![]() |
Warning: Declaration of class_bbcode::convert_emoticon($matches = Array) should be compatible with class_bbcode_core::convert_emoticon($code = '', $image = '') in /hermes/bosnacweb07/bosnacweb07as/b283/d5.kekho/public_html/forums/sources/classes/bbcode/class_bbcode.php on line 641
![]() |
![]() ![]()
Post
#1
|
|
Bảo vệ tổ quốc ![]() ![]() ![]() Group: Năng Động Posts: 1,585 Joined: 11-April 08 Member No.: 18 Country ![]() ![]() |
Tôi Phải Sống
Lời Mở Đầu - Bút Ký Năm Quý Mùi 2003 Kính Dâng Lên Mẹ Việt Nam Với tâm tình Vọng Cố Hương Để Tưởng Nhớ Hương Hồn Cha Má Để nhớ ơn Sinh Thành Dưỡng Dục Anh Linh các người anh Đặng Văn Tiếp Trịnh Tiếu Lâm Thành Văn Để nhớ thời gian trong trại tù Thanh Cẩm Vong Linh người em Đỗ Thanh Bình (Bình Thanh) Để nhớ tình anh em kết nghĩa trong tù Những người đã nằm xuống trong cuộc chiến tương tàn trên quê hương. Để chia sẻ quãng đời bất hạnh Lạy Chúa! Xin cho lời con nguyện cầu. Tựa hương thơm bay lên tôn nhan Chúa” TỰA Tháng 6 năm nay (2003), từ Tân Tây Lan, linh mục Nguyễn Hữu Lễ gọi điện thoại và ngỏ ý muốn tôi viết lời tựa cho cuốn bút ký “Tôi phải sống" mà ông vừa hoàn tất. Tôi nhận lời không một chút đắn đo vì coi đó là một vinh dự. Tác phẩm này, từ lâu tôi vẫn mong được đọc vì chính bản thân tôi cũng muốn làm một công việc tương tự nhưng không gặp điều kiện thuận lợi để thực hiện. Sau khi nhận bản thảo, tôi lao vào đọc cuốn bút ký một cách mê say, không ngừng nghỉ. Trải dài trên hơn 400 trang giấy, tác phẩm này được chia thành 11 chương. Mỗi chương gồm một số bài viết có vóc dáng như những bài luận văn được trau chuốt tận tình để quảng bá những dòng suy nghĩ cần phổ biến. Dọc theo chiều dài của tập bút ký, những tình cảnh éo le và những trạng huống hiểm nghèo, bi đát, trong các trại tù cộng sản đã được tác giả thuật lại sống động và trung thực, với một văn phong nhẹ nhàng và tự nhiên như hơi thở. Mặc dầu không phải là một pho truyện trinh thám nhưng người đọc luôn luôn ở trong trạng thái nôn nóng vì muốn biết tác giả viết gì thêm trong những trang kế tiếp. Các liều lượng hỉ, nộ, ai, lạc được phân bổ hài hòa và sử dụng một cách cân nhắc để tránh cho nội dung tác phẩm sự nhàm chán thường gặp. Lược qua những dòng viết tâm tình ta được biết tác giả sinh ra và lớn lên tại một vùng quê thuộc tỉnh Vĩnh Long. Gia đình theo đạo Công Giáo và cư ngụ trong vòng đai của ngôi thánh đường nhỏ trong làng có tên là nhà thờ Bưng Trường. Ngày tác giả mở mắt chào đời là ngày đất nước đang bị chiến tranh tàn phá. Tiếng bom đạn và những xác chết trôi sông, đối với tác giả cũng như đối với các bạn cùng lứa tuổi, là những âm thanh và cảnh tượng quen thuộc hàng ngày. Kiếp sống lầm than, cơ cực và hoàn toàn thiếu an ninh của người dân thôn dã đã làm mủi lòng người thanh niên mới lớn giàu lòng bác ái. Ta hãy đọc những dòng viết sau đây của tác giả khi ông chuẩn bị bước vào đời. “Tôi nghĩ tới con đường làm linh mục năm tôi 20 tuổi sau khi học xong ban trung học. “Cái nhìn của tôi về hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ... đã ảnh hưởng tới sự lựa chọn của tôi. Tôi quyết định chọn đời linh mục vì tôi biết trong cương vị đó tôi sẽ phục vụ người dân thấp cổ bé miệng hữu hiệu hơn.” ( trang 51 ). Thụ phong linh mục năm 1970, lúc vừa tròn 27 tuổi, tác giả hăng say làm công việc cứu nhân độ thế, nhưng không may, chưa được bao lâu, thì họa cộng sản đổ sập xuống miền Nam, và chính bản thân ông cũng bị cuốn vào vòng lao lý như hàng triệu người công dân vô tội khác của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Sau ngày 30 tháng Tư đen của năm định mệnh 1975, ông lê gót chân, hết nhà tù này đến trại giam khác, từ Nam chí Bắc, để chịu kiếp đọa đầy mà những người cộng sản Việt Nam đã nhẫn tâm áp dụng đối với đồng bào ruột thịt, trong ý đồ vừa trả thù vừa tránh hậu họa sau này cho cái chế độ sâu dân mọt nước. Tắm máu đã không xẩy ra sau khi miền Nam bị cộng sản cưỡng chiếm bằng võ lực, nhưng những gì mà độc giả cảm nhận sau khi đọc cuốn bút ký của linh mục Nguyễn Hữu Lễ, sẽ còn ghê tởm, thâm độc và ác nghiệt gấp triệu lần. Một phần bút ký “Tôi Phải Sống" tả lại cái khung cảnh hãi hùng của 13 năm tù cộng sản. Vì phải tiếp giáp hàng ngày với thần chết trong suốt quãng đời cơ cực ấy nên tác giả đã xuống quyết tâm phải tồn tại để làm nhân chứng sống cho một giai đoạn cực kỳ thảm thương của đất nước và thay đổi quan điểm sai lầm của một phần dân tộc về một thứ chủ nghĩa ngoại lai đã lỗi thời và đã đi vào sọt rác của lịch sử. Những chương trong bút ký liên quan đến hệ thống trại tù của cộng sản Việt Nam đã được tác giả ghi lại với một bút pháp tuyệt vời, với một mức độ chính xác chưa từng thấy và với một tấm lòng tha thứ, bao dung hiếm có ngay cả đối với những người rắp tâm tiêu diệt bản thân mình. Đọc tác phẩm này, nếu độc giả không phải là người mau nước mắt thì cũng sẽ rùng mình ghê sợ và xót thương cho số phận của những con người Việt Nam bị chính đồng bào mình đầy đọa xuống đáy tầng của địa ngục trần gian. Mức độ độc ác và tàn nhẫn không thua kém gì những “holocaust" Đức Quốc Xã dành cho người Do Thái trong Thế Chiến thứ hai. Chế độ tù trong xã hội cộng sản Việt Nam là sản phẩm của một chính sách hủy diệt dấu tay kinh tởm ngoài sức tưởng tượng của con người. Với một thời gian giam giữ vô hạn định giữa bốn bức tường kiên cố của các trại tù hôi hám thiết lập tại những nơi thâm sơn cùng cốc, chính sách này đã biến con người thành con vật. Bằng phép thuật khủng bố tư tưởng nó đã tạo nên những tên phản thầy phản Chúa, phản lại lý tưởng mình theo đuổi. Bằng chủ trương "bỏ đói" nó đã đưa dẫn tù nhân tới chỗ giết nhau chỉ vì một miếng cơm hay mẫu bánh. Thậm chí nó đã thúc đẩy con người nghĩ cả đến việc ăn thịt đồng cảnh để sống còn. Tác giả Nguyễn Hữu Lễ đã thuật lại những "chuyện khó tin nhưng có thật" đó với những giọt nước mắt chảy ngược vào tim vì chính ông là nạn nhân của những hiện tượng kinh hoàng vừa nói. Mặc dù vậy sau khi xếp sách lại chúng ta mới cảm nhận được hết sự chan hòa với tâm tình yêu mến quê hương và dân tộc của một Linh mục tù nhân, chứng nhân và là nạn nhân của bao nhiêu tình cảnh đau thương. Tác giả kết luận: “Hãy để cho bóng tối đi qua và cùng nhau hướng về nguồn sáng của bình minh dân tộc” "Xã hội tù’” của CSVN là hình ảnh thu hẹp của một xã hội lớn hơn: xã hội Việt Nam sau ngày 30 tháng tư đen tối. Mười ba năm dài đằng đẵng, với thiên chức của một vị linh mục, tác giả đã thành công trong việc cảm hóa và cải tà quy chính rất nhiều đối tượng đã mất hết tính người vì chính sách trại giam của cộng sản. Mong rằng tác giả cũng sẽ thành công một lần thứ hai khi trở lại đời sống bình thường, cho đúng với ước nguyện của ông lúc ban đầu, cho dân tộc được hưởng không khí tự do và cho tổ quốc có điều kiện vươn lên cùng nhân loại văn minh. Maryland ngày 20 tháng 6 năm 2003 Nguyễn Cao Quyền |
|
|
![]() |
![]()
Post
#2
|
|
Bảo vệ tổ quốc ![]() ![]() ![]() Group: Năng Động Posts: 1,585 Joined: 11-April 08 Member No.: 18 Country ![]() ![]() |
Trở Về Thực Tại
Đang thả hồn theo dòng suy tư, chợt tôi nghe tiếng anh tài xế hỏi bên tai: - Ông anh ngồi có chật lắm không? Nhích qua phía tôi một chút đi. Chịu khó chật một chút, không bao lâu nữa tới nơi rồi! Câu hỏi bất ngờ của anh tài xế kéo tôi về thực tại. Có lẽ thấy tôi ngồi yên đã lâu, nên anh tài xế muốn gạ chuyện cho vui. Tôi mỉm cười trả lời: - Không sao đâu anh! Tôi ngồi thoải mái lắm, anh chạy rất cừ, sắp tới Sài Gòn rồi. Người tài xế tuổi trung niên vui tính nhe răng cười như đáp lại lời khen của tôi, xong quay sang trả lời câu hỏi gì đó của một bà ngồi phía sau. Lúc xe đang chạy, anh cười nói huyên thuyên với hết người này tới người khác từ phía sau. Lúc nói chuyện, anh có thói quen hay chửi thề hai tiếng ĐM. Mười câu thì có chín tiếng ĐM vì quen miệng. Tôi ngồi yên, nghe tiếng chửi thề của anh lại rất có duyên. Có lúc tôi lẩn thẩn nghĩ rằng, nếu anh tài xế nói chuyện mà không chêm hai tiếng ĐM đệm vào thì câu chuyện xem ra nhạt nhẽo, mất hào hứng. Ngồi yên một mình khiến tôi suy nghĩ vẩn vơ. Có lúc tôi quay sang nhìn bộ dạng anh tài xế và theo dõi từng động tác của anh. Anh có bộ ria mép rậm dài và đen nhánh, như hai con sâu róm nằm chấu đầu vào nhau. Mỗi khi anh nói cười, bộ ria mép cũng giật giật như hai con sâu róm đang giỡn trững, đùa cợt nhảy vào tấn công nhau, rồi lại nhảy lùi ra né tránh, trông thật ngộ nghĩnh! Mỗi khi có chiếc xe lô nào ngược đường qua mặt, anh đều chào bạn tài xế xe kia bằng cách nhấc mấy đầu ngón tay của bàn tay trái như cái quạt được xòe ra, trong khi bàn tay phải vẫn để gá nhẹ trên tay lái, miệng cười nói vui vẻ. Tôi ngồi kế bên, theo dõi một cách thích thú cách hai anh tài xế chào nhau. Khi thấy có xe lô ngược chiều từ xa, tôi lại để ý các ngón tay anh. Khi hai xe giáp nhau, các ngón tay anh tự động dương lên, rồi lại hạ xuống, như cửa các tiệm buôn được điều khiển tự động bằng “mắt thần”. Hình ảnh vui vui này đã giúp tôi quên thực tại trên một đoạn đường dài. Hành khách ngồi phía sau đa số là những người bình dân. Nghe họ nói chuyện, tôi biết họ đã quen nhau và đi lại thường xuyên để buôn bán trên tuyến đường này. Cách họ đùa cợt với anh tài xế cũng chứng tỏ họ là những hành khách thường xuyên của anh. Tôi ngồi yên lặng suốt từ lúc bước lên xe, một phần vì chẳng quen ai và cũng không có chuyện gì để nói, vả lại lòng tôi đang rối như tơ vò. Câu hỏi cứ lập đi lập lại trong đầu, tới bến xe Phú Lâm rồi đi đâu nữa? Tự nhiên tôi đâm ra lo lắng và cầu mong cho xe chạy chậm lại, chạy thật chậm lại, càng chậm càng tốt, để nếu có thể thì không bao giờ tới bến. Anh tài xế vui tánh nãy giờ nói năng đùa cợt với các bà ngồi sau, lại quay sang hỏi tôi khi vừa qua khỏi cầu Long An một đỗi. - Ông anh xuống Xa Cảng hả? - Vâng, tôi xuống Xa Cảng. Người ta gọi xa cảng miền Tây ở Phú Lâm bằng cái tên gọn là Xa Cảng. Thấy tôi trả lời không có vẻ hào hứng, anh tài xế yên lặng một chút rồi vẫn nhìn thẳng phía trước nói: - Buổi chiều vắng xe mình đi lẹ, chút nữa tới rồi. Ông anh ở Sài Gòn à? Bình thường có lẽ tôi cũng vui vẻ tiếp chuyện anh tài xế, nhưng lúc đó tôi chỉ đối đáp hững hờ cho qua chuyện: - Không, lên thăm bà con. Anh ta gạ chuyện tiếp theo: - Vậy ông anh ở Mỹ Tho à? - Không! Tôi ở Bến Tre... tôi làm việc ở Bến Tre, nhưng gia đình ở Vĩnh Long. Nghe hai tiếng Vĩnh Long, anh ta quay sang tôi vui vẻ như gặp được đồng hương: - Vĩnh Long à? Tôi cũng có thằng bạn ở Vĩnh Long, nó có tiệm bán máy đuôi tôm ở ngã ba Cần Thơ tên là... tên là... tên là gì tôi quên rồi, trong dãy phố của Đức cha Thục đó. Hồi trước giải phóng nó khá lắm, bây giờ hổng biết nó ra sao, lâu rồi tôi cũng không gặp nó. Tôi bị dị ứng khá nặng khi nghe ai dùng hai tiếng “giải phóng” để nói về biến cố 30 tháng 4 năm 1975, ngày cộng-sản chiếm miền Nam, nhưng anh tài xế dùng hai tiếng “giải phóng” cũng vô thức và đầy thói quen như hai tiếng “ĐM” trong câu chuyện. Hiểu như vậy nên tôi không cảm thấy khó chịu nên vui vẻ trả lời: - Tôi có biết dãy phố của Đức cha Ngô Đình Thục. Yên lặng một lúc, nhìn thẳng về phía trước, như để ôn lại kỷ niệm của thời xa xưa, anh nghiêng đầu qua tôi: - Thành phố Vĩnh Long cũng đẹp, lúc trước giải phóng tôi hay xuống đó chơi, có lần tôi xuống tới quận Chợ Lách nữa. Vô mấy vườn trái cây ở đó mặc sức mà ăn! Còn gái Vĩnh Long thì khỏi phải nói, nhất là gái Nha Mân đẹp có tiếng! Ông anh có đồng ý không? Vừa hỏi anh ta vừa nheo mắt nhìn tôi một cách hóm hỉnh, tôi đính chánh và tránh né đề tài: - Nha Mân thuộc về Sa Đéc rồi! Lúc đó xe đang ngon trớn phóng nhanh và tôi thấy mấy chiếc xe khá xa về phía trước đang chạy chậm lại nhưng anh tài xế đang vui câu chuyện hình như không chú ý, anh vội quay qua tôi tỏ vẻ ngạc nhiên: - Ủa, tôi tưởng là Nha Mân thuộc về Vĩnh Long chớ! Tôi nhớ hồi trước có lần... có lần…ĐM! Lại trạm kiểm soát! Tối rồi mà còn nút chặn! Anh ta vội ngắt ngang câu chuyện với tôi, ngoái đầu lại phía sau như cái máy, báo động: -Trạm kiểm soát đó nghe bà con, có giấy tờ gì lo móc sẵn ra, để chạy cho nó lẹ! Tối rồi.... Chiếc xe ngừng lại khá gấp. Vì mải lo nói chuyện và không để ý mấy xe trước đã dừng, nên anh vội đạp thắng, làm hành khách ngả nghiêng. Tiếng la, tiếng cười nói, tiếng rủa sả lại rộn cả lên từ đám bạn hàng quen thuộc từ phía sau. Lúc bấy giờ là cuối tháng Tư năm 1976, một năm sau ngày cộng-sản chiếm miền Nam. Tôi không hiểu chính quyền cộng-sản thời đó áp dụng chính sách kinh tế kiểu gì, chỉ biết là đi tới đâu, cũng nghe dân chúng rên rỉ, than phiền về tình trạng ngăn sông cấm chợ. Trên các trục giao thông đường bộ cũng như đường thủy, có quá nhiều trạm kiểm soát. Thời kỳ đầu, các trạm kiểm soát đủ loại mọc lên khắp nơi, cách một đoạn chừng mươi cây số lại có một trạm, về sau này có thưa đi một chút nhưng vẫn còn quá nhiều. Lúc đầu kiểm soát giấy đi đường, kiểm soát thẻ đăng bộ xe gắn máy, kiểm soát giấy tờ hóa đơn đồng hồ, cà rá v.v... Ai không có hóa đơn thì tịch thu chờ “cứu xét”. Về sau này, kiểm soát hàng hóa như đậu lạc, dừa khô, thịt heo, hoa quả vải vóc và các thứ khác. Nhưng ở đời, vỏ quít dày có móng tay nhọn. Chánh quyền càng tăng cường kiểm soát thì các con buôn càng có nhiều mánh khóe tinh vi hơn để qua mặt chánh quyền. Khi có nhiều kẻ qua mặt thì chánh quyền lại tăng cường thêm các trại kiểm soát và cứ thế cả hai đàng cùng leo thang chơi trò “cút bắt kinh tế”. Tôi có nghe được khá nhiều câu chuyện về mánh lới con buôn dùng để vượt qua các trạm kiểm soát, trong đó có chuyện sau đây làm tôi nhớ mãi. Có một người đàn bà bụng mang dạ chửa, nhưng vì quá nghèo nên phải tảo tần mua bán độ nhật qua ngày. Chị lén “buôn lậu” vài loại hoa quả như chuối, dừa khô v.v... Có hôm bị nhân viên kiểm soát kinh tế bắt tịch thu mất vốn, cũng có khi chị năn nỉ họ thương tình tha cho vì xét ra dăm ba trái dừa khô, một ít nải chuối cũng chẳng đáng là bao. Nếu gặp phải thịt heo thì không thể tha được, vì món hàng này bị cấm ngặt, do đó nếu ai giấu được vài ký thịt qua trạm kiểm soát sẽ lời bằng mấy lần người khác buôn hoa quả. Chị đàn bà có mang này cứ tiếp tục buôn bán hoa quả thời gian khá lâu. Một ngày nọ chị cũng đi buôn dừa khô như thường lệ, nhưng hôm đó bất ngờ chị phải đứng chờ trước trạm kiểm soát khá lâu. Một lúc sau, nhân viên kiểm soát ngạc nhiên thấy máu chảy ướt cả hai bàn chân của chị, tưởng là chị đã tới lúc sanh con, nên nhân viên kiểm soát vội vàng gọi y tá tới giúp. Mặc dù chị quyết liệt từ chối, nhưng ai lại để chị sanh con giữa đường giữa sá bao giờ! Khi tới nơi mới vỡ lẽ ra, chị ta chẳng bầu bì gì cả. Thì ra từ bao lâu nay chị đã buôn lậu hàng tạ thịt heo bằng cách bó thật chặt vào bụng khi qua các trạm kiểm soát, và dĩ nhiên là chị ta chỉ “có bầu” để qua mặt nhân viên kiểm soát. Mặc dù lục soát rất kỹ nhưng có ai sờ nắn bụng đàn bà có mang bao giờ. Hôm ngày chị “ở cữ ” vì kẹt trước trạm quá lâu, và thịt heo gói trong bọc nhựa loại xấu vỡ ra, làm máu chảy dọc theo hai bên chân dài xuống ướt cả bàn chân mới ra cớ sự. Hàng trăm thứ tội chỉ tại vì cái bọc nhựa kém chất lượng! Loại bọc nhựa đen ngòm làm bằng chất nhựa nấu lại, vì thời buổi ấy tìm đâu ra túi loại trắng làm bằng thứ nhựa nguyên chất? Chiếc xe của tôi bò từ từ, nối đuôi theo sau đoàn xe khá dài đang đi ngang qua trạm kiểm soát. Tôi e ngại mỗi khi xe ngừng lại các trạm, vì kinh nghiệm cho biết bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra tại các nút chặn như thế này. Mỗi lần qua trạm, tôi đều nhớ lại cảnh tượng hãi hùng mà tôi đã chứng kiến, cũng xảy ra trên tuyến đường này một năm về trước. Hôm đó, mới 5 ngày sau khi cộng-sản chiếm miền Nam, tôi đang ở Nhà thờ Chánh tòa Vĩnh Long và có việc phải đi Sài Gòn cùng với một vài người trên chiếc xe Wolksvagen của cơ quan bác ái Caritas. Trên quốc lộ 4 ngày hôm đó thật hỗn loạn khác thường, nào xe lớn xe nhỏ, nào người dân, nào du kích mang súng ống đạn được... đông nghẹt cả đường lộ như cảnh bán chợ trời. Cách quãng vài trăm thước lại có một nhóm vài ba anh du kích mặc đồ đen, đội nón tai bèo, mang dép râu, khăn rằn quấn cổ mang súng AK hoặc M16, đưa tay chận xe lại và xét! Tôi cũng chẳng biết họ xét cái gì, vũ khí thì chúng tôi không có, giấy tờ thì chúng tôi có nhưng họ lại không biết đọc. Cuối cùng họ xét... hóa đơn! Bất cứ thứ gì, nhất là đồng hồ đeo tay mà không có hóa đơn đều bị giữ lại để chờ mang hóa đơn tới chuộc về. Tôi nghe rất nhiều khổ chủ của những xe gắn máy, của các chiếc đồng hồ đang cố gắng giải thích cho các anh du kích trong rừng vừa mới ra này hiểu rằng, không bao giờ họ cần phải mang theo hóa đơn khi đi đường. Nhưng giải thích thì cứ giải thích còn việc “cách mạng” làm thì họ cứ làm. Xe tôi rời nhà từ sáng sớm, cho tới xế chiều thì bò gần tới Cái Bè, tức là gần nửa đoạn đường 130 cây số Vĩnh Long - Sài Gòn. Tính ra chúng tôi đi được 50 cây số trong 7 tiếng đồng hồ. Xe cứ bò đi, lại bị chận kiểm soát rồi lại bò đi, lâu lâu xe dừng lại cho mấy anh du kích quá giang. Khi tới Cái Bè lại kiểm soát và lần này thì một anh du kích có sáng kiến rất lạ lùng, anh cầm ngửa một cái nón lá của phụ nữ, leo lên xe tôi và ra lệnh tất cả hành khách ai có bất cứ một thứ giấy tờ gì thì ném hết vào. Chúng tôi nhìn nhau e ngại trước cái lệnh quái đản này, vì nếu không còn giấy tờ tùy thân nữa thì chúng tôi sẽ ra sao trong tình thế hỗn độn này? Tôi lên tiếng hỏi: - Anh à, nếu anh giữ giấy tờ chúng tôi ở đây, các trạm tới hỏi chúng tôi làm sao? Anh du kích điềm nhiên trả lời: - Bà con nói là anh Tư Lớn ở Cái Bè đã giữ! Trời ơi, giấy tờ tùy thân của chúng tôi trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng này mà anh “Tư Lớn” coi như... lá khoai! Nhưng chúng tôi không thể giải thích hoặc cưỡng lệnh anh “Tư Lớn”, nhất là khi nhìn thấy cái nòng súng AK đen ngòm và bóng láng trên vai anh. Tôi biết tốt nhất là ném giấy tờ vào cái nón lá. Đó cũng là lần cuối cùng tôi còn nhìn thấy cái thẻ căn cước của tôi thời Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi trở thành mình trần thân trụi, tôi cảm thấy vô cùng ngao ngán. Đi hay về? Chúng tôi bắt đầu hỏi nhau, cuối cùng chúng tôi quyết định tiếp tục đi Sài Gòn, vì đàng nào thì giấy tờ cũng đã mất. |
|
|
![]() ![]() |
Lo-Fi Version | Time is now: 22nd July 2025 - 11:40 AM |