Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Sức nặng những bài thơ, bài nhạc, ĐYT
AnAn
post May 10 2016, 02:15 PM
Post #1


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 6,737
Joined: 12-November 08
Member No.: 702
Country




Sức nặng những bài thơ, bài nhạc


Cả tuần, vào facebook, mở email, phần nhiều là những tin tức, chia sẻ, đường dẫn… đến vụ biển miền Trung bị nhiễm độc, đến làn sóng biểu tình bộc phát ở nhiều nơi trong nước. Và còn nữa, bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh” làm xúc động lòng người của cô giáo Trần Thị Lam tại Hà Tĩnh, nơi hãng luyện thép Formosa, nghi phạm đầu sỏ trong vụ đã xả hóa chất độc hại làm ô nhiễm cả một khu vực biển miền Trung rộng lớn. Rồi cuối tuần, gặp gỡ dăm người, dăm nhóm. Ở đâu cũng nghe nhắc về Vũng Áng, nhắc về bài thơ của cô giáo Lam. Bài thơ có sức đồng cảm, lan tỏa đến lạ kỳ.


Vài năm đổ lại, khi những trang mạng xã hội như facebook bắt đầu nhộn nhịp và trở thành một công cụ quen thuộc hàng ngày của nhiều người Việt trong và ngoài nước, sức lan tỏa như bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh” chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đầu tiên là bài hát Bonjour Vietnam của Phạm Quỳnh Anh nhiều năm trước. Bài hát bằng tiếng Pháp, ắt chắc chẳng nhiều người hiểu. Vậy mà lạ, người ta chuyền cho nhau nghe. Khi tôi chuyển cho bạn bè, những nhóm cùng sinh hoạt, người nhận được hồi đáp bằng lời cảm ơn, những điều mà người nhận thường thích thú, trân trọng khi nhận email. Đơn giản là dù chẳng hiểu ca từ, người ta cũng xúc động khi xem những hình ảnh kèm theo bài nhạc được diễn đạt bởi một giọng ca trong trẻo, ngọt ngào của Quỳnh Anh trong nhạc điệu khá hay của nhạc sĩ Marc Lavoine.


Những đụn rạ, những cánh đồng lúa, những chiếc cầu ngang sông… dân dã, gần gũi, chẳng những làm xúc động người xa quê hương mà nó còn được lan truyền mạnh mẽ trong giới trẻ trong nước. Bonjour trở thành một hiện tượng với người Việt. Hiện tượng bởi vì nó chạm vào cảm xúc người nghe, nó điểm trúng tâm cảm cội nguồn tiềm ẩn đâu đó của một người Việt đang sinh sống bất cứ nơi nào rằng, họ là người Việt. Rất Việt.


Bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh”

Thế rồi đến hai bài hát tha thiết “Anh là Ai” và “Việt Nam tôi đâu” của Việt Khang hơn bốn năm trước. Không nhớ tôi nhận được bài nhạc “Anh là Ai” của Việt Khang từ đâu, có lẽ qua một tổ chức tranh đấu nào đó, từ vài tháng trước khi bản nhạc trở nên một hiện tượng thứ hai trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Lúc bấy giờ bản nhạc không ghi tên tác giả và chỉ có đâu hơn trăm lượt xem. Chuyển cho dăm người bạn, tôi cứ thắc mắc về tác giả bản nhạc. Không giống những loại nhạc tranh đấu mạnh mẽ của các nhạc sĩ hải ngoại, cả lời và nhạc đều tha thiết, ngậm ngùi. Có đôi chút yếm thế, khẩn cầu “Xin hỏi anh là ai, sao bắt tôi, tôi làm điều gì sai? Xin hỏi anh là ai, sao đánh tôi chẳng một chút nương tay?…”nhưng cũng đầy khí phách với “tôi không thể ngồi yên, khi nước Việt đang ngả nghiêng…” trong “Anh là ai”. Người nghe cảm nhận được cái ngậm ngùi, trăn trở của một người nghệ sĩ. Thế rồi thêm “Việt Nam tôi đâu” cùng cái tên nhạc sĩ Việt Nam bị bắt. Chỉ hai bản nhạc, những cảm xúc, những phẫn nộ của những người con Việt bùng bùng trỗi dậy trước họa ngoại xâm của nước Việt, trước những đàn áp dã man của những kẻ cầm quyền “không cho tôi xuống đường để tỏ bày, tình yêu quê hương này dân tộc này đã quá nhiều đắng cay”. Hơn thế nữa là những bức bối trước bản án của nhà cầm quyền Việt Nam áp đặt lên Việt Khang. Lần đầu tiên, một phong trào và tiền lệ thỉnh nguyện thư đòi tự do cho Việt Khang lại rầm rộ và được hưởng ứng nhiều như vậy. Từ những người nội trợ, đến những sinh viên trẻ sinh tại nước ngoài. Lên Washington DC tường trình về cuộc gặp gỡ của những đại diện cộng đồng với giới chức Bạch Ốc, tôi đã gặp rất nhiều tình nguyện viên trẻ măng đã tổ chức các cuộc lấy chữ ký vận động tự do cho Việt Khang trước đó, rồi phụ giúp ban tổ chức đón tiếp, đưa rước khách phương xa về DC họp mặt. Nhạc Việt Khang trở thành một loại nhạc tranh đấu vài năm qua và sẽ còn ở đó.


Quỳnh Anh và Bonjour Vietnam

Thế rồi hơn bốn năm sau, hồi tuần trước là bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh” của cô giáo Trần Thị Lam, cái tên mộc mạc nhưng ắt có thể cha mẹ cô đã gắn tên con với dòng sông Lam của đất Hà Tĩnh, nơi bao đời từng là đất của những hào kiệt nước Việt chống giặc phương Bắc. Bài thơ tôi nghĩ chắc đã được viết từ những cảm xúc, ngậm ngùi rất nhanh ngay sau vụ ô nhiễm Vũng Áng, làm bức bối người dân, mà cô giáo Lam chẳng ngoài cuộc. Ô nhiễm là đại họa nhưng đại họa hơn, phẫn nộ hơn là sự bao che, ậm ờ đầy lộ liễu của những kẻ cầm quyền dành cho ngoại bang.

Đất nước mình buồn quá phải không anh/biển bạc rừng xanh cánh đồng lúa biếc/rừng đã hết và biển thì đang chết/những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa


Việt Khang

Một anh bạn gởi cho tôi tin nhắn, bảo rằng bài thơ “càng nghe càng buồn”. Sức lay động bài thơ đến lạ kỳ. Chỉ một hay hai ngày bài thơ lan truyền trên internet, ít nhất đã có bốn, năm nhạc sĩ phổ nhạc bài thơ và vô số những bài thơ đối, chia sẻ cái ngậm ngùi, trăn trở của cô giáo Lam. Không có những phương tiện truyền thông đại chúng như hiện nay, ắt cô giáo đã không tránh khỏi những việc đã xảy ra với nhạc sĩ Việt Khang dù rõ ràng cô chẳng là người tranh đấu. “Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh, anh không biết em làm sao biết được”. Đúng, em chỉ là một cô giáo có tâm, có lòng với đất nước. Nhưng cô đã khơi được lòng yêu nước của dân tộc Việt, khơi được tinh thần đấu tranh với bao người. Nên câu trả lời còn lại là không chỉ với những nhà tranh đấu, mà cho tất cả con dân Việt, những người trăn trở với nước Việt. Như đã từng xúc động với “Bonjour Vietnam”, như đã từng bừng lửa với “Việt Nam tôi đâu” của Việt Khang. Lần đầu tiên tôi đọc được thơ của tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, họa đáp cô giáo Trần Thị Lam, “Tôi ở bên này xa xôi lắm, nhưng vẫn cùng em một giấc mơ”.


Biểu tình của đồng bào tại Mỹ đòi thả tự do cho nhạc sĩ Việt Khang

Ba bài hát và một bài thơ trở thành ba hiện tượng trong gần mười năm qua. Không nhiều. Nhưng chúng nhắc nhớ chúng ta về cội nguồn, về hiểm họa phương Bắc, về những bất công của xã hội và về tương lai, vận mệnh của nước Nam. Xin cảm ơn các bạn, những tấm lòng với quê hương. Xin hãy tin, còn có rất nhiều người đang đồng hành cùng các bạn để tìm một câu trả lời cho nước Việt mến yêu.



ĐYT


--------------------
***Bình yên một thoáng***
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 2nd October 2024 - 02:05 AM