Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Chùa Quỳnh Lâm
M&N
post Apr 15 2008, 01:49 PM
Post #1


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Trang Chủ
Posts: 11,665
Joined: 7-April 08
Member No.: 6
Country



Chùa Quỳnh Lâm

Attached File  chua1.gif ( 17.21K ) Number of downloads: 10
Attached File  chua2.gif ( 19.67K ) Number of downloads: 10


Chùa Quỳnh Lâm nằm trên đồi trong dãy núi vòng cung Đông Triều, thuộc xã Tràng An, huỵện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, cách thị trấn Đông Triều khoảng 3,5 km, cách thành phố Hạ Long 83 km. Chùa được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di tích lịch sử và nghệ thuật.

Chùa nằm ở trung tâm ba xóm Thượng, Hạ, Sinh. Phía trước cửa chùa là hồ nước lớn, ba phía còn lại là đồi núi bao bọc. Với thế đất này được gọi là thế ngai vàng, hay thế "Rồng chầu hổ phục".
Chùa được hình thành từ đời Tiền Lý (khoảng cuối thế kỷ 5, đầu thế kỷ 6) và được tu sửa qua các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê. Đặc biệt chùa được tôn tạo và hoàn chỉnh vào thời Lý, Trần. Trong các thế kỷ11-14, thời kỳ cuối Lê và thế kỷ 17-18, Quỳnh Lâm đều là trung tâm Phật giáo lớn nhất của Việt Nam.
Vào thời Lý, nhà sư Không Lộ đã cho đúc một pho tượng Di Lặc bằng đồng cao 6 trượng (khoảng 20 m), được coi là một trong ”An Nam tứ đại khí” (bốn báu vật lớn của Việt Nam) và một tấm bia đá lớn cao 2,5 m, rộng 1,5 m với hoa văn hình rồng uốn lượn mềm mại. Nhưng chùa Quỳnh Lâm thực sự trở thành một trung tâm Phật giáo quan trọng trong thế kỷ 14 với hoạt động của Pháp Loa Đồng Kiên Cương - vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm.

Trên cơ sở chùa Quỳnh Lâm cũ, tháng 12 năm 1317 Pháp Loa cho xây dựng và thành lập viện Quỳnh Lâm với các kiến trúc đồ sộ và hoàn chỉnh. Vào năm 1329, Quỳnh Lâm trở thành ”Đệ nhất danh lam cổ tích của nước An Nam”. Đây là trung tâm truyền kinh giảng đạo và đào tạo hàng ngũ sư sãi cho đạo Phật, nhiều hội lớn có tiếng trong sử sách được tổ chức tại đây như hội ”Thiên Phật bảy ngày, bảy đêm” (1325)...
Trải qua thăng trầm của lịch sử, các công trình kiến trúc cổ của chùa Quỳnh Lâm đã bị huỷ hoại, nhưng nhiều hiện vật như tấm bia đá lớn thời Lý, khánh đá và vườn tháp... vẫn còn.
Năm 1319 Pháp Loa đã kêu gọi tăng nhân và phật tử chích máu in hơn 5.000 quyển kinh Đại Tạng cất giữ ở Quỳnh Lâm viện. Năm 1328 ông lại cho đúc một pho tượng Di Lặc. Sau đó ông tâu xin nhà vua cho được kéo tượng từ nền điện lên bảo toạ để dát vàng. Năm 1329 Pháp Loa cho đem theo một phần tro hài cốt của Nhân Tông (vị tổ thứ nhất của thiền Trúc Lâm) về đặt trong tháp đá của ở Quỳnh Lâm. Sang đầu thế kỷ 15 chùa bị phá huỷ nặng nề, phải trùng tu rất nhiều lần. Đến thế kỷ 18 (1727) chùa dựng tháp Tịch Quang bằng đá xanh (tháp mộ của nhà sư Chân Nguyên - một nhà sư có công lớn đối với chùa), tháp gồm 7 tầng cao 10 m, đỉnh tháp hình búp đa, trên tháp có gắn tấm bia ghi lại tiểu sử của sư Chân Nguyên. Đến giữa thế kỷ 18, chùa được trùng tu lớn, có cả chuông đồng, khánh đá.

Lễ hội chùa Quỳnh Lâm diễn ra từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 4 tháng 2 âm lịch, nhưng khách du xuân đến chùa trong suốt ba tháng xuân, với lòng thành kính của tất cả các tín đồ Phật tử gần xa tín tâm về đây dâng hương, lễ Phật.


--------------------
Mmm
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 15th November 2024 - 03:07 PM