch cho vừa lòng dân”!


Điều đáng buồn hơn nữa, là ngay trong hàng ngũ các Linh mục lúc bấy giờ cũng có người nhi nha nhi nhô với cái “tước vị” trong Ủy Ban Liên Lạc Tôn Giáo của Việt cộng dựng lên. Họ đâu có biết rằng, đây là thứ con đẻ của chế độ mới, một chế độ theo chủ thuyết vô thần, muốn lợi dụng chính những người trong hàng ngũ các tôn giáo để gây chia rẽ rồi đi đến khống chế và làm tê liệt hoạt động của các tôn giáo. Các đại diện trong Ủy Ban Liên Lạc Tôn Giáo được ban phát cho một vài đặc quyền đặc lợi, và có người đã cảm thấy hãnh diện để khoe khoang về điều này. Tôi còn nhớ câu chuyện đã xảy ra cho chính bản thân tôi và khó quên được.

Lúc đó vào khoảng trước lễ Giáng Sinh 1975, và tôi vừa qua làm việc ở tỉnh Bến Tre được sáu tháng. Ngày kia, một cha bạn xứ đạo gần bên mời tôi tới dự tiệc cưới của cô cháu gái được tổ chức ngay tại nhà xứ. Mặc dù hai xứ đạo chỉ cách nhau có sáu cây số, nhưng vì khác xã và ở lại qua đêm nên tôi phải làm đơn xin phép đi đường. Đơn phải có trưởng ấp chứng trước rồi xã mới ký sau. Khổ nỗi, ngày đó cô trưởng ấp của tôi đi bán dừa khô mãi xế chiều mới về, tôi chờ chực mãi rồi cuối cùng cũng xin được chữ ký của cô. Lúc đó đã bốn giờ chiều, tôi vội vàng chạy xuống xã vì sợ trễ giờ công sở đóng cửa. Cũng may là gặp ngay được ông chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Xã kịp lúc nên xin đóng dấu ký tên vào đơn không khó khăn gì lắm.

Cầm được giấy phép đi đường trong tay thì đã gần năm giờ chiều, mà tiệc cưới thì bắt đầu lúc bảy giờ tối hôm đó, như vậy tôi còn được hai tiếng đồng hồ. Nhưng trong hai tiếng đồng hồ đó, tôi còn hai việc phải làm, là cuốc bộ sáu cây số và khi tới nơi, phải trình giấy đi đường cho chính quyền địa phương sở tại đóng dấu ký tên vào, rồi mới có thể an tâm vô nhà xứ dự tiệc cưới. Tôi phải làm cho đủ mọi thủ tục này vì ngày hôm sau, khi về nhà tôi lại phải trình diện một lần nữa với chánh quyền xã với đầy đủ bằng chứng là đêm qua tôi đã ở đâu, có đúng địa điểm như tôi đã ghi trong đơn xin đi đường hay không.

Sở dĩ tôi phải lội bộ vì trước đó mấy hôm chiếc Honda 70 của tôi hết xăng và không thể tìm mua được xăng. Sẵn có dầu lửa, tôi đổ vào xe chạy thử vì có người nói xe Honda chạy “tạm” bằng dầu lửa cũng được, chỉ tội là ra nhiều khói đen và 'bu-dzi' hay bị đóng chấu. Tuy không an tâm, nhưng mua không được xăng thì phải đổ dầu lửa vào chạy chớ biết làm gì hơn? Đổ dầu vào, đạp xe máy nổ ngon lành, có lẽ nhờ chỗ xăng còn sót lại. Tôi chạy được vài cây số, nhưng xe bắn khói đen mù mịt và cứ cà giựt, cà giựt với tiếng máy rống ò ò như tiếng bò bị cắt tiết! Lúc ấy tôi nghĩ bụng:“Mầy muốn gào muốn thét kiểu gì cũng được, miễn cứ chạy cho tao là được rồi!” Một lúc sau, bất thần tôi nghe khịt khịt mấy tiếng và xe yếu dần. Tôi cố vặn tay ga, làm chiếc xe nẩy lên nẩy xuống mấy phát như người trúng phong đòn gánh, rồi im lìm bất động.

Tôi dựng xe lên và cố lôi hết bao nhiêu kiến thức tôi biết về xe Honda như chùi 'bu-dzi', đóng mở chắn gió. Tôi hì hục hàng giờ mà máy vẫn không nổ, chỉ còn nước đẩy xe về nhà dựng vào một xó sau khi đã cẩn thận rút hết dầu lửa ra. Ngày hôm sau, tôi mượn được một xị xăng đổ vào và cùng với một thanh niên đệ tử, hai cha con thay nhau đạp toát cả mồ hôi. Chiếc xe tội nghiệp vẫn cứ trơ ra, nằm yên bất động, tôi bảo:“Thôi cứ tạm thời đi bộ đã con ạ, chờ có dịp mua được xăng hãy sửa xe luôn thể.” Từ ngày đó tôi bắt đầu cuốc bộ!

Sau một tiếng rưỡi đồng hồ rảo bước, tôi tới nơi thì trời đã chạng vạng tối. Tôi vội vào nhà ông Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân xã địa phương để trình giấy đi đường. Mặc dù biết rằng ông không có con dấu ở nhà nhưng chỉ cần ông ký tên, hoặc biết là tôi có tới trình diện là đủ vì tôi không muốn để một sự rắc rối nào xảy ra, sau khi tôi đã gặp quá nhiều khó khăn với địa phương nơi tôi sinh sống. Trước đó bốn tháng có người em từ Vĩnh Long qua thăm tôi, vì quá hạn giấy phép đi đường trễ một ngày mà bị bắt và còn đang bị giam tại huyện Giồng Trôm vì bị tình nghi là CIA. Tôi cũng biết rất rõ là tôi đang bị canh chừng và theo dõi từng bước đi.

Tôi vào tới nhà xứ su khi tiệc đã bắt đầu được một lúc. Có khoảng 50 khách đang ngồi kín căn phòng chánh của nhà xứ. Vị Linh mục chủ nhà và những người quen mừng rỡ đón tiếp tôi. Sau khi bắt tay chào hỏi, tôi ngồi vào bàn với một số các Linh mục trẻ cùng trang lứa và vài ba giáo dân mà tôi quen biết. Những giáo dân này là những tay chịu chơi, uống rượu đế như hũ chìm. Cha sở chủ nhà ngồi chung với vài ba người trong chánh quyền địa phương ở bàn giữa, cách bàn tôi khá xa.

Ngồi chung bàn với tôi có linh mục NVL, một thời học chung với tôi ở Tiểu chủng-viện Vĩnh Long, lúc đó là cha sở của một họ đạo nhỏ cách đấy vài ba cây số. Linh mục NVL là con người thích khoa trương, hay khoác lác về tất cả mọi vấn đề. Tôi chưa hề thấy bất cứ một phạm vi nào khi có ai đề cập tới mà anh chịu đứng thứ nhì hoặc thứ ba bao giờ. Cứ phải là nhất! Bởi đó, tuy dù là bạn học nhưng sau này không mấy khi tôi tiếp xúc, gần gũi, nói rõ hơn là tôi không chịu được tính nết khoa trương của anh ta.

Anh về làm việc trong tỉnh Bến Tre từ năm 1973, còn tôi mới đổi về đó sau ngày mất miền Nam, nên vị trí thế đứng và sự quen lớn với người dân trong vùng có khác nhau. Hầu hết những người làm việc trong chánh quyền mới ở địa phương này đều quen biết NVL, trong khi đó tôi mới chân ướt chân ráo tới nhận họ đạo, chưa quen biết nhiều, lại còn bị tình nghi là CIA và bị chính quyền địa phương tìm cách gây khó dễ, cho người rình rập theo dõi ngày đêm.

Lúc bấy giờ trong tỉnh Bến Tre có một số Linh mục và tu sĩ Công giáo được mời vào Ủy Ban Liên Lạc Tôn Giáo. Linh mục NVL cũng được mời tham gia, nhưng anh không giữ chức vụ gì quan trọng, chỉ là một thành viên tầm thường. Dù vậy Linh mục NVL cũng lấy làm hãnh diện và thích khoe khoang về những lần đi họp ở tỉnh được ở khách sạn loại sang, được ăn ngon, thức ăn đặt từ nhà hàng mang tới. Anh ta lộ vẻ hân hoan ra mặt vì có được một chỗ đứng trong chánh quyền mới, trong khi tại một vài nơi khác, cộng sản đang lùng bắt, áp chế, làm khó làm dễ đủ điều các Linh mục “phản động” và những giáo dân ương ngạnh, chống đối hoặc bất hợp tác với chế độ. Tối hôm ấy Linh mục NVL đang ngồi đối diện với tôi trong bàn tiệc.

Thức ăn ngon và bầu khí vui vẻ làm tôi quên mệt nhọc. Vừa ăn được một chập thì cha Thạnh, ngồi bên cạnh, hỏi tôi tại sao tới muộn. Tôi gác đũa, vui vẻ kể lại diễn tiến thủ tục xin phép đi đường, vụ chiếc Honda “ngộ độc” đang nằm nhà khiến tôi phải cuốc bộ và khi tới đây còn phải ghé vô nhà ông chủ tịch trình giấy tờ để tránh mọi chuyện phiền hà rắc rối v.v... Tất cả mọi người trong bàn tỏ ra hào hứng vui vẻ lắng nghe và lộ vẻ cảm thông với hoàn cảnh tôi đang bị “đì” trên họ đạo La Mã.

Lúc tôi đang nói nửa chừng, NVL vội khoa tay “cướp diễn đàn” bằng một giọng mỉa mai châm chọc:“Trời! Ông La Mã sướng thiệt! Đi đâu cũng có giấy đi đường đóng dấu ký tên đàng hoàng! Còn mình á hả? (quơ tay) Hổng ai chịu cho mình miếng giấy nào. Mỗi lần mình muốn xin giấy đi đường thì mấy anh em trong Ủy Ban nói, (khoác tay) ‘Thôi đi cha ơi, cha đi đâu thì đi, ở đây ai không biết cha mà phải giấy với tờ, giấy tờ là những người khác kìa!’

Anh ta có vẻ cao hứng, chỉ mặt tôi nói tiếp:

- Này, tôi ghen với ông La Mã đấy nhé! Hì...hì...

Những người cùng bàn nhếch mép cười gượng gạo trước câu nói khoa trương có tính cách châm biếm này. Còn tôi, vốn rất nhạy cảm với tánh khoác lác của anh ta, nên lúc đầu nghe nóng ở gáy, sau đó thấy nóng mặt và hình như biết mình muốn phản ứng một cách quyết liệt. Nhưng tôi vội kềm hãm, bình tĩnh và nghiêm nét mặt trả lời:

- Anh L. à! Hoàn cảnh anh khác, tôi khác. Anh nói lên những lời đó ở đây làm gì?

Cha Thạnh ngồi kế bên tôi, dùng đầu gối thúc nhẹ vào chân tôi, ý bảo đừng thèm để ý, cứ nhịn đi cho xong chuyện. Tôi hiểu ý Thạnh, (và cũng nhớ có mấy người trong chánh quyền đang có mặt!), tôi cầm đũa vừa gắp thức ăn vừa nói một cách vui vẻ:“Thôi xin lỗi quý vị, phỏng vấn để lúc khác, giờ cho ăn cái đã, vừa lội bộ hơn tiếng đồng hồ, đang đói mềm người đây!”

Anh em ngồi chung bàn cười ồ sau câu nói giải thoát của tôi và mọi người cầm ly, cầm đũa lên. Nhưng Linh mục NVL chưa chịu buông tha. Khi nghe tôi nhắc tới đi bộ, dây thần kinh “khoác lác” của anh ta lại bị chạm lần nữa, bèn vung tay nói lớn: “Còn xăng ấy hả, trong nhà mình không đủ thùng mà chứa! Tiêu chuẩn mì ăn liền, bột ngọt, xà bông bột cũng vậy, mình xài không hết còn cho người khác! Chiếc Honda 90 phân khối của mình chạy không biết tới bao giờ mới hết xăng. Mấy anh trên Ủy ban nói mình chứa xăng làm gì cho nguy hiểm, coi chừng có ngày cháy nhà thờ, lúc nào cần thì lên cơ quan mà đổ. Mình cũng mong cho nó hết xăng, có dịp đi bộ cho nó khỏe người! Hì...hì...”

Đến đây, tôi không còn kềm chế được nữa! Bằng một phản ứng tự nhiên và nhanh như đòng điện, tôi buông vội đũa xuống, trợn mắt và hai tay nắm khăn trải bàn ăn giật mạnh một phát làm đổ vài ly rượu. Tôi nhìn thẳng vào mặt anh ta, nói rít qua hai hàm răng cắn chặt, vì ngại những người ở các bàn bên nghe thấy:“Câm mẹ cái giọng khốn nạn của anh lại đi!” Thạnh vội vàng ghì lấy tay tôi trong khi thực khách trên bàn lo chụp mấy cái ly ngã nghiêng. Có vài ly rượu đổ tung tóe.

Tôi cảm thấy choáng váng và mệt lả người sau câu nói đó. Tôi vội kéo ghế đứng lên, xin lỗi các người trong bàn ăn và bước ra ngoài. Có người nào bên cạnh cầm tay giữ tôi ở lại, nhưng tôi quyết định ra ngoài. Vừa xoay người bước đi tôi còn nghe tiếng cha Thạnh ở phía sau trách NVL: “L. , mầy không thấy thằng Lễ nó đã quá khổ rồi sao mà còn hành hạ nó nữa?” Tôi cho rằng đây cũng là một hiện tượng quái thai của thời cuộc, và nếu trong tiệc cưới đó không có mặt mấy người trong chánh quyền, có lẽ câu chuyện còn đi xa hơn.


Go to the top of the page
 
+Quote Post

Posts in this topic
white pages   Tôi Phải Sống - Linh mục Nguyễn Hữu Lễ   May 30 2008, 09:57 AM
white pages   Chiếc Nôi Dân Tộc Tôi lên tiếng gọi...   May 30 2008, 09:58 AM
white pages   Nhà Chung Hà Nội Vừa tới ngõ rẽ vào ...   May 30 2008, 09:59 AM
white pages   Hồng Y Trịnh Văn Căn Từ trước tới g...   May 30 2008, 10:00 AM
white pages   Vị Giám Mục Phụ Tá Chúng tôi đi xuố...   May 30 2008, 10:00 AM
white pages   Nét Truyền Thống Còn 10 phút nữa tới ...   May 30 2008, 10:01 AM
white pages   Vết Tích Thời Gian Sau bữa ăn, tôi bư...   May 30 2008, 10:01 AM
white pages   Cuốn Phim Quay Chậm Sau khi thăm cha Sinh, ...   May 30 2008, 10:03 AM
white pages   Chương 1: Bước Ngoặt Cuộc Đời 1 Bư...   May 30 2008, 10:06 AM
white pages   Vùng Bóng Đen Lúc bấy giờ vì thời cu...   May 30 2008, 10:08 AM
white pages   Vùng Kỷ Niệm Ngày tôi rời giáo xứ ra...   May 30 2008, 10:08 AM
white pages   Chuyến Đò Ngang Ra khỏi tỉnh Bến Tre t...   May 30 2008, 10:09 AM
white pages   Những Giá Trị Tinh Thần Trong cơn tức ...   May 30 2008, 10:10 AM
white pages   Việt Nam Đau Thương Trong lúc đứng cúi...   May 30 2008, 10:12 AM
white pages   Cuộc Cờ Người Đồng thời với phần...   May 30 2008, 10:12 AM
white pages   Tỉnh Cơn Mê Đứng nhìn trời, nhìn nư...   May 30 2008, 10:13 AM
white pages   Thành Phố Mỹ Tho Hành khách đi phà đô...   May 30 2008, 10:13 AM
white pages   Đường Xưa Lối Cũ Rời thành phố Mỹ...   May 30 2008, 10:13 AM
white pages   Chuyện Một Chiếc Cầu Vì lượng lưu t...   May 30 2008, 10:14 AM
white pages   Tuổi Thơ Thời Chiến Trong cảnh nhốn n...   May 30 2008, 10:15 AM
white pages   Tình Cảnh Gia Đình Sau khi qua bắc Mỹ T...   May 30 2008, 10:15 AM
white pages   Xa Rời Điểm Tựa Khi tới ngã ba Trung L...   May 30 2008, 10:15 AM
white pages   Bước Thời Gian Lúc tôi đang ngồi nhắ...   May 30 2008, 10:16 AM
white pages   Ơn Sinh Thành Dưỡng Dục Trong những n...   May 30 2008, 10:16 AM
white pages   Các Nữ Tu Ngoài gia đình với nhiều k...   May 30 2008, 10:16 AM
white pages   Chân Trời Mới Tôi sống với kỷ niệm...   May 30 2008, 10:18 AM
white pages   Cái Thú Nhà Quê Tuổi trẻ tôi lớn lên...   May 30 2008, 10:19 AM
white pages   Sợ Trường Học Hàng ngày tôi vẫn ph...   May 30 2008, 10:19 AM
white pages   Nhận Diện Cuộc Đời Sau hai năm học t...   May 30 2008, 10:20 AM
white pages   Thảm Cảnh Gia Đình Năm 1953, khi vừa tr...   May 30 2008, 10:20 AM
white pages   "Thày Bảng Mới" Năm 1955, lúc t...   May 30 2008, 10:20 AM
white pages   Thời Kỳ Phá Ngu Tôi thi đậu bằng ti...   May 30 2008, 10:21 AM
white pages   Tuổi Trẻ Ngô Nghê Những năm đó tầm ...   May 30 2008, 10:21 AM
white pages   Biến Cố Vĩ Đại Cũng trong năm 1957 nà...   May 30 2008, 10:22 AM
white pages   Nôn Nao Cùng Cực Lúc này thầy Quý ở t...   May 30 2008, 10:22 AM
white pages   Khổ Vì Cái Quần Vừa đi được mấy b...   May 30 2008, 10:22 AM
white pages   Thế Giới Mới Con đường từ bắc Mỹ...   May 30 2008, 10:23 AM
white pages   Tô Phở Đầu Đời Cũng trong dịp đi S...   May 30 2008, 10:23 AM
white pages   Những Cuộc "Họp Báo" Sau một ...   May 30 2008, 10:23 AM
white pages   Hai Vị Linh Mục Cuối năm 1957, cha Lê V...   May 30 2008, 10:24 AM
white pages   Cảnh Chợ Chiều Từ sau biến cố đó k...   May 30 2008, 10:24 AM
white pages   Bước Đầu Lên Tỉnh Cuộc đời tôi m...   May 30 2008, 10:25 AM
white pages   Ý Hướng Làm Linh Mục Sau khi thi đậu t...   May 30 2008, 10:25 AM
white pages   Cuộc Đảo Chánh Tôi còn nhớ trưa ngày...   May 30 2008, 10:25 AM
white pages   Xáo Trộn Chính Trị Sau cái chết của T...   May 30 2008, 10:26 AM
white pages   Khủng Hoảng Uy Quyền Trong hoàn cảnh ch...   May 30 2008, 10:26 AM
white pages   Bước Chân Vào Đời Tôi thụ phong Linh ...   May 30 2008, 10:27 AM
white pages   Kết Thúc Ván Cờ Qua những năm đầu tr...   May 30 2008, 10:27 AM
white pages   Trở Về Thực Tại Đang thả hồn theo d...   May 30 2008, 10:28 AM
white pages   Cảnh Tượng Hãi Hùng Chiếc Wolkswagen ti...   May 30 2008, 10:29 AM
white pages   Chặng Cuối Đoạn Đường Khi xe ngừng ...   May 30 2008, 10:29 AM
white pages   Chương Hai: "Đêm Tân Hôn" Giữa T...   May 30 2008, 10:29 AM
white pages   Đi Về Đâu? “Cuộc đời mình rồi s...   May 30 2008, 05:52 PM
white pages   Người Bạn Bất Đắc Dĩ Tôi thở dài...   May 30 2008, 05:53 PM
white pages   Chiều Cao Nguyên Chiếc xe chạy vào khu d...   May 30 2008, 05:53 PM
white pages   Điểm Hẹn Tôi đoán không lầm, chiếc ...   May 30 2008, 05:54 PM
white pages   Quận Lỵ Biên Giới Đức Lập là một ...   May 30 2008, 05:54 PM
white pages   Chim Rẽ Đàn Vừa qua khỏi cổng trại ...   May 30 2008, 05:55 PM
white pages   Hạnh ngộ bất ngờ Tôi ngồi trong lán...   May 30 2008, 05:55 PM
white pages   Cái Đêm Hôm Ấy Đêm Gì Khi chiếc Lan...   May 30 2008, 05:56 PM
white pages   Cơn Sốt Thời Cuộc Trong đêm khuya tha...   May 30 2008, 05:57 PM
white pages   Trò Hề Thế Sự Tôi không thể nhớ h...   May 30 2008, 05:57 PM
white pages   Quay Về Thực Tại Giờ này đã quá kh...   May 30 2008, 05:58 PM
white pages   Chương Ba: Tàu Sông Hương 3 Tàu Sông Hư...   May 30 2008, 05:59 PM
white pages   Trại Gia Ray Nhóm chúng tôi từ trại Ph...   May 30 2008, 06:00 PM
white pages   “Đại Hội” Ruồi Xanh Sau hai ngày đ...   May 30 2008, 06:00 PM
white pages   Đợi Chờ Trong Đau Khổ Một lúc tôi m...   May 30 2008, 06:01 PM
white pages   Người Bạn Tù Linh Mục Lúc đó cha V...   May 30 2008, 06:01 PM
white pages   Chuyện Năm Xưa Chúng tôi sống yên ổn...   May 30 2008, 06:02 PM
white pages   Vĩnh biệt Cha Khâm Và chuyện gì sẽ t...   May 30 2008, 06:03 PM
3 Pages V   1 2 3 >


Reply to this topicStart new topic

 



Lo-Fi Version Time is now: 22nd July 2025 - 11:42 AM