Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Những Lời khuyên nuôi dạy con cái mà bạn nên bỏ ngoài tai, Joel Edwards
AnAn
post Mar 11 2016, 12:19 PM
Post #1


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 6,737
Joined: 12-November 08
Member No.: 702
Country




Những Lời khuyên nuôi dạy con cái

mà bạn nên bỏ ngoài tai



Để cho đứa con bé bỏng của bạn “cứ gào khóc đi” có thể gây tổn thương não, làm tổn hại thực sự đến thần kinh cũng như tác hại về tâm lý. (IgorSokolov/iStock)

Đôi khi việc tin tưởng vào bản năng của bạn còn tốt hơn là tin tưởng vào các chuyên gia. Những người làm cha làm mẹ chúng ta lại rất thường xuyên bỏ qua bản năng nhạy cảm của mình, mà bị lừa phỉnh nghe theo những lời khuyên xấu, đó là loại lời khuyên của các chuyên gia sử dụng những nghiên cứu sai lầm.

Nghiên cứu thường không hoàn mỹ và có chỗ sơ hở. Trong quá khứ, vấn đề chủ yếu là sự thiên vị. Trong thời hiện đại, sự thành kiến hay thiên vị vẫn còn là một vấn đề, nhưng những vấn đề lại phát sinh thường xuyên hơn từ các xung đột về lợi ích. Thay vì theo đuổi những kết quả có tính khách quan, các nghiên cứu thường được lèo lái để hỗ trợ cho ý đồ của công ty tài trợ. Rốt cuộc phương pháp khoa học có tính tự điều chỉnh, nhưng điều này có thể mất một thời gian dài. Cuộc sống quá ngắn ngủi nên không thể tin tưởng các chuyên gia và ghi nhớ những lời khuyên có hại. Không gì có thể thay thế cho sự nghiên cứu của chính bạn.

Phương pháp để mặc cho trẻ khóc

Văn hóa ảnh hưởng đến khoa học bằng nhiều cách và khoa học cũng bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong cấu trúc gia đình. Ở hầu hết các nơi trên thế giới, việc chăm sóc con trẻ luôn được san sẻ với những người thân đã trưởng thành khác. Ở Mỹ bắt đầu từ những năm cuối thập niên 1800, các đại gia đình thường bị chia nhỏ và kiểu mẫu gia đình Mỹ đã trở thành một đơn vị nhỏ hơn. Trong quá trình chuyển đổi này, các bậc cha mẹ mới phải đương đầu với việc tự nuôi con, đó là một giải pháp rất độc lập nhưng không tự nhiên trong việc nuôi dạy con cái. Đây là nền tảng văn hóa đã làm xuất sinh phương pháp “để mặc cho trẻ khóc”.

Sẽ là sai lầm nếu cứ tin rằng cha mẹ sẽ làm hỏng con cái vì họ quá chú tâm đến những nhu cầu của chúng.

Sẽ là sai lầm nếu cứ tin rằng cha mẹ sẽ làm hỏng con cái vì họ quá chú tâm đến những nhu cầu của chúng. Niềm tin này không dựa trên bằng chứng thực sự, nhưng sau đó đã được hỗ trợ bởi một số nghiên cứu được tiến hành kém cỏi. Quan điểm hành vi học này dần trở nên phổ biến, và ngay cả chính phủ cũng lặp lại cùng một lời khuyên như vậy.

Một tài liệu cũ của chính phủ Mỹ đã khuyên bảo các bà mẹ rằng các bé không bao giờ nên làm phiền người lớn, và rằng phục vụ nhu cầu của một đứa bé là một sự lãng phí nghiêm trọng về thời gian. Mục đích của tài liệu này là để dạy một đứa trẻ 6 tháng tuổi phải lặng lẽ ngồi trong giường cũi của nó.

Để cho đứa con bé bỏng của bạn “cứ gào khóc đi” có thể gây tổn thương não, làm tổn hại thực sự đến thần kinh cũng như tác hại về tâm lý. Đó không phải là một cách để làm cho đứa trẻ độc lập hơn; mà ngược lại nó khiến cho đứa trẻ phụ thuộc nhiều hơn. Bằng cách đáp ứng những đòi hỏi của trẻ sơ sinh từ sớm, chúng sẽ trở nên độc lập hơn nhiều về sau này trong cuộc sống. Và việc tương tác với trẻ không phải là một sự lãng phí thời gian; nó là một hoạt động có tính giáo dục và có hiệu quả cao. Làm vừa ý bé kích thích sự phát triển thần kinh của bé.

Tư vấn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh

Từ cuối những năm 1800 cho đến những năm 1960, khuyến cáo của nhiều bác sĩ nhi khoa là quát mắng ngược đãi trẻ hoặc lờ đi, tùy thuộc vào quan điểm của bạn. Thực ra mà nói, ngày nay nếu làm theo lời khuyên của họ thì có nhiều khả năng sẽ bị mất quyền làm cha mẹ, khiến trẻ bị bệnh rất nặng, hoặc cả hai khả năng.

Ông Frederick Truby King, và Walter W. Sackett, cả hai đều là những “chuyên gia” được nhiều người nghe theo nhưng họ là những nhà vô địch về tư vấn tồi tệ. Sách của Sackett vẫn đang được bán ra.

King tin tưởng vào việc nuôi dưỡng con cái cưỡng chế. Ông chủ trương cho bé ăn mỗi bốn giờ trong ngày và không bao giờ cho chúng ăn vào ban đêm. Ông đề nghị cho trẻ ở phòng riêng và để chúng lại một mình trong vườn trong nhiều giờ để “tôi luyện chúng”. Ông cũng vững tin rằng không bao giờ nên ôm ấp nựng nịu bé đến thái quá. Việc bộc lộ tình cảm âu yếm tự nhiên dành cho bé theo ông chỉ nên tối đa là mười phút một ngày. Đối với ông, việc nuôi dạy con cái liên quan đến thói quen và kỷ luật, chứ không phải là thể hiện tình cảm hoặc sự gắn kết. Đáng buồn thay, lời khuyên của ông đã được rất nhiều người ghi nhớ nằm lòng.

Walter Sackett cũng ủng hộ chế độ ăn mỗi bốn giờ và chỉ ăn vào ban ngày. Như chính ông thú nhận, lịch trình này được ban hành cho sự tiện lợi của bệnh viện. Ông đã gợi ý cho trẻ sơ sinh dùng thức ăn đặc khi mới được 2-3 ngày tuổi, ban đầu là ngũ cốc và cho ăn thịt vào 14 ngày tuổi. Ông lập luận rằng, “Nghiên cứu cho thấy hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh sẽ không bị tổn hại bởi bất kỳ thực phẩm nào mà bé có thể nuốt được”. Tất nhiên, nghiên cứu hiện đại đã bác bỏ lời khuyên có hại này. Walter Sackett tin rằng bạn có thể cho trẻ sơ sinh đang đói uống nước thay vì cho thức ăn. Ông thậm chí còn đề nghị cho trẻ sáu tháng tuổi uống cà phê!

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho con trẻ, và các loại thực phẩm khác nên được giới thiệu từng thứ một.

Nhiều bác sĩ còn khuyến cáo sữa bột cho trẻ sơ sinh còn tốt hơn cả sữa mẹ. Khuyến nghị này cũng như nhiều khuyến nghị khác, được lấy cảm hứng từ những đồng tiền tài trợ của công ty nhiều hơn là từ những phát hiện khoa học.

Rõ ràng là ngày nay chúng ta biết rõ hơn. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh, và các loại thực phẩm khác nên được giới thiệu từng thứ một. Chúng tôi khuyên bạn nên bắt đầu cho ăn thực phẩm đầu tiên bằng nước trái cây, sớm nhất là khi bé đã được 6 tháng tuổi. Các loại thực phẩm gây dị ứng phổ biến, chẳng hạn như dâu tây, nên để hoãn sau. Sữa bột cho trẻ sơ sinh nên tránh nếu có thể. Nhiều công thức sữa bột có chứa các chất biến đổi gen (GMO), bột ngọt, và các chất có hại khác. Ngay cả sữa bột cho trẻ sơ sinh lành mạnh nhất cũng chẳng thể so bì với sữa mẹ – siêu thực phẩm của tự nhiên.

Lý do nên trì hoãn các loại thực phẩm ít nhất 6 tháng là đường ruột của bé có độ thẩm thấu rất cao. Điều này được biết là do đường ruột của bé còn mới nguyên (người trưởng thành mà đường ruột có độ thẩm thấu cao được gọi là hội chứng ruột bị rò rỉ). Khi sữa mẹ thấm qua ruột, thì điều này không có hại. Nếu thấm các loại thực phẩm khác có thể gây ra dị ứng và các vấn đề sức khỏe khác.

Ngủ riêng

Có một quan niệm ở Mỹ rằng trẻ em nên được cho ngủ trong phòng riêng của chúng, và nếu chúng không thích điều đó (không đứa trẻ nào thích cả), thì có thể chỉ cần để chúng khóc mãi cũng tự ngủ. Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, và ở khắp nơi trên thế giới, trẻ vẫn luôn ngủ chung với cha mẹ mình.

Trang WebMD, Hội Hàn lâm các bác sĩ Nhi khoa Mỹ, và nhiều quan chức y tế khác đều cảnh báo không nên cho ngủ cùng. Trang WebMD tuyên bố như sau:

Theo một nghiên cứu năm 2013, việc nằm chung giường với trẻ sơ sinh làm tăng nguy cơ rủi ro về hội chứng trẻ đột tử (SIDS) lên gấp năm lần. Hội Hàn lâm các bác sĩ Nhi khoa Mỹ trích dẫn những nguy hiểm của SIDS và nghẹt thở, và khuyến cáo các bậc cha mẹ nên cho con nằm tách khỏi giường của họ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu đời.

Colson khuyến khích việc ở chung phòng. Để giảm nguy cơ SIDS, hãy làm theo hai quy tắc khi bạn đặt bé xuống giường cũi hoặc nôi của bé. “Điều quan trọng nhất là em bé luôn luôn được đặt lưng xuống khi ngủ, và không có bất cứ thứ gì xung quanh em bé như gối, chăn nặng, hoặc các vật cản”.

Nhiều người Mỹ bị thuyết phục bởi những lời khuyến cáo của họ. Trong thực tế, việc ngủ cùng với trẻ còn được biết đến sớm hơn cả SIDS. Trước khi được gọi là SIDS người ta đã gọi hiện tượng đó là cái chết trong nôi, và vì một lý do rất hiển nhiên. Trẻ bị buộc phải ngủ một mình (làm mọi cách để bé ngủ trong cũi) có nhiều khả năng chết vì sự căng thẳng, và trẻ sơ sinh cần mẹ của bé để có được các tín hiệu về hơi thở. Một em bé bú sữa mẹ hầu như không bao giờ chết vì SIDS, còn khi mà chúng đột tử, chúng thuờng được tiêm chủng đầy đủ và bị để cho ngủ một mình.

Trước năm 1950, SIDS còn rất hiếm thấy, thậm chí nó không được đề cập trong các số liệu thống kê. Tiêm chủng hàng loạt bắt đầu sau năm 1950. Bắt ép bé phải ngủ một mình là một sự thu xếp không tự nhiên cho cả em bé và mẹ bé. Trẻ sơ sinh được cho ăn sữa bột, trẻ bị buộc phải ngủ một mình, và những bé được tiêm phòng đầy đủ đều có rủi ro lớn nhất về SIDS. Tỷ lệ SIDS ở Mỹ đã giảm cùng với sự phổ biến ngày càng tăng của việc cho con bú, nhưng có quá nhiều chi tiết mà chúng ta có thể làm được để bảo vệ đứa con của mình.

Bồng, bế và ngủ chung với con nhỏ không chỉ là một ý tưởng xã hội tốt đẹp, mà đó còn là một đóng góp quan trọng cho hạnh phúc và sức khoẻ của bé.
– Tiến sĩ James J. Mckenna

Tiến sĩ James J. Mckenna chia sẻ nghiên cứu của mình về việc ngủ chung:

… Sự đụng chạm vào em bé tự sẽ làm thay đổi hơi thở, thân nhiệt, tốc độ tăng trưởng, huyết áp, các mức độ căng thẳng và tăng trưởng của chúng. Nói cách khác, cơ thể của người mẹ là môi trường duy nhất mà các em bé sơ sinh thích nghi. Như Tiến sĩ Winnecott, nhà tâm lý học trẻ thơ nổi tiếng đã nói: “Không có thứ gì giống như một em bé… nếu bạn muốn mô tả một em bé, bạn sẽ phát hiện ra mình đang mô tả một em bé và một người nào đó”.

… Việc ngủ một mình trong phòng và việc không cho con bú giờ đây được công nhận là những yếu tố rủi ro độc lập gây nên SIDS, điều này giải thích lý do tại sao hầu hết mọi người trên thế giới trước đây chưa bao giờ nghe nói về SIDS.

… Hơi thở của người mẹ và trẻ sơ sinh được điều hòa bởi sự hiện diện của nhau – những âm thanh của hơi thở vào ra, sự phập phồng của ngực và khí carbon dioxide được thở ra bởi người này lại được hít vào bởi người kia xúc tiến cho hơi thở tiếp theo! Tôi đã lập luận trong các bài báo khoa học rằng điều này là một tín hiệu nữa để nhắc nhở các bé phải thở, là một hệ thống dự phòng để đảm bảo an toàn khi những chuyển tiếp nội bộ trong hơi thở của bé chưa ổn định.

Bồng, bế và ngủ chung với con nhỏ không chỉ là một ý tưởng xã hội tốt đẹp, mà đó còn là một đóng góp quan trọng cho hạnh phúc và sức khoẻ của bé “.

Nhiều bậc mới làm cha mẹ lo lắng rằng họ sẽ quên mất đứa con đang ở cùng trên giường và đè lên bé. Đây là một khả năng xa vời. Những cha mẹ mới kia đang bừng bừng những kích thích tố (cả bố và mẹ) và khó lòng nào quên đi sự hiện diện của con mình, ngay cả khi ngủ. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống kém và môi trường độc tố có thể huỷ hoại các nội tiết tố; khiến cho kịch bản kinh hoàng này có nhiều khả năng xảy ra hơn. Ngủ cùng không phải là không có rủi ro, nhưng nếu để mặc trẻ sơ sinh khóc la và chỉ “để bé vượt qua rồi tự yên”, để bé bị bỏ rơi và cô đơn trong căn phòng của mình, thì đó là một lựa chọn còn nguy hiểm hơn. Buộc một đứa trẻ sơ sinh phải ngủ một mình đảm bảo sẽ gây hại cho bé, nhưng nếu bố mẹ cùng ngủ với bé thì tác hại là điều không chắc chắn.

Những Dịch vụ Bảo vệ Trẻ em và các cơ quan nhà nước tương tự nhưng chỉ khác tên khác nhìn nhận việc ngủ cùng một cách quá cực đoan. Nhiều cha mẹ ngủ cùng con mình vẫn phải lập phòng riêng cho bé, có giường và tất cả, dù họ không bao giờ có ý định sử dụng chúng, chỉ phòng khi các nhân viên xã hội quá hăng hái xuất đầu lộ diện khi có người báo cáo nặc danh.

Một giải pháp dung hoà là sử dụng một cái giường cũi hay một cái nôi có mái che sao cho bố mẹ có thể nằm cạnh bên, miễn là em bé có thể duy trì sự tiếp xúc tự nhiên với mẹ của bé.
Cần đề phòng để đảm bảo sự an toàn khi ngủ cùng với trẻ sơ sinh. Để bé ngã từ giường xuống sàn nhà có thể gây tử vong. Để ngăn chặn điều này, nhiều bố mẹ cùng ngủ chỉ cần đặt nệm trên sàn mà không cần đến khung giường và hộp lò xo. Các cha mẹ khác chất gối xung quanh để bé không thể lăn ra khỏi giường được.

Cắt bao quy đầu

Kể từ những năm 1800, các chuyên gia đã xúc tiến việc cắt bao quy đầu mà theo họ là để phòng ngừa cho một danh sách đáng buồn cười về các điều kiện y tế, từ việc thủ dâm quá nhiều đến lác mắt, sự căng thẳng, và động kinh. Tiến sĩ John Hutchinson, một người ủng hộ tận tình việc cắt bao quy đầu vào những năm 1890, giải thích như sau về sự cắt xén bộ phận sinh dục.

Cắt bao quy đầu là một giải phẫu gây chấn thương, đau đớn, và không cần thiết, được thực hiện trên các trẻ sơ sinh, điều đó có thể dẫn đến nhiễm trùng và tử vong.

Nó tạo thành một nơi chứa chấp bụi bẩn, và là một nguồn kích thích nhiễm trùng, đau đớn liên miên. Nó góp phần đem đến sự thủ dâm, và khiến sự tiết dục thêm phần khó khăn. Nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh giang mai từ đầu đời, và các bệnh ung thư ở người cao tuổi. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy ung thư dương vật ở một Người Do Thái, và rất có thể là hiếm”.
Cắt bao quy đầu là một giải phẫu gây chấn thương, đau đớn, và không cần thiết, được thực hiện trên các trẻ sơ sinh, điều đó có thể dẫn đến nhiễm trùng và tử vong. Theo trang CIRP:
Các bác sĩ rất tích cực che giấu nguyên nhân thực sự khi có tử vong do cắt bao quy đầu. Không có chỉ định y khoa đối với việc cắt bao quy đầu ở trẻ sơ sinh và nó hiện đang được xem là một giải phẫu không điều trị không cần thiết. Thật là phi đạo đức khi thực hiện các thao tác đó trên những người chưa thành niên, là những người tự họ còn chưa thể lên tiếng cho bản thân. Do đó, hầu hết các bác sĩ đã khiến một em bé phải chết sau khi cắt bao quy đầu sẽ thích quy kết hậu quả do hoạt động phi đạo đức của họ cho những nguyên nhân thứ yếu, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc chảy máu, trong khi lờ đi nguyên nhân chính, đó là do cắt bao quy đầu mới dẫn đến nhiễm trùng hoặc chảy máu. Do đó, rất khó xác định được tổng số các ca tử vong do cắt bao quy đầu. Chúng ta có cảm giác mình chỉ đang nhìn thấy được “bề nổi của tảng băng”, vì đại đa số các ca tử vong do cắt bao quy đầu đều đang bị che giấu. Những cái chết này chắc chắn làm tăng tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh nam có tỷ lệ tử vong cao hơn so với trẻ sơ sinh là bé gái. Người ta không biết được bao nhiêu trong các ca tử vong tăng lên này là do tập quán cắt bao qui đầu.

Lời kết

Những lời khuyên xấu mà các chuyên gia dành cho các bậc làm cha mẹ chắc chắn sẽ vẫn còn phổ biến. Về nhiều vấn đề như việc ngủ cùng, ý kiến từ các chuyên gia là không thống nhất. Trong quá khứ, ý kiến chuyên gia về những điều nên làm thường có sự đồng thuận, nhưng điều đó vẫn không đảm bảo được rằng các chuyên gia đã đúng, đặc biệt là khi các quan điểm đang chiếm ưu thế trong giới chuyên gia là “tôi luyện” con bằng cách từ bỏ chúng trong những khoảng thời gian kéo dài và không được bồng chúng hơn mười phút một ngày.

Vẫn còn rất nhiều những tranh cãi khác liên quan đến việc nuôi con, chẳng hạn như nên hay không nên tiêm chủng. Nếu bạn đang nghiên cứu những gì là tốt nhất cho con của bạn, thì bạn nên nghiên cứu triệt để. Hãy xem những gì mà các nước khác đang làm để đạt được một sự hiểu biết đầy đủ hơn. Ví dụ, trẻ em Mỹ được tiêm chủng nhiều nhất trên thế giới, và chúng cũng có nhiều bệnh mạn tính nhất.

Nếu một chuyên gia cho biết một điều gì đó mà bạn đồng ý hay không đồng ý, hãy điều tra thêm và tìm hiểu tất cả các mặt của vấn đề. Mọi trẻ em đều là duy nhất và mỗi gia đình cũng đều là độc nhất vô nhị. Rốt cục, chúng ta quyết định những gì là tốt nhất cho con em mình. Kiến thức là vũ khí phòng thủ tốt nhất của chúng ta.

Tác giả: Joel Edwards | Dịch giả: Ngọc Yến / EpochTimes


--------------------
***Bình yên một thoáng***
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 User(s) are reading this topic (2 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 31st May 2024 - 08:19 PM