![]() |
Warning: Declaration of class_bbcode::convert_emoticon($matches = Array) should be compatible with class_bbcode_core::convert_emoticon($code = '', $image = '') in /hermes/bosnacweb07/bosnacweb07as/b283/d5.kekho/public_html/forums/sources/classes/bbcode/class_bbcode.php on line 641
![]() |
![]() ![]()
Post
#1
|
|
Bảo vệ tổ quốc ![]() ![]() ![]() Group: Năng Động Posts: 1,585 Joined: 11-April 08 Member No.: 18 Country ![]() ![]() |
Tôi Phải Sống
Lời Mở Đầu - Bút Ký Năm Quý Mùi 2003 Kính Dâng Lên Mẹ Việt Nam Với tâm tình Vọng Cố Hương Để Tưởng Nhớ Hương Hồn Cha Má Để nhớ ơn Sinh Thành Dưỡng Dục Anh Linh các người anh Đặng Văn Tiếp Trịnh Tiếu Lâm Thành Văn Để nhớ thời gian trong trại tù Thanh Cẩm Vong Linh người em Đỗ Thanh Bình (Bình Thanh) Để nhớ tình anh em kết nghĩa trong tù Những người đã nằm xuống trong cuộc chiến tương tàn trên quê hương. Để chia sẻ quãng đời bất hạnh Lạy Chúa! Xin cho lời con nguyện cầu. Tựa hương thơm bay lên tôn nhan Chúa” TỰA Tháng 6 năm nay (2003), từ Tân Tây Lan, linh mục Nguyễn Hữu Lễ gọi điện thoại và ngỏ ý muốn tôi viết lời tựa cho cuốn bút ký “Tôi phải sống" mà ông vừa hoàn tất. Tôi nhận lời không một chút đắn đo vì coi đó là một vinh dự. Tác phẩm này, từ lâu tôi vẫn mong được đọc vì chính bản thân tôi cũng muốn làm một công việc tương tự nhưng không gặp điều kiện thuận lợi để thực hiện. Sau khi nhận bản thảo, tôi lao vào đọc cuốn bút ký một cách mê say, không ngừng nghỉ. Trải dài trên hơn 400 trang giấy, tác phẩm này được chia thành 11 chương. Mỗi chương gồm một số bài viết có vóc dáng như những bài luận văn được trau chuốt tận tình để quảng bá những dòng suy nghĩ cần phổ biến. Dọc theo chiều dài của tập bút ký, những tình cảnh éo le và những trạng huống hiểm nghèo, bi đát, trong các trại tù cộng sản đã được tác giả thuật lại sống động và trung thực, với một văn phong nhẹ nhàng và tự nhiên như hơi thở. Mặc dầu không phải là một pho truyện trinh thám nhưng người đọc luôn luôn ở trong trạng thái nôn nóng vì muốn biết tác giả viết gì thêm trong những trang kế tiếp. Các liều lượng hỉ, nộ, ai, lạc được phân bổ hài hòa và sử dụng một cách cân nhắc để tránh cho nội dung tác phẩm sự nhàm chán thường gặp. Lược qua những dòng viết tâm tình ta được biết tác giả sinh ra và lớn lên tại một vùng quê thuộc tỉnh Vĩnh Long. Gia đình theo đạo Công Giáo và cư ngụ trong vòng đai của ngôi thánh đường nhỏ trong làng có tên là nhà thờ Bưng Trường. Ngày tác giả mở mắt chào đời là ngày đất nước đang bị chiến tranh tàn phá. Tiếng bom đạn và những xác chết trôi sông, đối với tác giả cũng như đối với các bạn cùng lứa tuổi, là những âm thanh và cảnh tượng quen thuộc hàng ngày. Kiếp sống lầm than, cơ cực và hoàn toàn thiếu an ninh của người dân thôn dã đã làm mủi lòng người thanh niên mới lớn giàu lòng bác ái. Ta hãy đọc những dòng viết sau đây của tác giả khi ông chuẩn bị bước vào đời. “Tôi nghĩ tới con đường làm linh mục năm tôi 20 tuổi sau khi học xong ban trung học. “Cái nhìn của tôi về hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ... đã ảnh hưởng tới sự lựa chọn của tôi. Tôi quyết định chọn đời linh mục vì tôi biết trong cương vị đó tôi sẽ phục vụ người dân thấp cổ bé miệng hữu hiệu hơn.” ( trang 51 ). Thụ phong linh mục năm 1970, lúc vừa tròn 27 tuổi, tác giả hăng say làm công việc cứu nhân độ thế, nhưng không may, chưa được bao lâu, thì họa cộng sản đổ sập xuống miền Nam, và chính bản thân ông cũng bị cuốn vào vòng lao lý như hàng triệu người công dân vô tội khác của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Sau ngày 30 tháng Tư đen của năm định mệnh 1975, ông lê gót chân, hết nhà tù này đến trại giam khác, từ Nam chí Bắc, để chịu kiếp đọa đầy mà những người cộng sản Việt Nam đã nhẫn tâm áp dụng đối với đồng bào ruột thịt, trong ý đồ vừa trả thù vừa tránh hậu họa sau này cho cái chế độ sâu dân mọt nước. Tắm máu đã không xẩy ra sau khi miền Nam bị cộng sản cưỡng chiếm bằng võ lực, nhưng những gì mà độc giả cảm nhận sau khi đọc cuốn bút ký của linh mục Nguyễn Hữu Lễ, sẽ còn ghê tởm, thâm độc và ác nghiệt gấp triệu lần. Một phần bút ký “Tôi Phải Sống" tả lại cái khung cảnh hãi hùng của 13 năm tù cộng sản. Vì phải tiếp giáp hàng ngày với thần chết trong suốt quãng đời cơ cực ấy nên tác giả đã xuống quyết tâm phải tồn tại để làm nhân chứng sống cho một giai đoạn cực kỳ thảm thương của đất nước và thay đổi quan điểm sai lầm của một phần dân tộc về một thứ chủ nghĩa ngoại lai đã lỗi thời và đã đi vào sọt rác của lịch sử. Những chương trong bút ký liên quan đến hệ thống trại tù của cộng sản Việt Nam đã được tác giả ghi lại với một bút pháp tuyệt vời, với một mức độ chính xác chưa từng thấy và với một tấm lòng tha thứ, bao dung hiếm có ngay cả đối với những người rắp tâm tiêu diệt bản thân mình. Đọc tác phẩm này, nếu độc giả không phải là người mau nước mắt thì cũng sẽ rùng mình ghê sợ và xót thương cho số phận của những con người Việt Nam bị chính đồng bào mình đầy đọa xuống đáy tầng của địa ngục trần gian. Mức độ độc ác và tàn nhẫn không thua kém gì những “holocaust" Đức Quốc Xã dành cho người Do Thái trong Thế Chiến thứ hai. Chế độ tù trong xã hội cộng sản Việt Nam là sản phẩm của một chính sách hủy diệt dấu tay kinh tởm ngoài sức tưởng tượng của con người. Với một thời gian giam giữ vô hạn định giữa bốn bức tường kiên cố của các trại tù hôi hám thiết lập tại những nơi thâm sơn cùng cốc, chính sách này đã biến con người thành con vật. Bằng phép thuật khủng bố tư tưởng nó đã tạo nên những tên phản thầy phản Chúa, phản lại lý tưởng mình theo đuổi. Bằng chủ trương "bỏ đói" nó đã đưa dẫn tù nhân tới chỗ giết nhau chỉ vì một miếng cơm hay mẫu bánh. Thậm chí nó đã thúc đẩy con người nghĩ cả đến việc ăn thịt đồng cảnh để sống còn. Tác giả Nguyễn Hữu Lễ đã thuật lại những "chuyện khó tin nhưng có thật" đó với những giọt nước mắt chảy ngược vào tim vì chính ông là nạn nhân của những hiện tượng kinh hoàng vừa nói. Mặc dù vậy sau khi xếp sách lại chúng ta mới cảm nhận được hết sự chan hòa với tâm tình yêu mến quê hương và dân tộc của một Linh mục tù nhân, chứng nhân và là nạn nhân của bao nhiêu tình cảnh đau thương. Tác giả kết luận: “Hãy để cho bóng tối đi qua và cùng nhau hướng về nguồn sáng của bình minh dân tộc” "Xã hội tù’” của CSVN là hình ảnh thu hẹp của một xã hội lớn hơn: xã hội Việt Nam sau ngày 30 tháng tư đen tối. Mười ba năm dài đằng đẵng, với thiên chức của một vị linh mục, tác giả đã thành công trong việc cảm hóa và cải tà quy chính rất nhiều đối tượng đã mất hết tính người vì chính sách trại giam của cộng sản. Mong rằng tác giả cũng sẽ thành công một lần thứ hai khi trở lại đời sống bình thường, cho đúng với ước nguyện của ông lúc ban đầu, cho dân tộc được hưởng không khí tự do và cho tổ quốc có điều kiện vươn lên cùng nhân loại văn minh. Maryland ngày 20 tháng 6 năm 2003 Nguyễn Cao Quyền |
|
|
![]() |
![]()
Post
#2
|
|
Bảo vệ tổ quốc ![]() ![]() ![]() Group: Năng Động Posts: 1,585 Joined: 11-April 08 Member No.: 18 Country ![]() ![]() |
"Thày Bảng Mới"
Năm 1955, lúc tôi 12 tuổi và đang học lớp nhì tại Mai Phốp, dì phước dạy tôi lúc đó là Dì Tư Loan. Một buổi sáng, có người đàn bà trẻ dẫn đứa con trai vào lớp tôi, người học trò mới này tên là Quỳ. Dì Tư gọi anh là trò Quỳ, lúc bấy giờ chúng tôi có chữ “trò” đứng trước tên của mình. Quỳ cũng bằng tuổi với tôi, nhưng dáng rất hiền từ như con gái. Người gầy ốm và cao dong dỏng, cổ cao đầu tròn húi cua. Mới nhìn qua trông Quỳ giống như con cò con đang nằm trong tổ, vì đầu trọc và cổ anh khá dài. Người học trò lạ mặt ngỡ ngàng và ít nói đứng xớ rớ kế bàn của Dì Tư, tay mân mê viền áo bà ba trắng đang mặc trên người. Cái cách Quỳ cài cúc áo làm tôi chú ý vì anh cài cả nút ở cổ, trông có vẽ quê mùa chất phác trong khi bọn “ma cũ” chúng tôi cũng mặc áo bà ba nhưng không cài nút sát cổ, như vậy trông oai và hợp thời trang hơn. Nói tóm lại, Quỳ gây cho tôi một ấn tượng khi anh vừa theo mẹ bước chân vào lớp. Những ngày tiếp theo Quỳ trở thành một hiện tượng của lớp, anh là người hiền từ hiếm có và giỏi toán một cách đặc biệt, giỏi quá là giỏi! Cho đến đỗi Dì Tư phải ngạc nhiên. Những bài toán Dì Tư cho trong lớp, Quỳ làm một cách dễ dàng trong khi bọn chúng tôi phải è ạch một cách khổ sở, nhất là tôi, là người dốt toán nhất lớp. Từ đó, mỗi khi làm toán, Dì Tư gọi Quỳ lên bảng và sau khi giải đáp nhẹ nhàng lanh lẹ, Dì kêu anh “dạy” lại cho cả lớp chúng tôi nghe. Vô tình trí thông minh của người học trò mới này đã hại anh ta. Đám con trai chúng tôi bắt đầu ghét Quỳ, vì anh ta càng giỏi bao nhiêu thì càng lòi ra sự dốt nát của chúng tôi bấy nhiêu, nhất là tôi là người có lúc nghĩ không biết trên thế gian này còn ai khác dốt toán như tôi hay không! Mỗi lần Dì Tư khen Quỳ là y như chúng tôi bị một trận đay nghiến càng làm cho chúng tôi bực tức anh ta. Cả bọn con trai chúng tôi hè nhau gọi Quỳ cái tên đầy mỉa mai là “Thầy Bảng mới” và bày tỏ thái độ tẩy chay anh ta thấy rõ. Phải nói tôi là tên đứng đầu trong nhóm “quân dữ” tẩy chay Quỳ, vì anh ta đã “hại” tôi nhiều nhất. Trong lớp, tôi kéo bè kéo cánh, không cho đứa nào nói chuyện với Quỳ, giờ ra sân chơi chúng tôi không cho Quỳ nhập bọn đá banh bằng trái banh tennis. Có những lúc tôi thấy Quỳ âm thầm đứng trơ trọi một mình ở góc sân trong giờ ra chơi. Có hôm thấy Quỳ xin chơi đánh đũa với bọn con gái. Nhìn thấy cảnh đó tôi rất hả dạ và nghĩ: “Mầy làm khổ tao trong lớp thì tao làm khổ mầy ngoài sân!” Lúc đó tôi biết là Quỳ rất khổ tâm chịu đựng trong một thời gian khá lâu nhưng không dám nói ra vì bọn ma cũ chúng tôi rất đông. Rồi một hôm Quỳ vắng mặt trong lớp. Tôi cảm thấy dễ chịu vì sự vắng mặt của “Thầy Bảng mới” nhưng cũng chẳng thắc mắc gì. Qua hôm sau, trước giờ đọc kinh, Dì Tư bảo cả lớp cầu nguyện cho trò Quỳ bị bệnh lên đậu mùa. Tôi nghe giật mình, tự nhiên cảm thấy hối hận vì đã ngược đãi người bạn hiền lành do sự ghen tức, và thương Quỳ chẳng may bị chứng bệnh nguy hiểm làm chết rất nhiều người lúc đó. Tôi quyết tâm sẽ xin lỗi và đối xử thân ái và bảo vệ Quỳ khi anh trở lại lớp. Một tuần lễ sau vẫn vắng bóng người học trò hiền từ, tôi càng lo lắng và thương anh nhiều hơn. Tôi nhớ Quỳ nhưng chúng tôi không được phép tới thăm vì bệnh này rất hay lây. Hàng ngày trong giờ ra chơi tôi vô nhà thờ đọc kinh cầu nguyện cho Quỳ được mạnh. Sự hối hận vì đã ngược đãi Quỳ cách vô lý đang hành hạ tôi. Một buổi sáng, đang giờ học, tôi thấy mẹ Quỳ vào lớp. Tôi đâm ra lo sợ trong lòng. Mẹ Quỳ vào báo tin Quỳ vừa chết đêm qua! Tôi gục đầu xuống ghế ngồi khóc lên thành tiếng khi nghe tin đó. Và tôi vẫn khóc về sau này mỗi khi nhớ tới Quỳ, mặc dù đã mấy chục năm trôi qua. |
|
|
![]() ![]() |
Lo-Fi Version | Time is now: 22nd July 2025 - 11:50 AM |