![]() |
![]() |
![]() ![]()
Post
#1
|
|
![]() Bảo vệ Tổ Quốc ![]() ![]() ![]() Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country ![]() ![]() |
Bàn về thơ Đường luật
Thơ Đường luật (Luật thi) Tiền Mộc Yêm, tác giả sách Ðường Ẩm Thẩm Thể nói rằng: “Luật đây là sáu luật, là luật hòa hợp âm thanh. Luật thơ cũng giống như kỷ luật dụng binh, pháp luật hình án, nghiêm ngặt chặt chẽ, không được vi phạm”. Có thể giải thích thêm về thể cách của luật thi như sau: a. Trong một câu, bằng trắc cần phải điều tiết. b. Trong khoảng hai câu liền nhau, sự đối ngẫu cần phải khéo. c. Trong một bài, âm thanh cần phải chọn sao cho có sự cao thấp, bổng trầm. Tóm lại, ba điều kiện cần thiết của luật thi là niêm, luật và đối. Về đối ngẫu, Lưu Hiệp đời Lục Triều, tác giả sách Văn Tâm Ðiêu Long, đã phân biệt bốn cách là: Ngôn đối, Sự đối, Chính đối và Phản đối. Ngôn đối là đối bằng lời suông. Sự đối là đối bằng điển cố. Hai câu mỗi câu trình bày một sự việc nhưng nói lên cùng một ý, là chính đối. Nếu hai sự việc đó trái ngược nhau, thì gọi là phản đối. Sự đối và phản đối khó làm hơn và có giá trị hơn là ngôn đối và chính đối. Ðến thời Sơ Ðường, Thượng Quan Nghi phân biệt sáu cách đối là: 1. Chính danh đối, như càn khôn đối với nhật nguyệt. 2. Ðồng loại đối, như hoa diệp đối với thảo mao. 3. Liên châu đối, như tiêu tiêu đối với hách hách. 4. Song thanh đối, như hoàng hòe đối với lục liễu. 5. Ðiệp vận đối, như bàng hoàng đối với phóng khoáng. 6. Song nghĩ đối, như xuân thụ đối với thu trì. (theo sách Thi uyển loại cách) Một bài luật thi hoàn chỉnh dùng vào việc ứng chế, ứng thí, có thể định nghĩa là một bài thơ tám câu hoặc năm chữ ngũ ngôn luật thi hoặc bảy chữ thất ngôn luật thi, phải theo những qui tắc nhất định về niêm, luật; bốn câu 3,4 và 5,6 phải đối nhau từng đôi một. Ngoài những bài có bốn câu giữa đối nhau, cũng có những bài hoặc sáu câu toàn đối, hoặc tám câu toàn đối. Về vận, bài luật thi bắt buộc phải dùng vận chính (không được dùng vận thông, vận chuyển), căn cứ vào cuốn qui định vận bộ do triều đình ban hành. Ðời Ðường Huyền Tông có cuốn “Vận Anh”, cải biên theo cuốn “Thiết Vận” của Lục Pháp Ngôn đời Tùy, rồi cuốn “Ðường Vận” của Tôn Miễn, bổ khuyết sách trên. Về việc dàn ý, bài luật thi vốn có bố cục như sau: các câu 1, 2 là khởi (khai), các câu 3, 4 là thừa, các câu 5, 6 là chuyển, các câu 7, 8 là hợp (hạp). Ngoài các câu đầu và kết ra, trong những câu giữa, muốn nói gì cũng được, không có lệ nhất định. Chỉ trong những khoa thi về sau, bài luật thi mới có bố cục chật hẹp (phá, thừa, thực, luận, kết). -------------------- Mmm |
|
|
![]() |
![]()
Post
#2
|
|
![]() Bảo vệ Tổ Quốc ![]() ![]() ![]() Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country ![]() ![]() |
Trong phần trước nói về Phép dụng tự, và bàn về làm thơ nên tránh những điệp thanh, điệp âm, điệp vận v.v... tức là tránh những bệnh của thơ. Thi bệnh không phải chỉ có bấy nhiêu, mà còn hàng chục bệnh khác nữa. Sau đây là phần trích bàn về: THI BỆNH Từ đời Tấn trở về trước, làng thơ không nói đến thi bệnh mặc dù bệnh đã có từ xưa. Đến đời Lục Triều (221-581) sang đời Tùy (581-621), các thi nhân gây ra phong trào nghiên cứu thanh vận, Thẩm Ước đề xướng thuyết Tứ Thanh, Bát Bệnh, được phần đông tao khách hưởng ứng, đem áp dụng vào thơ Ngũ Ngôn. Ngũ Ngôn ở đây là Ngũ Ngôn cổ thể. Ngũ Ngôn và Thất Ngôn Luật Thi đến đời Đường, nghĩa là gần nửa thế kỷ sau mới sản xuất. Cho nên tám bệnh của Thẩm Ước đưa ra không đem áp dụng vào thơ Ngũ Ngôn và Thất Ngôn Đường Luật được. Mà chúng ta giảng cứu đây là giảng cứu về Luật Thi. Tuy vậy tưởng chúng ta cũng nên biết qua để làm giàu thêm cho cái vốn học vấn. Trước hết chúng ta nên biết rằng tám bệnh kia không phải Thẩm Ước đặt ra. Chính cũng như những bệnh dịch hạch dịch tả, bệnh phong bệnh lao ... ở ngoài đời. Những thi bệnh đã có trong thơ từ khi mới có thơ và thơ càng phát triển, thi bệnh càng sanh thêm nhiều. Thẩm Ước chỉ có công phát hiện và đặt cho mỗi bệnh cái tên. Để cho khách tri âm dễ nhận thấy bệnh, họ Thẩm mới giải rõ bệnh lý, mới tả rõ bệnh trạng, mới thuyết rõ bệnh căn. Nhận thấy được bệnh rồi thì tránh bệnh hoặc trị bệnh không đến nỗi khó khăn. Sau khi Thi luật được điển chế thì phần nhiều bệnh của Thơ Ngũ Ngôn không còn chỗ để xâm nhập. Song những bệnh này bị diệt trừ thì những bệnh khác lại sanh sản. Bởi hễ đời còn người, người dẫu đã văn minh tiến bộ đến đâu, vẫn còn bệnh; thì thơ còn chữ, dù chữ đã tinh luyện đến đâu, cũng vẫn còn bệnh như đời. Cho nên khách làng thơ Đường luật vẫn dùng những bệnh danh của Thẩm Ước để gọi những bệnh mới sanh trong thơ Cận Thể và tương tợ với những bệnh trong thơ Cổ Thể. Danh tuy đồng nhưng bệnh căn và bệnh trạng đều khác. Để bớt rườm rà, ở đây chỉ nói về những bệnh trong Thất Ngôn Luật Thi. Tám bệnh danh thường gặp của Thất Ngôn Luật Thi là: 1. Bệnh Bình Đầu 2. Bệnh Thượng Vỹ 3. Bệnh Phong Yêu 4. Bệnh Hạc Tất 5. Bệnh Bàng Nữu 6. Bệnh Chánh Nữu 7. Bệnh Đại Vận 8. Bệnh Tiểu Vận Hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu về thi bệnh thứ nhất, đó là bệnh 1. BÌNH ĐẦU: Bệnh này nằm ở 2 hoặc 3 chữ đầu của 2 liên đứng kề nhau, tức là 2 hay 3 chữ đầu của 4 câu: 4 câu trước hoặc 4 câu giữa hoặc 4 câu sau trong bài bát cú. Hai hay 3 chữ đầu của 4 câu đứng liền nhau không được cùng một tự loại. Nếu cùng một tự loại thì đầu 4 câu trông bằng nhau như để thước mà xắn, nên gọi là Bình Đầu. Bệnh bình đầu ở Ngũ Ngôn có thể do trùng thanh độ mà có. Bệnh bình đầu ở Thất Ngôn Luật Thi do đồng tự loại mà ra. Cổ thể (thơ cổ phong) thì chỉ 2 câu liền nhau đã gây ra thi bệnh. Cận thể (thơ Đường luật) phải 4 câu liền nhau mới có thể sinh ra bệnh. Bệnh căn và bệnh trạng hai bên khác nhau là thế. Các bệnh khác đại để cũng vậy. Xin cử một vài thí dụ về bệnh Bình Đầu: 1. HOA SEN Nắng sưởi ao xanh nắng ửng hường Bèo lây cốt cách súng lây hương Sắc ngời Ngân hán thô màu gấm Bóng dợn Thiềm cung thẹn dáng gương Ơn nước nặng mang tình uỷ ký Lòng tơ riêng vướng nợ văn chương Non xưa sực nhớ hồi ly biệt Tiếng hạc canh dài mộng vấn vương Liên Tâm 2. LĂNG MAI XUÂN THƯỞNG Lưng ngựa ba đông dặm chiến trường Hoành sơn đá chất nghĩa Cần Vương Làu làu bóng rạng gương Hoàng Nguyễn Vọi vọi nền cao tiết Vũ Trương Ôm ấp hùng tâm bia chuốt ngọc Giữ gìn trung cốt đất sanh hương Trăng lên ba biểu chờ tin hạc Một nén tinh thành gió bốn phương Tú Xương 3. CUNG OÁN (1) Trước ốc huỳnh hôn đứng vẩn vơ Thêm ngao ngán cảnh chạnh lòng thơ Hài hoa bước khẽ chiều tha thiết Mắt phụng trông chừng luống ngẩn ngơ Trướng bạc những khi hơi bích lọt Nhà vàng bao thuở thoả ân thừa Âm thầm luống chịu mình u bế Đừng trách đời Đường hạn chẳng mưa Khuyết danh 4. CUNG OÁN (2) Hay cợt người chi một chữ tình Thôi đừng dở rối lại buồn tênh Giọng rầu rĩ dế càng đưa tiếng Mặt ủ ê hoa khéo đạm hình Gió phảng phất chiều kề trước giại Nguyệt mờ mệt vẻ hé bên mành Đến Dương bao nả hơi xuân bén Đành để riêng ai chịu bất bình Khuyết danh Hai bài Cung Oán này là 2 bài thơ cổ khuyết danh (không biết tác giả). Trong sách "Phép làm thơ", Diên Hương ghi là của Ôn Như Hầu. Tuy nhiên nhiều người nghi ngờ là không phải của Ôn Như Hầu vì bút pháp của Ôn Như Hầu rất lão luyện, còn văn chương 2 bài Cung Oán này (cũng như những bài Cung Oán khác) có phần kém thôi xao. Hai bài này được trích dẫn ra đây chỉ để trình bày về Thi Bệnh mà thôi. Hoàng Thứ Lang không có nhiều thì giờ sao lục, sưu tập những bài thơ theo từng loại thi bệnh của nhiều tác giả để cùng các bạn phân tích cho thêm phần phong phú. Tuy nhiên, nếu có thể được thì Hoàng Thứ Lang sẽ làm từ từ để có dịp hầu chuyện cùng các bạn. -------------------- Mmm |
|
|
![]() ![]() |
Lo-Fi Version | Time is now: 21st July 2025 - 04:02 PM |