![]() |
Warning: Declaration of class_bbcode::convert_emoticon($matches = Array) should be compatible with class_bbcode_core::convert_emoticon($code = '', $image = '') in /hermes/bosnacweb07/bosnacweb07as/b283/d5.kekho/public_html/forums/sources/classes/bbcode/class_bbcode.php on line 641
![]() |
![]() ![]()
Post
#1
|
|
![]() Cõi yêu ![]() ![]() ![]() Group: Năng Động Posts: 450 Joined: 29-December 09 Member No.: 7,278 Country ![]() ![]() |
![]() 99 Khoảnh Khắc Đời Người ZHANG ZI WEN (Trương Tự Văn) I- Số phận của tôi gắn chặt với mỗi một khoảnh khắc của sinh mệnh của tôi Ngoài khoảnh khắc thời gian ra, tôi còn lại cái gì nữa? Tôi thật sự có khoảnh khắc thời gian chăng? Điều tôi rõ ràng nhất là tôi đã từng làm một số điều gì đó. Chỉ cần trí nhớ chưa hoàn toàn mất hẳn, tôi luôn có thể nhớ lại được một số việc tôi đã từng làm. Nhưng thời gian không gian vẫn trôi đi mãi như dòng nước, một số việc trong hồi ức đều theo sinh mệnh của quá khứ mãi mãi qua đi, không thể tính là cái tôi có hiện tại. Đối với tương lai, nếu như chỉ xét về thời gian, cũng dễ dàng lý giải: phàm thời gian không có trong quá khứ mà lúc này lại không có mặt đều có thể gọi nó là tương lai. Song sinh mệnh của tôi trong thời gian tương lai đặt vào những nội dung gì, tôi cũng không biết nữa. Nếu như suy luận theo logic, có thể nói, tôi có tương lai. Nhưng đây chỉ là một khái niệm chưa được nghiệm chứng mà thôi. Sự thật trước mắt là, đối với thời gian lúc này không có mặt và nội dung không biết, đều không thể coi là cái hiện tại tôi có. Duy chỉ có khoảnh khắc lúc này thuộc sở hữu của tôi. Duy chỉ có khoảnh khắc này, sinh mệnh của tôi mới có đầy ý nghĩa thực tại. Sinh mệnh chỉ có thể sống tại khoảnh khắc lúc này, không thể sống trong quá khứ, cũng không thể sống ở tương lai. Khoảnh khắc thời gian là một cái gì đây? Nó vừa không thuộc quá khứ, trái lại lại không ngừng trở thành quá khứ; vừa không thuộc về tương lai nhưng lại không ngừng đón nhận tương lai. Nó vừa là một giới hạn có thể chia cắt vô hạn giống như một điểm không có chiều dài; lại là một giới hạn có thể kéo dài đến vô hạn, 38 năm có thể tính là một khoảnh khắc, trong sinh mệnh vũ trụ, toàn bộ thời gian loài người tồn tại cũng có thể xem là một khoảnh khắc. Từ đó đủ thấy khoảnh khắc chốc lát là thời gian không thể tưởng tượng được. Mà cái tôi có, chỉ có thể là khoảnh khắc thời gian, như thế tôi là một tồn tại không thể tượng tượng nổi? Khi tôi nhảy khỏi vũng bùn của quan niệm thời gian kiểu máy móc, vứt bỏ những ngụy biện như đúng mà là sai, nhận thức được tính vô cùng sinh động của tồn tại sinh mệnh, tôi mới sáng tỏ trong lòng. Tôi là sinh mệnh sinh động nhất trong vũ trụ, trên đường trục thời gian là một quá trình sống và trưởng thành từ đầu đến cuối luôn luôn mở rộng. Tôi vừa nhận thức được những việc phát sinh trong quá khứ không thể trở thành cái mà hiện tại tôi có, lại đem quá khứ xem là sự mở đầu của quá trình sinh mệnh, từ đó trân trọng giá trị đặt nền móng khởi nguồn của nó trong lịch trình của sinh mệnh. Hơn nữa, khi nghĩ lại đặc trưng tính toàn cục của sinh mệnh, tôi phát hiện ra “quá khứ” của tôi cũng quyết định hiện tại của tôi - tôi luôn luôn ở trạng thái trôi đi, hiện tại chẳng mấy chốc đã hóa thành quá khứ, như thế “quá khứ của tôi có thể có ý nghĩa gì cũng sẽ quyết định bởi việc làm hiện tại của tôi. Cũng chính là, tôi luôn luôn không ngừng viết nên lịch sử của mình, sự việc hôm nay đến ngày mai sẽ trở thành việc của quá khứ, muốn cho mọi việc của tôi ngày hôm qua có giá trị thì phi làm sao mỗi một sự việc của tôi hôm nay đều có giá trị. Tương lai luôn đang mở rộng ở hiện tại, bởi vì hiện tại tôi đang luôn trù tính tưng lai, mỗi một ý nghĩa hiện tại mà tôi tạo nên cũng chính là trải ra và tích tụ cho tương lai. Như thế, đặt mỗi một khoảnh khắc lúc này vào trong thời gian dài đằng đẵng của tính toàn cục, để cho nó vừa thể hiện quá khứ lại hiện rõ ra tưng lai, khoảnh khắc lúc này không còn là sự tồn tại trống rỗng không thể tưởng tượng được nữa, nó đã trở thành cái thực có đầy đủ nhất nối quá khứ với tương lai của tôi. Chỉ có lúc này mới có thể nói: tôi đã có khoảnh khắc thời gian. Tôi đã nắm chắc được số phận của mình. Với tư cách cá thể, tôi được khêu gợi từ quan niệm lịch sử của Gan đi, sinh mệnh là sự tồn tại lấy trần thế làm cơ sở dựa vào trật tự xã hội, cho nên tôi không theo đuổi mức độ tinh thần đến tột độ không ăn uống những thứ ở nhân gian - Tôi không thể vứt bỏ được ăn mặc, ở và đi lại của thế tục. Tôi hoàn toàn có thể đi theo trào lưu “đi xuống biển”. Nhưng tôi cũng có thể tiếp nhận chính những hấp dẫn của sáng tạo văn hóa. Trên thực tế, tôi đang vui sướng xiết bao trong màng lưới văn hóa tự tạo tự kiềm chế. Tôi hiểu sâu sắc rằng một khi tách rời màng lưới văn hóa sẽ có thể thật sự chỉ có hai bàn tay trắng. Từ trong văn hóa Bandu tôi nhận được, vận động phát sinh vào thời điểm chỉ định và địa điểm chỉ định là thực thể có một không hai. Trong không gian và thời gian vô hạn, tôi không phải chính là một thực thể độc lập như vậy ư? Mặc dù nhỏ bé, nhưng sao lại cản trở sáng tạo văn hóa đặc biệt của tôi? Sinh mệnh của tôi đã diễn biến thành loại sáng tạo văn hóa đặc biệt này, tôi với tư cách là một vật thể mang vật chất văn hóa, thời gian sinh tồn có hạn; còn tôi với sinh mệnh mang tinh thần văn hóa thì sẽ cùng tồn tại với thời gian mãi hàng nghìn năm sau. Tôi từ trong quan niệm thời gian của vĩ nhân “đều đã qua rồi, được coi là nhân vật phong lưu phải xem hiện tại”, “một vạn năm quá lâu, chỉ tranh giành phút chốc” được tỉnh ngộ triệt để cuối cùng, đã phát hiện sinh mệnh của tôi, bản thể tinh thần của tôi sẽ ở mỗi một khoảnh khắc trên đường sinh mệnh của tôi! Một đời tôi chẳng qua là dòng thời gian do từng khoảnh khắc tạo nên, sự tồn tại của các khoảnh khắc thời gian khác nhau đã tạo nên toàn bộ sự tồn tại của tôi. Tôi cho là hoàn toàn không có khả năng nhận thức tính tất yếu của vận động sinh mệnh của mình từng ý nghĩa triết học - Con người không thể nhận thức một cách vô cùng vô tận đối với vận mệnh của mình mà người ta chỉ có thể chịu sự chi phối của tính tất nhiên, con người nhiều lắm chỉ có thể không ngừng nhận thức tính tất nhiên mà thôi. Nhưng, tôi hoàn toàn có thể nắm chắc mỗi một khoảnh khắc mà bản thân mình sắp sửa gặp một cách tự giác, đối với mỗi khoảnh khắc có một sự trù tính sáng suốt tự giác, đây sẽ là sự trù tính của tôi đối với vận mệnh. Đây chính là điều mà mọi người nói bám chặt thần của số phận. II- Số phận ném tôi vào một nơi hoàn toàn xa lạ. Trước sự chọn lựa vô cùng đa dạng, tôi chọn số phận thuộc về tôi Có một ngày tỉnh lại, tôi đột nhiên phát hiện mình đang sống trong một thế giới gặp được vận may. Tôi đang đứng trước ngàn vạn nẻo đường, tung hoành ngang dọc, thành bại được mất, cũ mới lẫn lộn. Mật mã của số phận ở đâu? Tôi hỏi ông trời, trời không trả lời. Tôi lại hỏi đến đất, đất cứ lặng thinh. Trước chọn lựa vô cùng đa dạng, tôi lại chẳng biết đâu mà lần nữa, tôi không biết chúng mỗi cái có kết cục ra sao. Huống hồ, cơ may, hoàn cảnh tôi đều không tự chủ để chọn lựa được. Số phận hoặc cần tôi phải chịu đựng thử thách của gió Tây Bắc trên cao nguyên hoàng thổ, cũng có thể để cho tôi bay qua Thái Bình Dưng đến đất khách quê người để mạ vàng, sau đó áo gấm trở về. Một khoảnh khắc trôi qua, một sai lầm nẩy sinh trong khoảnh khắc, tôi không biết tôi sẽ trở thành một con người tôi như thế nào nữa. Từ nay nghĩ lại quá khứ làm tôi kích động mãi là tôi cuối cùng trong vùng hoang dã mênh mông không ranh giới, từ trong sốt ruột và gắng gượng đến tột độ, đã tìm thấy một niềm tin kiên cường: bất kể thế giới phức tạp lộn xộn bao nhiêu, bất kể đời người đứng trước sự lựa chọn bao nhiêu, sẽ phi chịu đựng bao nhiêu trắc trở và dằn vặt, tóm lại là thế giới mênh mông không có bất cứ cái gì có thể vượt qua vô trật tự mà đạt tới có trật tự, vượt qua quá trình mà chiếm ngay kết qu được. Đời người cũng chỉ có thể như vậy. Như thế, tôi chỉ có thể bắt đầu thiết kế đối với số mệnh từ trong gắng gượng vô trật tự, từ trong “khả năng” vô cùng đa dạng, từ trong vô số những cái “có lẽ” tìm ra được một manh mối đạt được có trật tự. 1. Trù tính cơ bản: tôi cảm thấy được tôi là ai. Muốn trả lời “tôi là ai” đương nhiên là rất khó khăn, mà muốn trù tính số phận của tôi, điều trước tiên gặp phải lại là vấn đề của “tôi là ai”. Trong văn hiến kinh điển “áo nghĩa thư” của ấn Độ từ 600 năm trước công nguyên, đã đem cái “tự ngã” xem thành hình ảnh thu nhỏ của vũ trụ, khi nó khảo sát tự ngã với quan hệ nguồn gốc tạo thành thế giới liền nêu lên hai câu hỏi tự nhiên vĩnh hằng là “tôi là ai”, “tôi trong thế giới này nằm ở vị trí nào”. Từ nền văn minh ban đầu cổ Hy Lạp, Bamennid, Socrates, Plato của miền bãi biển Aisin, Lão Đam, Trang Chu của hai bên bờ sông Hoàng Hà, đến “Kinh Phệ Đà” của bên bờ ấn Độ dưng, “Thánh kinh” của môn đồ Cơ đốc giáo, bước đến nền văn hóa phục hưng và cách mạng công nghiệp cận đại kích động lòng người, thẳng tới Carxin, Heidegger, Sartre của phưng Tây hiện đại câu trả lời “Tôi là ai” vờn bay đầy trời, làm cho người ta rối mắt. Nhìn thấu sự biến ảo rối ren của nó, bất kể những nhà hiền triết thuộc dạng nào đều không vượt quá giới hạn nhất định như sau - Tôi là một động vật của văn hóa, tôi sáng tạo ra văn hóa và tự tuân theo văn hóa, sự vui vẻ và lo âu của tôi đều nằm trong mạng lưới văn hóa, đồng thời không thể xông ra khỏi ngoài mạng lưới để tự do tự tại. Đây là kết luận của số phận, đây là kết luận của lịch sử. Lịch sử đã từng chế giễu rất nhiều người muốn xông ra khỏi mạng lưới văn hóa để tự do tự tại, bao gồm cả vô số những anh hùng văn hóa. Hầu như đồng thời, học phái Sdorger của phưng Tây và Lý Nhĩ, Trang Chu của phưng Đông đều vắt óc nghĩ thầm thoát khỏi mạng lưới văn hóa để đồng nhất với tự nhiên trời đất, hưởng thụ tự do và yên tĩnh. Học phái Sdorger đem “thuận theo tự do để sống” làm hành vi lưng thiện chân chính, Lão Trang thì có tiếng là “vô vi vô tri” có thể “dốc sức vì đạo đến cực độ, một lòng một dạ tuân theo, mọi vật song song tiến hành mình phi tự quan sát nhiều lần”. Trên thực tế như thế nào? Không chỉ sự phát triển của lịch sử hoàn toàn không phù hợp với nguyện vọng của họ, họ trước sau đều không thể phá nổi mạng lưới văn hóa, mà Chinor, Lão Trang bản thân đã là một bộ phận của thủy tổ nền văn hóa của nhân loại đã trở thành một mắt xích trên mạng lưới văn hóa. ý chí tâm lý của Chinor, Kleiande một chút cũng không thể tự do nhẹ nhõm, họ đem toàn bộ luân lý đều buộc lên vai Thượng đế và số phận, cho rằng về luân lý, yêu cầu cao nhất đối với con người chính là phục tùng Thượng đế và số phận: “Dù là nghi ngờ làm tôi lạc hậu hoặc không tình nguyện, nhưng tôi cũng nhất định vĩnh viễn theo đuổi Ngưi (Ngưi tức Thượng đế, số phận)”. Vốn muốn thoát khỏi mạng lưới văn hóa, không ngờ sau khi đi vòng quanh một cái vòng lớn vẫn bị tự mình chui vào trong mạng lưới văn hóa chặt chẽ hn. Lão Trang cũng thế, vốn muốn thông qua “đạo vô vi” xung phá sự ràng buộc của văn hóa để trở về với hoài bão của tự nhiên, lại trước sau chịu sự cám dỗ sâu sắc của tinh thần vĩnh hằng siêu nghiệm, bị tự mình nhốt khóa trong “cửa nhiều điều kỳ diệu” “nhìn không thấy”, “nghe không biết”, “huyền bí thêm huyền bí”. Từ đó có thể thấy mặc dù họ có suy nghĩ phân biệt sâu sắc và chí hướng cao xa như thế nào, về phưng diện thoát ra khỏi mạng lưới văn hóa vẫn hoàn toàn tốn công vô ích. Giống như Tôn Đại thánh, mặc dù nhào lộn một cái đã đi được mười vạn tám ngàn dặm lại vẫn không thể vượt qua được lòng bàn tay của đức Phật Như Lai. Về sau tất c những người hòng thoát khỏi ràng buộc, ẩn mình trong đào nguyên hoặc ẩn tích trong núi sâu rừng thẳm hoặc say đắm trước bình rượu dưới trăng để được tự do tự tại đều là những kẻ thất bại, họ nhiều lắm cũng chỉ tìm được cái thắng lợi tinh thần nhất thời mà tạm thời tự say sưa một phen biểu lộ: “Dựng lều ở chốn nhân gian, mà không có tiếng ngựa xe ồn ào”, “Hỏi bạn vì sao có thể như thế, lòng tự xa cách đất, người”, trong ý thức sâu kín rõ ràng là “đất này không có bạc ba trăm lạng”. “Rừng sâu người không biết, có trăng sáng lại soi”. Chẳng qua là nỗi thưng cm đặc biệt đối với người ta, không biết và thân thiết hướng về đối với người có thể biết ta. Có thể vứt bỏ “chuông trống cỗ ngon” và “ngựa đẹp áo sang”, nhưng vẫn cố chấp truy hỏi đời mình có đắc ý hay không, trời sinh ra thân tôi liệu có ích hay không, nếu như không cố chấp như thế, làm sao có thể “nhưng muốn say lâu không muốn tỉnh?” Đâu có “vạn cổ sầu” nữa? Tôi căn bn không có cách nào chạy trốn, chỉ có thể đứng im trong mạng lưới văn hóa. Tự do chân chính của tôi cũng chỉ có thể là tự do trong mạng lưới văn hóa. Còn như trong mạng lưới văn hóa tôi có thể giành được tự do ở mức độ nào, ở ngày nay vẫn là vấn đề kinh tế, liên quan với chính trị rất ít. Trong lĩnh vực chính trị, tự do thường thường sa ngã thành công cụ của một số người có dã tâm, họ mang theo chiêu bài tự do, thậm chí lấy tự do làm lời hứa hẹn, mê hoặc dân chúng dẹp loạn một trật tự nào đó để đoạt lấy quyền lực cá nhân, đến khi mục đích dã tâm đạt được, để giữ sự thống trị của cá nhân ấy, tất nhiên có thể ngay lập tức xây dựng nên trật tự khác, chẳng bao giờ có thể cho dân chúng mà lúc ban đầu họ kích động và từng hứa hẹn có tự do chân chính, tự do c đến dân chúng chỉ làm công cụ để họ đoạt quyền. Xã hội loài người phát triển đến ngày nay, tự do về thực chất vẫn là một khái niệm kinh tế. Xã hội có trình độ sức sn xuất đến mức độ nào thì có tự do ở mức độ đó. Tự do của tôi vĩnh viễn có liên hệ với hoàn cnh kinh tế cụ thể tồn tại của tôi. Trình độ sức sn xuất càng cao, kinh tế càng phát đạt, tự do của tôi mới có thể càng nhiều. Trái lại, trình độ sức sn xuất càng thấp thì tự do càng ít. Mỗi một xã hội đều chỉ có thể đạt được tự do ở trình độ tưng ứng với mức độ sức sn xuất của nó, bất cứ ai cũng không có cách gì vượt hn trình độ này. Bất cứ hành vi nào vứt bỏ hoàn cnh sinh tồn cụ thể đều có thể làm cho tự do chỉ là lời nói suông mà chẳng có chút giá trị nào. Các nhà triết học xem điều này là quy luật tự nhiên hoặc tính tất nhiên. Spinoza trong “Luân lý học”đem tự do diễn đạt thành nhận thức đối với tất nhiên, tự do không phi là thoát khỏi tính tất nhiên mà là nhận thức tính tất nhiên. Heygel trong “Triết học lịch sử” thì lại càng tiến hành kho sát lịch sử cụ thể đối với tự do một cách sâu sắc hn, lần đầu tiên đem thực tiễn dẫn vào khái niệm tự do, cho rằng tự do là dưới tiền đề nhận thức tính tất nhiên thực hiện sự thống nhất cụ thể của chủ thể và khách thể. Về phưng diện nhận thức đối với tự do, Mao Trạch Đông dùng phưng thức ngôn ngữ Hán học điển hình đưa ra diễn đạt hoàn chỉnh nhất, Ông cho rằng tự do là nhận thức đối với tính tất nhiên và ci tạo đối với thế giới khách quan. Giữa nhận thức và ci tạo dùng chữ “Và” đề nối liền lại, vừa có thể thừa nhận là hai cái kế tiếp trước sau - nhận thức tất nhiên ở trước, ci tạo khách quan ở sau, giống như sự thể hiện của Mao Trạch Đông từ lâu về bước đi của đời sống tinh thần: trước tiên có nhận thức, sau mới có tin theo, cuối cùng mới có thể thực hiện trên hành động, đối với tính tất nhiên có nhận thức ở trình độ nào mới có ci tạo khách quan đạt được tự do ở trình độ đó; lại có thể đem c hai cái hiểu là đồng thời - nhận thức tất nhiên, ci tạo thế giới chủ quan đồng thời với ci tạo thế giới khách quan (cũng giống như ci tạo thế giới khách quan đồng thời với ci tạo thế giới chủ quan). Hạt nhân của quan điểm tự do của Mao Trạch Đông là: bất kể nhận thức tất nhiên hay là ci tạo khách quan đều lấy cái “tôi” làm chủ thể, tôi ở đây giành được tự do thực tại nhất mà lại biện chứng nhất. Xuất phát từ loại quan niệm tự do thời gian không gian biện chứng này, Mao Trạch Đông xem quá trình phát triển của lịch sử từ vưng quốc tất nhiên sang Vưng quốc tự do, đây là một quan điểm lịch sử tự do vĩnh viễn mở rộng, ông không dùng “thực hiện tự do” làm điểm cực cuối cùng, mà là tự giác nắm chắc tính vô hạn phát triển lịch sử, đem tự do xem là một quá trình phát triển vô hạn: quá trình vận động từ tất nhiên đến tự do. Nhìn thấu rõ tự do như thế, tôi mới có thể vượt qua hỗn loạn tạp nham, trong mạng lưới văn hóa mới thật sự tìm được phần số phận vốn thuộc về tôi. Mặc dù tôi vẫn không thể tr lời chuẩn xác được trong mạng lưới văn hóa tôi là ai, cũng không thể nhận thức vô tận đối với số phận của tôi, nhưng tôi hoàn toàn có thể ở ni đây - trong quá trình sáng tạo văn hóa của chính tôi cm thấy một cách chân thực tôi là ai. Khonh khắc mà tôi cm thấy tôi là ai, trước tiên tôi giành được sự tỉnh ngộ của lưng tâm và sự bình yên của linh hồn. Bất kể xung quanh hỗn loạn như thế nào, bất kể tiếng ồn xung quanh bốn phía ầm ĩ đến đâu, tôi trước sau đều vững tin vào cm giác của chính tôi - đành là tôi phi sống một cách chân thực, tôi sẽ không thể không hoàn toàn nhấn mạnh cm giác này của mình. Cứ lấy việc “đi xuống biển”, mốt đang được tôn sùng nhất của nhiều người trong c nước hiện nay để bàn. Trong tình hình hệ thống thị trường của xã hội chưa giành được sự thống nhất hài hòa với hệ thống văn hóa, đang tồn tại sự phân phối không đồng đều, c chế cạnh tranh không hoàn thiện, tôi cm thấy tôi nên dựa vào hệ thống thị trường của xã hội, thế là tôi sẽ vui vẻ đi :”xuống biển”. Tôi cm thấy tôi vẫn phi vững vàng tiến theo hệ thống văn hóa của xã hội, do đó tôi sẽ vui vẻ như trước đây làm công việc sáng tạo của tôi. Như vậy, hoặc là có may mắn để hạ cố đến tôi hoặc thất bại cũng không luyến tiếc lắm, tôi hiểu rõ đây chính là số phận của tôi. Số phận có thể sắp đặt tôi bắt đầu lại một lần, hai lần. Người đen đủi nhất chính là những người không tìm thấy cm giác tốt đẹp của mình. Hâm mộ đi xuống biển lại không dám xuống biển, không đi xuống biển lại luôn luôn nghĩ phi đi xuống biển, đã đi xuống biển lại cm thấy mất một số cái gì đó đâm ra hi luyến tiếc. Đây chính là vì đời người rất không tự do. Anh ta có thể đứng trước c may đã bỏ lỡ lại bỏ lỡ lại, số phận cũng luôn trói buộc anh ta. Xét đến điều căn bn của nó là ở chỗ anh ta không thể cm thấy một cách chân chính anh ta là ai, anh ta để cho mỗi một khonh khắc của sinh mệnh của mình đều trôi đi uổng phí trong do dự và lưỡng lự. Mắt đang nhìn mình từ thiếu niên đến trung niên, chẳng mấy chốc lại từ trung niên đến những năm xế chiều, một đời chỉ có tự than thở trống không. Tôi quyết không thể như thế. Bắt đầu từ bây giờ tôi sẽ phi có một trù tính c bn đối với số phận của mình, xây dựng nên cm giác chân thực của mình, tìm thấy vị trí nên thuộc về mình. Xin đừng lo lắng tôi có thể vì cm giác dâng cao mà trượt vào thuyết duy tâm. Cm giác của tôi luôn là cm giác đối với tồn tại, bao gồm cm giác đã có, hiện có và sẽ có. Sẽ có là sự tồn tại của gi tưởng, bao gồm tồn tại tưng lai có thể thực hiện và “tồn tại” tưng lai không thể thực hiện. Cái trước là một loại lý tưởng, cái sau là o tưởng, ý tưởng điên rồ. Nhưng ý tưởng điên rồ của hiện tại - trong cm giác đối với “tồn tại” mà hiện tại cho rằng tưng lai không thể thực hiện thường thường đang ẩn chứa tính sáng tạo, vận may của tôi chưa biết chừng chính sẽ tại chỗ đó. Cm giác đối với chưa có và sẽ có sẽ là trực quan (ở đây, đối tượng của trực quan chỉ có tính không gian mà không có tính thời gian), năng lực của trực giác là tiền đề sinh ra tư duy mang tính sáng tạo trong kết qu của tư duy có tính sáng tạo, bộ phận có giá trị lý tính có thể chính là khoa học. Thiết kế có tính chất sáng tạo đời người đồng thời làm cho nó có giá trị lý tính là thiết kế cuộc đời của những người mạnh, người thắng lợi, trong đó tràn ngập trí tuệ nhân sinh rộng lớn. Tôi muốn tự giác giành được vận may thì không thể thiếu trí tuệ này. Trong chặng đường dài từ cm giác đến khoa học, tồn tại là tính có trước, còn khoa học có giá trị thực tế nhất đối với loài người. Triết học duy tâm thì cắt đi phần đầu (tồn tại) mà bắt đầu từ cm giác cũng cắt đi phần đuôi (khoa học) chỉ nhấn mạnh ở giai đoạn trực giác và tư duy. Triết học sinh mệnh, chủ nghĩa trực quan của Baigeson cũng là dừng lại ở đây, lấy trực quan là trên hết, lấy “tự do tinh thần của khách quan” là trên hết. Chủ nghĩa duy vật biện chứng thì chú trọng toàn bộ quá trình của sinh mệnh, vừa truy hỏi lý do tồn tại cm giác, cũng truy hỏi kết qu của trực giác và sau tư duy. Tôi kiên trì nắm ở chỗ này quyết không đem mình đặt vào trong một thế giới cm giác trống rỗng một cách cô lập. Song, đối ứng với thời gian vật lý, trên thực tế tôi chủ yếu sống trong thời gian cm giác, trong thời gian cm giác trôi qua đi tôi thể hiện cm nhận sự tồn tại và vận động của sinh mệnh, việc này trở thành hạt nhân tinh thần mà tôi theo đuổi. Làm thế nào để trong quá trình lâu dài của thời gian cm giác, dùng trạng thái tâm lý siêu việt nhìn thẳng vào giá trị đời người, đây là một trong những vấn đề khó lớn nhất của đời người bày ra trước mắt tôi, tôi dù một khonh khắc đều không có cách nào lẩn tránh nó, tôi cũng không thể trốn tránh nó. Thế là đối với số phận, tôi bắt đầu trù tính cụ thể thực tế hơn. 2. Quá trình và mục tiêu trù tính: tôi sống trong “lưỡng thê" Tôi sống trong “lưỡng thê” với ý nghĩa đau khổ và vui vẻ. Tôi là đau khổ, số mệnh tôi nhất định phi tiếp nhận khổ nạn. Tôi đồng thời lại vui vẻ, tôi theo đuổi vui vẻ. Tôi đồng thời phi tri qua hai thể nghiệm tâm lý hoàn toàn trái ngược đau khổ và vui vẻ. Ham muốn theo đuổi và gắng gượng trở thành toàn bộ bn chất của tôi. Bởi vì tôi là con người tất nhiên có ham muốn và theo đuổi của bn thân mình. Tôi vì thực hiện nó mà một phút cũng không ngừng cố gắng phấn đấu cũng chưa my may từng buông th mình. Do đó, tất c mọi khổ nạn, thất bại và gắng gượng đều sinh ra từ đó. Hn thế chúng từ trước đến sau đi kèm với c quá trình sinh mệnh của tôi. Đây đưng nhiên là một quá trình tràn ngập đau khổ. Tôi dùng vô số lần trắc trở và thất bại để thêu dệt nên mộng thành công. Có người nói tôi lúc này đây đang trong đau khổ và vô vị giống như một con lắc đang đu đưa qua lại. Tôi đang đứng trước đau khổ hai mặt, đau khổ của thất bại, đau khổ của thành công. Bởi vì tôi thật ra không xem thành công làm mục tiêu đời người của tôi, tôi chỉ từ mỗi lần thành công thể nghiệm giá trị của sinh mệnh, từ đó trong khonh khắc vô cùng ngắn ngủi giành được thành công phát ra một chút tiếng cười vui vẻ. Nhưng ngay tức khắc sinh ra một tìm tòi và theo đuổi mới, từ đó lại bắt đầu một vòng gắng gượng và đau khổ mới. Hn nữa, khi mục tiêu mới còn chưa sinh ra, tức là trước khi bắt đầu một vòng gắng gượng và đau khổ mới, tôi luôn cm thấy trống tri và vô vị mà trước đây chưa từng có. Đó sẽ là sự giày vò tinh thần mà thành công đem đến cho tôi. Cho nên nói, ham muốn và gắng gượng, trắc trở và thất bại, chán ngán và đau khổ đã tạo nên toàn bộ nội dung trong quá trình sinh mệnh của tôi. ý chí kiên nhẫn, sức mạnh nhân cách của tôi, mỗi một chút thành tựu sự nghiệp của tôi đều sinh ra từ trong hàng chuỗi những khó khăn trắc trở như thế. ý nghĩa và giá trị sinh mệnh của tôi cũng chính là thực hiện trong khó khăn trắc trở như thế. Nếu như không có hàng chuỗi khó khăn trắc trở này, hoặc lẩn tránh nó thì sinh mệnh của tôi có thể trở thành hư vô. Tôi muốn sống một cách thực sự, số mệnh nhất định phi chịu đựng hàng chuỗi đau khổ và giày vò này. Nhưng, mục tiêu của tôi thật ra không phi ở chỗ đau khổ. Tất c mọi việc làm của tôi, tất c mọi theo đuổi, đều là vì một mục tiêu cuối cùng: vui vẻ. Tôi tin tưởng vững chắc rằng đời người cần phi vui vẻ. Vui vẻ phi giống như một bài th. Vui vẻ phi giống như một con suối nhỏ róc rách tuôn đều, chy đến những con sông đẹp, chy đến tận biển c màu xanh biếc, chy đến tận những ni nó không hề hay biết. ý chí của Tăng Điểm từng nói, được Khổng Tử tán thành, vốn chính là một mục tiêu cao nhất của đời người - Thời tiết cuối mùa xuân, sự thích nghi với mùa xuân đã quen, năm sáu chàng thanh niên, sáu by cậu thiếu niên rủ nhau ra tắm ở sông Nghi, đứng hóng mát ở Vũ Vu đài, sau đó hồ hởi ra về. Khổng Tử, một đời hong hốt lo phiền, tích cực vào đời, sở dĩ biểu thị lặng im đối với ý chí trị quốc yên bang của mấy đệ tử trước Tăng Điểm trình bày mà lại chỉ độc nhất tán thành chí hướng của Tăng Điểm, thật ra không phi Khổng Tử sa sút nn lòng có ý nghĩ thoát khỏi trần ai, mà ở chỗ ông đã nhìn thấy mục tiêu cuối cùng của đời người là nên vui vẻ. Còn trị quốc yên bang chỉ là thủ đoạn để thực hiện mục tiêu này. Khi tôi dựng lên mục tiêu này cho mình, tất c mọi việc làm và theo đuổi của tôi vì mục tiêu này cũng đều trở nên vui vẻ, tất c mọi đau khổ trong quá trình sinh mệnh của tôi cũng đều trở nên vui vẻ. Lúc này, tất c mọi cm giác đau khổ đều tan biến thành mây khói. Đối mặt với tất c mọi tai ách và khổ nạn, tôi cũng đều không thay đổi niềm vui, tôi chỉ cm thấy niềm vui sướng của đời người. Lúc này, tôi mới cm thấy rằng “ăn một giỏ cm, uống một bầu nước, sống trong ngõ hẻm vắng, người khác chịu đựng nổi nỗi khổ đó, thế mà Nhan Hồi vẫn không thay đổi niềm vui vốn có”, vốn là một giới hạn của nhân cách vĩ đại biết bao. Do đó, bất kể định mệnh của tôi phi gánh chịu bao nhiêu đau khổ, tôi vẫn yêu đời, tôi vẫn nhiệt liệt ôm hôn cuộc đời. Tôi làm cho quá trình của sinh mệnh thống nhất lại với mục tiêu một cách hài hòa. Từ đó tôi sẽ không sống trong “lưỡng thê” nữa. Dù cho khi bi thuyền ngược dòng, trong tất c mọi gian nan trắc trở của thể xác và tinh thần, tôi cũng có thể thể nghiệm được niềm vui sướng của đời người. Song, đời người là ngắn ngủi. Khi hưởng thụ cuộc đời vui vẻ, nếu như không có giác ngộ của sinh mệnh, đời người sẽ bị một bóng đen to lớn bao trùm. Cái bóng đen này chính là: tử vong. 3. Trù tính cao nhất: Chỗ quy tụ của tôi là cái chết. Nhịp điệu của tự nhiên làm cho tôi tất nhiên từ trẻ trai đi đến già lão, ban tặng cuối cùng sinh mệnh cho tôi là để cho tôi dập tắt ngọn lửa của sinh mệnh, đi về Thiền quốc. Chỉ dùng logic của triết học cũng có thể suy đoán: không có cái chết thì không có sự sống. Đời người không có cái chết thì sẽ không có khái niệm của thời gian. Không có cái chết thì giá trị của sinh mệnh cũng sẽ không có gì để nói. Cái chết đối với đời người vừa là bi tráng, đồng thời cũng là thiêng liêng. Chính vì chết là một việc tuyệt đối, thời gian và sinh mệnh mới hiện rõ vô cùng quý báu. Tôi chính là từ trong bài bi ca truy điệu vong linh, cm thấy được sự vô cùng trang nghiêm và hùng vĩ của bn giao hưởng sinh mệnh. Đành là tôi tất nhiên phải đến với tuổi già, tôi chẳng có lí do gì mà không vô cùng quý trọng những năm tháng của tuổi thanh xuân, quý trọng từng phút từng giây, quý trọng mỗi khoảnh khắc trong suốt đời người của tôi. Đành là tôi tất nhiên phải đi vào cõi chết, tôi không có lý do gì mà không vô cùng quý trọng sinh mệnh, tôi cần phi cố gắng trước khi chết, thực hiện giá trị sinh mệnh của tôi với mức độ lớn nhất. Tôi từ bụi trần ai của vũ trụ đến, cuối cùng cũng tất nhiên phải trở về nơi đó. III- Tôi biết tôi không biết. Tôi từ lời nhắc nhở của á thánh Mạnh tử chưa từng quên: Nhược điểm của một người là thích xưng là bậc thầy trước mặt người khác Với kiến thức cạn hẹp, sự từng trải bình thường, học thức nông cạn, tôi không bao giờ dám hy vọng quyển sách này trở thành bất cứ sự chỉ giáo nào để trù tính số phận. Điều hiến tặng cho bạn đọc nhiều lắm chỉ là một chút cảm giác của cá nhân tôi đối với vận mệnh cuộc đời mà thôi. Bất kể diễn đạt ngôn ngữ của tôi dưới hình thức như thế nào, ví như đại loại là “bạn nên”, xét đến cùng vẫn chỉ là cảm giác của tôi. Tin hay không tin tùy bạn, tuyệt không có ý là “làm thầy”. Đã là cảm giác của cá nhân, thiên kiến và sai lầm sẽ không thể tránh khỏi. Wetegenstan đã dạy người ta: Một người đối với sự việc không thể nói ra thì nên giữ im lặng. Nhưng trước mắt tôi thật ra không có ai quy định những điều gì có thể nói, những điều gì không thể nói. Thậm chí chính tôi, trước khi nói cũng thật ra không hoàn toàn biết rõ ràng tôi có thể nói điều gì và không thể nói điều gì. Bởi vì những việc có thể nói lại chưa nói, việc không thể nói lại đã nói ra, cũng không thể tránh khỏi. Đương nhiên, cuối cùng tôi cũng chỉ có thể nói ra những điều tôi có thể nói. Đồng thời, quyển sách này cũng được xây dựng trên cơ sở đọc hàng loạt lớn tư liệu, tôi đã đứng trên vai của nhiều hiền triết vĩ nhân trong ngoài nước xưa nay và nhiều bạn bè chưa nổi tiếng. Tôi cám ơn họ một cách sâu sắc, tôi đã dẫn ra rất nhiều quan niệm và thực tiễn của họ đối với vận mệnh đời người. Cho nên, quyển sách này cũng là nhận thức và cảm thụ của tôi đối với quan niệm và thực tiễn của họ, ở đây vẫn có thể còn có sai lầm. Như vậy, tôi vừa cầu mong không khí văn hóa khoan dung, vừa cầu mong bạn đọc chỉ ra những thiếu sót và sai lầm. Để thức tỉnh niềm hưng phấn đọc các vấn đề khác nhau, phong cách hành văn trong sách này không phải là một vẻ, một cách điệu, hầu như là có đủ mọi phong cách pha trộn lẫn nhau - hoặc kiểu dẫn dắt, hoặc có tính biện luận, hoặc có tính kể chuyện, hoặc có tính triết lý, từ đó xét về toàn cục cũng đã hình thành một phong cách đặc biệt của quyển sách này. -------------------- ![]() |
|
|
![]() |
![]() ![]()
Post
#2
|
|
![]() Cõi yêu ![]() ![]() ![]() Group: Năng Động Posts: 450 Joined: 29-December 09 Member No.: 7,278 Country ![]() ![]() |
![]() 99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 20 55- Khoảnh khắc bị bãi miễn chức vụ * Hãy để người ta nhận thức lại bạn. * Bạn có thể tạm thời nín lặng, đợi cho mây đen bay qua, mặt trời xuất hiện, tài hoa và năng lực xuất sắc của bạn lại có thể tỏa sáng, bạn có thể được dùng trở lại. * Bạn ôm ấp vũ khí lợi hại, sau khi bị bãi miễn bạn có thể phủi tay áo ra đi, đến một nơi khác sẽ tái hiện lại tài ba ở đó. Từ một chức vụ chễm trệ ở trên, có thể kêu gió gọi mưa bị bãi miễn, đột nhiên rơi xuống vị trí người bình thường hoặc đặt dưới sự cai quản của thuộc hạ mà đương thời mình quản lý, việc này đối với người bình thường, bất kể nguyên nhân bị bãi miễn của nó là gì, đều là ngượng và đau khổ. Nếu như bạn vào năm thịnh của sinh mệnh, mà đối với thành tích công tác của mình tự mình cảm thấy rất tốt, đột nhiên vì một vài nguyên nhân không phải chủ quan mà bị bãi miễn thì sự đau khổ đương nhiên còn lớn hơn. Lại một trận thử thách nghiêm trọng vắt ngang qua trước mắt bạn, một mùi vị khác của sinh mệnh xông vào trong cuộc sống của bạn, cay đắng cũng thế, xấu hổ cũng thế, giận dữ cũng thế, lạnh nhạt cũng thế, bạn đều không có cách gì lẩn tránh được, bạn chỉ có thể tiếp nhận nó mà thôi. Trên đời có rất nhiều, rất nhiều người, trong quá trình ông ta bước lên vị trí lãnh đạo, khi ông ta ở vị trí lãnh đạo làm việc rất oanh liệt đã biểu hiện ra mưu lược, tài hoa và năng lực xuất sắc. Trong đó có một nguyên nhân quan trọng: ông ta tràn ngập lòng tự tin, tinh thần hăng hái, nhiệt tình sôi nổi. Một khi bị bãi miễn, tinh thần đột nhiên suy sụp, bộ mặt hoàn toàn khác trước giống như là đổi hẳn một người khác. Cánh buồm sinh mệnh đã hạ xuống, từ đó mặc cho trôi nổi, thậm chí tự ruồng bỏ mình. Việc bãi miễn chức vụ vốn không hề gì, mà mình chà đạp mình như thế thì thật đáng tiếc, thật đáng buồn. Ở vị trí một người quản lý có thể càng dễ phát huy sở trường của bạn hơn, dễ dàng thực hiện theo đuổi của bạn hơn. Nhưng thường cũng có khả năng như thế này tồn tại: do phẩm cách và tư tưởng cá tính độc đáo của bạn cùng với tri thức tài hoa và năng lực của bạn, bạn vốn đã không thích hợp ở vị trí lãnh đạo chỉ huy người khác, mà chỉ thích nghi ở vị trí bị lãnh đạo để thực hiện mình. Ở VỊ TRÍ lãnh đạo bạn cảm thấy đi lại khó khăn, khó tiếp tục, do đó khó mà phát huy mình, khó mà giành được thành tựu to lớn, mà chỉ có thể ở vị trí bị lãnh đạo mới hái lượm được thành quả to lớn. Những người dạng học giả, những người tính cách hướng nội, những người tính tình quá nóng nảy hấp tấp, những người không khéo xã giao, không thạo nói năng v.v... đều thuộc loại người này. Mới đầu bạn ở vị trí lãnh đạo vốn chính là một sai lầm, một đoạn đường vòng của cuộc đời. Còn ngày nay bạn bị bãi miễn chức, thì chỉ có lợi mà không hề có hại gì, bạn nên vui mừng mới phải. Bãi miễn bạn, trên thực tế là tạo cho bạn một vị trí và cơ hội để bạn thực hiện mình tốt hơn, cho nên bạn đừng nên cảm thấy tiếc, đừng nên có cảm giác tâm lý không cân bằng. Nếu như bạn đối với năng lực lãnh đạo của mình còn ôm ấp lòng tin đầy đủ, chỉ vì không công bằng, vì mâu thuẫn nhân sự phức tạp hoặc đủ mọi nguyên nhân không bình thường khác đã bị bãi miễn chức vụ, bạn cũng không cần phải phẫn nộ. Vì phẫn nộ ngoài việc làm cho bạn khổ tâm ra, không thể có bất cứ kết quả và giá trị nào khác. ?Nước chảy đụng đến vật chống lại mới có thể bắn tóe lên những bụi nước đẹp; Con người khi bị đả kích mới có thể khai quật lên tiềm ẩn của sinh mệnh?. Có một nhà thơ trẻ đã viết như vậy. Lúc này, bạn có thể căn cứ tình huống khác nhau để cơ động linh hoạt điều chỉnh mình: - Dùng tài hoa và năng lực xuất sắc của bạn cao hơn người khác, ở ngay đơn vị này làm ra thành tựu to hơn, để người ta nhận thức lại bạn, làm cho bạn có thời cơ trở lại địa vị. - Bạn có thể tạm thời nín lặng, đợi khi mây đen qua đi, mặt trời hiện ra, tài hoa và năng lực xuất sắc của bạn lại có thể tỏa sáng, bạn có thể được dùng trở lại. Mọi người đều biết: Cuộc đời chính trị của Ðặng Tiểu Bình đã từng mấy lần nâng lên hạ xuống. Mỗi khi bị nhấn chìm, ông đều bình tĩnh, không lo không sợ, ?Mặc cho sóng gió dậy, ngồi vững trên thuyền câu?. Ðợi khi sóng yên gió lặng, ông đột nhiên lại xông ra, ông lại dấy lên lại làn sóng của thời đại một lần nữa. Ðặng Tiểu Bình cuối cùng là một người chiến thắng. - Bạn ôm ấp vũ khí lợi hại, sau khi bị bãi miễn có thể phủi tay áo ra đi, sẽ đến một nơi khác, ở đó sẽ hiện lại tài ba. Li - Laikca chính là người lấy đó mà giành được sự sùng bái vĩ đại của ?tượng trưng tinh thần Mỹ?. Ðể Hãng ôtô Ford kiếm được 3,5 tỷ đôla lợi nhuận, Tổng giám đốc hãng này là Li Laikca, năm 1978 đột nhiên bị ông chủ là Henry Ford III cất chức. Chỉ vì Laikca có công lớn làm chủ hoảng sợ, Ford lo sau khi chết địa vị Chủ tịch Hội đồng quản trị của gia tộc ông bị người ngoài dòng họ Laikca uy hiếp. Laikca lúc đó mới 54 tuổi đúng là thời hoàng kim của tuổi chín chắn và sáng nghiệp của đấng nam nhi. Ông ta từ ngôi báu Tổng giám đốc với lương năm 1 triệu đôla, có thể chỉ huy hãng ôtô Ford đồ sộ, trong một đêm đã bị rụng. Lúc này, ông đã công thành danh toại vốn có thể an nhàn ngồi hưởng cuộc đời còn lại, nhưng ông kiên quyết chọn con đường đón nhận thách thức, đi khỏi hãng Ford, không chút do dự nhận lời mời của hãng ôtô Kraisle sắp sửa bị phá sản, nhận chức Tổng giám đốc của hãng này. Mấy năm phấn đấu đã làm cho hãng Kraisle khởi tử hồi sinh, năm 1984 đã tạo ra lãi ròng 2,4 tỷ đôla - tương đương với tổng lợi nhuận của hãng này trong nhiều năm qua, lại giành được phần lớn thị trường của Hãng Ford, làm Henry Ford tức điên lên. Ðây chính là phong thái của đấng nam nhi. Sau khi bị bãi miễn chức vụ, thiết kế hợp lý thông thường nhất là: vui vẻ tạm biệt quá khứ, thoải mái cởi mở như xưa, tràn ngập nhiệt tình của cuộc sống, đi mở một con đường khác. Trên con đường mới vẫn ngoan cường biểu hiện mình, thực hiện mình. Nixson là một điển hình thành công ở đây. Nixson trong tiếng cười rầm rộ nhận chức tổng thống lần thứ hai, vì vụ Watergate mà lập tức từ đỉnh núi Hymalaya của vinh dự và quyền lực rơi xuống tận Thái Bình Dương, khét tiếng xấu xa, lúng ta lúng túng bị đuổi khỏi ngôi báu Tổng thống. Mới đầu, Nixson một thời lòng dạ tiều tụy, ủ rũ không ngóc dậy được. Nhưng cuối cùng vẫn là dùng triết học nhân sinh "mãi mãi không quay đầu trở lại" của ông để chiến thắng bản thân, đã mở ra một cố gắng mới ngoan cường. Sau khi ông bị hạ bệ, đã liên tiếp xuất bản mấy tác phẩm, trở thành loại sách bán chạy nhất làm chấn động thế giới. Mặc dù khó trở lại vũ đài chính trị, nhưng ông vẫn hăng hái sôi nổi trên các vũ đài của toàn thế giới, nhiệt tình không giảm so với những năm xưa. Sau khi bị hạ, ông đã từng đi thăm 18 nước từng gặp 16 nguyên thủ quốc gia và luôn luôn tiếp nhận phỏng vấn của các báo và vô tuyến truyền hình. Trong văn phòng làm việc ở phố Wall, nơi ông sinh hoạt, thường có bạn bè cấp cao đông đúc, trung bình mỗi ngày nhận khoảng 60 cú điện thoại. Tháng 7 năm 1984 thậm chí ông còn nhận lời mời đã chủ trì hoạt động 25 năm cuộc "Biện luận nhà bếp" nổi tiếng giữa ông với Khơrútxôp. Ông đã sắp xếp sinh mệnh của mình đến mức hết sức sinh động. Bạn chẳng lẽ không cảm thấy cuộc đời như thế cũng chưa đủ hoàn mỹ sao? 56- Khoảnh khắc sa ngã * Sau lúc sa ngã, cuối cùng chỉ có chính bạn mới có thể cứu vớt được bạn. * Tự ruồng bỏ, đây là một con rắn độc mãi mãi làm hủ bại và cắn rứt tâm linh. * Mãi mãi không nên nói "Hỏng hết rồi" đối với mình. Ðời người bãi bể nương dâu, việc đời dồn dập, chúng ta có một số người hoặc sa ngã vào cũng bùn tội ác; hoặc lúc thiếu thời đã vào trại cải tạo lao động; hoặc khi đang độ hào hoa phong nhã bị tù trong ngục, sống cuộc đời trong song sắt khổ sở. Việc tốt không ra ngoài cửa, việc xấu truyền đi ngoài ngàn dặm. Bạn một khi bị sa ngã, lập tức tiếng xấu đồn đi khắp nơi. Thói đời thay đổi thất thường, nhân tình thắm nhạt khôn lường, trong thế tục có thói người vừa đi khỏi, nước chè đã nguội. Bạn bè, bạn học, thầy giáo của bạn ngày xưa thậm chí cả cha mẹ, anh chị em của bạn cũng vì bạn sa ngã mà lạnh nhạt và xa lánh bạn, người yêu, bạn đời của bạn ngày xưa cũng bỏ bạn để đi... Sức ép tinh thần nặng nề bao nhiêu đều trút dồn hết vào bạn, giống như là núi lở, giống như là sóng thần. Cho dù xã hội đang kêu gào: Hãy cứu vớt người thanh niên sa ngã! Nhưng, tiếng hò hét tỏ ra đuối sức tắt nghẹn như thế kia, giống như là cách núi cách sông. *Bạn đứng trong gió rét căm căm, ngửa mặt lên trời xanh mênh mang, bạn hổ thẹn, buồn rầu, suy nghĩ lung tung. *Một lần sa ngã hối hận nghìn đời! Bạn nên ân hận, nên sám hối một cách sâu sắc! Tại sao lại bước vào con đường tội lỗi? Hãy để tay lên ngực tự hỏi, thẩm vấn mình 100 lần tại sao? *Lúc này ở trước mắt bạn có hai con đường: con đường tội ác, con đường lương thiện. * -Tự hối hận suông, không có hành động gì. Hoặc trốn tránh thế giới, bỏ đàn sống ẩn náu một mình; hoặc vẫn như xưa, chịu lôi cuốn lại vào tội ác, sa ngã vào chốn vực sâu hơn. Ðó là con đường tội ác, vào ngõ cụt của cuộc đời. *- Lấy điều hối hận đối với hành vi sa ngã làm sự bắt đầu cứu vớt đối với sinh mệnh. Hãy để sức ép tinh thần to lớn kích thích động lực cuộc đời lớn lao, mạnh dạn sửa đổi sai lầm cũ, trở lại làm người, để cho mọi người trố mắt nhìn theo. Ðó là con đường lương thiện. Bước lên con đường này, những cái mà cuộc đời nên có, bạn vẫn có thể nên có tất cả. *Ði theo con đường nào là tùy ở bản thân bạn. *Sau khi sa ngã, cuối cùng chỉ có chính bạn mới có thể cứu vớt bạn. Hãy ngóc dậy cái đầu nặng nề của bạn để tự cứu vớt mình. *Mặc dù nên hối hận, vẫn xin chớ có suốt ngày sống trong hối hận. Trên đời, ai mà không có lúc sai lầm? Ông thánh trước khi "bất hoặc" còn có thể phạm sai lầm nữa là? Hugo dùng ngữ của thi ca để diễn đạt: ÍT PHẠM SAI LẦM LÀ TIÊU chuẩn của đời người; không phạm sai lầm là mộng tưởng của kẻ ngây thơ. *Vì thế, nên lý giải phạm sai lầm, sa ngã cũng là quá trình mà đời người không thể vượt qua. Nếu như bạn còn đang trẻ, sa ngã không đáng để ngạc nhiên. Lênin nói: Thanh niên phạm sai lầm, Thượng đế đều có thể tha thứ. *"Kẻ đi không thể khuyên can, người về còn có thể đuổi theo". Chỉ cần người lầm đường lạc lối biết quay lại, lãng tử quay đầu là vô cùng quý giá! *Ðã thế, bạn cần xây dựng lòng tin, tháo gỡ sức ép, quyết không thể bị sức ép đè ngã, quyết không thể tự sa ngã. *Ðem so sánh thấy có sút kém đấy, nhưng sa ngã không đáng sợ lắm, điều đáng sợ hơn là sau khi sa ngã tự mình ruồng bỏ! *Tự ruồng bỏ, đây là một con rắn độc mãi mãi làm hủ bại và cắn dứt tâm linh, nó hút hết máu tươi của tâm linh và trút đổ vào trong đó dịch độc chán đời và tuyệt vọng? (Lời Marx). *Bất kể bạn ở cảnh ngộ như thế nào, bất kể bạn sa ngã thê thảm bao nhiêu, chỉ cần bạn còn chưa ngã gục dưới họng súng của tử thần, mãi mãi đừng nên nói "hỏng hết rồi" đối với mình. Chỉ cần bạn bằng lòng, trên đời này không có việc gì bạn làm không được. *Vừa nhớ bài học đau đớn của quá khứ, lại dũng cảm tạm biệt quá khứ để sáng tạo cái mới mẻ cho mình, đây chính là sự lựa chọn đẹp nhất của bạn. *Chu Sứ, người Dương Tiễn, Nghĩa Hưng thời Tây Tấn (nay là huyện Nghi Hưng, Giang Tây), thời niên thiếu từng hoành hành trong thôn xóm, làm đủ mọi điều ác. Người Dương Tiễn đem so sánh anh ta với con thuồng luồng dưới nước, với con hổ trong rừng, xem anh ta với thuồng luồng và hổ là "ba thứ hại" thì Chu Sứ là đứng đầu trong ba loại có hại đó. Người ta hận ghét anh ta đến tận xương tủy, khuyên anh ta đi chém thuồng luồng và đi giết hổ, mong anh ta bị thuồng luồng và hổ ăn thịt để khỏi phải chịu hoạn nạn. Nhưng ngoài sự mong muốn của mọi người, anh ta đã thật sự giết chết được một con hổ trong rừng ở địa phương đó. Tiếp đó lại xuống sông chém thuồng luồng, vật lộn với thuồng luồng đã 3 ngày 3 đêm mà vẫn chưa thấy người về. Thế là người trong thôn xóm tưởng là anh ta đã chết, vui sướng và ăn mừng. Ðúng lúc này, Chu Sứ chém được thuồng luồng đắc thắng trở về quê, thấy bà con thôn xóm đang ăn mừng cái chết của mình cảm thấy xấu hổ muôn phần. Từ đó lập chí sửa chữa những lỗi lầm quá khứ và tự tạo ra những cái mới. Mới đầu, anh ta sợ mình để năm tháng trôi qua, dây dưa khó có thành công. Lục Vân, người Hoa Ðình, Ngộ Quận (nay là Tùng Giang thành phố Thượng Hải) khích lệ anh ta nói: "Người quân tử sớm mai còn nghe tiếng chiều tối chết cũng vui, huống hồ anh còn rất trẻ, tiền đồ rộng lớn, việc gì không thành" Người ta chỉ mắc bệnh không có chí, đâu mắc bệnh không thể nổi danh trong thiên hạ? *Thế là Chu Sứ quyết tâm cố gắng sửa khuyết điểm một lòng một dạ hướng thiện. Về sau thăng chức Ðốc Vô nan nước Ngô, sau khi Tấn bình định Ngô thăng Trung thừa Ngự sử, cho tới khi dẫn binh đi Tây chinh đã vì nước hy sinh. *Ðại thể bạn còn chưa sa chân đến mức của Chu Sứ như thế. Chu Sứ có thể làm người trở lại, tạo nên được nghiệp lớn, bạn đương nhiên cũng có thể làm được. *Nhà sinh lý học Mỹ là Sherlington đã từng là một đứa trẻ hư trên đường phố, người ta gọi ông là "loại xấu". Mới đầu ông không lấy việc đó làm xấu hổ, không có lòng hối cải. Nhưng có một lần ông xin cầu hôn với một nữ công nhân vắt sữa mà ông yêu dấu nồng nàn, người nữ công nhân này buông ra một câu trả lời cay đắng: "Tôi thà nhảy xuống sông chết, còn hơn lấy người xấu như anh!" *Sherlington không còn mặt mũi nào nữa, xấu hổ vô cùng, từ đó đã tỉnh ngộ lại mạnh mẽ. Ông đã thề: sẽ lấy thành tích xuất sắc để xuất hiện ở trước mắt mọi người. Thế là ông ta đã ôm ấp chí hướng cố gắng phấn đấu, lặng lẽ xa rời cô gái, chôn vùi triệt để tự ngã và khắc khổ học tập nghiên cứu, về phương diện nghiên cứu sinh lý học của hệ thần kinh trung khu đã giành được nhiều thành tích lớn, lần lượt nhận chức giáo sư ba trường Ðại học nổi tiếng như: London, Liverpool và Oxford, năm 1932 cùng với một người nữa nhận chung giải thưởng Nobel về sinh lý học và y học. * Một người lập chí cố gắng phấn đấu sửa sai quá khứ tự tạo cái mới, thường thường có thể thực hiện được sáng tạo phi thường. * Bạn không nên băn khoăn do dự, không nên vì đã từng sa ngã mà tự nhận là kém hơn người một cấp, không còn mặt mũi nào để nhìn người khác nữa. Những bộ mặt lạnh giá kia chắc chắn sẽ theo những gì mới mẻ vừa tạo ra mà nhiệt tình trở lại, chỉ xem bạn làm ra sao, chỉ xem bạn liệu có dám đem gánh nặng tư tưởng vứt vào đống rác hay không. 57.Khoảng khắ cảm thấy cô lập không được viện trợ * Trời không triệt hết đường của con người. * Một học giả cao quý sau khi bị đánh đổ có thể sinh tồn tiếp trong một chuồng bò, ở trong chuồng bò vẫn có thể phát ra lời ca tiếng hát tự do. Một trong những phẩm cách vĩ đại nhất của loài người chúng ta là phẩm cách tự lập tự trợ, mỗi người đều có thể có sẵn tinh thần độc lập tự chủ. Ở ÐÂY, MỨC ÐỘ KIÊN NHẪN của con người hầu như là vô hạn. Sự kiên nhẫn của thể xác và sự kiên nhẫn của tinh thần đều như thế cả. Chính vì lẽ đó, trong hoàn cảnh không biết dựa vào ai, người ta có thể thích ứng với mọi hoàn cảnh, bất kể là hoàn cảnh tự nhiên hay hoàn cảnh xã hội. -Trời không triệt hết đường của con người! -Con người vừa có thể sinh tồn ở Nam cực giá lạnh, cũng có thể sống ở xích đạo hết sức nóng; có thể vật lộn với phong ba bão táp, sóng dữ trên đại dương, có thể tự do đi lại trên đỉnh núi cao, sấm vang chớp giật, mưa to xối nước, cũng có thể một thân một mình sáng tạo ra điều kiện sống, sống hàng mấy mươi năm trên ốc đảo hoang vu không bóng người. Một học giả cao quý sau khi bị đánh đổ có thể sinh TỒN TIẾP TRONG MỘT CHUỒNG BÒ. Ở trong chuồng bò vẫn có thể phát ra lời ca tiếng hát tự do. -Con người trong quá trình không ngừng thích nghi với tự nhiên và với mọi hoàn cảnh xã hội phức tạp, mài sắc nghị lực và kiên nhẫn từ đó tự mình trở nên kiên cường vô địch. Trong hoàn cảnh mở mắt nhìn không thấy người thân, cô lập hoàn toàn, anh ta có thể vui vẻ sống và phấn đấu không ngừng. -Có người nói khi Napoleon có đầu óc điềm tĩnh nhất, tinh thần kiên cường nhất, quyết đoán thần kỳ nhất chính là lúc ông ta bị lâm vào chốn hiểm nguy không lối thoát. -Không biết bạn đã từng đọc ?Robinson Cruxo? -Defoe đã cho chúng ta một điển hình vĩ đại. Robinson xuất thân từ một gia đình danh giá, không cam tâm sống trong tổ ấm bình thường trong nước để kiếm tiền làm giàu, ông khát khao ngành hàng hải, khát khao giương cánh buồm sinh mệnh đến nơi xa xôi và tầm cao mà mình có thể tưởng tượng tới. Thế là hết lần này đến lần khác ông đã đi biển. Lần sau cùng, tàu của ông trên đường đi gặp bão táp, tàu chạm đá ngầm đã lật đắm, mọi người trên tàu đều bị chôn vùi xuống đáy đại dương, duy chỉ có Robinson may còn sống sót, chỉ một thân một mình trôi dạt vào một ốc đảo hoang. -Ðứng trên ốc đảo hoang, Robinson ngẩng nhìn lên mặt trời một cách lặng lẽ như trong địa ngục, xua đuổi hết bi quan và thất vọng, chiến thắng hoang vắng và cô độc. Trên đảo nhỏ vừa cất dựng lều lên để ở, săn bắt động vật hoang dã để ăn và uống nước khe suối. -ở trên đảo, ông đã làm lụng mọi việc như trồng cây, chăn nuôi và làm ra mọi thứ cần thiết của mình. Ông thậm chí một phút cũng không bỏ hy vọng rời ốc đảo để trở về nước Anh, ông mất nửa năm trời bỏ hết sức bình sinh chặt ngã một cây to làm thành một chiếc thuyền độc mộc, nhưng vì thuyền quá nặng nề không có cách nào lôi kéo xuống nước được, phí hết mọi công sức, đành phải làm một chiếc thuyền nhỏ khác. -Qua 28 năm một thân một mình phấn đấu gian khổ, Robinson đã chiến thắng thiên tai, cải tạo môi trường. Ông đã cứu được một người bản xứ thoát khỏi đám người man rợ hung ác, thu phục làm người đầy tớ của mình đặt tên là ?Thứ sáu? (Friday). Về sau, có một chiếc tàu Anh neo đậu ở gần hoang đảo, ông đã giúp thuyền trưởng ngăn chặn được các thủy thủ nổi loạn, và đã đáp tàu trở về nước Anh. -Robinson đã cho bạn những gợi ý gì? -Một con người đứng giữa trời đất như thế, chỉ dựa vào đôi bàn tay không, một cái đầu thông tuệ, đã có thể coi thường mọi thứ, đã có thể tạo ra tất cả từ số không, đã có thể coi thường đại dương mênh mông ở xung quanh, không sợ sóng dữ cuồn cuộn ngút trời, bạn có thể chèo lái nó được chăng? Chỉ cần bạn bằng lòng. -Giữa bằng lòng và không bằng lòng cách nhau một khoảng xa vời vợi. -Có một chàng sinh viên, sau khi tốt nghiệp đến làm thư ký cho một văn phòng của một sở ở tỉnh. Anh ta không quen nhìn những hành vi của thủ trưởng thường dùng ô tô cơ quan và thư ký đi làm việc riêng cho ông ta, mà thường bị ức hiếp. Anh ta không muốn chịu nỗi uất ức đó, bèn xin đổi công tác đến phòng ban khác. Lãnh đạo của sở làm khó dễ không cho anh ta chuyển. Ngay lập tức anh ta thu xếp hành lý quyết định không cần phải hồ sơ nữa, quăng bản báo cáo từ chức trên bàn làm việc của Giám đốc sở, nói lời chào ?Tạm biệt? và điềm nhiên ra đi. -Trong túi khoác của anh ta bỏ một quyển ?Robinson Cruxo?, chỉ một mình đến Thâm Quyến. -Trước tiên bắt đầu làm việc tại phòng tiếp nhận của một khách sạn. -Xung quanh đều xa lạ, mọi việc đều xa lạ. Anh ta có sở thích đặc biệt biến cái xa lạ thành quen thuộc. -Tất cả mọi thứ đều không thể ngăn cản nổi anh ta, thậm chí anh ta nói: thật không ngờ, còn lâu mới phải dùng đến tinh thần của Robinson, chỉ có sau thời gian nửa năm đến Thâm Quyến, anh ta đã sống rất thoải mái. Hai năm sau, anh ta lại vượt hào trở thành Phó tổng giám đốc của một xí nghiệp. -Tất cả mọi năng lượng đều đến từ mục đích. Chỉ cần bạn có mục đích, có ý đồ cứng rắn không đạt mục đích thì chết không nhắm mắt được, bản thân bạn sẽ có thể đưa ra dũng khí, sức mạnh và trí tuệ phấn đấu, bất kể bạn cô đơn như thế nào cũng thế. -Có thể bạn vì theo đuổi một mục đích cao xa hơn mà tự nguyện đặt mình vào chốn cô đơn, chịu đựng mọi thử thách của nỗi cô đơn. Ðiều cơ bản nhất đương nhiên cũng là mãnh liệt nhất trong mục đích, chính là theo đuổi sinh tồn. Khi cuộc sinh tồn của bạn bị uy hiếp, dây sinh mệnh căng đến mức độ lớn nhất, sức mạnh và trí tuệ thường thường được khích động từ đây. Cho nên người ta đều nói ?lúc nguy sinh kế?. Con người khi cô đơn vô viện, uy hiếp phải chịu trước hết là sự uy hiếp sinh tồn. Chỉ có đem đặt việc thoát khỏi nguy cơ sinh tồn lên hàng đầu, lúc này sáng tạo môi trường sinh tồn sẽ trở thành động lực hàng đầu của bạn. Sau đó, đã đứng vững chân mới có thể theo đuổi cải thiện môi trường phát triển, thực hiện sự nghiệp của mình. Quá trình chiến thắng cô đơn phần nhiều đều kèm theo quá trình sáng tạo môi trường sinh tồn. Bởi vì sáng tạo môi trường sinh tồn trên thực tế cũng? bao gồm sáng tạo quan hệ giữa người với người, thoát khỏi cảnh ngộ cô lập. Con người, xét đến cùng là động vật hợp thành quần thể, là động vật xã hội. Cô đơn không biết dựa ai chỉ là một cục diện gian nan tạm thời. Người ta không thể luôn đặt mình vào chốn cô đơn được mãi. Bất kể là từ việc tự thể hiện tâm lý làm người của con người hay là từ khía cạnh phát triển và thực hiện tự ngã để xét, bạn đều không thể cô đơn một cách ?triệt để?, bạn đều không thể yên tâm vào việc mãi mãi cô đơn, nhất là trong xã hội công nghiệp hóa. Bạn không thể biểu hiện mình với những bức tường xung quanh, cũng không thể dốc hết tình cảm sinh mệnh của bạn với sàn nhà. Mà mỗi con người hiện đại vẫn luôn luôn có cái nén không nổi những xốc nổi muốn biểu hiện và thổ lộ ra. Có lẽ đây chính là mục đích vô hình của bạn nằm trong đó, là ý nghĩa cuộc đời của bạn nằm trong đó. Bạn có thể nhẫn chịu đơn độc tác chiến có mục đích, có ý nghĩa lâu dài, nhưng một giây lát cũng không thể chịu đựng được sự cô đơn và trùng lập vô nghĩa. Xã hội công nghiệp hóa đã nối liền con người ta lại thành một thể hoàn chỉnh, lâu đài văn minh vật chất đã tập trung vô số nền văn minh và trí tuệ. Bạn cô lập chỉ có thể đứng trông lâu đài mà than thở. Ở ÐÂY BẠN QUÁ BÉ NHỎ. Cho nên, Robinson khát vọng thoát khỏi ốc đảo trở về với quê hương đất nước, cảm giác sinh mệnh của ông làm cho ông không thể cứ cô đơn như thế mãi đến cùng. Chỉ dựa vào ý chí tiến thủ và tài năng vĩ đại của cá nhân ông cũng không thể chống lại được sự hấp dẫn to lớn của nền văn minh công nghiệp toàn xã hội. Bạn cuối cùng có thể tự nguyện rơi vào sự cám dỗ của nền văn minh công nghiệp. Nếu không thì bạn chính là thần linh hoặc là dã thú. Hãy để chúng ta có phẩm cách kiên cường, chiến thắng cô đơn, đồng thời hãy để chúng ta ôm chằm lấy tình cảm đắm đuối giữa con người với nhau, dấn thân vào hoài bão của nền văn minh công nghiệp. Như thế, bạn mới là một con người hoàn hảo. -------------------- ![]() |
|
|
![]() ![]() |
Lo-Fi Version | Time is now: 21st July 2025 - 12:15 PM |