![]() |
![]() ![]() |
![]() |
![]() ![]()
Post
#1
|
|
![]() Bảo vệ Tổ Quốc ![]() ![]() ![]() Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country ![]() ![]() |
Sự giống nhau và khác nhau giữa 3 nữ ngoại trưởng Mỹ
(theo ANTG) Ngay sau khi cựu Đệ nhất phu nhân Hillary Clinton quyết định từ chức Thượng nghị sĩ để đảm nhận chức Ngoại trưởng (nhưng còn phải chờ Thượng viện thông qua), giới chuyên môn đã đề cập tới sự giống và khác nhau giữa 3 nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của nước Mỹ. Sở dĩ nói như vậy vì bà Madeleine Albright là nữ Ngoại trưởng đầu tiên, bà Condoleezza Rice là nữ Ngoại trưởng da màu đầu tiên, còn bà Hillary Clinton là nữ Ngoại trưởng đầu tiên đi lên từ Thượng nghị sĩ và cựu Đệ nhất phu nhân. Sự giống nhau Thứ nhất, họ đều là người đầu tiên. Thứ hai, đều liên quan tới cuộc chiến Iraq. Bà Madeleine Albright là người phản đối quyết liệt cuộc chiến Iraq, thậm chí còn coi đây là một trong những tai nạn lớn nhất trong lịch sử ngoại giao của Mỹ. ![]() Bà Condoleezza Rice Ngoại trưởng Condoleezza Rice là người ủng hộ và gián tiếp “ấn nút” khai hỏa cuộc chiến Iraq. Ngoại trưởng Condoleezza Rice thậm chí còn được coi là một trong những kiến trúc sư trong cuộc chiến Iraq. Thứ ba, đều chăm tập thể thao. Bà Condoleezza Rice thường xuyên có mặt tại Trung tâm tập luyện thể hình ở Bộ Ngoại giao và dậy rất đúng giờ vào các buổi sáng để tập thể dục. Tuy đã ngoài thất thập, nhưng bà Madeleine Albright vẫn rất tích cực luyện tập - tập thể hình ít nhất 3 lần/tuần - đôi chân của bà vẫn còn đi lại rất tốt. Còn cựu Đệ nhất phu nhân Hillary Clinton có hẳn chương trình “chăm sóc sắc đẹp” để ra tranh cử tổng thống. Thứ tư, luôn thẳng thắn và “to mồm”. Mặc dù thờ 2 chủ khác nhau – một người theo đảng Dân chủ, còn một người theo đảng Cộng hòa, nhưng bà Madeleine Albright vẫn ca ngợi nữ Ngoại trưởng da màu đầu tiên - "điều khiến tôi thích nhất ở bà Condoleezza Rice chính là sự thẳng thắn và không quên cội nguồn". Mặc dù đã thành danh và là Ngoại trưởng, nhưng bà Rice vẫn tuyên bố, ông Josef Korbel là người có ảnh hưởng lớn nhất tới mình. Ông Josef Korbel không những là cha đẻ của nữ Ngoại trưởng đầu tiên, mà còn là thầy giáo của nữ Ngoại trưởng da màu đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ. Thứ năm, đều là người nổi tiếng. Cả 3 nữ Ngoại trưởng đều từng có tên trong bảng danh sách “100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới” do tạp chí Forbes bình chọn. Sự khác nhau ![]() Bà Hillary Clinton Sự có mặt của cựu Ngoại trưởng Madeleine Albright với tư cách đại diện của Tổng thống mới đắc cử Barack Obama tại Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Washington hôm 15/11 là minh chứng về sự hữu dụng của “lão bà 71 tuổi”. Thách thức lớn nhất của 3 nữ Ngoại trưởng đều liên quan tới những điểm nóng, cũng như lợi ích của Mỹ trên thế giới. Đó là tình hình tại Trung Đông, Balkans, Iran, Iraq, Afghanistan, CHDCND Triều Tiên... Là Đệ nhất phu nhân trong thời gian ông Bill Clinton làm Tổng thống, nên bà Hillary Clinton đều biết và có mối quan tâm giống với cựu Ngoại trưởng Madeleine Albright. Tuy nhiều lần tới Trung Đông và lao tâm khổ tứ về vấn đề này, nhưng bà Condoleezza Rice vẫn không thể xoay chuyển được tình hình tại khu vực này. Và đây là thách thức không nhỏ của người kế nhiệm bà Rice là Hillary Clinton. Một vấn đề tuy đã được thu xếp, nhưng chưa ổn thỏa bởi mặc dù đã ký xong thỏa thuận về việc triển khai hệ thống lá chắn tên lửa tại Ba Lan và Cộng hòa Czech, nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Sở dĩ nói như vậy vì ngay tại Ba Lan và Cộng hòa Czech, người dân vẫn phản đối, chưa kể tới phản ứng quyết liệt của Nga. Điểm độc đáo của đương kim Ngoại trưởng, trước đó từng là Cố vấn An ninh quốc gia, chính là sự kế vị từ người tiền nhiệm Colin Powell, tướng 4 sao, Tổng tham mưu trưởng Liên quân, Cố vấn An ninh quốc gia và Ngoại trưởng da màu đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ. Bà Condoleezza Rice từng được mời tham gia tranh cử chức tổng thống và phó tổng thống, nhưng bà đã từ chối. Nhưng bà Condoleezza Rice từng phải điều trần xung quanh cáo buộc Iraq sở hữu vũ khí hạt nhân năm 2003, dẫn tới cuộc chiến “không lối thoát” mà Mỹ đang gặp phải. Ngoại trưởng Condoleezza Rice cũng từng bị cáo buộc vì đã “bỏ qua cảnh báo về vụ khủng bố 11/9/2001”. Kể từ khi làm Ngoại trưởng đến nay, bà Condoleezza Rice là người công du nước ngoài nhiều nhất và đã thay khá nhiều trợ lý, cho dù họ đều là những người rất giỏi chuyên môn. Những trợ lý của bà Condoleezza Rice đều có nhiều ý tưởng độc đáo về Trung Đông, Vùng Vịnh và kiểm soát vũ khí. Bà Madeleine Albright là con gái của ông Josef Korbel, một quan chức ngoại giao của Cộng hòa Czech. Ông Josef Korbel đã sáng lập và làm Hiệu trưởng Trường Nghiên cứu quốc tế tại Đại học Denver. Ông Josef Korbel là thầy giáo của đương kim Ngoại trưởng Condoleezza Rice. Tại tang lễ của ông Josef Korbel (1977), bà Condoleezza Rice đã tặng gia đình một chậu hoa mang hình dáng một cây đàn piano để tưởng nhớ tới người thầy của mình. Bà Madeleine Albright là người giỏi nhiều ngoại ngữ - biết tiếng Anh, Pháp, Czech, Nga, Đức, Ba Lan và Serbia. Trước khi trở thành Ngoại trưởng, bà Madeleine Albright từng là trợ lý cho Cố vấn An ninh quốc gia dưới thời Tổng thống Carter (1976), chuyên về các vấn đề ngoại giao và Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc (1992). -------------------- Mmm |
|
|
![]() ![]() |
Lo-Fi Version | Time is now: 21st July 2025 - 01:32 PM |