Welcome Guest ( Log In | Register )

5 Pages V  < 1 2 3 4 5 >  
Reply to this topicStart new topic
> Những Quận Chúa Nổi Loạn - Alexandre Dumas, Dịch giả: Quang Thặng, Hồng Hà, Hữu Lê
Violet
post May 18 2008, 06:22 PM
Post #25


Nữ Hoàng Lướt Mạng
***

Group: Sinh Họat
Posts: 1,895
Joined: 9-April 08
Member No.: 10
Country



Phần II - Chương 9

...


Trời hửng sáng khi chiếc xe đến một ngôi làng gần đảo nhất, Canolles thò đầu ra ô cửa nhỏ giống như một cái gi-lê. Một ngôi làng xinh đẹp gồm chừng trăm nóc nhà quây quần chung quanh một giáo đường. Một tòa lâu đài ngự trị trên một ngọn đồi, lừng lững và đồ sộ như một thành trì đứng trấn.

Trong lúc ấy, cỗ xe đang leo đồi, người đánh xe bước xuống và đi bên cạnh thùng xe. Chàng bèn hỏi:

− Ông bạn, ông cũng ở vùng này đấy chứ?

− Thưa ông vâng, tôi ở Libourne.

− Vậy là ông biết ngôi làng này. Căn trắng kia là thế nào, và những ngôi nhà tranh xinh xắn ấy nữa?

− Thưa ông, tòa lâu đài ấy thuộc tài sản của dòng họ De Cambes, và làng này cũng nằm trong đất đai của họ.

Canolles khẽ rùng mình và mặt chàng từ đỏ sẫm chợt tái đi.

Đôi mắt cú vọ của Barrabas không bỏ qua thái độ ấy. Hắn hỏi Canolles:

− Cái gi-lê có làm ông bực mình lắm không?

− Không đâu... cảm ơn.

Rồi chàng tiếp tục hỏi người nông dân:

− Cái dinh cơ ấy của ai vậy?

− Của nữ tử tước De Cambes.

− Một quả phụ hãy còn trẻ?

− Rất trẻ và rất đẹp.

− Và hơn nữa rất được mọi người ngưỡng mộ.

− Dĩ nhiên, vừa có của lại vừa xinh đẹp thì thiếu gì kẻ say mê, nhất là mấy ông hoàng.

− Đúng, tôi có nghe thấy người ta nói vậy.

− Một con quỷ, thưa ông, đúng là một con quỷ!

− Một thiên thần! - Canolles nói thầm. Mỗi lần nghĩ tới Claire, chàng đều dành cho nàng rất nhiều thiện cảm - Một thiên thần!

Rồi chàng cao giọng tiếp:

− Thỉnh thoảng bà ấy có về đây không?

− Thưa ông, ít khi lắm, nhưng bà ấy đã từng ở đây trong một thời gian khá lâu, và dân trong vùng đã chịu ơn bà ấy rất nhiều. Bây giờ, bà ấy sống bên cạnh các ông hoàng, người ta nói thế.

Chiếc xe chuẩn bị xuống dốc. Người đánh xe ra hiệu cho Canolles trở lại vị trí cũ. Chàng cũng sợ Barrabas sẽ nghi ngờ mình về những sự hỏi han ấy, bèn thụt đầu vào.

Và xe bắt đầu đi theo nước kiệu của ngựa.

Trong vòng một khắc đồng hồ, Canolles đắm chìm trong suy tư, còn Barrabas vẫn không rời mắt canh chừng chàng.

Nhưng rồi xe dừng lại.

− Chúng ta ngừng ở đây để ăn trưa? - Canolles hỏi.

− Thưa ông, chúng ta đã đến nơi rồi. Đây là đảo Saint - Georges, chỉ còn phải qua sông nữa thôi.

Canolles thầm nghĩ: "Thật thế, rất gần mà lại cũng rất xa".

− Thưa ông, họ đã tới đón chúng ta. - Barrabas nói - Xin ông sửa soạn đi là vừa.

Gã cai tù thứ hai của Canolles, ngồi bên người đánh xe nhảy xuống đất, lấy chìa khóa ra để mở cửa xe. Vì là xe chở tù nên phải khóa rất kỹ.

Canolles hướng về phía tòa lâu đài lúc ấy không còn trông thấy nữa, rồi lại nhìn pháo đài, nơi chàng sẽ bị giam hãm không biết là trong bao lâu. Chàng cũng nhận thấy có bờ sông bên kia một con đò, và cạnh chiếc đò ấy, một cái đò với tám người lính và một thầy đội.

Canolles cất tiếng hỏi Barrabas:

− Đó là những ông cai tù mới của tôi có phải không?

− Thưa ông, tôi muốn trả lời ông ghê lắm, nhưng quả thật tôi chả biết gì hết.

Trong lúc ấy, sau khi ra hiệu cho người lính đứng gác ở cửa pháo đài, viên đội và tám binh sĩ xuống đò để qua sông. Họ đặt chân lên bờ đúng vào lúc Canolles bước xuống xe.

Viên đội tiến lại gần chàng và chào theo kiểu nhà binh.

− Thưa có phải tôi được hân hạnh nói với nam tước Canolles, đại úy thuộc trung đoàn Navailles không? - Viên đội hỏi.

Canolles ngạc nhiên vì sự lễ độ của người ấy. Chàng đáp:

− Thưa phải.

Người lính mời chàng bước xuống thuyền.

Canolles lại được xếp ngồi giữa hai người cai tù. Tám người lính và viên đội bước xuống sau chàng. Con thuyền rời bến. Canolles ném một cái nhìn cuối cùng về nơi De Cambes phu nhân đã từng để lại dấu vết của mình, và lòng không khỏi cảm thấy ngậm ngùi.

Đám người lại lên bờ rồi tiến vào một cửa vòng cung, có lính gác đi lại ở phía trước.

Toán binh sĩ dừng lại. Viên đội tách ra khỏi hàng rồi đi tới chỗ người lính gác nói với hắn một đôi câu.

− Tập họp! - Người lính gác lớn tiếng hô.

Ngay sau hiệu lệnh, nhóm người còn lại trong đồn cùng với toán binh sĩ đi theo viên đội vội vàng xếp thành đội ngũ đứng ở trước cửa.

Viên đội nói với Canolles:

− Thưa ông, xin mời ông lại đây.

Tiếng trống nổi lên như trống trận.

"Thế nghĩa là sao đây?" - Chàng trai trẻ thầm hỏi.

Rồi chàng tiếng lại, lòng bâng khuâng không hiểu chuyện gì đang diễn ra, bởi vì tất cả những sự chuẩn bị nghênh đón long trọng ấy là để dành cho một thượng cấp chứ không phải cho người tù.

Cũng chưa hết: Canolles đã không để ý, vào lúc chàng xuống xe, tại nơi cửa sổ nơi dãy phòng của tổng đốc, đã có một sĩ quan đứng chăm chú theo dõi mọi diễn tiến.

"Ái chà!" - Canolles nói - "Đây là vị chỉ huy pháo đài tới để nhận "khách trọ" đây!"

Trong khi người sĩ quan tiến lại, Canolles đã kịp thời chỉnh đốn lại tư thế để giữ đúng tư cách của mình.

Cách Canolles vài bước, viên sĩ quan ngả mũ ra, cầm ở tay và hỏi:

− Thưa có phải tôi được hân hạnh tiếp chuyện với nam tước Canolles không?

− Thưa ông, quả thật tôi bối rối về sự trọng vọng của ông. Vâng, tôi là nam tước De Canolles. Bây giờ xin ông hãy đối xử với tôi theo cung cách của một sĩ quan đối với một sĩ quan khác, và cho tôi ở một chỗ nào tương đối thôi, tùy theo khả năng của ông.

− Thưa ông, chỗ ở của ông rất đặc biệt, nhưng cũng xin báo trước để ông rõ: Người ta mới chỉ sửa sang lại để thêm chút tiện nghi thôi.

Canolles mỉm cười:

− Tôi phải biết cám ơn ai về những sự chu đáo lạ lùng ấy?

− Nhà vua, thưa ông, chỉ có nhà vua mới làm tốt được tất cả những gì ngài muốn.

− Đương nhiên, thưa ông, nhân tiện ông có thể cho tôi hỏi thăm một vài điều.

− Nếu ông ra lệnh, thưa ông thì tôi xin tuân theo vì toàn bộ đơn vị đang chờ đợi ông để trình diện.

"Trời đất!" - Canolles nghĩ thầm "Cả một đơn vị trình diện một anh tù, hay là luật lệ ở đây như vậy?" - Rồi chàng lớn tiếng:

− Thưa ông, chính tôi mới là người theo lệnh ông, và sẵn sàng đi theo ông tới bất cứ đâu ông muốn.

− Xin phép ông - Viên sĩ quan nói - cho tôi được đi trước để thêm phần long trọng.

Canolles đi theo hắn, bụng bảo dạ không ngờ số hên lại vớ được một anh chàng dễ thương và lịch thiệp đến thế.

Barrabas tiến lại gần Canolles và nói nhỏ:

− May cho ông rồi đó. Với ông sẽ chỉ có một cuộc thẩm vấn bình thường thôi: Có bốn ấm thôi.

− Càng hay, bụng tôi sẽ bớt phình đi được một nửa.

Tới sân tòa thành, Canolles thấy một toán binh sĩ trong đơn vị súng ống nườm nượp, đội ngũ tề chỉnh. Và người sĩ quan dẫn đường tuốt gươm ra, nghiêng mình trước mặt chàng.

Canolles nghĩ thầm: "Lạy Chúa! Cái gì mà ghê gớm thế này!"

Cùng lúc ấy tiếng trống rền vang dưới mái vòm phía bên kia, Canolles quay lại, và một toán thứ hai từ trong mái vòm ấy, tiến ra đứng xếp hàng đằng sau toán thứ nhất.

Viên sĩ quan trình lên Canolles hai cái chìa khóa.

− Thế là sao? - Nam tước hỏi - Ông làm cái gì đây?

− Chúng tôi đã hoàn tất việc tiếp đón theo nghi thức.

− Nhưng ông định cho tôi là ai mới được chứ? - Canolles ngạc nhiên đến tột độ hỏi.

− Tất cả những nghi thức ấy là dành cho nam tước De Canolles.

− Và sau đó?

− Tổng đốc chỉ huy đảo Saint - Georges.

Canolles hoa cả mắt suýt té ngửa.

Viên sĩ quan nói tiếp:

− Lát nữa đây, tôi sẽ có hân hạnh đệ lên ông tổng đốc những giấy tờ về việc bổ nhiệm tôi mới nhận được sáng nay, kèm theo lá thư báo cho tôi biết rằng ông tổng đốc sẽ đến vào hôm nay.

Canolles nhìn Barrabas. Đôi mắt cú vọ của hắn tròn xoe nhìn Canolles với một vẻ kinh ngạc tột độ. Rồi Canolles lắp bắp:

− Vậy tôi là tổng đốc đảo Saint - Georges?

− Vâng, thưa ngài. - Viên sĩ quan đáp - Và chúng tôi rất sunh sướng được đức vua chọn cho một vị chỉ huy như thế.

− Ông chắc là không có sự nhầm lẫn chứ? - Canolles hỏi.

− Thưa ngài, xin mời ngài theo tôi về phòng riêng và ngài sẽ nhìn thấy tước vị của ngài.

Canolles như người sống trong mơ. Thực tại này quả rất xa với những điều chàng đang chờ đợi. Chàng đi theo sự chỉ dẫn của viên sĩ quan, giữa những tiếng trống lại bắt đầu nổi lên, trước hàng quân đang nghiêm chỉnh bồng súng chào. Rồi thì dân chúng trong pháo đài cũng ào ra để hoan nghinh và nhất là để xem mặt vị tổng đốc mới của mình. Chàng hết chào bên phải lại bên trái, mặt hơi tái đi vì xúc động và tim đập rộn ràng.

Sau đó, Canolles bước vào một phòng khách sang trọng. Từ những cửa sổ, trước hết chàng nhận ra rằng, người ta có thể nhìn thấy lâu đài De Cambes ở phía xa xa. Chàng đọc các giấy tờ về việc bổ nhiệm mình vào chức vụ tổng đốc đảo Saint - Georges do hoàng hậu ký và phó thự bởi công tước D'Epernon.

Không còn sự sửng sốt nào hơn nữa, Canolles ngả người trên ghế bành.

Sau tất cả những đón tiếp linh đình, sau khi đã đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, Canolles thèm muốn được biết một cách chính xác nguyên nhân vì đâu hoàng hậu lại giao phó cho chàng cái chức vụ này. Từ nãy đến giờ chàng chỉ đăm đăm nhìn xuống dưới sàn để suy nghĩ, lúc này chàng mới ngước mắt nhìn lên.

Và chàng thấy trước mắt mình anh chàng giải tù Barrabas. Hắn cũng nhạc nhiên không kém gì chàng, từ địa vị một cai tù, bây giờ hắn trở thành gia nhân của chàng.

− À! Hóa ra là ông, thưa sư phụ Barrabas. - Canolles nói.

− Thưa ngài tổng đốc, chính tôi.

− Hãy giải thích cho tôi tất cả những cái gì đã xảy ra, khiến tôi tưởng như sống trong mơ.

− Tôi xin kể đầu đuôi với ngài, lúc tôi nói về vụ thẩm vấn đặc biệt nghĩa là tám cái ấm, sự thật có thiên hạ chứng giám tôi chỉ muốn làm sao cho ngài đỡ sợ, vì nếu ngài bị liệt vào loại đặc biệt thì còn ghê gớm hơn nhiều.

− Vậy ra ông cũng nghĩ rằng...

− Rằng tôi dẫn ngài đến đây để người ta tẩn cho ngài một trận nhừ tử.

Canolles bất giác rùng mình sởn ráy. Chàng nói:

− Cám ơn. Bây giờ ông nghĩ sao về vụ của tôi?

− Dạ, thưa ngài...

− Hãy làm ơn trình bày rõ hơn một chút.

− Thưa ngài, theo tôi thì nó như thế này: Hoàng hậu đã thông cảm được những nỗi khó khăn trong cái sứ mạng đã giao phó cho ngài. Bởi thế, sau khi cơn giận qua đi, hoàng hậu ân hận, bà đã nghĩ lại và ban thưởng cho ngài để đền bù cho ngài một sự khiển trách quá đáng.

− Nghe không lọt tai. - Canolles đáp.

− Không lọt tai, ngài nghĩ vậy sao?

− Lại hơi vô lý.

− Vô lý?

− Phải.

− Nhưng dẫu sao đó vẫn là sự thật, một sự thật có thể sờ mó được. Và xin ngài nhận lấy lời chào mừng kính cẩn của tôi. Tại Saint - Georges này, ngài có thể sung sướng như một ông vua, rượu vang đệ nhất hạng, chim muông được cung cấp từ đồng bằng, và các thứ hải sản, thủy sản thì vô thiên lủng, rồi lại còn những phụ nữ trên đảo nữa. Thưa ngài, chà, quả là một phép lạ!

− Được lắm. Tôi sẽ gắng theo lời khuyên của ông, cầm lấy cái "bông" này, rồi đưa qua thủ quỹ, họ sẽ giao cho ông mười Pistoles. Lẽ ra tôi có thể lấy túi tiền cho ông, nhưng bao nhiêu tiền của tôi ông đã lột hết mất rồi...

− Thưa ngài, đó là tôi đã làm lợi cho ngài. - Barrabas kêu lên - Bởi vì nếu ngài đút lót cho tôi, hẳn ngài đã trốn đi, và một khi ngài trốn thoát, ngài đâu có được cái địa vị cao quý như hiện tại.

− Lý luận rất sắc bén, thưa "sư phụ" Barrabas. Về phương diện logic, tôi có thể xếp ông vào hạng nhất. Trong khi chờ đợi, hãy cầm lấy cái "bông" này coi như một bằng chứng về tài hùng biện của ông.

− Thưa ngài, tôi thiết tưởng chả cần phải qua viên thủ quỹ làm chi?

− Thế nào, ông từ chối? - Canolles ngạc nhiên thốt lên.

− Không phải vậy. Nhờ trời, tôi không có kiểu sĩ diện giả dối như vậy, có điều tôi nhìn thấy trên lò sưởi của ngài một cái hộp con rất đẹp chuyên để đựng tiền.

− Ông biết là hộp đựng tiền à, hở "sư phụ" Barrabas? - Canolles hết sức ngạc nhiên, bởi vì trên lò sưởi quả có một cái hộp con bằng sứ khảm bạc phủ lớp men của thời phục hưng.

Chàng nói:

− Chúng ta thử xem những dự đoán của ông có đúng không?

Canolles nhấc nắp hộp ra và thấy túi tiền, bên trong có một ngàn Pistoles với một mảnh giấy ghi:

"Quỹ đặc biệt của ngài tổn đốc Saint Georges".

− Hoàng hậu quả là chu đáo! - Canolles đỏ mặt nói.

Bởi vì những kỷ niệm về Burkingham đã thoáng hiện ra trong tâm trí chàng: Có lẽ hoàng hậu hiểu rõ tâm cơ anh chàng đại úy điển trai, có lẽ hoàng hậu đã nâng đỡ chàng vì một lý do nào đấy, có thể... người ta nhớ ra Canolles là một chàng trai xứ Gascon. (Chú thích: Quận công Burkingham từng là tình nhân của hoàng hậu Anne D'Auctriche. Trong một thoáng, Canolles cho rằng hoàng hậu biệt đãi mình kiểu như với Burkingham!)

Có điều buồn thay, cái thời của Burkingham đã xưa lắm rồi. Lúc đó hoàng hậu chỉ có mười chín đôi mươi. Hai chục năm qua rồi còn gì?

Sau đó, Canolles lấy ở trong túi ra mười Pistoles và đưa cho Barrabas.

Barrabas đi ra rồi, Canolles gọi viên sĩ quan vào và yêu cầu dẫn chàng đi xem xét các nơi, tiếp xúc với một số nhân vật quan trọng trong chính quyền địa phương.

Rồi chàng đi kiểm tra các hệ thống phòng thủ trên đảo, những lô cốt, chiến hào, thành lũy, hầm ngầm, kho đạn. Tới mười một giờ trưa, mọi người ra về hết, chỉ còn lại mình chàng với viên sĩ quan.

− Bây giờ - Người sĩ quan lại gần chàng, nói một cách lấp lửng như bí hiểm - hiện có một căn phòng duy nhất tổng đốc chưa tới nơi và một người duy nhất ngài chưa gặp.

− Ông nói sao? - Canolles hỏi.

− Căn phòng của người ấy ở phía kia! - Viên sĩ quan chỉ tay về một khung cửa.

Canolles thấy cửa đóng im im. Chàng hỏi:

− Ở đó à?

− Vâng.

− Và cả người ấy nữa?

− Vâng.

− Rất tốt. Nhưng xin lỗi, ông thấy đó, tôi phải đi suốt mấy ngày đêm, mệt mỏi quá sức, lúc này đầu óc tôi rối mù, không thể tiếp ai được nữa, ông làm ơn giải thích cho.

− Viên sĩ quan tủm tỉm cười và nói:

− Sao, thưa tổng đốc, còn căn phòng...

− Của người ấy... - Canolles nói.

− Người ấy đang đợi ngài trong đó. Bây giờ ngài hiểu ra rồi chứ?

Canolles ngẩn người ra.

− Vâng, vâng, được rồi. - Chàng nói - Tôi vào được chứ?

− Dĩ nhiên, vì người ta đang đợi mà.

− Nào thì đi! - Canolles nói.

Chàng không muốn hỏi thẳng viên sĩ quan xem người đó là ai. Chàng linh cảm thấy nội vụ có chứa đựng một điều bí ẩn gì đó mà nhất thời chàng chưa đoán ra được.

Canolles đẩy cửa bước vào.

Sau bức rèm thưa, một dáng dấp quen thuộc ngồi.

Nanon!

Phải, người phụ nữ ấy chính là Nanon.

Nàng reo lên gần như tiếng nạt, toan là cho chàng sợ hãi, rồi dang rộng hai tay bá lấy cổ chàng.

Canolles đứng sau sững sờ, tay buông thõng, mắt trố ra.

− Nanon! - Chàng ríu cả lưỡi lại, không nói thêm được lời nào nữa.

Nanon càng cười và hôn chàng khắp mặt.

− Em, Nanon!

Canolles không tránh khỏi ngượng ngùng khi nghĩ về những lỗi lầm của mình đối với chung thủy của Nanon. Nhìn thấy nàng, chàng hiểu ra ngay: Mọi sự đều do tay nàng thu xếp, biến nguy thành an, để lôi chàng từ đáy vực thẳm lên chỗ ánh sáng chói lòa.

− À! - Chàng nói - Chính em đã cứu anh lúc anh rầu rĩ, lo sợ tưởng đến điên người lên được, em đã che chở cho anh, em là vị thần bảo hộ của anh.

− Đừng có gọi em là vị thần của anh, bởi vì em chỉ là một con quỷ. - Nanon nói - Chỉ có điều em đã xuất hiện đúng lúc, có phải thế không, hãy nhận đi.

− Em có lý, em yêu quý. Thật thế, anh tưởng như sắp phải chui đầu vào thòng lọng thì em tới cứu.

− Em cũng nghĩ thế. À này, một con người sáng suốt như anh, tinh khôn như anh, làm thế nào để đến nỗi bị mấy con quận chúa điêu hạnh nó lừa cho một vố như vậy?

− Đúng thế! - Chàng nói - Anh không biết, chính anh cũng chẳng hiểu nổi. (Trong lúc nói, Canolles ngượng đỏ mặt, nhưng Nanon vờ như không thấy).

− Ồ! Họ xảo quyệt lắm! Vả lại đàn ông các anh gây chiến với phụ nữ sao nổi. Người ta đã kể cho em nghe như thế nào nhỉ? Người ta bảo, tay vì bà quận chúa trẻ, người ta đưa cho anh một cô hầu gái hay một bà bồi phòng nào đó.

Canolles cảm thấy trong người như đang lên cơn sốt, làm run cả chân tay và đầu óc muốn nổ bung.

− Anh tưởng đã gặp bà quận chúa. - Chàng nói - Anh có biết mặt bà ấy đâu.

− Vậy thì là ai?

− Có lẽ cô hầu phòng.

− Ái chà, tội nghiệp thân anh, chung quy tại cái lão Mazarin khốn kiếp. Quỷ tha ma bắt lão đi. Khi giao cho người ta một sứ mạng khó khăn như thế, ít ra cũng phải đưa cho người ta một tấm ảnh để nhận diện chứ. Nếu anh có hình bà quận chúa, anh đâu đến nỗi bị nhầm người nọ với người kia. Nhưng thôi bỏ qua đi. Anh có biết cái lão Mazarin ghê tởm ấy, nại cớ anh đã phản bội nhà vua, nên định tống anh vào hầm tối không?

− Anh cũng nghĩ như thế.

− Nhưng em nói: Hãy tống anh ấy và tay Nanon! Em nói như vậy nghe có được không, anh yêu?

Dẫu hình ảnh của nữ tử tước vẫn còn thổn thức một bên tim, và những kỷ niệm với Claire hãy còn vương vấn, nhưng trước tình yêu nồng nhiệt của Nanon, chàng mềm lòng ngã quỵ.

Nanon đưa tay ra, và chàng úp mặt vào đó.

− Em đã đợi anh ở đây ư?

− Em đi tìm anh khắp Paris để đưa anh về cái chỗ ngon lành này. Em mang theo cả sắc chỉ bổ nhiệm anh, cũng bởi em biết anh đang bị nguy khốn nên đã chạy đôn chạy đáo khắp nơi để cứu anh. À mà này, chút xíu quên mất không nhắc để anh nhớ: Anh là anh của em đó, anh biết không?

− "Em đi tìm anh khắp Paris". Anh đoán ra lúc đọc lá thư của em.

− Chắc chắn người ta đã phản bội chúng ta. Lá thư em viết cho anh bị rơi vào một tên gian ác nào đó, rồi tới tay công tước. Ông ta nổi giận. Em đã nói tên anh, bảo rằng anh là anh của em, và bây giờ chúng ta có quyền công khai gặp gỡ nhau, anh gần như là có vợ rồi đó, hỡi người yêu khốn khổ của em!

Canolles bị cuốn hút bởi sự nồng nhiệt của người đàn bà ấy. Sau khi đã hôn đôi tay trắng muốt của nàng, chàng hôn lên mắt... Hình bóng của De Cambes phu nhân đã lùi xa rất xa như một kỷ niệm mờ dần.

Nanon nói tiếp:

− Em đã tiên liệu tất cả. Em vận động để cho ông D'Epernon trở thành người đỡ đầu cho anh hay hơn nữa, một người bạn anh, em đã làm dịu cơn giận của Mazarin, sau hết em chọn Saint - Georges làm chốn nương thân, bởi vì chắc anh cũng biết, trong thiên hạ đã có những đứa muốn ném đá vào người em. Trong đời, em chỉ còn có anh là yêu em một chút, anh Canolles yêu quý. Nào, hãy nói với em rằng anh yêu em.

Thế rồi nàng quàng hai tay lên cổ Canolles, đánh chìm đôi mắt đắm đuối của mình vào cặp mắt chàng trai như để thăm dò tư tưởng chàng từ phía sâu thẳm nhất của trái tim chàng.

Canolles không phải là không linh cảm được điều ấy. Chàng cũng biết Nanon không phải là một phụ nữ kém thông minh. Và chàng cũng dư hiểu, Nanon đối với chàng có một cái gì hơn cả tình yêu, hơn cả sự độ lượng: Nàng không chỉ yêu chàng mà còn bao dung với chàng nữa.

− Em đã chọn - Nanon tiếp - đảo Saint - Georges làm nơi cất giữ tiền bạc và những đồ châu báu của em, đồng thời cũng là chốn nương thân của em nữa. Em tự nhủ, ai là người yêu em có thể bảo vệ cuộc đời em? Ai là người co thể gìn giữ tài sản cho em? Ngoài anh ra, còn ai nữa? Tất cả đều trong tay anh, cuộc sống và sự giàu sang. Anh hãy canh chừng cẩn thận những cái đó cho em nhé. Hỡi người bạn trung tín và người bảo vệ trung thành của em.

Trong lúc ấy tiếng kèn rộn rã trong sân, nó cũng khiến trái tim Canolles rung lên một nhịp điệu, trước mắt chàng là cuộc tình đối với Nanon và cách chàng hơn một trăm bước, lại có một cuộc chiến ái tình thầm lặng đang đe dọa.

− Ồ phải Nanon, con người em, tài sản của em, nhất định là phải được an toàn bên anh, xin thề với em, anh sẽ chết để bảo vệ em tới phút cuối cùng.

− Cám ơn. - Nàng nói - Chàng hiệp sĩ quý phái của em, em cũng tin vào lòng can đảm và sự rộng lượng của anh. (Nàng mỉm cười tiếp) Nhưng than ôi, em lại cũng muốn tin vào tấm lòng của anh.

− Ồ! - Canolles khẽ nói - Em hãy tin chắc đi...

− Tình yêu không thể chứng tỏ bằng lời thề thốt - Nanon nói - mà chẳng hành động, thưa ông hãy chứng tỏ đi và chúng ta sẽ thề trên tấm lòng của ông.

Với đôi tay đẹp nhất trần đời, nàng quàng lấy cổ Canolles rồi áp đầu vào ngực như để nghe tiếng đập của con tim chàng.

"Bây giờ cần phải cho chàng quên đi" - Nàng nhủ thầm - "và chàng sẽ quên".
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Violet
post May 18 2008, 06:22 PM
Post #26


Nữ Hoàng Lướt Mạng
***

Group: Sinh Họat
Posts: 1,895
Joined: 9-April 08
Member No.: 10
Country



Phần II - Chương 10

...


Sau khi thấy Canolles bị áp dẫn đi, De Cambes phu nhân cùng với Pompéc trở về chỗ công chúa phu nhân.

Ông lão tùy tùng quen thói khoác lác này đã cố chứng tỏ cho cô chủ biết rằng sở dĩ bọn Cauvignac không dám bắt nàng, cũng không yêu sách tiền chuộc, chính là vì lão đã từng đi lính, có nhiều kinh nghiệm trong trận mạc. Nhưng De Cambes phu nhân đã báo thẳng cho lão biết rằng, lúc mình lâm nguy thì lão biến mất, tuyệt nhiên không còn thấy hồn vong bóng vía lão đâu nữa. Lão vẫn gân cổ cãi rằng lúc đó đang ở phía hành lang và đã tìm được một cái thang để chuẩn bị cho cuộc chạy trốn của nữ tử tước, ác một nỗi ở đó lại có hai tên lính, và chúng nó cũng tranh nhau cái cầu thang ấy, đôi bên cãi cọ, thành thử mới lằng nhằng lâu vậy.

Nhưng thực tế lại khác hẳn.

Pompéc chắc đã không ngờ mình thoát khỏi một hiểm nguy ghê gớm. Cauvignac vốn không ưa gì Pompéc, nhất là khi thấy lão vênh váo, ngực phưỡn ra như để ra vẻ ta đây là dân lính chiến. Với Cauvignac, chỉ riêng cái tội đó thôi Pompéc cũng đáng lột hết quần áo quẳng xuống sông, rồi muốn tới đâu thì tới.

Nhưng nhờ có Nanon mới dúi cho hai trăm Pistoles, coi như tiền thuê để canh chừng nam tước Canolles, cho nên Cauvignac không thèm để ý tới lão lính quèn ấy nữa, đồng thời cũng buông tha luôn cả nữ tử tước De Cambes cho trở về Bordeaux. Có điều dưới mắt Nanon, Bordeaux hãy còn quá gần đối với Canolles. Nàng muốn nữ tử tước đi sang tận Perou, Ấn Độ hay ở ngaòi cái đảo Georges gì đó.

Dù sao mặc lòng, Nanon cũng coi như mình đã ở thế thượng phong. Nàng đã dựng lên được một bức tường để ngăn cách Canolles với nữ tử tước, tình địch đáng sợ của mình. Canolles bị cầm chân ở trên đảo để phục vụ quyền lợi của nhà vua, còn Claire thì bị giam cầm vì sự nổi loạn của mình khi đứng về phe các bà quận chúa. Và Nanon vui mừng một cách hồn nhiên như những đứa trẻ, như những người tình chỉ biết có mình trên trái đất.

Tất cả sự việc đó nó đã giải thích cuộc gặp gỡ giữa Canolles và Nanon trên đảo Saint Georges.

Này xin nhắc lại sự về Bordeaux của De Cambes phu nhân.

Mặc dầu Pompéc luôn luôn khoác lác những chiến công này chiến công nọ những kinh nghiệm của một người lính già, nhưng nàng vẫn chẳng thấy an tâm chút nào, nhất là vào một chiều kia khi nàng nhìn thấy trên một con lộ xiên ngang một toán kỵ sĩ đang đi tới.

Cũng vẫn chính là những nhà quý tộc ấy: Họ trở về sau khi dự tang lễ công tước De La Rochefoucauld. Có điều De Cambes phu nhân và nhất là Pompéc không khỏi ngạc nhiên: Trong số các kỵ sĩ ấy, đã có những người bị băng bó ở chân, tay, hoặc trên trán, cần phải để cho họ tiến gần thêm chút nữa mới có thể nhận ra rằng trong số những nhà quý tộc ấy, đã có những người từng tham dự cuộc đi săn ở Chantilly.

− Đám ma hẳn đã có chuyện gì trục trặc rồi. - Pompéc nói - Phu nhân nhìn coi: Một là họ ngã ngựa, hai là bị người ta đánh.

− Tôi cũng nghĩ như vậy.

Pompéc nói một cách hãnh diện:

− Cái đó làm cho tôi nhớ lại lúc trở về sau chiến trận tại Corbie, chỉ có điểm khác là tôi không ở trong số người dũng cảm trở về mà thuộc số người dũng cảm được người ta mang về.

Claire cảm thấy lo âu trước sự việc mang những triệu chứng không mấy tốt lành ấy. Nàng hỏi Pompéc:

− Nhưng họ không có một ai chỉ huy ư? Phải có một người cầm đầu chứ? Hay là người chỉ huy đã tử trận? Pompéc thử nhìn kỹ coi!

− Thưa phu nhân, không có gì dễ hơn để nhận ra người chỉ huy trong số họ. Thông thường, trong một binh đoàn, sĩ quan cầm đầu đi ở giữa cùng với các hạ sĩ quan, lúc lâm trận, ông ta đi ở đằng sau hay ở phía sườn đạo quân. Phu nhân hãy nhìn về những phía tôi chỉ và phu nhân sẽ đoán ra được.

− Tôi không trông thấy gì hết, nhưng hình như họ đang đi theo chúng ta, thử quay lại mà coi...

− Hừm! Hừm! Không, không, thưa phu nhân. - Pompéc ho lên sù sụ và không dám quay cổ lại - Không có ai hết, nhưng kìa, cái đường de thành gươm mạ vàng... người dắt trên mũ một cái lông chim màu đỏ... mà còn ai trông giống như ngài De Turenne?... Không, kỳ cục thiệt. Lúc này có chi nguy hiểm nữa đâu mà không thấy ông xếp ló đầu ra, thật khác xa với cái lần ở Corbie...

− Ngài nhầm rồi, thưa ngài Pompéc! - Một giọng nói đầy vẻ giễu cợt vang lên từ phía sau khiến Pompéc tá hỏa tinh, suýt tí nữa thì té xuống ngựa - Ngài nhầm mất rồi, còn tệ hại hơn trận Corbie nhiều.

Claire quay phắt người lại và nhận thấy cách mình mấy bước, một kỵ sĩ dáng dấp tiều tụy đang nhìn mình đăm đăm bằng đôi mắt ti hí và sáng long lanh giống như mắt của loài cáo.

− Hoàng thân De Marsillac! - Claire xúc động kêu lên - Ngài vẫn được mạnh giỏi.

− Thưa phu nhân, hãy gọi tôi là quận công De La Rochefoucauld, bởi vì bây giờ phụ thân tôi mất rồi, cho nên tôi được thừa kế danh hiệu của ngài, dù tốt hay xấu tôi cũng phải mang nó suốt đời.

Claire ngập ngừng nói:

− Ngài trở về...

− Chúng tôi trở về từ trận địa và đã bị đánh bại, thưa phu nhân.

− Thua trận? Ngài?

− Thưa phu nhân, tôi vốn không hay khoe khoang và tôi đã nói thật về tôi cũng như về những người khác, tôi có thể nói rằng chúng tôi trở về trong vinh quang, nhưng thực tế chúng tôi đã thất trận, bởi vì kế hoạch của chúng tôi ở Saumur đã không thực hiện được. Tôi tới chậm quá do sự đầu hàng cuả Jarzé, chúng tôi dã bi mất cứ điểm quan trọng ấy. Từ nay, giả thử như công chúa phu nhân giữ được Bordeaux như đã tiên liệu, chiến cuộc sẽ tập trung vào Guyenne.

− Nhưng thưa ngài, theo sự hiểu biết của tôi, nếu Saumur đã đầu hàng thì tại sao tất cả những nhà quý tộc ấy lại bị thương như vậy?

Marsillac ngẩng câu đầu, hãnh diện nói:

− Bởi vì chúng tôi đã đụng độ với một vài toán quân của hoàng gia.

− Và ngài bị đánh bại?

− Ồ! Lạy Chúa! Vâng, thưa phu nhân.

Nữ tử tước hạ giọng:

− Như vậy, máu người Pháp đã đổ do chính bởi những người Pháp. Và thưa quận công, ngài là một ví dụ.

− Tôi, thưa phu nhân.

− Ngài rất trầm tĩnh, lạnh lùng và sáng suốt. Nhưng ngài không bị thương đấy chứ?

− Lần này tôi có may mắn hơn lần ở Lignes và Paris. Tôi đã ngỡ mình chán ngán cuộc nội chiến này rồi, và chẳng muốn dấn thân vô đó nữa, nhưng tôi đã sai lầm. Mình tính một đường nhưng cuộc đời lại lôi cuốn đi một lối khác, và nó làm đảo lộn tất cả.

De Cambes phu nhân mỉm cười, nàng nhớ tới một câu nói của De La Rochefoucauld: Vì đôi mắt đẹp của De Longuevilles phu nhân, ta có thể gây chiến với các vị vua chúa, và cả với các thánh thần nữa.

Nụ cười ấy không lọt qua đôi mắt cáo của quận công Marsillac. Ông ta không để cho nữ tử tước có thì giờ suy nghĩ thêm, bèn nói:

− Nhưng thưa phu nhân, trên thực tế, chính phu nhân mới là kiểu mẫu của sự anh dũng. Xin phu nhân nhận lấy lời khen ngợi của tôi.

− Tại sao vậy?

− Phu nhân đi một mình với một người hầu duy nhất, riêng điều đó cũng đủ để nói lên rồi. Ồ! Tôi lại còn được nghe người ta nói về thái độ cao đẹp của phu nhân ở Chantilly. Phu nhân, người ta đoán chắc với tôi đã hạ được cái anh chàng sĩ quan khốn khổ trong quân đội hoàng gia... Chiến thắng dễ dàng, có phải không thưa phu nhân? - Marsillac thêm vào câu nói ấy một nụ cười, một cái nhìn, nó chứa đựng biết bao nhiêu điều không tiện nói ra.

− Thế là sao?

− Tôi nói dễ dàng, bởi vì để đương đầu với ông ta, phu nhân đã sử dụng một thứ vũ khí đặc biệt của mình. Tuy nhiên, điều tôi phục nhất, theo như câu chuyện người ta kể lại...

Cặp mắt ti hí của Marsillac lại như xoáy vào người nữ tử tước.

Đối với De Cambes phu nhân, nàng không thể để cho mình lâm vào thế rút lui trong danh dự. Và nàng chuẩn bị một cuộc phản kháng:

− Nói đi, thưa quận công, hãy nói điều ông phục nhất.

− Thưa phu nhân, đó là cái khôn khéo cực kỳ của phu nhân trong việc diễn xuất một vai trò trào lộng. Vâng, nếu tôi tin vào những lời người ta nói thì viên sĩ quan ấy hình như đã gặp người hầu của phu nhân và cả phu nhân nữa.

Nhưng câu nói ấy cũng chẳng gây được một tác động gì đối với De Cambes phu nhân. Nàng thản nhiên hỏi lại:

− Ngài bảo rằng ông ta đã từng gặp tôi?

− Xin phu nhân hãy lưu ý cho một điểm như thế này: Đó không phải là tôi nói mà do một nhân vật mơ hồ nào đấy thường được gọi là "người ta", và một khi đã sử dụng đến từ ngữ ấy thì ngay đến nhà văn cũng đành chịu thôi.

− Thế ông ta đã gặp tôi ở đâu?

− Người ta nói trên đường đi Libourne đến Chantilly, trong một ngôi làng tên là Jaulnay. Có điều cuộc hội kiến không lâu: Nhà quý tộc ấy đã nhận được lệnh của D'Epernon phải đi ngay về Mantes.

− Thưa quận công, nếu nhà quý tộc ấy đã từng gặp tôi, tại sao ông ta lại không nhận ra tôi?

− A! Cũng chính lại là cái người ta như tôi vừa nói với phu nhân đã trả lời hết mọi sự, người ta bảo rằng cuộc hội kiến đã diễn ra trong bóng tối nên hai người không rõ mặt nhau.

− Thưa quận công, lần này chính tôi cũng không hiểu, thực ra ngài muốn nói gì?

Marsillac giả bộ thực thà đáp:

− Có lẽ là những tin đồn sai lạc. Vả lại, cuộc gặp gỡ lần đầu chỉ diễn ra trong chốc lát không nhẽ lại ảnh hưởng tới lần thứ hai?

− Sao lại có thể thế được, một khi chính ngài đã nói ra, đó là một cuộc hội kiến trong bóng tối.

− Thưa phu nhân đúng vậy. Tôi đã lầm, trừ phi trước khi có cuộc hội kiến ấy, viên sĩ quan nọ đã để ý tới phu nhân, và chuyến đi Jaulnay của phu nhân sẽ không còn là một cuộc...

− Và sẽ là cái gì? Thưa quận công, xin ngài hãy thận trọng trong lời nói của ngài.

− Cho nên, phu nhân thấy đó, tôi đã ngừng lại ngay, tiếng Pháp của chúng ta nghèo nàn quá, đến nỗi tôi tìm mãi cũng không ra một từ ngữ nào thích hợp với ý nghĩ của tôi. Nó sẽ là... một "oppuntamento" như người Ý nói, hoặc một "assignation" như người anh nói.

− Nhưng thưa quận công, nếu tôi không lầm, hai từ ngữ ấy dịch ra tiếng Pháp đều có nghĩa là "hò hẹn".

− Hóa ra tôi đã rơi đúng vào người giỏi cả hai sinh ngữ. Thưa phu nhân, xin tha lỗi cho tôi, hình như tiếng Ý và tiếng Anh cũng nghèo như tiếng Pháp vậy.

Claire thấy tưng tức ở phía trái tim. Nàng phải vuốt mạnh vào ngực một cái để cho dễ thở. Nàng vừa chợt nhớ ra một điều nàng vẫn thường nghi ngờ: Marsillac nêu lên chuyện đó chẳng qua chỉ vì ghen tuông, đã có một thời gain, mặc dù vẫn còn đeo đẳng bà De Longuevilles, ông ta cũng cứ bám theo nàng để tán tỉnh. Tuy nhiên, đối với một người có nhiều thế lực như ông ta, nàng không muốn công kích một cách quá đáng.

− Thưa ngài, trong những tình huống như chúng ta hiện tại, nếu ông Mazarin ở vào địa vị ngài, hẳn là ông ấy sẽ không đứng vững.

− Thưa phu nhân, hình như giữa ông tể tướng thân mến ấy và tôi có một vài điểm tương đồng, thành thử tôi cũng chẳng thấy có một lý do nào để gây chiến với ông ta. Cho nên tôi chỉ cố sao không tỏ ngọn ngành được đủ mọi chuyện.

− Ngay cả những bí mật của các đồng minh của ngài, nếu họ có?

− Phu nhân vừa phát biểu một câu để suy diễn một cách sai lạc đi nếu người ta hiểu đó là một bí mật của phụ nữ, chuyến đi ấy và cuộc gặp gỡ ấy không lẽ là một bí mật sao?

− Thưa quận công, những lời phát biểu của ngài mới chỉ đúng có một nửa. Cuộc gặp gỡ là một tình cờ, nhưng chuyến đi là một bí mật và hơn nữa, sự bí mật của chuyến đi lại chỉ có tôi và công chúa phu nhân biết được mà thôi.

Quận công cười tủm tỉm trước sự nhanh trí của nữ tử tước.

− Ngoài phu nhân và công chúa phu nhân, còn cả một số người khác cũng biết nữa chứ: Ông Lenet và ông Richon, bà Tourville và còn ông bá tước De Canolles nào nữa mà như ông ấy là anh của phu nhân, chắc phu nhân sẽ nói rằng bí mật sẽ không từ trong gia đình lọt ra ngoài.

Thấy ông ta hơi cau mày, Claire cười để ông ta khỏi nổi giận.

− Thưa quận công, có một điều thú vị ngài biết không?

− Không, hãy cho tôi biết đi, thưa phu nhân, nếu đó là một bí mật, tôi xin hứa sẽ giữ kín và chỉ nói cho ban tham mưu của tôi biết thôi.

− Trong chuyến đi công cán ấy, ngài có biết công chúa phu nhân đã chỉ định ai cùng đi với tôi không?

− Không.

− Chính ngài đó.

− Phải. Tôi nhớ ra rồi. Công chúa phu nhân có hỏi tôi nếu tôi có thể tháp tùng một nhân vật đi Paris.

− Và ngài đã từ chối.

− Tôi phải ở lại Poitou vì những công việc cần thiết.

− Vâng, ngài đã nhận ở đó.

Ông ta lại gần nàng và hỏi:

− Thưa phu nhân, đó là một sự trách cứ?

− Không phải, thưa công tước, trái tim ngài đã đặt đúng chỗ, và thay vì trách móc, đó là những lời khen ngợi đối với ngài.

− Hừ! Giá tôi được đi cùng với phu nhân trong chuyến đi ấy!

− Thì sao?

− Thì tôi đã không đi Saumur. Dù sao tôi cũng chẳng phàn nàn gì về sự không may của mình một khi nó đem lại cho một cái may chung.

− Ngài muốn nói gì, thưa công tước, tôi không hiểu.

− Tôi muốn nói nếu tôi đi cùng với phu nhân thì phu nhân đâu có gặp viên sĩ quan ấy, và rõ ràng là trời đã phù hộ cho chính nghĩa của chúng ta khiến cho Mazarin lại cử chính anh chàng ấy tới Chantilly.

Claire nói với một giọng nghẹn ngào bởi một niềm đau và những kỷ niệm mới đây:

− Xin ngài đừng đùa cợt trên nỗi đau khổ của người sĩ quan ấy.

− Tại sao? Phải chăng đó là một nhân vật khả kính?

− Vâng, bởi vì những nỗi đau thương lớn thường chỉ đổ xuống đầu những người có tâm hồn cao quý. Có thể trong giờ phút này người sĩ quan ấy đã chết và ông ta đã trả giá cho sự sai lầm hay sự tận tụy của đời mình.

− Chết vì tình? - Marsillac hỏi.

− Chúng ta nên nói một cách nghiêm túc, thưa công tước ngài hẳn biết nếu tôi trao trái tim cho người nào, sẽ không phải là những hạng người gặp gỡ ở giữa đường giữa chợ. Tôi xin nói để ngài biết con người đau khổ ấy đã bị bắt giữ ngay hôm nay do lệnh của Mazarin.

− Bị bắt! Sao phu nhân biết? Lại do một cuộc gặp gỡ...

− Ô! Lạy Chúa! Vâng. Tôi đi qua Jaulnay... ngài biết Jaulnay chứ?

− Biết rõ, tôi đã bị một mũi gươm vào vai tại đó... Jaulnay có phải chính là ngôi làng mà câu chuyện đã nêu ra không?

− Hãy bỏ qua cái gọi là "câu chuyện" thưa công tước. - Claire đỏ bừng mặt đáp - Tôi đi qua Jaulnay và tôi nhìn thấy một toán người vũ trang bắt giữ tôi rồi dẫn đi một người đàn ông, người đàn ông ấy chính là viên sĩ quan đó. Ông ta là một người đáng thương xót.

− Thương xót! Tôi, ô thưa phu nhân, tôi đâu có thì giờ để xót thương, nhất là đối với những người tôi không quen biết.

Claire liếc mắt nhìn bộ mặt xanh xao của De La Rochefoucauld và cặp môi mỏng dính mỗi khi cười lại nhăn nhúm của ông ta, nàng khẽ rùng mình.

− Thưa phu nhân tôi muốn có hân hạnh được tiếp phu nhân xa hơn một chút, nhưng tôi phải đưa một đội binh đến Montrond, hai mươi nhà quý tộc có diễm phúc hơn tôi sẽ bảo vệ phu nhân đến tận chỗ quận chúa phu nhân. Xin phu nhân cho tôi gởi lời chào tôn kính của tôi tới quận chúa phu nhân.

− Thế ra ngài không đi Bordeaux? - Claire hỏi.

− Không, tôi đi Turenne để tiếp xúc với Bouillon.

Nói đoạn, ông ta nghiêng mình từ giã nữ tử tước.

Claire nhìn theo ông ta thầm nói:

"Tình thương của ông ta? Và ông ta đã thốt ra một câu tôi đâu có thì giờ để thương xót".

Nàng nhìn thấy một toán kỵ sĩ tách khỏi để tiến về phía nàng, số còn lại tiến sâu vào khu rừng bên cạnh.

Hai ngày sau, De Cambes phu nhân mới về đến chỗ bà quận chúa phu nhân.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Violet
post May 18 2008, 06:22 PM
Post #27


Nữ Hoàng Lướt Mạng
***

Group: Sinh Họat
Posts: 1,895
Joined: 9-April 08
Member No.: 10
Country



Phần II - Chương 11

...


De Cambes phu nhân thỉnh thoảng nhớ tới thái độ của La Rochefoucauld và không khỏi thấp thỏm. Nàng nghĩ đến ông ta có thể căm hận mình. Nhưng rồi, tự thấy mình trẻ, đẹp, giàu có, lại có nhiều ân sủng, nàng cho rằng sự căm hận ấy có còn tồn tại đi chăng nữa, cũng chẳng thể ảnh hưởng gì đến đời nàng.

Tuy nhiên, có phòng ngừa cũng vẫn hơn. Cho nên nàng áp dụng phương thức đi bước trước. Nhân lúc quận chúa phu nhân ngợi khen về những công việc nàng đã hoàn tất, nàng bèn nói:

− Thưa phu nhân, do sự mến thương em nên người quá khen, thật ra em chưa xứng đáng, vì một vài kẻ đã cho rằng viên sĩ quan, người bị chúng ta đánh lừa, đã biết rõ ai là quận chúa phu nhân thật, ai là giả.

Tất nhiên quận chúa phu nhân không bao giờ chấp nhận cái giả thuyết ấy, trong khi bà ta đinh ninh rằng việc tráo người của mình rõ ràng là một thắng lợi hoàn toàn.

− Phải, Claire thân mến, ta biết, đó chỉ là những tin đồn. Có thể sau khi biết mình bị lừa, chính nhà quý tộc của chúng ta đã tung ra những tin ấy để cho khỏi bẽ mặt đấy thôi. À mà này, hình như em có nói với ta là đã gặp ông De La Rochefoucauld trên đường đi phải không?

− Vâng, thưa phu nhân.

− Ông ấy kể chuyện gì mới không?

− Ông ta đi Turenne để thương lượng với ông Bouillon hay người ấy ai sẽ nắm quyền tư lệnh của quân đội chúng ta? Nhưng ta đã có cách để hòa giải họ: Một phương án của bà De Tourville.

Claire mỉm cười khi nghe thấy cái tên ấy:

− Ồ, phu nhân đã nối lại tình thân với bà cố vấn của mình.

− Cần phải thế, bà ấy gặp chúng ta - Lenet và ta - ở Montrond, mang theo một chồng giấy dầy cộm làm chúng ta cười muốn chết. Bà ấy bảo đó là thành quả của nhiều đêm làm việc chăm chỉ, và mang tới để cống hiến vào công việc chung.

− Chắc là một bài diễn văn tràng giang... Thế phu nhân trả lời sao?

− Ta nhường lời cho ông Lenet. Ông ta nói "Thưa bà, chúng tôi không bao giờ nghi ngờ thiện chí cũng như nhiệt tâm của bà, việc làm của bà hết sức quý giá, nhưng quận chúa phu nhân và tôi mỗi ngày..." Tóm lại, ông ấy nói cũng dài không kém gì một bài diễn văn, khiến bà bùi tai để rồi cuối cùng giao cho ông ấy cái phương án.

− Nội dung?

− Không phong chức tư lệnh cho ông Bouillon và ông De La Rochefoucauld, mà phong cho ông Turenne.

− Thế nào? - Claire nói - Có vẻ như lần này bà cố vấn đã cố vấn hơi nhiều, ông nghĩ sao, thưa ông Lenet?

− Tôi nghĩ bà tử tước đã có lý và bà đã cho chúng tôi thêm một phiếu trong cuộc bàn cãi. (Lenet vừa đi vào, tay cầm một xấp giấy cũng nặng chẳng kém gì của bà De Tourville) Có điều ông Turenne không thể xa rời đạo quân miền Bắc và phương án của chúng ta lại đòi hỏi ông tiến về Paris khi nào Mazarin và hoàng hậu uy hiếp Bordeaux.

− Cô bạn thân mến thấy không, ông Lenet là một con người hoàn chỉnh. Cho nên chẳng phải ông Bouillon, cũng chẳng phải ông De La Rochefoucauld và ông Turenne là tổng tư lệnh. Vì tổng tư lệnh của chúng ta chính là Lenet.

− Nhưng ông cầm cái gì ở trong tay đó, phải chăng là một bản tuyên cáo?

− Vâng, thưa phu nhân.

− Của bà De Tourville phải không?

− Đúng vậy, thưa phu nhân, trừ một vài điểm về từ vựng, về văn phong, chắc phu nhân cũng rõ...

− Tốt, cũng tốt thôi. - Quận chúa phu nhân cười - Không nên câu nệ từng chữ, cốt nhất là ở tinh thần.

− Thưa phu nhân đã xong xuôi tất cả.

− Thế ông Bouillon ký ở đâu?

− Trên cùng một hàng với ông De La Rochefoucauld.

− Nhưng ông De La Rochefoucauld sẽ ký ở bên dưới chữ ký của quận công D'Enghien.

− Quận công D'Enghien không nên ký vào một văn bản như vậy. Một đứa bé? Hãy nghĩ đến chuyện đó, Lenet.

− Tôi đã nghĩ rồi, thưa phu nhân. Khi nhà vua băng hà, thái tử lên kế vị, và nếu một ngày nào đó... Tại sao lại sẽ không phải là gia đình De Condé lên trị vì?

− Nhưng ông De La Rochefoucauld sẽ nói sao? Ông Bouillon sẽ nói sao?

− Thưa phu nhân, người thứ hai sẽ theo gương người thứ nhất để làm cái gì người thứ nhất đã làm. Vả chăng họ muốn nói gì thì nói, với chúng ta điều đó không cần thiết.

− Cũng không nên làm họ mếch lòng quá, Lenet. - Quận chúa phu nhân nói - Chúng ta chỉ còn có họ.

− Nhưng họ đã đưa vào cái tên của phu nhân, họ hãy cứ thử đơn phương chiến đấu đi, và phu nhân sẽ thấy họ cầm cự được bao lâu?

Bà De Tourville mới về chưa đầy một phút. Bộ mặt đang rạng rỡ tươi như hoa của bà phút chốc đổi ra âu lo khi thoảng nghe thấy những lời nói sau cùng của viên cố vấn, kẻ đối đầu của bà.

Bà ta tiến lên một bước:

− Phương án tôi trình lên ngài có vẻ như không được sự hoan nghênh của ông Lenet?

− Trái lại, thưa bà! - Lenet nghiêng mình nói - Và tôi đã được thận trọng giữ lại phần lớn những nét quan trọng của văn bản, duy chỉ có, tay vì bản tuyên cáo được ký bởi quận công Bouillon hay công tước Rochefoucauld, tên của các vị ấy đứng sau tên hoàng thân.

− Ông đưa cả ông hoàng trẻ tuổi vô, thưa ông?

− Thưa phu nhân, có vậy mới hợp lý, bởi chính vì hoàng thân mà người ta chiến đấu.

− Nhưng dân chúng Bordeaux yêu cầu quận công Bouillon, tôn thờ quận công De La Rochefoucauld và không biết gì về quận công D'Enghien.

Lenet rút trong túi ra một tờ giấy và đáp:

− Phu nhân sai rồi. Đây là bức thư của ông chủ tịch hội đồng Bordeaux, ông ta yêu cầu tôi: Tất cả những tuyên cáo đều phải có chữ ký của hoàng thân D'Enghien.

− Ồ! Bỏ cái vụ hội đồng đi, Lenet. - Công chúa phu nhân la lên - Chúng ta đã khó nhọc bao nhiêu mới thoát khỏi tay hoàng hậu và Mazarin, chẳng lẽ bây giờ lại rơi vào các tay hội đồng?

− Phu nhân có muốn vào Bordeaux không? - Lenet hỏi.

− Đương nhiên.

− Thế thì đó là điều kiện "sine qua non" (Tiếng La tinh: Không thể thiếu, điều kiện bắt buộc), họ sẽ không nghênh tiếp một ai khác ngoài quận công D'Enghien.

Bà De Tourville cắn môi.

− Ông đã khuyên chúng tôi chạy trốn khỏi Chantilly, ông đã khiến cho chúng tôi phải vượt hơn một trăm năm mươi dặm để tới đây nhận lãnh một sự mạo phạm của dân Bordeaux? - Bà quận chúa nói.

− Điều phu nhân cho là mạo phạm, thưa phu nhân, lại là một vinh dự. Thật thế, còn gì vẻ vang hơn đối với quận chúa phu nhân De Condé khi họ chỉ nhận nghênh đón phu nhân thôi mà không phải là những người khác!...

− Như vậy ngay cả hai ngài công tước dân Bordeaux cũng không tiếp?

− Họ chỉ tiếp có phu nhân.

− Một mình tôi làm sao qua đây?

− Ồ! Lạy Chúa, xin phu nhân cứ vô, rồi vô xong, hãy mở rộng cửa và những người khác sẽ đi theo phu nhân.

− Chúng ta đâu có thể qua mặt họ được?

− Xin thưa: Sẽ có sự can thiệp của hội đồng thành phố. Quân đội của phu nhân rồi cũng sẽ vào để bảo vệ Bordeaux.

− Vậy là Bordeaux đã bị đe dọa? - Bà De Tourville hỏi.

− Rất bị đe dọa! - Lenet đáp - Đó là lý do tại sao cần phải tiến hành gấp rút để nắm lấy tình hình. Khi chúng ta chưa có ở đó, Bordeaux có thể, vì danh dự, không mở cửa cho chúng ta, nhưng một khi chúng ta vào bên trong rồi, Bordeaux sẽ vô phương xua chúng ta ra khỏi thành lũy của họ.

− Xin ông cho biết ai đe dọa Bordeaux?

− Nhà vua, hoàng hậu, Mazarin... Quân đội hoàng gia được tuyển mộ, các kẻ thù của chúng ta đang làm chủ tình hình, đảo Saint-Georges cách thành phố có ba trăm dặm vừa mới nhận một tổng đốc mới. Dân Bordeaux sẽ cố chiếm lại đảo, và dĩ nhiên họ sẽ chiến đấu. Nhưng họ làm sao đối địch lại với những toán quân thiện chiến của nhà vua. Họ sẽ bị đánh tơi bời, họ sẽ lên tiếng kêu cứu công tước Bouillon, và De La Rochefoucauld. Thế là phu nhân đã nắm trong tay hai vị công tước ấy rồi nên có thể ra điều kiện với hội đồng thành phố...

− Nhưng sao không tìm cách mua chuộc ông tân tổng đốc còn hơn là để dân Bordeaux chịu sự thảm hại, nó có thể ảnh hưởng đến tinh thần của họ sau này.

− Nếu phu nhân đã vào Bordeaux lúc cuộc thất bại ấy diễn ra, phu nhân sẽ chẳng sợ gì hết... Còn việc mua chuộc viên tổng đốc ấy quả không thể được.

− Không thể được! Tại sao?

− Bởi vì viên tổng đốc ấy là kẻ thù của phu nhân.

− Một kẻ thù của cá nhân tôi?

− Vâng...

− Nhưng từ đâu lại có mối oán thù ấy?

− Ông ta sẽ không bao giờ buông tha phu nhân về cái chuyện bí mật ở Chantilly mà ông ta là nạn nhân... Ồ! Mazarin không phải là một lão khùng như các vị phu nhân tưởng đâu, tôi dám chịu mất đầu để không ngừng nói lên một điều trái ngược. Và chứng cớ là ông ta đã đặt ở đảo Saint-Georges, một cứ điểm quan trọng, một người phu nhân đoán thử coi?

− Tôi đã nói với ông rằng tôi hoàn toàn không thể biết người ấy là ai.

− Đó là viên sĩ quan đã làm cho phu nhân cười rất nhiều về sự vụng về của ông ta để phu nhân trốn khỏi Chantilly...

− Ông De Canolles! - Claire kêu lên.

− Vâng.

− Ông De Canolles, tổng trấn Georges!

− Chính ông ấy.

− Sao lại có thể thế! Tôi đã thấy ông ấy bị bắt giữ trước mắt tôi, dưới mắt tôi.

− Đúng thế. Nhưng ông ta có quan thầy bao che mạnh lắm, và sự thất sủng biến thành ân sủng.

Quận chúa phu nhân cười và nói:

− Khốn khổ cô em Claire! Thế mà cô lại ngỡ ông ta chết rồi.

− Ông có chắc không, thưa ông! - Claire hỏi.

Lenet, theo thói quen lại rút ở trong túi ra một tờ giấy:

− Đây là thư của Richon. Ông ta nói cho tôi biết tất cả các chi tiết về việc nhận chức của viên tân tổng đốc, ông ta cũng tỏ ra tiếc nuối vì không được công chúa phu nhân cử tới đảo Saint-Georges.

Bà Tourville nghe xong bèn cười ngất:

− Phu nhân cử ông Richon tới đảo Saint-Georges! Hóa ra chúng ta thay quyền đức vua để bổ nhiệm tổng trấn à?

− Chúng ta có sẵn một chỗ, thưa bà - Lenet đáp - và thế là đủ.

− Chỗ nào?

Bà Tourville rùng mình khi thấy Lenet thò tay vào túi áo.

− Tờ khống chỉ của công tước D'Epernon! - Quận chúa phu nhân reo lên - Đúng thế, tôi đã quên mất nó.

− Hùm! Cái đó là cái gì? - Bà Tourville bĩu môi - Một mảnh giấy vô giá và không có gì khác.

− Thưa bà - Lenet nói - tờ giấy ấy, chúng ta rất cần nó để có được một sự bổ nhiệm người của ta. Nó sẽ làm thăng bằng cán cân lực lượng họ có đảo Saint - Georges nằm trên sông Garonness. Nó chính là điểm tựa của chúng ta.

Từ năm phút qua, sau khi thấy Lenet đề cập tới Canolles, Claire như người mất hồn, chẳng còn nghe thấy gì nữa. Lúc này, bình tĩnh trở lại, nàng mới hỏi Lenet:

− Ông có chắc chính ông Canolles, người bị bắt ở Jaulnay, hiện giờ làm tổng đốc đảo Saint - Georges không?

− Chắc lắm, thưa bà.

Quận chúa phu nhân nói:

− Chắc hẳn nội vụ phải có một cái gì đó.

− Dĩ nhiên. - Lenet nói - Có tiểu thư Nanon De Lartigues.

− Nanon De Lartigues! - Nữ tử tước De Cambes kêu lên như một kỷ niệm ghê sợ vừa nhói vào tim.

− Hừm! Đứa con gái ấy! - Quận chúa phu nhân nói một cách khinh rẻ.

− Vâng, thưa phu nhân. - Lenet nói - Cô gái ấy đã bị ngài từ chối không tiếp, và hoàng hậu không câu nệ nghi thức nên tiếp cô ấy, cho nên sau đó cô ta mới bảo rằng quận chúa phu nhân rất có thể làm như to hơn Anne D'Autriche, nhưng có điều chắc chắn Anne D'Autriche khôn ngoan hơn phu nhân. Bởi vì, xin phu nhân hiểu cho: Đó là một người đàn bà sẽ gây chiến với phu nhân ác liệt nhất. Hoàng hậu chỉ phái quân lính tới đánh phu nhân còn Nanon lại đưa những kẻ thù đến, điều đó mới đáng sợ.

Bà De Tourville nhìn Lenet nói mỉa:

− Đặt địa vị ông vào phu nhân, hẳn ông đã nghênh tiếp cô ả một cách kính cẩn.

− Không, thưa bà, tôi sẽ vui vẻ đón tiếp và tôi sẽ mua chuộc cô ấy.

− Sao! Nếu chỉ là vấn đề mua chuộc, bây giờ thực hiện đâu có muộn.

− Đương nhiên, hãy còn đủ thì giờ, duy chỉ có điều, vào thời điểm này, hình như sẽ quá đắt đối với ngân quỹ của chúng ta.

− Cái giá của cô ta lên tới bao nhiêu? - Quận chúa phu nhân hỏi.

− Năm trăm ngàn Livres trước chiến tranh.

− Nhưng bây giờ?

− Một triệu.

− Nhưng với cái giá đó tôi có thể mua ông Mazarin!

− Rất có thể - Lenet nói - nhưng thứ mua được thì ban lại thường bị giảm giá.

Bà De Tourville vốn hay chủ trương những phương thức bạo động bèn hỏi:

− Nhưng nếu ta không thể mua được thì tại sao ta không giành lấy?

− Ý kiến của bà rất hay nhưng khó thực hiện. Lý do người ta hoàn toàn không biết cô ấy ở đâu, tuy nhiên, chúng ta chả cần bận tâm về chuyện đó, trước hết chúng ta sẽ vô Bordeaux, và sau đó sẽ tiến chiếm đảo Saint-Georges.

− Không, không! - Claire kêu lên - Chúng ta hãy vô đảo Saint-Georges trước đã.

Tiếng reo ấy, thốt ra từ trái tim nữ tử tước, khiến hai vị phu nhân quay đầu về phía nàng, còn Lenet thì nhìn nàng một cách chăm chú.

− Bộ em khùng rồi ư? - Quận chúa phu nhân hỏi - Em không thấy ông Lenet bảo rằng đó là một địa điểm rất khó chiếm?

− Rất có thể - Claire nói - nhưng tôi thiết nghĩ chúng ta sẽ chiếm được.

− Em có một kế hoạch? - Bà De Tourville hỏi.

− Có lẽ! - Claire nói.

Quận chúa phu nhân cười.

− Nếu đảo Saint-Georges phải mua một cái giá đắt như ông Lenet nói, có lẽ chúng ta không đủ sức mua đâu.

− Chúng ta sẽ không mua nó, nhưng chúng ta vẫn sẽ có nó.

− Vậy là phải dùng sức mạnh. - Bà De Tourville nói - Cô bạn thân thương, cái đó cũng nằm trong kế hoạch của tôi.

− Chính thế! - Quận chúa phu nhân nói - Chúng ta sẽ cử Richon bao vây Saint-Georges, ông ấy là người trong vùng, biết rõ địa hình địa vật, để chiếm lãnh các pháo đài các vị cho là quan trọng ấy, chỉ có ông ấy mới đảm trách nổi.

− Trước khi áp dụng phương thức đó - Claire nói - thưa phu nhân, xin cho phép em dấn thân vào một cuộc phiêu lưu và nếu tôi thất bại, lúc ấy các vị sẽ tùy nghi.

− Thế nào? - Quận chúa phu nhân hỏi - Em sẽ đi tới đảo Saint-Georges ư?

− Vâng, em sẽ đi.

− Một mình?

− Em đem theo Pompéc.

− Và em không sợ gì cả?

− Em sẽ đi với tư cách của một sứ giả đi thương thuyết, và phu nhân sẽ cho em những chỉ thị cần thiết.

− À! Một ý kiến mới mẻ! - Bà De Tourville nói lớn - Nhưng theo tôi, hình như các nhà ngoại giao không tiến hành công việc một cách hấp tấp như vậy, cần phải có một sự nghiên cứu kỹ lưỡng như phương thức làm việc của ông De Tourville nhà tôi, một nhà ngoại giao có tiếng của thời đại.

− Thưa bà - Claire đáp - dẫu em có tài hèn trí mọn, nhưng em vẫn làm thế, nếu quận chúa phu nhân cho phép.

Lenet nhìn De Condé phu nhân rồi nói:

− Chắc chắn phu nhân sẽ đồng ý và tôi cũng tin rằng nếu tên đời có một người để có thể thành công trong một cuộc thương thuyết như thế, người đó chính là bà tử tước...

− Bộ không ai làm nổi sao?

− Bà tử tước sẽ thương lượng một cách đơn giản với ông De Canolles, nếu để một người đàn ông đi thay, chắc chắn ông ấy sẽ bị Canolles ném ra ngoài cửa sổ.

− Một người đàn ông thì được - Bà De Tourville nói - nhưng một người đàn bà...

− Tôi thấy để bà tử tước đi là hợp lý nhất - Lenet nói - vì bà ấy là người đầu tiên đưa ra ý kiến đó.

Trong lúc ấy có một liên lạc viên tới. Anh ta cầm bức thư của hội đồng Bordeaux.

Quận chúa phu nhân hớn hở reo lên:

− Ô! Chắc họ phúc đáp! Xích lại gần nhau để cùng xem tờ công văn.

Còn Lenet, ngồi im lặng, mặt phớt tỉnh như thường lệ, vì ông ta đã thừa biết nội dung của bức thư.

Đọc xong, quận chúa phu nhân reo lên:

− Họ yêu cầu tôi, họ kêu gọi tôi, họ chờ đợi tôi!

Bà De Tourville cũng reo mừng rối rít.

− Thưa phu nhân - Lenet nói - nhưng còn các vị công tước, còn quân đội?

− Họ không nói tới vụ đó.

− Vậy chúng ta mất hết rồi sao? - Bà De Tourville hỏi.

− Không - Quận chúa nói - bởi vì, nhờ tờ khống chỉ của quận công D'Epernon ta sẽ có Vayres để chỉ huy Dordogne.

− Và tôi - Claire nói - Tôi sẽ có Saint-Georges, nó là cái chìa khóa của Garonne.

− Còn tôi - Lenet nói - tôi sẽ có hai ngài công tước và quân đội, dĩ nhiên, nếu các phu nhân để cho tôi có thời gian thuyết phục họ.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Violet
post May 18 2008, 06:23 PM
Post #28


Nữ Hoàng Lướt Mạng
***

Group: Sinh Họat
Posts: 1,895
Joined: 9-April 08
Member No.: 10
Country



Phần III - Chương 1

PHU NHÂN TỬ TƯỚC DE CAMBES


Ngày hôm sau nữa, đoàn người đã đến gần Bordeaux, bây giờ đến vấn đề là sẽ vào thành phố bằng cách nào. Các ngài công tước cũng chỉ còn cách khoảng hai mươi dặm cùng với quân đội của họ, bởi vậy, có thể có hai cách để vào thành, hoặc hòa hưỡn hoặc là phải dùng đến vũ lực. Quan trọng nhất là phải biết chính mục tiêu nào là có lợi hơn cả: Cai trị Bordeaux hoặc tuân theo điều kiện của hội đồng thành phố. Phu nhân quận chúa tập hợp ban tham mưu của mình lại, gồm các bà De Tourville, Claire, các bà tùy tùng, và Lenet. Bà De Tourville, biết rõ kẻ đối lập với mình nên đã nhấn mạnh để ông ta không tham dự vào, viện lẽ đây là trận chiến trận mạc. Nhưng phu nhân quận chúa bảo rằng Lenet là do hoàng thân chồng bà chỉ định, nên không thể gạt ông ta ra khỏi cuộc biểu quyết, vả lại ở đây, sự có mặt của ông ta là không quan trọng lắm, vì như đã thỏa thuận trước rằng sẽ để mặc cho ông ta muốn nói gì thì nói, nhưng ý kiến của ông ta sẽ không được kể đến.

Tánh cẩn trọng của bà Tourville không phải là vô ích, bà ta đã sử dụng hai ngày đi đường vừa qua để hướng tâm trí quận chúa phu nhân về những tư tưởng hiếu chiến mà bà này vốn có chiều hướng nghiêng theo, và bà ta sợ rằng Lenet sẽ lại phá hỏng cả công việc của bà ta đã cố công xây dựng.

Thật vậy, khi mọi người đều đã họp lại, bà De Tourville trình bày kế hoạch của mình, sẽ kín đáo mời các ngài công tước cùng với quân đội của họ đến, sẽ trưng dụng, hoặc bằng vũ lực, hoặc với tính cách thỏa thuận một số tàu thuyền và vào Bordeaux theo đường sông với những tiếng hô hào - Hỡi dân chúng Bordeaux hãy về với chúng ta! Nhà Condé muôn năm! Đả đảo Mazarin!

Như vậy cuộc nhập thành của phu nhân quận chúa hoàn toàn vinh quang và bà De Tourville, bằng cách đó cũng đã trở lại với dự định của mình là chiếm Bordeaux bằng vũ lực và như vậy sẽ làm cho hoàng hậu phải sợ hãi trước một đội quân lần ra trận đầu tiên đã là một chiến thắng huy hoàng.

Lenet đều gật đầu đồng ý trước mọi vấn đề, cắt lời bà De Tourville bởi những tiếng kêu thán phục và sau khi bà ta trình bày xong kế hoạch của mình.

− Thật là tuyệt, thưa bà! - Ông ta nói - Bây giờ xin bà rút gọn lại giùm cho.

− Dễ thôi, tôi chỉ nói hai câu là đủ. - Bà phu nhân đắc thắng trả lời, bị kích động bởi chính những gì mình vừa nói ra - Giữa những làn đạn, những tiếng chuông, giữa những tiếng hò reo giận dữ hoặc ưu ái của dân chúng, mọi người sẽ được thấy những người phụ nữ yếu đuối, dũng cảm đeo đuổi sứ mệnh thiêng liêng của họ, mọi người sẽ được một đứa bé trong tay mẹ van nài hội đồng thành phố che chở cho mình. Cảnh tượng cảm động ấy sẽ không khỏi làm mềm lòng những con người điên cuồng nhất. Như vậy, chúng ta sẽ chiến thắng nửa bằng vũ lực, nửa bởi lẽ phải của sứ mạng chúng ta, mà theo tôi, đó là mục đích của phu nhân đáng kính.

Câu tóm lược mang đến hiệu quả còn lớn hơn cả bài diễn văn, phu nhân quận chúa vỗ tay, Claire mà ý muốn được cử làm người đến đảo Saint-Georges điều đình mỗi lúc mỗi thêm thôi thúc, cũng vỗ tay, viên đội trưởng đội cận vệ với ý muốn tìm kiếm những cuộc đụng độ lớn, vỗ tay, cuối cùng Lenet không chỉ vỗ tay mà còn đến bắt tay bà De Tourville đầy kính cẩn.

− Thưa bà - Ông ta kêu lên - Trước kia tôi chưa hiểu được hết đức tánh cẩn trọng của bà lớn đến dường nào, rằng bà am hiểu cặn kẽ, theo bản năng hoặc là do hiểu biết, điều này thì tôi không biết mà cũng chẳng cần quan tâm đến làm gì, vấn đề trọng đại là nội chiến và tình hình quân sự đang làm cho chúng ta phải bận tâm, giờ đây thì tôi đã hiểu rõ và xin nghiêng mình trước nữ cố vấn giỏi giang nhất mà phu nhân quận chúa có thể có được.

− Có đúng không, ông Lenet? - Bà quận chúa nói - Có đúng đây là một điều rất hay không? Tôi cũng đã có ý định như vậy. Nào chúng ta hãy nhanh lên, Vialas, hãy mang đến cho quận công D'Enghien thanh gươm nhỏ của ta đã đặt làm riêng cho cậu, cả bộ giáp của cậu nữa.

− Phải đấy, nhanh lên Vialas, nhưng xin hãy để cho tôi nói thêm một câu nữa, thưa phu nhân. - Lenet nói, trong khi bà De Tourville đương ưỡn ngực lên vì kiêu hãnh, bắt đầu sầm mặt xuống vì biết rất rõ những thâm ý của ông ta đối với mình.

− Sao? - Bà quận chúa nói - Lại còn gì nữa?

− Chẳng còn gì, thưa phu nhân, chắc chắn là như vậy, bởi vì chưa bao giờ có ai trình bày một vấn đề thật phù hợp với tánh cách của một vị quận chúa như phu nhân, và những ý kiến như vậy chỉ có thể do gia đình phu nhân mà ra.

Những lời đó khiến bà De Tourville phổng mũi thêm một lần nữa, và nụ cười trở lại đôi môi của bà. Quận chúa đang bắt đầu cau mày.

− Nhưng, thưa phu nhân - Lenet tiếp tục nói, ánh mắt theo dõi phản ứng của tiếng "nhưng" đó trên gương mặt của kẻ thù không đội trời chung của mình - dù rất đồng ý, tôi xin nói thêm là một cách hết sức phấn khởi, kế hoạch đó, tôi xin đề nghị thêm một chút sửa đổi.

Bà De Tourville quay mặt đi, khô khan, cứng cỏi, sẵn sàng phản công. Quận chúa phu nhân lại nhíu mày.

Lenet cúi chào và đưa tay ra dấu xin phép được tiếp tục trình bày:

− Tiếng chuông đổ, tiếng hò reo ưu ái của đám đông - Ông ta nói - từ bây giờ đã mang đến cho tôi một niềm vui khó tả. Nhưng tôi không an tâm lắm, mặc dù rất muốn, về những làn mưa đạn như bà vừa nói.

Bà De Tourville ưỡn thẳng người lên, vẻ mặt đằng đằng sát khí. Lenet lại cúi chào thấp hơn và hơi hạ giọng xuống một chút.

− Dĩ nhiên là không có gì đẹp hơn cảnh một người phụ nữ và một đứa trẻ, bình thản giữa những làn đạn thường tình để có thể làm cho ngay cả những người đàn ông cũng phải sợ hãi. Nhưng, tôi e rằng một trong những viên đạn vô tình đó sẽ sạt đến đích, như thường vẫn xảy ra với những vấn đề tàn bạo và ngu ngốc, sẽ làm cho ngài De Mazarin vô cùng hài lòng và làm hỏng kế hoạch của chúng ta vốn rất là tuyệt. Theo ý tôi, cũng như bà De Tourville đã trình bày một cách hết sức là uyên bác, là ta nên để hoàng thân nhỏ tuổi cùng với người mẹ cao cả của cậu mở một đường đến hội đồng thành phố, nhưng với van xin chứ không phải với vũ khí. Cuối cùng, tôi cho rằng tuyệt hơn cả là nên bằng cách đó, làm xiêu lòng những tâm hồn tàn bạo nhất hơn là chiến thắng những con tim cứng rắn nhất bằng một cách nào khác. Cuối cùng, tôi nghĩ rằng một trong hai phương cách đó, có nhiều may mắn thành công hơn cách kia, và vì mục đích của phu nhân, hơn tất cả mọi thứ khác, là vào thành phố Bordeaux. Thế nhưng, tôi cần phải nói thêm cuộc nhập thành này sẽ không có nhiều cơ may thành công lắm nếu chúng ta gây chiến...

− Rồi phu nhân sẽ thấy - Bà De Tourville chua chát nói - là ông đây sẽ theo thói quen, phá vỡ từng bước kế hoạch của tôi và lẳng lặng thay vào đó kế hoạch của ông ta.

− Tôi! - Lenet kêu lên trong khi vị phu nhân xoa dịu bà De Tourville bằng một nụ cười cùng với ánh mắt - Tôi, kẻ ngưỡng mộ bà nhiệt tình! Không, trăm ngàn lần không. Nhưng tôi biết rằng, từ Blaye, có một vị sĩ quan của đức hoàng thượng đã đến thành phố này, người đó tên là Dalvimat và có nhiệm vụ xúi giục các quan lại nội thành và dân chúng chống phu nhân. Và tôi xin nói thêm rằng, nếu ngài De Mazarin có cách nào đó để chấm dứt chiến tranh một cách nhanh chóng, ông ta sẽ thực hiện ngay, đó là lý do vì sao tôi e ngại những làn mưa đạn mà ban nãy bà De Tourville vừa nói đến, và trong đó có thể có nhiều đường đạn có mắt hơn là những đường đạn vô tình.

Bài diễn văn ngắn ngủi lần này của Lenet dường như làm cho phu nhân quận chúa nghĩ lại.

− Thưa ông Lenet, ông thì lúc nào cũng biết mọi chuyện. - Bà De Tourville nói với một giọng run lên vì giận dữ.

− Thế nhưng có một cuộc đụng độ nho nhỏ thì cũng hay đấy - Viên đội trưởng đội cận vệ nói, vốn tin tưởng nhiều vào ý nghĩ sử dụng vũ lực và có thể là được thăng cấp nếu có.

Lenet đá vào chân ông ta vừa nhìn ông ta với một nụ cười thân thiết.

− Vâng thưa đại úy - Ông nói - nhưng có lẽ ông cũng nghĩ rằng ngài quận công D'Enghien là rất cần thiết cho chúng ta và nếu ngài tử thương hoặc bị bắt, thì có khác nào vị nguyên soái đích thực của quân đội các hoàng thân bị bắt hoặc bị tử trận, có phải vậy không?

Viên đại úy đội cận vệ biết rằng cách danh xưng nguyên soái nghe thật kêu của một ông hoàng bảy tuổi đó làm cho ông ta thực sự trở thành một vị tướng hàng đầu của quân đội nên hiểu ra điều sai sót của mình vừa phạm phải, và từ bỏ đề nghị của mình, ông ta nồng nhiệt hoan nghênh ý kiến của Lenet.

Trong khi đó, bà De Tourville đã đến gần quận chúa phu nhân và nói nhỏ vào tai bà này. Lenet thấy rằng mình lại phải cầm cự thêm một lần nữa. Thật vậy, quay về phía ông, phu nhân nói một cách bực bội:

− Thật là kỳ lạ khi lại cố sức phá hỏng những gì đã được xây dựng đẹp đẽ đến như vậy.

− Thưa phu nhân, phu nhân lầm rồi. - Lenet nói - Chưa bao giờ tôi hoàn toàn quả quyết trong những lời khuyên mà tôi được hân hạnh trình bày lên phu nhân, và nếu tôi có phá hỏng, cũng là để xây dựng lại. Nếu mặc cho những lý lẽ mà tôi có được vinh dự trình bày phu nhân vẫn cứ khăng khăng muốn được biết chết cùng hoàng thân con trai người, thì phu nhân có toàn quyền, và chúng tôi cũng sẽ ngã xuống bên cạnh người. Điều này dễ thực hiện thôi, và bất cứ một tên người hầu nào trong đám tùy tùng của phu nhân hoặc bất cứ một tên vô lại nào cũng có thể làm được. Nhưng nếu chúng ta muốn thành công ngoài ý muốn của ngài De Mazarin, ngoài ý muốn của cô De Lartigues và cuối cùng, ngoài ý muốn của các rủi ro vẫn gắn liền với tình trạng yếu kém mà chúng ta lâm vào, thì đây, tôi tin rằng chúng ta chỉ còn mỗi một công việc phải làm.

− Thưa ông - Bà De Tourville hùng hổ kêu lên, vớ ngay lấy câu cuối cùng của Lenet - Thưa ông, nơi đâu vang danh nhà Condé thì ở đó không thể nào có tình trạng yếu kém được, ngoài ra còn có hai ngàn binh sĩ của những trận Rocroy, Nordlingen và Len kia mà, cho dù như vậy chúng ta vẫn còn yếu thế thì chúng ta chắc chắn phải thua rồi và không phải chính kế hoạch của ông, dù cho có hay ho đến đâu đi nữa, sẽ cứu được chúng ta.

− Thưa bà - Lenet bình tĩnh trả lời, vừa quan tâm theo dõi hiệu quả của những gì mình sẽ nói trên gương mặt của quận chúa đang lắng nghe ông - Tôi được đọc biết rằng người vợ góa của một công dân nổi danh thành Rome dưới thời Tibere, bà Agrippine tốt lành mà sự sát hại đã cướp mất Germanieus chồng bà, một bà công chúa có thể xúi giục cả một quân đội vẫn luôn tưởng nhớ đến vị chủ tướng của mình nổi dậy, lại muốn mình vào thành Brindes, băng qua cả hai vùng Pouille và Campanie với hay tay hai đứa con, mình mặc đại tang, mắt đỏ vì khóc, cúi đầu thấy trong khi lũ con thì khóc lóc và đưa mắt van xin... Thế là tất cả những người nhìn thấy cảnh đó, có đến hai triệu dân từ Brindes cho đến Rome đều phải nhỏ lệ thương cảm, vùng lên giận dữ, và lẽ phải của người đàn bà đó đã chiến thắng, không chỉ ở thành Rome mà còn cả trong toàn nước Ý, không chỉ trước mắt những người đương thời với bà mà còn với cả hậu thế nữa, bởi vì bà không gặp bất cứ một sức kháng cự nào trước những tiếng khóc của mình, trong khi với ngọn giáo thì sẽ có ngọn thương để chống trả, và gươm sẽ đọ với gươm. Tôi tin rằng không có sự khác biệt nào giữa phu nhân và Agrippine, giữa hoàng thân và Germanieus và sau hết, giữa Pison, kẻ sát hại với ngài De Mazarin. Vậy, hoàn toàn không có sự khác biệt nào, cả hai tình thế cũng vậy và tôi yêu cầu bằng cách xử sự cũng nên như vậy, bởi vì theo ý tôi, không thể nào điều đã thành công ở thời xưa, lại không thành công vào thời khác...

Một nụ cười tán thưởng nở rộng trên mặt vị phu nhân giúp cho Lenet hiểu rằng ông đã thành công. Bà De Tourville thụt lui vào trong một góc phòng, đóng một bộ mặt lạnh như tượng đá. Phu nhân De Cambes từ lâu đã tìm thấy nơi Lenet một người bạn, gật đầu đồng tình với ông, viên đội trưởng phát khóc vì cảm động và cậu quận công D'Enghien nhỏ tuổi kêu lên:

− Mẹ ơi, mẹ sẽ cho con mặc áo tang và mẹ sẽ nắm tay con hả mẹ?

− Phải con ạ! - Vị phu nhân trả lời - Lenet à, ông cũng biết là tôi vẫn có ý định ra mắt dân chúng thành Bordeaux trong bộ y phục đen...

− Vả lại - Phu nhân De Cambes nói - màu đen rất hợp với quận chúa.

− Suỵt, cô em à - Quận chúa nói - bà De Tourville sẽ la to lên điều này chứ không như em nói nhỏ nhỏ đâu.

Như vậy, chương trình nhập thành Bordeaux đã được quyết định theo đề nghị của Lenet. Các bà theo hầu được lệnh chuẩn bị. Cậu hoàng thân trẻ tuổi được mặc một chiếc áo trắng, có những đường thêu trắng và đen với một chiếc mũ cắm lông chim trắng, đen.

Còn về phần quận chúa, để cho hoàn toàn giống với hình tượng Agrippine, bà sẽ ăn vận thật giản dị, toàn đen, và không một món trang sức nào cả.

Lenet người tổ chức cuộc lễ, đã làm hết sức mình để nó được hoàn toàn rực rỡ. Ngôi nhà nơi ông ta ở, cách Bordeaux khoảng hai dặm, luôn luôn đầy nghẹt những người trung thành với phu nhân quận chúa, rất muốn biết là hài lòng với cách nhập thành nào. Lenet, chẳng khác gì một ông giám đốc nhà hát tân thời, khuyên họ nên có hoa, với những tiếng reo hò: "Quận chúa phu nhân muôn năm! Quận công D'Enghien muôn năm!" và đã dùng rìu phá vỡ cả cổng thành, như vậy, gần như không có gì cản trở cuộc nhập thành hoàn toàn mang tính cách của một cuộc chiến thắng. Vả lại, những kẻ ngoại cuộc sẽ có dịp nhận xét qua những sự kiện đó lệnh chỉ huy của hai thủ lãnh hai phe nhóm đang ngự trị thành phố, bởi vì Lavie nhận lệnh thẳng từ ngài công tước D'Epernon, còn dân chúng thì được Lenet xúi giục.

Vì quận chúa vừa qua khỏi cổng thì vở diễn được chuẩn bị từ trước diễn ra với những kích thước đồ sộ. Những đợt súng chào mừng được phát ra từ những chiếc thuyền đậu ở cảng, và các khẩu thần công trong thành phố đáp lại. Hoa được thả tung từ các cửa sổ, hoặc được giăng trên các đường phố, tràn ngập cả các lề đường và bầu không khí ngào ngạt hương thơm, những tiếng hò reo vang lên từ cửa miệng của ba mươi ngàn người thuộc đủ thành phần và lứa tuổi đối với vị quận chúa cùng con trai bà, và từ lòng thù hận đối với Mazarin.

Hơn nữa, cậu quận công D'Enghien nhỏ tuổi đã là diễn viên khéo léo nhất trong suốt màn kịch này. Phu nhân quận chúa đã từ bỏ ý định nắm tay cậu vì sợ cậu mệt và có thể sẽ bị chôn vùi dưới các lớp hoa, nên cậu được tên hầu của mình mang trên vai và với hai bàn tay rảnh rang, cậu gửi những cái hôn qua bên phải, bên trái và duyên dáng giơ nói vẫy chào.

Dân chúng thành Bordeaux rất dễ say men kích động. Những phụ nữ đã đi đến mức tôn thờ một cách điên cuồng trước cậu bé xinh xắn đang khóc lóc đầy thương cảm như vậy, những vị thẩm phán giả cảm động trước những lời nói của nhà hùng biện nhỏ tuổi: "Thưa các ngài, xin hãy thay thế người cha mà lão Mazarin đã tước mất của tôi".

Những kẻ bày tôi của ngài hồng y đã hoài công tổ chức một cuộc chống trả; những cú đấm, những hòn đá và cả những ngọn giáo khuyến cáo họ nên cẩn thận, và họ đành chấp nhận để mặc những kẻ chiến thắng tung hoành.

Trong khi đó, phu nhân De Cambes mặt nhợt nhạt và nghiêm trang, đang theo sau bà quận chúa, cũng lôi cuốn những ánh mắt về phía mình. Nàng không khỏi buồn rầu khi nghĩ rằng bao nhiêu danh vọng của hôm nay có thể sẽ làm quên đi quyết định của hôm qua. Nàng bước chầm chậm trên con đường, người phủ đầy hoa và những câu ve vuốt, chạm mặt với những kẻ ái mộ nàng, đang e ngại sẽ bị dân chúng công kênh lên như vài tiếng reo hò đe dọa sẽ hành động như vậy với quận chúa, quận công D'Enghien cùng đám tùy tùng của họ thì Lenet, đã nhận thấy thái độ bối rối của nàng nên đến bên cạnh và giúp nàng bước lên một cỗ xe. Nàng nói tiếp với ông ta:

− Ôi! Ông Lenet, ông thật sự là may mắn, ông luôn áp đặt được ý kiến của ông trong mọi vấn đề, và mọi người luôn luôn theo những ý kiến ấy. Phải nói là chúng đều rất tốt, và mọi người...

− Thưa bà - Lenet trả lời - hình như bà cũng chẳng có gì phải phàn nàn bởi ý kiến duy nhất mà bà đưa ra đã được chấp thuận.

− Tại sao có chuyện đó chứ?

− Chẳng phải là bà đã muốn chiếm đảo Saint - Georges cho mình đó hay sao?

− Phải, nhưng chừng nào thì tôi được phép lên đường?

− Ngay ngày mai, nếu bà hứa với tôi là sẽ thất bại.

− Ông hãy an tâm, tôi chỉ sợ không làm tròn trách nhiệm.

− Càng tốt.

− Tôi không rõ ý ông.

− Chúng ta đang cần sự chống trả của Saint - Georges để đòi hỏi dân chúng Bordeaux cung cấp cho chúng ta hai vị công tước và đội quân của họ, mà điều này tôi phải nói rằng, mặc dù ý kiến của tôi về mặt đó có khả năng tương tự với ý kiến của bà De Tourville, họ rất cần cho chúng ta trong tình thế hiện tại.

− Có lẽ vậy. - Claire trả lời - Nhưng mặc dù tôi không thể hiểu gì nhiều về chiến trận như bà De Tourville, hình như người ta chỉ không tấn công một nơi nào đó sau khi đã kêu gọi họ đầu hàng.

− Điều bà vừa nói là rất đúng.

− Như vậy, người ta sẽ gửi đến đảo Saint - Georges một vị sứ giả.

− Bà nói rất phải.

− Nếu vậy thì tôi xin được làm vị sứ giả đó.

Hai con mắt của Lenet tròn lên vì kinh ngạc.

− Bà! - Ông ta nói - Bà ư? Chẳng lẽ tất cả các vị phu nhân của chúng ta đều trở thành nữ tướng cả rồi hay sao?

− Ông Lenet thân mến, xin hãy chiều tôi lần này.

− Bà có lý. Thật vậy, điều tệ hại nhất là có thể đến với bà là chiếm đảo Saint - Georges.

− Như vậy là đồng ý nhé?

− Vâng.

− Nhưng ông hãy hứa với tôi một điều.

− Điều gì?

− Là mọi người sẽ chỉ biết được tên tuổi và chức tước của người sứ giả mà ông sẽ gởi đi đó sau khi người đó thành công.

− Đồng ý. - Lenet nói.

− Vậy chừng nào tôi sẽ lên đường?

− Tùy ý bà.

− Ngày mai.

− Ngày mai, được.

− Hay lắm. Kìa quận chúa phu nhân sẽ cùng cậu con trai lên sân thượng của nhà ông chủ tịch De Lalasne. Tôi xin để lại phần vinh quang của tôi cho bà De Tourville. Ông hãy cáo lỗi với quận chúa giùm tôi nhé, hãy báo rằng tôi bị mệt. Ông hãy bảo phu xe đưa tôi về nơi trú ngụ dành cho tôi. Tôi sẽ chuẩn bị và suy nghĩ thêm về sứ mạng của tôi, tôi rất lo âu vì đây là lần đầu tiên tôi nhận lãnh một nhiệm vụ như vậy, mà tất cả như mọi người nói, đều ăn thua nơi lúc khởi sự.

− Chà! - Lenet nói - Tôi không ngạc nhiên lắm khi ngài De La Rochefoucauld đã toàn vì bà mà thiếu chung thủy với bà Longuevilles, bà đáng giá hơn bà ấy về nhiều mặt và vượt hẳn về những mặt khác.

− Có thể lắm. - Claire nói - Và tôi không khước từ câu khen ngợi đó đâu, nhưng nếu ông có chút quyền hạn gì trên ngài De La Rochefoucauld, thì xin ông hãy củng cố ông ta với mối tình đầu kia bởi vì mối tình sau làm cho tôi rất sợ hãi.

− Thì chúng ta sẽ cố gắng vậy. - Lenet mỉm cười nói - Chiều nay tôi sẽ chỉ dẫn thêm cho bà.

− Thế là ông đồng ý để tôi chiếm đảo Saint - Georges à?

− Phải vậy thôi bởi vì bà đã muốn mà.

− Còn hai vị công tước và quân đội của họ thì sao?

− Tôi đang có sẵn trong túi một cách khác để làm cho họ phải đến đây.

Và Lenet, sau khi nói địa chỉ nơi trú ngụ của Claire cho người phu xe, mỉm cười chào nàng và quay về với quận chúa phu nhân.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Violet
post May 18 2008, 06:23 PM
Post #29


Nữ Hoàng Lướt Mạng
***

Group: Sinh Họat
Posts: 1,895
Joined: 9-April 08
Member No.: 10
Country



trả lời.

− Anh có bao nhiêu người tất cả?

− Trước hết là một trăm người của trung đoàn Turenne, những chiến sĩ lão thành của trận Rocroy, có thể tin tưởng hoàn toàn vào họ, thêm một đội quân mà tôi thành lập từ khi vào thành, mà tôi cũng đang huấn luyện dần dần, những người thường dân, những người trẻ tuổi, thợ thuyền, khoảng hai trăm người, và tôi cũng đang đợi một đoàn viện binh khoảng năm trăm người do một viên đại úy trong vùng chiêu mộ.

− Đại úy, Rambay à? - Một thực khách hỏi.

− Không, đại úy Cauvignac. - Richon trả lời.

− Tôi có biết. - Canolles nói.

− Một người trung thành với đức vua chứ?

− Tôi không dám quả quyết điều này. Thế nhưng tôi hoàn toàn có đủ cơ sở để tin rằng đây là một người thân cận với ngài D'Epernon, và khá trung thành với ngài công tước.

− Như vậy thì vấn đề đã rõ: Ai trung thành với ngài công tước tức là trung thành với đức vua.

− Đây là một tên liên lạc nào đó trong đội tiền quân của đức vua? - Viên sĩ quan già hỏi, ông này đang bù lại ở bàn ăn thời gian đã mất khi chờ đợi - Tôi có nghe nói như vậy.

− Đức hoàng thượng đã lên đường chưa nhỉ? - Richon hỏi với thái độ bình thản cố hữu của mình.

− Vào giờ này - Chàng trai trẻ đến từ triều đình trả lời - có lẽ ngài đã đến Paris.

− Anh bạn chắc chứ?

− Rất chắc. Đội quân sẽ được chỉ huy bởi thống chế De La Meilleraye, có lẽ sẽ hợp cùng với đội quân của ngài công tước D'Epernon ở các vùng lân cận gần đây.

− Có lẽ ở Saint - Georges? - Canolles hỏi.

− Hoặc đúng hơn là ở Vayres. - Richon nói - Ngài De La Meilleraye từ vùng Bretagne đến, mà Vayres thì ở trên đường đi của ông ấy.

− Người nào chịu đựng sự đột kích của hai đội quân sẽ phải lo cho các pháo đài của mình. - Tổng đốc thành Braunes nói - Ngài De La Meilleraye có ba mươi khẩu thần công và ngài D'Epernon có hai mươi lăm khẩu.

− Cảnh pháp bạo động sẽ đẹp đấy! - Canolles nói - Tiếc là chúng ta sẽ không được xem.

− À! Nếu như - Richon nói - một ai trong chúng ta theo về với các vị hoàng thân.

− Phải, nhưng với Canolles thì anh ta luôn luôn lấy làm chắc là sẽ được xem một cuộc đụng độ nào đó. Nếu anh ta theo về với các hoàng thân, thì anh ta sẽ được thấy ngài De La Meilleraye cùng ngài D'Epernon khai hỏa, còn nếu anh ta vẫn trung thành với đức hoàng thượng thì anh ta sẽ được nghe tiếng súng của dân chúng thành Bordeaux.

− Chà! Về phần các đám này - Canolles nói - tôi không cho là dữ dằn đâu, và phải thú nhận là tôi khá hổ thẹn khi chỉ phải đụng độ với họ. Tiếc thay cả hồn xác tôi đều thuộc về đức vua, nên tôi đành phải tạm hài lòng với một trận chiến tầm thường như vậy.

− Họ sẽ khai hỏa với anh mà, cứ yên chí. - Richon nói.

− Anh cho rằng như vậy à? - Canolles hỏi.

− Còn hơn thế nữa, tôi đã biết chắc. - Richon trả lời.

Câu chuyện vừa đến đó và bữa ăn đã đến phần tráng miệng thì bỗng dưng ngoài cổng thành vang lên những tiếng trống.

− Có chuyện gì vậy? - Canolles hỏi.

− Ôi! Quỷ thật! - Chàng sĩ quan trẻ vừa cho biết tin tức về triều đình kêu lên - Canolles thân mến, nếu anh bị tấn công vào lúc này thì cũng kỳ lạ thật, một cuộc vây hãm và cổng thành sẽ là một món tráng miệng khá thú vị.

− Quỷ tha ta đi! Có vẻ đúng như vậy. - Viên chỉ huy già nói - Những tên dân giả khốn kiếp đó chẳng làm gì khác hơn là quấy rầy chúng ta vào những bữa ăn. Hồi tôi còn đóng ở ngoài đồn Charrenton vào thời chiến trận ở Paris, chúng tôi không bao giờ có thể ăn một bữa trưa hay một bữa tối cho ra hồn cả.

Canolles rung chuông, tên lính hầu nơi tiền phòng bước vào.

− Có chuyện gì vậy? - Chàng hỏi.

− Thưa ngài tổng đốc, tôi cũng chưa biết nữa. Hình như đó là một tên liên lạc viên của triều đình hay của thành phố gì đó.

− Hãy đi hỏi và cho ta biết câu trả lời.

Tên lính chạy ra.

− Thưa các ngài, chúng ta hãy ngồi lại vào bàn thôi. - Canolles nói, vì các thực khách phần đông đã đứng lên - Chúng ta hãy còn kịp thời giờ để rời bàn ăn khi nghe tiếng súng thần công đầu tiên.

Tất cả các thực khách đều cười và ngồi xuống. Chỉ có Richon, trên gương mặt như có đám mây thoáng qua, vẫn tỏ ra lo âu, mắt nhìn đăm đăm về phía cửa, chờ đợi tên lính quay lại. Nhưng thay vì tên lính, lại một viên sĩ quan đến trình diện trước cửa, gươm tuốt trần, miệng nói:

− Thưa ngài tổng đốc, có một vị sứ giả.

− Một vị sứ giả! - Canolles nói - Nhưng do ai gửi đến?

− Do các vị hoàng thân...

− Từ đâu đến đây?

− Từ Bordeaux.

− Từ Bordeaux! - Tất cả thực khách đều kêu lên, ngoại trừ Richon.

− Ái chà! Thế là chiến tranh đã thực sự khai mào - Viên sĩ quan già nói - nên sứ giả mới được gởi đi!

Canolles suy nghĩ một hồi, và trong khi đó gương mặt chàng mười phút trước đây còn tươi cười, giờ đã mang một vẻ nghiêm nghị như tình thế đòi hỏi.

− Thưa các ngài - Chàng nói - nghĩa vụ là trên hết... Rất có thể là tôi sẽ cùng với vị sứ giả của thần dân Bordeaux một vấn đề nan giải. Tôi cũng chưa biết được chừng nào tôi mới được gặp lại các ngài...

− Không sao! Không sao! - Tất cả các thực khách đều kêu lên - Xin cứ để chúng tôi ra về, thưa ngài chỉ huy, điều gì đang đến với anh đã giúp chúng tôi hiểu là nên trở về vị trí của mình. Bởi vậy, việc chúng ta sẽ chia tay ngay bây giờ là rất quan trọng.

− Thưa các ngài, tôi không dám đề nghị với các ngài điều đó, nhưng bởi vì các ngài đã bày tỏ, tôi buộc phải công nhận rằng tốt hơn là cả hai là nên như vậy, và tôi chấp nhận... Hãy lo ngựa và xe cho các ngài đây! - Canolles bảo.

Gần như ngay lập tức, nhanh nhẹn trong mọi cử chỉ của mình cứ như họ đang ở ngoài chiến trận, các thực khách đã nhảy lên ngựa hoặc ngồi vào xe để lên đường về nơi trú ngụ của từng người cùng với đám tùy tùng.

Richon là người cuối cùng còn lại.

− Nam tước à - Ông ta nói với Canolles - tôi không muốn rời anh như những người kia đã làm, vì tôi quen biết với anh lâu hơn là anh quen biết với những người ấy. Bây giờ thì... chúng ta hãy chia tay nhau nhé. Chúc anh may mắn!

Canolles bắt tay Richon.

− Anh Richon - Chàng nói và nhìn ông ta đăm đăm - tôi biết tính anh, anh đang nghĩ tới một chuyện gì đó, anh không muốn nói với tôi bởi vì có thể đây là bí mật của người khác... Nhưng mà anh đang xúc động... Một người như anh mà lại xúc động thì có lẽ đây không phải là chuyện nhỏ nhặt...

− Chẳng phải là chúng ta sắp chia tay nhau đấy hay sao? - Richon nói.

− Hôm trước, khi chúng ta cũng chia tay nhau ở lữ quán Biscarros, anh vẫn bình thản kia mà.

Richon buồn bã mỉm cười.

− Nam tước - Ông ta nói - tôi có linh cảm là chúng ta sẽ không gặp nhau nữa!...

Canolles rùng mình, giọng nói của viên võ tướng bình thường quả quyết kia thế sao hôm nay lại buồn bã sâu sắc đến như vậy.

− Nếu chúng ta sẽ không gặp lại nhau nữa - Chàng nói - thì đó là do một trong hai chúng ta ngã xuống... Cái chết của kẻ anh dũng, và nếu vậy, ít ra kẻ nằm xuống cũng còn được biết chắc mình sẽ sống mãi trong tâm tưởng của một người bạn! Chúng ta hãy ôm hôn nhau. Richon, anh đã chúc tôi may mắn, còn tôi sẽ chúc lại anh can đảm!...

Hai người ôm choàng lấy nhau và hai con tim cao thượng của họ tựa vào nhau trong giây lát.

Khi họ rời nhau, Richon đưa tay chùi một giọt lệ, có lẽ là giọt lệ duy nhất đã làm mờ ánh mắt kiêu hãnh của ông rồi như sợ rằng Canolles sẽ thấy giọt lệ đó, ông ta chạy vội ra khỏi phòng, có lẽ là xấu hổ vì đã biểu lộ một dấu hiệu yếu đuối đến như vậy trước một người mà ông biết rõ lòng dũng cảm.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Violet
post May 18 2008, 06:24 PM
Post #30


Nữ Hoàng Lướt Mạng
***

Group: Sinh Họat
Posts: 1,895
Joined: 9-April 08
Member No.: 10
Country



Phần III - Chương 3

...


Phòng ăn trở nên vắng lặng, ngoại trừ Canolles và viên sĩ quan đã đến báo sự có mặt của vị sứ giả, đang đứng nơi góc phòng.

− Xin ngài tổng đốc cho lệnh! - Anh ta nói sau một hồi im lặng.

Canolles đang đắm mình trong những ý nghĩ riêng, giật mình khi nghe giọng nói, ngẩng đầu lên và ra khỏi dòng suy tư.

− Sứ giả đang ở đâu? - Chàng hỏi.

− Thưa ngài, trong phòng vũ khí.

− Có ai đi theo không?

− Bởi hai người thuộc đội dân quân ở Bordeaux.

− Người đó trông như thế nào?

− Một chàng trai trẻ... có thể nói, bởi vì người đó đội một chiếc mũ rộng vành và trùm kín người trong một chiếc áo choàng rộng.

− Người đó thông báo như thế nào?

− Như là người đưa thư của quận chúa phu nhân và của hội đồng thành phố Bordeaux.

− Hãy yêu cầu người ấy đợi một lát, tôi sẽ ra ngay.

Viên sĩ quan đi ra để thi hành mệnh lệnh, và Canolles cũng đang chuẩn bị theo ra, thì một cánh cửa chợt mở và Nanon mặt tái nhợt, người run rẩy xuất hiện, nắm lấy tay chàng.

− Một sứ giả à? - Nàng nói - Như vậy nghĩa là sao?

− Nanon thân yêu, như vậy có nghĩa là các ngài ở Bordeaux muốn dọa hoặc là muốn quyến rũ anh.

− Thế anh đi quyết định như thế nào?

− Anh sẽ tiếp họ.

− Không thể đừng được sao?

− Không thể được. Có những thông lệ mà ta không thể nào tránh được.

− Ôi, trời ơi!

− Nanon, em làm sao vậy?

− Em sợ...

− Sợ gì?

− Anh đã chẳng nói rằng vị sứ giả đó đến để làm cho anh sợ hoặc là quyến dụ anh đó hay sao...

− Đúng vậy, một vị sứ giả chỉ có thể làm một trong hai điều đó... Em lo rằng hắn sẽ làm cho anh sợ à?

− Ồ, không, nhưng người đó có thể sẽ quyến rũ anh...

− Nanon, em coi thường anh quá...

− Hỡi ôi! Em chỉ nói điều em lo sợ...

− Em nghi ngờ tôi đến mức đó sao... Em cho tôi là một người như thế nào?

− Là một người mà từ trước đến giờ em vẫn biết, nghĩa là một người tâm hồn rộng rãi nhưng đa cảm.

− Chà! - Canolles cười nói - Nhưng mà vị sứ kia là một người như thế nào nhỉ? Có phải là Cupidon tái sinh chăng?

− Có thể lắm.

− Em đã thấy người đó rồi à?

− Em chưa thấy, nhưng đã nghe giọng nói. Một giọng nói quá dịu dàng đối với một viên sứ giả...

− Nanon, em điên rồi! Hãy để anh hoàn thành nhiệm vụ của mình. Chính em đã đặt anh lên làm tổng đốc...

− Là để bảo vệ em...

− Thế em nghĩ rằng anh hèn hạ đến mức phản bội em sao?... Nanon, em đã quá coi thường anh với tánh nghi ngờ của em...

− Thế anh đã quyết định gặp người đó chưa?

− Phải như vậy, và anh sẽ phiền giận nếu em cứ ngăn cản không cho anh hoàn thành bổn phận đó.

− Bạn thân mến, anh hoàn toàn tự do. - Nanon buồn bã nói - Em chỉ xin nói thêm một lời nữa thôi.

− Em cứ nói.

− Anh sẽ tiếp người đó ở đâu?

− Trong phòng làm việc...

− Canolles, hãy cho em một ân huệ...

− Em nói đi.

− Thay vì tiếp người đó trong phòng làm việc, thì anh sẽ tiếp trong phòng ngủ.

− Em nghĩ sao mà lại nói như vậy?

− Anh không hiểu sao?

− Không.

− Phòng em có cửa ăn thông qua...

− Và em sẽ nghe?

− Đằng sau mấy bức màn, nếu anh cho phép...

− Kìa, Nanon!

− Hãy để em được gần bên anh. Em tin vào ngôi sao định mệnh của em, em sẽ mang lại hạnh phúc cho anh.

− Nhưng mà Nanon, nếu vị sứ giả đó...

− Thì sao?

− Đến trao cho tôi một bí mật quốc gia nào đó?...

− Thế anh không thể trao một bí mật quốc gia cho một người đã trao cho anh cả cuộc đời và gia sản này hay sao?

− Thôi thì tùy ý em vậy, nhưng đừng giữ anh lại lâu hơn, sứ giả đang đợi.

− Cứ đi đi, Canolles, và xin cảm tạ về điều anh vừa ban cho em.

Và người thiếu phụ tỏ ý muốn hôn tay tình nhân của mình.

− Em điên rồi! - Canolles nói, vừa ôm hôn lên trán nàng - Như vậy em sẽ...

− Đứng sau những tấm rèm nơi giường của anh... Từ đó, em có thể nghe và thấy...

− Ít ra cũng đừng cười ra nhé Nanon, bởi vì đây là những việc quan trọng.

− Hãy cứ an tâm! - Người thiếu phụ nói - Em sẽ không cười đâu.

Canolles cho lệnh đưa sứ giả vào và bước qua phòng mình, một gian rộng rãi, với các món đồ gỗ cũ kỹ từ thời Charles IX mang một vẻ khắc khổ. Hai chân đèn được đốt sáng bên trên lò sưởi, nhưng chỉ tỏa một ánh sáng yếu ớt trong gian phòng quá rộng, giường được đặt trong một góc sâu nhất của phòng, hoàn toàn chìm trong bóng tối.

− Em có đấy không, Nanon? - Canolles hỏi.

Một tiếng "có" nho nhỏ vọng đến tai chàng.

Ngay khi đó, những bước chân vang lên, người lính gác bồng súng chào. Viên sứ giả bước vào, đưa mắt nhìn theo kẻ vừa mới đưa mình vào cho đến khi biết, hoặc nói đúng hơn là tưởng chỉ còn mình với Canolles, thế là người đó bỏ mũ và ném vào áo choàng ra sau, những lọn tóc vàng óng rơi xuống trên đôi vai tuyệt đẹp, dáng người mảnh mai của một phụ nữ hiện ra và Canolles nhận ra phu nhân tử tước De Cambes.

− Tôi đã nói là tôi sẽ gặp lại ông, và tôi đã giữ lời. - Nàng nói.

Canolles đấm hai bàn tay vào nhau vì kinh hoàng và sợ hãi, và ngồi phịch xuống một cái ghế.

− Bà! Bà! - Canolles lẩm bẩm - Ôi! Trời ơi! Bà đến đây làm gì, bà cần gì?

− Tôi đến để hỏi ông xem ông còn nhớ đến tôi không?

Canolles buông ra một tiếng thở dài và đưa hai tay lên trước mắt để van xin hình ảnh vừa cay nghiệt vừa tuyệt vời đó.

Thế là mọi chuyện đều đã rõ: Sự sợ hãi, vẻ mặt nhợt nhạt, thái độ run rẩy của Nanon, và nhất là ý muốn được tham dự vào cuộc gặp gỡ, Nanon, với đôi mắt của lòng ghen tuông đã nhận ra người phụ nữ trong lớp áo sứ giả.

− Tôi đến để hỏi xem ông còn sẵn sàng thực hiện lời hứa mà ông đã cam kết với tôi nơi gian phòng nhỏ ở Jaulnay, rằng ông sẽ xin từ chức với hoàng hậu và sẽ về phục vụ cho nhà Condé.

− Ôi, im đi! Im đi! - Canolles kêu lên.

Claire giật mình trước giọng nói kinh hoàng run rẩy của chàng trai, và lo âu nhìn chung quanh mình.

− Không phải chỉ có mình chúng ta đây sao? - Nàng hỏi.

− Có chứ, thưa bà. - Canolles nói - Nhưng có thể sẽ có kẻ nghe thấy chúng ta qua những bức tường này.

− Tôi nghĩ rằng những bức tường của thành lũy Saint Georges phải vững chắc hơn kia chứ. - Claire mỉm cười nói.

Canolles không trả lời...

− Bởi vậy tôi đến đây để hỏi ông là vì sao từ tám hay mười ngày ông đến nơi đây, tôi lại không được biết tin gì về ông, đến nỗi tôi vẫn chưa biết ai đang chỉ huy ở đảo Saint Georges nếu như không có sự tình cờ, hoặc nói đúng hơn là tiếng đồn dã cho tôi biết rằng người đàn ông, đã từng thề nguyền với tôi, mới cách đây mười hai ngày thôi, rằng sự bất hạnh đã mang đến cho người ấy một hạnh phúc lớn, bởi vì nó cho phép người ấy được cống hiến lòng dũng cảm và cuộc đời của người ấy cho phe nhóm mà tôi đang theo...

Nanon không thể kềm hãm được một cử chỉ khiến cho Canolles phải giật mình và De Cambes quay người lại.

− Cái gì vậy? - Nàng hỏi.

− Chẳng có gì cả. - Canolles trả lời - Một trong những tiếng động thường tình trong căn phòng cũ kỹ này, lúc nào cũng có những tiếng cọt kẹt ma quái.

− Nếu là một cái gì khác - Claire nói và đặt bàn tay lên cánh tay Canolles - xin nam tước đừng dấu tôi, bởi vì chắc ông cũng hiểu tầm mức quan trọng của cuộc hội đàm của chúng ta đấy một khi tôi đã quyết định tự mình đến đây tìm ông.

Canolles đưa tay chùi mồ hôi đang chảy trên trán và cố gắng mỉm cười:

− Bà nói đi.

− Thì đây tôi nhắc lại lời hứa ấy và hỏi ông có sẵn sàng giữ lời hay không?

− Than ôi! Thưa bà, vấn đề đã trở nên không thể được.

− Tại sao vậy?

− Bởi vì từ hôm ấy đến nay, đã có bao nhiêu sự kiện bất ngờ xảy đến, đã có bao nhiêu mối liên hệ mà tôi tưởng đã bị cắt đứt rồi, lại được nối lại. Thay cho hình phạt tương xứng, hoàng hậu lại ban cho tôi một phần thưởng mà tôi không đáng thưởng. Giờ đây tôi bị ràng buộc với đức vua bởi... lòng biết ơn.

Một tiếng thở dài tan loãng và không khí, nàng Nanon đáng thương có lẽ mong đợi một tiếng nào khác hơn câu Canolles vừa thốt ra.

− Hãy nói là bởi tham vọng, thưa ông Canolles, và tôi sẽ hiểu. Ông tài giỏi và thuộc gia đình quyền quý, hai mươi tám tuổi, ông đã là trung tá, tổng đốc một thành lũy. Rất tuyệt, tôi biết chứ. Nhưng đó chỉ là một phần thưởng đương nhiên do các công trạng của ông, và công trạng ấy, không phải chỉ có Mazarin là người duy nhất tán thưởng nó...

− Thưa bà, xin đừng nói nữa, tôi van bà.

− Xin lỗi ông. - Cambes nói - Lần này không phải là nữ tử tước De Cambes đang nói với ông, mà là sứ giả của quận chúa phu nhân đến đấy với một sứ mạng, sứ mạng này người ấy phải hoàn thành.

− Xin bà hãy nói đi! - Canolles nói với một tiếng thở dài chẳng khác nào tiếng rên rỉ.

− Quận chúa phu nhân vốn biết rõ những tình cảm của ông đối với tôi từ khi còn ở Chantilly và sau đó là Jaulnay và lo lắng muốn biết ông dứt khoát theo về bên nào, nên đã quyết định gửi đến ông một vị sứ giả để mưu định một cuộc hòa giải. Cuộc hòa giải này có thể một vị sứ giả khác sẽ hoàn thành nó một cách khéo léo, nhưng tôi đã xin nhận lãnh vì không xa lạ gì với những ý nghĩ của ông về vấn đề này, nên tôi nghĩ mình có thể hoàn thành nó tốt hơn ai hết.

− Tôi xin cảm ơn bà. - Canolles nói, đưa tay lên đấm ngực, vì giữa những khoảng nghĩ ngắn ngủi của cuộc trò chuyện, chàng nghe rõ tiếng thở nặng nề của Nanon.

− Đây là những gì tôi muốn đề nghị với ông, thưa ông. Với danh nghĩa của phu nhân quận chúa tôi xin nói rõ như vậy. Bởi vì nếu là của tôi - Claire nói tiếp với nụ cười duyên dáng - có lẽ tôi đã đảo lộn thứ tự các đề nghị rồi.

− Tôi xin nghe đây! - Canolles nói với một giọng trầm trầm.

− Ông sẽ giao lại đảo Saint - Georges với một trong ba điều kiện sau đây mà ông có quyền lựa chọn. Điều thứ nhất là như thế này, đây không phải là tôi nói, xin ông hãy nhớ một món tiền hai trăm ngàn Livres...

− Ôi thưa bà xin đừng nói thêm nữa. - Canolles nói, cố tìm cách cắt ngang câu chuyện - Tôi đã được hoàng hậu giao nhận một nhiệm vụ quan trọng, nhiệm vụ ấy là đảo Saint - Georges và tôi sẽ bảo vệ nó cho đến chết.

− Xin hãy nhớ lại những ngày vừa qua, thưa ông. - Cambes buồn bã kêu lên - Ông đã không nói như thế trong lần gặp vừa qua giữa chúng ta, khi ông hứa hẹn sẽ rời bỏ tất cả để theo tôi, khi ông đã sẵn sàng cầm bút để viết lá đơn xin từ chức gởi đến những kẻ mà hôm nay ông sẵn sàng hy sinh mạng sống cho họ.

− Tôi đã có thể dâng lên bà tất cả những điều đó, thưa bà, vì khi đó tôi hoàn toàn tự do trong việc lựa chọn con đường của mình, hôm nay tôi không có cái tự do đó nữa...

− Ông không còn tự do nữa! - Claire tái mặt kêu lên - Như vậy nghĩa là sao, thưa ông? Ông muốn nói gì chứ?

− Tôi muốn nói rằng tôi đã được ràng buộc bởi danh dự.

− Nếu vậy thì hãy nghe điều kiện thứ hai đây...

− Để mà làm gì kia chứ? - Canolles nói - Thưa bà, tôi đã không nhiều lần nhắc lại với bà rằng tôi không bao giờ thay đổi trong quyết định của mình hay sao, xin đừng mua chuộc tôi nữa, vô ích.

− Xin lỗi ông, nhưng cả tôi nữa, tôi cũng đang nhận lãnh một sứ mạng mà tôi phải thực hiện đến cùng.

− Được! - Canolles nói nhỏ - Nhưng, phải nói rằng bà quả thật là tàn nhẫn.

− Hãy từ chức đi, và như vậy chúng tôi sẽ đàm phán một cách có hiệu quả hơn với người thay thế ông hơn là với ông. Một năm, hoặc hai năm sau, ông sẽ phục vụ cho hoàng thân, với cấp bậc thống tướng.

Canolles buồn bã gục gặc đầu.

− Kìa, thưa bà! - Chàng nói - Tại sao lại đòi hỏi tôi những điều không thể nào thực hiện được như vậy?

− Có thể nào ông lại trả lời với tôi như vậy sao? - Claire nói - Thưa ông, thực tình là tôi không hiểu ông nữa. Trước kia, ông đã không sẵn sàng ký vào chiếc đơn từ chức đó hay sao, ông đã không nói với những người khi đó đang ở gần bên ông và lắng nghe ông với bao nỗi vui mừng rằng ông hành động như vậy là hoàn toàn tự do, và với tất cả lòng mong muốn của ông hay sao? Tại sao ở đây ông lại không thể hành động được, khi chính ông lại yêu cầu ông, van xin ông điều mà ông đề nghị thực hiện khi còn ở Jaulnay?...

Tất cả những lời nói đó xuyên qua tim nàng Nanon như những mũi dao nhọn và Canolles rất hiểu.

− Những gì với thời ấy là một hành động không mấy quan trọng thì ngày nay là một sự phản bội, một hành động phản bội đê hèn. - Canolles nói - Tôi sẽ không bao giờ giao lại đảo Saint Georges! Tôi sẽ không bao giờ từ chức.

− Hãy khoan, hãy khoan. - Claire nói với một giọng dịu dàng nhất, nhưng lại lo lắng đưa mắt nhìn chung quanh nàng, bởi vì thái độ phản kháng của Canolles và nhất là vẻ thiếu tự nhiên của chàng quả là khác thường - Vậy bây giờ hãy nghe đề nghị cuối cùng mà tôi đã muốn đưa ra trước tiên bởi vì tôi biết rằng ông sẽ khước từ hai đề nghị kia: Những lợi lộc về vật chất, tôi rất sung sướng đã đoán ra được điều này, không phải là những thứ có thể mua chuộc được một tâm hồn như ông, một người như ông thì cần đến những hoài vọng khác hơn là quyền bính và của cải. Với những bản năng cao thượng sẽ có những phần thưởng cao quý. Xin ông hãy nghe...

− Lạy trời, thưa bà! - Canolles nói - Xin hãy thương xót tôi!

Và chàng làm một cử chỉ như muốn bỏ đi.

Claire cho rằng chàng đã bắt đầu bị lung lạc và tin tưởng rằng điều nàng sắp nói ra sẽ mang đến thắng lợi cho mình nên giữ chàng lại và nói tiếp:

− Nếu thay cho một lợi nhuận thấp hèn, người ta sẽ dâng lên một phần thưởng tinh khiết và cao quý. Nếu người ta trả giá cho sự từ chức của ông, một sự từ chức mà không ai có thể chê trách ông được, bởi vì cuộc chiến chưa khởi sự nên hành động từ chức đó sẽ không là bội phản hoặc dối trá nhưng đơn thuần là một sự lựa chọn. Nếu tôi nhắc lại sự từ chức đó được trả giá bằng một cuộc hôn nhân, nếu có một người phụ nữ, người mà ông đã từng bảo rằng ông yêu, từng thề nguyền sẽ yêu người ấy suốt đời, và mặc dù đã có những lời hứa này nọ và người ấy vẫn chưa dứt khoát trả lời ông, nếu người phụ nữ đó đến nói với ông: Ông De Canolles, tôi hoàn toàn tự do, tôi giàu có, tôi yêu ông, hãy cưới tôi, và chúng ta sẽ ra đi... Hãy đến nơi nào mà ông muốn xa hẳn mọi tranh chấp nổi loạn. Xa hẳn nước Pháp này... Nếu vậy! Thưa ông, ông có nhận lời không?

Mặc cho cử chỉ ngượng ngập duyên dáng và khuôn mặt đỏ bừng của Claire, mặc cho hình ảnh về tòa lâu đài De Cambes xinh xắn mà chàng có thể nhìn thấy từ cửa sổ phòng mình nếu như suốt thời gian qua màn đêm đã không từ trời buông xuống, Canolles vẫn bất động và cương quyết trong quyết định của mình. Bởi vì từ xa chàng đã nhìn thấy bộ mặt thẫn thờ, nhợt nhạt, đầy lo âu của Nanon ló ra từ sau những bức màn.

− Kìa, kìa, hãy trả lời tôi đi chứ! - Nàng tử tước tiếp tục - Tôi không sao hiểu thái độ im lặng của ông cả. Tôi đã lầm lẫn hay sao? Ông không phải là ngài nam tước De Canolles à? Ông còn là người đã từng nói với tôi khi ở lâu đài Chantilly rằng ông yêu tôi, và đã lặp lại điều đó khi đến Jaulnay hay sao? Kẻ đã từng thề nguyền rằng chỉ yêu có một mình tôi trên đời này, và sẵn sàng vì tôi mà hy sinh mọi mối tình khác hay sao? Ông hãy nói đi! Hãy nói đi! Tôi van ông hãy trả lời tôi đi! Trả lời đi!

Một tiếng rên rỉ nổi lên, lần này thì thật rõ rệt, đến nỗi phu nhân De Cambes không nghi ngờ về sự có mặt của một người thứ ba. Hai con mắt kinh hoảng nhìn theo ánh mắt của Canolles và vì chàng không thể nào quay nhanh nhìn đi nơi khác nên nàng tử tước không thể không nhận ra khuôn mặt tái nhợt và bất động kia, một bóng người chẳng khác nào một bóng ma và đang run rẩy theo dõi mọi diễn biến của câu chuyện.

Qua bóng tối mờ nhạt, hai người đàn bà trao đổi ánh mắt nẩy lửa và cả hai cùng kêu lên một tiếng.

Nanon biến mất.

Về phần mình, De Cambes chụp lấy mũ cùng áo choàng và quay về phía Canolles.

− Thưa ông! - Nàng nói - Bây giờ thì tôi đã hiểu cái mà ông gọi là bổn phận và lòng biết ơn. Bây giờ thì tôi đã hiểu cái bổn phận nào mà ông không muốn từ bỏ hoặc phản bội và cuối cùng, tôi cũng đã hiểu ra rằng có những mối luyến ái vượt qua khỏi mọi cám dỗ, vậy tôi xin trả ông về những luyến ái đó, với lòng biết ơn đó. Vĩnh biệt ông, vĩnh biệt!

Nàng đã toan bỏ đi mặc dù Canolles muốn ngăn lại, nhưng một kỷ niệm đau đớn khiến nàng dừng lại.

− Một lần nữa, thưa ông - Nàng nói - nhân danh tình bằng hữu của tôi đối với ông vì đã một lần ông giúp tôi qua cảnh khó khăn, nhân danh tình bằng hữu của tôi đối với ông cũng vì một lần ông đã giúp tôi, nhân danh tất cả những người đã quý mến ông mà ông cũng quý mến, không loại trừ một ai cả, tôi xin ông đừng giao chiến làm gì. Ngày mai, cũng có thể là ngày kia, Saint Georges sẽ bị tấn công, hãy tránh cho tôi những nỗi đau khổ phải thấy ông bại trận hoặc chết.

Trước những lời nói đó, chàng trai giật mình và hồi chí lại.

− Thưa bà! - Chàng nói - Tôi hết lòng cảm ơn bà vì tình bằng hữu mà bà vừa cam kết đó vô cùng quý giá đó với tôi, mà tôi không thể nào nói hết ra được. Ô! Người ta cứ việc đến đây tấn công! Trời ơi! Họ cứ đến đi, tôi cần phải chiến đấu, tôi cần có hiểm nguy để phục hồi danh dự trước chính những con mắt tôi. Chiến trận cứ đến, hiểm nguy cứ đến, cả cái chết nữa, cái chết sẽ được đón tiếp nồng hậu vì tôi biết mình sẽ chết mang theo tinh thần của bà.

− Vĩnh biệt ông! - Claire nói và tiến về phía cửa.

Canolles bước theo. Ra đến giữa hành lang tối om, chàng nắm lấy bàn tay của nàng, và với một giọng thật nhỏ chỉ vừa đủ nghe:

− Claire! - Chàng nói - Tôi yêu em hơn bao giờ hết, nhưng tai họa muốn rằng chỉ khi nào tôi chết xa em thì tôi mới chứng tỏ được tình yêu đó đối với em.

Một tiếng cười mai mỉa là câu trả lời duy nhất của phu nhân De Cambes. Nhưng vừa ra khỏi tòa lâu đài, thì tiếng nấc đau khổ bật ra từ cổ họng nàng, nàng vặn hai tay vào nhau và kêu lên:

− Ôi! Chàng không yêu ta trời ơi! Chàng không yêu ta, thế mà ta khốn nạn thay, ta lại yêu chàng mất rồi!...
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Violet
post May 18 2008, 06:25 PM
Post #31


Nữ Hoàng Lướt Mạng
***

Group: Sinh Họat
Posts: 1,895
Joined: 9-April 08
Member No.: 10
Country



Phần III - Chương 4

...


Sau khi chia tay với phu nhân De Cambes, Canolles trở về phòng mình. Nanon đang đứng bất động giữa phòng, mặt tái nhợt, Canolles bước về phía nàng với một nụ cười buồn bã. Đến gần nàng, chàng đưa bàn tay ra, và nàng đã khụy xuống dưới chân chàng.

− Hãy tha lỗi cho em! - Nàng nói - Canolles, chính em đã dẫn anh đến hiểm nguy khó khăn này, nếu anh có chết thì chính em là nguyên nhân của cái chết đó. Em là một kẻ ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến hạnh phúc của mình. Hãy để em ở lại đây và đi đi.

Canolles nhẹ nhàng đỡ nàng dậy:

− Bỏ em ư? Tôi, không bao giờ đâu. Nanon, không bao giờ, em là những gì quý giá của đời tôi. Tôi đã thề sẽ bảo vệ em và tôi sẽ cứu thoát em, nếu không thì thà rằng tôi chết đi.

− Có phải thật lòng anh nói đấy không Canolles? Không nuối tiếc, không do dự?

− Phải. - Canolles mỉm cười nói.

− Cám ơn bạn yêu quý của em, cám ơn anh nhiều lắm. Anh thấy không, cuộc sống mà em đang gìn giữ đây hôm nay em sẽ hy sinh nó mà không một lời than vãn. Bởi vì đến hôm nay em mới biết anh như thế nào. Người ta mang đến cho anh tiền bạc, vậy của cải của em không thuộc về anh hay sao? Người ta mang đến cho anh tình yêu, nhưng trên đời này có ai yêu anh hơn em? Người ta mang đến cho anh chức vụ à? Hãy nghe em, họ sắp tấn công, nếu vậy chúng ta hãy chiêu mộ thêm lính, hãy mua thêm súng ống và đạn dược. Hãy tăng cường lực lượng và chúng ta sẽ chống cự lại. Em sẽ chiến đấu cho tình yêu của em, và cho danh dự của anh. Canolles dũng cảm sẽ đánh bại họ, anh sẽ khiến cho hoàng hậu phải nói rằng chẳng có viên chỉ huy nào dũng cảm hơn anh. Còn cấp bực ư? Em sẽ lo, và khi nào anh giàu có, đầy danh vọng và vinh quang rồi, cứ bỏ rơi em nếu anh muốn, em chỉ giữ lại kỷ niệm để tự an ủi mình.

Mắt Nanon không rời Canolles khi nói và chờ đợi câu trả lời mà mọi người đàn bà đều mong đợi sau những lời quá nồng nhiệt, nghĩa là cũng điên cuồng và bồng bột như những câu đó. Nhưng Canolles buồn bã cúi đầu.

− Nanon! - Chàng nói - Sẽ chẳng bao giờ em phải chịu một thiệt hại, sẽ chẳng bao giờ em phải chịu một sự nhục nhã nào một khi tôi còn ở Saint Georges này. Em cứ an tâm bởi vì em không có gì phải sợ cả.

− Xin cảm ơn anh - Nàng nói - dù rằng đấy chưa phải là tất cả những gì em mong ước.

Và nói với riêng mình: "Than ôi! Ta thua cuộc rồi, chàng không yêu ta nữa".

Canolles bắt gặp ánh mắt nẩy lửa vừa phát ra như tia chớp ấy, sắc mặt nhợt nhạt trong một giây biểu lộ bao nhiêu là đau khổ.

"Hãy rộng rãi cho đến cùng" - Chàng tự nhủ "nếu không thì ta thật là đê hèn".

− Nào, Nanon, chúng ta hãy ra đây, em hãy khoác áo choàng vào và đội mũ lên, không khí ban đêm sẽ giúp em tỉnh táo hơn. Chúng ta sẽ bị tấn công bất cứ lúc nào, tôi phải đi tuần tra đây.

Lòng khấp khởi mừng, Nanon ăn mặc như người tình đã bảo và đi theo chàng.

Canolles là một vị chỉ huy đúng nghĩa. Vào quân đội khi hãy còn nhỏ tuổi nên chàng đã được học tập kỹ lưỡng về nghề nghiệp của mình. Vì thế chàng kiểm tra không chỉ với tư cách một vị chỉ huy, nhưng còn như một nhà chuyên môn. Những viên sĩ quan từng đón tiếp chàng như một kẻ được ưu đãi, và đã tưởng rằng đây chỉ là một ngài tổng đốc để làm biếng, đều bị người chỉ huy ấy lần lượt tra hỏi về những phương cách tấn công và chống trả. Và họ buộc phải công nhận trong chàng thanh niên bảnh bao ấy một vị chỉ huy đầy kinh nghiệm. Những người lớn tuổi hơn cả liền nói với chàng đều kính cẩn. Điều duy nhất mà họ có thể chê nơi chàng, đó là giọng nói quá dịu dàng khi ra lệnh và kiểu cách lịch sự thái quá khi tra hỏi họ. Họ sợ rằng kiểu cách lịch thiệp đó chứa đựng một cá tính yếu mềm. Thế nhưng vì mỗi người đều cảm thấy nguy hiểm đang đến gần, nên mọi mệnh lệnh của viên tổng đốc đều được thi hành một cách nhanh nhẹn chính xác khiến cho viên chỉ huy cũng có những ý nghĩ tốt đẹp tương tự về binh sĩ của mình.

Một đội công binh vừa đến trong ngày hôm ấy, Canolles cho lệnh làm ngay những công việc cần kíp. Nanon muốn đưa chàng về để tránh cho chàng một đêm mệt mỏi như vậy, nhưng hoài công, Canolles vẫn tiếp tục cuộc tuần tra, và chính chàng lại cố ép nàng trở về nơi trú ngụ. Và sau đó, chàng đến nằm trên một tảng đá để có thể trông chừng công việc.

Nhưng, trong khi cặp mắt chàng theo dõi một cách máy móc công việc của những cuốc với xẻng, thì đầu óc của Canolles bị thu hút hoàn toàn không chỉ những sự kiện trong ngày hôm đó, mà còn vào tất cả những chuyến phiêu lưu kỳ lạ mà chàng đã là nhân vật chính. Kể từ ngày chàng gặp gỡ phu nhân tử tước De Cambes, nhưng kỳ lạ thay tâm trí chàng không vượt qua khoảng thời gian đó. Hình như, mãi đến khi ấy chàng mới bắt đầu sống, và cho đến ngày ấy, chàng chỉ sống trong một thế giới khác, với những bản năng thấp hèn và những xúc cảm trọn vẹn. Bắt đầu từ giờ phút ấy trong cuộc đời chàng như có một luồng ánh sáng mang đến cho mọi vật dáng dấp khác hẳn, và trong cái ngày mới kia, Nanon, nàng Nanon đáng thương đã phải nhường chỗ cho một tình yêu khác vừa mới nhen nhúm nhưng mãnh liệt, như những mối tình đã từng chiếm lĩnh cả một cuộc đời ngay khi chúng mới len vào.

Vì vậy, sau những phút trầm tư buồn phiền, pha lẫn với niềm hoan hỉ thanh cao khi biết rằng phu nhân De Cambes yêu mình, Canolles đành phải tự thú nhận rằng chỉ có bổn phận mới buộc chàng phải giữ gìn danh dự, chứ tình thân của chàng đối với Nanon không còn là một yếu tố quyết định nữa.

Đáng thương cho Nanon! Canolles đã gọi thứ tình cảm mà chàng dành cho nàng là tình thân ái. Thế nhưng, trong tình yêu, điều đó khá gần với sự thờ ơ.

Cả Nanon cũng còn thức, bởi vì nàng chưa muốn bị nằm. Đứng bên cửa sổ, khoác mình trong chiếc áo choàng rộng màu đen để không ai trông thấy được nàng dõi theo. Không phải là mặt trăng mờ nhạt và u hoài đang nấp mình sau những đám mây, không phải những thân liễu đang duyên dáng đong đưa trước làn gió đêm, mà là sự xa cách đang hình thành, chầm chậm và nặng nề. Trong tâm tưởng người tình, trong bóng người đang co mình trên tảng đá, bên ánh lửa leo lét kia, nàng như thấy bóng ma của hạnh phúc đã qua.

Ngày đến, tận khi đó Canolles mới trở về phòng mình. Nanon cũng đã trở về phòng nàng, bởi vậy chàng không biết là nàng đã thức suốt đêm. Chàng thay y phục chỉnh tề, tập hợp quân đội lại. Đi tuần tra những nơi đặt thần công nhất là những nơi nnìn ra bờ bên trái của con sông Georges, ra lệnh đóng cửa cảng nhỏ lại cho xiềng lại bằng xích sắt, chế ra những loại xà lan chở những loại súng pháo loại nhẹ, duyệt qua binh sĩ của mình, khuyến khích với họ với lời nói bóng bảy và hùng hồn và chỉ có thể trở về vào lúc mười giờ.

Nanon chờ chàng với nụ cười trên môi. Đó không còn là nàng Nanon kiêu hãnh và kiêu ngạo mà tính khí thất thường đã từng làm cho chính ngài D'Epernon phải điên đầu. Đây là một người tình rụt rè, một kẻ nô lệ sợ sệt, chẳng dám đòi hỏi người khác yêu mình, nhưng chỉ xin phép được yêu.

Ngày trôi qua, không một biến cố nào khác ngoài đợt chuyển biến trong tấn thảm kịch nội tâm đang diễn ra trong tâm hồn hai người trẻ tuổi ấy. Những người liên lạc do Canolles gửi đi lần lượt trở về. Không ai mang về một tin tức rõ rệt, chỉ biết rằng Bordeaux đang có một cảnh náo loạn, rõ ràng là ở đó người ta đang chuẩn bị một điều gì quan trọng.

Thật vậy, De Cambes trở về thành phố, cố gắng cất giấu những chi tiết của cuộc gặp gỡ trong tận đáy lòng mình, đã báo kết quả cho Lenet. Dân chúng Bordeaux lớn tiếng đòi hỏi đảo Saint Georges phải thuộc về họ. Nhiều đám đông tự nguyện xin theo cuộc chinh phạt, những người chỉ huy chỉ ngăn họ lại với lý do là thiếu người chỉ huy cuộc chinh phạt ấy, và cũng không có đủ binh sĩ đã được huấn luyện đầy đủ. Lenet lợi dụng lúc ấy để đưa ra tên của hai vị công tước đề nghị sử dụng quân đội ấy. Dân chúng nhiệt liệt reo hò và yêu cầu mở cửa thành, ngay cả những kẻ mới hôm qua đây còn đóng kín, không muốn tiếp đón ai.

Lenet vội mang tin mừng đó đến và quận chúa cho họp ngay ban tham mưu.

Claire cáo bệnh để khỏi tham dự vào bất cứ quyết định nào chống lại Canolles và rút về phòng mình để khóc cho thỏa.

Từ phòng riêng, nàng nghe những tiếng reo hò đe dọa của dân chúng. Tất cả đều chống lại Canolles.

Chẳng bao lâu tiếng trống vang lên, những đội quân tập hợp lại, các quan chức phát cho dân chúng súng, hỏa mai và các ngọn thương, súng thần công được kéo ra, thuốc súng được phân phát, và hai trăm chiến thuyền sẵn sàng ngược dòng Garonne vào ban đêm nhờ thủy triều lên cao, trong khi ba ngàn người đóng ở bên trái của con sông, sẽ tấn công trên đất liền.

Đội quân đường biển sẽ được chỉ huy bởi D'Espanet, cố vấn của hội đồng, một người dũng cảm và thông minh, và đội quân trên bộ được chỉ huy bởi ngài De La Rochefoucauld. Ông này cũng vừa vào đến thành phố với khoảng hai ngàn người. Ngài công tước De Bouillon sau ngày mai mới đến cùng với một vài người khác. Bởi vậy, ngài De La Rochefoucauld rất nôn nóng muốn tấn công nhanh để vượt trước đồng nghiệp mình.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Violet
post May 18 2008, 06:25 PM
Post #32


Nữ Hoàng Lướt Mạng
***

Group: Sinh Họat
Posts: 1,895
Joined: 9-April 08
Member No.: 10
Country



Phần III - Chương 5

...


Hai hôm sau ngày phu nhân tử tước De Cambes, đến Saint Georges dưới lớp áo sứ giả, vào khoảng hai giờ trưa, khi Canolles đang đi tuần tra trên tường thành thì được báo rằng có một người liên lạc mang đến một phong thư cho chàng.

Người liên lạc được cho vào ngay và giao bức công văn cho Canolles.

Bức công văn ấy rõ ràng là không mang tính cách công vụ, đó là một bức thư ngắn, viết bởi một nét chữ mảnh mai, hơi run, trên một tờ giấy xanh nhạt, bóng láng và thơm phức.

Mới chỉ nhìn thấy tờ giấy, Canolles đã cảm thấy tim đập mạnh, ngoài ý muốn.

− Ai đưa cho ngươi lá thư này? - Chàng hỏi.

− Một người đàn ông độ năm mươi lăm, sáu mươi tuổi.

− Râu tóc hoa râm?

− Vâng.

− Dáng người thật thẳng?

− Vâng.

− Điệu bộ của một người lính?

− Đúng vậy.

Canolles cho người này một đồng Louis và ra hiệu lui.

Và tim đập mạnh, chàng đến ẩn mình vào góc pháo đài để có thể đọc thỏa thích lá thư vừa nhận được.

Thư chỉ vỏn vẹn có hai hàng:

"Ông sẽ bị tấn công. Nếu ông không còn xứng đáng với tôi nữa, thì ít ra cũng hãy tỏ ra xứng đáng với chính mình".

Lá thư không có chữ, nhưng Canolles nhận ra phu nhân De Cambes cũng như đã nhận ra Pompéc, chàng nhìn quanh xem có ai nhìn thấy mình không đỏ mặt lên như một cậu bé trước mối tình đầu, chàng đưa lá thư lên môi hôn một cách say sưa và cất nó vào bên trong ngực.

Rồi chàng leo lên trên chóp pháo đài, nơi có thể nhìn thấy dòng Garonne xa đến hơn một dặm cùng với khoảng đồng bằng bát ngàn chung quanh đó

Chẳng thấy gì trên mặt sông cũng như trên đồng bằng, không tấn công vào giữa ban ngày, chúng sẽ nghỉ ngơi dọc đường và tấn công vào ban đêm.

Canolles nghe một tiếng động nhẹ phía sau và quay lại, đó là viên trung úy của chàng.

− Thế nào, anh De Vibrac? - Canolles hỏi - Mọi người bảo sao?

− Thưa chỉ huy, mọi người bảo rằng mai đây lá cờ của các vị hoàng thân sẽ phất phới trên đảo Saint Georges.

− Mà ai bảo vậy?

− Hai liên lạc viên của chúng ta vừa mới về và đã thấy dân chúng thành Bordeaux chuẩn bị tấn công ta.

− Thế anh đã trả lời như thế nào với những kẻ bảo rằng ngày mai lá cờ của các vị hoàng thân sẽ bay trên pháo đài Saint Georges?

− Thưa chỉ huy, tôi đã bảo rằng tôi chẳng quan tâm gì đến chuyện đó vì tôi sẽ không nhìn thấy lá cờ ấy.

− Nếu vậy, anh đã cướp mất câu trả lời của ta rồi đó.

− Hoan hô chỉ huy, binh sĩ sẽ chiến đấu như những con mãnh sư.

− Tôi chỉ đòi hỏi họ một điều là nên chiến đấu như những con người... Mà họ nói gì về cách tấn công?

− Thưa chỉ huy, người ta đang chuẩn bị cho mình một sự bất ngờ. - Vibrac cười nói.

− Chà! Bất ngờ nhỉ! Đây là lần thứ hai mà tôi được cho ý kiến như vậy. Mà ai chỉ huy đội tấn công?

− Ngài De La Rochefoucauld chỉ huy đội quân trên đất liền, ngài D'Espanet cố vấn hội đồng, đội quân trên biển.

− Nếu vậy - Canolles nói - thì ta sẽ cho lão một lời khuyên.

− Cho ai ạ?

− Cho ngài cố vấn hội đồng.

− Lời khuyên như thế nào?

− Là bổ sung cho đám dân quân thành phố một đội quân tinh nhuệ nào đó, có kỷ luật chặt chẽ, để dạy cho đám dân giả kia biết thế nào là một cuộc đọ súng đúng nghĩa.

− Lão không cần đến những lời khuyên của ngài đâu, thưa chỉ huy, bởi vì vốn là một luật gia, hình như lão cũng có biết ít nhiều về chiến trận nên trong cuộc chinh phạt này lão đã kết hợp với trung đoàn Navailles.

− Sao! Trung đoàn Navailles à?

− Vâng.

− Trung đoàn cũ của ta?

− Chính vậy. Hình như họ đã chuyển qua phe của các hoàng thân cùng với vũ khí quân trang.

− Mà ai chỉ huy?

− Nam tước Ravailly.

− Thật ư?

− Ngài có quen biết à?

− Phải. Một tên rất dễ thương, dũng cảm y như thanh gươm của hắn vậy!... Nếu thế thì sẽ gay hơn là ta tưởng.

− Ngài có lệnh gì bây giờ, thưa chỉ huy?

− Tối nay, các đơn vị canh phòng phải được tăng cường, các binh sĩ sẽ phải mặc yên y phục mà ngủ, súng ống đạn lạc sẵn sàng để trong tầm tay... Một nửa sẽ thức canh chừng, còn một nửa kia nghỉ ngơi... Nhưng canh thức sẽ nấp sau những ụ đất... Khoan đã!

− Tôi xin đợi lệnh.

− Anh đã nói với ai về những báo cáo của người liên lạc chưa?

− Không một ai.

− Được lắm, hãy giữ kín chuyện trong khoảng một thời gian nữa. Hãy chọn lấy độ mươi tên trong đám lính tệ nhất của anh, anh chắc có những tên săn trộm hay đánh cá chứ?

− Thưa chỉ huy, mấy tên đó chẳng thiếu đâu.

− Vậy thì hãy chọn lấy mười tên, như ta đã nói cho bọn chúng nghỉ đến sáng mai. Bọn chúng sẽ đi thả lưới trên sông Garonne và sẽ đặt bẫy trong rừng.... Đêm nay, D'Espanet với lão De La Rochefoucauld sẽ bắt bọn chúng và tra hỏi.

− Tôi chưa hiểu...

− Anh không hiểu rằng cần cho những kẻ tấn công tưởng chừng chúng ta chẳng hay biết gì hay sao? Đấy! Bọn này sẽ chẳng biết gì cả, sẽ thề với một vẻ ngay thật trước mặt bọn kia rằng chúng ta đang ngủ kỹ.

− À hay lắm.

− Hãy để quân thù đến gần, hãy để bọn chúng đổ bộ lên bờ, và cứ để bọn chúng bắc thang trèo lên thành.

− Rồi chừng nào mới khai hỏa?

− Chừng nào ta ra lệnh. Nếu có một phát súng nào được bắn đi trước khi ta ra lệnh, thì thề trên chức tổng trấn này, ta sẽ bắn bỏ kẻ đó.

− Ôi, trời!

− Nội chiến phức tạp bằng hai cuộc chiến thường. Điều không quan trọng là không được để cho nó diễn ra như một chuyến đi săn... Hãy để cho các ngài dân Bordeaux cười cho thỏa thích, cả các anh cũng cứ cười đi nếu thấy muốn cười. Nhưng chỉ khi nào tôi bảo cười.

Viên trung úy bỏ đi để truyền lại mệnh lệnh của Canolles cho các viên sĩ quan khác, họ nhìn nhau ngạc nhiên. Có hai người trong ngài tổng đốc: Nhà quý tộc phong nhã, viên chỉ huy kiên quyết.

Canolles trở về dùng bữa tối với Nanon, bữa ăn tối được chuẩn bị sớm hơn thường lệ hai tiếng đồng hồ. Nanon quyết định sẽ không rời tường thành từ chập tối cho đến sáng hôm sau. Chàng thấy Nanon đang ngồi giở một chồng thư.

− Canolles yêu quý, anh có thể bình tĩnh mà chiến đấu, bởi vì chẳng bao lâu sẽ có quân đến cứu viện: Đức vua đang đến, ngài De La Meilleraye đem theo một đội quân và ngài D'Epernon cũng đến cùng với mười lăm ngàn người.

− Nhưng, họ sẽ chỉ đến sau tám hoặc mười ngày. Nanon này! - Canolles mỉm cười nói tiếp - Đảo Saint Georges không phải là không thể chiếm được.

− Ồ, chừng nào anh còn chỉ huy, thì em bảo đảm tất cả.

− Phải, nhưng vì anh đang chỉ huy, nên anh có thể bị tử thương... Nanon, trong trường hợp dó em sẽ hành động như thế nào, em có dự tính điều đó không?

− Có chứ! - Nanon trả lời và cũng mỉm cười.

− Nếu vậy thì hãy chuẩn bị hòm xiểng đi. Một người lái thuyền đã trực sẵn ở một nơi đã định. Nếu có phải theo đường sông, em sẽ có bốn người của anh được nhận lệnh không bao giờ rời em và sẽ mang em qua bờ bên kia.

− Tất cả những lo toan đó đều vô ích thôi. Canolles, nếu anh chết, em sẽ không còn cần đến gì nữa.

Người hầu đến báo bữa ăn tối đã được dọn lên. Đang ăn, có đến mười lần Canolles đứng dậy và đến bên khung cửa sổ nhìn xuống con sông. Bữa ăn chưa xong, Canolles đã rời bàn... Đêm đã bắt đầu buông xuống. Nanon muốn cùng theo.

− Nanon! - Canolles bảo - Hãy về phòng em và thề với tôi là sẽ không ra khỏi đó. Nếu tôi biết em ra ngoài, có thể gặp phải hiểm nguy nào đó thì tôi sẽ không thể nào tự chủ được. Nanon điều này có liên quan đến danh dự của tôi, và em đừng đùa giỡn với danh dự của tôi.

Nanon chìa cho Canolles đôi môi đỏ hồng, còn đỏ hơn nữa do màu trắng nhợt trên đôi má nàng, rồi nàng trở về phòng mình sau khi nói:

− Em xin nghe anh, Canolles. Em muốn rằng cả bạn lẫn thù đều nhận biết rằng người mà em yêu, anh cứ đi đi.

Canolles bỏ đi, chàng không thể không khâm phục tính cách thuần phục kia sẵn sàng tuân theo mọi ý muốn của chàng. Chàng vừa ra đến vị trí của chàng thì đêm ụp xuống, dữ dội đầy những mối đe dọa như những khi nó muốn dấu trong những nếp áo đen ngòm một bí mật đẫm máu nào đó.

Canolles đứng ngay khoảng đất trống phía trước thành lũy. Chàng nhìn thấy suốt cả con sông cùng với hai bên bờ. Không có trăng, một đám mây sẫm màu trôi nặng nề trên bầu trời. Không ai có thể trông thấy chàng được, nhưng cũng khó mà nhìn thấy chung quanh.

Thế nhưng, đến nửa đêm chàng như nhận ra những mảng đen đang di động nơi bờ bên trái, và những hình dáng khổng lồ lướt trên mặt sông. Ngoài ra không một tiếng động nào ngoài tiếng gió đêm đang than thở qua các ngọn cây.

Những mảng đen và những hình dáng đó dừng lại ở một khoảng xa xa. Canolles đã cho rằng mình nhìn lầm, nhưng chàng để tâm chú ý kỹ hơn, đôi mắt chăm chú nhìn xuyên qua màn đêm, hai tai luôn vểnh lên rình rập mọi tiếng động. Đồng hồ trong thành điểm ba tiếng, tiếng chuông ngân dài rồi tắt ngấm trong đêm tối. Canolles bắt đầu đã nhận được một tin báo sau và toan tính rút lui, thì bỗng nhiên viên trung úy De Vibrac, vẫn còn đứng sau lưng chàng, đặt một bàn tay lên vai chàng còn tay kia chỉ về con sông.

− Phải, phải, phải! - Canolles nói - Bọn chúng đấy, chúng ta chẳng thiệt hại gì khi chờ đợi như vậy. Cho gọi các binh sĩ đang ngủ dậy và điều tất cả về vị trí sau tường thành. Anh đã nói với họ rằng ta sẽ bắn ngay kẻ nào bắn phát súng đầu tiên rồi chứ?

− Thưa có.

− Nếu vậy thì hãy nhắc lại với họ thêm một lần nữa.

Thật vậy qua những tia sáng đầu tiên của bình minh, mọi người thấy những chiếc thuyền dài đang đến gần, bên trên chở đầy người cười nói nho nhỏ, trong khi đó có thể nhận thấy trên vùng đồng bằng một cái gì giống như ụ đất mà ngày hôm qua chưa có. Đấy là sáu khẩu thần công của ngài De La Rochefoucauld vừa được đặt đấy trong đêm qua. Những người trên thuyền đã hoãn lại cuộc tấn công bởi vì mấy khẩu thần công chưa sẵn sàng nhả đạn.

Canolles hỏi xem súng ống đã được nạp đạn chưa, và được trả lời sẵn sàng, chàng ra hiệu lệnh chờ đợi.

Mấy chiếc thuyền mỗi lúc mỗi gần hơn, và qua những tia sáng lờ mờ đầu tiên của ban ngày, chẳng bao lâu Canolles có thể nhận ra các thứ quân trang cùng với các chiếc mũ đặc biệt của trung đoàn Navailles, đã từng, như chúng ta đã biết, là trung đoàn của chàng. Nơi mũi của một trong mấy chiếc thuyền đầu tiên là nam tước De Ravailly đã thay thế chàng trong cương vị chỉ huy trung đoàn, phía sau là viên trung úy vốn là anh em cùng vú nuôi với viên chỉ huy, một người rất được bạn bè yêu mến vì tính khí vui vẻ mà những câu bông đùa không bao giờ cạn.

− Rồi các bạn sẽ thấy - Anh chàng này nói - bọn họ sẽ chẳng động đậy gì đâu, và phải đợi cho ngài De La Rochefoucauld đánh thức với mẩy khẩu thần công. Chà! Ở Saint Georges, người ta ngủ kỹ dữ, khi nào già yếu, tôi sẽ về đó sống.

− Cái tên Canolles tốt bụng ấy - Ravailly nói - hắn chỉ thi hành nhiệm vụ tổng đốc như một ông bố thương con, hắn sợ lính tráng sẽ bị cảm lạnh trong khi gác đêm chắc.

− Mà đúng vậy - Một người khác nói - chẳng thấy lấy một tên lính gác.

− Này! - Viên trung úy kêu lên khi đặt chân lên đất liền - Này tên kia, dậy đi và kéo chúng ta lên nào.

Sau câu đùa đó, những tiếng cười rộ lên suốt hàng ngũ đội quân tấn công. Và trong khi hai, ba chiếc thuyền tiến về cảng, tất cả bắt đầu đổ bộ lên bờ.

− Thôi, thôi, ta hiểu rồi - Ravailly nói - Canolles muốn làm ra vẻ bị đánh úp bất thần để tránh gây bất hòa với triều đình. Chà, thưa các ngài, chúng ta hãy đáp lễ lại và không nên giết một ai hết. Một khi vào thành rồi, ân xá cho tất cả, ngoại trừ các phụ nữ, mà chắc họ cũng chẳng đòi được ân xá đó! Nào các bạn, xin đừng quên đây là một cuộc chiến giữa các bằng hữu, bởi vậy kẻ nào mà rút súng ra trước tiên, thì ta cho hắn một nhát gươm.

Sau câu dặn dò vui nhộn mang đầy tính cách dân tộc ấy, tiếng cười lại rộ lên, cả binh sĩ cũng chia sẻ câu đùa cợt với các sĩ quan.

− Ái chà! Này các bạn - Viên trung úy nói - cười thì vui đấy, nhưng cũng đừng quên công việc nhé. Nào lấy thang ra!

Liền đó, các binh sĩ kéo từ thuyền ra những chiếc thang dài và tiến về tường thành.

Đã khá sáng sủa để mọi người nhận ra chàng.

− Kìa, chào các bạn Navailles! - Chàng nói với tất cả trung đoàn - Chào Ravailly, chào Ramoneng.

− Ủa, Canolles đây mà! - Các chàng trai kêu lên - Cậu dậy rồi đấy hả nam tước?

− Ừ, rồi sao? Ở đây thật dễ chịu, tối ngủ sớm, sáng dậy trễ, nhưng còn các cậu, các cậu đi đâu mà sớm vậy?

− Hình như cậu cũng nhận thấy rồi mà. - Ravailly nói - Chúng mình đến đây hãm thành của cậu, có vậy thôi.

− Hãm thành để làm gì?

− Để lấy nó.

Canolles mỉm cười.

− Sao? - Ravailly nói - Cậu đầu hàng chứ?

− Nhưng, trước hết mình phải rõ là đầu hàng ai đã. Tại sao lại có chuyện dân Navailles chống lại đức vua nhỉ?

− Cậu à, đó là bởi vì chúng mình đã trở thành những kẻ phản loạn. Sau khi nghĩ kỹ lại, chúng mình nhận ra rằng Mazarin đúng là một tên đểu cáng, không xứng đáng được những con người quý phái theo phò, bởi vậy chúng mình đã theo về các ngài hoàng thân. Còn cậu?

− Mình tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa "D'Epernonese".

− Thật, khó tin, này, đằng kia, hãy để yên mấy sợi xích sắt của cây cầu, các bạn chắc biết rõ những thứ đó chỉ được nhìn từ xa, chứ đụng vào thì có tai họa đấy. Ravailly, cậu hãy bảo họ đừng đụng vào mấy sợi xích sắt. - Canolles tiếp tục nói vừa cau mày - Nếu không mình sẽ cho nổ súng đấy... Và mình cũng cần cho cậu biết, Ravailly, rằng mình có nhiều tay súng rất cừ.

− Chà! Cậu đùa đấy à! - Viên sĩ quan nói - Cứ để cho người của mình lấy đi, cậu không chống lại nổi đâu.

− Mình không đùa... Dẹp mấy cây thang đi Ravailly, mình xin cậu, cậu đang tấn công vào nhà của đức vua đấy, hãy cẩn thận!

− Saint Georges mà là nhà của đức vua à?

− Mẹ kiếp! Cậu hãy nhìn xem kia là lá cờ cắm trên pháo đài... Này hãy cho truyền xuống sông và dẹp thang đi, nếu không thì mình sẽ khai hỏa. Nếu cậu có chuyện muốn nói, thì hãy cùng Ramoneng vào đây, và chúng ta vừa ăn vừa trò chuyện. Ở đây mình có một người đầu bếp thật trứ danh.

Ravailly cười và đưa mắt đốc thúc binh sĩ. Trong lúc đó, một đội quân khác chuẩn bị đổ bộ.

Canolles liền nhận ra rằng giờ phút quyết định đã đến, và chàng lấy lại thái độ kiên quyết, vẻ nghiêm nghị phù hợp với một người đang nhận lãnh một trách nhiệm quan trọng.

− Dừng lại Ravailly, đùa như vậy là đủ rồi. Ramoneng! - Chàng kêu to - Không thêm một lời, một bước hoặc một cử chỉ nữa, nếu không mình sẽ cho khai hỏa.

Và để đi kèm với câu đe dọa, chàng đưa cánh tay mạnh mẽ hất ngã một cây thang vừa mới ló lên trên tường thành.

Năm sáu người lính vội vã hơn mấy người khác đang leo lên, cú đẩy đó làm cho họ rơi xuống và làm nổi lên một trận cười giữa những người bên trong cũng như người bên ngoài thành, chẳng khác gì trò chơi giữa đám học sinh.

Ngay khi đó, một hiệu lệnh biết rằng những kẻ tấn công đã vượt qua mớ xích sắt giữ cảng.

Thế là cả Ravailly lẫn Ramoneng liền chụp lấy một cây thang và cũng toan lên, vừa la to:

− Trung đoàn Navailles tiến lên! Tiến lên!

− Này Ravailly! - Canolles kêu lên - Mình xin cậu, dừng lại đi...

Nhưng cũng ngay khi ấy, súng thần công nơi đồng bằng khai hỏa, một viên đạn bay đến gần tung mặt đất chung quanh Canolles.

Và dù không nhìn thấy một người nào hết, nhưng một hàng súng dài ló ra, hướng về phía bên ngoài tường thành. Một hành ánh sáng chớp lóe lên bao bọc chung quanh phần trên của tường thành, và tiếng nổ của hai khẩu thần công đáp lại tiếng súng của ngài Rochefoucauld.

Khoảng một chục người ngã xuống, nhưng thay vì sợ hãi, những người kia như được tăng thêm tinh thần. Về phần mình, đội thần công dưới đất cũng đáp lại đội thần công trên thành, một viên đạn làm đổ cây cờ của đức vua, viên thứ hai trúng phải một viên trung úy của Canolles, tên D'Elboin.

Canolles lại đưa mắt nhìn chung quanh mình và thấy rằng lính của chàng đã nạp đạn xong.

− Bắn khắp nơi.

Lệnh đó được thi hành chính xác cũng như lần đầu.

Mười phút sau, không còn một khung kính nào nguyên vẹn trên đảo Saint Georges nữa. Các tảng đá rung lên và vỡ nát thành mảnh vụn. Đạn súng thần công xuyên thủng các bức tường, một làm khói dày đặc làm đen cả bầu không khí, mọi nơi dậy lên những tiếng kêu than, tiếng dọa nạt và rên rỉ.

Canolles nhận ra rằng chính đội thần công của ngài De La Rochefoucauld làm thiệt hại thành lũy chàng hơn cả.

− Này Vibrac! - Chàng nói - Hãy lo phần Ravailly, và trong khi tôi vắng mặt không thể để cậu ta lấn thêm một tấc đất nào đấy. Tôi đến đội thần công đây.

Rồi Canolles chạy đến với hai khẩu thần công đang đáp lại tiếng súng của ngài De La Rochefoucauld, chàng điều khiển mọi công việc, nạp đạn, nhắm mục tiêu và chỉ huy, tron gmột thời gian ngắn đã làm hỏng ba trong số sáu khẩu bên địch và tiêu diệt khoảng năm mười người. Mấy người kia bắt đầu rã nhóm và bỏ chạy.

Ngài De La Rochefoucauld bận rộn với việc tập hợp họ lại, bị một mảnh sỏi văng trúng làm ông phải buông rơi thanh gươm.

Thấy được kết quả đó, Canolles để phần việc còn lại cho viên đội trưởng đội thần công và chạy lại với những kẻ đang tiến công vào thành.

Vibrac vẫn cầm cự nhưng anh ta vừa lãnh một viên đạn vào vai.

Sự có mặt của của Canolles làm tăng thêm lòng can đảm của quân đội bênchàng, những tiếng kêu vui mừng đón tiếp chàng.

− Xin lỗi! - Chàng kêu lên với Ravailly, mình buộc phải rời cậu một lát để... nhưng cậu cũng đã thấy rồi đó, phá hỏng vài khẩu thần công của ngài De La Rochefoucauld, nhưng an tâm đi, mình đây!

Và vì khi đó đội trưởng đội quân Navailles quá bận rộn để trả lời chàng, mà cũng có thể là không nghe vì đang bận thúc quân tấn công đợt thứ ba, Canolles rút cây súng ngắn ra chĩa về phía người bạn cũ nay đã thành kẻ thù, chàng nã một phát.

Viên đạn được bắn ra bởi một bàn tay kiên quyết điều khiển bởi con mắt kinh nghiệm, bay đến chui vào cánh tay Ravailly.

− Cám ơn Canolles! - Anh chàng này kêu lên, vì đã nhìn thấy từ đâu viên đạn bay đến - Cám ơn cậu, sau này mình sẽ trả lễ.

Nhưng mặc dù cố gắng hết sức lực, viên đại úy trẻ tuổi cũng buộc phải dừng lại, thanh gươm tuột khỏi tay. Ramoneng chạy đến và đỡ chàng trong tay mình.

− Cậu có muốn đến băng bó nơi nhà mình không Ravailly? - Canolles la to - Mình có một viên y sĩ tài ba không thua gì tay đầu bếp.

− Thôi, mình quay về Bordeaux đây. Nhưng cứ chờ đó, bởi vì mình sẽ trở lại, mình hứa với cậu như vậy. Có điều lần sau mình sẽ chọn đúng lúc.

− Rút lui! Rút lui! - Ramoneng kêu lên - Thôi chào nhé, Canolles, cậu đã thắng ván đầu rồi đấy...

Ramoneng nói đúng: Đội thần công đã làm thiệt hại ghê gớm cho đội quân dưới đất, họ mất ít nhất cũng một trăm người. Còn về phần quân đội trên sông, cũng thiệt hại khoảng chừng đó. Thế nhưng, trung đoàn Navailles đã phải gánh chịu nhiều đau đớn về thiệt hại hơn cả, vì để giữ danh dự cho bộ quân phục, họ cứ muốn đi trước nhóm dân quân của D'Espanet.

Canolles đưa cao cây súng lên.

− Ngừng bắn! - Chàng hô - Chúng ta hãy để họ bình yên mà bỏ chạy, chúng ta nên tiết kiệm đạn dược.

Thật vậy, bây giờ có bắn nữa cũng chẳng ăn thua gì. Những kẻ tấn công đang vội vã rút lui, mang theo những người bị thương và bỏ lại các xác chết. Canolles đếm lại người của mình: Mười sáu người bị thương và bốn tử thương. Về phần mình, chàng không bị trầy xước lấy một chỗ nào.

− Quỷ thật! - Mười phút sau chàng nói với Nanon - Mấy tên đó, chẳng để anh phải chờ lâu mới có dịp tỏ ra xứng đáng với chức vị tổng đốc này... Cuộc chém giết thật là ngu ngốc! Anh đã hạ ít ra là một trăm năm mươi người của họ và bắn gãy tay một trong những người bạn thân nhất để tránh cho anh ta khỏi cái chết thực sự.

− Vậy à? - Nanon nói - Còn anh chẳng bị gì cả sao?

− Tạ ơn trời! Mà có lẽ bởi vì em mang đến may mắn cho anh đấy... Nhưng phải cẩn thận với ván thứ hai! Dân chúng Bordeaux rất cứng đầu!... Vả lại Ravailly và Ramoneng cũng đã hứa với anh là sẽ trở lại.

− Thì sao! Cũng vẫn chỉ huy Saint Georges đó, cũng vẫn những người lính giữ thành đó... Bọn họ đến, lần sau sẽ được tiếp đón niềm nở hơn lần trước, bởi vì, từ đây đến đó chúng ta còn đủ thời giờ để tăng cường lực lương chống trả, phải không anh?

− Em à! - Canolles thổ lộ với Nanon - Ở mãi một nơi nào đó thì sẽ biết rõ nó. Thành lũy của anh đây không phải là không chiếm được, anh vừa khám phá ra điều này... Và nếu anh là ngài De La Rochefoucauld, anh sẽ chiếm được Saint Georges vào sáng hôm sau!...

− Tại sao vậy?

− Tại vì cậu ta đã bị một viên đạn thần công cắt làm hai.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Violet
post May 18 2008, 06:26 PM
Post #33


Nữ Hoàng Lướt Mạng
***

Group: Sinh Họat
Posts: 1,895
Joined: 9-April 08
Member No.: 10
Country



Phần III - Chương 6

...


Những kẻ chiến bại trở về Bordeaux trong một quang cảnh bi đát. Họ hớn hở ra đi, tin tưởng vào số đông và tài trí của vị chỉ huy, hoàn toàn an tâm vào kết cục của biến cố, theo như thói quen.

Bởi vậy, đối với những người dân quân ấy, thất bại này nặng nề bằng hai, họ nhục nhã trước mắt những kẻ ở lại cũng như trước kẻ thù. Mọi người thấy họ trở về, đầu cúi thấp, lặng lẽ trước tiếng khóc than của những người phụ nữ khi nhận ra sự vắng mặt của những kẻ không bao giờ trở về nữa.

Thế là những tiếng than trách nổi lên khắp thành phố tant tóc và buồn phiền. Các chiến sĩ trở về nhà của mình để kể lại sự thất bại, mỗi người theo cách riêng của họ. Những vị chỉ huy đến trình diện với bà quận chúa phu nhân đang trú ngụ tại nhà viên chủ tịch.

Phu nhân De Condé đang đứng nơi cửa sổ chờ đợi đoàn quân trở về. Vốn sanh trưởng trong một gia đình chiến sĩ và là vợ của một vị võ tướng nổi tiếng khắp thế giới, được nuôi dưỡng với lòng khinh miệt trước thanh gươm rỉ sét và đệm lông của dân thường, bà không thể nào thoát được sự lo âu khi nghĩ rằng đội quân chỉ gồm toàn dân giả của bà phải đối phó với một lực lượng gồm toàn lính chiến. Thế nhưng có ba điều làm cho bà an tâm: Thứ nhất, chính ngài De La Rochefoucauld chỉ huy cuộc chinh phạt; thứ nhì, trung đoàn Navailles đi đầu, thứ ba là huy hiệu nhà Condé thêu trên lá cờ.

Nhưng, có một điều đối nghịch rất dễ hiểu, tất cả những gì bà hy vọng đối với quận chúa thì lại là đau khổ đối với De Cambes, cũng như chua cay sắp đến với vị phu nhân danh tiếng thì lại là sự đắc thắng của bà tử tước.

Ngài De La Rochefoucauld đến trình diện với bà, người đầy thuốc súng và máu me, tay áo rách toạc.

− Có phải đúng như mọi người vừa nói với ta không? - Quận chúa kêu lên.

− Mọi người nói như thế nào, thưa phu nhân? - Ngài công tước lạnh lùng hỏi.

− Rằng ông đã bị đẩy lùi?

− Như vậy chưa đầy đủ, thưa phu nhân, nói cho đúng chúng tôi đã bị đánh bại.

− Bị đánh bại! - Bà quận chúa tái mặt kêu lên - Đánh bại? Không thể nào như vậy được!

− Nhưng làm sao lại như vậy được chứ? - Phu nhân nhà Condé hỏi với một giọng cao ngạo để lộ sự bất mãn tột cùng.

− Chuyện đó đã đến như bất cứ những điều sai lầm nào khác trong ván bài, trong tình yêu, trong chiến tranh, chúng ta đã tấn công vào những kẻ khôn ngoan và mạnh hơn chúng ta.

− Vậy thì tên De Canolles đó là một kẻ anh dũng à? - Phu nhân quận chúa hỏi.

Lồng ngực của phu nhân tử tước đập rộn lên vì vui mừng.

− Hừ! - La Rochefoucauld nhún vai trả lời, anh dũng cũng như tất cả mọi người!... Chỉ có điều là vì y có lính tráng được nghỉ ngơi đầy đủ, một thành lũy kiên cố và vì y sẵn sàng phòng bị rất có thể là được mật báo từ trước nên y thắng chúng ta một cách dễ dàng. Ôi thưa phu nhân, cần phải nói thêm, bọn lính thật đáng chê! Bọn chúng đã bỏ chạy ngay từ đợt bắn thứ nhì.

− Còn Navailles thì sao? - Claire kêu lên, mà không nhận ra rằng mình đã thiếu thận trọng.

− Thưa bà - La Rochefoucauld nói - điều khác biệt giữa Navailles và đám dân quân là bỏ chạy, còn Navailles đã rút lui.

− Bây giờ chúng ta chỉ còn thiếu một điều nữa là mất luôn cả Vayres?

− Tôi sẽ không phủ nhận điều đó. - La Rochefoucauld lạnh lùng trả lời.

− Bị đánh bại! - Phu nhân dậm chân lặp lại - Bị đánh bại bởi những tên chẳng ra gì, chỉ huy bởi gã De Canolles! Cái tên nghe kỳ cục.

Claire đỏ bừng mặt.

− Phu nhân cho cái tên đó là kỳ cục - Vị công tước đáp - nhưng ngài Mazarin cho là vĩ đại. Và, tôi cũng mạn phép được nói thêm - Ông ta vừa nói vừa liếc nhanh một ánh mắt sắc bén về phía Claire - rằng ông ta không phải là người duy nhất có ý kiến đó?

− Vậy ông cho rằng Richon là người chịu bại trận à?

− Tại sao không? Tôi cũng phải chịu bại trận vậy! Chúng ta phải đợi cho qua cái xui xẻo thôi, chiến tranh cũng là một ván bài, một ngày nào đó chúng ta sẽ trả thù lại.

− Sẽ không xảy ra một chuyện như vậy - Bà De Tourville nói - nếu mọi người đã theo kế hoạch của tôi.

− Đúng vậy! - Quận chúa nói - Mọi người chẳng bao giờ làm theo những gì chúng ta đề nghị, với lý do rằng chúng ta là đàn bà và chẳng hiểu biết gì về chiến tranh... Các ông chỉ muốn làm theo ý mình và để bị thất bại.

− Hừ, phải đấy, thưa phu nhân, nhưng điều hay lại đến với những viên tướng lẫy lừng nhất. Paul-Emillex đã bị bại trận ở Cannes, Pompéc ở Pharsale và Attila ở Chalons, chỉ có Alexandre và bà, thưa bà De Tourville, là chưa bao giờ bại trận. Hãy nói kế hoạch của bà xem nào!

− Kế hoạch của tôi thưa ngài công tước - Bà De Tourville nói với một giọng khô khan nhất - là tổ chức một cuộc hãm thành theo đúng luật. Người ta đã chẳng thèm nghe tôi và muốn làm một cú chớp nhoáng, ông thấy kết quả rồi đó.

− Hãy trả lời với bà đây giùm tôi, thưa ông Lenet. - Ông công tước nói - Còn tôi, tôi cảm thấy mình không đủ tài ba về chiến thuật để có thể tranh cãi.

− Thưa bà - Lenet nói, từ nãy giờ ông chỉ hé môi là để mỉm cười - Có một vấn đề chống lại cuộc hãm thành mà bà vừa đề nghị, đó là dân chúng Bordeaux không phải là những chiến sĩ mà chỉ là thường dân, họ cần được ăn tối ở nhà và ngủ với vợ. Thế nhưng một cuộc hãm thành theo đúng luật đòi hỏi phải chịu thiếu thốn một số những tiện nghi mà các ngài thường dân của chúng ta không thể nào chịu được. Bởi đó, họ đã vây hãm đảo Saint-Georges theo kiểu tài tử xin đừng chê trách họ ngày hôm nay đã thất bại, họ sẽ quay trở lại quãng đường dài bốn dặm ấy và sẽ lại tấn công bao nhiêu lần tùy theo sự cần thiết.

− Ông tin rằng họ sẽ tiếp tục lần nữa à? - Quận chúa hỏi.

− Ồ, về điều này thưa phu nhân, thì tôi lấy làm chắn chắn, họ quá yêu mến cái đảo của mình để không muốn thấy nó mất vào tay đức vua.

− Họ sẽ thắng chứ?

− Có thể lắm, ngày này, hoặc ngày kia...

− Ngày nào mà họ chiếm được thành - Bà quận chúa kêu lên - ta sẽ cho xử bắn tên khốn kiếp De Canolles đó, nếu hắn không chịu đầu hàng.

Claire rùng mình.

− Xử bắn! - Công tước De La Rochefoucauld nói - Chà! Nếu phu nhân hiểu về chiến tranh như vậy, thì tôi rất thành thật vui mừng khi thấy mình cùng phe với phu nhân.

− Vậy thì hắn hãy đầu hàng đi.

− Tôi rất muốn biết phu nhân sẽ nghĩ sao nếu Richon đầu hàng.

− Richon không ở trong cuộc, thưa ngài công tước, đây không nói về Richon. Nào, hãy dẫn vào đây một gã thường dân, một viên quan lại, một ông cố vấn, ai cũng được, để cho ta có thể hỏi han và dám đoán chắc với ta kẻ đã cho ta nếm tủi nhục hôm nay một ngày kia cũng sẽ phải chịu nếm lại đắng cay này.

− Vừa kịp lúc, thưa phu nhân. - Lenet nói - Đây là ngài D'Espagnet đang mong mỏi được vào thưa chuyện với phu nhân.

− Đưa ông ta vào. - Vị quận chúa nói.

Trong suốt cuộc chất vấn vừa qua, tim của nàng Claire khi thì đập mạnh như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, khi thì thắt lại như bị kẹt chặt, thật vậy, nàng đang tự nhủ rằng dân chúng Bordeaux sẽ buộc Canolles trả giá cao cho chiến thắng đầu tiên của chàng.

Tình hình lại càng tệ hơn khi D'Espagnet đến củng cố thêm cho những câu nói của Lenet.

− Thưa phu nhân. - Ông ta bảo - Xin phu nhân cứ an tâm, thay vì bốn ngàn, chúng ta sẽ gởi đến tám ngàn, thay vì sáu chúng ta sẽ có mười hai khẩu thần công, thay vì một trăm chúng ta có thể sẽ mất hai trăm, ba trăm, bốn trăm, nếu phải như vậy, nhưng chúng ta sẽ chiến thắng lại Saint - Georges.

− Rất hay, thưa ông. - Ông công tước kêu lên - Ông cũng biết là tôi sẵn sàng theo ông, cho dù là với cương vị chỉ huy hay tình nguyện chừng nào ông vẫn còn giữ ý định chinh phạt đó. Có điều cần phải nhận ra rằng, cứ mỗi lần như vừa qua, quân đội của chúng ta coi như đứt một phần năm.

− Thưa ngài công tước - D'Espagnet lại nói - chúng ta có ba mươi ngàn người, trong tình trạng có thể cầm súng, tại Bordeaux đây, nếu cần chúng ta sẽ lôi tất cả súng thần công trong công xưởng đến trước pháo đài, chúng ta sẽ làm cho một núi đá hoa cương cũng phải tàn thành tro bụi, tự tôi sẽ qua sông cùng với đội tiền quân và chúng ta sẽ chiếm lại Saint-Georges, hồi nãy chúng tôi đã long trọng thề rồi.

− Tôi không tin là ông sẽ chiếm được Saint-Georges chừng nào ông De Canolles còn sống. - Claire nói với một giọng thật nhỏ.

− Nếu vậy, chúng ta sẽ giết y hoặc là sẽ cho người ám sát y, rồi chúng ta sẽ chiếm Saint-Georges sau.

De Cambes cố nén một tiếng kêu vừa chực thoát ra khỏi lồng ngực:

− Người ta muốn có Saint-Georges cho bằng được sao?

− Sao? Muốn có à? - Bà quận chúa phu nhân kêu lên - Ta cũng tin như vậy, ở đây mọi người chỉ nghĩ đến chuyện đó.

− Nếu vậy - De Cambes nói - xin cứ để em, em sẽ giao thành lại cho phu nhân.

− Kìa, em đã một lần hứa với ta như vậy và đã thất bại.

− Em đã hứa với phu nhân rằng em sẽ đến điều đình với ông De Canolles, nhưng cuộc điều đình ấy đã thất bại. Ông De Canolles thật khó mà lay chuyển.

− Em cho rằng hắn sẽ dễ dãi hơn trong chiến thắng vừa qua hay sao?

− Không ạ. Bởi vậy lần nay em không nói là sẽ giao viên tổng đốc lại cho phu nhân, em chỉ nói là em sẽ giao thành.

− Làm sao mà có chuyện đó được?

− Bằng cách đưa quân lính của chúng ta vào tận trong sân thành.

− Thưa bà, bà có phép tiên hay sao mà lại nhận lãnh một việc như vậy? - La Rochefoucauld hỏi.

− Không, thưa ông, nhưng tôi là "chủ nhân".

− Bà đùa thật. - Ông công tước lại nói.

− Không đâu, không đâu. - Lenet nói - Tôi đoán biết rất nhiều qua hai tiếng bà De Cambes vừa nói.

− Đối với tôi như vậy là đủ rồi. - Claire nói - Ý kiến của ông Lenet đối với tôi là tất cả. Tôi xin nhắc lại rằng Saint - Georges sẽ thuộc về chúng ta nếu người ta để cho tôi nói vài ba câu riêng với ông Lenet.

− Thưa phu nhân - Bà De Tourville cắt ngang - tôi cũng có thể lấy được Saint - Georges nếu người ta để tôi hành động.

− Chúng ta hãy để cho bà De Tourville trình bày kế hoạch của bà ấy cho tất cả chúng ta trước đã. - Lenet nói và ngăn De Cambes lại khi nàng muốn kéo ông vào một góc - Rồi sau đó bà nói riêng với tôi.

− Bà hãy nói đi.

− Đêm nay tôi sẽ lên đường cùng với hai mươi chiếc thuyền với hai trăm tay súng, một nhóm khác, cũng từng đó người, sẽ đi bên bờ bên phải, bốn hoặc năm trăm người khác sẽ đi ngược bên bờ bên trái, trong khi đó khoảng một ngàn hoặc một ngàn hai trăm dân thành Bordeaux sẽ...

− Hãy cẩn thận, thưa bà! - La Rochefoucauld nói - Nội từng đó thôi cũng đã là hơn một ngàn người rồi.

− Còn tôi - Claire nói - với chỉ hơn một đội quân thôi, tôi sẽ lấy Saint - Georges, cứ giao cho tôi trung đoàn Navailles, và tôi sẽ đảm bảo tất cả.

− Vấn đề này cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. - Bà phu nhân lại nói, trong khi ngài công tước DeLa Rochefoucauld với nụ cười khinh miệt, thương hại ngồi nhìn các bà bàn cãi về những chuyện chiến tranh và thường làm điên đầu những người đàn ông gan dạ nhất.

− Tôi xin nghe. - Lenet nói - Xin bà hãy lại đây.

Và Lenet dẫn nữ tử tước đến bên cửa sổ. Claire nói nhỏ điều bí mật của mình vào tai ông ta và Lenet thốt ra một tiếng kêu vui mừng.

− Đúng vậy - Ông ta trở lại nói với bà phu nhân - lần này nếu phu nhân trao toàn quyền cho bà De Cambes, Saint - Georges sẽ thuộc về chúng ta.

− Chừng nào? - Bà phu nhân hỏi.

− Tùy ý phu nhân.

− Bà đây là một viên chỉ huy đại tài. - La Rochefoucauld nói mỉa mai.

− Thưa công tước - Lenet trả lời - rồi ông sẽ được quyền phán đoán một khi ông tiến vào Saint - Georges mà không cần phải nổ một tiếng súng.

− Khi đó tôi sẽ thừa nhận.

− Nếu vấn đề tỏ ra chắc chắn như ông vừa nói - Quận chúa nói - Vậy hãy ra lệnh chuẩn bị cho ngày mai.

− Xin tùy thuộc vào ngày giờ mà phu nhân ấn định. - De Cambes nói - Em sẽ trở về nơi ở của mình và đợi lệnh.

Nói xong, nàng cúi chào và rút lui. Bà quận chúa, sau khi từ giận dữ bước qua hy vọng, cũng lui về cùng với bà De Tourville. D'Espagnet sau khi lặp lại mấy câu phản đối của mình, cũng đi ra và chỉ còn lại Lenet cùng ông La Rochefoucauld.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Violet
post May 18 2008, 06:26 PM
Post #34


Nữ Hoàng Lướt Mạng
***

Group: Sinh Họat
Posts: 1,895
Joined: 9-April 08
Member No.: 10
Country



Phần III - Chương 7

...


- Ông Lenet thân mến - Ngài công tước nói - bởi vì các bà đã giành lấy chiến tranh về họ, tôi nghĩ bọn đàn ông chúng ta nên âm mưu những chuyện khác. Tôi có nghe nói đến một tên Cauvignac nào đó được ông giao nhiệm vụ tuyển một đạo quân và tôi được biết y là một tên rất khéo léo. Tôi sẽ cho mời y đến, có cách nào gặp y được không?

− Thưa đức ông, người đó đang chờ. - Lenet nói.

− Cho y vào.

Lenet kéo dây chuông, một người hầu bước vào.

− Cho mời đại úy Cauvignac vào đây.

Một lát sau, chỗ quen biết cũ của chúng ta hiện ra nơi ngưỡng cửa. Nhưng vốn tánh cẩn thận, y dừng lại đó.

− Xin đại úy hãy đến gần đây, tôi là công tước De La Rochefoucauld.

− Thưa đức ông - Cauvignac trả lời - tôi biết đức ông rất rõ.

− A, nếu vậy thì càng tốt. Có phải anh đã được lệnh tuyển mộ một đội quân không?

− Việc đó đã làm xong.

− Dưới tay anh có tất cả bao nhiêu người?

− Một trăm năm mươi người.

− Quân trang chỉnh tề, vũ khí đầy đủ chứ?

− Vũ khí đầy đủ nhưng quân trang không được chỉnh tề cho lắm. Tôi lo trước hết là vũ khí, vì đó là vấn đề quan trọng hơn cả. Còn về chuyện quân trang, vì tôi vốn là một thằng vô vụ lợi và vì tôi hành động chỉ là cảm tình của tôi đối với các hoàng thân hơn cả, bởi mới nhận được từ ông Lenet có mười ngàn livres, tôi rất thiếu tiền.

− Như vậy, mười ngàn livres mà anh đã tuyển mộ được một trăm năm mươi quân?

− Vâng thưa đức ông.

− Khá lắm.

− Thưa đức ông, tôi có những phương cách mà chỉ có mình tôi biết, nhờ đó mà tôi tiến hành.

− Vậy họ đâu rồi?

− Ở dưới kia. Ngài sẽ thấy một đội quân rất xứng đáng. Thưa đức ông, nhất là về mặt tinh thần, toàn là những người có danh giá, không có lấy một tên vô lại.

Công tước De La Rochefoucauld đến bên cửa sổ, và quả thật thấy ngoài đường một nhóm một trăm năm mươi người thuộc đủ mọi lứa tuổi, mọi kích thước, mọi giai cấp, được xếp thành hai hàng bởi Ferguzon, Barrabas và Carrotel và hai người bạn kia của họ ăn mặc rất sang trọng. Cái đám đó hoàn toàn có vẻ giống như một băng cướp hơn là một đội lính. Như Cauvignac vừa nói, họ ăn mặc khá rách rưới nhưng vũ trang đầy đủ.

− Anh đã nhận được lệnh gì cho đội quân của anh chưa? - Vị công tước hỏi - Còn anh, anh có thể ở lại Vayres với họ không?

− Tôi, thưa đức ông, tôi có một nguyên tắc là không bao giờ ngu ngốc mà đi giam mình giữa bốn bức tường trong khi có thể muốn đi đâu tùy ý. Tôi vốn sinh ra là để sống một cuộc sống điều độ, đức hạnh.

− Nếu vậy, cứ ở đâu tùy ý anh, nhưng trước hết hãy đưa người của anh đến Vayres.

− Vậy họ sẽ thuộc đội quân canh phòng ở đây sao?

− Phải.

− Dưới quyền của ông Richon?

− Phải.

− Nhưng, thưa đức ông, người của tôi đến đây làm gì khi trong thành đã có gần ba trăm người rồi? Ồ, không phải vì tò mò, thưa đức ông, mà là vì sợ.

− Anh sợ gì?

− Tôi sợ là họ sẽ bị cho ở không, đó là điều rất đáng tiếc, thật sai lầm khi để một cây súng tôi phải gỉ sét.

− Cứ an tâm đi, anh đại úy, họ sẽ không bị gỉ sét đâu, tám ngày nữa họ sẽ chiến đấu.

− Nếu vậy thì người của tôi sẽ bị giết mất?

− Có thể lắm, nếu như ngoài khả năng chiêu mộ họ, anh có một tài đặc biệt giúp họ không bao giờ bị trúng đạn.

− Ồ, không phải như vậy, chỉ có điều trước khi họ bị giết mất, tôi muốn rằng họ được trả công.

− Anh đã không vừa nói với ta rằng anh đã được trả công mười ngàn livres đó hay sao?

− Vâng, mới từng đó thôi. Xin ngài hãy hỏi ông Lenet đây vốn là một người rất cẩn thận, ông ấy chắc chắn là vẫn nhớ đến những thỏa ước giữa chúng ta.

Vị công tước quay về phía Lenet.

− Đó là sự thật, thưa công tước, chúng ta đã giao cho ông Cauvignac mười ngàn livres để tính vào những chi phí đầu tiên, nhưng chúng ta đã hứa với ông ấy một trăm écus cho mỗi người, ngoài số tiền mười ngàn livres kia.

− Như vậy là chúng ta thiếu anh đại úy đây ba mươi lăm ngàn quan?

− Đúng vậy, thưa đức ông.

− Rồi anh sẽ có món tiền đó.

− Có thể nào chúng ta nói đến ngay bây giờ thưa đức ông?

− Không thể được.

− Tại sao vậy?

− Bởi vì anh là bạn với chúng ta, mà những người xa lạ thì cần được biệt đãi trước tiên. Anh cũng hiểu là chỉ khi nào người ta sợ ai đó người ta mới cần vỗ về, mơn trớn người đó.

− Câu châm ngôn mới tuyệt chứ! - Cauvignac nói - Thế nhưng trong tất cả mọi cuộc thương lượng đều có định kỳ hạn.

− Cứ cho là tám ngày vậy. - Công tước nói.

− Tám ngày. - Cauvignac lặp lại.

− Nhưng nếu sau tám ngày chúng ta không thanh toán được thì sao? - Lenet nói.

− Khi đó, Cauvignac tôi sẽ lại là chủ nhân của đội quân.

− Đúng quá rồi! - Vị công tước nói.

− Và tôi tùy ý sử dụng họ?

− Họ thuộc về anh ki amà.

− Thế nhưng... - Lenet xen vào.

− Không sao - Vị công tước nói - họ đã bị nhốt vào thành rồi còn gì.

− Tôi không thích những kiểu mua bán như vậy. - Lenet lắc đầu trả lời.

− Những chuyện đó rất thường ở vùng Normandie - Cauvignac nói - thường gọi là cho chuộc lại.

− Như vậy là đồng ý rồi hả? - Vị công tước hỏi.

− Hoàn toàn đồng ý. - Cauvignac trả lời.

− Khi nào người của anh lên đường?

− Ngay bây giờ nếu ngài ra lệnh.

− Vậy thì ta ra lệnh.

− Họ sẽ đi ngay, thưa đức ông.

Viên đại úy trở xuống, nói hai câu vào tai Ferguzon và cả đội quân. Cauvignac được hộ tống bởi đám người tò mò tụ tập lại do hình thù kỳ lạ của họ, tiến về phía bến cảng nơi có ba chiếc thuyền đang đợi và sẽ chở họ ngược dòng Dordogne cho đến Vayres, trong khi viên chỉ huy, trung thành với nguyên tắc tự do mà chàng ta vừa mới phát biểu trước mặt ngài De La Rochefoucauld, âu yếm nhìn họ xa dần.

Trong thời gian đó, bà tử tước trở về nhà mình, khóc lóc và cầu nguyện.

"Than ôi! Ta không thể nào cứu vãn được hoàn toàn danh dự của chàng nhưng ít ra ta cũng vớt vát được sĩ diện. Không thể để chàng bại trận bởi vũ lực được, bởi vì ta biết tánh chàng, trước sự tấn công, chàng sẽ chống trả cho đến chết, phải làm sao cho chàng có vẻ như bị thua vì có sự phản trắc. Đến chừng đó, một khi chàng biết được những gì ta đã làm cho chàng, dù có bị thua, chàng cũng sẽ biết ơn ta".

Và, an tâm bởi niềm hy vọng đó, nàng đứng dậy, viết vài chữ mà nàng giấu vào ngực áo rồi đến gặp phu nhân quận chúa vì bà vừa cho mời nàng đến để cùng theo bà đi giúp đỡ những kẻ bị thương rồi mang sự an ủi và tiền bạc đến cho những bà vợ góa và những đứa con côi.

Bà quận chúa cho mời tất cả những người đã dự phần vào cuộc chinh phạt đến, bà nhân danh mình và cậu quận công D'Enghien để khen ngợi những kẻ có chiến công, nói chuyện rất lâu với Ravailly, chàng này, dù tay đang quấn băng, cũng thề hứa sẽ sẵn sàng làm một cuộc chinh phạt khác ngay ngày mai. Bà đặt tay lên vai D'Espagnet bảo với ông rằng bà xem ông cùng với những người dân Bordeaux dũng cảm như những cột trụ vững chắc nhất của gia đình bà, và bà kích động mạnh đầu óc họ, đến nỗi những kẻ thất vọng nhất cũng thề rằng sẽ trả thù và muốn trở lại Saint-Georges ngay lập tức.

− Không, ngay bây giờ thì không được. - Bà quận chúa nói - Hãy nghỉ ngơi ngày và đêm nay, và vào ngày kia, các bạn sẽ vào đó ở luôn.

Câu nói quả quyết, thốt lên với một giọng cương quyết được đón tiếp bởi những tiếng hò reo hiếu chiến. Mỗi một tiếng kêu đào sâu vào tim của nữ tử tước, vì chúng chẳng khác gì những nhát dao đang đe dọa cuộc sống của người tình.

− Em đã thấy ta hứa với họ như thế nào rồi đó, Claire. - Bà nói - Việc của em là sẽ giúp ta giữ trọn lời hứa đó.

− Xin phu nhân cứ an tâm. - Nữ tử tước trả lời - Em sẽ làm những gì em đã hứa.

Ngay đêm hôm đó, một người liên lạc vội vã lên đường thẳng đến Saint-Georges.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Violet
post May 18 2008, 06:27 PM
Post #35


Nữ Hoàng Lướt Mạng
***

Group: Sinh Họat
Posts: 1,895
Joined: 9-April 08
Member No.: 10
Country



Phần III - Chương 8

...


Ngày hôm sau, trong khi Canolles đang đi tuần tra vào buổi sáng, Vibrac đến gần và giao lại cho chàng một mảnh giấy cùng một chiếc chìa khóa do một người đàn ông lạ mặt mang đến vào đêm qua và đã đưa lại cho viên trung úy đội gác bảo rằng không cần phải trả lời.

Canolles giật mình khi nhận ra nét chữ của De Cambes và chàng run rẩy mở ra.

"Trong lá thư vừa qua, tôi đã báo với ông rằng thành lũy Saint-Georges sẽ bị tấn công ngay trong đêm. Trong thư n ày, tôi xin báo rằng thành lũy Saint-Georges sẽ bị chiếm. Là một người lính của đức vua, ông sẽ không bị mối nguy hiểm nào ngoài việc bị bắt giữ làm tù binh, nhưng tiểu thư De Lartigues lại ở trong một tình thế khác và thù hận của mọi người đối với bà ấy rất lớn đến nỗi tôi không đảm bảo mạng sống cho bà ấy nếu như bà ấy bị rơi vào tay những người dân Bordeaux. Hãy khuyên bà ấy trốn đi, tôi sẽ chỉ cách cho ông.

Nơi kế bên giường của ông, sau một tấm thảm có thêu hiệu của các vị lãnh chúa dòng De Cambes, trước kia đã từng là chủ nhân của đảo Saint-Georges mà người chồng quá cố của tôi, ngài tử tước De Cambes, đã tặng lại cho đức vua, ông sẽ thấy một cánh cửa mà đây là chìa khóa. Đó là một trong những cánh cửa mở xuống một đường hầm rộng lớn chạy qua dưới lòng sông và ăn thông đến lâu đài De Cambes. Hãy đưa tiểu thư Nanon De Lartigues trốn theo con đường đó và... nếu ông yêu bà ấy... thì hãy cùng trốn với bà ấy.

Tôi lấy danh dự của tôi mà đảm bảo cho mạng sống của bà ấy.

Vĩnh biệt, chúng ta không còn nợ nần gì nhau nữa.

Nữ tử tước De Cambes"

Canolles đọc đi đọc lại lá thư, mặt tái dần đi, chàng cảm thấy, mặc dù không thể nào tìm hiểu điều bí ẩn đó, rằng có một quyền lực phi thưỜng bao trùm lấy chàng và định đoạt cả con người chàng. Con đường hầm được sử dụng để cứu Nanon kia, phải chăng cũng để đưa kẻ thù vào thành?

Vibrac đọc thấy trên gương mặt của chủ tướng nỗi xúc động đó.

− Thưa chỉ huy, tin xấu hay sao? - Chàng ta hỏi.

− Phải, hình như chúng ta sẽ bị tấn công vào đêm mai.

− Mấy tên cứng đầu! - Vibrac nói - Tôi tưởng rằng bọn chúng đã bị đối xử khác đích đáng và chẳng dám chường mặt ra trước tám ngày nữa.

− Ta không cần phải nhắc anh - Canolles nói - là phải canh phòng cẩn mật.

− Xin chỉ huy cứ an tâm. Có lẽ bọn chúng muốn ập đến bất chợt như đêm qua?

− Ta không biết, nhưng chúng ta phải sẵn sàng trước mọi chuyện, và cũng cứ chuẩn bị cẩn thận như lần vừa qua. Anh hãy thay ta đi tuần tra cho xong, ta có vài mệnh lệnh cần ban phát nên phải trở về nhà đây.

De Vibrac ra dấu đồng ý và bỏ đi với điệu bộ vô tư của những kẻ đã quá quen với hiểm nguy.

Còn Canolles thì trở về phòng riêng, cố gắng để không bị Nanon nhìn thấy, và sau khi biết chắc chỉ còn riêng mình, chàng khóa cửa phòng lại.

Bên cạnh giường chàng ngủ có một tấm thảm thêu những huy hiệu của dòng họ De Cambes, được viền bởi một dải ruban vàng.

Chàng giở dải ruban lên thì thấy khe hở của một cánh cửa.

Cánh cửa ấy mở ra được nhờ chiếc chìa khóa của De Cambes gởi đến cùng với lá thư và một đường hầm rộng hiện ra trước mắt Canolles, rõ ràng là thẳng hướng đến lâu đài De Cambes.

Canolles đứng bất động trong giây lát, đổ mồ hôi. Con đường bí ẩn ấy chắc chắn không phải là duy nhất, làm cho chàng sợ hãi.

Chàng đốt một cây nến và chuẩn bị bước xuống.

Mới đầu chàng bước xuống hai mươi bậc thật dốc, rồi theo một con đường dốc dài hơn, tiếp tục đi sâu vào lòng đất.

Chẳng bao lâu chàng nghe những tiếng động trầm trầm, thoạt đầu khiến cho chàng phải kinh hãi vì không biết nguyên do, nhưng bước tới sâu hơn, chàng nhận ra phía bên trên đầu mình là tiếng rì rầm vô tận của con sông.

Có nhiều đường nứt trên mái hầm, có lẽ nước sông đã thấm vào qua nhiều thời kỳ khác nhau, nhưng đều đã được phát hiện kịp thời nên chúng được trát kín bởi một thứ xi măng về lâu về dài còn chắc hơn cả đá.

Canolles nghe tiếng nước sông chảy bên trên đầu mình trong khoảng mười phút, rồi tiếng ấy giảm dần và chỉ còn là một tiếng róc rách khe khẽ. Cuối cùng cả tiếng róc rách ấy cũng biến mất, thay vào đó là im lặng hoàn toàn, và sau khi đi được năm mươi bước trong cảnh im lặng đó, Canolles đến chân một cầu thang tương tự như cầu thang chàng vừa đi xuống, bên trên là một cánh cửa dày mà mười người đàn ông lực lưỡng chưa chắc đã lay chuyển nổi.

− Bây giờ ta hiểu rồi - Canolles nói - họ sẽ chờ Nanon nơi cánh cửa n ày và sẽ cứu nàng.

Canolles quay về, trở qua dưới con sông, leo lên mấy bậc thang về phòng mình, đóng lại dải ruban và đến gặp Nanon.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Violet
post May 18 2008, 06:27 PM
Post #36


Nữ Hoàng Lướt Mạng
***

Group: Sinh Họat
Posts: 1,895
Joined: 9-April 08
Member No.: 10
Country



Và mặc cho những tiếng kêu khóc, van nài của Nanon, Canolles giao nàng lại cho Pompéc, ông này cùng với mấy tên người hầu của De Cambes và những người hầu của nàng lôi nàng vào con đường hầm sau hút.

Canolles đưa mắt nhìn theo các bóng trắng ấy một hồi lâu. Nhưng sực nhớ rằng các nơi mọi người đang chờ đợi mình nên chàng leo vội lên thang, hét bảo viên đội và hai người lính cùng theo.

De Vibrac đứng trong phòng chàng, đầu không mũi nón, mặt tái nhợt, gươm cầm tay.

− Thưa chỉ huy! - Chàng kêu lên khi nhìn thấy Canolles - Quân thù... quân thù đến rồi...

− Ta đã biết.

− Phải làm gì bây giờ?

− Hỏi hay nhỉ! Chiến đấu chứ sao nữa.

Canolles chạy ra sân. Trên đường chàng nhìn thấy một cây rìu và vớ lấy nó.

Trong sân đầy kẻ thù, sáu mươi chiến sĩ của đội quân canh phòng đang cố chiến đấu bảo vệ nơi ở của Canolles. Từ trên tường thành đầy rẫy những tiếng kêu la và tiếng súng, chứng tỏ trận chiến đang diễn ra khắp nơi.

− Chỉ huy kìa! Chỉ huy kìa! - Các chiến sĩ kêu lên khi thấy Canolles.

− Can đảm lên các bạn, can đảm lên. - Chàng la to - Chúng ta đã bị đánh úp rồi.

− Chiến tranh là như thế đấy! - Vang lên giọng nói chế giễu của Ravailly, anh chàng này, tay quấn băng, đang thôi thúc binh lính mình bắt cho được Canolles - Hàng đi, Canolles, hàng đi!

− À, cậu đấy hả, Ravailly? - Canolles la to - Mình đã tưởng trả xong món nợ tình cảm rồi chứ. Cậu chưa hài lòng à, thì đây...

Và Canolles, nhảy lên ba bốn bước, ném mạnh cây búa vào Ravailly đến nỗi nó bay sát qua bên viên đại úy của binh đoàn Navailles và chém bể đùi một viên sĩ quan bên địch.

− Kìa, cậu đáp lại câu chào hỏi của mình như vậy đấy hả? Này các bạn, hắn ta điên rồi, hãy nhắm cho kỹ, bắn!

Sau mệnh lệnh đó, tiếng súng nổ ran bên hàng ngũ địch, bên cạch Canolles, năm sáu người ngã xuống.

− Bắn! - Chàng cũng la to - Bắn!

Nhưng chỉ có ba bốn tiếng súng đáp lại. Bị đánh bất chợt vào lúc bất ngờ nhất, vả lại đêm tối làm cho họ hoang mang nên chiến sĩ của Canolles mất hết can đảm.

Canolles thấy rằng chẳng còn cách gì nữa.

− Hãy quay trở vào - Chàng nói với Vibrac - và bảo quân lính cùng vào, chúng ta sẽ chặn lại và chỉ đầu hàng khi bọn chúng tấn công vào.

− Bắn! - Tiếng hô của ngài D'Espagnet và La Rochefoucauld cùng vang lên - Hãy nhớ đến các chiến hữu của chúng ta đã tử trận, hãy trả thù cho họ. Bắn!

Và làn mưa đạn lại rít lên bên tai Canolles, không trúng vào chàng nhưng cũng làm cho hao hụt đi cái nhóm ít ỏi đấy.

− Rút lui! - Vibrac kêu lên - Rút lui!

− Tiến lên! - Ravailly cũng la to - Tiến lên!

Bên địch nhào tới, Canolles cùng với một nhóm không quá mười người cố chống đỡ, chàng nhặt được cây súng của một người lính đã chết và sử dụng nó như một cây gậy.

Các người của chàng quay vào, chàng cùng Vibrac là hai người sau cùng.

Cả hai đóng sập được cánh cửa lại, và lấy thanh sắt chặn ngang, chống đỡ sức tấn công của nhóm người bên ngoài.

Các cửa sổ đều có song sắt.

− Đem rìu, đem đòn bẩy, nếu cần hãy sử dụng cả súng thần công! - Tiếng của công tước De La Rochefoucauld vang lên, phải bắt cho được bọn chúng dù sống hay chết.

Một đợt đạn khủng khiếp tiếp theo tiếng la đó, hai ba viên xuyên qua cánh cửa, một viên cắm vào đùi De Vibrac.

− Chỉ huy ơi! - Chàng ta nói - Tôi bị trúng đạn rồi, hãy lo lấy phần ngài thôi, chẳng liên quan gì đến tôi nữa.

Và chàng ta nằm dài theo vách tường, không thể nào đứng nổi nữa.

Canolles nhìn chung quanh chàng, còn khoảng hơn mười người cầm cự nổi, viên đội mà chàng đã đặt gác nơi đường hầm cũng có mặt.

− Cây đuốc đâu rồi? - Chàng hỏi.

− Thưa chỉ huy, tôi đã vất nó gần bên thùng thuốc súng.

− Nó còn cháy chứ?

− Có lẽ còn.

− Được rồi. Hãy đưa tất cả những cái này ra ngoài cửa sau. Hãy lo cho họ và cho cả anh một cách điều đình nào tốt nhất, phần còn lại để mặc ta...

− Nhưng, thưa chỉ huy...

− Hãy tuân lệnh.

Viên đội cúi đầu ra hiệu cho các người lính đi theo mình. Chẳng bao lâu tất cả đều biến mất sau những dãy phòng, họ đã hiểu ý định của Canolles và không muốn cùng bị nổ banh xác với chàng.

Canolles lắng tai nghe: Có tiếng rìu bổ vào cửa, và tiếng súng vẫn nổ ran.

Đột nhiên, một tiếng ồn ào cho biết là cửa đã bị phá, Canolles nghe tiếng những kẻ tấn công đang ùa vào lâu đài vừa la hét ầm ĩ.

"Được lắm!" Chàng lẩm bẩm "Chỉ năm phút nữa thôi, những tiếng reo hò vui mừng đó sẽ biến thành những tiếng kêu tuyệt vọng".

Và chàng nhảy bổ vào đường hầm.

Nhưng, bên thùng thuốc súng, một chàng trai trẻ đang ngồi đấy, cây đuốc để dưới chân, hai tay ôm lấy mặt.

Nghe tiếng chân, chàng trai ngẩng đầu lên và Canolles nhận ra De Cambes phu nhân.

− Ôi! - Nàng kêu lên - Chàng đây rồi!

− Claire! - Canolles lẩm bẩm - Em đến đây làm gì?

− Để cùng chết với ông, nếu ông muốn chết.

− Tôi đã bại trận, để mất danh dự, tôi phải chết thôi.

− Ông đã được cứu thoát một cách vẻ vang, cứu thoát bởi tôi.

− Bại trận vì em! Em có nghe họ không? Họ đang đến đây, hãy đi đi Claire, hãy đi theo con đường hầm này, em còn năm phút nữa, kịp cho em thoát ra.

− Tôi không đi, tôi ở lại đây.

− Nhưng em có biết tôi xuống đây để làm gì không?

De Cambes nhặt cây đuốc lên đến gần thuốc súng.

− Tôi đã biết rồi.

− Claire! - Canolles hốt hoảng kêu lên - Claire!

− Hãy nhắc lại một lần nữa rằng ông muốn chết, và chúng ta sẽ cùng chết với nhau.

Khuôn mặt nhợt nhạt của tử tước phu nhân mang một vẻ cương quyết vô cùng khiến cho Canolles hiểu rằng nàng sẽ hành động như vừa nói. Chàng dừng lại:

− Nhưng mà em muốn gì?

− Tôi muốn ông hãy hàng đi!

− Không bao giờ!

− Thời gian rất quý giá. - Tử tước phu nhân nói tiếp - Ông hãy hàng đi. Tôi mang đến cho ông mạng sống, tôi mang đến cho ông danh dự.

− Vậy hãy để cho tôi thoát khỏi đây, tôi sẽ đặt thanh gươm dưới chân đức vua và xin ngài cho một cơ hội để phục thù.

− Ông sẽ không đi.

− Tại sao vậy?

− Bởi vì tôi không thể nào sống như vậy được, bởi vì tôi không thể sống xa ông, bởi vì tôi yêu ông.

− Tôi xin hàng, tôi xin hàng! - Canolles kêu lên và quỳ xuống bên chân Claire, ném ra xa cây đuốc trong tay chàng.

"Ồ!" Nữ tử tước thầm thì "Lần này thì ta nắm được chàng rồi, sẽ không ai cướp chàng ra khỏi tay ta được nữa".
Go to the top of the page
 
+Quote Post

5 Pages V  < 1 2 3 4 5 >
Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 15th June 2024 - 12:57 AM