Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Bát Quái Với Võ Thuật
delta
post Apr 27 2008, 11:38 AM
Post #1


Chốn Xưa
***

Group: Members
Posts: 585
Joined: 7-April 08
Member No.: 7
Country



Bát Quái Với Võ Thuật

-------Tác Giả: Sưu Tầm

Trong "Chu Dịch", đem muôn vàn hiện tượng trong trời đất khía quát thành hai loại giúp nhau đối lập, chia ra âm dương, nói :" Thánh nhân xưa xem biến ở âm dương mà lập quẻ". Từ đó sản sinh ra quả dùng đò hình trừu tượng để tượng trưng cho các loại hiện tượng trời, người và vạn sự vạn vật tức là "tượng cáo của bát quái". Bát quái chỉ trong chu dịch dùng "" (hào dương) và "" (hào âm) là hai loại ký hiêu sơ hợp thành đồ hình quẻ/ quẻ cơ bản của bát quái. Tên gọi kèm theo là: Càn , Khôn , Chấn , Tốn , Khảm , Ly , Cấn , Đoài tương trưng cho trời, đát, gió, sấm, nước, lửa, núi, đầm là tám loại hiện tượng từ nhiên đại biểu cho trời đất vạn vật. Bái quái liên hệ chặt chẽ với võ thuật Trung Hoa thể hiện trong Bái quái chưởng.

Tám chưởng cơ bản của Bát quái Chưởng phân biệt một cách gượng ép so sánh với quẻ Càn chưởng sư tử lấy tượng là sư tử; quẻ Khôn chưởng phản thân (ngược mình) lấy tượng (trưng) là lân; quẻ Khảm chưởng thuận thế, lấy tượng (trưng) là xà; quẻ Ly là ngọa chưởng (nằm) láy tượng (trưng) là chim dao (diều); quẻ Chấn là đơn hoán chưởng (đổi đơn) lấy tượng là long (rồng); quẻ Cấn là bối thân chưởng(quay lưng) lấy tượng (trưng) là hùng (gấu); quẻ Tốn là phong luân chưởng (bánh xe gió) lấy tượng là phượng (chim phượng); quẻ Đoài là bao chưởng (ôm) lấy tượng (trưng) là hầu (khỉ).

Trong kỹ pháp của Bát quái chưởng, lấy đầu làm Càn , với ý là Càn ở trên, yêu cầu có tượng trưng đẩy treo lên.

Lấy chi dưới (chân) làm Khôn, ý lấy Khôn ở dưới với hình là sáu đoạn ( ) tựa chi dưới hai bên trái phải có háng, gối, bàn chân tượng trưng cho "tam tiết" (ba đốt), yêu cầu hai bàn chân phải thuận theo ý mà sử dụng, vận hành linh hoạt thuận tiện, mà biến hóa ra quyền thức, như Khôn thì thuận theo Càn sinh thành ra vạn vật. Lấy bụng dưới là Khảm, lấy hình của quẻ Khảm là ( ) với tượng trưng ngoài hư trong thực, yêu cầu bụng dưới phải căng đầy. Lấy ngực là Ly, lấy hình của quẻ Ly là ( ) ngoài tực trong hư, yêu cầu khoang nhực phải rỗng đạt thông sướng. Lấy mông làm Chấn, lấy hình quẻ Chấn ( ) là trên hư dưới thực, yêu cầu mong phải co trơn tròn trặn. Lấy lưng làn Cấn, lấy hình quẻ Cấn trên .. thực dưới hư có tượng che chắn, yêu cầu cổ phải ngỏng lên thông qua hai vai buông lỏng đổng thời hơi khép vào trong bày, ra phần lưng co, tượng (trưng) co chặt, đỡ tròn. Lấy hai chân làm Tốn, lấy hình quẻ Tốn ( ) với ý tượng trưng cho gió, yêu cầu hai bàn chân tiên lui nhanh nhẹ như gió cuốn. Lấy hai vai làm Đoài, lấy hình quẻ Đoài ( ) trên hư dưới thực, yêu cầu hai vai phải thả lỏng, trầm xuống. Bát quái chưởng còn mượn dùng cả bài số thuật của bát quái để quy phạm tính tầng thứ và tính heeh thống của kỹ thuật chưởng. Lấy tám chưởng cơ bản gán ghép vào so sánh với số của bát quái, lấy sáu tư chưởng chia làm tám tổ chưởng, mỗi tổ tám chưởng, ghép vào thành tám lần tám sáu tư quẻ. Đường đi lại theo thứ tự "cửu cung bộ" trong Bát quái chưởng chính là số thứ tự theo Lạc Thư phù hợp với vị trí của bộ pháp. Tượng trưng "lấy động làm gốc", "lấy biến làm pháp (phép)", "vặn xoay bước nhẹ", "lăn xuyên tranh quấn" v.v.. làm nguyên tắc ký thuật của Bát quái Chưởng và tất thảy đều lấy nội dung của Chu Dịch để chỉ đạo kỹ thuật. Ngoài ra, Thái cực quyền còn đem tám thế cơ bản này dựa vào phượng vị của hậu thiên Bát Quái mà đặt tên. Sách "Thái cực quyền kinh - Thái cực quyền giải" nói: "Băng, phục, tệ, án tức Khảm, Ly, Chấn, Đoài bốn phương chính; thái, liệt, trửu, kháo tức Càn, Khôn, Chấn, Tốn bốn phương tà ". Như thế là Bằng ở Bắc, Phục ở Nam, Tệ ở Đông, án ở Tây, Thái ở Tây Bắc, Liệt ở Tây Nam, Trửu ở Đông Bắc, Kháo ở Đông Nam.


--------------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 User(s) are reading this topic (2 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 10th June 2024 - 03:37 AM