![]() |
![]() ![]() |
![]() |
![]() ![]()
Post
#1
|
|
![]() Bảo vệ tổ quốc ![]() ![]() ![]() Group: Năng Động Posts: 5,513 Joined: 22-September 09 Member No.: 5,173 Age: 54 Country ![]() ![]() |
![]() Con đường cơ giới do InnovGreen mở “xé ngang” núi rừng Cắm Muộn. ![]() Công ty InnovGreen (Trung Quốc) đang làm gì trên biên giới Việt Nam? Kỳ 1: InnovGreen “xé ngang” núi rừng Cắm Muộn Con đường dẫn vào vùng đất trồng rừng của InnovGreen, nơi mảnh đất 3 bản Cắm thuộc xã Cắm Muộn (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) được làm rất “hoành tráng”, chênh vênh trên những bờ vực sâu hàng chục mét, xé ngang một mảng núi rừng xanh ngắt. Rầm rộ mở đường lớn Giữa tháng 3/2010, Công ty InnovGreen Nghệ An (dưới đây sẽ gọi tắt là công ty IG) bắt đầu triển khai công việc phát thực bì, đào hố để trồng cây trên diện tích rừng được thuê. Vào thời điểm đó, để vào được khu vực trồng cây của Innov Green, chúng tôi phải đi bộ xuyên rừng khoảng 4 giờ đồng hồ mới tới nơi. Quãng đường này dài khoảng 10km, là con đường mòn len lỏi giữa rừng rậm, men theo bờ suối, chênh vênh trên những vực sâu. Trở lại đây sau hơn 4 tháng, chúng tôi hoàn toàn bất ngờ bởi sự thay đổi nhanh chóng. Con đường mòn xuyên rừng đã được Innov Green đào bới, làm thành một con đường lớn có chiều rộng khoảng 5m. Bắt đầu từ bản Cắm, dấu vết máy móc cơ giới hiện đại đã in đẫm theo từng bước chân người dân ở đây. Con đường đang thì công tuy gồ ghề nhưng chiếc xe ô tô 7 chỗ của chúng tôi vẫn có thể “vô tư” lao theo những con dốc cheo leo bên bờ suối. Bất kỳ ai ngồi trên xe lúc này cũng có cảm giác sợ hãi, dù không dám nói ra. Nhìn từ trên xe, dòng suối uốn lượn phía dưới sâu hun hút càng tạo thêm vẻ hiểm trở bên cạnh những vách núi cao ngất. Từ những vách núi chênh vênh, những chiếc máy xúc, máy đào của Innov Green đã kéo dài con đường dẫn vào khu vực trồng rừng của họ. Sau hơn 4 tháng, con đường này đã hình thành được khoảng một nửa lộ trình. Nhìn dấu vết của sự tác động bằng cơ giới, ai cũng có thể hình dung ra cả một quá trình miệt mài và phải tiêu tốn rất nhiều tiền bạc để có được con đường mới này. Có những đoạn vách núi cheo leo, hiểm trở mà con đường mòn trước đây chỉ vắt qua đủ cho một người đi bộ, nay đã bị máy móc đào sâu, khoét vào lòng núi để mở rộng cho xe ô tô chạy dễ dàng. ![]() Con đường Innov Green đào bới, san lấp, chạy xuyên qua những quả núi, nương rẫy vốn trước kia là rừng, đều thuộc 3 bản Cắm Giữa muôn trùng núi non, con đường mới của Innov Green uốn lượn như một vết xé trên bức tranh màu xanh, xám. Những mảng màu xanh rừng nguyên sinh hiện không còn là bao. Xen kẽ giữa màu xanh là những mảng màu xám, đó là những khoảng rẫy của người dân vừa đốt để chuẩn bị gieo trồng vụ mới. Cũng có những quả đồi đã được người dân trồng lúa mới. Cây lúa mới phát triển cao khoảng 10cm, nhìn kỹ mới thấy một vài đốm xanh giữa màu đen và xám của tro rừng bị đốt. Con đường được đào bới, san lấp, chạy xuyên qua những quả núi, nương rẫy vốn trước kia là rừng, đều thuộc 3 bản Cắm (trước đây là một bản Cắm, người dân di cư và mở rộng thành 3 khu vực, tạo thành 3 bản và người dân ở đây gọi cả ba bản này là bản Cắm). Càng đi sâu vào, dốc núi càng cao, khe càng sâu hun hút, máy móc làm đường không hề dừng lại bởi sự gian nan, hiểm trở. Đoạn đường đã mở dài khoảng 5km nhưng là cả một công trình không dễ gì thực hiện được. Một người dân bản dẫn đường cho chúng tôi, nói: “Không ngờ con đường mòn bây giờ lại thành như thế này. Chắc là họ phải tốn nhiều tiền lắm nhỉ?”. Với diện tích đất rừng thuê được trên 669ha tại xã Cắm Muộn, Cty IG đang tiến hành trồng cây nguyên liệu, chủ yếu là giống cây keo. Chủ tịch xã Cắm Muộn cho hay: “Từ cái lần trước các anh đến thăm với bà con nơi đây, đến tận bây giờ về phía Công ty Innov Green đem dự án vào trồng rừng đưa ra nhiều lời hứa sẽ đầu tư cho xã, tạo công ăn việc làm cho bà con dân bản… nhưng tất cả đến nay chỉ là lời hứa suông“. ![]() Khi được hỏi về tiến trình trồng rừng của IG, ông Lô Văn Vinh, Chủ tịch UBND xã Cắm Muộn cho biết: “Đến nay vẫn chưa có gì thay đổi, họ vẫn tiếp tục trồng cây, đường mở rộng hơn”. Ông Vinh cũng không biết được đến thời điểm này IG đã trồng được bao nhiêu ha rừng trên địa bàn xã. “Công ty đó vẫn không có sự liên hệ nào với địa phương. Cấp trên cũng không có một văn bản nào hướng dẫn, chỉ đạo đối với chính quyền xã”, ông Vinh nói. Đề cập đến vấn đề Cty IG mở rộng diện tích lớn hơn so với diện tích đất được thuê, ông Vinh cho hay: “Xã cũng có cho địa chính, công an vào đo lại diện tích thì thấy họ lấy lớn hơn, con số cụ thể thì tôi không nhớ rõ”. Thực tế mà chúng tôi ghi nhận được, đến thời điểm hiện tại, IG Nghệ An đã trồng cây trên diện tích rất lớn ở bản Cắm và bản Huôi Máy (xã Cắm Muộn). Giống cây mà họ trồng là cây keo. ![]() Chủ tịch xã tiếp tục cho hay: “Từ cái lần trước các anh đến thăm với bà con nơi đây, đến tận bây giờ về phía Công ty Innov Green đem dự án vào trồng rừng đưa ra nhiều lời hứa sẽ đầu tư cho xã, tạo công ăn việc làm cho bà con dân bản… nhưng tất cả đến nay chỉ là lời hứa suông”. Kiếm sống vụn vặt giữa núi rừng Để đến được 3 bản Cắm, nhóm PV VietNamNet phải đi bộ gần 4 tiếng đồng hồ. Vị trí địa lý của xã Cắm Muộn là nơi giáp ranh vùng biên của 4 huyện Tương Dương, Quỳ Hợp, Quỳ Châu và Con Cuông, có gần 1.000 hộ dân với 5.600 nhân khẩu sống nhờ cậy vào rừng núi, với diện tích lớn từ bao đời nay có tập tục sống quảng canh trông lúa, ngô, sắn,…làm nhà và sinh sống trên lưng chừng núi. Người dân không có đất làm rẫy phải đi vào rừng hái quả cà (quả sa nhân) để bán kiếm tiền…. Bất ngờ năm 2007, Cty IG “đổ bộ” về bản làng, họ thuê đất, đốt rừng đầu nguồn và trồng rừng mới. Đến thời điểm hiện nay IG đã cơ bản đốt xong rừng ở 3 bản Cắm và chủ yếu là trồng cây keo đơn thuần. ![]() Lần trước chúng tôi vào với người dân 3 bản Cắm, các dòng sông, con suối nước chảy trong vắt, mát lạnh và cảm tưởng chắc là uống sẽ rất mát ngọt. Cũng đi trở lại trên con đường đó, dòng nước hôm nay đã nhuốm màu vàng óng, đục ngầu chảy nơi thượng nguồn. “Đó là bà con mất đất sản xuất nên xuống sông làm vàng đó. Người dân bản địa chúng tôi làm vàng thì có từ bao đời nay nhưng theo thời vụ, mà đặc biệt là sau từng cơn mưa xuống thì vàng cám lộ thiên nhiều hơn. Bình thường thời điểm này bà con chủ yếu lên rừng hái lượm, làm nương rẫy. Nhưng từ khi đất bị thu hẹp vùng sản xuất thì buộc bà con kiếm thêm nguồn thu, cật lực xuống suối để đãi cát tìm vàng”, Lương Văn An, Phó trưởng Công an xã Cắm Muộn dẫn chúng tôi đi hàng giờ vượt đồi núi vào bản Huồi Máy chia sẻ. Người dân cả 3 bản Cắm “hết đường” lên rừng sản xuất nay phải xuống suối làm vàng: “Cán bộ coi, bây giờ không còn đất sản xuất nữa, lên rừng hái lượm thì công ty nước ngoài họ đuổi. Ngày trước mùa này thì lên rừng đi hái quả Cà, cây Măng, cây Mây, lá rừng kiếm tiền chứ không đi làm vàng đâu, vàng mùa này ít lắm. Ta không muốn chết đói nên phải xuống sông làm vàng thôi”, anh Vi Văn Thái một người dân làm vàng ở 3 bản Cắm nói. … Hoặc kiếm tìm vận may với vàng, khoáng sản khắp núi rừng khi không còn đủ nương rẫy người dân canh tác. Dọc đường đi vào bản Huôi Máy chúng tôi bắt gặp những người dân bản địa lên rừng tìm những quả Sa Nhân (tiếng người Thái gọi là quả Cà). Quả Cà đối với đồng bào người Thái, Khơ Mú có tác dụng là một vị thuốc chữa trị bệnh đau lưng, đau bụng rất hữu hiệu đối với người dân nơi bản làng lụp xụp nơi vùng biên giới miền Tây xứ nghệ. Mỗi năm cứ vào dịp tháng 7, 8 người dân Thái, Khơ Mú ở 3 bản Cắm vào rừng để hái lượm quả Cà về làm thuốc và bán lấy tiến. Mỗi 1 kg quả Cà có giá trị tải bản lên đến 24.000 đồng. Đó là vị thuốc quý, một nguồn thu nhập từ bao đời nay của người dân bản địa. “Chỉ còn mùa này nữa thôi, Công ty nước ngoài họ không cho vào rừng của họ nữa, họ bảo đây là đất của họ rồi, không cho ta vào đi hái quả Cà nữa đâu. Không biết sau này dân bản ta sống thế nào được, chắc là dân bản ta chết đói cả thôi cán bộ ơi”. Chị Vi Thị Vân vừa đi hái lượm quả Cà từ trên rừng về trăn trở cho biết. Đánh chết trâu vì… chạy vào vườn ươm cây giống Tại bản Huôi Máy có 39 hộ dân thì có gần 200 nhân khẩu tập trung chủ yếu là người Khơ Mú. Người dân ở đây chủ yếu sống nhờ vào đất rừng, nay lại mất thêm cả đất sản xuất, người dân bất lực trước cảnh Cty IG đốt rừng và trồng rừng mới. ![]() Chủ tịch xã Cắm Muộn, ông Lô Văn Vinh : “… Những lời hứa của Cty IG với người dân đến nay chỉ là lời hứa suông…” Không chỉ mất đất sản xuất, mà diện tích chăn nuôi trâu bò, lợn gà cũng bị bóp nhỏ lại. Khiến người dân khi chăn nuôi thả rông trâu bò cũng bị chính IG “truy sát” cho đến chết khi chăn thả trong rừng. Khoảng trung tuần 6/2010 đến nay, người dân và chính quyền xã Cắm Muộn đang “nóng” lên vì công nhân công ty này đã đánh cho đến chết một con trâu của ông Vi Văn Dũng ở bản Cắm. Lý do là con trâu đi tìm cỏ, chạy vào vườn ươm cây giống của Cty IG. “Con trâu mà công nhân Công ty đánh cho đến chết khi vào vườn ươm cây giống có trọng lượng khoảng gần 200kg, con trâu này có giá trị trên 10 triệu đồng. Nhưng hiện nay vẫn chưa có thỏa thuận đền bù nào từ phía Innov Green với gia đình ông Dũng”. Anh Vi Thắng cán bộ tư pháp xã Cắm Muộn cho biết. Chủ tịch xã Cắm Muộn, ông Lô Văn Vinh nói: “Phía Công ty IG không thực hiện đúng hợp đồng ban đầu là xây các công trinh phúc lợi cho dân bản như: làm đường, xây nhà văn hóa, tạo điều kiện cho con em đi học và đặc biệt là lấy lao động ở xã chứ không lấy lao động từ ngoài vào để làm việc cho Innov Green. Nhưng đến hiện nay, họ chỉ lấy người ở các huyện khác Quỳ Châu, Quỳ Hợp và thậm chí là thuê lao động người Mông ở tỉnh Hà Giang vào đây để làm việc. Họ cho 50 người Mông ở tỉnh Hà Giang vào làm mà không có giấy tờ gì hết, khi đưa người vào làm cũng không hề thông qua chính quyền địa phương chi hết”. Những đồi cây non của InnovGreen đã bắt đầu phủ màu xanh trên những sườn đồi mà trước đây người dân Cắm Muộn khai hoang làm rẫy, trồng lương thực sinh sống… Anh Vi Thắng cán bộ tư pháp xã cho biết: “Tổng diện tích trên giấy tờ cho IG thuê là hơn 600 ha, nhưng mới đây xã và huyện đi đo lại thì con số đó đã lên đến 900 ha. Hiện nay cũng chưa thấy cấp trên can thiệp để đòi lại số đất đã bị chiếm”. Trong tổng số diện tích đất rừng mà công ty này thuê để trồng rừng thì có khoảng hơn 100 ha là đất sản xuất, diện tích đất trên chủ yếu là trồng lúa, sắn và rau màu của dân nơi đây. “Hiện nay tại bản Huôi Máy theo quy định ban đầu khoảng cách mà Cty IG đóng cọc lấy đất cách nhà dân bản là 100m, nhưng nguời dân phản ánh lên xã thì Công ty đã lấy đất đến sát bậc thang nhà dân”, ông Vinh nói. -------------------- Trăn trở
|
|
|
![]() ![]()
Post
#2
|
|
![]() Bảo vệ tổ quốc ![]() ![]() ![]() Group: Năng Động Posts: 5,513 Joined: 22-September 09 Member No.: 5,173 Age: 54 Country ![]() ![]() |
![]() ![]() Sự hoài nghi về dự án trồng rừng của InnovGreen Phóng viên VietNamNet tiếp tục có chuyến ngược nguồn, tìm về những nơi mà người dân chịu ảnh hưởng của dự án thuê đất trồng rừng dài hạn của Công ty InnovGreen (sau đây sẽ viết tắt là Cty IG) ở các tỉnh đông bắc. Có thể nhận thấy, lợi ích của địa phương cơ sở và người dân hầu như chưa thấy khiến cho nhiều cán bộ cơ sở bắt đầu hoài nghi về dự án này. Xa cũng được, miễn là được cấp đất (?!) Sau 5 tháng, chúng tôi có dịp trở lại xã Hà Lâu (huyện Tiên Yên – Quảng Ninh), nơi mà Cty IG Quảng Ninh thuê đất rừng 50 năm với diện tích lên đến hơn 400ha. Đến đầu năm 2010, công ty này đã tiến hành trồng được hơn 200 ha. Ông Lý Vì, Bí thư đảng ủy xã Hà Lâu: “Nhiều khu vực công ty InnovGreen vào thuê toàn đất đá, cỏ cũng khó sống, thế mà công ty này vẫn muốn thuê… Chắc có vấn đề gì nữa chứ không chỉ trồng rừng đâu?”. Ảnh: Duy Tuấn Tiếp chúng tôi tại trụ sở, ông Lý Vì, Bí thư xã Hà Lâu bắt đầu câu chuyện với thông tin vui: Sau khi báo VietNamNet phản ảnh về việc tranh chấp giữa người dân thôn Bản Danh với Cty IG một quả đồi hơn 100 ha, đến nay không thấy thông tin tranh chấp với dân nữa. “Dân bảo, nếu trồng rừng ở đấy thì không biết thả trâu bò ở đâu, Cty IG có nói lại là sau 3 năm trồng thì trâu bò thoải mái thả, dân đầu tiên cũng xuôi xuôi nhưng sau lại không đồng ý. Khu vực IG nhận là khu vực chăn thả trâu bò của người dân, chúng tôi bảo với Cty IG lên họp dân với chúng tôi để làm công tác tư tưởng nhưng các anh ấy không lên nên có gây bức xúc cho người dân”, ông Vì nói. Là một người gắn bó với làng bản bao năm, ông Vì hiểu được tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số. Thế nên “mặc dù tỉnh giao cho các anh (Cty InnovGreen) rồi nhưng bản chất đất này là chăn nuôi của dân rồi. Nhà nước giao cho ai là quyền của nhà nước nhưng người dân kiến nghị để có chỗ mà chăn thả. Tư tưởng người Dao, nếu họ đã thông rồi thì sẽ đi (chấp nhận), nhưng nếu chưa thì kiểu gì cũng không”. Ban đầu khi Cty IG vào đặt vấn đề về dự án, ông Vì và lãnh đạo xã đều hy vọng đến việc dự án sẽ đem lại công ăn việc làm cho người dân, nhất là đảm bảo đời sống cho những thôn còn rất khó khăn như bản Danh, Nà Hắc, Bản Buông. Thế nhưng đến bây giờ, vị Bí thư đưa ra nhận xét: “Trước mắt thì chưa thấy làm lợi gì cho người dân, xã cũng không, còn về sau thì không biết”. Hình ảnh được Pv. VietNamNet ghi tại biên giới Việt Nam – Trung Quốc tại xã Tân Minh (Tràng Định, Lạng Sơn). Công ty này làm đường, trồng rừng ngay sát đường phân định biên giới, điểm cao quân sự. Ảnh: Duy Tuấn Bí thư xã Hà Lâu lấy làm lạ về dự án này: Khu vực Cty IG đầu tư trồng rất xa, khó khăn. Ban đầu IG nói là cứ có đất là được rồi, xa mấy chúng tôi cũng mở đường đi được. Miễn là các anh cấp đất thì chúng tôi mở đường. Rồi thì những khu vực trồng rừng đều rất xa, đường sá không có, muốn đầu tư phải bỏ rất nhiều vốn. Rồi ông tỏ ra nghi ngờ: “Chắc là có vấn đề gì nữa chứ không chỉ trồng rừng đâu? Bởi tôi nghĩ là cái đồi ở trong bản Danh đang tranh chấp với người dân, đất không có mấy, toàn là đồi đá…, rất khắc nghiệt, hạn hán quanh năm, cỏ cũng khó sống chứ nói gì cây. Thế mà công ty này cũng muốn xin bằng được?”. Trùng với diện tích rừng đã có chủ Ở tỉnh Lạng Sơn, ngay sau khi VietNamNet phản ánh về “điểm nóng” ở xã Đông Quan (huyện Lộc Bình) tình trạng công ty IG lập hồ sơ thuê đất chồng lên cả đất của dân, chồng lên dự án khác chưa thanh lý, nợ tiền công (qua nhà thầu), đến nay sự việc đã có chiều hướng tiến triển tốt lên, có lợi cho người dân. Chủ tịch xã Đông Quan: Nhiều người dân nghĩ mình bị lừa khi giao đất cho cty IG nhưng những lời hứa của họ không được thực hiện. UBND tỉnh Lạng Sơn đã có quyết định tạm đình chỉ các dự án thuê đất, trồng rừng của Cty IG trên địa phương này và thành lập đoàn liên ngành kiểm tra. Xã Đông Quan nằm trong một số điểm kiểm tra. Kết quả kiểm tra cho thấy: Tại xã Đông Quan hồ sơ xin thuê đất của Cty này đã trùng lên hàng trăm ha đất rừng nguyên liệu, đất rừng của Cty lâm nghiệp Lộc Bình. Đặc biệt là có tới 250ha đất rừng đã giao cho 14 hộ dân trong xã. Ông Vỹ Sỹ Phóng, Chủ tịch UBND xã Đông Quan cho biết thêm: Những hộ dân bị nợ tiền công thì đã được trả hết. Lúc đoàn kiểm tra đến thì đã xong rồi. Chủ tịch xã nói về cảnh tình của người dân khi dự án vào: “Khi vào thì có hứa hẹn tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương, sau này sẽ hỗ trợ những công trình phúc lợi, nhà văn hoá, đường, kéo điện. Nhưng họ lấy toàn người có trình độ 12 thì xã này làm gì có, chỉ có số ít làm thuê thời vụ…. Chưa làm được cái gì hết. Giải phóng đã bao nhiêu năm rồi nhưng ở đây nhiều vùng người dân vẫn đang phải đèn dầu tì tì thôi. Hiện giờ Cty IG chỉ cho người vào bảo vệ rừng đã trồng vì sợ người dân đốt đi. Người dân họ bức xúc vì lúc đầu nghe tin mở đường, kéo điện thì mừng nhưng đến giờ không thành mà rừng thì đã trồng rồi. Họ nghĩ là mình bị lừa. Hứa không đi đôi với làm. Tập tính của đồng bào dân tộc là thế”. Một người dân xã Đông Quan bên hố cây bạch đàn được công ty này trồng khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. Đất rừng của nhiều người dân xã này đã “ra đi” theo lời hứa tốt đẹp mà dự án này mang lại. Ảnh: VietNamNet Về 52ha đất rừng chưa được cấp phép thuê nhưng đã trồng của công ty này, ông Phóng cho biết, hiện người dân vẫn tiếp tục chăn thả trâu bò như trước. “Cây đã trồng thì anh (Cty IG – P.v) không thể khiêng về được, họ vẫn vào để bảo vệ cây. Nếu dân mà chặt thì anh phải chịu thôi vì anh không phải là chủ đất”. “Gần như là chiếm đất?” Sau 3 năm triển khai dự án trồng rừng, không chỉ người dân một số địa phương không đồng tình với việc cho thuê đất rừng 50 năm, ngay cả cán bộ phòng ban chuyên môn ở cấp huyện cũng bức xúc. Đến giờ, khi nói với phóng viên VietNamNet về dự án của Cty IG, ông Nguyễn Tài Tuệ, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tràng Định đã phải thốt lên: Tôi cũng không mặn mà ở chỗ Cty IG này lắm đâu! Không chỉ ông Tuệ mà nhiều cán bộ ở phòng chuyên môn này bày tỏ thái độ bức xúc đối với cách làm việc của một số cán bộ, nhân viên công ty này. Ông Tuệ cho biết: Tỉnh thì chưa có quyết định thu hồi đất, thiết kế trồng rừng thì họ tự thiết kế thôi, chúng tôi là cơ quan chuyên môn mà cũng không được biết. Kể cả giống cũng chưa được kiểm định của cơ quan chuyên môn VN. Thế nhưng công ty có nguồn gốc nước ngoài này lại tự ý triển khai trồng rừng của họ. Đường và rừng bạch đàn của Cty InnovGreen tại xã Kháng Chiến. Ảnh: Hoàng Sang Còn ông, Triệu Minh Quân, Phó phòng NN&PTNT huyện Tràng Định thì thông tin rằng: Người của công ty này làm việc không có kế hoạch, thích là đến gọi đi, nếu cán bộ phòng nói là bận thì ngay lập tức họ chạy sang bên UBND huyện. Không biết họ nói gì nhưng tức khắc ngay sau đó có giấy “mời” cán bộ phòng “phối hợp” với họ. Rồi ông Quân nói tiếp: “Mình thẩm định cho họ, ví dụ như 1000 ha thì tối thiểu anh phải trồng được 800 ha thì tôi mới thẩm định tiếp. Đằng này họ cứ thúc giục UBND huyện ra giấy mời buộc mình thẩm định tiếp. Cứ làm kiểu “đánh trồng bỏ dùi”. Gần như là chiếm đất?”. “Chúng tôi đi thẩm định, công ty IG chỉ cho ăn và ít tiền xăng. Anh bảo, có lúc phải nhịn đói, những khu vực rừng sâu phải 2-3h chiều mới được ăn cơm… Nhiều lúc bực lắm… Họ trồng rừng mà mình có biết đâu. Đưa cây gì, trồng bao nhiêu ha, mật độ ra làm sao… không thèm báo cáo phòng”, một cán bộ phòng NN&PTNT huyện Tràng Định bức xúc. -------------------- Trăn trở
|
|
|
![]()
Post
#3
|
|
![]() Bảo vệ tổ quốc ![]() ![]() ![]() Group: Năng Động Posts: 5,513 Joined: 22-September 09 Member No.: 5,173 Age: 54 Country ![]() ![]() |
![]() ![]() đã tạo “việc làm ổn định cho dân”? Công ty InnovGreen hùng hồn tuyên bố, mục tiêu chính trong việc đầu tư trồng rừng dài hạn tại Việt Nam là “đưa lại lợi ích cho người dân và chính quyền địa phương”. Khi mới triển khai được 3 năm, Cty IG Quảng Ninh lại có báo cáo rằng đã tạo công ăn việc làm “thường xuyên, ổn định” cho người dân với mức thu nhập khá cao (2,2 – 2,5 triệu/tháng). Tuy nhiên, thực tế không như vậy… Trong báo cáo về “tình hình triển khai kế hoạch trồng rừng của Cty TNHH 1 thành viên InnovGreen Quảng Ninh” (Cty IG) gửi UBND tỉnh này vào tháng 12/2009 có đề cập đến vấn đề “đã tạo công ăn việc làm thường xuyên và ổn định cho người dân địa phương với thu nhập bình quân của người dân hàng tháng là 2,2 đến 2,5 triệu đồng”. Trước đó, trong phần thuyết trình dự án tại Sở KHĐT Quảng Ninh ngày 9/2/2007, trước đông đảo các ngành chức năng, đại diện của Công ty GreenElite đã nói: Khi đầu tư trồng rừng nguyên liệu gỗ cao cấp tại Quảng Ninh sẽ đưa lại 5 lợi ích: Công ty; người dân bản địa; quốc gia (không ghi rõ là QG nào); thế giới và lợi ích cho chính quyền địa phương. Đáng chú ý, vị đại diện của nhà đầu tư nước ngoài này còn nhấn mạnh, trong các lợi ích trên thì “mục tiêu chính của công ty là lợi ích cho người dân bản địa và lợi ích cho chính quyền địa phương”? Những dòng chữ trong báo cáo của Công ty InnovGreen tại Quảng Ninh khiến những người có kiến thức kinh tế ít ỏi cũng không thể không đặt vấn đề. Bởi thông thường, vấn đề đầu tư để sinh lợi cho doanh nghiệp phải được đặt lên hàng đầu. Chẳng lẽ mang hàng trăm triệu USD đầu tư vào Việt Nam đầu, doanh nghiệp này nhắm tới mục tiêu chính như vây? Thực sự mục tiêu chính mà lãnh đạo công ty có nguồn gốc nước ngoài vào thuê đất trồng rừng dài hạn tại Việt Nam này nói có đúng như vậy? Làm thuê cho Cty IG thu nhập cao hơn lãnh đạo xã? Chúng tôi mang thông tin trên đến tìm hiểu tại xã biên giới Hải Sơn, thuộc TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Hiện Công ty IG Quảng Ninh cũng đã tiến hành trồng hơn 400ha trong tổng số hơn 1000 ha được cấp phép tại xã này. Dòng sông Ka Long phân định biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Bên kia sông là xã Na Lư, thuộc Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), còn bên này là các xã Bắc Sơn, Hải Sơn…, thuộc Móng Cái, Quảng Ninh. Ngay sát đường biên, tại xã Hải Sơn, Cty InnovGreen đã tiến hành trồng 400ha trong tổng số hơn 1000ha được cấp giấy phép đầu tư - Ảnh: Duy Tuấn Ông Phùn Văn Huy, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Sơn (TP. Móng Cái, Quảng Ninh) đã phải bật cười khi đọc báo cáo “Tình hình triển khai dự án đến tháng 12/2009” của Cty IG Quảng Ninh. ![]() Ông nực cười bởi vì với người dân ở địa phương ông, thu nhập bình quân mỗi tháng chỉ tính bằng con số trăm nghìn, thậm chí có người chỉ làm ruộng, bám vào rừng chỉ đủ ăn mà nay lại thấy có gần 100 người được Cty IG trả lương tháng lên tới 2,5 triệu. Nếu đúng vậy thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc có gần 100 người nông dân trong xã có thu nhập bình quân cao hơn lương của ông và lãnh đạo xã (?!) Ông Huy cho biết thực tế tại địa phương mình, khi dự án vào thì lúc đầu giúp được 20-30 người dân với kiểu làm thuê qua người trung gian. Hết vụ trồng rừng cũng có nghĩa là họ hết việc. Chỉ đơn thuần là người làm công, không có hợp đồng gì ràng buộc với công ty này. Ông Phùn Văn Huy, Phó chủ tịch xã Hải Sơn: Được như báo cáo của Cty IG đã tốt. Thực tế làm gì có chuyện 60-80 người dân xã Hải Sơn có thu nhập như thế. Nếu vậy thì thu nhập của họ cao hơn lương của lãnh đạo xã à? - Ảnh: Trường Giang Trong khi đó, tại bản báo cáo của Cty IG gửi UBND tỉnh Quảng Ninh tháng 12/2009 nói rõ đã tạo công ăn việc làm cho những địa phương mà dự án có mặt đều ghi rõ kết quả: Công ty đã tạo công ăn việc làm ổn định và thường xuyên cho người dân địa phương với mức thu nhập bình quân 2,3 đến 2,5 triệu đồng. Cụ thể tại xã Hải Sơn có 60-80 người được hưởng lợi ích như vậy. Ông Huy cho biết: Làm gì có, chỉ có thời vụ thôi. Được thế thì đã tốt. Thỉnh thoảng mới được thuê trồng rừng. Hợp đồng làm ổn định lâu dài thì không có. Nếu đúng thế thì lương của dân trong xã cao hơn cả lương Phó Chủ tịch xã như tôi à? Bản thân ông Huy là Phó Chủ tịch xã phụ trách trực tiếp lĩnh vực nông lâm nghiệp cũng biết rất ít thông tin về việc Cty IG vào trồng rừng trên địa bàn xã mình quản lý. Thông tin ông có được về Cty IG chỉ là công ty này được phép trồng 400ha trong trong tổng số hơn 1000ha đất rừng tại thôn Pò Hèn. Tiểu khu 346 tại xã Hải Sơn, nơi công ty InnovGreen được phép trồng rừng lâu năm. Trong biên bản thẩm tra đất của các cơ quan chức năng ở Quảng Ninh có ghi: Nguồn gốc đất thuộc BQL rừng phòng hộ Móng Cái, là đất rừng tự nhiên, có phần được quy hoạch cho đất Quốc phòng - Ảnh: Duy Tuấn Cuối năm 2008, cty này bắt đầu trồng rừng, nhưng mãi đến cuối 2009, ông mới được mời vào tham quan khu rừng trồng của cty này để “đi xem rừng nó trồng thế nào”! Còn tại xã Quảng Thành (huyện Hải Hà), một địa phương nằm ngay cạnh Quốc lộ 18. Năm 2008, Cty này được UBND tỉnh Quảng Ninh cấp “sổ đỏ” thời hạn 50 năm với diện tích 80ha trong số 400ha dự kiến và đã tiến hành trồng rừng. Anh Đặng Xuân Duy, Chánh VP UBND xã cho biết: “Dự án đã thực hiện 3 năm nhưng việc tạo công ăn việc làm cho dân địa phương thì chưa có gì. Ban đầu người dân không nắm được mục đích của dự án và họ sẽ được hưởng lợi từ dự án này. Người dân rất tiếc khi rừng cũ bị chặt hạ, vì đó là nơi họ thường vào lấy củi, lấy gỗ phục vụ cuộc sống”. “Làm láo báo cáo hay”? Không chỉ người dân không được hưởng lợi ích như trong báo cáo của Cty IG mà đến “nhà thầu” cũng phải kêu lỗ sau khi hợp đồng trồng rừng thuê cho Cty này. Thậm chí còn không được trả đủ tiền thưởng như đã hứa. Trần Văn Hây, một người dân xã Hải Sơn: Tôi nhận khoán trồng rừng cho InnovGreen nhưng bị lỗ nên tôi không làm nữa. Sau đó lực lượng trồng rừng chủ yếu là người ngoài xã, dân chúng tôi làm gì được “việc làm ổn định”, thu nhập 2,5 triệu/ tháng như báo cáo của công ty này. Làm láo báo cáo hay rồi? – Ảnh: Trường Giang ![]() Năm 2009, anh Trần Văn Hây (thôn Lục Chắn, xã Hải Sơn) nhận tập hợp nhân công trồng rừng thuê cho cty này tại xã Hải Sơn. Hình thức là cty hợp đồng với nhà thầu, số nhân công làm thuê thì chỉ hưởng được tiền công theo ngày. “Mình chỉ có hợp đồng giao khoán với cty thôi, không có hợp đồng lao động, có chuyện gì về lao động mình phải chịu. Cty giao khoán mỗi ha là 4 triệu đồng nhưng mà lỗ do tiền ăn và xăng xe cao nên tôi không làm nữa. Công việc chủ yếu là phát, dọn, trồng. Mỗi đợt mình thuê khoảng 20-30 người”, anh Hây nói. Anh Hây tiếp tục cho biết: “Hơn 400 ha đã trồng thì chủ yếu người bên ngoài địa phương làm chứ trong xã không làm. Thực tế không như báo cáo của IG về tạo công ăn việc làm như anh nói đâu, bọn em đi làm ở đây nên biết. Thậm chí còn nói nhau nặng nề với nhân viên của công ty. Làm láo báo cáo hay rồi’. Rừng bạch đàn của Cty InnovGreen tại xã Quảng Thành, huyện Hải Hà. Khu vực trồng rừng ở Quảng Thành gần với đường 340 đi lên cửa khẩu Bắc Phong Sinh, khoảng cách là 20 km, đi xuống đường 18 là 2km – Ảnh: Duy Tuấn “Trong khoảng thời gian hợp đồng mà mình làm kịp thì Cty IG thưởng cho 5 triệu, nhưng khi mình hoàn thành thì bị trừ mất hơn 1 triệu. Nhiều lúc mưa gió công nhân phải nằm chờ trong rừng cả tháng, lấy đâu ra mà lãi nữa” – anh Hây nói. Còn theo anh Nguyễn Viên Tuyền, cán bộ văn phòng UBND xã Quảng Thành, thì tại huyện Hải Hà (nơi có dự án trồng rừng của Cty IG) chỉ có anh từng là nhân viên chính thức của IG Quảng Ninh. Sau 2 năm làm việc, anh bị điều chuyển sang tỉnh khác, biết rằng sẽ không thể sống với mức lương 2,5 triệu, nên anh đã xin nghỉ. Nói về hiệu quả kinh tế của việc trồng rừng theo “cách của Cty IG”, anh Tuyền cho biết: “Theo cảm nhận của tôi thì khó có thể lấy lại được nguồn vốn đầu tư trồng rừng vì đầu tư rất lớn. Sẽ khó thu hồi vốn chứ chưa nói đến lãi…”. -------------------- Trăn trở
|
|
|
![]()
Post
#4
|
|
![]() Bảo vệ tổ quốc ![]() ![]() ![]() Group: Năng Động Posts: 5,513 Joined: 22-September 09 Member No.: 5,173 Age: 54 Country ![]() ![]() |
![]() ![]() InnovGreen đều ‘nhắm’ vào các vị trí chiến lược chủ yếu? Con đường tuần tra biên giới, nằm sát cạnh sông Ka Long (phân định biên giới Việt Trung), nối liền Thành phố Móng Cái với xã Hải Sơn, cửa khẩu Bắc Phong Sinh rồi giao với tỉnh lộ 340, nối quốc lộ 18 với cửa khẩu này. Trong “tam giác” biên giới này, Cty InnovGreen có mặt tại 2 xã Quảng Thành và Hải Sơn với diện tích được cấp phép hơn 1000ha đất rừng. Ảnh: Duy Tuấn Khu tam giác kiểm soát đường 18 Theo thông tin chúng tôi có được, Công ty IG thuê đất tại tỉnh Quảng Ninh gồm 7 huyện và thành phố: Hoành Bồ, Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà và thành phố Móng Cái. Trong giấy chứng nhận đầu tư, diện tích được ghi là 100.000 ha (chiếm gần ¼ tổng diện tích đất rừng toàn tỉnh). Cách thành phố Móng Cái chừng 5km, điểm cuối cùng của đường 18 từ TP. Hạ Long lên, trước khi qua cửa khẩu Móng Cái sang đất Trung Quốc, rẽ trái, có một tuyến đường kẹp dọc sông Ka Long ở phía Việt Nam, là đường tuần tra biên giới. Đây là một con đường hẹp, được rải nhựa khá đẹp, chạy dọc bờ sông Ka Long, dẫn lên xã biên giới Hải Sơn, phía Việt Nam. Từ trung tâm xã Hải Sơn, chạy chừng vài km nữa là lên tới cửa khẩu Bắc Phong Sinh. Từ cửa khẩu Bắc Phong Sinh, đoạn đường tuần tra này nối với tỉnh lộ 340 chạy ngược về đường 18. ![]() Như vậy, 3 tuyến đường này hình thành một khu tam giác, lấy xã Hải Sơn làm trung tâm kiểm soát. Trong khu vực quản lý của xã này, công ty IG đã vào xin đất tại tiểu khu 346, chia làm 9 khoảnh, tổng diện tích là 1.113,30 ha. Chủ tịch xã biên giới Hải Sơn khi loay hoay mãi vẫn không thể tìm được một văn bản nào lưu ở UBND xã về dự án trồng rừng của Cty IG. Ảnh: GVT Một điều mà ngay Phó Chủ tịch xã Hải Sơn, ông Phùn Văn Huy, cũng không hình dung được, khi được hỏi về vị trí khu đất mà công ty IG xin đầu tư trên xã mình cách đường biên giới bao nhiêu km. Ông Huy chỉ ước chừng 6-7km theo đường chim bay từ mép đường biên. Còn nếu muốn vào được tiểu khu 346 này, phải vòng theo tỉnh lộ 340 về gần xã Quảng Thành mới có đường lâm sinh do công ty IG mở, để tiếp cận khu đất này. ![]() Chưa hết, ông Huy còn giật mình hơn khi chúng tôi cung cấp các văn bản, tài liệu về việc giao đất rừng cho công ty này, mà mãi đến tháng 5/2010 ông mới được nhìn thấy, mặc dù đó là một dự án nước ngoài đầu tư trên địa bàn xã ông quản lý. Và tại khu vực tiểu khu 346, có thông tin cho hay, công ty IG đã tiến hành trồng rừng, mở được nhiều km đường lâm sinh vào khu vực này. Trong khi đó, theo quy định, toàn bộ các dự án nước ngoài vào khu vực biên giới cần có sự cho phép của lực lượng biên phòng. Hơn vậy, trên địa bàn xã Hải Sơn, vẫn đang có một đơn vị quân đội đóng chốt kết hợp làm kinh tế lâm nghiệp. ![]() Cửa khẩu Bắc Phong Sinh, nơi tiếp giáp giữa con đường từ Móng Cái qua và quốc lộ 18 lên. Trên 2 tuyến đường này đều rất gần với địa điểm trồng rừng của Cty InnovGreen tại xã Hải Sơn và Quảng Thành. “Neo” một dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực trồng rừng vào sát nách một đơn vị quân đội, trên địa bàn một xã giáp biên, ngay sát đường tuần tra biên giới, Quảng Ninh sẽ kiểm soát như thế nào? Ảnh: Trường Giang “Neo” một dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực trồng rừng vào sát nách một đơn vị quân đội, trên địa bàn một xã giáp biên, ngay sát đường tuần tra biên giới, Quảng Ninh sẽ kiểm soát như thế nào? Chưa dừng lại, tại địa phận xã Quảng Thành (huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh), công ty IG tiến hành thuê đất tại khu vực điểm cao, chỉ nằm cách đường 18 chưa đầy 2km. Hiện, bạch đàn đã mọc xanh khu vực cho thuê đất. Theo người dân địa phương cho biết, khu vực công ty IG vào thuê đất tại xã này có tên là Dốc Đỏ, vốn là kho quân khí do một đơn vị quân đội quản lý, nay đã rút đi. Những “lưỡi bừa” kiểm soát trục đường 4 Từ Tiên Yên (Quảng Ninh) là điểm đầu xuất phát của trục đường 4B sang Lạng Sơn. Huyện đầu tiên của tỉnh Lạng Sơn tiếp giáp với Quảng Ninh là Đình Lập. Tại huyện Đình Lập, Công ty IG có dự kiến vào thuê đất tại 3 xã: Bắc Xa, Đình Lập và Bính Xá, thì 2/3 xã đó là xã giáp biên giới. Ông Nguyễn Đình Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Đình Lập, Lạng Sơn đang cùng với phóng viên VietNamNet định vị các vị trí mà Cty IG có mặt dọc biên giới và trục đường độc đạo số 4. Riêng tại Đình Lập, trong giấy chứng nhận đầu tư do ông Nguyễn Văn Bình, PCT UBND tỉnh ký thì Cty IG có mặt ở 3 xã, trong đó có 2 xã là xã biên giới. Ảnh: Duy Tuấn ![]() Với tổng diện tích dự kiến thuê đất tại tỉnh Lạng Sơn là 63.000 ha, Công ty IG Lạng Sơn dự kiến đầu tư tại 49 xã thuộc 7 huyện: Đình Lập, Văn Quan, Lộc Bình, Chi Lăng, Cao Lộc, Bắc Sơn và Tràng Định. Trong 49 xã đó, có 5 xã giáp biên, gồm Bính Xá, Bắc Xa (huyện Đình Lập), Bảo Lâm (huyện Cao Lộc), Tân Minh, Đào Viên (huyện Tràng Định). Ngay sau quyết định 405/TTg-KTN (ngày 9/3/2010) yêu cầu tạm ngừng cấp phép, rà soát lại các dự án trồng rừng và nuôi trồng thủy sản của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ra quyết định tạm ngừng các dự án của Công ty IG trên địa bàn tỉnh này, cho kiểm tra, ra soát lại. Kết quả, Công ty IG đã có 14 hồ sơ xin thuê đất của 14 xã thuộc các huyện Chi Lăng, Tràng Định, Lộc Bình, Đình Lập, Cao Lộc gửi Sở TN-MT tỉnh Lạng Sơn thẩm định với tổng diện tích xin thuê là 11.187,62ha. Sở TN-MT tỉnh này đã trình UBND tỉnh 7 hồ sơ đủ điều kiện, tuy nhiên chỉ mới bàn giao thực địa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (50 năm) 1 hồ sơ cho công ty này tại xã Hữu Kiên (huyện Chi Lăng) với diện tích 485,7ha. Di tích lịch sử Chiến thắng đường số 4 nhắc cho chúng ta nhớ về quá khứ một thời quân dân Việt Nam đã đổ bao xương máu để giữ gìn từng tấc đất cho tổ quốc. Đây là tuyến đường huyết mạch, độc đạo, có vị trí cực kỳ quan trọng, nối các tỉnh biên giới đông bắc Việt Nam. Ảnh: Trường Giang Trục đường 4B từ huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) sang Lạng Sơn, tới TP. Lạng Sơn thì bắt với đường 1A, lên tới Đồng Đăng thì rẽ trái nối với trục đường 4A, từ đó sang tới đất Cao Bằng, với huyện cuối cùng của tỉnh Lạng Sơn tiếp giáp với Cao Bằng là huyện Tràng Định. Dọc trục đường 4B có 2 địa danh đã lưu vào sử sách Việt Nam: Thất Khê, Đông Khê, nơi mà quân và dân vùng Đông Bắc đã tiến hành những trận đánh quyết tử chặn đường quân Pháp tiến đánh chiến khu cách mạng trong chiến dịch Biên giới 1950. Thị trấn Thất Khê là thủ phủ của huyện biên giới Tràng Định. Nơi đây, ven đường 4A, ngay cổng vào UBND huyện này, còn lưu tấm bia ghi rõ “Di tích lịch sử Chiến thắng đường số 4”. Cũng tại huyện này, Công ty IG đã trình hồ sơ xin đất qua Sở TN-MT lên UBND tỉnh Lạng Sơn xin đầu tư cả đất thuộc khu vực phòng thủ của xã Kháng Chiến, đất thuộc điểm chốt quân sự 558 tại xã Tân Minh, mà chúng tôi sẽ đề cập kỹ trong các bài viết sau. Một cán bộ trinh sát của Tỉnh đội Lạng Sơn không ngần ngại “mách nước” cho cánh phóng viên vốn rất I-tờ về quân sự: “Mở bản đồ toàn tỉnh ra xem xét”. Còn khi đã đi dọc tuyến đầu tư của Công ty IG tại 2 tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, khi nối tất cả các điểm xin đầu tư của công ty này lại, đặc biệt là 49 xã thuộc 7 huyện của tỉnh Lạng Sơn, chúng tôi không tin nổi vào mắt mình: Toàn bộ tuyến đường 4A, 4B hoàn toàn bị kẹp chặt trong những dự án đầu tư của công ty này. Có người nhận xét, nhìn vào bản đồ thì có thể thấy những địa điểm mà Cty InnovGreen đầu tư thuê đất trồng rừng tại 2 tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh đều nhắm vào các vị trí nhạy cảm về quốc phòng – an ninh, nằm dọc tuyến đường 18, đường số 4 (A, B), QL 1A và các xã biên giới hoặc điểm cao… Ảnh: Duy Tuấn Nếu nối theo đường cắt kéo, thì cách xin đất của IG chẳng khác gì những lưỡi bừa đang cày qua lại trên trục đường huyết mạch chiến lược này. Xin nhắc lại: Đường 4 (gồm 4A, 4B, 4C) là trục giao thông huyết mạch của khu vực miền núi Đông Bắc. Còn chính Đại tá Hoàng Công Hàm (nay là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn) đã khẳng định với VietNamNet: “Chúng tôi chưa nắm được dự án thuê nhiều ha rừng của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh và cũng chưa thấy ai báo cáo về vấn đề đó”. Trong quá trình thẩm tra, xác nhận của UBND các xã, chấp thuận của UBND các huyện và thẩm định hồ sơ thuê đất của Sở TN-MT, chưa có sự tham gia của cơ quan quân sự và biên phòng đối với khu vực biên giới và khu vực phòng thủ, UBND tỉnh Lạng Sơn sẽ không thể phủ nhận điều này. Được biết, tỉnh Lạng Sơn đã có quyết định tạm ngừng cấp phép các dự án của Công ty IG, xem xét lại toàn bộ quy trình và kiến nghị rút 5 xã biên giới ra khỏi diện tích dự án xin đầu tư của Công ty IG, như là một tín hiệu vui khi công luận đã lên tiếng cảnh báo. Trường Giang – Duy Tuấn – Hoàng Sang -------------------- Trăn trở
|
|
|
![]()
Post
#5
|
|
![]() Member ![]() ![]() Group: Members Posts: 10 Joined: 9-June 09 Member No.: 3,445 Age: 62 Country ![]() ![]() |
Không biết bọn cầm quyền Cộng Sản đang mưu đồ gì ? tiếp tay dâng toàn cõi đất nước Việt Nam cho bọn Tàu. Tham vọng lấn chiến của bọn phương Bắc coi như sắp thành sự thật. Không lẽ dân tộc Việt lại phải làm ngơ để bị đồng hóa, cho bọn Tàu Cộng thôn tính toàn cõi đất nước, một cách tráo trợn. |
|
|
![]()
Post
#6
|
|
![]() Bảo vệ tổ quốc ![]() ![]() ![]() Group: Năng Động Posts: 67 Joined: 19-December 08 Member No.: 1,319 Age: 57 Country ![]() ![]() |
Chuyện quốc gia đại sự, nước đang dần dần lột vào tay của bọn phương Bắc, chúng không cần tốn một viên đạn, một mạng người. Người dân không có một uy quyền, không một tất sắt trong tay để lấy lại non sông, ngoài tiếng nói của chính họ, cũng bị chính quyền CS bụm miệng, nhốt vào tù. Như vậy đảng nầy là đảng gì ? đảng ăn hại, hay đảng cướp có giấy phép hành nghề trên xương máu nhân dân, trên lãnh thổ ngàn năm văn hiến ? Những tên chủ chốt trùm Mafia ngu muội, nhưng những sĩ quan cấp tướng tá trong hàng ngũ chống giữ ngoại xâm, từng vênh mặt hô hào, từng đánh Mỹ cút, ngụy nhào, không biết đây là thế cờ rất nguy hiểm, một trọng điểm lợi hai, mà khi quân phương Bắc tấn công chỉ còn ngoan ngoãn dâng trọn đất nước cho chúng thôi. Không thể ngờ cả một tập đoàn của đảng đều hèn hạ, đốn mạt, chỉ biết tranh ăn, không biết đặc lên cán cân, việc nhà, việc nước. Nhắm không giữ nổi nước non thì để cho những người dân, người tài đức đứng lên chống lại ngoại xâm. Cả một đoànn chó săn giờ còn không nghĩ đến vận mệnh nước nhà, lo ấu đá nhau trong kỳ đại hội đảng sắp tới, tranh giành chức quyền, tiện bề vơ vét. Không có nỗi nhục nào cho bằng nỗi nhục của tập đoàn lãnh đạo trên một đất nước luôn tự hào có 4000 năm văn hiến. |
|
|
![]() ![]()
Post
#7
|
|
![]() Bảo vệ tổ quốc ![]() ![]() ![]() Group: Năng Động Posts: 5,513 Joined: 22-September 09 Member No.: 5,173 Age: 54 Country ![]() ![]() |
![]() Công ty TQ làm đường, trồng rừng ngay sát biên giới, điểm cao quân sự tại xã Tân Minh tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Duy Tuấn ![]() Công ty Innov Green (IG) – một bước chuẩn bị xâm lực kiểu mới? Nguyễn Hữu Quý Từ ngày 16/11/2010 báo Vietnamnet đã trở lại với sự kiện các tỉnh biên giới nước ta cho các công ty IG thuộc các quốc tịch Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan thuê đất để trồng rừng trong thời hạn 50 năm. Nên chăng, người Việt Nam hôm nay không thể trốn tránh sự thật được nữa, và cần phải nghiêm túc đặt ra câu hỏi, để qua đó, tìm cách khắc phục sai lầm, nhằm tránh để hậu thế mai này phải nói rằng, thế hệ của những người Việt trong khoảng thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI là những kẻ mang đại họa về cho đất nước, là những kẻ tham lam, bất tài, vô dụng… Theo lối suy nghĩ ấy, xin được ra câu hỏi là: 1. Có phải hàng ngũ lãnh đạo cấp tỉnh (Chủ tịch, hoặc Phó chủ tịch UBND các tỉnh, ký các quyết định cho công ty IG thuê đất thời hạn 50 năm) là những kẻ thực sự ngu dốt? 2. Nếu không là những kẻ ngu dốt, thì có phải là đã bị mua chuộc bằng những đồng tiền mà IG hối lộ? 3. Bộ Nông Nghiệp, Bộ Tài nguyên – Môi trường và kể cả Chính phủ, liệu có vô can trong vấn đề này? Không biết có phải do các yếu tố lịch sử hay không, nhưng đã là người VN, thường thì rất cảnh giác đối với tất cả những gì liên quan đến sự xâm lược từ bên ngoài, đặc biệt các yếu tố này lại xuất phát từ TQ. Chính vì vậy, việc để các công ty IG thuộc các quốc tịch Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan thuê đất để trồng rừng trong thời hạn 50 năm là việc làm rất khó hiểu. Nhạy cảm với vấn đề này, chính vì vậy mà nhóm phóng viên Vietnamnet đã bỏ nhiều công sức để đưa đến độc giả cả nước thiên phóng sự hồi đầu năm và lần này vẫn đang tiếp tục; có thể nói, việc làm của các anh, các chị là rất đáng trân trọng. Và hôm 17/11/2010 dưới tựa đề “Sự hoài nghi về dự án trồng rừng của Innov Green” [1]; bên cạnh nội dung quan ngại về tình hình này, bài báo còn kèm theo bức ảnh với lời minh họa: “Ông Lý Vì, Bí thư đảng ủy xã Hà Lâu: “Nhiều khu vực công ty Innov Green vào thuê toàn đất đá, cỏ cũng khó sống, thế mà công ty này vẫn muốn thuê… Chắc có vấn đề gì nữa chứ không chỉ trồng rừng đâu?”. Như vậy, đâu cần đến trình độ nhận thức của những vị luôn luôn đặt cho mình trọng trách và rao giảng “do dân, vì dân”; của các nhà hoạch định chiến lược… mà ngay cả một quan chức cấp xã vùng cao đã đặt ra nghi vấn; liệu thử hỏi, những người gọi là trí thức của đất nước, có mấy ai bảo rằng yên tâm với cách làm này? Viết đến đây, ta không thể không nghĩ đến trận chiến đẫm máu tại cao điểm 1509 tại Thanh Thủy – Hà Giang [bây giờ đã thuộc về TQ và được gọi là Lão Sơn, cùng với khoảng 3700 chiến sỹ VN đang ở ngay trên mảnh đất quê hương nhưng đã là vong quốc]; mà blog của nhà văn Phạm Viết Đào mô tả, có đoạn như sau: “Trong một số lần hiếm hoi, các đài duyên hải của lực lượng Hải thượng Tự vệ đội Nhật Bản dọc theo quần đảo Okinawa, đã phát hiện bắt được các làn sóng phát theo hình thức nhiễu loạn số từ đài phát vô tuyến có tọa độ xác định đặt trên đỉnh Lão Sơn. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, nếu xảy ra một trận chiến phi quy ước giữa Việt Nam và Trung Quốc một lần nữa, thì với hệ thống rada và đài phá sóng vô tuyến mạnh như vậy của Trung Quốc ở căn cứ Lão Sơn, khả năng toàn bộ hệ thống thông tin của lực lượng phòng không không quân tại miền Bắc của Việt Nam kể cả hệ thống thông tin của Hàng không dân dụng sẽ bị tê liệt ngay tức khắc; nếu bị quân đội Trung Quốc tiến hành gây nhiễu từ cụm đài của căn cứ này. Chưa kể đến lợi thế về mặt tác chiến pháo binh cũng như hỏa tiễn tầm xa, với vị trí Lão Sơn có khả năng khống chế quân đội Việt Nam trên một phần vùng miền bắc Việt Nam trong một cuộc chiến hạn định từ căn cứ quân sự lớn này” [2]. Như vậy, cùng với những động thái của Chính phủ đang cố tình triển khai dự án khai thác bô xít tại Tây nguyên, việc để cho các nhà thầu của TQ trúng thầu 90% các công trình trọng điểm quốc gia, những sai lầm trong trong điều hành nền kinh tế mà Vinashin mới chỉ là “cảnh báo đầu tiên” vân vân và vân vân, thì rõ ràng là, việc để cho Innov Green thuê đất trồng rừng trong thời hạn 50 là một thảm họa đã được biết trước. Một đời người có thể sai lầm, một gia đình có thể sai lầm, nhưng một dân tộc không được phép mắc sai lầm! Tương tự như thế, một chủ trương, một chính sách có thể sai lầm, nhưng đường lối lãnh đạo của một đảng độc quyền, lại đang cầm quyền không được phép sai lầm. Không biết có phải vì sợ rằng hậu thế mai này sẽ trách thế hệ cha ông đầu thế kỷ XXI là bất tài vô dụng, mà những bộ óc hàng đầu VN hiện nay đã phải nhắn lại rằng: “Dù không được chấp nhận, nhưng ít ra cũng lưu vào văn bản, lưu lại hậu thế rằng năm 2010 có một số nhà kinh tế đã nói như vậy, để hậu thế biết rằng, hóa ra đất nước cũng còn những trí thức không đến nỗi dốt nát” [3]. Vậy nên, trước mắt, chỉ có các Đại biểu Quốc hội Việt Nam đang tham dự kỳ họp thứ – khóa XII đang diễn ra ở Hà Nội, mới có thể trả lời được, rằng tương lai của dân tộc Việt Nam ta sẽ đi về đâu mà thôi! N. H. Q. -------------------- Trăn trở
|
|
|
![]()
Post
#8
|
|
![]() Member ![]() ![]() Group: Năng Động Posts: 12 Joined: 12-November 10 Member No.: 21,269 Country ![]() ![]() |
Thế cờ của tập đoàn cộng sản Trung Quốc mượn tiếng dân sự sang nước ta thuê đất trồng rừng 50 năm, chúng ta đã mắc lừa và thua ngay vòng đầu dự án. Về mặt dân sự: Hầu hết đồng bào sắc tộc miền Thượng du Bắc Việt sống nhờ rừng, nay họ mất cả cái ăn và cái ở, ngay cả đất qui hoạch Bạch đàn cấp nhà nước dành khoán cho dân cũng đành bó tay ra đi... Về mặt chiến lược: Rõ ràng là ta đã giao tử huyệt cho Trung cộng nắm, tại sao chính quyền cộng sản lại có thể thờ ơ mà không thấy ý đồ của chúng! Việc mướn đất trồng rừng chỉ là cái cớ để cài cái lưỡi trâu từ biên giới thọc sâu từ thượng du đến cao nguyên trung phần, là trọng điểm chiến lược sinh tử của quốc gia. Thềm lục địa ta đã bị cái lưỡi bò liếm hết biển, người dân chài thúc thủ cùng đường chọn lựa. Thượng du và trung du đã bị cái lưỡi trâu Tàu cộng cấy sinh tử phù bằng 50 mươi năm thuê mướn, quá đủ thời gian để hình thành một tỉnh phía Nam Trung Hoa bởi người dân Trung Hoa sống, sinh đẻ và lớn lên nơi đây. Bọn cộng sản phải ý thức rằng, việc mướn đất trồng rừng thuần túy, Trung cộng không dại dột mà bỏ ra một kinh phí khổng lồ để xây dựng đường sá và cơ ngơi lâu dài như thế! Chúng ta đừng thắc mắc là tại sao Trung Quốc lại xúc tiến quá nhanh như vậy, bởi vì dưới chế độ phục tùng đốn mạt của bè lũ cộng sản độc tài VN, thì đây chính là cơ hội ngàn đời chờ đợi nay có dịp, sao lại không chộp thời cơ cắm cọc, mà một khi những con đường huyết mạch hình thành, ăn thông suốt từ địa đầu biên giới đến hết trung du Bắc Việt, tự nó sẽ là cái vòi ăn thông tay phải nối liền tay trái, tức là sẽ có con đường thông suốt xuống tận tây Nguyên, nơi mà các đồng chí Tàu đang khai thác quặng bauxite và alumium; thử hỏi, đất nước ta còn lại những gì thưa các bạn??? Là ngay bây giờ, tôi khẳng định là đồng bào ta đã thua vì cộng đảng đã bán từ lâu... -------------------- Muốn tự do cùng lo KHAI TỬ ĐẢNG
|
|
|
![]() ![]()
Post
#9
|
|
![]() Bảo vệ tổ quốc ![]() ![]() ![]() Group: Năng Động Posts: 13,947 Joined: 18-November 08 Member No.: 775 Age: 53 Country ![]() ![]() |
![]() VietNam 11 tháng 20 năm 2010: “Những gì mà công ty Innov Green làm ở khu vực biên giới phía Bắc Việt Nam khiến những công dân đất nước như chúng tôi không khỏi bàng hoàng. Những con đường xương cá đỏ quạch đâm qua các cánh rừng, điểm cao. Thậm chí cuốc hố để trồng rừng ngay trên chốt quân sự biên giới...” ![]() Từ cho thuê rừng đến dân tự làm luật Cho thuê rừng, thực tế lợi, hại đã bày ra trước mắt! Song Chi Báo VietNam vừa rồi có loạt bài điều tra “Innov Green đang làm gì trên biên giới Việt Nam” rất công phu, đúng là trăm nghe không bằng một thấy. VietNam 11 tháng 20 năm 2010: “Những gì mà công ty Innov Green làm ở khu vực biên giới phía Bắc Việt Nam khiến những công dân đất nước như chúng tôi không khỏi bàng hoàng. Những con đường xương cá đỏ quạch đâm qua các cánh rừng, điểm cao. Thậm chí cuốc hố để trồng rừng ngay trên chốt quân sự biên giới...” Qua những gì đang diễn ra tại các khu vực được cấp cho công ty Innov Green thuê đất trồng rừng từ Móng Cái (Quảng Ninh), Tràng Ðịnh (Lạng Sơn), Quế Phong (Nghệ An), Ðông Giang, Tây Giang (Quảng Nam)... và được các phóng viên ghi chép lại, người đọc hiểu ra rất nhiều vấn đề phía sau siêu dự án trồng rừng sát biên giới Việt Nam này. Chúng ta đã hiểu ra những gì? 1. Tất cả những lời hứa hẹn ban đầu của công ty Innov Green thuộc các quốc tịch Trung Quốc, Hongkong, Ðài Loan... khi xin thuê đất trồng rừng như sẽ trả lương cao, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, sẽ làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của vùng đất nơi họ đến làm ăn... chỉ là những lời hứa ngọt nhạt lúc đầu để nhà nước sở tại và địa phương bùi tai, chấp thuận cho họ vào làm ăn. Thực tế như thế nào, các phóng sự này đã làm rõ. Người dân chẳng được gì, mà còn bị mất diện tích đất canh tác, mất điều kiện sinh sống qua ngày. Không còn đất để làm rẫy, người dân phải vào rừng hái củ, kiếm sống vặt vãnh, hoặc đi đãi cát tìm vàng... Về phía địa phương, cái lợi kinh tế cho thuê rừng thật ra là không lớn vì giá cho thuê quá thấp (500 đồng/m2 ). 2. Khi đã giành được hợp đồng cho thuê rừng dài hạn, bắt đầu triển khai công việc là công ty này lập tức hành xử theo kiểu vùng đất này là của họ, họ muốn trồng gì, làm gì là quyền của họ. Người dân bị cấm, bị đuổi, gia súc gà, heo, trâu bò... thì bị rượt đánh chết... nếu đi lạc vào khu vực của công ty. Ðịa phương thì không quản lý được công việc của họ, thậm chí, theo thông tin từ các phóng sự , công ty này đã mở rộng diện tích trồng rừng lớn hơn diện tích được phép thuê nhiều mà cũng chưa thấy cơ quan địa phương hay trung ương có hành động gì để đòi lại. Có nghĩa là người dân Việt Nam cũng như các cơ quan địa phương không còn có quyền gì nữa dù đây là nước mình, đất của mình. Thực tế đang diễn ra cái điều mà một số bài báo trên trang bauxite Vietnam, hay RFI đã gọi thẳng tên là “hành động áp đặt chủ quyền” hay “một bước xâm lược kiểu mới”. Dự án mới triển khai được hơn nửa năm ở Nghệ An, đến vài ba năm ở Lạng Sơn mà cuộc sống của người dân, nhất là các dân tộc thiểu số tại các vùng cho thuê rừng đã khó khăn như vậy, địa phương đã không thể giám sát, quản lý hay can thiệp gì vào công việc của các công ty nước ngoài này, vậy khi thời gian kéo dài đến 50 năm thì biết bao nhiêu hệ lụy lẫn tác hại sẽ xảy ra, làm sao lường hết được? Hãy nhìn lại bài học nhãn tiền từ một quốc gia sát bên cạnh ta là Lào. Trong các năm qua, Trung Quốc đã tích cực tăng cường sự hiện diện mạnh mẽ về kinh tế và dân số tại Lào, các công ty Trung Quốc đổ vào đầu tư tại Lào ngày càng nhiều, kiểm soát kinh tế Lào trên nhiều lĩnh vực khác nhau, khai thác tận lực tài nguyên giàu có của quốc gia nhỏ bé và hiền hòa này, một số vùng nằm sát biên giới hầu như đã trở thành của Trung Quốc trong khi người dân Lào thì lại bị đẩy dạt ra ngoài ngay trên đất nước mình. Tình trạng này cũng đang và sẽ tiếp tục diễn ra tại Việt Nam. 3. Vấn đề đáng quan ngại hơn cả mà các bài báo đã đặt ra, đó là các công ty này thực sự có ý đồ gì phía sau dự án trồng rừng, hay chỉ là một kiểu chiếm đất, vì sao họ toàn lựa chọn những vị trí nhạy cảm về an ninh-quốc phòng, “nằm dọc tuyến đường 18, đường số 4 (A, B), QL 1A và các xã biên giới hoặc điểm cao...” (báo VietNamt ngày 19 tháng 11) Trước đây, trong cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung xảy ra vào năm 1979, dù Trung Quốc đã chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên, nhưng khi Trung Quốc tuyên bố rút quân một tháng sau khi bắt đầu tấn công Việt Nam, cả hai bên đều bị thiệt hại nặng nề về người và tài sản, tất nhiên Việt Nam có phần chịu thiệt hại hơn vì cuộc chiến xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam. Chưa kể vào thời điểm đó Việt Nam còn đang vướng vào cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam, Campuchia, không thể rút hết quân chủ lực ra Bắc, vì vậy lực lượng tham gia chủ yếu vào cuộc chiến tranh phía Bắc là bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Vậy mà vào thời điểm đó, Trung Quốc vẫn không thể thắng nổi Việt Nam. Nhưng còn bây giờ và trong tương lai, nếu một cuộc chiến tranh tương tự xảy ra, với Trung Quốc đang và sẽ được hiện đại hóa quân sự lên gấp nhiều lần, tình hình chắc chắn sẽ khó khăn hơn nhiều cho Việt Nam. Và lúc đó với địa hình các tỉnh biên giới phía Bắc gồm toàn những con đường độc đạo, huyết mạch bị chia cắt bởi các công ty Trung Quốc, Ðài Loan; khu vực Tây Nguyên cực kỳ quan trọng về mặt chiến lược cũng bị các công ty Trung Quốc chiếm hữu trong dự án khai thác bauxite, với hàng ngàn người công nhân Trung Quốc đang có mặt tại chỗ, chuyện gì sẽ xảy ra? Phải chăng bài học “Con ngựa thành Troa” lúc đó lại được ứng dụng vào Việt Nam? Hàng nghìn năm sống bên cạnh người láng giềng khổng lồ phương Bắc, dân tộc Việt Nam quá hiểu rõ mưu sâu của các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc qua các triều đại, thời kỳ khác nhau. Những người lãnh đạo Trung Nam Hải từ trước đến nay luôn luôn chuyện gì cũng tính trước hàng thập niên, thậm chí hàng thế kỷ, có chiến lược chiến thuật, đường đi nước bước lâu dài cả để thực hiện cho bằng được mộng lớn bá chủ toàn cầu, và riêng với những quốc gia láng giềng, là âm mưu di dân, chiếm đất, kiểm soát kinh tế tiến dần đến thao túng về chính trị, cuối cùng là lấn chiếm toàn bộ. Có lẽ chỉ có những người lãnh đạo đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam, ngủ quên trên những đống tiền vàng chất cao như núi, những quyền lợi khổng lồ đi kèm với quyền lực không bị ai kiểm soát, sẻ chia từ bao lâu nay, nên dù có thấy cái nguy cho nước cho dân mà cũng như không thấy thôi. Ðã đến thời kỳ người dân tự làm luật? Karl Marx, một trong hai tác giả của học thuyết Mark-Lenin mà cho tới giờ phút này, đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam vẫn luôn luôn tuyên bố sẽ trung thành noi theo, từng nói rằng: “Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”. Ðiều này đã được đảng Cộng Sản Việt Nam triệt để sử dụng trong giai đoạn đấu tranh giành chính quyền, khi biết cách khai thác tối đa sự bất mãn trong lòng các tầng lớp nông dân, bần cố nông và cả công nhân trước những bất công trong xã hội do tầng lớp địa chủ, quan lại... gây nên, để kích thích lòng căm thù bên trong họ, kích động họ nổi dậy. Sau 65 năm cầm quyền, tình hình xã hội lại đảo ngược, có vẻ như nhân dân Việt Nam đã mất một quãng thời gian rất dài để chỉ đi vòng quanh và trở lại điểm xuất phát ban đầu: Những người nông dân, công nhân hôm nay vẫn nghèo khó, khốn cùng, đại đa số nhân dân vẫn vất vả vì sinh kế, bị tước đoạt mọi quyền tự do, dân chủ, tình trạng nhân quyền vẫn bị vi phạm nặng nề. Giai cấp bóc lột họ hôm nay lại chính là những người hô hào họ đứng lên đấu tranh cướp chính quyền trước kia: Những kẻ có chức có quyền trong bộ máy nhà nước Cộng Sản Việt Nam từ trên xuống dưới, tầng lớp Mafia Ðỏ, tư bản đỏ ngày hôm nay. Và tình hình có vẻ lại đang diễn ra đúng như trước kia: Quá bức xúc, phẫn nộ, những người dân đã tự phát vùng dậy, tự làm luật cho họ. Báo Lao Ðộng ngày 19 tháng 11 đưa tin: “Hơn 1,000 người cùng gần 100 xe công nông đi... phá rừng”: “Từ 12-15 tháng 11, gần 100 xe công nông, hơn 50 xe gắn máy và hơn 1,000 người đã tràn vào các tiểu khu 340a, 340b do ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Krông Năng quản lý và chặt phá tới 48.8ha rừng tự nhiên. Hành động phá rừng này xuất phát từ bức xúc của những người dân không có đất cày, trong khi hàng trăm hécta rừng được tỉnh giao cho một doanh nghiệp tư nhân trồng cao su.” Cũng theo bài báo, “mặc cho những nỗ lực giải thích, vận động của chủ rừng, chính quyền các xã và cơ quan chức năng đều không đem lại kết quả...” Ông Nguyễn Văn Lương - PGÐ BQLRPH Krông Năng - chỉ còn biết lắc đầu: “Người đông chưa từng thấy”... Và: “Không còn cách nào khác, chiều 12 tháng 11, UBND tỉnh đã công bố quyết định chấm dứt chủ trương cho phép công ty Lộc Phát trồng cao su tại các tiểu khu nói trên, yêu cầu Sở Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn nghiêm túc kiểm điểm sai phạm.” Và một sự kiện khác: “Phó bí thư huyện ủy Sóc Sơn bị hàng ngàn người dân bao vây”. Cho đến hơn 22 giờ đêm qua, ông Vương Văn Bút - phó bí thư huyện ủy Sóc Sơn (Hà Nội) vẫn bị hàng nghìn người dân bao vây và giữ lại tại trụ sở UBND xã Minh Phú. Trước đó, vào khoảng 8 giờ cùng ngày, ông Bút cùng một số cán bộ huyện Sóc Sơn đến UBND xã Minh Phú họp về việc xây dựng nghĩa trang công viên Vĩnh Hằng trên địa bàn xã thì dân kéo đến phản đối. Sau đó nhiều người dân đã lôi một số cán bộ và ông Bút vào hai căn phòng trong trụ sở UBND xã. Ðến đầu giờ chiều, một số cán bộ huyện có dấu hiệu kiệt sức nên được thả ra. Riêng ông Bút vẫn tiếp tục bị giữ lại và bị gây áp lực yêu cầu phải ký vào biên bản chứng nhận có sự va chạm giữa cán bộ với người dân và kiến nghị không được xây dựng nghĩa trang công viên Vĩnh Hằng trên địa phận xã vì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt.” (báo Thanh Niên ngày 20 tháng 11) Lại nhớ đến hàng loạt những vụ xung đột xảy ra giữa người dân với nhà nước trong thời gian qua, với nhiều vấn đề khác nhau, từ những vụ khiếu kiện đất đai của nông dân, xung đột quyền lợi đất đai dẫn đến đàn áp tôn giáo như vụ giáo xứ Thái Hà (Hà Nội), nhà thờ Tam Tòa (Quảng Bình), giáo xứ Cồn Dầu (Ðà Nẵng) hoặc đơn thuần là đàn áp tôn giáo như vụ tu viện Bát Nhã (Lâm Ðồng), giáo xứ Ðồng Chiêm (Hà Nội) v.v... Cả những vụ ban đầu chỉ từ sự bức xúc của gia đình nạn nhân bị công an vô cớ đánh chết kéo theo sự ủng hộ của đông đảo người dân, đã trở thành một cuộc bạo động như vụ bạo động xảy ra tại Bắc Giang ngày 25 tháng 7 năm 2010. Trong tất cả những vụ việc như vậy, cách hành xử của nhà nước Việt Nam luôn luôn là đàn áp, không nhân nhượng. Nhưng rõ ràng có những lúc công an buộc phải bất lực khi người dân quá đông như trong vụ bạo động tại Bắc Giang, người dân tham gia lên tới cả ngàn người, bao vây trụ sở UBND tỉnh Bắc Giang, trèo cả lên xe cứu hỏa do công an điều động tới, giật đổ cả cánh cổng và hàng rào, đồng thời ném gạch đá vào lực lượng cảnh sát và làm giao thông qua trung tâm tỉnh Bắc Giang tê liệt nhiều tiếng đồng hồ. Trong hai vụ việc gần đây mà báo chí đưa tin cũng vậy, người dân đã nhốt cả ông Phó bí thư huyện ủy Sóc Sơn hoặc đem cả xe công nông đi... phá rừng để phản đối việc làm sai trái của nhà nước. Có vẻ như càng ngày người dân càng ý thức rõ ràng rằng, khi luật pháp đã không đứng về phía họ, luật pháp chỉ để bảo vệ những kẻ có chức có quyền trong xã hội này thì chính họ sẽ tự nổi dậy, tự làm luật, đòi lại công bằng cho mình và cho những người cùng cảnh ngộ. Cũng giống như trước đây, dưới thời phong kiến, thực dân. Những hiện tượng lẻ tẻ này sẽ không dừng lại mà chắc chắn sẽ ngày càng tăng lên theo mức độ bất công và mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng. Liệu những điều này có thể làm cho nhà cầm quyền Việt Nam thức tỉnh hay họ vẫn tự cho rằng với bạo lực trong tay, họ sẽ tiếp tục giữ vững mọi việc trong tầm kiểm soát? -------------------- KHAI TỬ ĐẢNG!
|
|
|
![]()
Post
#10
|
|
![]() Bảo vệ tổ quốc ![]() ![]() ![]() Group: Năng Động Posts: 51 Joined: 11-January 09 Member No.: 1,613 Country ![]() ![]() |
Không tài nào hiểu nổi, bọn cầm quyền Cộng sản đang làm gì và nghĩ gì.?? Toàn quân, toàn dân trong nước đã thức hay còn ngái ngủ ? trước bao nhiêu thảm trạng, đất nước hiện như một chiếc ly thủy tinh mỏng manh có thể vỡ dù một lay dộng nhẹ. |
|
|
![]()
Post
#11
|
|
![]() Bảo vệ tổ quốc ![]() ![]() ![]() Group: Năng Động Posts: 5,513 Joined: 22-September 09 Member No.: 5,173 Age: 54 Country ![]() ![]() |
![]() Đường xoắn ốc lên đến đỉnh núi Khau Tét do Cty InnovGreen làm. Thông tin cho biết, đỉnh núi này có độ cao khoảng 600m. Ảnh: Duy Tuấn ![]() “Xơi” cả khu vực phòng thủ then chốt - Những thông tin về việc thuê đất trồng rừng của Cty InnovGreen càng ngày càng khiến chúng tôi giật mình. Một đỉnh núi cao khoảng 700m cạnh QL 4A thuộc địa phận huyện Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn) bỗng dưng xuất hiện những con đường đất đỏ chạy quanh, xoắn ốc lên đến đỉnh núi. Cạnh đó, tại một số thôn ở xã Kháng Chiến xuất hiện những con đường “rồng rắn”, nối “đuôi” chạy qua các quả đồi, bên cạnh những rừng cây của Cty IG đã trồng. Điều đáng nói, những điểm Cty IG vào tại xã Kháng Chiến lại nằm trong khu vực phòng thủ then chốt của huyện Tràng Định, theo như thông tin đáng tin cậy từ cơ quan có thẩm quyền ở đây. Xoắn ốc đường lên điểm đỉnh núi Khau Tét Đi trên QL 4A theo hướng Lạng Sơn – Tràng Định hay ngược lại, khi qua địa bàn xã Hùng Việt, nếu trời quang mây tạnh chúng ta dễ dàng nhìn thấy đỉnh núi Khau Tét (thôn Bản Tét) bởi độ cao của nó. Theo người dân ở đây cho biết, thì đỉnh núi này cao khoảng 600-700m Một cán bộ ở UBND huyện Tràng Định cho biết, đỉnh núi này khá cao, có vị trí quan trọng trong chiến lược quốc phòng. Không chỉ nằm cạnh con đường xương sống độc đạo 4A, nối các tỉnh đông bắc với nhau mà lại nằm ngay sát thị trấn Thất Khê, nơi ghi dấu nhiều chứng tích lịch sử giữ nước. Đứng trên đỉnh núi có thể phóng tầm mắt bao quát được cả xã Hùng Việt, Kháng Chiến, Trung Thành và thị trấn Thất Khê. Còn nếu khi có xung đột quân sự thì việc chiếm được đồi Khau Tét có vai trò rất lớn, có thể khống chế được một vùng rộng lớn, án ngự trên con đường xương sống số 4. Vậy mà 2 năm nay, khi đi qua đây thì người ta dễ dàng thấy trên đỉnh núi xuất hiện những con đường đất màu đỏ quạch bao quanh đỉnh núi. Anh Hoàng Văn Hưởng (hiện là cán bộ địa chính xã Kháng Chiến), một người dân Bản Tét cho biết: “Con đường lên núi được Cty InnovGreen làm làm thành những vòng xoắn ốc bao quanh quả đồi lên đến đỉnh từ năm 2008. Hiện trên núi Cty này mới trồng được mấy ha bạch đàn". ![]() Núi Khau Tét nằm gần với QL 4A-huyết mạch giao thông phía đông bắc tổ quốc. Theo anh Hưởng thì việc làm đường trên núi đã ảnh hướng tới nguồn nước sinh hoạt và canh tác lâu dài của người dân. Nước khe trên núi này được dân thường lấy về sử dụng nhưng đến khi trời mưa thì bao nhiêu đất đá làm đường, dầu bạch đàn đổ xuống các khe suối chảy ra đồng ruộng của người dân. “50 năm thì còn gì nữa. Nếu như cho thuê 50 năm, ai không biết nhưng mình bên mảng địa chính thì mình không nhất trí. Mình đã từng ở xã biên giới Đào Viên, Cty IG vào thuê đất, lúc đầu thì cũng nhất trí nhưng khi biết thuê 50 năm thì tất cả dân đều không nhất trí. 50 năm nữa thì chỉ có cái đồi trọc chứ còn gì, nhất là ở những xã biên giới thì càng không muốn”, anh Hưởng nhận định. “Rồng rắn” đường trong khu vực phòng thủ then chốt Ở xã Kháng Chiến, Cty IG cũng đã tiến hành trồng rừng được hơn 200 ha trong trên tổng diện tích hơn 400ha. Đáng chú ý, tại 4 thôn Nà Trà, Khuổi Boóc, Pò Loi và Bản Sàn đã được xác định là những điểm nằm trong khu vực phòng thủ then chốt của huyện Tràng Định. ![]() Rừng và đường của Cty IG tại xã Kháng Chiến, khu vực phòng thủ then chốt của huyện Tràng Định - Lạng Sơn. Ảnh: Duy Tuấn Con đường đi vào khu vực trồng rừng của Cty này tại 4 thôn trên được bắt đầu từ thôn Pò Loi, sát ngay tỉnh lộ 229 (nối xã biên giới Tân Minh thuộc huyện Tràng Định với QL 4A). Sau khi rồng rắn chạy qua rất nhiều đồi núi cao trong rừng, con đường lại được vòng ra tiếp giáp với lại tỉnh lộ 229. Có người còn ví von, khu vực đường và rừng của IG như một vòng cung ôm sát tỉnh lộ 229. Từ tỉnh lộ đi vào khoảng 500m thì bắt đầu đến khu vực trồng rừng của Cty IG. Đoạn đầu con đường xuất hiện những bãi đất đá bị sạt lở từ các taluy lởm chởm. Nếu mưa to thì những mảnh taluy dương trên đường có thể bị sụt, gây nguy hiểm đến người dân canh tác ở dưới núi. Những cán bộ cùng đi cho biết, đứng trên những quả núi cao khoảng 500m, ngay trên đường mà Cty này làm có thể quan sát được những vệt đỏ trên các quả đồi cách xa cả cây số. Quá trình họ làm đường, trồng cây chính quyền cũng không được vào giám sát. Hầu như những quả núi cao nhất thì đường đi qua chiếm ngự. ![]() Phó trưởng công an xã Tràng Định đang chỉ tay về phía rừng cây của Cty IG trồng. Anh Hoàng Văn Mạnh, Phó Trưởng công an xã Kháng Chiến cho biết, trước đây thì khu vực đường của Cty này làm cũng là rừng tự nhiên, khi làm đường Cty này đã chặt bỏ đi một diện tích rừng. Quả đồi cao nhất ở khu vực này phải đến gần nghìn mét. Không hiểu sao doanh nghiệp nước ngoài này vẫn có thể tiến hành trồng rừng, làm đường tại những vị trí nhạy cảm trên? Hỗ trợ “công giữ rừng” hay mua đứt với giá rẻ mạt? Mặc dù chưa được thuê đất theo quyết định của cấp có thẩm quyền ở tỉnh Lạng Sơn, nhưng ngay sau khi tiến hành trồng được một số diện tích rừng, làm đường vào, Cty IG Lạng Sơn đã cho người làm rào chắn ngang con đường vào khu vực rừng tại 4 thôn này. Một cán bộ huyện Tràng Định kể lại: năm 2009 có lần tôi vào để xem xét tình hình thì có 2 người của Cty IG đứng ở hàng rào chắn trên đường ngăn không cho vào. Ai muốn vào rừng đều phải được sự đồng ý của bảo vệ. Theo tìm hiểu của chúng tôi, người làm rào chắn chính là ông Hoàng Văn Đoàn, trưởng thôn Pò Loi. Năm 2008 ông nhận được chỉ đạo của Cty là rào đường lại để “bảo vệ” rừng mà Cty IG đã trồng, đến cuối năm 2009, nhận thấy nhận bảo vệ rừng cho Cty này rất vất vả nhưng chỉ nhận được mỗi tháng 500 nghìn nên ông đã nghỉ việc và dỡ rào chắn. ![]() Trưởng thôn Pò Loi đang cầm trên tay 1 trong 2 cuốn sổ tiết kiệm mà Cty IG hỗ trợ "công giữ rừng" với giá 100 nghìn/1ha/1năm - Ảnh: Duy Tuấn Ông Đoàn cho biết thêm, đất ở thôn Pò Loi chiếm diện tích khá lớn trong 4 thôn mà Cty này có mặt. Khi vào làm việc, Cty có hứa sẽ tạo nhiều công việc cho bà con nên lúc đầu nhiều người cũng đồng thuận. Công ty đã bỏ ra một khoản tiền hơn 200 triệu gọi là “hỗ trợ giữ rừng”, mỗi ha 1,1 triệu/11 năm công giữ rừng (100nghìn/1ha/1năm). Số tiền trên đứng tên ông Đoàn, tổng số tiền là hơn 200 triệu cho “công giữ rừng” trong khoảng thời gian 1997 - 2008. Tuy vậy, cho đến nay, sau 3 năm dự án triển khai, chính bản thân vị trưởng thôn này lại cảm thấy tiếc nuối khi “lỡ” giao hơn 200ha cho dự án này: “Từ khi Cty IG vào, đại khái là dân vẫn có việc làm nhưng tiền không đáng nên dân không làm nên chủ yếu lấy người từ nơi khác đến. Lúc đầu một số nhận thầu nhưng về sau lỗ. Quyền lợi của người dân trong thôn thì chả có gì, họ chỉ trả từng này tiền rồi thôi. Họ trả tiền thế như mua đứt luôn. Mà diện tích lớn, số tiền chỉ có thế nên dân cảm thấy quá rẻ mạt”. Bản thân ông Đoàn cũng thừa nhận rằng, “khi dự án mới vào cũng không hiểu rõ lắm, cứ tưởng là dự án vào rồi sẽ giúp được dân cái này cái nọ nhưng mà giờ không thấy. Chỉ có con đường đi vào rừng, nhưng đó là các anh (Cty IG) mở đường để phục vụ cho các anh chứ đâu phải cho dân”. “Mình cho thuê 50 năm, chết là chết ở chỗ đấy, giờ đã mắc rồi biết làm thế nào. Biết thế này dân đứng ra nhận rồi… Người dân muốn nhà nước giao cho từng hộ nhưng mà giờ không được nữa, rất xót xa”, ông Đoàn ngậm ngùi nói. · Duy Tuấn - Hoàng Sang - Trường Giang -------------------- Trăn trở
|
|
|
![]()
Post
#12
|
|
![]() Bảo vệ tổ quốc ![]() ![]() ![]() Group: Năng Động Posts: 7,735 Joined: 8-August 09 Member No.: 4,377 Country ![]() ![]() |
![]() Rừng “si” và ngụ ngôn dâu Con, rể Khách Vệt bài phóng sự về Công ty InnovGreen trồng rừng trên các tỉnh biên giới từ Móng Cái (Quảng Ninh), sang tới Tràng Định (Lạng Sơn), quay lại Quế Phong (Nghệ An)… đăng trên VietNamNet gần tuần nay đã khiến dư luận xã hội giật mình. Câu chuyện là sự làm ăn của các công ty láng giềng với nước ta. Nhưng nó khiến người nghe chua xót nghĩ về một truyện ngụ ngôn lịch sử. Từ cổ xưa cho tới thời hiện đại, đến tuổi lập nghiệp, anh đàn ông nào lấy vợ chả nghĩ chuyện xem tông. Khi tỏ tình, thì hay làm cái việc mà dân gian gọi là trồng cây si. Không biết IG được bao nhiêu tuổi rồi, chứ cái cách chọn nơi làm ăn quả thật là đang sức trai 30. Chọn đúng những nơi biên giới hiểm trở. Còn thể hiện tình yêu nồng nàn thì thôi rồi. Người ta thường chỉ trồng cây si, chứ IG này trồng cả rừng cây, hàng ngàn hec ta cây rừng, trồng quá cả nơi cho phép. “Si” quá cũng khiến bên được yêu đâm nghi ngờ (!) Nhưng dân gian nước Việt cũng có nhiều câu tổng kết răn dạy lối ứng xử đạo lý ra trò. Có câu “con gái là con người ta…”, lại có câu “dâu Con, rể Khách“. Vì con gái sẽ đi lấy chồng, là con người ta, nên dù rõ ràng mười mươi nàng xinh đẹp nết na, thì nếu nhà đó có nghề truyền thống, dứt khoát nàng không được cha mẹ truyền nghề. Phòng khi lấy chồng, nàng mang cả bí kíp của nghề mưu sinh về tuốt bên nhà chồng, thì cả nhà cha mẹ nàng có mà treo niêu. Đến con gái dứt ruột đẻ ra, gia chủ còn có những quy tắc, luật lệ rành mạch như vậy nữa là phận Khách. Cái khái niệm Khách có nhiều nghĩa lắm: Khách là đối tượng được tôn trọng, để chủ nhà thể hiện văn hóa gia phong. Khách cũng có nghĩa là người ngoài, phải biết đất lề quê thói mà tôn trọng gia chủ, tuyệt đối không được đi quá cái vị thế làm Khách, nhất là không được tò mò, không được săm soi vào những nơi thiêng liêng nhất, bất khả xâm phạm của gia chủ. Cái đạo Chủ- Khách rõ ràng như thế. Vậy nhưng đi dọc các tuyến đường độc đạo, là mạch máu giao thông của khu vực Đông bắc, người ta thấy IG đã đi quá xa cái phận Khách của mình. Tại 49 xã thuộc 7 huyện của riêng tỉnh Lạng Sơn, các phóng viên không tin nổi vào mắt mình. Toàn bộ tuyến đường 4A, 4B hoàn toàn bị kẹp chặt trong những dự án của công ty này. Những địa điểm mà IG đầu tư tại 2 tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh đều nhắm vào các vị trí nhạy cảm về quốc phòng- an ninh, còn xơi cả vào những vị trí then chốt, như điểm 558, từng là nơi xãy ra những trận chiến nảy lửa trong quá khứ. Trong khi đó thì ôi thôi, khi được hỏi, một vị chủ tịch xã biên giới của tỉnh Quảng Ninh loay hoay mãi không tìm được một văn bản nào lưu ở UBND xã về dự án của IG. Đến lượt ông giật mình khi được cung cấp các văn bản, tài liệu về việc giao đất rừng cho công ty này, mặc dù đó là địa bàn xã ông quản lý. Đến ngay cả một vị chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn cũng “chưa nắm được dự án thuê nhiều ha rừng của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh và cũng chưa thấy ai báo cáo về vấn đề đó“. Nhà của mình- mà những người Chủ ngành, Chủ xã… không được biết lúc nào Khách vào ăn ở, sinh sống và làm việc cho mục đích riêng của họ, thì lỗi tại ai đây? Sự ngây thơ. Sự lỏng lẻo quản lý vì kém cỏi. Hay còn những lý do gì gì nữa? Nứớc mắt thì mặn, nhưng nước mắt của sự nhẹ dạ thì đắng chát, dù có thể biến thành trai ngọc Trong cái thời buổi kim tiền này, rất khó có sự cho- nhận vô tư (lợi). Ai cũng hiểu, mà sao chỉ gia chủ- chính quyền cơ sở không hiểu, lại như “gã khờ ngọng nghịu đứng lơ mơ”. Lẽ nào, chỉ thấy cái lợi (khổ thay, cái lợi của dân chưa thấy đâu), để ảo tưởng vào cái sự ngọt ngào môi hở răng lạnh, mà quên đi châm ngôn thời hiện đại “Môi hở răng…cười”. Lịch sử có những khi lặp lại. Nhưng có lịch sử dứt khoát không bao giờ được phép trùng lai. Trích trong: Những phát ngôn ấn tượng và… ngụ ngôn “rể khách” -------------------- “Vì Danh Dự Dân Tộc: Chống giặc Tàu.
Vì tương lai Dân Tộc: khai tử tập đoàn bán nước Việt Cộng” |
|
|
![]() ![]() |
Lo-Fi Version | Time is now: 10th July 2025 - 03:29 PM |