![]() |
Warning: Declaration of class_bbcode::convert_emoticon($matches = Array) should be compatible with class_bbcode_core::convert_emoticon($code = '', $image = '') in /hermes/bosnacweb07/bosnacweb07as/b283/d5.kekho/public_html/forums/sources/classes/bbcode/class_bbcode.php on line 641
![]() |
![]() ![]()
Post
#1
|
|
![]() Phố Cũ ![]() ![]() ![]() Group: Năng Động Posts: 2,691 Joined: 21-April 08 Member No.: 43 Country ![]() ![]() |
cả đời mang một giấc mơ ![]() Trần Thái Vân Khi còn bé ta mơ thuyền viễn xứ Theo dòng đời trôi tận chốn xa xôi Ðêm tưởng tượng một nỗi niềm cô lữ Nghe buồn dâng như sóng tự ngàn khơi Ta mơ về vùng thảo nguyên bát ngát Tuyết đầu mùa rơi trắng xoá mênh mông Bên lò sưởi thả hồn theo cung nhạc Hơi lạnh mờ những tấm kính che song Ta mơ về vùng trung nguyên nào đó Có Mark Twain ngồi viết dưới túp lều Sông xa xa đôi chuyến tàu chở gỗ Tiếng còi vang, chiều xuống lạnh, buồn hiu Khi ta lớn lòng mơ về cố quốc Những cánh đồng cổ tích đã ngàn năm Ðàn độc huyền đêm đêm vang thổn thức Lời chinh phu nhớ chinh phụ, mưa râm Ta mơ rừng hoa hồi ngào ngạt nở Lạng sơn xa, đầu tổ quốc toả mùi Gió giao mùa nửa đêm về trăn trở Sáng mượt màu mạ mới trẩy niềm vui Ta mơ về vùng Hạ long xanh ngắt Cánh buồm nào chở hết sự yêu thương Nước trăm nguồn đổ về đây trong vắt Qua muôn nơi chỉ có một con đường Ta mơ về Nha trang bờ cát trắng Ðoạn ân tình chưa đến tuổi đôi mươi Thương con ốc lộn hồn nằm im vắng Tội dã tràng xây giấc mộng xa vời Ta mơ đến cuối chân trời tổ quốc Sóng Cà mau xô bởi sóng Bạch đằng Bài vọng cổ mang linh hồn non nước Khúc hát chèo dệt lại một vầng trăng Nhớ một thuở mơ ngồi nghe hợp tấu Beethoven, Mozart rất xa vời Giờ khôn lớn ta mơ về tiết tấu Của đàn tranh, tiếng sáo, khúc hò ơi Khi còn bé ta mơ thuyền viễn xứ Mơ phiêu bồng như những chuyện đời xưa Giờ khôn lớn ta thương đời cô lữ Nhớ quê nhà như hạn nhớ chiều mưa -------------------- ![]() |
|
|
![]() |
![]() ![]()
Post
#2
|
|
![]() Phố Cũ ![]() ![]() ![]() Group: Năng Động Posts: 2,691 Joined: 21-April 08 Member No.: 43 Country ![]() ![]() |
nguyên thủy 2 ![]() Trần Thái Vân Ðêm bao trùm không gian huyền hoặc Vượn hú vang dội vách trở về Âm thanh loãng cố tình góp nhặt Ru cuộc đời như tỉnh, như mê Tiếng suối chảy ngàn năm róc rách Trong cô đơn sông lạnh đón mừng Hai bên bờ nhớ thương, chia cách Ðá dang tay, nửa đoạn, cầu ngưng Sương xuống lạnh mềm lòng cô lữ Chó nước kêu tiếng khóc sa trường Gió nhập nhầy cất cao tiếng hú Chim giật mình vọng tiếng tang thương Lau, sậy đập như đoàn quân tiến Lá xoàng xoạc ngỡ bóng người đi Trăng ảo mờ lòng thêm xao xuyến Nhớ về xưa một chuyến kinh kỳ Con xa mẹ lên non lập nghiệp Dõi mắt nhìn biển vắng nhớ thương Lửa trại rừng nổ dòn tí tách Bắp lên chồi một sáng xanh non Những màu xanh văn minh nguyên thủy Bình rượu cần làng bản ca vang Dẫu cung gỗ cũng là binh khí Dẫu đơn sơ hào khí ngút ngàn Con tự do trở thành du mục Ðốt mảnh rừng dựng rẫy nuôi thân Ðêm nghe sương nhỏ lòng thao thức Mơ đại bàng một cánh chim băng Băng qua những rừng sâu, núi thẳm Băng qua sông, qua biển hãi hùng Băng qua những thời gian nóng bỏng Ði tìm về một thuở nguyên sinh Nơi không có những điều hiện đại Những văn minh khai hoá mơ hồ Thú chỉ sống rừng sâu hoang dại Trăng chỉ vàng những chốn hoang sơ Và như thế ngàn năm tiếp nối Em xa anh quên hết cội nguồn Chỉ có những dòng thơ chảy vội Làm cho người trở lại tình thương Người trở lại khi đời mất hết Cuộc biển dâu đau thấm một ngày Người trở lại rừng xưa để chết Một nấm mồ tên tuổi chẳng hay Những hài cốt vô danh, hoang phế Không chia nguồn, chia sổ vinh danh Những oan khiên, niềm đau cứ thế Cũng mang theo, uất hận, thôi đành! Xin anh hát bài ca sơn dã Hát cho nguôi những nỗi đoạ đày Như chim rừng sáng kêu thư thả Ðã qua đêm, chào đón một ngày Xin em hát bài ca mùa mới Hát cho mưa tưới đất đậm mầu Như chồi non sau ngày lên tới Ngọt cọng rau, ấm tiếng kinh cầu Và tiếng hát trên rừng bay mãi Cùng bài thơ ngân giọng mênh mông Rồi một hôm giữa khuya dừng lại Vào đêm trường theo cõi hư không... -------------------- ![]() |
|
|
![]() ![]() |
Lo-Fi Version | Time is now: 22nd July 2025 - 03:11 AM |