![]() |
Warning: Declaration of class_bbcode::convert_emoticon($matches = Array) should be compatible with class_bbcode_core::convert_emoticon($code = '', $image = '') in /hermes/bosnacweb07/bosnacweb07as/b283/d5.kekho/public_html/forums/sources/classes/bbcode/class_bbcode.php on line 641
![]() |
![]() ![]()
Post
#1
|
|
![]() Nữ Hoàng Lướt Mạng ![]() ![]() ![]() Group: Sinh Họat Posts: 1,895 Joined: 9-April 08 Member No.: 10 Country ![]() ![]() |
Ý Cao Tình Đẹp
Fulton Oursler Chuỗi Ngọc Lam Ngày cô bé Joan Grace đẩy cửa bước vào tiệm của Pierre Richard thì Pierre là con người cô độc nhất thành phố. Có lẽ hồi ấy các bạn đã được nghe phong phanh câu chuyện đó. Nhưng báo chí không nêu tên mà cũng không kể chi tiết nên hôm nay tôi xin thuật lại tường tận. Pierre đã được ông nội để lại cho một cửa tiệm bán đồ cổ. Trong cái tủ kính nhỏ xíu anh chất đủ các thứ đồ kỳ cục : vòng, mề đay đeo vào dây chuyền có từ thế kỷ trước, nhẫn vàng, hộp bạc, ngọc thạch hoặc ngà chạm trổ, tượng nhỏ bằng sứ. Buổi chiều, mùa đông hôm đó, một em gái đứng áp trán vào tủ kính, trố mắt ngó kỹ từng vật cổ lỗ đó như muốn kiếm một vật gì. Bỗng em ngững đầu lên, vẻ khoan khoái rồi đẩy cửa bước vào tiệm. Tiệm tối tăm mà còn bừa bãi hơn mặt tiền nữa. Có những ngăn tủ muốn sập vì chất quá nặng : hộp đựng tư trang, súng lục cũ không còn dùng được nữa, đồng hồ chuông đèn; còn trên sàn thì chất đống nào là giá để củi trong lò sưởi, đờn măng-đô-lin và những đồ cũ kỹ khó mà phân loại được. Pierre ngồi ở sau quầy. Mặc dầu mới ngoài ba mươi mà tóc của anh đã hoa râm. Anh ngó cô bé. Em hỏi : - Thưa ông, con có thể coi chuỗi ngọc lam bày ở tủ kính không ạ? Pierre kéo tấm màn, lấy chuỗi ngọc ra đưa cho cô bé xem. Những viên ngọc lam chiếu rực rỡ trong bàn tay xanh xao của anh. Em đỡ lấy, thốt lên lời khen : Đẹp quá! Xin ông gói lại thành một gói đẹp cho con. Oierre lạnh lùng ngó em : Có ai sai em đi mua hả? Thưa không. Con mua cho chị Hai con. Chị đã nuôi nấng con từ khi má mất. Đây là lễ Noel đầu tiên chị em con được ở gần nhau. Con muốn tặng chị một món quà đẹp. Pierre nghi ngờ hỏi : - Em có bao nhiêu tiền? Em mở khăn tay ra, đổ lên bàn một nắm bạc xu, bảo : - Con đã đập con heo của con ra đấy. Pierre Richard ngó em, vẻ trầm tư. Rồi anh ý tứ cầm chuỗi ngọc lên, sợ em trông thấy giá tiền. Nói thẳng cách nào cho em biết được? Cặp mắt xanh đầy tin tưởng của em gợi cho anh nhớ lại vết thương lòng thời trước. Quay lưng lại em, anh bảo : - Em đợi một chút nhé. Rồi vừa lúi húi làm một việc gì đó, anh vừa quay lại hỏi: - Em tên gì? - Thưa, Joan Grace. Khi quay lại thì trong tay anh đã cầm một gói nhỏ bao bằng giấy lụa đỏ và cột bằng một băng lụa màu xanh lá cây. Anh đưa cho em bé và bảo: - Này, coi chừng em đừng đánh rơi nhé. Em Joan mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt về nhà. Anh nhìn theo, một nỗi buồn mênh mông dâng lên trong lòng. Em nhỏ đó và chuỗi ngọc lam khêu gợi lại một vết thương lòng không bao giờ lành hẳn của anh. Tóc em vàng như lúa chín, mắt em xanh như nước biển; mới mấy năm trước, anh đã yêu một thiếu nữ cũng có mớ tóc đó, cặp mắt đó. Chuỗi ngọc đã tính để tặng nàng. Nhưng một chiếc cam nhông trượt bánh trên con đường trơn trợt một đêm mưa đã làm tiêu tan ước mơ. Từ đó anh sống cô độc, ôn lại hoài nỗi khổ tâm. Anh ân cần lễ độ tiếp khách, nhưng ngoài công việc ra, anh thấy đời trống rỗng vô nghiõa một cách khủng khiếp. Lầm lì, không giao thiệp với ai, anh rán quên mà không quên được, nỗi thất vọng như sương mù cứ mỗi ngày mỗi dày đặc. Cặp mắt xanh của em Joan Grace gợi cho anh hình ảnh người yêu. Vào dịp lễ này, khách hàng tới đông, ai cũng bộc lộ niềm vui làm cho anh càng đau lòng. Khách qua đường bước vào tiệm, chuyện trò, sờ mó các món đồ, trả giá lăng xăng. Đêm Noel đã khuya rồi, khi người khách cuối cùng bước ra, Pierre Richard thở phào nhẹ nhàng. Thôi thế là qua được năm nay. Nhưng anh đã lầm. Cửa thình lình mở ra, một thiếu nữ xông vào. Anh thấy nhói ở tim: thiếu nữ có vẻ mặt quen quen nhưng anh không nhớ rõ đã gặp ở đâu, hồi nào. Tóc cô vàng hoe, mắt xanh thăm thẳm. Cô im lặng lấy trong túi xách ra một gói nhỏ bao vội vàng một thứ giấy lụa đỏ, lại có cả cái băng lụa màu xanh lá cây đã mở ra rồi. Và những viên ngọc lam chiếu rực rỡ trên bàn: Chiếc chuỗi ngọc lam này có phải của tiệm ông không? Pierre ngước mắt lên nhìn cô, nhẹ nhàng trả lời: - Phải. - Phải ngọc thật không? - Nhất định rồi. Không phải thứ ngọc quý nhất nhưng ngọc thật đó. - Ông có nhớ đã bán cho ai không? - Bán cho một cô bé. Tên em là Joan. Em mua để tặng quà Noel cho chị Hai của em. - Giá bao nhiêu? Pierre nghiêm mặt đáp: - Tôi không khi nào nói giá tiền khách hàng đã trả cho tôi. Em Joan chỉ có ít đồng tiền tiêu vặt làm sao em có đủ tiền mua chuỗi ngọc này? Trong lúc đó, Pierre vuốt kỹ lại tờ giấy lụa, gói lại chuỗi ngọc. Anh bảo : Em đã trả đắt hơn hết thảy các người khác. Có bao nhiêu tiền em đưa tôi hết. Hai người làm thinh. Cửa hàng bỗng tĩnh mịch lạ thường. Tiếng chuông từ một giáo đường ở gần đó bắt đầu đổ, văng vẳng đưa lại. Cái gói nhỏ đặt trên bàn, vẻ thắc mắc dò hỏi trong cặp mắt thiếu nữ và cảm giác hồi sinh kỳ dị dồn dập dâng lên trong lòng Pierre, tất cả những cái đó đều là do tình yêu của một em nhỏ. Nhưng sao ông lại làm như vậy? Pierre vừa đưa gói nhỏ đó cho cô vừa trả lời : Hôm nay là ngày Noel. Tôi bất hạnh không có ai để tặng quà. Cô cho phép tôi đưa cô về nhà và chúc cô một lễ Noel vui vẻ với gia đình nhé! Thế là trong tiếng chuông đổ hồi, giữa một đám đông vui vẻ, Pierre Richard và một thiếu nữ mà anh chưa biết tên, cùng nhau bước qua một ngày mới đem lại nguồn hy vọng tràn trề trong lòng mọi người. Tác giả : Fulton Oursler Nguyễn Hiến Lê dịch |
|
|
![]() |
![]()
Post
#2
|
|
![]() Nữ Hoàng Lướt Mạng ![]() ![]() ![]() Group: Sinh Họat Posts: 1,895 Joined: 9-April 08 Member No.: 10 Country ![]() ![]() |
Đừng Ngại Ngùng
Hồi đó tôi học ở một trường trung học Vienne. Anh bạn giỏi nhất lớp là một học sinh mười sáu tuổi, có thiên bẩm đặc biệt về mọi phương diện. Rất siêng năng, có cao vọng, có giáo dục, đẹp trai, thông minh xuất chúng; hết thảy chúng tôi đều công nhận tương lai của anh sẽ rực rỡ. Vì vậy chúng tôi mượn tên nhà ngoại giao đại tài Metternich để đặt biệt hiệu cho anh. Có lẽ người ta có thể trách anh một điều là anh ăn bận bảnh bao quá, lúc nào cũng tề chỉnh; quần luôn có nếp mới ủi, cà vạt thắt rất có nghệ thuật. Những ngày mưa, người tài xế của thân phụ anh lái một chiếc xe lộng lẫy đưa đón anh. Nhưng mặc dầu sống xa hoa, anh vẫn rất giản dị nên chúng tôi đều quý mến anh. Một buổi sáng, mọi người ngạc nhiên thấy chỗ ngồi của «Metternich» bỏ trống. Tới buổi trưa người ta mới cho hay lý do. Thân phụ anh là một nhà lý tài có tiếng, ông vừa mới bị bắt đêm trước. Công việc làm ăn của ông là một vụ lường gạt đại quy mô. Chỉ hôm trước hôm sau, mấy ngàn người nghèo khó, cực khổ ký cóp trong bao lâu bỗng bị bóc lột hết ráo. Các báo lá cải đăng những tít to tướng làm rùm beng vụ đó lên, in hình thủ phạm và gia đình trong bài tường thuật. Chúng tôi hiểu anh bạn đáng thương đó vì sao nghỉ học. Nhục nhã quá, anh không dám nhìn mặt chúng tôi. Chỗ ngồi của «Metternich» bị bỏ trống hai tuần lễ, trong hai tuần đó báo chí vẫn tiếp tục bêu xấu. Tới tới tuần lễ thứ ba, một buổi sáng, cánh cửa mở ra và «Metternich» bước vô. Anh cúi đầu xuống, đi lại chỗ ngồi, mở sách ra và gục đầu đọc liền. Suốt hai giờ học anh không hề ngước mắt lên tới một lần. Nghe tiếng kiểng, chúng tôi ào ào túa ra hành lang để nghỉ học mười phút. «Metternich» ra trước chúng tôi, quay lưng lại và đứng trước cửa sổ, cô độc, bề ngoài có vẻ chăm chú ngó kẻ qua người lại ở ngoài đường. Chúng tôi biết anh làm bộ « dữ dằn », « nan du » như vậy chỉ để tránh cặp mắt chúng tôi thôi. Anh đứng yên một mình, trong góc của anh. Chúng tôi bỗng nhiên mất vui, thấu nỗi cô độc ghê gớm của anh. Chúng tôi biết rõ anh bạn đáng thương đó đương chờ một cử chỉ thân ái của chúng tôi. Nhưng chúng tôi rụt rè, ngại ngùng không tiến lại gần anh, không biết tỏ thiện cảm với anh cách nào để khỏi chạm lòng tự trọng của anh. Chúng tôi hèn nhát, chần chừ hoài, không dám bước bước đầu. Trong khi còn ngại ngùng do dự không biết nên có thái độ ra sao thì kiểng lại đánh, thế là hết giờ ra chơi. Nghe tiếng kiểng, «Metternich» quay phắt lại, chẳng nhìn ai, vội vã về lớp. Nhăn nhó, bực tức, môi nhợt nhạt, anh ngồi vào bàn rồi lại cúi gầm đầu vào cuốn sách. Tan học buổi sáng, anh hấp tấp ra về liền. Chúng tôi cảm thấy khó chịu về sự nhút nhát của mình, cùng nhau tìm cách cứu vãn. Nhưng đã quá trễ, cơ hội đã bỏ lỡ, không còn trở lại nữa. Sáng hôm sau, chỗ ngồi của anh lại bỏ trống. Chúng tôi kêu điện thoại về nhà anh thì anh không có nhà. Tội nghiệp anh, ở trường về, anh thưa với ba má, anh bỏ học. Và ngay tối hôm đó, anh rời kinh đô Vienne để đến một thị trấn nhỏ, làm công trong một tiệm bán thuốc. Từ đó chúng tôi không gặp lại anh nữa. Nếu anh tiếp tục học thì chắc chắn anh em chúng tôi không ai theo kịp được anh. Hiển nhiên là tại chúng tôi ngần ngại, do dự, không biết ngỏ ít lời an ủi mà lúc đó anh rất cần, nên anh mới bỏ học làm hại tương lai của anh như thế. Buổi sáng đó, chỉ cần một lời thiện cảm, một cử chỉ âu yếm là anh đủ sức vượt qua khỏi cảnh khốn khổ của anh. Chúng tôi không tỏ chút thân tình với anh, hoặc lãnh đạm, hoặc xấu bụng. Không. Chỉ tại chúng tôi thiếu can đảm. Rất nhiều khi chúng ta thiếu can đảm nên không tìm được lời thích hợp để nói đúng lúc. Đành rằng, đến hỏi chuyện một người có lòng tự trọng đang bị thương tổn mạnh là một việc làm khó khăn và tế nhị. Nhưng kinh nghiệm lần đó đã cho tôi bài học là đừng bao giờ do dự, cứ nên theo xúc động đầu tiên của lòng mà cứu giúp một người đau khổ vì chính trong khi người khác đang bị gian nan, một lời nói, một cử chỉ của mình mới có giá trị nhất. Tác giả: Stefan Zweig Nguyễn Hiến Lê dịch |
|
|
![]() ![]() |
Lo-Fi Version | Time is now: 23rd July 2025 - 08:28 AM |