![]() |
Warning: Declaration of class_bbcode::convert_emoticon($matches = Array) should be compatible with class_bbcode_core::convert_emoticon($code = '', $image = '') in /hermes/bosnacweb07/bosnacweb07as/b283/d5.kekho/public_html/forums/sources/classes/bbcode/class_bbcode.php on line 641
![]() |
![]() ![]()
Post
#1
|
|
![]() Cõi yêu ![]() ![]() ![]() Group: Năng Động Posts: 450 Joined: 29-December 09 Member No.: 7,278 Country ![]() ![]() |
![]() 99 Khoảnh Khắc Đời Người ZHANG ZI WEN (Trương Tự Văn) I- Số phận của tôi gắn chặt với mỗi một khoảnh khắc của sinh mệnh của tôi Ngoài khoảnh khắc thời gian ra, tôi còn lại cái gì nữa? Tôi thật sự có khoảnh khắc thời gian chăng? Điều tôi rõ ràng nhất là tôi đã từng làm một số điều gì đó. Chỉ cần trí nhớ chưa hoàn toàn mất hẳn, tôi luôn có thể nhớ lại được một số việc tôi đã từng làm. Nhưng thời gian không gian vẫn trôi đi mãi như dòng nước, một số việc trong hồi ức đều theo sinh mệnh của quá khứ mãi mãi qua đi, không thể tính là cái tôi có hiện tại. Đối với tương lai, nếu như chỉ xét về thời gian, cũng dễ dàng lý giải: phàm thời gian không có trong quá khứ mà lúc này lại không có mặt đều có thể gọi nó là tương lai. Song sinh mệnh của tôi trong thời gian tương lai đặt vào những nội dung gì, tôi cũng không biết nữa. Nếu như suy luận theo logic, có thể nói, tôi có tương lai. Nhưng đây chỉ là một khái niệm chưa được nghiệm chứng mà thôi. Sự thật trước mắt là, đối với thời gian lúc này không có mặt và nội dung không biết, đều không thể coi là cái hiện tại tôi có. Duy chỉ có khoảnh khắc lúc này thuộc sở hữu của tôi. Duy chỉ có khoảnh khắc này, sinh mệnh của tôi mới có đầy ý nghĩa thực tại. Sinh mệnh chỉ có thể sống tại khoảnh khắc lúc này, không thể sống trong quá khứ, cũng không thể sống ở tương lai. Khoảnh khắc thời gian là một cái gì đây? Nó vừa không thuộc quá khứ, trái lại lại không ngừng trở thành quá khứ; vừa không thuộc về tương lai nhưng lại không ngừng đón nhận tương lai. Nó vừa là một giới hạn có thể chia cắt vô hạn giống như một điểm không có chiều dài; lại là một giới hạn có thể kéo dài đến vô hạn, 38 năm có thể tính là một khoảnh khắc, trong sinh mệnh vũ trụ, toàn bộ thời gian loài người tồn tại cũng có thể xem là một khoảnh khắc. Từ đó đủ thấy khoảnh khắc chốc lát là thời gian không thể tưởng tượng được. Mà cái tôi có, chỉ có thể là khoảnh khắc thời gian, như thế tôi là một tồn tại không thể tượng tượng nổi? Khi tôi nhảy khỏi vũng bùn của quan niệm thời gian kiểu máy móc, vứt bỏ những ngụy biện như đúng mà là sai, nhận thức được tính vô cùng sinh động của tồn tại sinh mệnh, tôi mới sáng tỏ trong lòng. Tôi là sinh mệnh sinh động nhất trong vũ trụ, trên đường trục thời gian là một quá trình sống và trưởng thành từ đầu đến cuối luôn luôn mở rộng. Tôi vừa nhận thức được những việc phát sinh trong quá khứ không thể trở thành cái mà hiện tại tôi có, lại đem quá khứ xem là sự mở đầu của quá trình sinh mệnh, từ đó trân trọng giá trị đặt nền móng khởi nguồn của nó trong lịch trình của sinh mệnh. Hơn nữa, khi nghĩ lại đặc trưng tính toàn cục của sinh mệnh, tôi phát hiện ra “quá khứ” của tôi cũng quyết định hiện tại của tôi - tôi luôn luôn ở trạng thái trôi đi, hiện tại chẳng mấy chốc đã hóa thành quá khứ, như thế “quá khứ của tôi có thể có ý nghĩa gì cũng sẽ quyết định bởi việc làm hiện tại của tôi. Cũng chính là, tôi luôn luôn không ngừng viết nên lịch sử của mình, sự việc hôm nay đến ngày mai sẽ trở thành việc của quá khứ, muốn cho mọi việc của tôi ngày hôm qua có giá trị thì phi làm sao mỗi một sự việc của tôi hôm nay đều có giá trị. Tương lai luôn đang mở rộng ở hiện tại, bởi vì hiện tại tôi đang luôn trù tính tưng lai, mỗi một ý nghĩa hiện tại mà tôi tạo nên cũng chính là trải ra và tích tụ cho tương lai. Như thế, đặt mỗi một khoảnh khắc lúc này vào trong thời gian dài đằng đẵng của tính toàn cục, để cho nó vừa thể hiện quá khứ lại hiện rõ ra tưng lai, khoảnh khắc lúc này không còn là sự tồn tại trống rỗng không thể tưởng tượng được nữa, nó đã trở thành cái thực có đầy đủ nhất nối quá khứ với tương lai của tôi. Chỉ có lúc này mới có thể nói: tôi đã có khoảnh khắc thời gian. Tôi đã nắm chắc được số phận của mình. Với tư cách cá thể, tôi được khêu gợi từ quan niệm lịch sử của Gan đi, sinh mệnh là sự tồn tại lấy trần thế làm cơ sở dựa vào trật tự xã hội, cho nên tôi không theo đuổi mức độ tinh thần đến tột độ không ăn uống những thứ ở nhân gian - Tôi không thể vứt bỏ được ăn mặc, ở và đi lại của thế tục. Tôi hoàn toàn có thể đi theo trào lưu “đi xuống biển”. Nhưng tôi cũng có thể tiếp nhận chính những hấp dẫn của sáng tạo văn hóa. Trên thực tế, tôi đang vui sướng xiết bao trong màng lưới văn hóa tự tạo tự kiềm chế. Tôi hiểu sâu sắc rằng một khi tách rời màng lưới văn hóa sẽ có thể thật sự chỉ có hai bàn tay trắng. Từ trong văn hóa Bandu tôi nhận được, vận động phát sinh vào thời điểm chỉ định và địa điểm chỉ định là thực thể có một không hai. Trong không gian và thời gian vô hạn, tôi không phải chính là một thực thể độc lập như vậy ư? Mặc dù nhỏ bé, nhưng sao lại cản trở sáng tạo văn hóa đặc biệt của tôi? Sinh mệnh của tôi đã diễn biến thành loại sáng tạo văn hóa đặc biệt này, tôi với tư cách là một vật thể mang vật chất văn hóa, thời gian sinh tồn có hạn; còn tôi với sinh mệnh mang tinh thần văn hóa thì sẽ cùng tồn tại với thời gian mãi hàng nghìn năm sau. Tôi từ trong quan niệm thời gian của vĩ nhân “đều đã qua rồi, được coi là nhân vật phong lưu phải xem hiện tại”, “một vạn năm quá lâu, chỉ tranh giành phút chốc” được tỉnh ngộ triệt để cuối cùng, đã phát hiện sinh mệnh của tôi, bản thể tinh thần của tôi sẽ ở mỗi một khoảnh khắc trên đường sinh mệnh của tôi! Một đời tôi chẳng qua là dòng thời gian do từng khoảnh khắc tạo nên, sự tồn tại của các khoảnh khắc thời gian khác nhau đã tạo nên toàn bộ sự tồn tại của tôi. Tôi cho là hoàn toàn không có khả năng nhận thức tính tất yếu của vận động sinh mệnh của mình từng ý nghĩa triết học - Con người không thể nhận thức một cách vô cùng vô tận đối với vận mệnh của mình mà người ta chỉ có thể chịu sự chi phối của tính tất nhiên, con người nhiều lắm chỉ có thể không ngừng nhận thức tính tất nhiên mà thôi. Nhưng, tôi hoàn toàn có thể nắm chắc mỗi một khoảnh khắc mà bản thân mình sắp sửa gặp một cách tự giác, đối với mỗi khoảnh khắc có một sự trù tính sáng suốt tự giác, đây sẽ là sự trù tính của tôi đối với vận mệnh. Đây chính là điều mà mọi người nói bám chặt thần của số phận. II- Số phận ném tôi vào một nơi hoàn toàn xa lạ. Trước sự chọn lựa vô cùng đa dạng, tôi chọn số phận thuộc về tôi Có một ngày tỉnh lại, tôi đột nhiên phát hiện mình đang sống trong một thế giới gặp được vận may. Tôi đang đứng trước ngàn vạn nẻo đường, tung hoành ngang dọc, thành bại được mất, cũ mới lẫn lộn. Mật mã của số phận ở đâu? Tôi hỏi ông trời, trời không trả lời. Tôi lại hỏi đến đất, đất cứ lặng thinh. Trước chọn lựa vô cùng đa dạng, tôi lại chẳng biết đâu mà lần nữa, tôi không biết chúng mỗi cái có kết cục ra sao. Huống hồ, cơ may, hoàn cảnh tôi đều không tự chủ để chọn lựa được. Số phận hoặc cần tôi phải chịu đựng thử thách của gió Tây Bắc trên cao nguyên hoàng thổ, cũng có thể để cho tôi bay qua Thái Bình Dưng đến đất khách quê người để mạ vàng, sau đó áo gấm trở về. Một khoảnh khắc trôi qua, một sai lầm nẩy sinh trong khoảnh khắc, tôi không biết tôi sẽ trở thành một con người tôi như thế nào nữa. Từ nay nghĩ lại quá khứ làm tôi kích động mãi là tôi cuối cùng trong vùng hoang dã mênh mông không ranh giới, từ trong sốt ruột và gắng gượng đến tột độ, đã tìm thấy một niềm tin kiên cường: bất kể thế giới phức tạp lộn xộn bao nhiêu, bất kể đời người đứng trước sự lựa chọn bao nhiêu, sẽ phi chịu đựng bao nhiêu trắc trở và dằn vặt, tóm lại là thế giới mênh mông không có bất cứ cái gì có thể vượt qua vô trật tự mà đạt tới có trật tự, vượt qua quá trình mà chiếm ngay kết qu được. Đời người cũng chỉ có thể như vậy. Như thế, tôi chỉ có thể bắt đầu thiết kế đối với số mệnh từ trong gắng gượng vô trật tự, từ trong “khả năng” vô cùng đa dạng, từ trong vô số những cái “có lẽ” tìm ra được một manh mối đạt được có trật tự. 1. Trù tính cơ bản: tôi cảm thấy được tôi là ai. Muốn trả lời “tôi là ai” đương nhiên là rất khó khăn, mà muốn trù tính số phận của tôi, điều trước tiên gặp phải lại là vấn đề của “tôi là ai”. Trong văn hiến kinh điển “áo nghĩa thư” của ấn Độ từ 600 năm trước công nguyên, đã đem cái “tự ngã” xem thành hình ảnh thu nhỏ của vũ trụ, khi nó khảo sát tự ngã với quan hệ nguồn gốc tạo thành thế giới liền nêu lên hai câu hỏi tự nhiên vĩnh hằng là “tôi là ai”, “tôi trong thế giới này nằm ở vị trí nào”. Từ nền văn minh ban đầu cổ Hy Lạp, Bamennid, Socrates, Plato của miền bãi biển Aisin, Lão Đam, Trang Chu của hai bên bờ sông Hoàng Hà, đến “Kinh Phệ Đà” của bên bờ ấn Độ dưng, “Thánh kinh” của môn đồ Cơ đốc giáo, bước đến nền văn hóa phục hưng và cách mạng công nghiệp cận đại kích động lòng người, thẳng tới Carxin, Heidegger, Sartre của phưng Tây hiện đại câu trả lời “Tôi là ai” vờn bay đầy trời, làm cho người ta rối mắt. Nhìn thấu sự biến ảo rối ren của nó, bất kể những nhà hiền triết thuộc dạng nào đều không vượt quá giới hạn nhất định như sau - Tôi là một động vật của văn hóa, tôi sáng tạo ra văn hóa và tự tuân theo văn hóa, sự vui vẻ và lo âu của tôi đều nằm trong mạng lưới văn hóa, đồng thời không thể xông ra khỏi ngoài mạng lưới để tự do tự tại. Đây là kết luận của số phận, đây là kết luận của lịch sử. Lịch sử đã từng chế giễu rất nhiều người muốn xông ra khỏi mạng lưới văn hóa để tự do tự tại, bao gồm cả vô số những anh hùng văn hóa. Hầu như đồng thời, học phái Sdorger của phưng Tây và Lý Nhĩ, Trang Chu của phưng Đông đều vắt óc nghĩ thầm thoát khỏi mạng lưới văn hóa để đồng nhất với tự nhiên trời đất, hưởng thụ tự do và yên tĩnh. Học phái Sdorger đem “thuận theo tự do để sống” làm hành vi lưng thiện chân chính, Lão Trang thì có tiếng là “vô vi vô tri” có thể “dốc sức vì đạo đến cực độ, một lòng một dạ tuân theo, mọi vật song song tiến hành mình phi tự quan sát nhiều lần”. Trên thực tế như thế nào? Không chỉ sự phát triển của lịch sử hoàn toàn không phù hợp với nguyện vọng của họ, họ trước sau đều không thể phá nổi mạng lưới văn hóa, mà Chinor, Lão Trang bản thân đã là một bộ phận của thủy tổ nền văn hóa của nhân loại đã trở thành một mắt xích trên mạng lưới văn hóa. ý chí tâm lý của Chinor, Kleiande một chút cũng không thể tự do nhẹ nhõm, họ đem toàn bộ luân lý đều buộc lên vai Thượng đế và số phận, cho rằng về luân lý, yêu cầu cao nhất đối với con người chính là phục tùng Thượng đế và số phận: “Dù là nghi ngờ làm tôi lạc hậu hoặc không tình nguyện, nhưng tôi cũng nhất định vĩnh viễn theo đuổi Ngưi (Ngưi tức Thượng đế, số phận)”. Vốn muốn thoát khỏi mạng lưới văn hóa, không ngờ sau khi đi vòng quanh một cái vòng lớn vẫn bị tự mình chui vào trong mạng lưới văn hóa chặt chẽ hn. Lão Trang cũng thế, vốn muốn thông qua “đạo vô vi” xung phá sự ràng buộc của văn hóa để trở về với hoài bão của tự nhiên, lại trước sau chịu sự cám dỗ sâu sắc của tinh thần vĩnh hằng siêu nghiệm, bị tự mình nhốt khóa trong “cửa nhiều điều kỳ diệu” “nhìn không thấy”, “nghe không biết”, “huyền bí thêm huyền bí”. Từ đó có thể thấy mặc dù họ có suy nghĩ phân biệt sâu sắc và chí hướng cao xa như thế nào, về phưng diện thoát ra khỏi mạng lưới văn hóa vẫn hoàn toàn tốn công vô ích. Giống như Tôn Đại thánh, mặc dù nhào lộn một cái đã đi được mười vạn tám ngàn dặm lại vẫn không thể vượt qua được lòng bàn tay của đức Phật Như Lai. Về sau tất c những người hòng thoát khỏi ràng buộc, ẩn mình trong đào nguyên hoặc ẩn tích trong núi sâu rừng thẳm hoặc say đắm trước bình rượu dưới trăng để được tự do tự tại đều là những kẻ thất bại, họ nhiều lắm cũng chỉ tìm được cái thắng lợi tinh thần nhất thời mà tạm thời tự say sưa một phen biểu lộ: “Dựng lều ở chốn nhân gian, mà không có tiếng ngựa xe ồn ào”, “Hỏi bạn vì sao có thể như thế, lòng tự xa cách đất, người”, trong ý thức sâu kín rõ ràng là “đất này không có bạc ba trăm lạng”. “Rừng sâu người không biết, có trăng sáng lại soi”. Chẳng qua là nỗi thưng cm đặc biệt đối với người ta, không biết và thân thiết hướng về đối với người có thể biết ta. Có thể vứt bỏ “chuông trống cỗ ngon” và “ngựa đẹp áo sang”, nhưng vẫn cố chấp truy hỏi đời mình có đắc ý hay không, trời sinh ra thân tôi liệu có ích hay không, nếu như không cố chấp như thế, làm sao có thể “nhưng muốn say lâu không muốn tỉnh?” Đâu có “vạn cổ sầu” nữa? Tôi căn bn không có cách nào chạy trốn, chỉ có thể đứng im trong mạng lưới văn hóa. Tự do chân chính của tôi cũng chỉ có thể là tự do trong mạng lưới văn hóa. Còn như trong mạng lưới văn hóa tôi có thể giành được tự do ở mức độ nào, ở ngày nay vẫn là vấn đề kinh tế, liên quan với chính trị rất ít. Trong lĩnh vực chính trị, tự do thường thường sa ngã thành công cụ của một số người có dã tâm, họ mang theo chiêu bài tự do, thậm chí lấy tự do làm lời hứa hẹn, mê hoặc dân chúng dẹp loạn một trật tự nào đó để đoạt lấy quyền lực cá nhân, đến khi mục đích dã tâm đạt được, để giữ sự thống trị của cá nhân ấy, tất nhiên có thể ngay lập tức xây dựng nên trật tự khác, chẳng bao giờ có thể cho dân chúng mà lúc ban đầu họ kích động và từng hứa hẹn có tự do chân chính, tự do c đến dân chúng chỉ làm công cụ để họ đoạt quyền. Xã hội loài người phát triển đến ngày nay, tự do về thực chất vẫn là một khái niệm kinh tế. Xã hội có trình độ sức sn xuất đến mức độ nào thì có tự do ở mức độ đó. Tự do của tôi vĩnh viễn có liên hệ với hoàn cnh kinh tế cụ thể tồn tại của tôi. Trình độ sức sn xuất càng cao, kinh tế càng phát đạt, tự do của tôi mới có thể càng nhiều. Trái lại, trình độ sức sn xuất càng thấp thì tự do càng ít. Mỗi một xã hội đều chỉ có thể đạt được tự do ở trình độ tưng ứng với mức độ sức sn xuất của nó, bất cứ ai cũng không có cách gì vượt hn trình độ này. Bất cứ hành vi nào vứt bỏ hoàn cnh sinh tồn cụ thể đều có thể làm cho tự do chỉ là lời nói suông mà chẳng có chút giá trị nào. Các nhà triết học xem điều này là quy luật tự nhiên hoặc tính tất nhiên. Spinoza trong “Luân lý học”đem tự do diễn đạt thành nhận thức đối với tất nhiên, tự do không phi là thoát khỏi tính tất nhiên mà là nhận thức tính tất nhiên. Heygel trong “Triết học lịch sử” thì lại càng tiến hành kho sát lịch sử cụ thể đối với tự do một cách sâu sắc hn, lần đầu tiên đem thực tiễn dẫn vào khái niệm tự do, cho rằng tự do là dưới tiền đề nhận thức tính tất nhiên thực hiện sự thống nhất cụ thể của chủ thể và khách thể. Về phưng diện nhận thức đối với tự do, Mao Trạch Đông dùng phưng thức ngôn ngữ Hán học điển hình đưa ra diễn đạt hoàn chỉnh nhất, Ông cho rằng tự do là nhận thức đối với tính tất nhiên và ci tạo đối với thế giới khách quan. Giữa nhận thức và ci tạo dùng chữ “Và” đề nối liền lại, vừa có thể thừa nhận là hai cái kế tiếp trước sau - nhận thức tất nhiên ở trước, ci tạo khách quan ở sau, giống như sự thể hiện của Mao Trạch Đông từ lâu về bước đi của đời sống tinh thần: trước tiên có nhận thức, sau mới có tin theo, cuối cùng mới có thể thực hiện trên hành động, đối với tính tất nhiên có nhận thức ở trình độ nào mới có ci tạo khách quan đạt được tự do ở trình độ đó; lại có thể đem c hai cái hiểu là đồng thời - nhận thức tất nhiên, ci tạo thế giới chủ quan đồng thời với ci tạo thế giới khách quan (cũng giống như ci tạo thế giới khách quan đồng thời với ci tạo thế giới chủ quan). Hạt nhân của quan điểm tự do của Mao Trạch Đông là: bất kể nhận thức tất nhiên hay là ci tạo khách quan đều lấy cái “tôi” làm chủ thể, tôi ở đây giành được tự do thực tại nhất mà lại biện chứng nhất. Xuất phát từ loại quan niệm tự do thời gian không gian biện chứng này, Mao Trạch Đông xem quá trình phát triển của lịch sử từ vưng quốc tất nhiên sang Vưng quốc tự do, đây là một quan điểm lịch sử tự do vĩnh viễn mở rộng, ông không dùng “thực hiện tự do” làm điểm cực cuối cùng, mà là tự giác nắm chắc tính vô hạn phát triển lịch sử, đem tự do xem là một quá trình phát triển vô hạn: quá trình vận động từ tất nhiên đến tự do. Nhìn thấu rõ tự do như thế, tôi mới có thể vượt qua hỗn loạn tạp nham, trong mạng lưới văn hóa mới thật sự tìm được phần số phận vốn thuộc về tôi. Mặc dù tôi vẫn không thể tr lời chuẩn xác được trong mạng lưới văn hóa tôi là ai, cũng không thể nhận thức vô tận đối với số phận của tôi, nhưng tôi hoàn toàn có thể ở ni đây - trong quá trình sáng tạo văn hóa của chính tôi cm thấy một cách chân thực tôi là ai. Khonh khắc mà tôi cm thấy tôi là ai, trước tiên tôi giành được sự tỉnh ngộ của lưng tâm và sự bình yên của linh hồn. Bất kể xung quanh hỗn loạn như thế nào, bất kể tiếng ồn xung quanh bốn phía ầm ĩ đến đâu, tôi trước sau đều vững tin vào cm giác của chính tôi - đành là tôi phi sống một cách chân thực, tôi sẽ không thể không hoàn toàn nhấn mạnh cm giác này của mình. Cứ lấy việc “đi xuống biển”, mốt đang được tôn sùng nhất của nhiều người trong c nước hiện nay để bàn. Trong tình hình hệ thống thị trường của xã hội chưa giành được sự thống nhất hài hòa với hệ thống văn hóa, đang tồn tại sự phân phối không đồng đều, c chế cạnh tranh không hoàn thiện, tôi cm thấy tôi nên dựa vào hệ thống thị trường của xã hội, thế là tôi sẽ vui vẻ đi :”xuống biển”. Tôi cm thấy tôi vẫn phi vững vàng tiến theo hệ thống văn hóa của xã hội, do đó tôi sẽ vui vẻ như trước đây làm công việc sáng tạo của tôi. Như vậy, hoặc là có may mắn để hạ cố đến tôi hoặc thất bại cũng không luyến tiếc lắm, tôi hiểu rõ đây chính là số phận của tôi. Số phận có thể sắp đặt tôi bắt đầu lại một lần, hai lần. Người đen đủi nhất chính là những người không tìm thấy cm giác tốt đẹp của mình. Hâm mộ đi xuống biển lại không dám xuống biển, không đi xuống biển lại luôn luôn nghĩ phi đi xuống biển, đã đi xuống biển lại cm thấy mất một số cái gì đó đâm ra hi luyến tiếc. Đây chính là vì đời người rất không tự do. Anh ta có thể đứng trước c may đã bỏ lỡ lại bỏ lỡ lại, số phận cũng luôn trói buộc anh ta. Xét đến điều căn bn của nó là ở chỗ anh ta không thể cm thấy một cách chân chính anh ta là ai, anh ta để cho mỗi một khonh khắc của sinh mệnh của mình đều trôi đi uổng phí trong do dự và lưỡng lự. Mắt đang nhìn mình từ thiếu niên đến trung niên, chẳng mấy chốc lại từ trung niên đến những năm xế chiều, một đời chỉ có tự than thở trống không. Tôi quyết không thể như thế. Bắt đầu từ bây giờ tôi sẽ phi có một trù tính c bn đối với số phận của mình, xây dựng nên cm giác chân thực của mình, tìm thấy vị trí nên thuộc về mình. Xin đừng lo lắng tôi có thể vì cm giác dâng cao mà trượt vào thuyết duy tâm. Cm giác của tôi luôn là cm giác đối với tồn tại, bao gồm cm giác đã có, hiện có và sẽ có. Sẽ có là sự tồn tại của gi tưởng, bao gồm tồn tại tưng lai có thể thực hiện và “tồn tại” tưng lai không thể thực hiện. Cái trước là một loại lý tưởng, cái sau là o tưởng, ý tưởng điên rồ. Nhưng ý tưởng điên rồ của hiện tại - trong cm giác đối với “tồn tại” mà hiện tại cho rằng tưng lai không thể thực hiện thường thường đang ẩn chứa tính sáng tạo, vận may của tôi chưa biết chừng chính sẽ tại chỗ đó. Cm giác đối với chưa có và sẽ có sẽ là trực quan (ở đây, đối tượng của trực quan chỉ có tính không gian mà không có tính thời gian), năng lực của trực giác là tiền đề sinh ra tư duy mang tính sáng tạo trong kết qu của tư duy có tính sáng tạo, bộ phận có giá trị lý tính có thể chính là khoa học. Thiết kế có tính chất sáng tạo đời người đồng thời làm cho nó có giá trị lý tính là thiết kế cuộc đời của những người mạnh, người thắng lợi, trong đó tràn ngập trí tuệ nhân sinh rộng lớn. Tôi muốn tự giác giành được vận may thì không thể thiếu trí tuệ này. Trong chặng đường dài từ cm giác đến khoa học, tồn tại là tính có trước, còn khoa học có giá trị thực tế nhất đối với loài người. Triết học duy tâm thì cắt đi phần đầu (tồn tại) mà bắt đầu từ cm giác cũng cắt đi phần đuôi (khoa học) chỉ nhấn mạnh ở giai đoạn trực giác và tư duy. Triết học sinh mệnh, chủ nghĩa trực quan của Baigeson cũng là dừng lại ở đây, lấy trực quan là trên hết, lấy “tự do tinh thần của khách quan” là trên hết. Chủ nghĩa duy vật biện chứng thì chú trọng toàn bộ quá trình của sinh mệnh, vừa truy hỏi lý do tồn tại cm giác, cũng truy hỏi kết qu của trực giác và sau tư duy. Tôi kiên trì nắm ở chỗ này quyết không đem mình đặt vào trong một thế giới cm giác trống rỗng một cách cô lập. Song, đối ứng với thời gian vật lý, trên thực tế tôi chủ yếu sống trong thời gian cm giác, trong thời gian cm giác trôi qua đi tôi thể hiện cm nhận sự tồn tại và vận động của sinh mệnh, việc này trở thành hạt nhân tinh thần mà tôi theo đuổi. Làm thế nào để trong quá trình lâu dài của thời gian cm giác, dùng trạng thái tâm lý siêu việt nhìn thẳng vào giá trị đời người, đây là một trong những vấn đề khó lớn nhất của đời người bày ra trước mắt tôi, tôi dù một khonh khắc đều không có cách nào lẩn tránh nó, tôi cũng không thể trốn tránh nó. Thế là đối với số phận, tôi bắt đầu trù tính cụ thể thực tế hơn. 2. Quá trình và mục tiêu trù tính: tôi sống trong “lưỡng thê" Tôi sống trong “lưỡng thê” với ý nghĩa đau khổ và vui vẻ. Tôi là đau khổ, số mệnh tôi nhất định phi tiếp nhận khổ nạn. Tôi đồng thời lại vui vẻ, tôi theo đuổi vui vẻ. Tôi đồng thời phi tri qua hai thể nghiệm tâm lý hoàn toàn trái ngược đau khổ và vui vẻ. Ham muốn theo đuổi và gắng gượng trở thành toàn bộ bn chất của tôi. Bởi vì tôi là con người tất nhiên có ham muốn và theo đuổi của bn thân mình. Tôi vì thực hiện nó mà một phút cũng không ngừng cố gắng phấn đấu cũng chưa my may từng buông th mình. Do đó, tất c mọi khổ nạn, thất bại và gắng gượng đều sinh ra từ đó. Hn thế chúng từ trước đến sau đi kèm với c quá trình sinh mệnh của tôi. Đây đưng nhiên là một quá trình tràn ngập đau khổ. Tôi dùng vô số lần trắc trở và thất bại để thêu dệt nên mộng thành công. Có người nói tôi lúc này đây đang trong đau khổ và vô vị giống như một con lắc đang đu đưa qua lại. Tôi đang đứng trước đau khổ hai mặt, đau khổ của thất bại, đau khổ của thành công. Bởi vì tôi thật ra không xem thành công làm mục tiêu đời người của tôi, tôi chỉ từ mỗi lần thành công thể nghiệm giá trị của sinh mệnh, từ đó trong khonh khắc vô cùng ngắn ngủi giành được thành công phát ra một chút tiếng cười vui vẻ. Nhưng ngay tức khắc sinh ra một tìm tòi và theo đuổi mới, từ đó lại bắt đầu một vòng gắng gượng và đau khổ mới. Hn nữa, khi mục tiêu mới còn chưa sinh ra, tức là trước khi bắt đầu một vòng gắng gượng và đau khổ mới, tôi luôn cm thấy trống tri và vô vị mà trước đây chưa từng có. Đó sẽ là sự giày vò tinh thần mà thành công đem đến cho tôi. Cho nên nói, ham muốn và gắng gượng, trắc trở và thất bại, chán ngán và đau khổ đã tạo nên toàn bộ nội dung trong quá trình sinh mệnh của tôi. ý chí kiên nhẫn, sức mạnh nhân cách của tôi, mỗi một chút thành tựu sự nghiệp của tôi đều sinh ra từ trong hàng chuỗi những khó khăn trắc trở như thế. ý nghĩa và giá trị sinh mệnh của tôi cũng chính là thực hiện trong khó khăn trắc trở như thế. Nếu như không có hàng chuỗi khó khăn trắc trở này, hoặc lẩn tránh nó thì sinh mệnh của tôi có thể trở thành hư vô. Tôi muốn sống một cách thực sự, số mệnh nhất định phi chịu đựng hàng chuỗi đau khổ và giày vò này. Nhưng, mục tiêu của tôi thật ra không phi ở chỗ đau khổ. Tất c mọi việc làm của tôi, tất c mọi theo đuổi, đều là vì một mục tiêu cuối cùng: vui vẻ. Tôi tin tưởng vững chắc rằng đời người cần phi vui vẻ. Vui vẻ phi giống như một bài th. Vui vẻ phi giống như một con suối nhỏ róc rách tuôn đều, chy đến những con sông đẹp, chy đến tận biển c màu xanh biếc, chy đến tận những ni nó không hề hay biết. ý chí của Tăng Điểm từng nói, được Khổng Tử tán thành, vốn chính là một mục tiêu cao nhất của đời người - Thời tiết cuối mùa xuân, sự thích nghi với mùa xuân đã quen, năm sáu chàng thanh niên, sáu by cậu thiếu niên rủ nhau ra tắm ở sông Nghi, đứng hóng mát ở Vũ Vu đài, sau đó hồ hởi ra về. Khổng Tử, một đời hong hốt lo phiền, tích cực vào đời, sở dĩ biểu thị lặng im đối với ý chí trị quốc yên bang của mấy đệ tử trước Tăng Điểm trình bày mà lại chỉ độc nhất tán thành chí hướng của Tăng Điểm, thật ra không phi Khổng Tử sa sút nn lòng có ý nghĩ thoát khỏi trần ai, mà ở chỗ ông đã nhìn thấy mục tiêu cuối cùng của đời người là nên vui vẻ. Còn trị quốc yên bang chỉ là thủ đoạn để thực hiện mục tiêu này. Khi tôi dựng lên mục tiêu này cho mình, tất c mọi việc làm và theo đuổi của tôi vì mục tiêu này cũng đều trở nên vui vẻ, tất c mọi đau khổ trong quá trình sinh mệnh của tôi cũng đều trở nên vui vẻ. Lúc này, tất c mọi cm giác đau khổ đều tan biến thành mây khói. Đối mặt với tất c mọi tai ách và khổ nạn, tôi cũng đều không thay đổi niềm vui, tôi chỉ cm thấy niềm vui sướng của đời người. Lúc này, tôi mới cm thấy rằng “ăn một giỏ cm, uống một bầu nước, sống trong ngõ hẻm vắng, người khác chịu đựng nổi nỗi khổ đó, thế mà Nhan Hồi vẫn không thay đổi niềm vui vốn có”, vốn là một giới hạn của nhân cách vĩ đại biết bao. Do đó, bất kể định mệnh của tôi phi gánh chịu bao nhiêu đau khổ, tôi vẫn yêu đời, tôi vẫn nhiệt liệt ôm hôn cuộc đời. Tôi làm cho quá trình của sinh mệnh thống nhất lại với mục tiêu một cách hài hòa. Từ đó tôi sẽ không sống trong “lưỡng thê” nữa. Dù cho khi bi thuyền ngược dòng, trong tất c mọi gian nan trắc trở của thể xác và tinh thần, tôi cũng có thể thể nghiệm được niềm vui sướng của đời người. Song, đời người là ngắn ngủi. Khi hưởng thụ cuộc đời vui vẻ, nếu như không có giác ngộ của sinh mệnh, đời người sẽ bị một bóng đen to lớn bao trùm. Cái bóng đen này chính là: tử vong. 3. Trù tính cao nhất: Chỗ quy tụ của tôi là cái chết. Nhịp điệu của tự nhiên làm cho tôi tất nhiên từ trẻ trai đi đến già lão, ban tặng cuối cùng sinh mệnh cho tôi là để cho tôi dập tắt ngọn lửa của sinh mệnh, đi về Thiền quốc. Chỉ dùng logic của triết học cũng có thể suy đoán: không có cái chết thì không có sự sống. Đời người không có cái chết thì sẽ không có khái niệm của thời gian. Không có cái chết thì giá trị của sinh mệnh cũng sẽ không có gì để nói. Cái chết đối với đời người vừa là bi tráng, đồng thời cũng là thiêng liêng. Chính vì chết là một việc tuyệt đối, thời gian và sinh mệnh mới hiện rõ vô cùng quý báu. Tôi chính là từ trong bài bi ca truy điệu vong linh, cm thấy được sự vô cùng trang nghiêm và hùng vĩ của bn giao hưởng sinh mệnh. Đành là tôi tất nhiên phải đến với tuổi già, tôi chẳng có lí do gì mà không vô cùng quý trọng những năm tháng của tuổi thanh xuân, quý trọng từng phút từng giây, quý trọng mỗi khoảnh khắc trong suốt đời người của tôi. Đành là tôi tất nhiên phải đi vào cõi chết, tôi không có lý do gì mà không vô cùng quý trọng sinh mệnh, tôi cần phi cố gắng trước khi chết, thực hiện giá trị sinh mệnh của tôi với mức độ lớn nhất. Tôi từ bụi trần ai của vũ trụ đến, cuối cùng cũng tất nhiên phải trở về nơi đó. III- Tôi biết tôi không biết. Tôi từ lời nhắc nhở của á thánh Mạnh tử chưa từng quên: Nhược điểm của một người là thích xưng là bậc thầy trước mặt người khác Với kiến thức cạn hẹp, sự từng trải bình thường, học thức nông cạn, tôi không bao giờ dám hy vọng quyển sách này trở thành bất cứ sự chỉ giáo nào để trù tính số phận. Điều hiến tặng cho bạn đọc nhiều lắm chỉ là một chút cảm giác của cá nhân tôi đối với vận mệnh cuộc đời mà thôi. Bất kể diễn đạt ngôn ngữ của tôi dưới hình thức như thế nào, ví như đại loại là “bạn nên”, xét đến cùng vẫn chỉ là cảm giác của tôi. Tin hay không tin tùy bạn, tuyệt không có ý là “làm thầy”. Đã là cảm giác của cá nhân, thiên kiến và sai lầm sẽ không thể tránh khỏi. Wetegenstan đã dạy người ta: Một người đối với sự việc không thể nói ra thì nên giữ im lặng. Nhưng trước mắt tôi thật ra không có ai quy định những điều gì có thể nói, những điều gì không thể nói. Thậm chí chính tôi, trước khi nói cũng thật ra không hoàn toàn biết rõ ràng tôi có thể nói điều gì và không thể nói điều gì. Bởi vì những việc có thể nói lại chưa nói, việc không thể nói lại đã nói ra, cũng không thể tránh khỏi. Đương nhiên, cuối cùng tôi cũng chỉ có thể nói ra những điều tôi có thể nói. Đồng thời, quyển sách này cũng được xây dựng trên cơ sở đọc hàng loạt lớn tư liệu, tôi đã đứng trên vai của nhiều hiền triết vĩ nhân trong ngoài nước xưa nay và nhiều bạn bè chưa nổi tiếng. Tôi cám ơn họ một cách sâu sắc, tôi đã dẫn ra rất nhiều quan niệm và thực tiễn của họ đối với vận mệnh đời người. Cho nên, quyển sách này cũng là nhận thức và cảm thụ của tôi đối với quan niệm và thực tiễn của họ, ở đây vẫn có thể còn có sai lầm. Như vậy, tôi vừa cầu mong không khí văn hóa khoan dung, vừa cầu mong bạn đọc chỉ ra những thiếu sót và sai lầm. Để thức tỉnh niềm hưng phấn đọc các vấn đề khác nhau, phong cách hành văn trong sách này không phải là một vẻ, một cách điệu, hầu như là có đủ mọi phong cách pha trộn lẫn nhau - hoặc kiểu dẫn dắt, hoặc có tính biện luận, hoặc có tính kể chuyện, hoặc có tính triết lý, từ đó xét về toàn cục cũng đã hình thành một phong cách đặc biệt của quyển sách này. -------------------- ![]() |
|
|
![]() |
![]() ![]()
Post
#2
|
|
![]() Cõi yêu ![]() ![]() ![]() Group: Năng Động Posts: 450 Joined: 29-December 09 Member No.: 7,278 Country ![]() ![]() |
![]() 99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 25 70. Khoảnh khắc sản sinh nỗi buồn vô cớ Phần VI. Gió Tây cuốn mành * Buồn phiền là một lưỡi dao tàn khốc khắc họa những nét nhăn trên mặt người ta. * Sức mạnh của sinh mệnh, ngọn lửa sáng tạo sẽ nằm trong tình cảm sôi nổi và tinh thần dũng cảm. Trong tiểu thuyết dài nổi tiếng "Teryssuan-Xenti" của nhà văn Anh Stein, cha của Teryssuan có những năm tháng một nửa đời người đều cảm thấy buồn phiền vì tiếng kêu cọt kẹt của chiếc cánh cửa phòng, nhưng ông ta lại không đi tra vào chỗ trục bản lề vài giọt dầu để loại bỏ sự quấy rầy hàng ngày đều gặp. Chắc chắn bạn bảo ông ta ngu không ai bằng. Nhưng chính bạn, rất nhiều người xung quanh bạn có thể cũng chính là đang ngu như thế. Bạn biết rất rõ ràng không có cái gì tàn phá thân thể và tâm hồn bạn và hủy hết sự nghiệp của bạn một cách ghê ghớm hơn tình cảm buồn phiền, nhưng bạn vẫn luôn luôn giam mình trong chiếc lồng tù của buồn phiền. Ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác buồn phiền việc này lại buồn phiền việc kia. Chính bạn khó có được mấy ngày hởi lòng hởi dạ, khó để biểu hiện ra nhiều niềm vui dạt dào của sinh mệnh. Bạn luôn luôn giữ một dáng vẻ buồn phiền thê thảm, vẫn luôn luôn giữ một vẻ thẫn thờ, người ta có thể vừa trông đã nhận ra bạn già trước tuổi, đã nhận ra bạn buồn phiền và thê thảm từ những đường nhăn nổi lên trên trán quá sớm, từ những giọng nói uể oải, thở hổn hển, từ những bước đi khập khiễng chậm chạp. Mọi người đều biết: Buồn phiền là những nhát dao tàn khốc khắc lên những nếp nhăn trên khuôn mặt người ta. Thà vứt bỏ buồn phiền, đi tìm tiếng cười, đi tìm nguồn vui tiếng ca hát còn hơn tìm trăm phương ngàn kế để làm đẹp, để hóa trang, để cứu vãn hồng nhan đã mất. Tạo sự nghiệp, lao động cần mẫn thật ra không thể kéo ngã được thân thể của một người, chỉ có tinh thần buồn phiền mới là lưỡi rìu sắc vô hình giết người. Cười một cái, trẻ mười năm, lo một cái bạc hết đầu. Quả đúng như vậy. Ai không mong muốn mình có một số phận tốt đẹp. Goethe (Gơth) nói: "Sự phiền muộn và cởi mở tinh thần của một người sẽ hình thành số phận của anh ta!" Sức mạnh của sinh mệnh, ngọn lửa sáng tạo sẽ nằm trong tình cảm sôi nổi và tinh thần dũng cảm, sẽ nằm trong tâm tư vứt bỏ tất cả mọi cái trái ngược với nó, xua đuổi khổ đau, buồn phiền, u uất đến biệt tăm biệt tích. Chỉ có khi bạn có được sinh mệnh khỏe khoắn và sức sáng tạo dồi dào, bạn mới có được số phận tốt đẹp. Vì sao lại sinh ra buồn phiền vô cớ? Cho rằng "Vô cớ", kỳ thực là có lý do có nguyên nhân. Hoặc là vì bạn lòng dạ, đầu óc hẹp hòi, đối với xã hội, đối với cuộc đời có một kiểu hiểu bi quan hẹp hòi. Hoặc là tầm nhìn của bạn ngắn ngủi, chỉ nhìn thấy cái bất lợi và khó khăn trước mắt, đâm ra hoảng sợ, mất dũng khí tiến thủ. Hoặc là bạn hy vọng quá cao, ham muốn quá lớn, mà lại không muốn lao động nhiều. Tóm lại, đây là một cá tính kiểu tự khép chặt tàn lụi, một kiểu ti tiện của thế tục, một kiểu nhân sinh trì trệ mà lại tham lam. Tâm trạng buồn phiền đau khổ đã chôn chặt vào trong thể xác và tâm hồn của con người, lâu ngày nó sẽ đi kèm với nhịp sinh mệnh của con người có tính chu kỳ và lâu dài. Chu kỳ nhịp sinh mệnh của đa số người là vào khoảng trên dưới 30 ngày, đại khái song song với chu kỳ tròn khuyết của mặt trăng. Trong một chu kỳ, người vui vẻ cởi mở, thể xác và tâm hồn khỏe mạnh, anh ta có thể có 25-27 ngày ở trạng thái tinh thần phấn chấn, năng lực trí tuệ sôi nổi, mà chỉ có 2-3 ngày tình cảm tương đối giảm sút, năng lực trí tuệ ở trạng thái thoái trào. Còn một người khổ đau dồn nén, bi quan buồn rầu thì ngược lại với điều đó, anh ta trong một chu kỳ nhịp sinh mệnh, có thể có 25-27 ngày có tâm tư trầm lặng, năng lực trí tuệ ở trạng thái thoái trào, mà chỉ có 2-3 ngày tâm tư tình cảm hơi hơi ổn định một chút thôi. Như vậy, sự cao thấp của thành tựu sự nghiệp của hai loại người, sự xấu tốt của số phận chẳng đã quá rõ ràng sao? Có người đã đem so khổ đau buồn phiền như là "tên kẻ trộm" hung dữ nhất, lớn nhất của cửa hiệu tinh thần. Bạn vốn là một người đang yên đang lành, đang là lúc tinh lực dồi dào, tinh thần sôi nổi, lại chỉ vì lo âu buồn phiền cái tên trộm này quanh năm suốt tháng dòm ngó bạn, "ăn trộm" hết tinh thần của bạn, làm suy sụp linh hồn của bạn mà làm cho bạn dần dần trở nên tinh thần trống trải, hồn xiêu phách lạc. Một người tinh thần trống trải, một người hồn xiêu phách lạc liệu còn làm nên được sự nghiệp gì chăng? Nhận thức của anh ta đối với thế giới, hiểu biết của anh ta đối với cuộc sống, nhận biết của anh ta đối với sinh mệnh đều sẽ hiện ra là một bãi sa mạc, một mảng trắng xóa. Kết quả xấu nhất là anh ta sẽ trở thành một xác ướp, như là một khối thịt biết đi. - Lo âu phiền muộn không khác gì tự sát dần dần. - Làm sao để trị chữa cá tính âu sầu phiền muộn? Bệnh tâm lý chưa có linh đan diệu dược gì chữa trị được, có thể các chuyên gia bệnh tâm lý có thể chỉ cho bạn một vài cách mê hoặc, nhưng quan trọng hơn là phải tự chữa bệnh tâm lý. Hãy giải phóng tâm lý, tự mình giải phóng mình! Tất cả mọi điều ân oán và thù hằn, nợ nần và nhân tình, tài sản và con cháu, khát vọng và ham muốn không cần thiết lúc nào cũng bận tâm suy nghĩ, đôi khi phải nhìn thông thoáng một chút. Có ngưười xem việc đóng kín cửa trong đêm tuyết rơi đọc sách cấm là nguồn vui của đời người, bạn không cần phải đọc sách cấm, đọc một chút sách phiếm là được. Người ta nói người có thể "cho" luôn luôn hạnh phúc, cho thế giới một cống hiến, cho nhân loại một tấm lòng lương thiện, bạn sẽ vui thú vô cùng. Hãy dời ánh mắt từ trong lồng bồ câu nhỏ của bản thân bạn nhìn ra thế giới bên ngoài, thế giới bên ngoài đang muôn màu rực rỡ. Một ông bố trẻ dẫn dắt cậu con trai nhỏ luồn lọt như con thoi giữa đám xe đang đụng nhau đi lại như chơi; Bác Vương sau khi nghỉ hưu đã nhận giấy phép kinh doanh lập ra công ty phục vụ vui chơi văn hóa có thưởng; người ta chú ý tới bốn con rồng nhỏ của châu á, bảy nước lớn của phương Tây, tương lai của Trung-Mỹ, tương lai của thế giới... Không phải lo lắng Mặt Trời sẽ đột nhiên bị tắt, hiện nay nhân loại đã dùng máy tham trắc Vũ trụ quan sát đến hệ tinh tú siêu sáng cách dải Ngân Hà tới 2 tỷ năm ánh sáng. Năng lượng mà nó tỏa ra bằng 100 triệu Mặt Trời. 71. Khoảnh khắc thể nghiệm đau khổ * Chỉ có những ai đã từng thể nghiệm đau khổ mới hiểu được giá trị chân chính của đời người. * Xung động sáng tạo của con người chỉ có dưới kích thích của đau khổ mới có thể tuôn ra ào ào. Thể nghiệm đau khổ và cá tính sầu muộn buồn phiền nói ở trên là hai thái độ nhân sinh hoàn toàn khác nhau. Như trước đã nói, cá tính sầu muộn buồn phiền là thái độ nhân sinh tàn lụi, khép kín, và trì trệ, là một loại nhân sinh rơi vào trong thế giới nhỏ hẹp của thói đời. Thể nghiệm đau khổ, thể nghiệm thảm họa của thế giới và đời người sẽ là một thái độ nhân sinh có tính va chạm tích cực, là gắng gượng cầu mong. Anh ta vì tự giác thể nghiệm thảm họa của thế giới và đời người mà bật ra khỏi xung động mãnh liệt của thảm họa - một xung động sáng tạo. Việc này làm cho sinh mệnh của anh ta như một ngọn lửa đốt cháy, cháy vì đau khổ, cháy vì xung động sáng tạo, nó có thể cháy cho đến khi dầu hết đèn tắt mới thôi. Do hạn chế diễn đạt ngôn ngữ, rất khó dùng từ ngữ để phân biệt rõ ràng hai tâm thái của cá tính sầu muộn buồn phiền và tự thể nghiệm đau khổ, bạn chỉ có thể dùng ý niệm để thừa nhận khác nhau. Bởi vì hai cái đó về bề ngoài, thậm chí biểu hiện tình cảm bề ngoài của người cũng thường thường lẫn lộn làm một khó phân biệt. Giống như cũng là "không làm" cả, nhưng không biết không thể làm mà không làm thì có thể là ngu xuẩn, còn biết không thể làm mà không làm thì lại là sáng suốt. Giá như chỉ từ hành vi bề ngoài bạn sẽ khó phân biệt được sự khôn ngu cao thấp của hai việc đó. Ðời người trong thế giới này, do mọi nguyên nhân chủ quan, khách quan không thể tránh khỏi, luôn luôn đi kèm với đau khổ và thảm họa. Con người có cảm giác đau khổ và vô vị, chính là một trong những đặc trưng con người cao hơn tất cả mọi động vật. Con người thật cao quý, thật vĩ đại, lý tưởng và theo đuổi của con người vô cùng cao xa. Con người vừa không thể thỏa mãn được trạng thái tự nhiên và sinh tồn xã hội, cũng không thể thỏa mãn được hoàn cảnh trước mắt mà tự nhiên và xã hội phú cho con người và tồn tại hiện thực của bản thân con người. Tất cả đều bắt nguồn từ sự thật đơn giản: người là động vật có tư tưởng, người là động vật có lý tính. Hơn nữa, sự liên tưởng và tưởng tượng của con người cũng thật phong phú. Buổi hoàng hôn, mưa thu, chiếc lá rơi, cành cây trơ trụi, cánh hoa tàn, cỏ hoang của phần mộ, làn khói trắng của nơi hỏa táng, ngọn nến cháy hết, tro bụi trong lò, hòn sỏi phơi mình trong nắng nóng, con sóng bị biển cả cuốn đi, tất cả, tất cả đều có thể gây cho con người cảm giác đau khổ. Ở trong cảnh ngộ cuộc sống khác nhau, từng người khác nhau có thể sản sinh nỗi đau khổ ở cung bậc khác nhau đối với từng thảm họa. Sự thiếu thốn là đau khổ cơ bản nhất đời người mà chúng ta rất nhiều người đã từng thể nghiệm. Thiếu thốn vật chất - các điều kiện sinh tồn cơ bản như ăn, mặc, ở, đi lại không được bảo đảm từ đó làm cho người ta sản sinh đau khổ mong muốn về vật chất. Thiếu thốn tinh thần - cuộc sống đơn điệu, văn hóa nghèo nàn, tình yêu giày vò, hoàn cảnh lạnh lẽo cô đơn làm cho người ta sau lúc ăn no ngủ đủ, vẫn không thể như động vật an nhàn nhởn nhơ tùy thích nên sinh ra đau khổ buồn chán. Ðối với việc theo đuổi mục tiêu đời người và lý tưởng sự nghiệp, đối với hoạn nạn khốn khó của tiền đồ dân tộc, quốc gia làm cho người ta sinh ra đau khổ cao thượng. Có người gọi cái đó là đau khổ kiểu Giôn Kelisđuôvơ dưới ngòi bút của Roman Roland, ông hy vọng chiến thắng trì trệ và hư vinh của mình, thực hiện nhân cách của mình, vì nó mà gắng gượng một cách đau khổ. "Chết đi vốn biết mọi việc như không, nhưng lại buồn như chưa được nhìn thấy Cửu châu", chữ "buồn" trong đó cũng là một loại đau buồn cao thượng. Do mình suy ngẫm lại những điều mình đã nghĩ, từ đó hiểu rõ được mức độ đau buồn tồn tại của mình, làm cho người ta sản sinh đau khổ có tính triết học. Ðây là ý thức bi kịch của sinh mệnh - cô đơn, sinh ra khi hiểu ra được ý nghĩa của sinh mệnh đặt trong thời gian không gian vô hạn. "Chỉ có điều là trời đất vô cùng vô tận, thương đời người lam lũ lâu dài; kẻ đi tôi chưa gặp, kẻ đến tôi chưa nghe", "Ðời người sống không đầy trăm năm, lại thường ôm ấp cái lo của người nghìn tuổi"?, "trước không gặp người xưa, sau chưa nhìn thấy người đến, hoài tưởng đất trời trường cửu, nỗi buồn cô đơn tự nhiên sẽ đến làm rơi nước mắt", đều là đem sinh mệnh ngắn ngủi đặt vào trong thời gian không gian vô hạn mình vừa không thể có cách gì đuổi kịp người đã qua của quá khứ bắt đầu từ vô hạn, lại cũng không thể cùng nghe thấy những người đến của tương lai kết thúc ở vô hạn, cảm giác cô đơn của sinh mệnh tự nhiên sinh ra. Ðể vượt qua sự tồn tại của mình, đi tìm nơi cư trú của sinh mệnh và chỗ quy tụ của loài người, vô số nhà triết học và nhà nghệ thuật đã hao phí tâm huyết cả cuộc đời, thậm chí không sợ trở thành người điên trong con mắt của người đời. Thể nghiệm đau khổ tức là đời người được mài giũa. Kiên nhẫn, dũng cảm, năng lực, tài hoa và tất cả mọi phẩm cách vĩ đại của đời người đều là được mài giũa nên trong đau khổ và thảm họa, trong quá trình thử nghiệm đau khổ. Tất cả những người sợ đau khổ, trốn tránh đau khổ đều không thể hình thành nhân cách hoàn chỉnh. Còn tất cả mọi sáng tạo, mọi thành tựu, mọi nhận thức đối với giá trị của đời người cũng đều thực hiện sau khi hoàn thành thể nghiệm đau khổ đới với một giai đoạn nào đó, một phương diện nào đó. Ngạn ngữ có câu: "Có nuôi con mới biết nỗi khổ của mẹ", so với câu nói của Roman Roland: "Chỉ có những ai đã từng thể nghiệm đau khổ, mới có thể hiểu được giá trị chân chính của đời người" như không hẹn mà gặp. Ý nghĩa của thể nghiệm đau khổ càng trực tiếp hơn biểu hiện là một mong đợi, một thức tỉnh và một xung động sáng tạo càng mới mẻ hơn mà những cái đó tổng hợp thành to lớn luôn luôn làm cho sinh mệnh hướng tới tương lai. Nó giống như người thầy tốt, người bạn có ích của nhân loại, sức mạnh của con người chỉ có được bồi đắp nên từ đau khổ, mới càng ngày càng lớn mạnh, linh hồn của con người chỉ có dưới sự tiêm nhiễm của đau khổ mới có thể ngày càng hoàn thiện và lành mạnh, xung động sáng tạo của con người chỉ có dưới kích thích của đau khổ mới có tuôn ra ào ào. Socrates chính là trên ý nghĩa này đã tuyên bố: Một trong những phương pháp của triết học là ở nơi sâu thẳm của linh hồn chúng ta thức tỉnh dậy một ý thức đau khổ và hoạn nạn khốn khó. Cũng có nhà triết học từ ý nghĩa này ngẫm nghĩ lại nói - Ðau khổ là nguồn linh cảm thiên tài. Giá như trong cuộc sống, không có một lo lắng gì, không có một đau khổ gì, mọi người đều thanh thản cả, thì kịch và thơ của Shakespeare và Goethe làm sao sản sinh được? Plato còn có thể có tư tưởng triết học, Kant còn có thể có phê phán thuần lý tính được không? Còn người bình thường và cả thế giới rộng lớn thì sao - Người trở nên người bắt nguồn từ đau khổ, thành đạt từ đau khổ. Tất cả mọi khả năng của con người, tất cả mọi khả năng của thế giới, tất cả mọi khả năng của tương lai đều thai nghén trong đau khổ, đều thành thục trong đau khổ và triển khai trong đau khổ. Trốn tránh đau khổ, bạn và thế giới đều có thể không có một cái gì hết. 72. Khoảnh khắc sản sinh tâm lý tự ti * Cho dù người to cao, sau khi quỳ xuống cũng có thể thấp hơn người nhỏ lùn một đoạn. * Tự tin, cái vốn đáng tin cậy của đời người. * Hãy xóa hết các từ như "tôi không được", "tôi không có thể" từ trong cuôn từ điển cuộc đời của bạn đi! Không có bất cứ cái gì có thể làm cho bạn thua liểng xiểng giống như tự ti. Tự ti mãi mãi là tấm chắn đầu tiên cản bạn đi đến con đường thành công. Bạn còn một ngày không thể khắc phục tâm lý tự ti thì còn một ngày không thể bước lên con đường thành công được. Hạn chế mình vào một hoàn cảnh kém hơn người khác, cho mình là không có duyên với những sự việc tốt đẹp của thế gian, tự bày đặt cho mình hàng loạt những cái "không có thể", - không thể xuất sắc như anh ta, không thể làm được những việc lớn như anh ta, không thể giành được những thành công lớn như thế..., như thế thì bạn đã thật sự xúi quẩy đến tột đỉnh. Kỳ thực thì sao? Bạn hoàn toàn có thể vượt hẳn người khác, bạn đều có duyên với tất cả mọi sự việc tốt đẹp trong thế gian, bạn hoàn toàn có thể xuất sắc hơn, làm được những việc lớn hơn, giành được thành công lớn hơn so với anh ta... Tất cả mọi khả năng đều tồn tại, chỉ xem bạn có bằng lòng vứt bỏ tâm lý tự ti, xây dựng nên lòng tự tin vững chắc hay không mà thôi. Cùng sống chung với người tự ti, người tự ti thường thường có thể chiếm được nhiều tiện lợi hơn, được nhiều lợi ích vô hình hơn. Ðược biết Napoleon hễ vào chiến trường thì lập tức tăng ngay lực lượng quân sĩ lên gấp đôi, còn sức chiến đấu của kẻ thù lại tiêu giảm xuống một nửa. Việc này tuy hiềm vì có chút phô trương nhưng hàm chứa đạo lý sâu sắc mà thực tế. Ðại để có nhiều người đều không luôn luôn tự tin mạnh mẽ giống Napoleon như thế, bằng không, nếu như mọi người đều tràn ngập lòng tự tin thì Napoleon sẽ có thể mất tác dụng. Người tự tin nhất loạt đều là những người xem thường mình, là người ngược đãi mình, là người có lỗi với mình, một khi tâm lý tự tin của bạn được thức tỉnh, bạn sẽ có thể hiểu rõ ràng điều này. Vua bóng đá Pêlê, đã từng là một người hoàn toàn tự ti. Trước khi lòng tự tin thức tỉnh hưởng thụ vinh dự trong giới bóng đá, anh luôn lo lắng những cầu thủ nổi tiếng sẽ từ chối đấu bóng với những cầu thủ không có tên tuổi. "Cho dù những danh thủ bằng lòng đá bóng với tôi, cũng chẳng qua là muốn dùng những kỹ thuật bóng tuyệt đẹp của họ để làm nổi bật cái vụng về và ngu dốt của tôi thôi! Lạy chúa, nếu như họ trên sân bóng xem tôi là đối tượng đùa bỡn, sau đó xem tôi như thằng ngốc, tìm cách đuổi về nhà, thì tôi nên làm thế nào" Khi Pêlê chiến thắng tự ti, thức tỉnh lòng tự tin, say mê bóng đá, mới phát hiện ra một Pêlê chân chính, Pêlê mới có thể phát triển mạnh mẽ phong độ hùng dũng, thét ra lửa trong giới bóng đá thế giới, mới biết được lòng tự ti của năm xưa là hoang đường và đáng cười biết mấy! Sản sinh tâm lý tự ti, phần lớn vì bạn luôn luôn dùng con mắt của người khác để đánh giá quá thấp và xoi móc mình, rất ít khi tin là mình đã nắm chắc được điều gì, từ đó mà không thể chính xác khẳng định và phát triển mình hơn. Ngược lại với nó, bạn lại xem thế giới bên ngoài bạn quá thần bí, quá huyền ảo, đánh giá người khác - trong đó chắc chắn bao gồm cả nhiều người không bằng bạn - quá cao và quá vĩ đại. Trái lại không biết rằng, những người trên đời vĩ đại hơn bạn thật ra không nhiều lắm như bạn tưởng tượng. "Những vĩ nhân sở dĩ ta nhìn vào thấy vĩ đại, chỉ là vì chính chúng ta đang quỳ. Hãy đứng dậy nhé!" Marx đã thức tỉnh những người tự ti như thế. Trên thế giới, đại để không có loại nghi lễ nào có thể kích thích lòng tự hào của người được nhận lễ và lòng tự ti của người thi lễ hơn quỳ xuống dập đầu về phía người khác. Cho dù người to cao sau khi quỳ xuống cũng có thể thấp hơn người bé lùn một đoạn, càng khỏi phải nói khi dập đầu xuống đất, thì anh ta hầu như đã mất hẳn hoàn toàn. Ðộ cao khi quỳ xuống tuyệt đối không phải là độ cao thật sự của bạn. Con người bạn do tâm lý tự ti tưởng tượng ra, tuyệt đối không phải là bạn thật sự, mà nó là một người so với bạn xấu xí hơn, tồi tệ hơn bạn, không có năng lực hơn bạn, bình thường hơn bạn. Bạn không nên cùng đứng cùng ngồi với nó, không dùng con mắt và tâm lý của nó để nhận thức và nhận biết thế giới, bạn so với nó giỏi giang hơn nhiều, vĩ đại hơn nhiều. Hãy khắc phục tâm lý tự ti, thức tỉnh lòng tự tin của bạn, dũng cảm tiến về một mục tiêu cao cả. Bạn có thể kinh ngạc phát hiện ra là: bạn không hề mảy may thua kém bất cứ người nào. Vì sao tự ti? Có gì cần phải tự ti như thế? Bạn có thể vì một vài khiếm khuyết nào đó về sinh lý mà sinh ra tự ti. Không cần thiết. Trên thế giới những người sinh lý có khiếm khuyết mà có thành tựu sự nghiệp lớn, làm tổng thống, làm tướng cũng có khối người. Những người giành được giải Nobel, là những cự phú, nhà văn hóa lớn cũng có khối người. Một số khiếm khuyết về sinh lý không mảy may ảnh hưởng nhân cách của bạn, mà cũng hầu như không có quan hệ trực tiếp gì với việc thực hiện giá trị nhân sinh bao nhiêu. Bạn có thể vì khiếm khuyết của hoàn cảnh gia đình hoặc xã hội mà tự ti. Càng không cần thiết. Tất cả mọi hoàn cảnh đều do con người tạo ra. Trong hoàn cảnh có khiếm khuyết càng thích hợp với việc rèn luyện ý chí và phẩm cách của bạn. Cải thiện được hoàn cảnh, điều đó bản thân sẽ có nghĩa là thành công. Chúng ta một mạch sẽ có thể đếm ra hàng loạt lớn những cự phú, vĩ nhân xuất thân từ những thôn nghèo ngõ vắng. Có lẽ bạn ngay từ nhỏ đã bắt đầu dần dần hình thành ý thức tâm lý tự ti, mà đến nay đã ăn sâu bén rễ, đã trở thành một tâm lý sâu xa, một trạng thái tiềm thức. Ðiều này đòi hỏi bạn phải ngay từ lúc này tiến hành rèn luyện tâm lý một cách có ý thức và tự giác. Hãy nghi nhớ câu cách ngôn suốt đời của Rothschid cũng là câu cách ngôn của tất cả mọi người đã từng để lại dấu tích trên thế giới: "Hãy dũng cảm đi lên phía trước!" Hãy nhớ rằng, thành công của bất cứ người nào đều không thể cao hơn lòng tự tin của anh ta. Tự tin, cái vốn tin cậy nhất của đời người. Bất kể thiên tài của bạn cao đến đâu, năng lực lớn đến đâu, được giáo dục cao sâu đến đâu, thành tựu sự nghiệp của bạn vĩnh viễn không thể cao hơn lòng tự tin của bạn, "Bạn có thể, giả sử bạn nghĩ bạn có thể; bạn không thể, giả sử bạn nghĩ không thể" "Dứt khoát vứt bỏ tất cả ý thức tự ti, hãy xóa đi những từ "tôi không được", "tôi không thể" từ trong cuốn từ điển cuộc đời của bạn, mà thay vào "tôi được", "để tôi lại thử xem", "để tôi đến", "trên đời không có việc gì khó, chỉ sợ không dám leo lên?, ?trời sinh ra tôi, tất nhiên phải có chỗ dùng". Ðồng thời với việc tiến hành tự giác rèn luyện tâm lý, thiết kế làm thành công vài sự việc. Chỉ cần bạn không ngừng thử lâu dài, ý thức tự ti sẽ có thể dần dần mất đi, tâm lý tự ti sẽ có thể lặng lẽ nâng lên. -------------------- ![]() |
|
|
![]() ![]() |
Lo-Fi Version | Time is now: 21st July 2025 - 04:56 PM |