Warning: Declaration of class_bbcode::convert_emoticon($matches = Array) should be compatible with class_bbcode_core::convert_emoticon($code = '', $image = '') in /hermes/bosnacweb07/bosnacweb07as/b283/d5.kekho/public_html/forums/sources/classes/bbcode/class_bbcode.php on line 641 Trường Xưa Ngày Ấy - Nguyên Hiền ( Cựu Nữ Sinh Gia Long ) - PLEIKU PHỐ NÚI FORUMS

Welcome Guest ( Log In | Register )

> Trường Xưa Ngày Ấy - Nguyên Hiền ( Cựu Nữ Sinh Gia Long )
M&N
post Mar 21 2009, 02:09 PM
Post #1


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Trang Chủ
Posts: 11,665
Joined: 7-April 08
Member No.: 6
Country



TRƯỜNG XƯA NGÀY ẤY

NGUYÊN HIỀN

PHẦN MỘT


Kim đến trường Mỹ Ðức Ðông vào một ngày mưa dầm. Sau khi nhóm họp, các giáo viên mới ra trường được chia làm ba nhóm đến nhà các anh chị giáo viên ở gần trường để lo ăn uống và nghỉ tạm qua đêm.Kim, Lệ và hai bạn khác cùng đến nhà chị Son.
Trước khi xuống Mỹ Ðức Ðông Kim đã ghé Ba Dừa ở Cai Lậy, quê của Lệ, một người bạn học chung khóa sư phạm cấp tốc, và về cùng một nhiệm sở với nàng. Chiều ở nhà Lệ Kim được uống nước dừa, nước dừa ở Ba Dừa ngọt thanh làm sao ! Nhưng đến khi gần sáng Kim chợt phát lảnh rung cầm cập. Má của Lệ vội xong rượu cho Kim. Bà nói có lẽ vì cơn cảm mạo của nàng chưa dứt mà uống nước dừa nên bị vật. Không biết má của Lệ xông rượu làm sao đó mà Kim cảm thấy hơi nóng bốc lên từ dưới bàn chân, rồi lan dần cả toàn thân. Buổi sáng trước khi Kim và Lệ ra đi, bà còn nhét thêm cho Kim vài viên thuốc cảm, và căn dặn không được ăn cơm. Giờ đây Kim phải nhịn cơm ăn cháo. Khi Kim nấu xong nồi cháo thương hàn với cái trứng gà thì chiều đã sụp xuống. Hai cô giáo mới và Lệ tiếp tục mượn bếp nhà chị Son để lo cơm nước.
Kim chọn một chỗ ngồi ngó ra bờ sông. Con sông Cá Thia rộng gấp ba nhánh sông chảy qua chợ Gò Công, nơi mà khi còn bé Kim đã từng ôm phao đùa với nước. Mưa ngoài trời tầm tả làm xóa mờ bên kia bờ sông thuộc xã Mỹ Lương, tạo cho Kim một nỗi buồn mênh mông. Gió thổi tạt vào tấm bạt chắn ở cửa sổ kêu lật phật, làm buốt giá lòng nàng. Ðây là ngày đầu tiên Kim thật sự bước vào cuộc đời, một cuộc đời do chính nàng chọn lựa. Kim chưa cảm thấy nhớ gia đình vì nàng đã từng xa gia đình thời kỳ học sư phạm ở Mỹ Tho, nhưng nàng thấy lẻ loi, và se thắt tự cõi lòng.
“ Cô lên phía trước ngồi, phía sau này gió lắm. Cháo có bỏ tiêu không, cho ấm ! “
“ Dạ có, cám ơn anh ba ! “
“ Chừng mười phút nữa là họp đứơc rồi ! “
“ Dạ ! ”
Ăn cháo xong, Kim liền bước lên nhà trên theo lời anh ba Nghĩa, hiệu trưởng của trường. Anh cũng yêu cầu các chị trong bếp cho anh vài giây phút để nói thêm đôi điều trước khi từ biệt. Khi Kim bước lên phía trên thì thấy các anh chị giáo viên khác cũng đã tề tựu đầy đủ. Anh Nghĩa giới thiệu một người đẹp ngồi xéo ở một góc bàn.
“ Cô Hồng Nhung_ hiệu phó của trường.! “
Quả cô hiệu phó xứng đáng với cái tên, cô đẹp như một đóa hoa hồng mới nở. Kim thầm nghĩ ở một xã hẻo lánh như thế này có một người đẹp như cô làm hiệu phó thật là hiếm hoi. Buổi sáng Hồng Nhung về phòng giáo dục họp nên đến bây giờ mọi người mới gặp mặt. Chị Son đã đốt ngọn đèn hoa kỳ để ở giữa bàn làm cho căn phòng trở nên ấm cúng. Lệ và Kim cùng ngồi vào bàn với anh Nghĩa và Hồng Nhung, còn các anh chị khác ngồi trên bộ divan đặt ở sát vách. Mọi người lắng nghe anh Nghĩa và Hồng Nhung thay nhau hướng dẫn lối sống và làm việc với người dân ở đây. Anh Nghĩa có nét mặt và vóc dáng của một quân nhân hơn là một ông thầy giáo. Anh được biệt phái về làm hiệu trưởng của trường Mỹ Ðức Ðông vài năm trước ngày ba mươi tháng tư. Thoạt nhìn anh với nét mặt già dăn và hàm râu mép rậm rạp rất dễ làm khiếp vía học trò. Tuy nhiên khi anh cười để lộ hàm răng rắn chắc đầy khói thuốc_ một nụ cười rất đôn hậu !. Lời ăn tiếng nói của anh rất gọn gảy, chân tình, dễ tạo cảm tình với bất cứ ai. Kim nghĩ nàng sẽ làm việc được với anh. Trước khi chia tay ra về, anh Nghĩa còn nhắc các giáo viên mới ngày mai vào khoảng tám giờ sáng ban giám hiệu sẽ đưa mọi người vào các điểm trường bằng tắc ráng. Anh cũng nói thêm một câu mà hồi sáng anh đã nói trong phiên họp: “ Trường Mỹ Ðức Ðông may mắn có một đội ngủ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình....”. Có lẽ vì quá mệt và cũng nhờ mưa xuống mát trời nên đêm đó Kim ngủ thiệt ngon.
Xã Mỹ Ðức Ðông thuộc huyện Cái Bè, tĩnh Tiền Giang. Ðịa hình xã Mỹ Ðức Ðông ( hay Mỹ Ðông) chạy dài theo nhánh sông Cá Thia, vắt qua quốc lộ bốn (người dân thường gọi tắt là lộ bốn) bởi cầu Mỹ Quới. Cầu Mỹ Qưới coi như là ranh giới của Bắc lộ và Nam lộ. Bắc lộ gồm các điểm trường Bà Năm, Kỳ Ðà và Kênh Lạc. Nam lộ gồm có điểm trường Mỹ Qưới nằm ngay chân cầu, ba bốn điểm trường khác nằm sọc theo dòng sông, và trường chánh nằm ngay chợ Cá Thia. Kỳ Ðà là điểm trường cuối cùng thuộc vùng hẻo lánh của xã. Ðiểm trường Bà Năm mà anh Nghĩa chỉ định Kim và Lệ về công tác cách quốc lộ chừng tám trăm mét.

Buổi sáng sau khi ăn qua loa mọi người xuống tắc ráng. Ðến bấy giờ Kim mới tĩnh táo để biết rằng ngoài nàng và Lệ còn có tám giáo viên khác về Mỹ Ðức Ðông, ba nam năm nữ. Ðến bến đò mọi người dẳ thấy hai chiếc tắc ráng đã đậu sẵn. Anh Nghĩa chỉ cả bọn xuống chiếc neo sát cầu nước. Có lẽ đám giáo viên mới ai cũng như Kim chưa hề quen đi xuồng hay tắc ráng nên khi vài người trong bọn vừa bước xuống chiếc tắc ráng chòng chành như muốn nghiêng về một bên, anh Nghĩa phải yêu cầu ngồi yên. Chiếc tắc ráng dài hoằng giống như thân con cá kìm, có mui che mưa nắng, chở được khá nhiều hành khách. Hôm nay cô hiệu phó Hồng Nhung ở lại trường, chỉ có anh Nghĩa và chị Chi trưởng ban đời sống cùng đi với các giáo viên mới.
Chiếc tắc ráng từ từ rời bến chạy với một tốc độ vừa phải. Nắng bắt đầu lên, phong cảnh hai bên bờ trở nên rạng rỡ. Kim chọn một chỗ ngồi thuận tiện có thể xoai lưng ra ngoài để vừa ngắm cảnh, vừa lắng nghe được mọi người trò chuyện. Con sông dài ngoằn ngèo như một con rắn khổng lồ. Hai bên bờ là rừng cây, nào xoài, ổi, cóc,...chen chúc. Có những cây xoài, cây dừa thân cong vòng de mình ra dòng sông, che mát cho những chiếc xuồng neo tại đó. Mỗi bên bờ có một lối mòn uốn khúc theo dòng sông, khi bị mất khuất trong cỏ tranh, khi bị ngắt đoạn bởi chiếc cầu khỉ nho nhỏ. Ðây là vùng nước ngọt Tiền Giang lắm trái ngọt cây lành. Kim cảm thấy mát mẻ và thích thú với sông nước hữu tình nơi này.
Anh ba Nghĩa cười nói huyên thuyên. Anh nói về các điểm trường, pha lẫn những câu khôi hài, có lẽ để xóa đi nét u sầu, lo lắng của các cô giáo mới. Các điểm trường lần lượt được mọi người dến thăm viếng. Chị Chị cũng không quên gửi gạo và nhu yếu phẩm cho các giáo viên ở các điểm trường. Nhiều điểm trường mới được cất do nhu cầu của học sinh gia tăng, hầu hết là một phòng, ván lá ọp ẹp, bàn ghế được đóng sơ sài. Vùng đất này trù phú, song người dân chỉ được thật sự an tâm làm ăn sau ngày ba mươi tháng tư khi tiếng súng đã ngưng hẳn, chỉ có trường chánh Cá Thia và trường Mỹ Quới được cất từ lâu là coi tạm được mà thôi.

Chiếc tắc ráng chạy qua cầu Ông Vẽ. Kim đoán từ Cá Thia ra đến cầu này phải trên một cây số. Nhà cửa bên Bắc lộ trông thưa thớt hơn. Theo lời anh Nghĩa từ vùng này trở vào trong ruộng nhiều hơn vườn. Trên đường đến trường Bà Năm có những dãy vườn mận, ổi, xoài xen nhau ...Kim thích thú bấm tay Lệ nói : “ Trời nắng đi dạy có mận ăn thích ghê, Lệ nhỉ ! “. Có những hàng dừa soi bóng xuống dòng sông. Kim tưởng tượng sẽ có lúc ngồi trên thân dừa thẩn thờ ngắm trời mây sông nước. Anh ba Nghĩa yêu cầu tắc ráng đổ lại nhà bác sáu Ban, ông trưởng ấp ở đây để giới thiệu Kim và Lệ về dạy điểm Bà Năm. Sau vài câu giới thiệu, thăm hỏi, và gửi gấm Kim và Lệ sẽ ở trọ nhà bác sáu Ban, anh Nghĩa yêu cầu bác tài chạy sang trường Bà Năm trước, anh sẽ dẫn các giáo viêni đi bộ đến sau
“ Cô Kim coi chừng đi cẩn thận nha, tôi nghĩ cô không quen đi cầu tre.’Cầu tre lắc lẻo gập gềnh khó đi...’ !”
Anh Nghĩa vừa nói vừa chỉ chiếc cầu tre trước mặt, chênh vênh trên con rạch Bà Năm. Kim than thầm trong lòng nhưng ngại lên tiếng. Chiếc cầu đã cao lại dài, được chấp nối lỏng lẻo, rung lên theo từng bước chân đi. Kim vội lột dép ra cầm một tay, còn tay kia vịn thân tre lần dò từng bước mà đi. Ngay cả tay vịn chỉ có thể giúp cho người qua cầu có thể an tâm mà gĩu được thăng băng chớ thật sự không thể tựa vào được vì cũng quá lỏng lẻo Kim thầm nghĩ nếu một mai nàng đi qua cầu này mà bị rớt xuống thì tệ hại vô cùng. Qua khỏi cầu, đặt chân lên mặt đất rồi Kim mới hoàn hồn.
Trường Bà Năm nằm trên một voi đất. Trước mặt trường là ngã ba nơi gặp gỡ của nhánh sông Cá Thia và con rạch Bà Năm; từ đó hai dòng nước họp lại thành một con sông lớn đổ vào Kỳ Ðà. Mặt sau của trường là ruộng lúa mênh mông. Cũng như những trường mới cất ở đây, trường Bà Năm chỉ có một phòng rất ọp ẹp. Sân trước cho học sinh nô đùa nằm trên đường người dân ở đây qua lại, cũng chen được một cột cờ ở giữa, khẳng khiu chịu đựng cùng mưa gió. Bên cạnh trường, cách vài bước là cái quán nhỏ xíu, treo lủng lẳng bánh kẹo ở phía trước. Nhìn qua cánh đồng, xa xa vài căn nhà rải rác, ẩn khuất trong đám cây xanh um.
Vừa dến trường Lệ và Kim vội bước vào lớp dể quan sát. Anh Nghĩa cũng theo sau nói cười rổn rảng:
“ Sao, hai cô có yên tâm công tác nơi này không ? “
Kim và Lệ lặng nhìn những dãy bàn ghế thô sơ, sần sùi, đầy đắp vá, cùng mĩm cười và lí nhí trả lời anh Nghĩa:
“ Dạ được anh ! “
“ Thôi xuống tắc ráng đi các anh chị, để vô Kỳ Ðà còn kịp con nước ! “
Nghe tiếng anh Nghĩa hối thúc Kim và các ban vội vào khoang ngồi Anh Nghĩa đứng trên bờ từ biệt gia đình chị ba Phích, chị chủ quán,. Bác tài đã sẵn sàng cho ghe rời trường Bà Năm. Từ nơi này vào Kỳ Ðà là ruộng bạt ngàn; tuy vậy, cũng có một vài khu vườn ổi mới lên liếp. Dọc theo hai bờ sông, càng vào trong càng có nhiều điên điển, bần, bằng lăng, và dừa lá. Ðến Kỳ Ðà thì dòng sông trở nên hẹp lại. Nhà cửa hai bên sông thưa thớt. Cảnh trí buồn tẻ và hoang vắng quá !.Gió đồng thổi lồng lộng. Vài tiếng chim kêu lạc loài...khiến bốn giáo viên mới vào đây không khỏi ủ ê mày mặt.
Tắc rang vừa cặp bến mọi người vội bước lên bờ. Người không ngớt chắc hít than thở là Nguyễn văn Mạnh. Mạnh và Lý thị Bảy ở Gò Công, cùng quê với Kim; chưa ai đã từng biết bơi xuồng, hay quen đi cầu tre lắc lẻo. Các giáo viên mói ngơ ngác trước một ngôi trường cheo leo, xung quanh chỉ toàn là sông rạch và ruộng lúa mênh mông. Cũng như lần trước, anh Nghĩa dẫn mọi người đến nhà dì ba Nhân để gửi gấm các giáo viên mới. Nhà dì ba Nhân ở sát một bên trường, còn bên kia giáp với đám dừa lá. Trường ở đây có hai phòng, cũng vách lá sơ sài. Giáo viên đang công tác là một cặp mới hứa hôn, sẽ ra trường chánh Cá Thia để nhường lớp lại cho các giáo viên mới ra trường năm nay. Năm rồi ở đây có ba lớp, hai giáo viên. Năm nay bốn lớp, bốn giáo viên mới, đó là Lý thị Bảy, Nguyễn văn Mạnh, Nguyễn Ngọc Hạnh và Trần Duy Lâm. Lý thị Bảy là người mà Kim chú ý nhất. Trên tắc ráng cô ngồi đối diện với Kim; Kim nghĩ nàng không dễ quên đôi mắt đẹp u buồn, có một bớt ruồi trong tròng mắt bên trái của cô _đó là dấu hiệu buồn khổ vì tình duyên (?) Khuôn mặt cô buồn rười rượi, cô ngồi co ro như con mèo ướt. Làn da trắng trẻo và lối ăn diện của cô cho Kim thấy cô khó thich ứng nơi này. Hai cô Bảy và Hạnh trông buồn bả và chán nãn ra mặt. Lâm và Mạnh vào trong xem xét phòng ốc và bàn ghế, rồi trở ra cười méo mó, không nói tiếng nào.
Dì ba Nhân ở đây đã từng giúp đỡ giáo viên, rất ân cần với mọi người, nhưng rồi mọi người cũng không thể nấn ná lâu hơn. Kim và các bạn xuống tắc ráng. để lại bốn giáo viên mới và hành lý của họ. Hai cô giáo mới Bảy và Hạnh bịn rịn tiễn đưa không dằn được nước mắt_ giống như một đám cưới, lúc đàn gái ra về để cô dâu ở lại nhà chồng vậy. Tắc ráng quay trở ra đến trường Bà Năm thì đã quá trưa. Bước lên nhà bác sáu Ban là Kim cảm thấy mệt nên đi nằm một lát.
Nhà bác sáu Ban rất sạch sẽ và khang trang. Qua câu chuyện thăm hỏi Kim được biết nhà bác sáu được sửa lại sau ngày ba mươi tháng tư. Nền được đôn lên cao để tránh nước tràn vào nhà vào mùa nước nổi. Nền nhà được lót gạch tàu còn mới. Cũng như những căn nhà ở vùng này, vách nhà bác sáu được làm bằng nan tre,bên trong nhà ngó ra ngoài rất rõ, nhưng ở ngoài không dễ gì nhìn lọt vào bên trong nếu không đứng sát vách ngó vào. Mái nhà lại được lợp lá chằm nên mát mẻ vô cùng. Nhà trên có hai bô ván ngựa ở sát hai bên vách; bàn thờ và một cái bàn khách hột xoài nằm ở giữa. Nhà trong có một lẩm lúa cao ngất, cái giường và một cái tủ đứng. Căn nhà bếp nối liền nhà trên, ngăn cách nhau bởi một tấm vách. Nhà bếp không có cửa, chỉ làm che đủ cho dàn bếp, và một bộ vạt để ngồi ăn cơm. Dàn bếp được cất cao, xung quanh treo lủ khủ xon nồi ơ chảo. Trong nhà bếp này đặc biệt có một cái cối đá mà bác gái cứ phải bận bịu xay mỗi lần một cối gạo đầy thành một thứ sữa bột cho con hẻo nái sồ sề nằm trên vũng sình phía sau hè. Con heo nái nhà bác sáu mỗi ngày uống ba cữ nước bột như vậy làm cho nó mâp ú.
Hai bác không có con, nuôi một đứa cháu gái_ Cúc , tên đứa cháu của hai bác, thường đi làm vần công với bạn bè đến chiều tối mới về. Bác trai khoảng sáu mươi, trung người, còn gân cốt, rất ít nói, thường ngồi nhấp nháp trà ở bàn khách nhà trên. Bác gái có lẽ cùng khoảng tuổi bác trai, người gầy gò nhưng mạnh khỏe, làm việc lanh lẹ. Căn nhà bác sáu vì vậy ít tiếng cười, tiếng nói.

Buổi chiều Kim ra bờ sông.Nhìn dòng sông chảy lờ lửng Kim nhớ đến bài “Chiều Trên Sông” của nhạc sỹ Phạm Duy: “ Chiều buông trên dòng sông Cửu Long....Có khi buông lửng lơ, có khi tuôn sầu u....” Kim nghĩ có lẽ nhạc sỹ Phạm Duy cũng đã từng nhìn dòng sông như nàng. Ôi con sông miền Nam hiền hòa làm sao ! Kim là người miền Nam mà đến bây giờ nàng mới thấy cái đẹp của dòng sông như các nhạc sỹ thường ca ngợi. Nhìn dòng sông tâm hồn Kim trở nên thanh thản, bình lặng như mặt nước, tạm quên đi những lo lắng, buồn phiền....
“ Ngày mai Lệ về Cai Lậy, Kim đứng lớp cho Lệ được không ? “
Kim quay lưng lại:
“ Ngồi xuống một lát đi Lệ, chuyện đó được mà ! “
Lệ ngồi xuống cạnh Kim.
“ Ơ đây còn nghe tiếng xe ngoài lộ bốn, ở Kỳ Ðà buồn quá Kim hả ? “
Kim vẫn dõi mắt nhìn theo đám lục bình trôi lềnh bềnh trên sông. Thỉnh thoảng vài chiếc xuồng bé tẻo teo xuôi theo dòng nhẹ tênh lã lướt. Giờ này con nước bắt đầu lên, gió cũng lên theo, làm gợn sóng vỗ vào bờ nhè nhẹ như an ủi, vỗ về...
“ Về chừng nào trở lại Lệ ? “
“ Chỉ lấy đồ đạc cần dùng, châm lắm là ba ngày. “
“ Cuối tuần này tôi về, nếu thứ hai lên không kip nhờ Lệ đứng lớp giùm. “
Lệ gật đầu đồng ý. Lệ học cùng lớp với Kim ở sư phạm, lại cùng chung một tổ học tập nên khá thân tình. Lê mới lớn, yêu phải môt anh chàng có vợ học cùng lớp. Lệ buồn vụ này nên từ chối về Cai Lậy mà theo Kim về công tác ở Cái Bè, hay có ý muốn gặp lại người yêu vì anh ấy về dạy ở quê nhà An Hữu cách đây không xa (?)
“ Ngày mai chị Vân ra Cá Thia rồi, Kim ở lai môt mình tội nghiệp quá! “
Lệ vừa nói vừa cười mơn như để an ũi Kim. Kim ngó vào nhà bác sáu Ban đã lên đèn, chị Vân đang cặm cụi viết sổ sách nơi bàn khách. Chi Vân là giáo viên hai năm rồi dạy tại điểm trường Bà Năm, phụ trách hai lớp. Năm nay mở ba lớp, chị Vân đứng lớp ba, Kim lớp hai và Lê lớp một. Con nước lớn rất nhanh, chạy ngâp gần hết chiếc cầu nước bằng sắt của Mỹ thời chiến tranh. Bóng tối lan dần, gió thổi lạnh hơn, mặt sông trở nên huyền ảo, xung quanh cây cối trở nên ma quái.... Kim rùng mình, cùng Lệ bước vào nhà.
Hôm Kim đưa Lệ ra xe găp người bà con của Lệ làm ở phòng giáo dục Cai Lậy. Chị theo lời yêu cầu của gia đình Lệ xuồng Mỹ Ðức Ðông để kêu Lệ phải trở về làm việc ở Cai Lậy. Và Lệ phải theo chị trở về ngay ngày ấy. Chị Vân phải ra trường chánh do yêu cầu dạy Anh văn cho cấp hai, một mình Kim phải coi ba lớp. Kim mệt nhoài và khàn tiếng mà chẳng than vản được với ai. Có lẽ cũng hiểu được sự khó khăn đó, vài ngày sau anh Nghĩa xuất hiện báo cho Kim biết sẽ có hai giáo viên đổi về điểm trường Bà Năm. Kim sẽ phụ trách lớp hai, hai mươi lăm em. Cô Ý từ Hòa Khánh về sẽ phụ trách lớp ba, và cô Hảo từ Sài Gòn về sẽ phụ trách lớp một.

Những năm đầu sau khi miền Nam bị tiếp thu, người từ Sài Gòn và nhũng thành phố khác lần lượt kéo nhau về quê xây dưng đòi sống mới. Gia đình Kim cũng như gia đình cô sáu Hảo nằm trong hoàn cảnh đó. Sài Gòn lúc này ăn độn bảy mươi lăm phần trăm. Cô sáu Hảo để lại hai người con gái lớn ở lại Sài Gòn sống bên ngoại để tự xoay trở. Còn cô, người chồng hưu trí, và ba con nhỏ về quê đùm bọc nhau. Cô mua ba công vườn của bác sáu Ban. Sau khi nhờ người quen thỏa thuận giá cả, gia đình cô rút gọn về đây. Nhìn đồ đạc của gia đình cô bày ngổn ngang trước sân nhà bác sáu Ban, Kim có thể đoán gia đình cô trước đây có cuộc sống kha khá. Căn nhà cô sáu Hảo được dựng lên cấp tốc, sơ sài như một túp lều lý tưởng ngay cạnh nhà bác sáu Ban. Những lúc nhàn rỗi Kim chỉ thích đến ngồi trước sân nhà cô nhìn dòng song lững lờ trôi……




--------------------
Mmm
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Replies
M&N
post Mar 21 2009, 02:26 PM
Post #2


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Trang Chủ
Posts: 11,665
Joined: 7-April 08
Member No.: 6
Country




PHẦN BA


Những ngày hè ở quê nhà hết ra vườn đến đi ruộng làm cho làn da của Kim đen mốc, nhưng nàng thật sự cảm thấy vui sướng sống với thiên nhiên, quên hết những âu lo cho ngày mai.
Ðang đứng hái mảng cầu Kim chợt thấy đứa em gái bước ra báo cho biết ngày mai nàng phải trở lên trường để học chính trị. Em Kim bẻ trái mảng cầu chín cây bị chim mổ một lỗ ăn tại chô. Lu chim biêt rât ro trai nao ngon nhât trên cây moi an; moi buôi sang chung da gọi nhau oi oi dê cung chia se nhung trai chin. Vườn mảng cầu này ba Kim trrồng đứơc một năm đã bắt đầu thu hoạch
“ Chị Bảy nói ngày mai gặp chị ở bến xe, đi chuyến nhất lên Mỹ Tho. Vậy là chị phải thức dây sớm đi chuyến xe lam bốn giờ lên Gò Công mới kịp ! “
“ Mày lên chợ Gò Công ghé nhà chị Bảy hả ?Ai cho chị Bảy biết tin này ? “
“ Ghé chỉ chơi một lát.Anh Thiện di Cái Bè về cho biết như vậy “
Vậy là phải lên đường rồi. Kim thường thừa dịp lên chợ Gò Công ở lại đêm chơi với Bảy. Bảy là một người bạn tốt, cứ mỗi lần Kim ghé nhà là cho đứa cháu mang đến cho nàng một ly nước mía _ món giải khác mà Kim thích nhất. Nghĩ đến những việc phải lo cho xong, và đồ đạc lỉnh kỉnh phải mang theo, Kim quyết định ở nhà thu xếp cho xong, sáng dậy đi sớm.
Bến xe Gò Công mới năm giờ sáng đã đông nghẹt người. Bảy đã đến từ lúc nào. Kim đưa giấy công lệnh cho hắn nhét vào phòng vé để hai đứa có thể đi chung xe. Cả một xấp giấy công lệnh dầy cộm ! Người dân mua vé chánh thức rất khó khăn. Có những người đến phòng vé từ bốn giờ sáng, mõi mệt, ngồi tựa lưng vào tường ngủ gà ngủ gật.
Người bán vé vừa xuất hiện là mọi người nhỗm dậy, xôn xao chen lấn để được vé. Kim và Bảy được vé đi chuyến xe thứ hai lên Mỹ Tho. Ổn định chỗ ngồi xong mỗi cô móc tiền mua cho mình một ổ bánh mì để ăn sáng. Chẳng bao lâu xe bắt đầu chạy. Gió mát buổi sáng sớm làm Kim tươi tĩnh trở lại. Trời sáng dần, Bảy nhìn Kim nhận xét:
“ Ở nhà mi làm gì mà đen dữ vậy ? “
“ Làm đủ thứ, làm cỏ vườn, cỏ ruộng. Ta sợ rắn lắm, hể thấy cỏ trong vườn lên cao là lo làm sạch liền. Anh Thiện báo đi học chính trị đó hở ? “
“ Ừ, ảnh và Mạnh đã lên trước ba ngày. Hè có gì vui không ? “
“ Bình thường ! “
“ Mi không có tin tức gì của anh Huy hay sao ? “
“ Không ! .....Nếu ảnh về thế nào ta cũng biết “
Bảy thắc mắc:
“ Mi có qua Cần Ðước hỏi thăm không ? “
“ Không ! Bữa nay mi có ghé Long Ðịnh không ? “
“ Không ! Vinh về Gò Công chủ nhật vừa rồi. “
Ra khỏi thị xã xe bắt đầu chạy với tốc độ cao hơn.. Bảy ngả hẳn người vào thành ghế, lim dim như con mèo. Ðể yên cho hắn mơ tưởng, Kim xoay mặt ra ngoài, trố mắt nhìn đám ruộng xanh um gợn sóng theo cơn gió, cố gắng nuốt nỗi buồn chợt dâng tràn.
Bảy chợt cựa mình, mở mắt, nói vào tai Kim:
“ Xuân đã chuyển ngành rồi ! “
“ Làm gì ??? “
“ Bà con nó là cán bộ, đưa nó lên thành phố làm công an. “
“ Ngon rồi ! “
“ Mai đã nộp đơn xin qua hàng không xin làm tiếp viên, nó cũng có quen biết lớn nên coi bộ tin tưởng lắm. “
“ Mai dạy ở Mỹ đức Tây đó hở ? “
“ Ừ ! “
“ Nó còn dạy không ? “
“ Nó bắt đầu nghỉ năm này. Năm nay học chính trị mình sẽ không còn gặp tụi nó nữa ! “
Ai cũng muốn đời mình có hướng đi lên. Nghề giáo là nghề nghèo nhất thời buổi này ! Nhưng Kim biết Bảy sinh ra đễ làm cô giáo, chỉ mơ ước làm cô giáo. Hắn rất khéo tay, có thể mở tiêm may hay tiệm bánh sau này để kiếm tiền, nhưng vẫn thích làm cô giáo. Riêng Kim, nàng vẫn âm thầm ngóng chờ một cái gì đó, một sự thay đổi mạnh mẻ ! Chuyến đi của em trai Kim bị bể, tổ chức bị theo dõi nên phải nằm im không biết đến lúc nào làm lại.
Vừa đến bến xe Mỹ Tho, Kim và Bảy vội lôi hành lý chạy đến phòng vé Mỹ Thuận đang trống không. Xe đã đầy khách, thật may mắn, cả hai vừa bước lên xe là bác tài rồ máy lên đường. Ði ngang Long Ðịnh không ai nói ai, Bảy và Kim đều hướng về phía công trường nơi Vinh đang làm việc.
“ Có bao giờ mi ở lại dêm không Bảy ? “
Bảy cười đỏ mặt, bẻn lẻn đáp:
“ Không dám đâu mi ! “
“ Về Gò Công kỳ rồi Vinh có đến thăm gia đình mi không ? “
“ Có, gặp nhau ở nhà, ảnh có nói chuyện với má một hồi. “
“Phản ứng bà già làm sao ? “
“ Lịch sự một cách ...không được tự nhiên ! Nhưng như vậy là có tiến bộ lắm rồi ! “
Kim nhìn mái tóc của Bảy bị gió thổi tốc lên làm khuôn mặt của nàng đẹp nét lãng mạng. Nhan sắc người con gái đậm đà hơn nhờ có tình yêu. Ðã bốn năm qua không ngừng chờ đợi Huy trở về đã làm cho lòng Kim héo hắc. Kim cảm thấy mình đã sống mơ hồ, lạc lỏng trong dòng đời không ngừng bôn chen và thay đổi ...!!!


********************

Kim và Bảy sang nhà dì sáu lấy chìa khóa mở cửa vào nhà. Chị Lành đã mang con lên Sài Gòn. Trong nhà vung vãi gạo thóc, thúng mủng và đồ chơi của bé Tâm . Kim và Bảy thay quần áo nằm nghỉ đến xế chiều bật dậy lo quét dọn và cơm nước. Hạnh đi chuyến xe cuối về Mỹ Thuận cũng vừa dến nhà. Ba cô đoán ngày mai Mạnh ở Cá Thia sẽ ra Mỹ đứa Tây với các bạn bằng tắc ráng. Thu ở Hòa Hưng và chị Cẩm ở Mỹ Tho phải đi chuyến xe sớm nhất mới kịp giờ học chính trị.
Buổi chiều ra cầu nước tắm lòng Kim khoan khoái lạ. Nước dâng lên cao làm Kim cảm thấy mát mẻ vô cùng. Không khí ở đây lúc nào cũng dìu dịu. Mưa làm cây côi vươn lên, um tùm một màu xanh. Hoàng hôn đến thật êm đềm...
Kim dùng chanh chà cho sạch lớp bợn phèn trên các móng chân. Những ngày đi ruộng làm cho tay chân Kim xấu ra, đen đúa. Mỗi lần về Gò Công trở lên là Kim bị bạn bè quở Nay mai sông nước Cái Bè sẽ lột da Kim. Nước ở vùng này làm cho người phụ nữ có làn da nhìn mát con mắt.. Nơi này giống như quê hương thứ hai của Kim. Trở về Cái Bè là Kim cảm thấy thoải mái ngay. Những khi đi dạy về gặp lúc con nước dâng cao, Kim thích ngồi trước nhà cô sáu Hảo nhìn ra dòng sông, nhìn hoài không chán_ dòng sông đẹp quá và những hàng dừa bên kia bờ nên thơ làm sao !
“ Mi thơ thẩn gì vậy, ăn cơm đi thôi ! “
Tiếng Bảy nói sau lưng Kim. Kim quay lại cười với nàng. Bảy và Hạnh đã dọn cơm ra ngoài sân. Buổi chiều khi trời không mưa các cô thường dọn cơm ra sân, bên hè nhà chị Lành. Ăn cơm ngoài sân rất mát mẻ. Mỗi khi có đủ mặt cả bọn vừa ăn vừa cười nói rân rang.
“ Năm nay chị Cẩm xin đổi về Mỹ Tho. “
Hạnh nhướng mắt nhìn Bảy :
“ Chị Cẩm nói mi hả Bảy ? Chị xin là được, thâm niên quá rồi ! “
Bảy gật đầu, nói tiếp :
“ Anh Thiện ghé nhà ta hồi hè, nói phụ cấp đắc đỏ được lên. “
Kim không tin nổi chánh sách tài chánh của nhà nước này:
“ Lên cách nào cũng không kịp với vật giá bên ngoài, biện pháp phụ cấp đắc đỏ như một loại làm giảm đau giả tạo. “
Hạnh gắp miếng đồ chay của Bảy khen ngon không ngớt.
“ Tập thể này có cô Bảy là khéo tay nhất !. Cô làm một chén nươc mắm ăn cũng đủ ngon .:”
Mi chỉ ta làm món tôm càng kho này thôi là đủ lấy điểm với bà già chồng tương lai rồi Bảy à. “
Hạnh gắp thêm một đủa nữa, nói tiếp:
“ Nghề giáo ai nghèo chớ cô Bảy không nghèo đâu. Mi có nhiều ngón khéo léo để kiếm tiền trong tương lai.”
Bảy cười sung sướng:
“ Ta chỉ mong phục vụ chồng con ta thôi. Nếu làm kiếm được thêm tiền thì càng thích, nhưng quan trọng là hạnh phúc !. “
Bảy nhắc lại việc chuyển ngành của Xuân và Mai cho Hạnh biết, Hạnh nói:
“ Tụi nó được đổi đời rồi ! Ta cũng coi có ông cán bộ nào ưng cho xong mới khá được. Cô giáo nghèo quá ! “
Kim nhớ lại một người bạn đang học kỹ sư nông nghiệp than ăn học cực khổ mà lương không bằng công nhân trong các xí nhgiệp sản xuất quốc doanh. Thế mà nhà nước vẫn yêu cầu nâng cao chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp. Mức lương các ngành nghề chênh lệch nhau môt cách lạ lùng Bảy thích biện hộ cho cái nghề mà cô đã đeo đuổi:
“ Nhưng so với các ngành nghề khác thì dời sống giáo viên ít đụng chạm hơn. Cô giáo đứng lớp chỉ bốn tiếng, có thì giờ để lo cho gia đình. “
Kim thu dọn chén bát để rửa:
“ Hè mi có găp anh Thiện và Mạnh thường không Bảy ? “
“ Rất thường. Hể anh Thiện và Mạnh đi chợ là có ghé. Có lần anh Thiện và chị Tám ghé, có lẽ không lâu cả hai sẽ xin đổi về Gò Công một lượt.”
Như sực nhớ ra điều gì, Bảy nhìn Kim cười nói tiếp:
“ Lúc này thầy coi bộ lo nghĩ nhiều mi ạ, cặp mắt nhìn hết vẽ ấm áp ! “
Kim cười lớn:
“ Ấm áp hoài là phiền đó ! “
Thật vậy, dạo sau này Thiện coi bộ ít nói và đượm vẻ lo lắng hơn trước.
Sau khi chén bát được dọn rửa xong, cả ba cô kéo nhau ra hiên trước nhìn xe cộ chạy đuổi nhau. Ðám ruộng trước mắt đã xanh um; anh chị ba chăm sóc ruộng rất tốt. Hàng bông soi nhái đã rụi tàn. Cỏ mọc tràn lan trước sân.
“ Mai gặp anh Thiện chắc là có lương ! “ Bảy nói trống không
Hạnh tiếp lời
:” Hè mà học chính trị đáng lẽ phải được bồi dưỡng cao ! Có lẽ Mạnh lên sớm để mua hàng cho quí hai. Ở Bình Ðức quê ta kỳ này giáo viên có vải quần tây rất đẹp, có lẽ Cái Bè cũng vậy. “
Những con ốc en đã bắt đầu hòa bản nhạc buồn. Bóng tối vây quanh rất nhanh bởi những cụm mây xám từ chân trời chạy đến. Gió bắt đầu thổi mát lạnh hiu hiu. Mõi mệt, cả ba cô bước vào trong đóng cửa lại, nằm tư lương. Kim và hai bạn là những người nằm trong một cảnh hai quê, nên lòng còn nhớ nhung bồn chồn. Con thằng lằng tặc lưỡi. Gió bên ngoài thổi mái lá tốc lên rồi rạp xuống tạo nên một âm thanh buồn tênh, vắng vẻ. Mưa đổ rào xuống. Kim ngã người xuống đivan, thiếp đi trong nỗi vương vấn còn lại với gia đình.


********************

Kim và các bạn vừa bước vào phòng học đã nghe giọng ồ ề của Mạnh ca chọc ghẹo “ Guigoz là guigoz, guigoz là guigoz ... “, bởi hầu hết những giáo viên học chính trị vào mùa hè đều kiếm những lon guigoz để đựng thức ăn cho tiện. Cứ dốc vào lon guigoz cơm cho vừa đủ tạm no, rồi thêm món gì mặn mặn lên trên nữa là đủ cho một buổi ăn trưa. Ít ai chịu mang canh phiền phức dù rằng mùa hè rất nóng bức. Có thể tiêm tế một chút với một trái dưa leo, hay ít miếng rau luộc hoặc rau sống là xong. Một tháng học chính trị sẽ qua rất nhanh.!
Lớp học hầu như đông đủ , mọi người chào hỏi nói cười rộn ràng. Ði học chính trị là dịp các giáo viên trẻ, nhất là các cô giáo rất ăn diện. Những cánh áo mới may của các cô làm lớp học trông vui mắt. Các thầy cũng ăn vận tề chỉnh hơn
“ Tất cả lên hội trường ! “
Anh Nguyên bước vào yêu cầu mọi người trở lên hội trường để dự lễ khai mạc. Tất cả giáo viên các trường được dồn vào hội trường ngồi chật như nêm. Thầy Khoa, hiệu trưởng trường Mỹ Ðức Tây xuất hiện trên diễn đàn nói lời giới thiệu:
“ Xin các đồng chí giữ im lặng ! Xin giới thiêu với các đồng chí, đồng chí Sáu Khanh chủ tọa buổi lễ khai mạc ngày hôm nay. “
Ðồng chí chủ tọa chào mọi người và giới thiệu vài dòng về mình. Sáu Khanh, cái tên nghe khá quen với Kim, độ chừng trên ba mươi tuổi. Ðồng chí chủ tọa ăn vận kiểu người ta thường thấy ở các cán bộ thời bấy giờ : _áo sơ mi cộc tay màu trắng, quần kaki xanh lá cây của bộ đội; mang dép râu, và đội nón cối. Ðồng chí sáu Khanh nói rặc chất giọng người miền Nam mặc dù anh đi tập kết khi còn là một học sinh của trường Nguyễn đình Chiểu ở Mỹ Tho Sau khi giới thiệu qua về mình, đồng chí sáu Khanh bắt đầu thao thao bất tuyệt về thành quả và ý nghĩa thắng lợi của đảng. Bảy rù rì bên tai Kim:
“ Kim, một chút qua vườn nhà chị Hằng ăn cơm, có cái võng ! “
“ Ừ ! “
Bất chợt chị Cẩm xuất hiện ngay cửa. Chị là người vào lớp trể nhất. Bước vào hội trường, chị chào đồng chí sáu Khanh rồi rón rén tìm chỗ ngồi. Chị nói nhỏ với Mạnh đang ngồi ở phía ngoài.
“ Ði chuyến xe nhì, trể một chút ! “
Hầu hết các thầy cô giáo trẻ trong hội trường được ăn học dưới chế độ cộng hòa ở miền Nam, và ra làm việc sau khi chính quyền miền Bắc tiếp thu miền Nam. Nhìn chung các cán bộ ăn học ở miền Bắc năng nổ bảo vệ chủ nghĩa Mác Lê, ca ngợi Hồ chí Minh, và đảng cộng sản như bảo vệ giá trị của chính họ. Sự đồng nhất này khiến họ trở thành khuôn khổ, không phát triển, và bảo thủ tai hại. Kim đã từng nghe nhiều cán bộ giảng dạy, chỉ khác nhau ở chỗ có sống động hay không, chớ nội dung buổi nói chuyện hầu như không có gì khác biệt.
Bảy chuyền tay cho Kim và các bạn những cục kẹo chanh ngậm cho đỡ buồn ngủ. Hồng Nhung hiệu phó nói nhỏ:
“ Sáu Khanh có vợ ở Hòa Khánh. “
Hạnh tò mò hỏi tiếp:
“ Vợ làm gì ? “
“ Hiệu phó của Hòa Khánh. “
Chị Cẩm nói rù rì đủ Bảy và Kim nghe::
“ Sáu Khanh cặp với Thanh Châu thời gian làm ở phòng giáo dục. “
Bảy nhướng mày:
“ Vậy sao ? Thanh Châu làm bên bổ túc văn hóa đó hở ? “
Chị Cẩm gật đầu:
“ Ừ, mùi lắm, romantic lắm, tao nghe tụi nó nói. “
Thanh Châu là bạn khá thân của Kim thời học trung học ở Sài Gòn. Thanh Châu học khác ban với Kim, nhưng chơi với nhau qua sự liên kết với bạn bè, và cùng nhau tham dự nhóm báo chí “ Tuổi Trẻ “ của một nhóm bạn bên trường nam.. Hắn là đứa con gái đa tình đa cảm, đã yêu rất sớm và nổi tiếng làm thơ tình lúc ấy. Thanh Châu không hẳn đẹp, nhưng nét mặt hoài cảm với mái tóc dài lúc nào cũng phủ vai, dễ làm hấp dẫn những đối tượng có đời sống tình cảm phóng khoáng. Khuôn mặt Thanh Châu được tăng vẽ trí thức nhờ cặp mắt kiếng cận lúc nào cũng phải đeo.
Ngày ra trường Kim không ngờ gặp lại Thanh Châu ở phòng giáo dục huyện Cái Bè. Kim và Thanh Châu cùng nhau chia sẽ những kỹ niệm trong thời gian xa nhau.. Qua đó Kim thấy mình còn nhiều băng khoăng và ưu tư với những đổi thay. Trong khi Thanh Châu vẫn như xưa, vẫn chạy theo những xúc cảm và không ngừng lao vào những mối tình và tan vỡ ! Lúc đó Thanh Châu kể cho Kim biết về mối tình của nàng và sáu Khanh. Sáu Khanh phải cưới người con gái mà gia đình hai bên đã giao kết.Thanh Châu và sáu Khanh đã khóc để chia tay nhau ! Thanh Châu là người sống cho sự mời gọi của ánh mắt và sự rung động của con tim. Dó vậy cuộc đời của cô là tình yêu.và thơ ca
Kim quan sát sáu Khanh kỹ hơn. Anh có vẽ nho nhã. Nét mặt không đep trai nhưng có lẽ qua đó người ta có thể đoán biết anh có một đời sống nội tâm. Ðứng trên diễn đàn anh vẫn có lối ăn nói ôn tồn, từ tốn. Anh có nét là người của ngành giáo dục
Giờ giải lao chị Châu mang một xấp hình đi chơi hè cho bạn bè xem. Những mẫu chuyện lại được đem ra kể. Bấy giờ cũng là dịp cả nhóm bạn cùng nhau điểm mặt những người mới có đôi bạn
Trước khi đồng chí sáu Khanh nói tiếp, cô giáo Thanh Hương ở xã Mỹ Lợi lên ca một bản giúp thay đổi không khí. Thanh Hương là một giọng ca nổi tiếng của ngành giáo dục tĩnh nhà vài năm nay, cô có giọng ca cao và thanh thoát. Thanh Hương trình bày nhạc phẩm “ Cô Nuôi Dạy Trẻ “ của nhạc sỹ Nguyễn văn Tý
“ Năm nay Thanh Hương trông đẹp gái hơn ! “
Bảy ngồi băng phía sau chồm lên nói nhỏ bên tai Kim như vậy. Kim nghe Hạnh tiếp lời:
“ Nó có bồ làm công an ở tại Mỹ Tho, nghe như sắp cưới. Năm nay nó xin về dưới. “
Bảy tiếp lời Hạnh:
“ Như vậy Thu Ngân lẻ loi rồi ! “
Thu Ngân và Thanh Hương được biệt danh là đôi sơn ca của Mỹ Lợi. Nếu nhìn Thanh Hương hay các thầy cô giáo của xã Mỹ Lợi người ta không thể tưởng được công tác ở Mỷ Lơi khó khăn như thế nào. Xã Mỹ lợi ngày xưa là khu kháng chiến, đươc thành lập sau này. Kim nghe bạn bè công tác trong Mỹ Lợi kể vào mùa nước lên các cánh đồng ở Mỹ Lợi ngập tràn nước, cảnh vật hoang vắng buồn tênh, sự di chuyển rất khó khăn. Sống bên trong cái hẻo đó, các thầy cô giáo phải chuẩn bị cho mình những thứ cần thiết. Ngay cả rau cải cũng không có để ăn, phải đi mua ở xã khác. Hầu hết các thầy cô giáo ở Mỹ Lợi là thành phần trẻ, những chắc chắn không ai có thể an tâm trong thời gian đầu sống ở Mỹ Lợi. Nhìn các giáo viên trẻ trung yêu đời của Mỹ Lợi người ta phải tin rằng con người có khả năng thích ứng với đời sống, và tuổi trẻ nếu đươc hướng dẫn sẽ đóng góp rất lớn cho công cuộc xây dựng đất nước.
Trên diễn đàn đồng chí sáu Khanh vẫn còn hăng sức trên con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa.. Khi sáu Khanh vừa dứt lời thì kẻng đánh vang lên báo hiệu giờ nghỉ để dùng cơm trưa. Kim và Bảy vội kéo nhau qua vườn chị Hằng sát bên cạnh trường Mỹ Ðức Tây, có cây râm bóng mát, và có cái võng để nằm tòn ten.

********************

Buổi chiều lớp học bắt đầu học nghị quyết của đảng. Dưới cái nóng bức của mùa hè, môt phòng dồn gần hai trăm người, và giọng giảng bài của sáu Khanh vẫn đều đặn vang lên. Lớp học chính trị nhằm mục đích cho giáo viên hiểu để ủng hộ và cổ động chính sách và đường lối của đảng, nhưng đúng ra đó là một lối tuyên truyền và bức bách sự tin tưởng vì mọi người phải lắng nghe, ghi chép, hội thảo, và viết thu hoạch theo một chiều hướng nhất định.
Sáu Khanh trình bày những chỉ tiêu của đảng. Sau chiến tranh, đất nước có rất nhiều vấn đề cần được giải quyết, và phải giải quyết từng phần, từng giai đoạn.Trong một hoàn cảnh khó khăn chính quyền phải biết chọn lựa cái nào là quan trọng phải giải quyết trước để tạo thuận lợi hay làm sức bật cho những cái khó khăn khác được khai thông, nhưng thực tế người ta thấy chính sách và dường lối của đảng đầy những mâu thuẩn, và đạp chân lên nhau. Chỉ tiêu đặt vấn đề giao thông làm hàng đầu thì lại lập những trạm kiểm soát kinh tế, bán vé chính thức một cách giới hạn và khó khăn, tạo nạn vé chợ đen, phân phối xăng dầu quá hạn hẹp....???
Qua giờ nghỉ giải lao, Minh Ðăng, một nam giáo viên ở xã Mỹ Lợi lên ca bài “ Anh Quân Bưu Vui Tính”. Ðăng có giọng ca ấm, chuẩn, và rất diễn ý. Anh mới thành hôn với một cô bạn dạy chung xã và cùng quê ở Mỹ Tho. Nhìn cặp vợ chồng mới cưới này ai cũng biết họ đang hạnh phúc, vì tình yêu của họ được xây dựng vững vàng sau những năm tháng công tác bên nhau, có chịu đựng và chia sẽ những gian nan, có hiểu biết và xây dựng để sống bên nhau.
Chị Cẩm vừa mở gói kẹo me vừa nói nho nhỏ:
“ Hồi nảy thằng Thiện nói có lương mới, lảnh trong tuần. Ăn kẹo me cho đỡ khác nước tụi bây ! “
Không đợi chị Cẩm mời tiếng thứ hai, cả bọn mỗi người bóc một cục kẹo me bỏ vào miệng. Ðây cũng là thuốc chóng ngủ. Cái chất chua chua ngọt ngọt làm nước miếng tươm ra làm tĩnh táo một chút. Học chính trị năm nào chị Cẩm cũng làm một gói kẹo me. Kim rất thích món này của chị. Nhà chị có vài cây me nên chị thường làm mức me và kẹo me để đãi các bạn. Cây me đậu phọng của nhà chị được hái trái sau Tết, trái me có vị ngọt ngọt chua chua, ăn lúc dôn dốt lại càng tuyệt.
“ Lương lên rồi phải không chị Cẩm.? “ Thu ngồi sát tường chồm qua Kim hỏi chị Cẩm.
“ Ừ ! “
Bảy đề nghị:
“ Có lương bọn mình vô quán hũ tiếu ở bến đò làm một chập đi ! Quán này chắc ngon hơn quán Ðẳng. “
Nghe có lương mới là ai cũng vui vẻ, hy vọng đời sống được thoải mái một chút.
Giờ cuối Thu Ngân lên giúp vui với nhạc phẩm “Ơi Cuộc Sống Mến Thương ”. Giọng ca của Thu Ngân không lôi cuốn người nghe bằng mắt môi của cô. Thu Ngân có cái miệng nhỏ xíu mọng đỏ rất dễ thương. Mái tóc demi garcon làm cho cô có nét xinh xinh và liếng thoắng.
Giờ này sáu Khanh lộ vẽ mệt mõi thấy rõ. Anh rút khăn tay lau mồ hôi rịn ra trên trán. Anh còn tiếp tục với mọi người vài ngày nữa. Ngồi ở hội trường một ngày thấy thèm về nhà ngã cái lưng làm sao ! Khi tiếng kẻng vang lên là mọi người vội vã túa ra như đàn ong.vỡ tổ.
Buổi chiều cô sáu Hảo nhập đi chung với tập thể Mỹ Qưới, còn chị Ý đã vội đi xe lam về để lo cho bé An. Mặc dù đi về không còn được hăng hái như buổi sáng, nhưng không thiếu những mẫu chuyện tiếu làm cho cả nhóm cười mõi miệng. Cánh đồng xanh bát ngát bên phía Bắc lộ vào buổi chiều nhìn nên thơ làm sao ! Những cơn gió đồng thổi lồng lộng làm Kim cảm thấy khỏe và tĩnh táo ra.. Xa xa vài cánh cò trắng thong dong nhịp nhàng bay về phía chân trời….


--------------------
Mmm
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Posts in this topic


Reply to this topicStart new topic

 



Lo-Fi Version Time is now: 23rd July 2025 - 06:42 AM