Warning: Declaration of class_bbcode::convert_emoticon($matches = Array) should be compatible with class_bbcode_core::convert_emoticon($code = '', $image = '') in /hermes/bosnacweb07/bosnacweb07as/b283/d5.kekho/public_html/forums/sources/classes/bbcode/class_bbcode.php on line 641 99 Khoảnh Khắc Đời Người - PLEIKU PHỐ NÚI FORUMS

Welcome Guest ( Log In | Register )

> 99 Khoảnh Khắc Đời Người, Dịch giả: Nguyễn An
BichDu
post Sep 26 2011, 04:53 PM
Post #1


Cõi yêu
***

Group: Năng Động
Posts: 450
Joined: 29-December 09
Member No.: 7,278
Country







99 Khoảnh Khắc Đời Người

ZHANG ZI WEN
(Trương Tự Văn)

I- Số phận của tôi gắn chặt với mỗi một khoảnh khắc của sinh mệnh của tôi

Ngoài khoảnh khắc thời gian ra, tôi còn lại cái gì nữa? Tôi thật sự có khoảnh khắc thời gian chăng?
Điều tôi rõ ràng nhất là tôi đã từng làm một số điều gì đó. Chỉ cần trí nhớ chưa hoàn toàn mất hẳn, tôi luôn có thể nhớ lại được một số việc tôi đã từng làm. Nhưng thời gian không gian vẫn trôi đi mãi như dòng nước, một số việc trong hồi ức đều theo sinh mệnh của quá khứ mãi mãi qua đi, không thể tính là cái tôi có hiện tại.
Đối với tương lai, nếu như chỉ xét về thời gian, cũng dễ dàng lý giải: phàm thời gian không có trong quá khứ mà lúc này lại không có mặt đều có thể gọi nó là tương lai. Song sinh mệnh của tôi trong thời gian tương lai đặt vào những nội dung gì, tôi cũng không biết nữa. Nếu như suy luận theo logic, có thể nói, tôi có tương lai. Nhưng đây chỉ là một khái niệm chưa được nghiệm chứng mà thôi. Sự thật trước mắt là, đối với thời gian lúc này không có mặt và nội dung không biết, đều không thể coi là cái hiện tại tôi có.
Duy chỉ có khoảnh khắc lúc này thuộc sở hữu của tôi. Duy chỉ có khoảnh khắc này, sinh mệnh của tôi mới có đầy ý nghĩa thực tại. Sinh mệnh chỉ có thể sống tại khoảnh khắc lúc này, không thể sống trong quá khứ, cũng không thể sống ở tương lai.
Khoảnh khắc thời gian là một cái gì đây? Nó vừa không thuộc quá khứ, trái lại lại không ngừng trở thành quá khứ; vừa không thuộc về tương lai nhưng lại không ngừng đón nhận tương lai. Nó vừa là một giới hạn có thể chia cắt vô hạn giống như một điểm không có chiều dài; lại là một giới hạn có thể kéo dài đến vô hạn, 38 năm có thể tính là một khoảnh khắc, trong sinh mệnh vũ trụ, toàn bộ thời gian loài người tồn tại cũng có thể xem là một khoảnh khắc. Từ đó đủ thấy khoảnh khắc chốc lát là thời gian không thể tưởng tượng được. Mà cái tôi có, chỉ có thể là khoảnh khắc thời gian, như thế tôi là một tồn tại không thể tượng tượng nổi?
Khi tôi nhảy khỏi vũng bùn của quan niệm thời gian kiểu máy móc, vứt bỏ những ngụy biện như đúng mà là sai, nhận thức được tính vô cùng sinh động của tồn tại sinh mệnh, tôi mới sáng tỏ trong lòng.

Tôi là sinh mệnh sinh động nhất trong vũ trụ, trên đường trục thời gian là một quá trình sống và trưởng thành từ đầu đến cuối luôn luôn mở rộng. Tôi vừa nhận thức được những việc phát sinh trong quá khứ không thể trở thành cái mà hiện tại tôi có, lại đem quá khứ xem là sự mở đầu của quá trình sinh mệnh, từ đó trân trọng giá trị đặt nền móng khởi nguồn của nó trong lịch trình của sinh mệnh. Hơn nữa, khi nghĩ lại đặc trưng tính toàn cục của sinh mệnh, tôi phát hiện ra “quá khứ” của tôi cũng quyết định hiện tại của tôi - tôi luôn luôn ở trạng thái trôi đi, hiện tại chẳng mấy chốc đã hóa thành quá khứ, như thế “quá khứ của tôi có thể có ý nghĩa gì cũng sẽ quyết định bởi việc làm hiện tại của tôi. Cũng chính là, tôi luôn luôn không ngừng viết nên lịch sử của mình, sự việc hôm nay đến ngày mai sẽ trở thành việc của quá khứ, muốn cho mọi việc của tôi ngày hôm qua có giá trị thì phi làm sao mỗi một sự việc của tôi hôm nay đều có giá trị.
Tương lai luôn đang mở rộng ở hiện tại, bởi vì hiện tại tôi đang luôn trù tính tưng lai, mỗi một ý nghĩa hiện tại mà tôi tạo nên cũng chính là trải ra và tích tụ cho tương lai.
Như thế, đặt mỗi một khoảnh khắc lúc này vào trong thời gian dài đằng đẵng của tính toàn cục, để cho nó vừa thể hiện quá khứ lại hiện rõ ra tưng lai, khoảnh khắc lúc này không còn là sự tồn tại trống rỗng không thể tưởng tượng được nữa, nó đã trở thành cái thực có đầy đủ nhất nối quá khứ với tương lai của tôi.
Chỉ có lúc này mới có thể nói: tôi đã có khoảnh khắc thời gian. Tôi đã nắm chắc được số phận của mình.
Với tư cách cá thể, tôi được khêu gợi từ quan niệm lịch sử của Gan đi, sinh mệnh là sự tồn tại lấy trần thế làm cơ sở dựa vào trật tự xã hội, cho nên tôi không theo đuổi mức độ tinh thần đến tột độ không ăn uống những thứ ở nhân gian - Tôi không thể vứt bỏ được ăn mặc, ở và đi lại của thế tục. Tôi hoàn toàn có thể đi theo trào lưu “đi xuống biển”. Nhưng tôi cũng có thể tiếp nhận chính những hấp dẫn của sáng tạo văn hóa. Trên thực tế, tôi đang vui sướng xiết bao trong màng lưới văn hóa tự tạo tự kiềm chế. Tôi hiểu sâu sắc rằng một khi tách rời màng lưới văn hóa sẽ có thể thật sự chỉ có hai bàn tay trắng.
Từ trong văn hóa Bandu tôi nhận được, vận động phát sinh vào thời điểm chỉ định và địa điểm chỉ định là thực thể có một không hai. Trong không gian và thời gian vô hạn, tôi không phải chính là một thực thể độc lập như vậy ư? Mặc dù nhỏ bé, nhưng sao lại cản trở sáng tạo văn hóa đặc biệt của tôi? Sinh mệnh của tôi đã diễn biến thành loại sáng tạo văn hóa đặc biệt này, tôi với tư cách là một vật thể mang vật chất văn hóa, thời gian sinh tồn có hạn; còn tôi với sinh mệnh mang tinh thần văn hóa thì sẽ cùng tồn tại với thời gian mãi hàng nghìn năm sau.
Tôi từ trong quan niệm thời gian của vĩ nhân “đều đã qua rồi, được coi là nhân vật phong lưu phải xem hiện tại”, “một vạn năm quá lâu, chỉ tranh giành phút chốc” được tỉnh ngộ triệt để cuối cùng, đã phát hiện sinh mệnh của tôi, bản thể tinh thần của tôi sẽ ở mỗi một khoảnh khắc trên đường sinh mệnh của tôi!

Một đời tôi chẳng qua là dòng thời gian do từng khoảnh khắc tạo nên, sự tồn tại của các khoảnh khắc thời gian khác nhau đã tạo nên toàn bộ sự tồn tại của tôi.
Tôi cho là hoàn toàn không có khả năng nhận thức tính tất yếu của vận động sinh mệnh của mình từng ý nghĩa triết học - Con người không thể nhận thức một cách vô cùng vô tận đối với vận mệnh của mình mà người ta chỉ có thể chịu sự chi phối của tính tất nhiên, con người nhiều lắm chỉ có thể không ngừng nhận thức tính tất nhiên mà thôi.
Nhưng, tôi hoàn toàn có thể nắm chắc mỗi một khoảnh khắc mà bản thân mình sắp sửa gặp một cách tự giác, đối với mỗi khoảnh khắc có một sự trù tính sáng suốt tự giác, đây sẽ là sự trù tính của tôi đối với vận mệnh. Đây chính là điều mà mọi người nói bám chặt thần của số phận.

II- Số phận ném tôi vào một nơi hoàn toàn xa lạ. Trước sự chọn lựa vô cùng đa dạng, tôi chọn số phận thuộc về tôi

Có một ngày tỉnh lại, tôi đột nhiên phát hiện mình đang sống trong một thế giới gặp được vận may. Tôi đang đứng trước ngàn vạn nẻo đường, tung hoành ngang dọc, thành bại được mất, cũ mới lẫn lộn.
Mật mã của số phận ở đâu?
Tôi hỏi ông trời, trời không trả lời. Tôi lại hỏi đến đất, đất cứ lặng thinh.
Trước chọn lựa vô cùng đa dạng, tôi lại chẳng biết đâu mà lần nữa, tôi không biết chúng mỗi cái có kết cục ra sao. Huống hồ, cơ may, hoàn cảnh tôi đều không tự chủ để chọn lựa được. Số phận hoặc cần tôi phải chịu đựng thử thách của gió Tây Bắc trên cao nguyên hoàng thổ, cũng có thể để cho tôi bay qua Thái Bình Dưng đến đất khách quê người để mạ vàng, sau đó áo gấm trở về. Một khoảnh khắc trôi qua, một sai lầm nẩy sinh trong khoảnh khắc, tôi không biết tôi sẽ trở thành một con người tôi như thế nào nữa.
Từ nay nghĩ lại quá khứ làm tôi kích động mãi là tôi cuối cùng trong vùng hoang dã mênh mông không ranh giới, từ trong sốt ruột và gắng gượng đến tột độ, đã tìm thấy một niềm tin kiên cường: bất kể thế giới phức tạp lộn xộn bao nhiêu, bất kể đời người đứng trước sự lựa chọn bao nhiêu, sẽ phi chịu đựng bao nhiêu trắc trở và dằn vặt, tóm lại là thế giới mênh mông không có bất cứ cái gì có thể vượt qua vô trật tự mà đạt tới có trật tự, vượt qua quá trình mà chiếm ngay kết qu được. Đời người cũng chỉ có thể
như vậy.
Như thế, tôi chỉ có thể bắt đầu thiết kế đối với số mệnh từ trong gắng gượng vô trật tự, từ trong “khả năng” vô cùng đa dạng, từ trong vô số những cái “có lẽ” tìm ra được một manh mối đạt được có trật tự.
1. Trù tính cơ bản: tôi cảm thấy được tôi là ai.
Muốn trả lời “tôi là ai” đương nhiên là rất khó khăn, mà muốn trù tính số phận của tôi, điều trước tiên gặp phải lại là vấn đề của “tôi là ai”.
Trong văn hiến kinh điển “áo nghĩa thư” của ấn Độ từ 600 năm trước công nguyên, đã đem cái “tự ngã” xem thành hình ảnh thu nhỏ của vũ trụ, khi nó khảo sát tự ngã với quan hệ nguồn gốc tạo thành thế giới liền nêu lên hai câu hỏi tự nhiên vĩnh hằng là “tôi là ai”, “tôi trong thế giới này nằm ở vị trí nào”. Từ nền văn minh ban đầu cổ Hy Lạp, Bamennid, Socrates, Plato của miền bãi biển Aisin, Lão Đam, Trang Chu của hai bên bờ sông Hoàng Hà, đến “Kinh Phệ Đà” của bên bờ ấn Độ dưng, “Thánh kinh” của môn đồ Cơ đốc giáo, bước đến nền văn hóa phục hưng và cách mạng công nghiệp cận đại kích động lòng người, thẳng tới Carxin, Heidegger, Sartre của phưng Tây hiện đại câu trả lời “Tôi là ai” vờn bay đầy trời, làm cho người ta rối mắt. Nhìn thấu sự biến ảo rối ren của nó, bất kể những nhà hiền triết thuộc dạng nào đều không vượt quá giới hạn nhất định như sau - Tôi là một động vật của văn hóa, tôi sáng tạo ra văn hóa và tự tuân theo văn hóa, sự vui vẻ và lo âu của tôi đều nằm trong mạng lưới văn hóa, đồng thời không thể xông ra khỏi ngoài mạng lưới để tự do tự tại.
Đây là kết luận của số phận, đây là kết luận của lịch sử.
Lịch sử đã từng chế giễu rất nhiều người muốn xông ra khỏi mạng lưới văn hóa để tự do tự tại, bao gồm cả vô số những anh hùng văn hóa. Hầu như đồng thời, học phái Sdorger của phưng Tây và Lý Nhĩ, Trang Chu của phưng Đông đều vắt óc nghĩ thầm thoát khỏi mạng lưới văn hóa để đồng nhất với tự nhiên trời đất, hưởng thụ tự do và yên tĩnh. Học phái Sdorger đem “thuận theo tự do để sống” làm hành vi lưng thiện chân chính, Lão Trang thì có tiếng là “vô vi vô tri” có thể “dốc sức vì đạo đến cực độ, một lòng một dạ tuân theo, mọi vật song song tiến hành mình phi tự quan sát nhiều lần”. Trên thực tế như thế nào? Không chỉ sự phát triển của lịch sử hoàn toàn không phù hợp với nguyện vọng của họ, họ trước sau đều không thể phá nổi mạng lưới văn hóa, mà Chinor, Lão Trang bản thân đã là một bộ phận của thủy tổ nền văn hóa của nhân loại đã trở thành một mắt xích trên mạng lưới văn hóa. ý chí tâm lý của Chinor, Kleiande một chút cũng không thể tự do nhẹ nhõm, họ đem toàn bộ luân lý đều buộc lên vai Thượng đế và số phận, cho rằng về luân lý, yêu cầu cao nhất đối với con người chính là phục tùng Thượng đế và số phận: “Dù là nghi ngờ làm tôi lạc hậu hoặc không tình nguyện, nhưng tôi cũng nhất định vĩnh viễn theo đuổi Ngưi (Ngưi tức Thượng đế, số phận)”. Vốn muốn thoát khỏi mạng lưới văn hóa, không ngờ sau khi đi vòng quanh một cái vòng lớn vẫn bị tự mình chui vào trong mạng lưới văn hóa chặt chẽ hn. Lão Trang cũng thế, vốn muốn thông qua “đạo vô vi” xung phá sự ràng buộc của văn hóa để trở về với hoài bão của tự nhiên, lại trước sau chịu sự cám dỗ sâu sắc của tinh thần vĩnh hằng siêu nghiệm, bị tự mình nhốt khóa trong “cửa nhiều điều kỳ diệu” “nhìn không thấy”, “nghe không biết”, “huyền bí thêm huyền bí”. Từ đó có thể thấy mặc dù họ có suy nghĩ phân biệt sâu sắc và chí hướng cao xa như thế nào, về phưng diện thoát ra khỏi mạng lưới văn hóa vẫn hoàn toàn tốn công vô ích. Giống như Tôn Đại thánh, mặc dù nhào lộn một cái đã đi được mười vạn tám ngàn dặm lại vẫn không thể vượt qua được lòng bàn tay của đức Phật Như Lai.
Về sau tất c những người hòng thoát khỏi ràng buộc, ẩn mình trong đào nguyên hoặc ẩn tích trong núi sâu rừng thẳm hoặc say đắm trước bình rượu dưới trăng để được tự do tự tại đều là những kẻ thất bại, họ nhiều lắm cũng chỉ tìm được cái thắng lợi tinh thần nhất thời mà tạm thời tự say sưa một phen biểu lộ: “Dựng lều ở chốn nhân gian, mà không có tiếng ngựa xe ồn ào”, “Hỏi bạn vì sao có thể như thế, lòng tự xa cách đất, người”, trong ý thức sâu kín rõ ràng là “đất này không có bạc ba trăm lạng”. “Rừng sâu người không biết, có trăng sáng lại soi”. Chẳng qua là nỗi thưng cm đặc biệt đối với người ta, không biết và thân thiết hướng về đối với người có thể biết ta. Có thể vứt bỏ “chuông trống cỗ ngon” và “ngựa đẹp áo sang”, nhưng vẫn cố chấp truy hỏi đời mình có đắc ý hay không, trời sinh ra thân tôi liệu có ích hay không, nếu như không cố chấp như thế, làm sao có thể “nhưng muốn say lâu không muốn tỉnh?” Đâu có “vạn cổ sầu” nữa?
Tôi căn bn không có cách nào chạy trốn, chỉ có thể đứng im trong mạng lưới văn hóa. Tự do chân chính của tôi cũng chỉ có thể là tự do trong mạng lưới văn hóa. Còn như trong mạng lưới văn hóa tôi có thể giành được tự do ở mức độ nào, ở ngày nay vẫn là vấn đề kinh tế, liên quan với chính trị rất ít. Trong lĩnh vực chính trị, tự do thường thường sa ngã thành công cụ của một số người có dã tâm, họ mang theo chiêu bài tự do, thậm chí lấy tự do làm lời hứa hẹn, mê hoặc dân chúng dẹp loạn một trật tự nào đó để đoạt lấy quyền lực cá nhân, đến khi mục đích dã tâm đạt được, để giữ sự thống trị của cá nhân ấy, tất nhiên có thể ngay lập tức xây dựng nên trật tự khác, chẳng bao giờ có thể cho dân chúng mà lúc ban đầu họ kích động và từng hứa hẹn có tự do chân chính, tự do c đến dân chúng chỉ làm công cụ để họ đoạt quyền. Xã hội loài người phát triển đến ngày nay, tự do về thực chất vẫn là một khái niệm kinh tế. Xã hội có trình độ sức sn xuất đến mức độ nào thì có tự do ở mức độ đó. Tự do của tôi vĩnh viễn có liên hệ với hoàn cnh kinh tế cụ thể tồn tại của tôi. Trình độ sức sn xuất càng cao, kinh tế càng phát đạt, tự do của tôi mới có thể càng nhiều. Trái lại, trình độ sức sn xuất càng thấp thì tự do càng ít. Mỗi một xã hội đều chỉ có thể đạt được tự do ở trình độ tưng ứng với mức độ sức sn xuất của nó, bất cứ ai cũng không có cách gì vượt hn trình độ này. Bất cứ hành vi nào vứt bỏ hoàn cnh sinh tồn cụ thể đều có thể làm cho tự do chỉ là lời nói suông mà chẳng có chút giá trị nào. Các nhà triết học xem điều này là quy luật tự nhiên hoặc tính tất nhiên. Spinoza trong “Luân lý học”đem tự do diễn đạt thành nhận thức đối với tất nhiên, tự do không phi là thoát khỏi tính tất nhiên mà là nhận thức tính tất nhiên. Heygel trong “Triết học lịch sử” thì lại càng tiến hành kho sát lịch sử cụ thể đối với tự do một cách sâu sắc hn, lần đầu tiên đem thực tiễn dẫn vào khái niệm tự do, cho rằng tự do là dưới tiền đề nhận thức tính tất nhiên thực hiện sự thống nhất cụ thể của chủ thể và
khách thể.

Về phưng diện nhận thức đối với tự do, Mao Trạch Đông dùng phưng thức ngôn ngữ Hán học điển hình đưa ra diễn đạt hoàn chỉnh nhất, Ông cho rằng tự do là nhận thức đối với tính tất nhiên và ci tạo đối với thế giới khách quan. Giữa nhận thức và ci tạo dùng chữ “Và” đề nối liền lại, vừa có thể thừa nhận là hai cái kế tiếp trước sau - nhận thức tất nhiên ở trước, ci tạo khách quan ở sau, giống như sự thể hiện của Mao Trạch Đông từ lâu về bước đi của đời sống tinh thần: trước tiên có nhận thức, sau mới có tin theo, cuối cùng mới có thể thực hiện trên hành động, đối với tính tất nhiên có nhận thức ở trình độ nào mới có ci tạo khách quan đạt được tự do ở trình độ đó; lại có thể đem c hai cái hiểu là đồng thời - nhận thức tất nhiên, ci tạo thế giới chủ quan đồng thời với ci tạo thế giới khách quan (cũng giống như ci tạo thế giới khách quan đồng thời với ci tạo thế giới chủ quan). Hạt nhân của quan điểm tự do của Mao Trạch Đông là: bất kể nhận thức tất nhiên hay là ci tạo khách quan đều lấy cái “tôi” làm chủ thể, tôi ở đây giành được tự do thực tại nhất mà lại biện chứng nhất. Xuất phát từ loại quan niệm tự do thời gian không gian biện chứng này, Mao Trạch Đông xem quá trình phát triển của lịch sử từ vưng quốc tất nhiên sang Vưng quốc tự do, đây là một quan điểm lịch sử tự do vĩnh viễn mở rộng, ông không dùng “thực hiện tự do” làm điểm cực cuối cùng, mà là tự giác nắm chắc tính vô hạn phát triển lịch sử, đem tự do xem là một quá trình phát triển vô hạn: quá trình vận động từ tất nhiên đến tự do.
Nhìn thấu rõ tự do như thế, tôi mới có thể vượt qua hỗn loạn tạp nham, trong mạng lưới văn hóa mới thật sự tìm được phần số phận vốn thuộc về tôi. Mặc dù tôi vẫn không thể tr lời chuẩn xác được trong mạng lưới văn hóa tôi là ai, cũng không thể nhận thức vô tận đối với số phận của tôi, nhưng tôi hoàn toàn có thể ở ni đây - trong quá trình sáng tạo văn hóa của chính tôi cm thấy một cách chân thực tôi là ai. Khonh khắc mà tôi cm thấy tôi là ai, trước tiên tôi giành được sự tỉnh ngộ của lưng tâm và sự bình yên của linh hồn. Bất kể xung quanh hỗn loạn như thế nào, bất kể tiếng ồn xung quanh bốn phía ầm ĩ đến đâu, tôi trước sau đều vững tin vào cm giác của chính tôi - đành là tôi phi sống một cách chân thực, tôi sẽ không thể không hoàn toàn nhấn mạnh cm giác này của mình.

Cứ lấy việc “đi xuống biển”, mốt đang được tôn sùng nhất của nhiều người trong c nước hiện nay để bàn. Trong tình hình hệ thống thị trường của xã hội chưa giành được sự thống nhất hài hòa với hệ thống văn hóa, đang tồn tại sự phân phối không đồng đều, c chế cạnh tranh không hoàn thiện, tôi cm thấy tôi nên dựa vào hệ thống thị trường của xã hội, thế là tôi sẽ vui vẻ đi :”xuống biển”. Tôi cm thấy tôi vẫn phi vững vàng tiến theo hệ thống văn hóa của xã hội, do đó tôi sẽ vui vẻ như trước đây làm công việc sáng tạo của tôi. Như vậy, hoặc là có may mắn để hạ cố đến tôi hoặc thất bại cũng không luyến tiếc lắm, tôi hiểu rõ đây chính là số phận của tôi. Số phận có thể sắp đặt tôi bắt đầu lại một lần, hai lần. Người đen đủi nhất chính là những người không tìm thấy cm giác tốt đẹp của mình. Hâm mộ đi xuống biển lại không dám xuống biển, không đi xuống biển lại luôn luôn nghĩ phi đi xuống biển, đã đi xuống biển lại cm thấy mất một số cái gì đó đâm ra hi luyến tiếc. Đây chính là vì đời người rất không tự do. Anh ta có thể đứng trước c may đã bỏ lỡ lại bỏ lỡ lại, số phận cũng luôn trói buộc anh ta. Xét đến điều căn bn của nó là ở chỗ anh ta không thể cm thấy một cách chân chính anh ta là ai, anh ta để cho mỗi một khonh khắc của sinh mệnh của mình đều trôi đi uổng phí trong do dự và lưỡng lự. Mắt đang nhìn mình từ thiếu niên đến trung niên, chẳng mấy chốc lại từ trung niên đến những năm xế chiều, một đời chỉ có tự than thở trống không.
Tôi quyết không thể như thế. Bắt đầu từ bây giờ tôi sẽ phi có một trù tính c bn đối với số phận của mình, xây dựng nên cm giác chân thực của mình, tìm thấy vị trí nên thuộc về mình.
Xin đừng lo lắng tôi có thể vì cm giác dâng cao mà trượt vào thuyết duy tâm. Cm giác của tôi luôn là cm giác đối với tồn tại, bao gồm cm giác đã có, hiện có và sẽ có. Sẽ có là sự tồn tại của gi tưởng, bao gồm tồn tại tưng lai có thể thực hiện và “tồn tại” tưng lai không thể thực hiện. Cái trước là một loại lý tưởng, cái sau là o tưởng, ý tưởng điên rồ. Nhưng ý tưởng điên rồ của hiện tại - trong cm giác đối với “tồn tại” mà hiện tại cho rằng tưng lai không thể thực hiện thường thường đang ẩn chứa tính sáng tạo, vận may của tôi chưa biết chừng chính sẽ tại chỗ đó.
Cm giác đối với chưa có và sẽ có sẽ là trực quan (ở đây, đối tượng của trực quan chỉ có tính không gian mà không có tính thời gian), năng lực của trực giác là tiền đề sinh ra tư duy mang tính sáng tạo trong kết qu của tư duy có tính sáng tạo, bộ phận có giá trị lý tính có thể chính là khoa học. Thiết kế có tính chất sáng tạo đời người đồng thời làm cho nó có giá trị lý tính là thiết kế cuộc đời của những người mạnh, người thắng lợi, trong đó tràn ngập trí tuệ nhân sinh rộng lớn. Tôi muốn tự giác giành được vận may thì không thể thiếu trí tuệ này.
Trong chặng đường dài từ cm giác đến khoa học, tồn tại là tính có trước, còn khoa học có giá trị thực tế nhất đối với loài người. Triết học duy tâm thì cắt đi phần đầu (tồn tại) mà bắt đầu từ cm giác cũng cắt đi phần đuôi (khoa học) chỉ nhấn mạnh ở giai đoạn trực giác và tư duy. Triết học sinh mệnh, chủ nghĩa trực quan của Baigeson cũng là dừng lại ở đây, lấy trực quan là trên hết, lấy “tự do tinh thần của khách quan” là trên hết. Chủ nghĩa duy vật biện chứng thì chú trọng toàn bộ quá trình của sinh mệnh, vừa truy hỏi lý do tồn tại cm giác, cũng truy hỏi kết qu của trực giác và sau tư duy. Tôi kiên trì nắm ở chỗ này quyết không đem mình đặt vào trong một thế giới cm giác trống rỗng một cách cô lập.

Song, đối ứng với thời gian vật lý, trên thực tế tôi chủ yếu sống trong thời gian cm giác, trong thời gian cm giác trôi qua đi tôi thể hiện cm nhận sự tồn tại và vận động của sinh mệnh, việc này trở thành hạt nhân tinh thần mà tôi theo đuổi. Làm thế nào để trong quá trình lâu dài của thời gian cm giác, dùng trạng thái tâm lý siêu việt nhìn thẳng vào giá trị đời người, đây là một trong những vấn đề khó lớn nhất của đời người bày ra trước mắt tôi, tôi dù một khonh khắc đều không có cách nào lẩn tránh nó, tôi cũng không thể trốn tránh nó.
Thế là đối với số phận, tôi bắt đầu trù tính cụ thể thực tế hơn.
2. Quá trình và mục tiêu trù tính: tôi sống trong “lưỡng thê"
Tôi sống trong “lưỡng thê” với ý nghĩa đau khổ và vui vẻ. Tôi là đau khổ, số mệnh tôi nhất định phi tiếp nhận khổ nạn. Tôi đồng thời lại vui vẻ, tôi theo đuổi vui vẻ. Tôi đồng thời phi tri qua hai thể nghiệm tâm lý hoàn toàn trái ngược đau khổ và vui vẻ.
Ham muốn theo đuổi và gắng gượng trở thành toàn bộ bn chất của tôi. Bởi vì tôi là con người tất nhiên có ham muốn và theo đuổi của bn thân mình. Tôi vì thực hiện nó mà một phút cũng không ngừng cố gắng phấn đấu cũng chưa my may từng buông th mình. Do đó, tất c mọi khổ nạn, thất bại và gắng gượng đều sinh ra từ đó. Hn thế chúng từ trước đến sau đi kèm với c quá trình sinh mệnh của tôi. Đây đưng nhiên là một quá trình tràn ngập đau khổ. Tôi dùng vô số lần trắc trở và thất bại để thêu dệt nên mộng thành công. Có người nói tôi lúc này đây đang trong đau khổ và vô vị giống như một con lắc đang đu đưa qua lại. Tôi đang đứng trước đau khổ hai mặt, đau khổ của thất bại, đau khổ của thành công. Bởi vì tôi thật ra không xem thành công làm mục tiêu đời người của tôi, tôi chỉ từ mỗi lần thành công thể nghiệm giá trị của sinh mệnh, từ đó trong khonh khắc vô cùng ngắn ngủi giành được thành công phát ra một chút tiếng cười vui vẻ. Nhưng ngay tức khắc sinh ra một tìm tòi và theo đuổi mới, từ đó lại bắt đầu một vòng gắng gượng và đau khổ mới. Hn nữa, khi mục tiêu mới còn chưa sinh ra, tức là trước khi bắt đầu một vòng gắng gượng và đau khổ mới, tôi luôn cm thấy trống tri và vô vị mà trước đây chưa từng có. Đó sẽ là sự giày vò tinh thần mà thành công đem đến cho tôi.
Cho nên nói, ham muốn và gắng gượng, trắc trở và thất bại, chán ngán và đau khổ đã tạo nên toàn bộ nội dung trong quá trình sinh mệnh của tôi. ý chí kiên nhẫn, sức mạnh nhân cách của tôi, mỗi một chút thành tựu sự nghiệp của tôi đều sinh ra từ trong hàng chuỗi những khó khăn trắc trở như thế. ý nghĩa và giá trị sinh mệnh của tôi cũng chính là thực hiện trong khó khăn trắc trở như thế. Nếu như không có hàng chuỗi khó khăn trắc trở này, hoặc lẩn tránh nó thì sinh mệnh của tôi có thể trở thành hư vô. Tôi muốn sống một cách thực sự, số mệnh nhất định phi chịu đựng hàng chuỗi đau khổ và giày vò này.

Nhưng, mục tiêu của tôi thật ra không phi ở chỗ đau khổ. Tất c mọi việc làm của tôi, tất c mọi theo đuổi, đều là vì một mục tiêu cuối cùng: vui vẻ. Tôi tin tưởng vững chắc rằng đời người cần phi vui vẻ. Vui vẻ phi giống như một bài th. Vui vẻ phi giống như một con suối nhỏ róc rách tuôn đều, chy đến những con sông đẹp, chy đến tận biển c màu xanh biếc, chy đến tận những ni nó không hề hay biết.
ý chí của Tăng Điểm từng nói, được Khổng Tử tán thành, vốn chính là một mục tiêu cao nhất của đời người - Thời tiết cuối mùa xuân, sự thích nghi với mùa xuân đã quen, năm sáu chàng thanh niên, sáu by cậu thiếu niên rủ nhau ra tắm ở sông Nghi, đứng hóng mát ở Vũ Vu đài, sau đó hồ hởi ra về.
Khổng Tử, một đời hong hốt lo phiền, tích cực vào đời, sở dĩ biểu thị lặng im đối với ý chí trị quốc yên bang của mấy đệ tử trước Tăng Điểm trình bày mà lại chỉ độc nhất tán thành chí hướng của Tăng Điểm, thật ra không phi Khổng Tử sa sút nn lòng có ý nghĩ thoát khỏi trần ai, mà ở chỗ ông đã nhìn thấy mục tiêu cuối cùng của đời người là nên vui vẻ. Còn trị quốc yên bang chỉ là thủ đoạn để thực hiện mục tiêu này.
Khi tôi dựng lên mục tiêu này cho mình, tất c mọi việc làm và theo đuổi của tôi vì mục tiêu này cũng đều trở nên vui vẻ, tất c mọi đau khổ trong quá trình sinh mệnh của tôi cũng đều trở nên vui vẻ. Lúc này, tất c mọi cm giác đau khổ đều tan biến thành mây khói. Đối mặt với tất c mọi tai ách và khổ nạn, tôi cũng đều không thay đổi niềm vui, tôi chỉ cm thấy niềm vui sướng của đời người.
Lúc này, tôi mới cm thấy rằng “ăn một giỏ cm, uống một bầu nước, sống trong ngõ hẻm vắng, người khác chịu đựng nổi nỗi khổ đó, thế mà Nhan Hồi vẫn không thay đổi niềm vui vốn có”, vốn là một giới hạn của nhân cách vĩ đại biết bao.
Do đó, bất kể định mệnh của tôi phi gánh chịu bao nhiêu đau khổ, tôi vẫn yêu đời, tôi vẫn nhiệt liệt ôm hôn cuộc đời. Tôi làm cho quá trình của sinh mệnh thống nhất lại với mục tiêu một cách hài hòa. Từ đó tôi sẽ không sống trong “lưỡng thê” nữa. Dù cho khi bi thuyền ngược dòng, trong tất c mọi gian nan trắc trở của thể xác và tinh thần, tôi cũng có thể thể nghiệm được niềm vui sướng của đời người.
Song, đời người là ngắn ngủi. Khi hưởng thụ cuộc đời vui vẻ, nếu như không có giác ngộ của sinh mệnh, đời người sẽ bị một bóng đen to lớn bao trùm. Cái bóng đen này chính là: tử vong.
3. Trù tính cao nhất: Chỗ quy tụ của tôi là cái chết.
Nhịp điệu của tự nhiên làm cho tôi tất nhiên từ trẻ trai đi đến già lão, ban tặng cuối cùng sinh mệnh cho tôi là để cho tôi dập tắt ngọn lửa của sinh mệnh, đi về Thiền quốc.
Chỉ dùng logic của triết học cũng có thể suy đoán: không có cái chết thì không có sự sống. Đời người không có cái chết thì sẽ không có khái niệm của thời gian. Không có cái chết thì giá trị của sinh mệnh cũng sẽ không có
gì để nói. Cái chết đối với đời người vừa là bi tráng, đồng thời cũng là
thiêng liêng.

Chính vì chết là một việc tuyệt đối, thời gian và sinh mệnh mới hiện rõ vô cùng quý báu. Tôi chính là từ trong bài bi ca truy điệu vong linh, cm thấy được sự vô cùng trang nghiêm và hùng vĩ của bn giao hưởng
sinh mệnh.
Đành là tôi tất nhiên phải đến với tuổi già, tôi chẳng có lí do gì mà không vô cùng quý trọng những năm tháng của tuổi thanh xuân, quý trọng từng phút từng giây, quý trọng mỗi khoảnh khắc trong suốt đời người
của tôi.
Đành là tôi tất nhiên phải đi vào cõi chết, tôi không có lý do gì mà không vô cùng quý trọng sinh mệnh, tôi cần phi cố gắng trước khi chết, thực hiện giá trị sinh mệnh của tôi với mức độ lớn nhất.
Tôi từ bụi trần ai của vũ trụ đến, cuối cùng cũng tất nhiên phải trở về nơi đó.

III- Tôi biết tôi không biết. Tôi từ lời nhắc nhở của á thánh Mạnh tử chưa từng quên: Nhược điểm của một người là thích xưng là bậc thầy trước mặt người khác

Với kiến thức cạn hẹp, sự từng trải bình thường, học thức nông cạn, tôi không bao giờ dám hy vọng quyển sách này trở thành bất cứ sự chỉ giáo nào để trù tính số phận. Điều hiến tặng cho bạn đọc nhiều lắm chỉ là một chút cảm giác của cá nhân tôi đối với vận mệnh cuộc đời mà thôi. Bất kể diễn đạt ngôn ngữ của tôi dưới hình thức như thế nào, ví như đại loại là “bạn nên”, xét đến cùng vẫn chỉ là cảm giác của tôi. Tin hay không tin tùy bạn, tuyệt không có ý là “làm thầy”.
Đã là cảm giác của cá nhân, thiên kiến và sai lầm sẽ không thể tránh khỏi. Wetegenstan đã dạy người ta: Một người đối với sự việc không thể nói ra thì nên giữ im lặng. Nhưng trước mắt tôi thật ra không có ai quy định những điều gì có thể nói, những điều gì không thể nói. Thậm chí chính tôi, trước khi nói cũng thật ra không hoàn toàn biết rõ ràng tôi có thể nói điều gì và không thể nói điều gì. Bởi vì những việc có thể nói lại chưa nói, việc không thể nói lại đã nói ra, cũng không thể tránh khỏi. Đương nhiên, cuối cùng tôi cũng chỉ có thể nói ra những điều tôi có thể nói.
Đồng thời, quyển sách này cũng được xây dựng trên cơ sở đọc hàng loạt lớn tư liệu, tôi đã đứng trên vai của nhiều hiền triết vĩ nhân trong ngoài nước xưa nay và nhiều bạn bè chưa nổi tiếng. Tôi cám ơn họ một cách sâu sắc, tôi đã dẫn ra rất nhiều quan niệm và thực tiễn của họ đối với vận mệnh đời người. Cho nên, quyển sách này cũng là nhận thức và cảm thụ của tôi đối với quan niệm và thực tiễn của họ, ở đây vẫn có thể còn có sai lầm.
Như vậy, tôi vừa cầu mong không khí văn hóa khoan dung, vừa cầu mong bạn đọc chỉ ra những thiếu sót và sai lầm.
Để thức tỉnh niềm hưng phấn đọc các vấn đề khác nhau, phong cách hành văn trong sách này không phải là một vẻ, một cách điệu, hầu như là có đủ mọi phong cách pha trộn lẫn nhau - hoặc kiểu dẫn dắt, hoặc có tính biện luận, hoặc có tính kể chuyện, hoặc có tính triết lý, từ đó xét về toàn cục cũng đã hình thành một phong cách đặc biệt của quyển sách này.


--------------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Replies
BichDu
post Sep 26 2011, 06:48 PM
Post #2


Cõi yêu
***

Group: Năng Động
Posts: 450
Joined: 29-December 09
Member No.: 7,278
Country










99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 28

79. Khoảnh khắc theo đuổi hư vinh

* Lòng hư vinh là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp đời người.
* Bạn xem vinh dự là hư vô, thì vinh dự là thật; bạn xem vinh dự là của báu, thì vinh dự là hư vô.
* Hư vinh có thể giúp bạn, hư vinh cũng có thể hại bạn.
Ðối với bất cứ người nào đứng trên khởi điểm của cuộc đời để xét, tất cả mọi vinh dự đều không được hưởng. Bạn chưa sáng tạo ra cái gì, chưa thực hiện bất cứ giá trị nào, do đó mà vinh dự đối với bạn để xét là một cái gì trống rỗng, hư vô, một tưởng tượng của tương lai. Nhà khoa học vĩ đại, nhà văn hào vĩ đại, người giành giải thưởng Nobel, lãnh tụ kiệt xuất, tất cả mọi thứ như thế đều chỉ có thể là quyến rũ hư vô treo lửng lơ trước mắt bạn.
Bạn lúc này, có thể xem vinh dự là hư vinh, "hư" ở đây ý nói không tồn tại.
Ðối mặt với hư vinh, tất cả những người có ấp ủ hùng vĩ, người có chí hướng cao xa, người lập chí viết nên cuộc đời vẻ vang, đều lập chí để theo đuổi nó, quyết tâm để có được nó. Ðời người của anh ta từ đây bắt đầu nhuốm màu. Cho nên Francis Bacon đã nói: ?Lòng hư vinh là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp đời người?. Hầu như tất cả vĩ nhân và bậc danh tiếng đều bắt đầu từ động lực thúc đẩy này.
Ðối mặt với hư vinh, người tiêu cực lười biếng người chán nản ngã lòng, người không có chí lớn trong lòng không thể ngưỡng vọng nó, theo đuổi nó. Bi kịch cuộc đời của nó đã vén lên bức màn đầu tiên từ đây.
Tất cả thanh thiếu niên đứng trên điểm khởi đầu của cuộc đời, không nên sản sinh ý nghĩ của cái gọi là nhìn thấu chốn hồng trần không thích hư vinh. Bởi vì bạn còn chưa "nhìn" làm sao có thể "nhìn thấu" được? Vốn bạn còn chưa có vinh dự, làm sao có thể nói đến "không thích". Cái gọi là "nhìn thấu" và "không thích" là bản thân bạn lừa dối mình.
Khi bạn đứng trên điểm khởi đầu của cuộc đời, sản sinh ý nghĩ theo đuổi hư vinh, là bạn sẽ có suy nghĩ tốt đẹp đầu tiên của cuộc đời vẻ vang. Bạn hãy mạnh dạn theo đuổi, tích cực theo đuổi nhé!
Mục tiêu đã định, phải theo đuổi ra sao? Phương thức theo đuổi khác nhau biểu hiện ý nghĩa cuộc đời khác nhau, mà "hư vinh" lúc ban đầu treo trước tiền đồ của bạn cũng liền bắt đầu phát sinh những biến đổi khác nhau.
Hoặc dùng phương thức thiết thực cụ thể để sáng tạo một cách vững chắc, dâng cho năng lượng sinh mệnh của mình, để thực hiện giá trị của sinh mệnh. Bạn thậm chí cam chịu vắng vẻ, cả đến đạt tới mức độ quên mình, cuối cùng không có gì hối hận. Lúc này, bạn thậm chí có thể quên mất hư vinh, không vì hư vinh mà chỉ có thực tế. Mà vừa vặn chính lúc này, vinh dự chân chính có thể đang vẫy gọi bạn.
Chỉ chăm hám danh, bất chấp mọi thủ đoạn, đầu cơ trục lợi, tự tâng bốc mình, vội xuất đầu lộ diện, khát khao xuất đầu lộ diện, bạn có thể bán rẻ nhân cách, che giấu sai lầm, để người ta viết quảng cáo, chụp ảnh cho bạn đăng trên báo chí, thổi phồng bạn mà so với thực tế cách nhau rất xa. Ðể đề cao mình, thậm chí bạn có thể dùng mọi thủ đoạn bỉ ổi vu cáo hãm hại người khác, dùng máu của người khác để nhuộm đỏ chiếc mũ của mình. Linh hồn của bạn bị cám dỗ của hư vinh nên bị nhiễm bẩn một màu đen ngòm.
Người sáng tạo thiết thực cụ thể và người chỉ chăm chú hám danh đều có thể nằm trong thời cơ nhất định, ở mức độ nhất định có được vinh dự.
Nếu như bạn là người sáng tạo thiết thực cụ thể, cái danh tiếng bạn được phù hợp với giá trị sinh mệnh nội tại của bạn thì vinh dự bạn được hưởng không phải là vẻ hào nhoáng bề ngoài, tức không phải là hư vinh mà là một tượng trưng, một dấu hiệu thể hiện giá trị sinh mệnh của bạn. Cũng có nghĩa là lúc này cái bạn thực hiện trên thực tế sẽ không phải là cái hư vinh mà bạn nói lúc đầu, mà là một giá trị của sinh mệnh.
Nếu như bạn là người chỉ chăm chú hám hư danh, danh tiếng mà bạn được không phù hợp với sinh mệnh nội tại trống rỗng của bạn, thì vinh dự bạn được hưởng là một vẻ hào nhoáng bên ngoài, tức là hư vinh. Nó là một tượng trưng giả dối, một dấu hiệu giả dối của sinh mệnh của bạn. Cũng có nghĩa là, lúc này bạn vẫn rơi vào trong hư vô, sinh mệnh của bạn là một mảng trắng xóa.
Sau khi được hưởng vinh dự, phải đối xử ra sao, lại một lần nữa thể hiện hai cuộc đời hoàn toàn khác nhau.
Nếu như bạn lấy việc theo đuổi giá trị sáng tạo của sinh mệnh làm mục tiêu, bạn có thể đi thực hiện mình, thực hiện sáng tạo của sinh mệnh không ngừng. Trước vinh dự bạn vẫn tự cường không ngừng, sáng tạo không ngừng. Bạn không thể xem nặng vòng hào quang nhiều màu sắc ở bề ngoài, bạn trân trọng nhân cách và tôn nghiêm của mình, mà không thể coi trọng đủ mọi thứ như là xưng hô, chiêu bài, danh dự, khen thưởng, bạn xem nó là phù vân, là hư vô. Thế là bạn không biết sợ bất cứ ai chỉ ra sai lầm của bạn, bạn sẽ vui vẻ sửa chữa mình, hoàn thiện mình. Bạn có thể làm được "làm mà không nhờ vả ai, có công lao mà không màng, có chí lớn mà vờ như không biết gì". Sartre có thể từ chối nhận giải thưởng Nobel văn học. Tiền Chung Thư có thể từ chối nhận các danh hiệu danh dự. Như thế thì trên thực tế vinh cự của bạn cùng tồn tại với sinh mệnh của bạn, cùng đạt được thành tựu xuất sắc với sinh mệnh tự cường không ngừng, sáng tạo không ngừng của bạn. Người ta không thể lãng quên bạn được, cho dù đốm lửa sinh mệnh của bạn có tắt đi, vinh dự của bạn vẫn phóng ra ánh hào hoa khích lệ đời sau.
Nếu như bạn thỏa mãn với hư vinh, bạn có thể nằm trên sổ vinh quang dương dương đắc chí, ngông nghênh hí hửng. Từ đó cậy có công tự kiêu căng, ăn vào vốn cũ, vứt bỏ tư cách, không phấn đấu tiếp, không tiến thủ tiếp nữa, Bạn có thể bị thắng lợi nhất thời, bị những bó hoa tươi và bằng khen thưởng làm cho đầu óc mê muội, đắc chí quá quên hết tất cả, tự mình say sưa. Lúc này bạn sẽ nghe không lọt bất cứ lời nào vào tai, thậm chí có thể tìm cách che giấu sai lầm. Như thế thì người ta sẽ có thể nhanh chóng quên bạn đi. Sự say sưa đắc ý của bạn cũng không thể kéo được lâu, bạn sẽ rất nhanh có thể lâm vào cảnh vô vị và trống trải, theo lớp bụi phủ trên bằng vinh dự năm xưa dầy thêm, thì vinh dự của bạn sẽ dần dần trở nên hư vô, tan ra mây khói.
Từ những phân tích các đối xử khác nhau của các giai đoạn nhân sinh khác nhau đối với hư vinh và vinh dự ở trên, chúng ta có thể đi đến những kết luận dưới đây:
- Vinh dự là tượng trưng và dấu hiệu của sinh mệnh không ngừng tiến công, không ngừng thực hiện giá trị, mà một khi dừng lại không tiến, không tiến thủ nữa, thì vinh dự sẽ có thể chuyển thành hư vô ngay lập tức, trở thành bụi trần ai của quá khứ.
- Khi vinh dự là một đánh giá của người ta đối với giá trị sinh mệnh của bạn thì nó là thực tế; Khi vinh dự là cái vốn tự khoe khoang thì nó là
hư vô.
- Khi bạn theo đuổi sáng tạo xem vinh dự là hư vô thì vinh dự của bạn là thực tế; Khi bạn chăm chú hám danh xem vinh dự là của báu, thì vinh dự của bạn là hư vô.
Khi bạn chưa có vinh dự theo đuổi hư vinh, thì hư vinh có thể giúp bạn, trở thành động lực của sinh mệnh bạn; bạn đã có vinh dự thỏa mãn hư vinh, thì hư vinh có thể hại bạn, trở thành cái vỏ bọc sinh mệnh của bạn.

80. Khoảnh khắc niềm tin tốt đẹp tiêu tan

* Tất cả mọi thứ này đều không phải là một giấc mộng.
* Ðời người là một sự việc kỳ diệu biết bao nhiêu!
* Thành công cũng được, thất bại cũng được, chẳng lẽ bản thân việc theo đuổi không chính là ý nghĩa của sinh mệnh chăng?
Mọi người đều có một giấc mộng, một giấc mộng không ngừng lập đi lập lại. Giấc mộng này có thể mung lung, có thể rõ nét; có thể cao xa, có thể hiện thực - Bất kể là một giấc mộng như thế nào, nó đều là một việc khó hiểu không thể khám phá nổi, tồn tại trong tiềm ý thức của con người, đến mình cũng không hiểu nó rốt cuộc là vật gì.
Có thể nó chính là số phận? Một quy luật không thể chống lại.
Ngu Công ở núi Bắc hàng ngày đào núi không nghỉ bởi vì ông ta có một giấc mộng.
Khoa Phụ đuổi Mặt trời đến cùng, vì ông có một giấc mộng.
Trong mộng tất cả đều thuần khiết biết bao, đẹp đẽ hài hòa biết bao, tiếng ma quỷ cũng đều thấy vui tai dễ nghe. Bởi vì con người đã buộc chặt mình vào giấc mộng này, đã giao phó mình cho số phận.
Khi ánh mặt trời xuyên qua cửa sổ chiếu sáng tâm hồn, người ta mới từ trong đêm dài đằng đẵng tỉnh lại. Lý tính được sống lại. Mộng được khám phá là một loại thuộc niềm tin, tín ngưỡng, hy vọng và nguyện vọng. Lúc đó, bỗng nhiên quay đầu lại mới phát hiện mình những ngày qua lại sống mù quáng như thế, ngu xuẩn như thế.
- Ðương nhiên, có rất nhiều, rất nhiều người thậm chí cho đến chết vẫn chưa khám phá ra giấc mộng này, suốt đời sống trong sự ngây thơ của mù quáng, sống trong sự hài hòa của ngu xuẩn, nghe tiếng chửi rủa của ma quỷ tưởng đó chính là tiếng ca hát.
Song, có khá nhiều người lại hiểu được rằng người ta chẳng qua là vì có một tương lai tự cho là tốt đẹp mà sống, vì có hy vọng mà sống, vì có mọi theo đuổi mà sống, vì có lòng tin, có tín ngưỡng mà sống.
Tất cả mọi thứ này không phải là một giấc mộng.
Nhưng, thế giới sau khi tỉnh mộng thật ra không hoàn toàn như ý con người, thật ra không phải đẹp đẽ như trong tưởng tượng, hy vọng không chắc có thể thực hiện được: đã có theo đuổi, tất nhiên kèm theo khổ cực và gắng gượng, kết cục của nó cũng không thể hoàn toàn như nhau, có thành công tất nhiên có thất bại.
Thế là, có người đem thất bại của việc theo đuổi xem là tiêu tan niềm tin tốt đẹp. Sau khi niềm tin tiêu tan cảm thấy không có nơi cư trú, không có nơi chốn để trở về, cảm thấy không nhà để trở lại, cảm thấy mọi ý nghĩ đều tan biến. Có người cho rằng mới đầu không cần tỉnh ngộ, tiếp tục giấc mộng chưa từng khám phá đó còn tốt hơn nhiều so với niềm tin tiêu tan. Anh ta hướng về cuộc đời bằng lòng say sưa lâu dài không muốn thức tỉnh. Thế là anh ta lại buộc chặt mình vào với mộng, giao phó cho số phận. Thậm chí có người ngay lúc này đã giết chết mình - hoặc về tinh thần giết chết mình, rơi vào tiêu cực đồi bại; hoặc về hình thể đã kết thúc mình, đầu đi đuôi lọt.
Bạn thấy, đời người là một sự việc kỳ diệu biết bao nhiêu!
Phiên dịch sai lầm của bi kịch sinh ra trong mộng: lý giải sai lầm đối với theo đuổi, thiên kiến hẹp hòi đối với niềm tin, nhận thức nông cạn đối với hy vọng.
Bạn ở trong mộng so sánh với bạn ở trong hành động, rõ ràng trong mộng là hư vô, hoang đường, chỉ có trong hành động mới là chân thực, có ý nghĩa. Bất kể bạn ở trong mộng vĩ đại bao nhiêu, sống tốt đẹp bao nhiêu, đối với sinh mệnh chân thực của bạn đều không tạo nên ý nghĩa thực tế nào. Bạn ở trong hành động, bất kể là ngọt bùi đắng cay, bất kể là gió sương mưa tuyết thế nào, bất kể thành bại được mất ra sao đều là bạn chân thực, toàn bộ ý nghĩa sinh mệnh của bạn đều tồn tại ở chỗ này. Nếu như bỏ cái này chọn cái kia, bạn chắc chắn là bỏ gốc chọn ngọn, nhưng bằng lòng say sưa lâu dài không muốn tỉnh lại chẳng qua là mình lừa dối mình. Trong giấc mộng chưa được khám phá kia, sinh mệnh của bạn không có sẵn bất cứ tính chất tốt xấu, thiện ác nào sẽ giống như một con chim trên bầu trời.
Thành công cũng được, thất bại cũng được, chẳng lẽ bản thân việc theo đuổi không chính là ý nghĩa của sinh mệnh chăng? Chẳng lẽ cái tạo thành ý nghĩa trực tiếp nhất đối với Ngu Công núi Bắc không phải chính là bản thân sự việc đào núi không ngừng này ư? Còn về kết cục san phẳng hai núi Thái Hàng và Vương Thất, chỉ là sự việc của Ngu Công ủy thác cho con cháu đời sau, dựa vào năm tàn sức cạn của ông căn bản không thể thực hiện được. Ðời người chính là như thế, quá trình so với kết cục quan trọng vạn lần. Quá trình theo đuổi lại là quá trình của đời người, ý nghĩa của sinh mệnh tồn tại ở sự bắt đầu quá trình này. Sinh mệnh cá thể như giọt nước trong biển cả, có thể theo đuổi của bạn chỉ có hòa tan vào trong biển cả mênh mông này mới có thể hiện ra kết quả, mà không thể từ trong giọt nước lẻ loi ở bạn, nhìn ra cái gì cả. Cho dù việc theo đuổi của bạn thất bại, nhưng trong không gian vũ trụ bao la lại tính được cái gì? Bạn vẫn là bạn như thường, chỉ cần bạn bằng lòng, vẫn có ngày nay và ngày mai, ở đây và ở đó như thường. Chỉ cần bạn đã từng theo đuổi, chỉ cần bạn không hổ thẹn với lương tâm.
Cái gọi là niềm tin tốt đẹp tiêu tan là ý nghĩa gì? Niềm tin chẳng qua là chỉ cái lý giải và cách nhìn kia, bản thân bạn cho là tốt đẹp, mà sự lý giải và cách nhìn này chắc chắn cũng bao quát cả toàn bộ quá trình hình thành của nó và toàn bộ quá trình thực hiện của nó. Cái gọi là ?tiêu tan? chỉ là chỉ kết quả cuối cùng của thực tiễn trái ngược với lý giải và cách nhìn của bạn. Cần biết rằng điều ?trái ngược? này hoàn toàn có thể chỉ là tạm thời, ngẫu nhiên hoặc coi như là cá nhân bạn, còn từ lâu dài để xét, từ quy luật phổ biến tất nhiên để xét, niềm tin của bạn không chắc đã sai lầm, bạn không nên có cảm giác tiêu tan. Bởi vì từ lâu dài để xét, từ quy luật phổ biến tất nhiên để lý giải, bạn là đúng đắn, ý nghĩa sinh mệnh của bạn chưa mảy may tổn thất. Nếu như điều ?trái ngược? này quả thực là một sự thực thì niềm tin của bạn đích thực sai lớn, như thế thì ý nghĩa sinh mệnh của bạn ở chỗ tự tỉnh ngộ, dùng quá trình sinh mệnh của bạn chứng thực sai lầm của mình. Ðó là một cơn ác mộng tỉnh lại, đang có cảm giác nhẹ nhàng, không thích hợp sinh ra ý nghĩ tiêu tan. Nếu như bạn vẫn còn trẻ, tương lai hãy còn dài, bạn hãy đi tìm tòi lại, hãy xây dựng lại niềm tin. Cho dù tuổi đã xế chiều, sự tỉnh ngộ của bạn vẫn có giá trị, không nên nói nó có thể làm tấm gương cho những người đời sau của bạn, về bản thân bạn cứ xét theo điểm tỉnh ngộ này cũng có thể ngậm cười nơi chín suối, chẳng phải nói sớm còn nghe nói, chiều chết cũng vui đó sao?
Theo đuổi thất bại phải chăng có nghĩa là hy vọng tan vỡ và tuyệt vọng? Hy vọng là cái gì? Hy vọng là cái mà trong lòng bạn ước ao, là mục đích và nguyện vọng mà trong lòng bạn ước ao thực hiện. Nếu như nói mỗi người đều phải tuân theo quy luật tất yếu của vận động sinh mệnh nào đó, thì quy luật này cũng chính là số phận của con người. Nếu như những điều suy nghĩ trong lòng trái ngược với số phận, như thế thì hy vọng sẽ có nghĩa là tuyệt vọng, càng hy vọng lại càng tuyệt vọng. Chỉ cần bạn biết cách thay đổi. Khi bạn tự biết, tại sao bạn không thể suy ngẫm ngược lại - hy vọng này đã có nghĩa như tuyệt vọng, tại sao tôi vẫn còn hy vọng như thế? Tại sao tôi không thay đổi đi một góc độ: nếu như những điều suy nghĩ trong lòng phù hợp với số phận thì hy vọng của tôi cũng lại là số phận của tôi. Ðúng vì như vậy, trong tuyệt vọng cũng mới có thể có hy vọng, mà hy vọng của tôi có thể đang thai nghén trong tuyệt vọng kia.

81. Khoảnh khắc giận thói đời

* Không nên bị hiện thực mài mòn hết góc cạnh, không nên lún sâu vào thế tục, càng không phải đi a dua xiểm nịnh bất cứ người nào.
* Thà bỏ ra một lần hành động để cải tạo hiện thực, còn hơn phát ra một vạn câu bực dọc với hiện thực.
Người giận thói đời có mặt đáng yêu, cũng có mặt đáng buồn.
Ða số họ bản tính ngay thẳng, dám nói thật, không bao giờ giả dối, mang cảm giác chính nghĩa mãnh liệt, căm ghét sự đời hiện thực không bình đẳng, chán ghét những tập tục cũ hủ bại lạc hậu. Hơn nữa đa số người có cá tính đột xuất rõ ràng, đầu óc mọc trên cổ của mình, có chủ trương và kiến giải độc đáo của mình quyết không ẩn dật, tiến thoái lẻ loi - đây cũng chính là một trong những đối tượng mà họ căm ghét.
Nguyễn Tịch và Kê Khang thời Ngụy Tấn là hai nhân vật điển hình giận thói đời, phủ định lễ pháp. Họ không chỉ là người phi Thang Vũ còn nhẹ Chu Lễ, khinh thường lễ tục, mà còn chỉ thẳng ra những hủ bại và hoang dâm của tập đoàn thống trị họ Tư Mã đương thời, đã phẫn nộ kêu lên: ?Ðại để không có vua mà hầu như mọi vật đều ổn định, không có quan mà vạn sự đều sắp đặt đâu vào đấy... Có vua ở đó mà bạo ngược vẫn thịnh hành, có quan mà giặc dã vẫn phát sinh". Ðồng thời đã lên án bọn vua chúa "Chỉ cậy vào tôn nghiêm và ỷ thế, không bạn không thầy, chia cắt và làm chúa tể thiên hạ để phụng sự cho việc riêng của mình... Kiêu căng diễu võ giương oai, hống hách ngang ngược, họa chất thành núi, hình phạt vốn để trừng trị kẻ bạo ngược, nay lại dùng để uy hiếp người hiền. Xưa là vì thiên hạ, nhưng nay chỉ vì bản thân mình...? Bản tính cương trực đó làm cho người ta kính phục.
ở mỗi thời đại khác nhau đều có những người có chí có nhân như thế. Họ đều đã từng sản sinh ảnh hưởng nhất định đối với việc kêu gọi và thức tỉnh dân chúng vạch trần bọn thống trị. Họ luôn tồn tại đối lập với tất cả những cảnh thái bình giả dối, do đó đã trở thành cái đinh trong mắt, cái kim châm trong da thịt của bọn thống trị các thời đại, đa số họ không được đối xử công bằng, thường thường bị bọn thống trị bức hại.
Trong thời đại vĩ đại ngày nay của chúng ta, người giận thói đời vẫn có giá trị tồn tại của nó. Ðối với tất cả các trào lưu bất chính, đối với tất cả mọi thứ ngôn luận và hành vi không lợi cho nền văn minh và tiến bộ, và các phong tục tập quán lạc hậu ngu xuẩn họ dám căm ghét, dám nói quyết không tha thứ và chung chạ. Nhân cách của tinh thần cứng đầu cứng cổ, không giả dối này, mãi mãi được mọi người khâm phục. Một quốc gia, một dân tộc, nếu như thiếu đi hàng loạt những người cứng rắn như thế, thì đó sẽ là một vũng nước tù đáng thương.
Nếu như bạn có phẩm cách đáng quý này, thì nên tiếp tục phát triển. Không nên bị hiện thực mài mòn hết mọi góc cạnh, không nên lún sâu vào thế tục, càng không phải đi a dua xiểm nịnh bất cứ người nào. Nếu như bạn có ý chí sắt đá ngay thẳng bất cứ con đường không chính đáng nào, bất cứ trào lưu bất chính nào, cuối cùng sẽ chẳng làm gì được bạn.
Song, người ghét thói đời cũng đa số tồn tại khiếm khuyết chết người. Nói chung, họ chỉ dừng lại ở chỗ bực tức và bàn suông, hành động thực tế tương đối ít. Họ có thể nói một lý lẽ đến mức đâu ra đấy, ba hoa thiên địa, đối với một thói hư tật xấu chỉ ra một cách ngắn gọn mà trúng đích, đem một tập tục cũ từ nguyên nhân đến phát triển đến nguy hại hiện thực mổ xẻ phân tích rõ ràng rành mạch. Nhưng họ đa số đều là những người đứng cách bờ nhìn đám cháy, không muốn dấn thân để tham gia thực tiễn vĩ đại cải cách hiện thực, lao mình vào dòng lũ cải cách. Trước hiện thực mà họ vạch ra và phê phán, thường thường không biết làm cách nào, mà toàn thấy căm tức đầy bụng mà thôi. Có người phát triển đến trình độ ngông cuồng kiêu ngạo, bé người to con mắt, không còn biết trời cao đất dầy là gì. Chỗ này nhìn không quen, chỗ kia nhìn không quen, chỉ độc có mình là trông được. Mà lại không biết thế giới này không có anh ta quả đất vẫn quay đều.
Có một số người giận thói đời, thậm chí có thể không nhìn thấy và giả vờ làm ngơ đối với đại trào lưu cải cách đang cuồn cuộn trào dâng, lại suốt ngày ở đó than vãn sinh ra không gặp thời, có tài mà không gặp vận. Nhưng người ta lại rất ít nhìn nhận ra họ thật sự có được bao nhiêu tài năng và bản lĩnh. Ðạo Thiền cửa miệng của họ thường là "Lòng người ngày nay không thực thà như người xưa, phong tục ngày nay ngày một đi xuống". Lại không biết cổ phong mà họ ôm ấp có thể đã bị vứt vào đống rác của lịch sử từ lâu.
Lại có một số người ghét thói đời khác nào đó, vì lòng cao hơn cả trời, ?mệnh? (kỳ thực là tài năng) còn mỏng hơn cả giấy, trước hiện thực lớn mạnh sau khi từng va chạm vài lần, trượt ngã vài lần liền ngã lòng nản chí, gục hẳn không dậy nổi, sa vào hành động ngạo đời, đứng vào hàng những kẻ cười cợt nghịch ngợm. Nhuệ khí năm xưa không còn hình bóng. Giống như Nguyễn Tịch năm xưa ghét điều ác như kẻ thù, nhìn lễ nghi phong tục bằng nửa con mắt, về sau lại vì miễn họa toàn thân, miệng bất kể lỗi của người, giả vờ điên uống rượu li bì. Lúc này, người giận thói đời lại biến chất đến nỗi không có bất cứ giá trị nào đáng nói nữa.
Nếu như bạn đã từng là người ghét thói đời như thế, phải chăng nên hãy suy nghĩ lại xem, tâm trạng của bạn có lành mạnh không, việc lý giải của bạn có sai không, giá trị hành vi của bạn ở chỗ nào.
Cố nhiên chúng ta nên không ngừng phê phán hiện thực, nhưng chúng ta càng nên không ngừng cải tạo hiện thực. Bất mãn và phê phán đối với hiện thực không thể kích dậy được quyết tâm biến cách hiện thực, trở thành sức mạnh thúc đẩy to lớn của chúng ta cải tạo hiện thực, làm cho chúng ta đưa ra hành động thực tế cải cách hiện thực, thế thì bất mãn và phê bình của bạn nhiều hơn, bực tức của bạn nhiều hơn, lại có ý nghĩa thực tế gì nữa? Không hành động, cho dù chửi mắng đến một vạn lần "Lòng người ngày nay không thực thà như xưa, phong tục ngày nay ngày một đi xuống", đối với việc cải tạo lòng người phong tục thời nay lại có ý nghĩa gì?
Thà bỏ ra một lần hành động để cải tạo hiện thực, còn hơn phát ra một vạn câu bực dọc với hiện thực.
Thử nghĩ lại xem, nếu như mọi người đều chỉ dừng lại ở nỗi bực dọc và nói suông đối với hiện thực, mà lại không muốn bỏ ra sức lao động gian khổ, đó sẽ là một thế giới ra sao?
Cố nhiên chúng ta không thể học một số nhà văn nào đó để tạo cảnh thái bình giả tạo, để thổi phồng, để nói bốc lên, để luôn luôn nói tình hình so với bất cứ lúc nào đều tốt. Nhưng chúng ta cần phải thật sự lý giải hiện thực. Hiện thực và lý tưởng luôn luôn tồn tại một khoảng cách lớn, không thể tất thảy như ý của con người. Có như thế, chúng ta sống mới có ý nghĩa. Cải biến hiện thực là một quá trình gian khó không bao giờ hết, công nghiệp hóa không thể thổi một chầu là có được. Tâm tình cấp thiết cải biến hiện thực tuy có thể lý giải, nhưng là ?dục tốc bất đạt?. Bạn không thể nhảy qua quá trình mà đi thẳng tới giành kết quả. Bực dọc càng nhiều cũng là vô ích, hiện đại hóa không phải là mấy câu bực dọc là có thể phát ra được.
Lời than thở của cái gọi là sinh ra không gặp thời của bạn lại có giá trị bao nhiêu? Ngoài việc tìm ra cho thất bại của mình một lý do có thể là ai cũng phải có, không còn có gì khác nữa. Dẫu rằng như bạn nói, đó cũng là một sự thật đã thành, không có cách chọn lựa nào khác, than vãn và bực tức cũng không thể mảy may giúp bạn thoát khỏi thời gian này mà đi đến sống ở trong một loại thời gian khác.
Ngày hôm qua của bạn đã đi qua, chỉ có nắm chắc hôm nay, mới có thể phóng tầm mắt đến ngày mai.
Cho dù sống ở dưới một gầm trời khác, bạn vẫn là bạn, không chắc bạn sống ở đó càng thêm rực rỡ hơn.
Khi bạn căm phẫn vì sinh ra không gặp thời, bạn nên chăng có thể làm sự so sánh ngang: trong những người cùng tuổi với bạn, trong những người cùng sống với bạn ở cùng chung một gầm trời, có nhiều người so với bạn xuất sắc hơn nhiều, hởi lòng hởi dạ nhiều hơn, đó là vì sao?



--------------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Posts in this topic
BichDu   99 Khoảnh Khắc Đời Người   Sep 26 2011, 04:53 PM
BichDu   99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 2 1- K...   Sep 26 2011, 04:56 PM
BichDu   99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 3 4- K...   Sep 26 2011, 05:03 PM
BichDu   99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 4 7- K...   Sep 26 2011, 05:06 PM
BichDu   99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 5 10- ...   Sep 26 2011, 05:09 PM
BichDu   99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 6 13- ...   Sep 26 2011, 05:22 PM
BichDu   99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 7 16-K...   Sep 26 2011, 05:25 PM
BichDu   99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 8 19- ...   Sep 26 2011, 05:27 PM
BichDu   99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 9 22- ...   Sep 26 2011, 05:29 PM
BichDu   99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 10 25-...   Sep 26 2011, 05:41 PM
BichDu   99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 11 28-...   Sep 26 2011, 05:48 PM
BichDu   99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 12 31-...   Sep 26 2011, 05:50 PM
BichDu   99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 13 34-...   Sep 26 2011, 05:52 PM
BichDu   99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 14 37-...   Sep 26 2011, 05:55 PM
BichDu   99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 15 40-...   Sep 26 2011, 05:57 PM
BichDu   99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 16 43-...   Sep 26 2011, 05:59 PM
BichDu   99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 17 46-...   Sep 26 2011, 06:02 PM
BichDu   99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 18 49-...   Sep 26 2011, 06:05 PM
BichDu   99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 19 52-...   Sep 26 2011, 06:07 PM
BichDu   99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 20 55-...   Sep 26 2011, 06:10 PM
BichDu   99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 21 58....   Sep 26 2011, 06:28 PM
BichDu   99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 22 61....   Sep 26 2011, 06:31 PM
BichDu   99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 23 64....   Sep 26 2011, 06:36 PM
BichDu   99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 24 67....   Sep 26 2011, 06:39 PM
BichDu   99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 25 70....   Sep 26 2011, 06:41 PM
BichDu   99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 26 73....   Sep 26 2011, 06:43 PM
BichDu   99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 27 76....   Sep 26 2011, 06:46 PM
BichDu   99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 28 79....   Sep 26 2011, 06:48 PM
BichDu   99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 29 82....   Sep 26 2011, 06:51 PM
BichDu   99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 30 85....   Sep 26 2011, 06:53 PM
BichDu   99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 31 88....   Sep 26 2011, 07:01 PM
BichDu   99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 32 91....   Sep 26 2011, 07:03 PM
BichDu   99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 33 94....   Sep 26 2011, 07:05 PM
BichDu   99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 34 97....   Sep 26 2011, 07:07 PM


Reply to this topicStart new topic

 



Lo-Fi Version Time is now: 21st July 2025 - 04:56 PM