Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> ARIMOTO MURASHI, hay công lực Fudoshin
delta
post Apr 27 2008, 11:44 AM
Post #1


Chốn Xưa
***

Group: Members
Posts: 585
Joined: 7-April 08
Member No.: 7
Country



ARIMOTO MURASHI, hay công lực Fudoshin


Sinh năm 1900, Murashige Aritimo Shihan khởi đầu nghiệp võ với Budo năm 13 tuỗi. Sáu năm sau, ông học Butokukai tại Kyoto chuyên về kiếm. Năm sau đó, trường phái Kodokan tiếp nhận ông khi ông đang theo học kiếm thuật để đến năm 1923 ông đã đạt đệ tam đẳng trong bộ môn này. Hai năm sau, ông được phong 3 đẳng trong môn Sekiguchi - Ryu và theo học luôn cả Katori - Shinto - Ryu. Năm 1930, ông được phong 4 đẳng của Kodokan, kèm theo danh hiệu 3 đẳng của Naginata ( halle bande) và Yari ( đao).


AIKIDO - Hiệp khí đạo

Chính trong thời gian này Jigoro Kano đã chỉ định ông cùng với Mochizaki Minoru học Budo Aiki của tỗ sư Morihei Ueshiba. Khi ông đã đạt được phong độ cao nhất, ông chuyên chú tinh luyện các môn nghệ thuật chiến đấu, nhất là với gậy, đến mức thấm đượm chất Akazawa thì ngay đến thầy Ueshiba, vốn ham muốn học hỏi tất ca,ó khi ngắm ông luyện võ cũng có thể nói là chính Murashige đang dạy ông và ông đã kết hợp thêm phong cách này nữa.

Năm 36 tuỗi, được phong 6 đẳng trong Aikido, ông tham gia các hoạt động của Budo Sen Yo - Kai trong khuôn khỗ giáo phái hôỵn hợp Omoto - kyo của O Sensei.

Ông đã thành bậc thầy võ thuật khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nỗ. Ông còn thử nghiệm cả pháp thuật của các võ sĩ Samurai trước kia, trong các cuộc chiến, giáo phái thường đòi hỏi lòng trung thành tuyệt đối đến sự xả thân của mình cũng như của người khác. Con người này là sự kết tinh một hệ thống các giá trị được tôn sùng đến mức tuệt đối: lòng can đảm, sự tận trung, coi khinh cuộc sống, chiến thắng bản thân và người khác.

Năm 1945, ông đạt 7 đẳng của Kobukai và năm 1953 đã lên đến 8 đẳng. Năm 61 tuỗi, Aritomo Murashige nhận 9 đẳng cùng với Koichi Tohei ( 9 đẳng), Ohzawa ( 8 đẳng), Tadashi Abe ( 7 đẳng), S. Okumura ( 6 đẳng), M. Saito (6 đẳng), H. Tada ( 6 đẳng) và S. Yamaguchi ( 6 đẳng), ông đã lập ra ủy ban Shi - Han của phía Aikikai Sho Hombu. Ông cũng được công nhận 5 đẳng Kendo và Judo, được phong Kusari - Gara Jutsu trong bộ môn dao găm, đao và kỹ thuật phòng vệ.

Môỵi bậc thày lớn đều có các đặc tính khác nhau về hình thái học, nhân cách và kinh nghiệm đặc biệt ở Aritomo Murashige là:

* Thế di chuyển: Tai - sabaki:

Là một nhà kiếm thuật, thày Murashige thông suốt được "trạng thái" tâm lý của đối phương, giúp ông cảm nhận giây phút tấỏn công chính xác không cần phải di chuyển nhiều. Ta có thể thấy trạng thái Tai - sabaki nhanh như chớp của ông mà "thần thái" không hề có một chút run rẩy nào.

Bản lĩnh này cho thấy Aritomo Murashige không "ngoại xuất", một từ dùng trong Aiki - Jutsu, Judo và đấu vật, từ này có nghĩa là "phóng ra trước một lực" chỉ được sử dụng khi có ý chí thực hiện được chiêu thức này.

* Thế hư vô:

Nghệ thuật tự hóa thân rất xa với trạng thái tinh thần làm bùng nỗ tính hiếu chiến trong hư không và cũng rất xa lạ với sứ mệnh hóa hoãn của Aikido chân chính. Khi luyện tập, chỉ được ngã trong trường hợp bị tấn công thật, kiểu Uke chỉ thấy khoảng không trước mắt, mất thăng bằng và hơi chúi xuống để lấy lại thăng bằng hoặc tự do di chuyển.

* Trạng thái tinh thần và người bị tấn công:

Khi Aritomo Murashige bị tấn công, ông hầu như không làm gì cả, nếu không tạo được khoảng trống thì tự ông sẽ biến mình thành người vô cảm, không sợ hãi. Càng bị đánh đau thì càng mất thếỏ cân bằng nên càng cần phải xác định lại tâm lý của kẻ công người thủ vì lúc này hai bên rất khác nhau. Một bài tập chủ yếu của thầy Murashige là người bị tấn công Naga càng mất thăng bằng về thể lực và tâm lý thì anh ta càng không thể tập Aikido.

* Thực hiện thực sự:

Ѓ?y là nguyên nhân mà Murashige trông chờ vào các cuộc tiến công thật sự bởi vì nếu không ta không có được một trạng thức vờ thường xuyên khiến cho thầy và trò đều ở trong một tâm trạng lừa phỉnh lẫn nhau và ảo tưởng về võ thuật. Kỹ thuật duy trì và "ngoại xuất" trở thành phương pháp sư phạm trung gian.

* Trạng thái Fudoshin hay tâm thức bất động:

Phương pháp giảng dạy của thầy đặc biệt khó hiểu có trong sự xuất hiện, phương pháp biểu đạt giúp ta có thể nhận thức được trạng thái "Fudoshin", tâm thức bất động, sự tĩnh tại nội tâm trong hành độồng và đặc biệt trước hiểm nguy. Người ta coi Fudoshin là khả năng hiển diện trong thực tại. Khi tâm phẳng lặng, thần trí sáng suốt, mọi nguồn năng lượng liên kết trong môi trường trong vắt, trạng thái tuyệt đối của cực tĩnh.

Cũng có thể, mỗi người trong làng võ từng được thày mình nói về những trạng thái, những cảnh huống của các tầng luyện công, nhưng đó là cảnh giới siêu nhiên của các bậc trí giả mà ngày nay trên trái đất đang đầy dẫy những vi tính, vi sinh học và những công cuộc chinh phục vũ trụ. Võ thuật, sự quay vềvới bản thể tự nhiên trong những trạng thái tiềm sinh bôỵng lại trở thành hoang đường.


--------------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 User(s) are reading this topic (2 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 10th June 2024 - 05:16 AM