![]() |
Warning: Declaration of class_bbcode::convert_emoticon($matches = Array) should be compatible with class_bbcode_core::convert_emoticon($code = '', $image = '') in /hermes/bosnacweb07/bosnacweb07as/b283/d5.kekho/public_html/forums/sources/classes/bbcode/class_bbcode.php on line 641
![]() |
![]() ![]()
Post
#1
|
|
![]() Bảo vệ Tổ Quốc ![]() ![]() ![]() Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country ![]() ![]() |
TRƯỜNG XƯA NGÀY ẤY
NGUYÊN HIỀN PHẦN MỘT Kim đến trường Mỹ Ðức Ðông vào một ngày mưa dầm. Sau khi nhóm họp, các giáo viên mới ra trường được chia làm ba nhóm đến nhà các anh chị giáo viên ở gần trường để lo ăn uống và nghỉ tạm qua đêm.Kim, Lệ và hai bạn khác cùng đến nhà chị Son. Trước khi xuống Mỹ Ðức Ðông Kim đã ghé Ba Dừa ở Cai Lậy, quê của Lệ, một người bạn học chung khóa sư phạm cấp tốc, và về cùng một nhiệm sở với nàng. Chiều ở nhà Lệ Kim được uống nước dừa, nước dừa ở Ba Dừa ngọt thanh làm sao ! Nhưng đến khi gần sáng Kim chợt phát lảnh rung cầm cập. Má của Lệ vội xong rượu cho Kim. Bà nói có lẽ vì cơn cảm mạo của nàng chưa dứt mà uống nước dừa nên bị vật. Không biết má của Lệ xông rượu làm sao đó mà Kim cảm thấy hơi nóng bốc lên từ dưới bàn chân, rồi lan dần cả toàn thân. Buổi sáng trước khi Kim và Lệ ra đi, bà còn nhét thêm cho Kim vài viên thuốc cảm, và căn dặn không được ăn cơm. Giờ đây Kim phải nhịn cơm ăn cháo. Khi Kim nấu xong nồi cháo thương hàn với cái trứng gà thì chiều đã sụp xuống. Hai cô giáo mới và Lệ tiếp tục mượn bếp nhà chị Son để lo cơm nước. Kim chọn một chỗ ngồi ngó ra bờ sông. Con sông Cá Thia rộng gấp ba nhánh sông chảy qua chợ Gò Công, nơi mà khi còn bé Kim đã từng ôm phao đùa với nước. Mưa ngoài trời tầm tả làm xóa mờ bên kia bờ sông thuộc xã Mỹ Lương, tạo cho Kim một nỗi buồn mênh mông. Gió thổi tạt vào tấm bạt chắn ở cửa sổ kêu lật phật, làm buốt giá lòng nàng. Ðây là ngày đầu tiên Kim thật sự bước vào cuộc đời, một cuộc đời do chính nàng chọn lựa. Kim chưa cảm thấy nhớ gia đình vì nàng đã từng xa gia đình thời kỳ học sư phạm ở Mỹ Tho, nhưng nàng thấy lẻ loi, và se thắt tự cõi lòng. “ Cô lên phía trước ngồi, phía sau này gió lắm. Cháo có bỏ tiêu không, cho ấm ! “ “ Dạ có, cám ơn anh ba ! “ “ Chừng mười phút nữa là họp đứơc rồi ! “ “ Dạ ! ” Ăn cháo xong, Kim liền bước lên nhà trên theo lời anh ba Nghĩa, hiệu trưởng của trường. Anh cũng yêu cầu các chị trong bếp cho anh vài giây phút để nói thêm đôi điều trước khi từ biệt. Khi Kim bước lên phía trên thì thấy các anh chị giáo viên khác cũng đã tề tựu đầy đủ. Anh Nghĩa giới thiệu một người đẹp ngồi xéo ở một góc bàn. “ Cô Hồng Nhung_ hiệu phó của trường.! “ Quả cô hiệu phó xứng đáng với cái tên, cô đẹp như một đóa hoa hồng mới nở. Kim thầm nghĩ ở một xã hẻo lánh như thế này có một người đẹp như cô làm hiệu phó thật là hiếm hoi. Buổi sáng Hồng Nhung về phòng giáo dục họp nên đến bây giờ mọi người mới gặp mặt. Chị Son đã đốt ngọn đèn hoa kỳ để ở giữa bàn làm cho căn phòng trở nên ấm cúng. Lệ và Kim cùng ngồi vào bàn với anh Nghĩa và Hồng Nhung, còn các anh chị khác ngồi trên bộ divan đặt ở sát vách. Mọi người lắng nghe anh Nghĩa và Hồng Nhung thay nhau hướng dẫn lối sống và làm việc với người dân ở đây. Anh Nghĩa có nét mặt và vóc dáng của một quân nhân hơn là một ông thầy giáo. Anh được biệt phái về làm hiệu trưởng của trường Mỹ Ðức Ðông vài năm trước ngày ba mươi tháng tư. Thoạt nhìn anh với nét mặt già dăn và hàm râu mép rậm rạp rất dễ làm khiếp vía học trò. Tuy nhiên khi anh cười để lộ hàm răng rắn chắc đầy khói thuốc_ một nụ cười rất đôn hậu !. Lời ăn tiếng nói của anh rất gọn gảy, chân tình, dễ tạo cảm tình với bất cứ ai. Kim nghĩ nàng sẽ làm việc được với anh. Trước khi chia tay ra về, anh Nghĩa còn nhắc các giáo viên mới ngày mai vào khoảng tám giờ sáng ban giám hiệu sẽ đưa mọi người vào các điểm trường bằng tắc ráng. Anh cũng nói thêm một câu mà hồi sáng anh đã nói trong phiên họp: “ Trường Mỹ Ðức Ðông may mắn có một đội ngủ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình....”. Có lẽ vì quá mệt và cũng nhờ mưa xuống mát trời nên đêm đó Kim ngủ thiệt ngon. Xã Mỹ Ðức Ðông thuộc huyện Cái Bè, tĩnh Tiền Giang. Ðịa hình xã Mỹ Ðức Ðông ( hay Mỹ Ðông) chạy dài theo nhánh sông Cá Thia, vắt qua quốc lộ bốn (người dân thường gọi tắt là lộ bốn) bởi cầu Mỹ Quới. Cầu Mỹ Qưới coi như là ranh giới của Bắc lộ và Nam lộ. Bắc lộ gồm các điểm trường Bà Năm, Kỳ Ðà và Kênh Lạc. Nam lộ gồm có điểm trường Mỹ Qưới nằm ngay chân cầu, ba bốn điểm trường khác nằm sọc theo dòng sông, và trường chánh nằm ngay chợ Cá Thia. Kỳ Ðà là điểm trường cuối cùng thuộc vùng hẻo lánh của xã. Ðiểm trường Bà Năm mà anh Nghĩa chỉ định Kim và Lệ về công tác cách quốc lộ chừng tám trăm mét. Buổi sáng sau khi ăn qua loa mọi người xuống tắc ráng. Ðến bấy giờ Kim mới tĩnh táo để biết rằng ngoài nàng và Lệ còn có tám giáo viên khác về Mỹ Ðức Ðông, ba nam năm nữ. Ðến bến đò mọi người dẳ thấy hai chiếc tắc ráng đã đậu sẵn. Anh Nghĩa chỉ cả bọn xuống chiếc neo sát cầu nước. Có lẽ đám giáo viên mới ai cũng như Kim chưa hề quen đi xuồng hay tắc ráng nên khi vài người trong bọn vừa bước xuống chiếc tắc ráng chòng chành như muốn nghiêng về một bên, anh Nghĩa phải yêu cầu ngồi yên. Chiếc tắc ráng dài hoằng giống như thân con cá kìm, có mui che mưa nắng, chở được khá nhiều hành khách. Hôm nay cô hiệu phó Hồng Nhung ở lại trường, chỉ có anh Nghĩa và chị Chi trưởng ban đời sống cùng đi với các giáo viên mới. Chiếc tắc ráng từ từ rời bến chạy với một tốc độ vừa phải. Nắng bắt đầu lên, phong cảnh hai bên bờ trở nên rạng rỡ. Kim chọn một chỗ ngồi thuận tiện có thể xoai lưng ra ngoài để vừa ngắm cảnh, vừa lắng nghe được mọi người trò chuyện. Con sông dài ngoằn ngèo như một con rắn khổng lồ. Hai bên bờ là rừng cây, nào xoài, ổi, cóc,...chen chúc. Có những cây xoài, cây dừa thân cong vòng de mình ra dòng sông, che mát cho những chiếc xuồng neo tại đó. Mỗi bên bờ có một lối mòn uốn khúc theo dòng sông, khi bị mất khuất trong cỏ tranh, khi bị ngắt đoạn bởi chiếc cầu khỉ nho nhỏ. Ðây là vùng nước ngọt Tiền Giang lắm trái ngọt cây lành. Kim cảm thấy mát mẻ và thích thú với sông nước hữu tình nơi này. Anh ba Nghĩa cười nói huyên thuyên. Anh nói về các điểm trường, pha lẫn những câu khôi hài, có lẽ để xóa đi nét u sầu, lo lắng của các cô giáo mới. Các điểm trường lần lượt được mọi người dến thăm viếng. Chị Chị cũng không quên gửi gạo và nhu yếu phẩm cho các giáo viên ở các điểm trường. Nhiều điểm trường mới được cất do nhu cầu của học sinh gia tăng, hầu hết là một phòng, ván lá ọp ẹp, bàn ghế được đóng sơ sài. Vùng đất này trù phú, song người dân chỉ được thật sự an tâm làm ăn sau ngày ba mươi tháng tư khi tiếng súng đã ngưng hẳn, chỉ có trường chánh Cá Thia và trường Mỹ Quới được cất từ lâu là coi tạm được mà thôi. Chiếc tắc ráng chạy qua cầu Ông Vẽ. Kim đoán từ Cá Thia ra đến cầu này phải trên một cây số. Nhà cửa bên Bắc lộ trông thưa thớt hơn. Theo lời anh Nghĩa từ vùng này trở vào trong ruộng nhiều hơn vườn. Trên đường đến trường Bà Năm có những dãy vườn mận, ổi, xoài xen nhau ...Kim thích thú bấm tay Lệ nói : “ Trời nắng đi dạy có mận ăn thích ghê, Lệ nhỉ ! “. Có những hàng dừa soi bóng xuống dòng sông. Kim tưởng tượng sẽ có lúc ngồi trên thân dừa thẩn thờ ngắm trời mây sông nước. Anh ba Nghĩa yêu cầu tắc ráng đổ lại nhà bác sáu Ban, ông trưởng ấp ở đây để giới thiệu Kim và Lệ về dạy điểm Bà Năm. Sau vài câu giới thiệu, thăm hỏi, và gửi gấm Kim và Lệ sẽ ở trọ nhà bác sáu Ban, anh Nghĩa yêu cầu bác tài chạy sang trường Bà Năm trước, anh sẽ dẫn các giáo viêni đi bộ đến sau “ Cô Kim coi chừng đi cẩn thận nha, tôi nghĩ cô không quen đi cầu tre.’Cầu tre lắc lẻo gập gềnh khó đi...’ !” Anh Nghĩa vừa nói vừa chỉ chiếc cầu tre trước mặt, chênh vênh trên con rạch Bà Năm. Kim than thầm trong lòng nhưng ngại lên tiếng. Chiếc cầu đã cao lại dài, được chấp nối lỏng lẻo, rung lên theo từng bước chân đi. Kim vội lột dép ra cầm một tay, còn tay kia vịn thân tre lần dò từng bước mà đi. Ngay cả tay vịn chỉ có thể giúp cho người qua cầu có thể an tâm mà gĩu được thăng băng chớ thật sự không thể tựa vào được vì cũng quá lỏng lẻo Kim thầm nghĩ nếu một mai nàng đi qua cầu này mà bị rớt xuống thì tệ hại vô cùng. Qua khỏi cầu, đặt chân lên mặt đất rồi Kim mới hoàn hồn. Trường Bà Năm nằm trên một voi đất. Trước mặt trường là ngã ba nơi gặp gỡ của nhánh sông Cá Thia và con rạch Bà Năm; từ đó hai dòng nước họp lại thành một con sông lớn đổ vào Kỳ Ðà. Mặt sau của trường là ruộng lúa mênh mông. Cũng như những trường mới cất ở đây, trường Bà Năm chỉ có một phòng rất ọp ẹp. Sân trước cho học sinh nô đùa nằm trên đường người dân ở đây qua lại, cũng chen được một cột cờ ở giữa, khẳng khiu chịu đựng cùng mưa gió. Bên cạnh trường, cách vài bước là cái quán nhỏ xíu, treo lủng lẳng bánh kẹo ở phía trước. Nhìn qua cánh đồng, xa xa vài căn nhà rải rác, ẩn khuất trong đám cây xanh um. Vừa dến trường Lệ và Kim vội bước vào lớp dể quan sát. Anh Nghĩa cũng theo sau nói cười rổn rảng: “ Sao, hai cô có yên tâm công tác nơi này không ? “ Kim và Lệ lặng nhìn những dãy bàn ghế thô sơ, sần sùi, đầy đắp vá, cùng mĩm cười và lí nhí trả lời anh Nghĩa: “ Dạ được anh ! “ “ Thôi xuống tắc ráng đi các anh chị, để vô Kỳ Ðà còn kịp con nước ! “ Nghe tiếng anh Nghĩa hối thúc Kim và các ban vội vào khoang ngồi Anh Nghĩa đứng trên bờ từ biệt gia đình chị ba Phích, chị chủ quán,. Bác tài đã sẵn sàng cho ghe rời trường Bà Năm. Từ nơi này vào Kỳ Ðà là ruộng bạt ngàn; tuy vậy, cũng có một vài khu vườn ổi mới lên liếp. Dọc theo hai bờ sông, càng vào trong càng có nhiều điên điển, bần, bằng lăng, và dừa lá. Ðến Kỳ Ðà thì dòng sông trở nên hẹp lại. Nhà cửa hai bên sông thưa thớt. Cảnh trí buồn tẻ và hoang vắng quá !.Gió đồng thổi lồng lộng. Vài tiếng chim kêu lạc loài...khiến bốn giáo viên mới vào đây không khỏi ủ ê mày mặt. Tắc rang vừa cặp bến mọi người vội bước lên bờ. Người không ngớt chắc hít than thở là Nguyễn văn Mạnh. Mạnh và Lý thị Bảy ở Gò Công, cùng quê với Kim; chưa ai đã từng biết bơi xuồng, hay quen đi cầu tre lắc lẻo. Các giáo viên mói ngơ ngác trước một ngôi trường cheo leo, xung quanh chỉ toàn là sông rạch và ruộng lúa mênh mông. Cũng như lần trước, anh Nghĩa dẫn mọi người đến nhà dì ba Nhân để gửi gấm các giáo viên mới. Nhà dì ba Nhân ở sát một bên trường, còn bên kia giáp với đám dừa lá. Trường ở đây có hai phòng, cũng vách lá sơ sài. Giáo viên đang công tác là một cặp mới hứa hôn, sẽ ra trường chánh Cá Thia để nhường lớp lại cho các giáo viên mới ra trường năm nay. Năm rồi ở đây có ba lớp, hai giáo viên. Năm nay bốn lớp, bốn giáo viên mới, đó là Lý thị Bảy, Nguyễn văn Mạnh, Nguyễn Ngọc Hạnh và Trần Duy Lâm. Lý thị Bảy là người mà Kim chú ý nhất. Trên tắc ráng cô ngồi đối diện với Kim; Kim nghĩ nàng không dễ quên đôi mắt đẹp u buồn, có một bớt ruồi trong tròng mắt bên trái của cô _đó là dấu hiệu buồn khổ vì tình duyên (?) Khuôn mặt cô buồn rười rượi, cô ngồi co ro như con mèo ướt. Làn da trắng trẻo và lối ăn diện của cô cho Kim thấy cô khó thich ứng nơi này. Hai cô Bảy và Hạnh trông buồn bả và chán nãn ra mặt. Lâm và Mạnh vào trong xem xét phòng ốc và bàn ghế, rồi trở ra cười méo mó, không nói tiếng nào. Dì ba Nhân ở đây đã từng giúp đỡ giáo viên, rất ân cần với mọi người, nhưng rồi mọi người cũng không thể nấn ná lâu hơn. Kim và các bạn xuống tắc ráng. để lại bốn giáo viên mới và hành lý của họ. Hai cô giáo mới Bảy và Hạnh bịn rịn tiễn đưa không dằn được nước mắt_ giống như một đám cưới, lúc đàn gái ra về để cô dâu ở lại nhà chồng vậy. Tắc ráng quay trở ra đến trường Bà Năm thì đã quá trưa. Bước lên nhà bác sáu Ban là Kim cảm thấy mệt nên đi nằm một lát. Nhà bác sáu Ban rất sạch sẽ và khang trang. Qua câu chuyện thăm hỏi Kim được biết nhà bác sáu được sửa lại sau ngày ba mươi tháng tư. Nền được đôn lên cao để tránh nước tràn vào nhà vào mùa nước nổi. Nền nhà được lót gạch tàu còn mới. Cũng như những căn nhà ở vùng này, vách nhà bác sáu được làm bằng nan tre,bên trong nhà ngó ra ngoài rất rõ, nhưng ở ngoài không dễ gì nhìn lọt vào bên trong nếu không đứng sát vách ngó vào. Mái nhà lại được lợp lá chằm nên mát mẻ vô cùng. Nhà trên có hai bô ván ngựa ở sát hai bên vách; bàn thờ và một cái bàn khách hột xoài nằm ở giữa. Nhà trong có một lẩm lúa cao ngất, cái giường và một cái tủ đứng. Căn nhà bếp nối liền nhà trên, ngăn cách nhau bởi một tấm vách. Nhà bếp không có cửa, chỉ làm che đủ cho dàn bếp, và một bộ vạt để ngồi ăn cơm. Dàn bếp được cất cao, xung quanh treo lủ khủ xon nồi ơ chảo. Trong nhà bếp này đặc biệt có một cái cối đá mà bác gái cứ phải bận bịu xay mỗi lần một cối gạo đầy thành một thứ sữa bột cho con hẻo nái sồ sề nằm trên vũng sình phía sau hè. Con heo nái nhà bác sáu mỗi ngày uống ba cữ nước bột như vậy làm cho nó mâp ú. Hai bác không có con, nuôi một đứa cháu gái_ Cúc , tên đứa cháu của hai bác, thường đi làm vần công với bạn bè đến chiều tối mới về. Bác trai khoảng sáu mươi, trung người, còn gân cốt, rất ít nói, thường ngồi nhấp nháp trà ở bàn khách nhà trên. Bác gái có lẽ cùng khoảng tuổi bác trai, người gầy gò nhưng mạnh khỏe, làm việc lanh lẹ. Căn nhà bác sáu vì vậy ít tiếng cười, tiếng nói. Buổi chiều Kim ra bờ sông.Nhìn dòng sông chảy lờ lửng Kim nhớ đến bài “Chiều Trên Sông” của nhạc sỹ Phạm Duy: “ Chiều buông trên dòng sông Cửu Long....Có khi buông lửng lơ, có khi tuôn sầu u....” Kim nghĩ có lẽ nhạc sỹ Phạm Duy cũng đã từng nhìn dòng sông như nàng. Ôi con sông miền Nam hiền hòa làm sao ! Kim là người miền Nam mà đến bây giờ nàng mới thấy cái đẹp của dòng sông như các nhạc sỹ thường ca ngợi. Nhìn dòng sông tâm hồn Kim trở nên thanh thản, bình lặng như mặt nước, tạm quên đi những lo lắng, buồn phiền.... “ Ngày mai Lệ về Cai Lậy, Kim đứng lớp cho Lệ được không ? “ Kim quay lưng lại: “ Ngồi xuống một lát đi Lệ, chuyện đó được mà ! “ Lệ ngồi xuống cạnh Kim. “ Ơ đây còn nghe tiếng xe ngoài lộ bốn, ở Kỳ Ðà buồn quá Kim hả ? “ Kim vẫn dõi mắt nhìn theo đám lục bình trôi lềnh bềnh trên sông. Thỉnh thoảng vài chiếc xuồng bé tẻo teo xuôi theo dòng nhẹ tênh lã lướt. Giờ này con nước bắt đầu lên, gió cũng lên theo, làm gợn sóng vỗ vào bờ nhè nhẹ như an ủi, vỗ về... “ Về chừng nào trở lại Lệ ? “ “ Chỉ lấy đồ đạc cần dùng, châm lắm là ba ngày. “ “ Cuối tuần này tôi về, nếu thứ hai lên không kip nhờ Lệ đứng lớp giùm. “ Lệ gật đầu đồng ý. Lệ học cùng lớp với Kim ở sư phạm, lại cùng chung một tổ học tập nên khá thân tình. Lê mới lớn, yêu phải môt anh chàng có vợ học cùng lớp. Lệ buồn vụ này nên từ chối về Cai Lậy mà theo Kim về công tác ở Cái Bè, hay có ý muốn gặp lại người yêu vì anh ấy về dạy ở quê nhà An Hữu cách đây không xa (?) “ Ngày mai chị Vân ra Cá Thia rồi, Kim ở lai môt mình tội nghiệp quá! “ Lệ vừa nói vừa cười mơn như để an ũi Kim. Kim ngó vào nhà bác sáu Ban đã lên đèn, chị Vân đang cặm cụi viết sổ sách nơi bàn khách. Chi Vân là giáo viên hai năm rồi dạy tại điểm trường Bà Năm, phụ trách hai lớp. Năm nay mở ba lớp, chị Vân đứng lớp ba, Kim lớp hai và Lê lớp một. Con nước lớn rất nhanh, chạy ngâp gần hết chiếc cầu nước bằng sắt của Mỹ thời chiến tranh. Bóng tối lan dần, gió thổi lạnh hơn, mặt sông trở nên huyền ảo, xung quanh cây cối trở nên ma quái.... Kim rùng mình, cùng Lệ bước vào nhà. Hôm Kim đưa Lệ ra xe găp người bà con của Lệ làm ở phòng giáo dục Cai Lậy. Chị theo lời yêu cầu của gia đình Lệ xuồng Mỹ Ðức Ðông để kêu Lệ phải trở về làm việc ở Cai Lậy. Và Lệ phải theo chị trở về ngay ngày ấy. Chị Vân phải ra trường chánh do yêu cầu dạy Anh văn cho cấp hai, một mình Kim phải coi ba lớp. Kim mệt nhoài và khàn tiếng mà chẳng than vản được với ai. Có lẽ cũng hiểu được sự khó khăn đó, vài ngày sau anh Nghĩa xuất hiện báo cho Kim biết sẽ có hai giáo viên đổi về điểm trường Bà Năm. Kim sẽ phụ trách lớp hai, hai mươi lăm em. Cô Ý từ Hòa Khánh về sẽ phụ trách lớp ba, và cô Hảo từ Sài Gòn về sẽ phụ trách lớp một. Những năm đầu sau khi miền Nam bị tiếp thu, người từ Sài Gòn và nhũng thành phố khác lần lượt kéo nhau về quê xây dưng đòi sống mới. Gia đình Kim cũng như gia đình cô sáu Hảo nằm trong hoàn cảnh đó. Sài Gòn lúc này ăn độn bảy mươi lăm phần trăm. Cô sáu Hảo để lại hai người con gái lớn ở lại Sài Gòn sống bên ngoại để tự xoay trở. Còn cô, người chồng hưu trí, và ba con nhỏ về quê đùm bọc nhau. Cô mua ba công vườn của bác sáu Ban. Sau khi nhờ người quen thỏa thuận giá cả, gia đình cô rút gọn về đây. Nhìn đồ đạc của gia đình cô bày ngổn ngang trước sân nhà bác sáu Ban, Kim có thể đoán gia đình cô trước đây có cuộc sống kha khá. Căn nhà cô sáu Hảo được dựng lên cấp tốc, sơ sài như một túp lều lý tưởng ngay cạnh nhà bác sáu Ban. Những lúc nhàn rỗi Kim chỉ thích đến ngồi trước sân nhà cô nhìn dòng song lững lờ trôi…… -------------------- Mmm |
|
|
![]() |
![]()
Post
#2
|
|
![]() Bảo vệ Tổ Quốc ![]() ![]() ![]() Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country ![]() ![]() |
“ Còn về quyền hạn của công đoàn trường thì dip khác mình sẽ nói, hay cụ thể là kỳ họp sau hội ý với ban giám hiệu và tập thể giáo viên sẽ rõ ràng hơn, chớ bây giờ người này nói mình đúng, còn người kia lại nói là sai thì không đi tới đâu cả ! “
Bực mình, Bảy bỏ ra ngoài. Kim thấy mình không cần phải có ý kiến. Kim lại nghĩ ngoaị trừ những giáo viên quá tệ thì phải dùng kỹ luật. Nhưng trước hết phải công nhận rằng ai cũng thích đời sống tiện nghi; do đó rất ít người có thiện chí và nhiệt tình đi vào vùng sâu công tác. Chỉ có thể tạo nhưng điều kiện để hấp dẫn những người trẻ công tác ở vùng sâu như : Tăng lương, thăng thưởng, hay được chuyển về nơi mình chọn sau khi công tác ngắn hạn hơn những người ở những điểm thuận tiện. ***************** Thế rồi Phấn, vợ của Mạnh và bé Tường Vi, đứa con gái một tuổi của Mạnh xuất hiện. Phấn không có khuôn mặt sắc nét như Hương, nhưng cũng không quá kém so với Hương. Dẩu gì thì Phấn cũng đã có con và nặng lo việc nhà chồng. Tất nhiên Phấn rất muốn biết chỗ dạy của Mạnh, nhưng Mạnh một mực từ chối với lý do này lý do nọ. Khi Mạnh ra khỏi nhà rồi Phấn hỏi Bảy: “ Anh Mạnh dạy gần đây không chị ? “ Bảy vội nói vào: “ Có xa xôi gì đâu ! Phấn từ Gò Công lên đây thăm chồng thì còn một khoảng nữa là biết rõ hết thì có nhằm gì mấy cái cầu khỉ đó hả, Phấn nên đi cho biết ! “ Hạnh cũng tiếp lời: “ Ẳm em bé đi với ! Cứ đi thẳng qua cầu Ông Vẽ rồi có lối đi cặp mé sông, đi một chút là tới. Cảnh trong đó đẹp lắm ! Mạnh mê cảnh đẹp trong đó lắm ! Cảnh đẹp mà người cũng đẹp nữa ! “ Chị Cẩm cũng nói đôn đốc thêm vào: “ Ði đi Phấn, đi cho biết mà ! “ Lối nói úp úp mở mở của các cô giáo làm cho Phấn sanh nghi, cô vội che dù bồng con sang trường Kênh Lạc. Cứ nghĩ đám học trò sẽ đưa tin vợ Mạnh ẳm con lên thăm đến tận tai Hương các cô thật sự hài lòng, và tin rằng sẽ có một kết quả tốt trong việc ngăn cản ái tình của Mạnh và Hương. Buổi chiều ngày hôm ấy người không được vui là Phấn, vì nỗi hoài nghi trong lòng cô không ai có thể trả lời thỏa đáng. Và Mạnh từ ngày ấy càng trở nên lầm lì. Vài tháng sau Hương báo nhà trường biết cô lập gia đình và xin đổi về Hòa Khánh, quê chồng của cô. ******************* “ Chị Hoa có thai rồi cô ! “ Vừa nghe Út nhỏ nói xong Kim trố mắt nhìn nó. Ðịnh thần một phút Kim hỏi lại em: “ Nguyễn thị Hoa ngồi kế bên Nguyễn thị Út lớn, đã nghỉ học mấy tháng rồi, phải không ? “ Út nhỏ dạ rất khẻ. Có lẽ nó không yên tâm đối với thái độ của Kim khi nghe tin này. Vô học có hai tháng là Hoa ở nhà, rồi má em vào xin nghỉ học luôn để phụ gia đình. Kim đã quá hao hơi để kêu gọi những học trò như Hoa nên ráng học thêm. Hoa đã mười ba mười bốn tuổi rồi ! Năm nay em cao lớn thấy rõ, gò ngực đã nhô cao mà đi học vẫn còn quên mặc áo lót. Vậy mà bây giờ đã có thai ! Em chưa qua khỏi lứa tuổi con nít, tánh tình còn nguyên con nít, còn ham chơi, giành ăn, và hay thưa mét. Kim tưởng đến cảnh đi cắt lúa mướn. những đêm trăng thanh trai gái ở lại ngủ ngoài đồng vắng.... Ðó là một trong những lý do tại sao trái gái miệt trong lập gia đình rất sớm. “ Thưa cô em về ! “ “ Ừ, em về, sách mượn nhớ giữ gìn kỹ lưỡng ! “ “ Da ! “ Út nhỏ ra nhà chị Lành gặp Kim để đổi lấy quyển sách tập đọc vì sách của em lảnh hồi đầu niên học bị rách mất những trang cần thiết cho tuần tới. Kim đưa Út nhỏ băng qua đường. Nhìn Út nhỏ mất dạng sau những lùm cây um tùm bên kia đường Kim mới trở vào nhà. Chị Cẩm đã đứng ngay cửa ngó ra như chờ Kim vào: “ Học trò mày gioỉ hơn cô giáo nó rồi ! Cô nó chưa biết khỉ gì hết thì nó đã rành rọt. ‘ Thôi rồi một đóa trà mi, Con ong đã tỏ đường đi lối về ! ‘ “ Chị nhường lối cho Kim bước vào: “ Em thấy nó con nít quá, tội cuộc đời nó chị à ! “ Bảy ngồi làm sổ sách nơi bàn khách nói xen vào: “ Ta dạy trong Kỳ Ðà đã quen những chuyện như vậy. Người ta vẫn sống vui vẻ chớ không thấy khổ sở như mình nhìn ở họ đâu. “ Thu đang ngồi lượm thóc cũng góp ý: “ Ðúng vậy, khổ hay không tùy vào cái nhìn của mỗi người. “ Nghe qua những lời lẽ của bạn bè Kim vẫn không hài lòng, dù rằng nàng không phản đối. Trong thâm tâm Kim vẫn cho đó là một sự dại dột, ngu khờ cần được giáo dục ở nhà hay ở trường. Ðối với Kim Hoa đã mất đi cái gì êm đềm nhất _ tuổi ngây thơ ! Hoa đã mất đi khoảng tuổi dậy thì mơ mộng đẹp nhất của người con gái ! Nó vội bước vào cuộc đời làm mẹ không một chút chuẩn bị, không một chút băng khoăn vì nó là con nít. Con nít thì làm sao dạy dỗ được con nít, hay nó chỉ chuốc những khổ sầu cho đời nó ! Làm người ai cũng có khuynh hướng vươn lên trong cuộc sống; sẽ có lúc Hoa thấy nó đã dại dột đáng tiếc vì không được khuyên bảo, hay hướng dẫn trong thời gian này. Kim nghĩ nàng cần nói chuyện riêng với những đứa học trò lớn của nàng. ********************* Noel ai cũng về nhà, chỉ còn Kim và Hạnh ở lại. Dì sáu Trọng biểu hai cô sang ăn cơm với dì cho vui. Dì nấu canh chua rắn bông sún ! Kim gắp một miếng cho vui lòng dì sáu mà trong đầu nhớ lại hình ảnh những con rắn có khoan có vằn uốn éo trong lồng được bày bán ở chợ Mỹ Ðức Tây mới ghê sợ làm sao ! Má Kim đã từng dặn dò rằng đàn bà con không nên ăn những món dữ như rùa rắn...kẻo người ta nói tâm tánh mình hung dữ. Thấy KIm ăn không được mạnh miệng, dì sáu đẫy dĩa tép ran gần nàng, rồi nói: “ Thịt rắn bông sún mát lắm đó ! Mày ăn bợ miệng thì có tép đây ! “ “ Dượng sáu đi đâu vắng hở dì ? “ “ Bơi xuồng vô trong Bà Năm chở lúa. “ Hạnh hỏi xen vào: “ Thưởng cũng đi với dượng sáu hả dì ? “ “ Không, thằng Thưởng hồi hôm bị sốt nằm ở nhà trên, mới ăn cháo xong. Ổng đi mình ên, ổng mà vô trỏng là xế mới về, có bạn nhậu mà ! “ Ăn cơm xong dì sáu biểu mang rổ củ ấu về luộc, hay ăn sống cũng mát. Dì sáu trồng ấu ở ao phía trước nhà, mới được vớt lên bán, còn một ít để ăn lai rai. Thế là Kim và Hạnh đón Noel với một nồi ấu luộc. Hai cô chong đèn vừa ăn ấu vừa trò chuyện với nhau. Văng vẳng tiếng nhạc thánh ca từ chiếc radio nhà bên cạnh đất chị Lành, theo cơn gió vọng sang. Hạnh cầm củ ấu lên ngắm nghía nói: “ Khi thương trái ấu cũng tròn Khi ghét trái bồ hòn cũng méo. “ “ Ðó là cái lắc léo của tình cảm con người, mi ạ. Thì rất có thể người mình yêu đối với người khác xấu xí vẹo vọ như củ ấu mà mình cứ thương.! “ “ Hạnh nói rất đúng ! “ Bất chợt Hạnh hỏi Kim: “ À Kim, sao mi không đi chơi Noel với anh Huy ? “ “ Còn bị quản chế, không đi đâu được cả ! “ “ Về thăm ??? “ “ Tết về luôn ! “ Thời gian này Kim cần yên tĩnh để suy nghĩ và quyết định cho tương lai của minh, nhưng vẫn chưa dứt khoát rõ ràng. Kim không muốn ra đi mất Huy. Cũng không muốn ở lại thành hôn với anh, vì những năm qua Kim hoàn toàn không có một chút chuẩn bị cho vấn đề này. Ðối với Kim, hôn nhân trong hoàn cảnh này là khai tử tình yêu của nàng và Huy. “ Ðịnh chừng nào đám cưới ??? “ “ Chưa đâu, chuyện đó ta chưa nghĩ tới ! “ Hạnh trố mắt nhìn Kim: “ Chưa ai mâu thuẩn như mi. Ta hiểu mi không nỗi !!! “ Hạnh cười rất ngắn rồi mở sách ra đọc. Kim ngã lăn xuống giường. Nếu Huy ở lại và thành hôn với một người con gái nào khác ??? Kim nghe trong lòng nàng sự phản đối quyết liệt_ Không thể được !!! “ Năm tới anh Bình xin về Mỹ Tho. “ “ Ảnh nói mi hở, Hạnh ? “ “ Ừ !.... Ảnh không nói mi sao ??? “ “ Không ! “ “ Ba má ảnh ở Ấp Bắc, nhưng có nhà ở Mỹ Tho, ảnh sẽ ở đó khi được chuyển về. “ Hạnh thường để ý đến Bình. Năm nay Bình thường đi lấy hàng cùng với Mạnh nên anh có dịp lân la với các bạn tập thể Mỹ Quới. Kim nhớ lại có lần Bình nói với nàng về cái tên Nguyễn Thanh Bình của anh là do ba anh đặt vì ông mong mõi một ngày thanh bình trên đất nước. Nhưng từ khi tâm trí Bình có thể ghi khắc được những gì đã xảy ra thì chỉ thấy quanh anh lan tràn khói lửa chiến tranh_ Ấp Bắc quê anh là một trong những vùng có trận đánh khốc liệt nhất!. “ Tuần rồi anh Bình ra Kim có gặp ảnh không ? Ảnh hứa cho ta mượn “ Bài Không Tên Số Năm “ của Vũ Thành An mà không có đem theo sao cà ??? “ “ Có, bữa đó có ta ở nhà, nhưng không nghe nói gì cả !.” “ Kỳ sao ảnh ra là biết Hạnh ! “ Thế rồi một sự im lặng nặng nề giữa nhau. Kim hiểu Hạnh hỏi có tính cách dọ dẫm quan hệ giữa nàng và Bình, nhưng cô đã nhắm lạc mục tiêu. Hạnh có những lời lẽ và thái độ làm cho Kim và các bạn có cảm tưởng như Bình là của cô vậy. Trong nhà này Hạnh không bao giờ chịu thua ai một lời, hồ gì cô chịu thua Kim để mất Bình. Hạnh sẽ có nhiều cách để biết rõ Kim và Bình đối với nhau ra sao. Cô có tánh đa nghi, không dễ gì tin vào lời nói của một ai. Nhìn Hạnh nói chuyện, đôi mắt của cô có những tia sắc nhọn, và cái miệng không hở răng như nhếch một bên mép. Kim thấy mình không cần phải nói gì với Hạnh nữa. Kim bỏ vào trong nằm, tưởng tượng Huy nhận thư nàng, anh sẽ nhớ lại những kỹ niệm sống cạnh bên nhau ngày xưa..... -------------------- Mmm |
|
|
![]() ![]() |
Lo-Fi Version | Time is now: 23rd July 2025 - 06:54 AM |