Warning: Declaration of class_bbcode::convert_emoticon($matches = Array) should be compatible with class_bbcode_core::convert_emoticon($code = '', $image = '') in /hermes/bosnacweb07/bosnacweb07as/b283/d5.kekho/public_html/forums/sources/classes/bbcode/class_bbcode.php on line 641 Tôi Phải Sống - Linh mục Nguyễn Hữu Lễ - PLEIKU PHỐ NÚI FORUMS

Welcome Guest ( Log In | Register )

> Tôi Phải Sống - Linh mục Nguyễn Hữu Lễ
white pages
post May 30 2008, 09:57 AM
Post #1


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 1,585
Joined: 11-April 08
Member No.: 18
Country



Tôi Phải Sống
Lời Mở Đầu - Bút Ký

Năm Quý Mùi 2003

Kính Dâng Lên Mẹ Việt Nam
Với tâm tình Vọng Cố Hương

Để Tưởng Nhớ

Hương Hồn Cha Má
Để nhớ ơn Sinh Thành Dưỡng Dục

Anh Linh các người anh
Đặng Văn Tiếp
Trịnh Tiếu
Lâm Thành Văn
Để nhớ thời gian trong trại tù Thanh Cẩm

Vong Linh người em
Đỗ Thanh Bình (Bình Thanh)
Để nhớ tình anh em kết nghĩa trong tù

Những người đã nằm xuống
trong cuộc chiến tương tàn trên quê hương.
Để chia sẻ quãng đời bất hạnh

Lạy Chúa! Xin cho lời con nguyện cầu.
Tựa hương thơm bay lên tôn nhan Chúa”


TỰA

Tháng 6 năm nay (2003), từ Tân Tây Lan, linh mục Nguyễn Hữu Lễ gọi điện thoại và ngỏ ý muốn tôi viết lời tựa cho cuốn bút ký “Tôi phải sống" mà ông vừa hoàn tất. Tôi nhận lời không một chút đắn đo vì coi đó là một vinh dự. Tác phẩm này, từ lâu tôi vẫn mong được đọc vì chính bản thân tôi cũng muốn làm một công việc tương tự nhưng không gặp điều kiện thuận lợi để thực hiện.

Sau khi nhận bản thảo, tôi lao vào đọc cuốn bút ký một cách mê say, không ngừng nghỉ. Trải dài trên hơn 400 trang giấy, tác phẩm này được chia thành 11 chương. Mỗi chương gồm một số bài viết có vóc dáng như những bài luận văn được trau chuốt tận tình để quảng bá những dòng suy nghĩ cần phổ biến. Dọc theo chiều dài của tập bút ký, những tình cảnh éo le và những trạng huống hiểm nghèo, bi đát, trong các trại tù cộng sản đã được tác giả thuật lại sống động và trung thực, với một văn phong nhẹ nhàng và tự nhiên như hơi thở. Mặc dầu không phải là một pho truyện trinh thám nhưng người đọc luôn luôn ở trong trạng thái nôn nóng vì muốn biết tác giả viết gì thêm trong những trang kế tiếp. Các liều lượng hỉ, nộ, ai, lạc được phân bổ hài hòa và sử dụng một cách cân nhắc để tránh cho nội dung tác phẩm sự nhàm chán thường gặp.

Lược qua những dòng viết tâm tình ta được biết tác giả sinh ra và lớn lên tại một vùng quê thuộc tỉnh Vĩnh Long. Gia đình theo đạo Công Giáo và cư ngụ trong vòng đai của ngôi thánh đường nhỏ trong làng có tên là nhà thờ Bưng Trường. Ngày tác giả mở mắt chào đời là ngày đất nước đang bị chiến tranh tàn phá. Tiếng bom đạn và những xác chết trôi sông, đối với tác giả cũng như đối với các bạn cùng lứa tuổi, là những âm thanh và cảnh tượng quen thuộc hàng ngày. Kiếp sống lầm than, cơ cực và hoàn toàn thiếu an ninh của người dân thôn dã đã làm mủi lòng người thanh niên mới lớn giàu lòng bác ái. Ta hãy đọc những dòng viết sau đây của tác giả khi ông chuẩn bị bước vào đời. “Tôi nghĩ tới con đường làm linh mục năm tôi 20 tuổi sau khi học xong ban trung học. “Cái nhìn của tôi về hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ... đã ảnh hưởng tới sự lựa chọn của tôi. Tôi quyết định chọn đời linh mục vì tôi biết trong cương vị đó tôi sẽ phục vụ người dân thấp cổ bé miệng hữu hiệu hơn.” ( trang 51 ).

Thụ phong linh mục năm 1970, lúc vừa tròn 27 tuổi, tác giả hăng say làm công việc cứu nhân độ thế, nhưng không may, chưa được bao lâu, thì họa cộng sản đổ sập xuống miền Nam, và chính bản thân ông cũng bị cuốn vào vòng lao lý như hàng triệu người công dân vô tội khác của chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

Sau ngày 30 tháng Tư đen của năm định mệnh 1975, ông lê gót chân, hết nhà tù này đến trại giam khác, từ Nam chí Bắc, để chịu kiếp đọa đầy mà những người cộng sản Việt Nam đã nhẫn tâm áp dụng đối với đồng bào ruột thịt, trong ý đồ vừa trả thù vừa tránh hậu họa sau này cho cái chế độ sâu dân mọt nước. Tắm máu đã không xẩy ra sau khi miền Nam bị cộng sản cưỡng chiếm bằng võ lực, nhưng những gì mà độc giả cảm nhận sau khi đọc cuốn bút ký của linh mục Nguyễn Hữu Lễ, sẽ còn ghê tởm, thâm độc và ác nghiệt gấp triệu lần.

Một phần bút ký “Tôi Phải Sống" tả lại cái khung cảnh hãi hùng của 13 năm tù cộng sản. Vì phải tiếp giáp hàng ngày với thần chết trong suốt quãng đời cơ cực ấy nên tác giả đã xuống quyết tâm phải tồn tại để làm nhân chứng sống cho một giai đoạn cực kỳ thảm thương của đất nước và thay đổi quan điểm sai lầm của một phần dân tộc về một thứ chủ nghĩa ngoại lai đã lỗi thời và đã đi vào sọt rác của lịch sử.

Những chương trong bút ký liên quan đến hệ thống trại tù của cộng sản Việt Nam đã được tác giả ghi lại với một bút pháp tuyệt vời, với một mức độ chính xác chưa từng thấy và với một tấm lòng tha thứ, bao dung hiếm có ngay cả đối với những người rắp tâm tiêu diệt bản thân mình. Đọc tác phẩm này, nếu độc giả không phải là người mau nước mắt thì cũng sẽ rùng mình ghê sợ và xót thương cho số phận của những con người Việt Nam bị chính đồng bào mình đầy đọa xuống đáy tầng của địa ngục trần gian. Mức độ độc ác và tàn nhẫn không thua kém gì những “holocaust" Đức Quốc Xã dành cho người Do Thái trong Thế Chiến thứ hai.

Chế độ tù trong xã hội cộng sản Việt Nam là sản phẩm của một chính sách hủy diệt dấu tay kinh tởm ngoài sức tưởng tượng của con người. Với một thời gian giam giữ vô hạn định giữa bốn bức tường kiên cố của các trại tù hôi hám thiết lập tại những nơi thâm sơn cùng cốc, chính sách này đã biến con người thành con vật. Bằng phép thuật khủng bố tư tưởng nó đã tạo nên những tên phản thầy phản Chúa, phản lại lý tưởng mình theo đuổi. Bằng chủ trương "bỏ đói" nó đã đưa dẫn tù nhân tới chỗ giết nhau chỉ vì một miếng cơm hay mẫu bánh. Thậm chí nó đã thúc đẩy con người nghĩ cả đến việc ăn thịt đồng cảnh để sống còn. Tác giả Nguyễn Hữu Lễ đã thuật lại những "chuyện khó tin nhưng có thật" đó với những giọt nước mắt chảy ngược vào tim vì chính ông là nạn nhân của những hiện tượng kinh hoàng vừa nói. Mặc dù vậy sau khi xếp sách lại chúng ta mới cảm nhận được hết sự chan hòa với tâm tình yêu mến quê hương và dân tộc của một Linh mục tù nhân, chứng nhân và là nạn nhân của bao nhiêu tình cảnh đau thương. Tác giả kết luận: “Hãy để cho bóng tối đi qua và cùng nhau hướng về nguồn sáng của bình minh dân tộc”

"Xã hội tù’” của CSVN là hình ảnh thu hẹp của một xã hội lớn hơn: xã hội Việt Nam sau ngày 30 tháng tư đen tối. Mười ba năm dài đằng đẵng, với thiên chức của một vị linh mục, tác giả đã thành công trong việc cảm hóa và cải tà quy chính rất nhiều đối tượng đã mất hết tính người vì chính sách trại giam của cộng sản. Mong rằng tác giả cũng sẽ thành công một lần thứ hai khi trở lại đời sống bình thường, cho đúng với ước nguyện của ông lúc ban đầu, cho dân tộc được hưởng không khí tự do và cho tổ quốc có điều kiện vươn lên cùng nhân loại văn minh.



Maryland ngày 20 tháng 6 năm 2003

Nguyễn Cao Quyền


Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Replies
white pages
post May 30 2008, 10:15 AM
Post #2


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 1,585
Joined: 11-April 08
Member No.: 18
Country



Tình Cảnh Gia Đình


Sau khi qua bắc Mỹ Thuận, nhìn đồng hồ hãy còn sớm nên tôi ghé vào nhà người bạn ở Vĩnh Long. Một phần để thăm gia đình người bạn, hơn nữa tôi cũng có việc khá quan trọng cần gặp anh để bàn qua. Lâu ngày bạn bè mới có dịp gặp lại nên ngồi chuyện trò khá lâu và gia đình người bạn mời tôi ở nán lại dùng cơm. Từ Vĩnh Long về nhà tôi chỉ còn hơn 30 cây số. Cơm nước xong tôi từ giã gia đình người bạn, chạy Honda theo tỉnh lộ về hướng Trà Vinh. Gia đình tôi nằm ở một làng quê tên là Hiếu Phụng trên con lộ này, giữa hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh.

Tôi cố ý chạy xe chậm một chút để hưởng bầu khí mát lạnh trên con lộ vắng người trong buổi chiều tà. Khi tôi về tới nhà thì trời đã chạng vạng tối, lòng tôi se lại khi nhìn thấy tình cảnh gia đình thật bi đát. Cha tôi mới mất mấy tháng trước. Tôi bồi hồi xúc động khi đứng thắp nén hương trước di ảnh của cha tôi trên bàn thờ, và nhớ lại vài tháng trước đây, khi tôi vừa dọn qua họ đạo La Mã không bao lâu thì cha tôi trở bệnh nặng. Người nhà sang báo tin, tôi xin giấy đi đường về ngay trong đêm. Vì cha tôi đã đau yếu nhiều từ mấy tháng trước, nên trong nhà các anh chị tôi thay nhau canh thức để săn sóc. Đêm đó tôi nằm trên chiếc võng cạnh giường cha tôi, để canh thức thay cho các anh chị đã mệt mỏi vì thức đêm.

Tới gần sáng, chiếc mền của cha bị rơi xuống đất, tôi nhặt lên và nhẹ nhàng đắp cho cha, nhưng cha tôi giật mình thức giấc và hỏi tôi về hồi nào. Rồi trong một lúc rất tỉnh táo như người khỏe mạnh, cha bảo tôi đỡ cho ngồi dậy tựa lưng vào thành giường. Tôi vô cùng mừng rỡ vì tưởng là cha tôi đã hồi phục lại sau cơn bệnh nặng. Sau đó cha tôi hỏi tôi về các việc bên họ đạo và dạy bảo tôi: "Con làm Linh mục thì phải biết thương dân bổn đạo của mình và lo lắng cho họ. Con hãy nhớ, đừng bao giờ chúc dữ cho ai, nhưng luôn luôn phải chúc lành cho mọi người.” Tôi vâng dạ và hứa tuân giữ lời cha dạy. Sau đó cha muốn ăn một ít cháo, mà lâu lắm rồi cha tôi không ăn được.

Đêm sau cha tôi mất. Thì ra vì thiếu kinh nghiệm nên tôi không biết hiện tượng gọi là “hồi dương”, là khi người bệnh lâu ngày tự nhiên có lúc trở nên bình thường như người khõe mạnh, là dấu hiệu sắp chết. Đêm qua thấy cha tỉnh táo tôi rất mừng, nhưng thật sự dó là lúc hồi dương. Sau này mới biết trong lúc hồi dương ngắn ngủi đó, cha tôi đã dùng sự minh mẫn cuối cùng của cuộc đời, để trối lại cho tôi những lời dạy bảo mà tôi luôn ghi nhớ, và cố gắng gìn giữ suốt đời.

Từ ngày cha tôi mất đi, má tôi càng suy yếu hơn, thường là nằm một chỗ, lúc đi tới lui trong nhà phải chống gậy. Lúc này ruộng đất gia đình do công khó cha tôi khai khẩn đất hoang để lại, bị tịch thu gần hết, nhà cửa rách nát tiêu điều. Một anh tôi vừa mới trình diện đi “cải tạo” theo diện sĩ quan, một anh khác kế tôi trước kia là Thượng sĩ Hải Quân, có nhà cửa trong khu gia binh ở Thị Nghè, nay rã ngũ phải bỏ tất cả, ra đi mình không dẫn vợ con về quê cất chòi lá ở tạm ngay bên cạnh nhà tôi. Cộng-sản chiếm miền Nam chưa được bao lâu, nhưng họ đã ‘‘giải phóng” gia đình tôi gần như toàn diện!

Trong hoàn cảnh này tôi chỉ muốn ở lại phụng dưỡng mẹ già một thời gian, vì tôi biết mẹ tôi không còn sống được bao lâu nữa. Trong khi đó, tôi vẫn nghe ngóng theo dõi tin tức từ phía họ đạo ở Bến Tre. Tới ngày thứ tư, có người thân tín qua cho hay, chánh quyền xã Hiệp Hưng đã ra lệnh truy nã tôi vì rời xã quá thời hạn. Người này còn khuyên tôi đừng bao giờ quay trở lại, vì khi trở về sẽ bị bắt ngay. Tôi bắt đầu cảm thấy đang đi dần vào ngã rẽ và nghĩ là tôi phải ra đi. Dù chưa biết là sẽ đi về đâu, nhưng tôi phải đi khỏi nhà vì không muốn má tôi chứng kiến những tình huống tệ hại sẽ xảy ra.

Ngay hôm đó, tôi nhờ người liên lạc với cha Thạnh, lúc đó đang về thăm nhà tại họ đạo Mặc Bắc thuộc tỉnh Trà Vinh. Tôi dặn Thạnh ghé qua nhà gặp tôi, trên đường về giáo xứ Quới Sơn của anh. Vừa nhận được lời nhắn của tôi, Thạnh vội vàng lên ngay, mặc dù anh chưa định trở về Bến Tre hôm đó. Gia đình tôi tiếp Thạnh rất niềm nở vì Thạnh là người bạn thân của tôi và thường ghé thăm má tôi và chị Hai. Mọi người coi Thạnh như một thành phần trong gia đình và mỗi khi Thạnh ghé nhà là một dịp vui, trong những bữa cơm có Thạnh lúc nào trong nhà tôi cũng rân ran tiếng cười.

Trong lúc chị hai tôi giết gà làm cơm, tôi kéo Thạnh ra góc sân để nói cho anh biết về hoàn cảnh của tôi. Từ nhiều tháng qua, Thạnh là người duy nhất tôi giải bày hết mọi tình huống xảy ra ở họ đạo La Mã và cũng chính Thạnh đã rất nhiều lần tới chơi để hỗ trợ tinh thần tôi trong giai đoạn tôi gặp nhiều khó khăn đó. Hoàn cảnh tôi thì Thạnh không còn lạ gì nhưng hôm nay nghe tôi kể lại diễn tiến câu chuyện đã đi vào ngõ bí, Thạnh buồn rầu hỏi:

- Mầy định đi luôn không quay trở lại nữa à?

Chúng tôi vẫn gọi nhau “mầy tao” theo cách gọi thân mật của bạn bè người miền Nam. Tôi lắc đầu nói:

- Mầy tính coi, tao quay lại đâu nữa bây giờ? Họ đạo thì tao đã bàn giao cho ông Quang rồi, còn ở nhà này thì tao không có hộ khẩu, vài ngày nữa họ cũng sẽ qua tìm tao thôi. Ở sao được mà ở?

Thạnh nghe qua biết là câu chuyện nghiêm trọng lắm. Anh trầm ngâm không nói năng gì. Trong lúc suy tư, Thạnh lần túi móc bao thuốc lá “Sài Gòn Giải Phóng” ra, rút hờ cho tôi một điếu, anh gắn một điếu vào môi và bật lửa bao diêm. Lúc đang mồi thuốc cho tôi Thạnh hỏi:

- Bác Năm và chị Hai biết chuyện này chưa?

Tôi rít một hơi thuốc thơm, ngước mặt lên nhả khói lắc đầu:

- Chưa, tao không dám nói với má và chị hai. Má thì đang đau yếu quá, còn chị hai, có nói thì chị cũng thêm lo, ích lợi gì! Tao chỉ nói chuyện này với mầy. Tao quên nói, hôm từ Bến Tre về tao có ghé qua nhà Khánh ở Vĩnh Long nhờ làm giúp tao tờ giấy đi đường giả, biết đâu có lúc sẽ dùng tới.

Thạnh vốn là người ít va chạm và không quen xoay xở trước nghịch cảnh, nên chỉ nghe tôi mà không có ý kiến gì. Thực ra tôi cũng không mong gì nơi Thạnh, tôi chỉ cần có người bạn hiểu hoàn cảnh tôi trong lúc này. Mọi việc sắp tới tôi đã tạm có kế hoạch trong đầu và tôi nhờ Thạnh một việc khác. Thạnh trầm ngâm hỏi:

- Việc này tao cũng chẳng biết tính sao. Mầy nghĩ tao có thể làm được gì để giúp mầy trong lúc này không?

Tôi cảm động vì câu hỏi của người bạn thân, mặc dù tôi biết là Thạnh không thể làm gì được để giúp tôi, nhưng tôi cố ý gặp Thạnh vì một chuyện khác.

Tôi nói thẳng ý mình:

- Tao nghĩ là chưa cần mầy giúp gì trong lúc này, nhưng điều quan trọng tao muốn gặp mầy hôm nay là khi tao đi rồi, tao muốn nhờ mầy thay tao thỉnh thoảng về thăm má. Má đang yếu quá tao sợ má không sống lâu. Nếu khi má mãn phần mà không có tao thì mầy thay tao lo an táng và dâng Lễ cho má. Tao chỉ mong có vậy thôi, mầy hứa đi cho tao yên lòng.

Nghe tôi nói thế, Thạnh lộ vẽ xúc động trông thấy. Anh không lên tiếng nhưng quay mặt đi nhìn ra phía bờ lộ và khẻ gật đầu.

Tôi nắm lấy bàn tay người bạn thân Linh mục bóp mạnh thay cho lời cám ơn. Cùng lúc đó có tiếng chị hai gọi từ hàng hiên nhà: “Hai chú Đực Mẫm vô ăn cơm nè! Làm gì mà đứng rù rì ngoài đó?”

Chi hai vẫn gọi tôi các trìu mến là “Đực Mẫm”, đó là tên con trâu đực trong bầy trâu của gia đình ngày tôi còn nhỏ đi chăn trâu. Hồi nhỏ tôi mập mạp tròn trịa giống như con trâu đực Mẫm, và chị hai cứ thế mà gọi tôi là “thằng Đực Mẫm”. Lúc đầu tôi cự nự không chịu cái tên đó, nhưng dần dần rồi cũng quen. Về sau này lớn lên, khi tôi đã làm Linh mục rồi, chị vẫn gọi tôi bằng cái tên thân thương đó trong chỗ riêng tư ở gia đình. Vì Thạnh là bạn thân của tôi và chị coi Thạnh như người em nên chị cũng gọi Thạnh là “Đực Mẫm ” luôn cho tiện, mặc dù Thạnh gầy ốm không giống con Đực Mẫm thật chút nào. Cả hai chúng tôi rất thích cái tên ấy. Có nhiều lần viết thư cho chị, tôi ký tên là “Đực Mẫm!”

Trong lúc ngồi ăn chúng tôi cố giữ vẻ tự nhiên như không có gì xảy ra, mặc dù trong lòng tôi nghĩ có thể đây là bữa ăn cuối cùng tôi còn ngồi ăn chung mâm với má tôi, và có thể là với tất cả mọi người trong gia đình.

Sau bữa ăn, tôi nhặt một ít đồ đạc cho vào cái túi xách bằng ny lon màu đỏ. Tôi từ giã mẹ già và chị ra đi, nói là đi Sài Gòn ít hôm rồi sẽ trở lại. Tôi ngồi trên xe gắn máy của Thạnh, rời nhà ra đi thẳng, không dám quay đầu lại từ giã mẹ già. Lúc ấy mặt trời đã xế về Tây. Tôi cỡi xe Honda, Thạnh ngồi phía sau, chúng tôi yên lặng không ai nói câu gì trên đoạn đường hai cây số gồ ghề đá sỏi từ nhà tôi ra lộ cái. Ra tới ngã ba dẫn vào tỉnh lộ, tôi rẽ về phía trái và trực chỉ về hướng Vĩnh Long, để rồi từ đó sẽ lên Bắc Mỹ Thuận theo quốc lộ 4 đi Sài Gòn. Đó là lần cuối cùng mẹ con thấy nhau trên cõi đời.

Go to the top of the page
 
+Quote Post

Posts in this topic
white pages   Tôi Phải Sống - Linh mục Nguyễn Hữu Lễ   May 30 2008, 09:57 AM
white pages   Chiếc Nôi Dân Tộc Tôi lên tiếng gọi...   May 30 2008, 09:58 AM
white pages   Nhà Chung Hà Nội Vừa tới ngõ rẽ vào ...   May 30 2008, 09:59 AM
white pages   Hồng Y Trịnh Văn Căn Từ trước tới g...   May 30 2008, 10:00 AM
white pages   Vị Giám Mục Phụ Tá Chúng tôi đi xuố...   May 30 2008, 10:00 AM
white pages   Nét Truyền Thống Còn 10 phút nữa tới ...   May 30 2008, 10:01 AM
white pages   Vết Tích Thời Gian Sau bữa ăn, tôi bư...   May 30 2008, 10:01 AM
white pages   Cuốn Phim Quay Chậm Sau khi thăm cha Sinh, ...   May 30 2008, 10:03 AM
white pages   Chương 1: Bước Ngoặt Cuộc Đời 1 Bư...   May 30 2008, 10:06 AM
white pages   Vùng Bóng Đen Lúc bấy giờ vì thời cu...   May 30 2008, 10:08 AM
white pages   Vùng Kỷ Niệm Ngày tôi rời giáo xứ ra...   May 30 2008, 10:08 AM
white pages   Chuyến Đò Ngang Ra khỏi tỉnh Bến Tre t...   May 30 2008, 10:09 AM
white pages   Những Giá Trị Tinh Thần Trong cơn tức ...   May 30 2008, 10:10 AM
white pages   Việt Nam Đau Thương Trong lúc đứng cúi...   May 30 2008, 10:12 AM
white pages   Cuộc Cờ Người Đồng thời với phần...   May 30 2008, 10:12 AM
white pages   Tỉnh Cơn Mê Đứng nhìn trời, nhìn nư...   May 30 2008, 10:13 AM
white pages   Thành Phố Mỹ Tho Hành khách đi phà đô...   May 30 2008, 10:13 AM
white pages   Đường Xưa Lối Cũ Rời thành phố Mỹ...   May 30 2008, 10:13 AM
white pages   Chuyện Một Chiếc Cầu Vì lượng lưu t...   May 30 2008, 10:14 AM
white pages   Tuổi Thơ Thời Chiến Trong cảnh nhốn n...   May 30 2008, 10:15 AM
white pages   Tình Cảnh Gia Đình Sau khi qua bắc Mỹ T...   May 30 2008, 10:15 AM
white pages   Xa Rời Điểm Tựa Khi tới ngã ba Trung L...   May 30 2008, 10:15 AM
white pages   Bước Thời Gian Lúc tôi đang ngồi nhắ...   May 30 2008, 10:16 AM
white pages   Ơn Sinh Thành Dưỡng Dục Trong những n...   May 30 2008, 10:16 AM
white pages   Các Nữ Tu Ngoài gia đình với nhiều k...   May 30 2008, 10:16 AM
white pages   Chân Trời Mới Tôi sống với kỷ niệm...   May 30 2008, 10:18 AM
white pages   Cái Thú Nhà Quê Tuổi trẻ tôi lớn lên...   May 30 2008, 10:19 AM
white pages   Sợ Trường Học Hàng ngày tôi vẫn ph...   May 30 2008, 10:19 AM
white pages   Nhận Diện Cuộc Đời Sau hai năm học t...   May 30 2008, 10:20 AM
white pages   Thảm Cảnh Gia Đình Năm 1953, khi vừa tr...   May 30 2008, 10:20 AM
white pages   "Thày Bảng Mới" Năm 1955, lúc t...   May 30 2008, 10:20 AM
white pages   Thời Kỳ Phá Ngu Tôi thi đậu bằng ti...   May 30 2008, 10:21 AM
white pages   Tuổi Trẻ Ngô Nghê Những năm đó tầm ...   May 30 2008, 10:21 AM
white pages   Biến Cố Vĩ Đại Cũng trong năm 1957 nà...   May 30 2008, 10:22 AM
white pages   Nôn Nao Cùng Cực Lúc này thầy Quý ở t...   May 30 2008, 10:22 AM
white pages   Khổ Vì Cái Quần Vừa đi được mấy b...   May 30 2008, 10:22 AM
white pages   Thế Giới Mới Con đường từ bắc Mỹ...   May 30 2008, 10:23 AM
white pages   Tô Phở Đầu Đời Cũng trong dịp đi S...   May 30 2008, 10:23 AM
white pages   Những Cuộc "Họp Báo" Sau một ...   May 30 2008, 10:23 AM
white pages   Hai Vị Linh Mục Cuối năm 1957, cha Lê V...   May 30 2008, 10:24 AM
white pages   Cảnh Chợ Chiều Từ sau biến cố đó k...   May 30 2008, 10:24 AM
white pages   Bước Đầu Lên Tỉnh Cuộc đời tôi m...   May 30 2008, 10:25 AM
white pages   Ý Hướng Làm Linh Mục Sau khi thi đậu t...   May 30 2008, 10:25 AM
white pages   Cuộc Đảo Chánh Tôi còn nhớ trưa ngày...   May 30 2008, 10:25 AM
white pages   Xáo Trộn Chính Trị Sau cái chết của T...   May 30 2008, 10:26 AM
white pages   Khủng Hoảng Uy Quyền Trong hoàn cảnh ch...   May 30 2008, 10:26 AM
white pages   Bước Chân Vào Đời Tôi thụ phong Linh ...   May 30 2008, 10:27 AM
white pages   Kết Thúc Ván Cờ Qua những năm đầu tr...   May 30 2008, 10:27 AM
white pages   Trở Về Thực Tại Đang thả hồn theo d...   May 30 2008, 10:28 AM
white pages   Cảnh Tượng Hãi Hùng Chiếc Wolkswagen ti...   May 30 2008, 10:29 AM
white pages   Chặng Cuối Đoạn Đường Khi xe ngừng ...   May 30 2008, 10:29 AM
white pages   Chương Hai: "Đêm Tân Hôn" Giữa T...   May 30 2008, 10:29 AM
white pages   Đi Về Đâu? “Cuộc đời mình rồi s...   May 30 2008, 05:52 PM
white pages   Người Bạn Bất Đắc Dĩ Tôi thở dài...   May 30 2008, 05:53 PM
white pages   Chiều Cao Nguyên Chiếc xe chạy vào khu d...   May 30 2008, 05:53 PM
white pages   Điểm Hẹn Tôi đoán không lầm, chiếc ...   May 30 2008, 05:54 PM
white pages   Quận Lỵ Biên Giới Đức Lập là một ...   May 30 2008, 05:54 PM
white pages   Chim Rẽ Đàn Vừa qua khỏi cổng trại ...   May 30 2008, 05:55 PM
white pages   Hạnh ngộ bất ngờ Tôi ngồi trong lán...   May 30 2008, 05:55 PM
white pages   Cái Đêm Hôm Ấy Đêm Gì Khi chiếc Lan...   May 30 2008, 05:56 PM
white pages   Cơn Sốt Thời Cuộc Trong đêm khuya tha...   May 30 2008, 05:57 PM
white pages   Trò Hề Thế Sự Tôi không thể nhớ h...   May 30 2008, 05:57 PM
white pages   Quay Về Thực Tại Giờ này đã quá kh...   May 30 2008, 05:58 PM
white pages   Chương Ba: Tàu Sông Hương 3 Tàu Sông Hư...   May 30 2008, 05:59 PM
white pages   Trại Gia Ray Nhóm chúng tôi từ trại Ph...   May 30 2008, 06:00 PM
white pages   “Đại Hội” Ruồi Xanh Sau hai ngày đ...   May 30 2008, 06:00 PM
white pages   Đợi Chờ Trong Đau Khổ Một lúc tôi m...   May 30 2008, 06:01 PM
white pages   Người Bạn Tù Linh Mục Lúc đó cha V...   May 30 2008, 06:01 PM
white pages   Chuyện Năm Xưa Chúng tôi sống yên ổn...   May 30 2008, 06:02 PM
white pages   Vĩnh biệt Cha Khâm Và chuyện gì sẽ t...   May 30 2008, 06:03 PM
3 Pages V   1 2 3 >


Reply to this topicStart new topic

 



Lo-Fi Version Time is now: 22nd July 2025 - 11:38 AM