Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Tình Hình Chính Trị 1955/1965- St
Violet
post Oct 11 2008, 08:24 AM
Post #1


Nữ Hoàng Lướt Mạng
***

Group: Sinh Họat
Posts: 1,895
Joined: 9-April 08
Member No.: 10
Country




Tình Hình Chính Trị 1955/1965


Dẹp Giáo Phái

Ngày 28/4/1955, vào lúc buổi chiều, quân đội Quốc gia đã chiếm đóng cầu Tân Thuận và Khánh Hội. Ngày 30/4, QĐQGVN chiếm cầu chữ Y. Ngày3/5, quân Bình Xuyên với Lai Hữu Tài, Lai Văn Sang, Lê Văn Viễn đã triệt thoái khỏi khu vực Sài gòn-Chợ Lớn. Quân đội Bình Xuyên hoàn toàn tan rã rút về phía Rừng Sát.
Người viết lúc đó còn là một thiếu niên chỉ còn nhớ vào lúc buổi chiều, đang theo học lớp 5ième tại tư thục Phong Châu, gần trường đua Phú Thọ. Hình như trường ở đường Bà Hạt. Hôm đó là giờ Pháp Văn của giáo sư Nguyễn Văn Quới, giáo sư Pétrus Ký. Ông đang giảng tuồng Le Cid của Corneille. Nghe có tiếng súng nổ miệt cầu chữ Ỵ, không ai ngạc nhiên, vì biết trước sau gì cũng xảy ra. Gíáo sư vừa cười vừa nói: Thằng Lục giờ này nó đang lo sợ và cầu cho ông Ngô Đình Diệm. Cả lớp cười về câu diễu của thày Quới.

Điều đó cũng nói lên được rằng dù chuyện dẹp Bình Xuyên là chuyện không thể không làm. Ai làm Thủ tướng cũng phải tính chuyện đó cho xong. Không tính xong là không xong, là bất ổn. Nhưng dầu vậy, lòng người vẫn chưa hẳn là thuận hết.

Nhưng may thay, mọi người Việt Nam, nhất là thanh niên, giới trẻ, lúc bấy giờ đều có một giấc mơ là làm thế nào để có một miền Nam phát triển và phú cường để đối địch với miền Bắc.

Và mặc dầu còn có những bất cập đủ thứ, tôi vẫn phải nhìn nhận rằng, những năm tháng còn lại, kể từ ngày ấy, mỗi giây phút năm tháng sống, học hành, lớn lên thành người thời đệ nhất Cộng Hòa Việt Nam vẫn là những năm tháng ân sủng cho tuổi trẻ của tôi và những bạn bè cùng trang lứa.

Chúng tôi đã lớn lên từ đó, trở thành người hữu dụng cũng từ đó.

Cafe Givral, Mở cửa từ năm 1950

Như lời Phạm Duy tỏ bày: ”Dưới thời Cộng Hòa thứ nhất, từ khi chế độ nhà Ngô thành lập và tiến dần tới thời thịnh trị rồi mạt vận, miền Nam, nếu chưa được là thiên đường của đông đảo văn nghệ sĩ đi tìm tự do thì cũng là nơi đất lành chim đậu. Một thế hệ văn nghệ sĩ mới đã thành hình và họat động dữ dội bên những vị đàn anh di cư từ miền ngoài. Phòng trà, tiệm bánh, quán nước như Kim Sơn, Mai Hương, La pagode, Givral, Brodard … là nơi không hẹn mà văn nghệ sĩ tới gặp nhau hằng ngày.”

Trong 9 năm cầm quyền thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, chỉ có 3 lần có những biến động chính trị. Nhưng chỉ riêng năm 1964, có 13 lần miền Nam rơi vào những biến động có thể làm lung lay nền Cộng Hòa. Nói như thế để thấy rằng sự ổn định chính trị nằm ở thời điểm nào Người nào không nhìn nhận những điều ấy thì chỉ thiệt thòi cho chính họ thôi, bởi vì họ tự mình bôi xóa tuổi trẻ của chính họ. Nhiều người đã bôi xóa như thế để chạy theo vài ảo tưởng chính trị, hoặc nếu ở ngoại quốc thì chạy theo những xu hướng thiên tả vốn chẳng dính dáng gì đến thực tế chiến tranh Việt Nam.

Phần tôi nghĩ rằng, chúng tôi không bước đi những bước đi đơn độc. Chúng tôi có bạn đồng hành, đồng trang lứa, có những người lính, người sĩ quan VNCH cùng lớn lên ở đấy, đang xả thân thay cho chúng tôi. Và cho dù cuối cùng để mất miền Nam thì những giá trị tinh thần ấy vẫn còn đó.
Một người bạn của tôi, anh LTL, từ miền Bắc di cư sang đây thường nói:
“Các anh ngốc lắm, các anh thua Cộng sản là phải. Các anh sướng mà không biết. Ngoài Bắc chúng tôi đói khổ, rồi nạn đấu tố trong cải cách ruộng đất những năm 1955-1956. Gia đình chúng tôi tan nát.” Và anh khóc. Cứ nói đến đó là anh khóc.
Chon song "Cuong Hao, Ac Ba" trong nam 1955-56

Phải sống với Cộng Sản mới biết. Tôi vẫn nghĩ rằng những anh em bên Đông Âu, họ hiểu thâm sâu thế nào là người Cộng Sản hơn bất cứ ai khác.

Điều nên lưu ý là tòa đại sứ Hoa Kỳ đã được lệnh hủy công điện đánh đi vào ngày 27/4/1955 với nội dung “thay thế Diệm”. Vì thế ngày 1/5 khi Collins lên đường qua Việt Nam thì ngoại trưởng Dulles đã chỉ thị phải ủng hộ ông Diệm vô điều kiện.

Ngày 5/6, quân đội Quốc Gia tấn công Hòa Hảo. 13 ngày sau, tướng Nguyễn Giác Ngộ và 5 tiểu đoàn Hòa Hảo ra đầu hàng.

Ngày 13/7/1956, Ba Cụt bị bắt ở Chắc Cà Đao và bị kết án tử hình. Chính phủ VNCH dẹp yên được giáo phái chống đối chính quyền trong suốt hai năm.

Ngày 26/10 được chọn là ngày Quốc Khánh của Việt Nam Cộng Hòa.

Cho đến giờ này, vẫn còn những nghi vấn về cái chết của tướng Trịnh Minh Thế và kẻ gây ra những nghi vấn ấy không ai khác hơn là cán bộ Cộng Sản Lê Trọng Văn.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Violet
post Oct 11 2008, 08:57 AM
Post #2


Nữ Hoàng Lướt Mạng
***

Group: Sinh Họat
Posts: 1,895
Joined: 9-April 08
Member No.: 10
Country



Cuộc Biểu Tình Chống Hiệp Thương và Chống Phái Đoàn Quân Sự Bắc Việt Tại Khách Sạn Majestic



Nay ít người còn nhớ đến chuyện này. Xin nhắc lại để thế hệ mai sau hiểu rõ hơn công việc tranh đấu của giới trẻ thời đó. Đã nhiều lần Hà nội đề cập đến vấn đề Tổng tuyển cử nhưng chính phủ ông Diệm không ký hiệp định Genève nên không nhất thiết phải thi hành. Ngày 16/7/1955, ông Diệm tuyên bố trên đài phát thanh là không chấp nhận Tổng tuyển cử.
Nhưng Phạm Văn Đồng đã gửi thư cho ông Diệm yêu cầu mở hội nghị Hiệp thương từ ngày 20/7/1955 như đã quy định trong Hiệp định Genève. Vì thế, ngày 20/7/1955, chính quyền có tổ chức một cuộc biểu tình do sinh viên học sinh tham dự nhằm chống lại phái đoàn quân sự do Văn Tiến Dũng cầm đầu. Chúng tôi còn nhớ rằng cuộc biểu tình đó phần lớn là do giới sinh viên tại Học xá Minh Mạng và học sinh Phú Thọ lều tham dự. Nó không phải một cuộc biểu tình tuần hành bình thường bất bạo động. Trái lại, nó có tính cách bạo động với gậy gộc, đốt phá những nệm giường được quẳng xuống từ trên lầu khách sạn Majestic và khách sạn Galliéni. Đoàn biểu tình do sinh viên phát động đã đập phá đến tan hoang khách sạn Majestic và khách sạn Gallíeni đường Trần Hưng Đạo. Phần Văn Tiến Dũng sợ hãi đã bỏ trốn về Gia Định và sau đó được người Pháp giúp đỡ để ra trở lại miền Bắc.

Việc biểu tình đốt phá này dù sao cũng chứng tỏ cho thấy giới sinh viên, học sinh đã tích cực tham gia vào các sinh hoạt chính trị trong nước, đồng thời chấm dứt mọi mưu toan về phía Bắc Việt muốn Tổng tuyển cử để thống nhất đất nước vào năm1956 sắp tới đây.

Như lời ông Từ Uyên viết như sau: “Khi trở lại Sài gòn, tôi thấy sinh viên không thể ngồi yên chỉ lo việc học hành hay quẩn quanh trong vài công tác xã hội, hay vài hoạt động thể thao, mà phải nhập cuộc tham gia việc bảo vệ miền Nam tích cực hơn.’ Trong khi đập phá như thế thì một phụ tá của Văn Tiến Dũng đã bị thương. Hồ Văn Anh, tức Hoàng Anh Tuấn là người đã bị thương đến chột một mắt.

Sau này, đại tá Hoàng Thụy Năm, đại diện VNCH bên cạnh Ủy hội Quốc tế đình chiến ở Việt Nam đã bị Việt Cộng ám sát. Chẳng hiểu việc ám sát này nhằm mục đích gì?

Thật ra, đây chỉ là một hình thức cảnh cáo và dằn mặt bọn Cộng Sản và chấm dứt mọi liên lạc về vấn đề Hiệp thương. Ông Lâm Lễ Trinh viết trong bài “Ký ức 50 năm sau” như sau
“...Ngày 20/7/1955, Chính phủ Diệm tuyên bố không chấp nhận chuẩn bị tổng tuyển cử qui định bởi Hiệp ước Genève. Với sự cộng tác của Bộ Nội vụ do người viết phụ trách, Hội đồng Nhân Dân Cách mạng tổ chức một cuộc biểu tình vĩ đại để đuổi về Bắc phái đoàn Văn Tiến Dũng trong Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến (gồm có Ba Lan và Ấn độ).

Văn phòng đại diện CS đặt tại khách sạn Majestic, Bến Bạch Đằng. Majestic bị phóng hoả, gây thiệt hại trên 5 triệu bạc, cũng như một khách sạn khác mang tên Galliéni ở đường Trần Hưng Đạo. Văn Tiến Dũng và các đồng chí thoát thân về trại của chúng ở Gia Định, bên cạnh nhà thương Nguyễn Văn Học. Nhiều ngày liên tiếp, đồng bào di cư, sinh viên, học sinh... cô lập họ bằng những lời chửi rủa thậm tệ. Điện, nước, lương thực bị cúp hoàn toàn.

Cuối cùng Ủy Hội liên lạc với chính phủ xin bảo đảm cho phái đoàn Bắc Việt rời Sàigòn. Tổng Nha Cảnh sát / Công An cho những chiếc xe nhà binh bít bùng chở chúng lúc trời hừng sáng đến Tân Sơn Nhứt dưới sự đả đảo vang dậy của quần chúng. Tác giả bài này đích thân đến phi trường kiểm soát mọi thủ tục. Vào lúc máy bay Ủy hội sắp cất cánh, một sĩ quan CS hốc hác, đầu đội nón cối, không mang phù hiệu, bước đến chào người viết theo lối nhà binh, tự xưng là thiếu tá Văn Tiến Dũng. Y tỏ lời cám ơn giúp phái đoàn ra đi trong trật tự.”

Biến cố Phật giáo 63. Đã viết rồi, không viết lại ở đây.


Nguyễn Văn Lộc
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Violet
post Oct 11 2008, 09:45 AM
Post #3


Nữ Hoàng Lướt Mạng
***

Group: Sinh Họat
Posts: 1,895
Joined: 9-April 08
Member No.: 10
Country



Tư Tưởng Tìm về Dân Tộc



Đối với Lý Chánh Trung, một trí thức thiên tả, dấn thân và nhập cuộc chỉ có một tư tưởng nồng cốt: Tìm về dân tộc, đặt dân tộc lên trên tất cả. Dân tộc trên lý thuyết, trên chủ nghĩa, trên Quốc Gia, trên đảng phái, trên quyền lợi cá nhân.

Và chỉ qua Dân Tộc, người thanh niên mới tìm được chỗ đứng cho mình. Ông viết: “Và qua dân tộc, người thanh niên trí thức đã tìm được một chỗ đứng. Lòng chúng tôi cũng rợp bóng gươm đao như lòng dân quê nước Việt. Và ít nữa là trong lúc ấy, chúng tôi đã tìm được một chỗ đứng, trên mảnh đất quê hương .

Chỗ khác, ông viết: “Khi tôi tìm cho tôi một vị trí, một thể thức hiện hữu như một cong người trong một vũ trụ, thì con người đó chỉ có thể là con người Việt Nam, sống trên đất nước Việt Nam”.

“Vì tôi không thể chọn lựa dân tộc, cũng như không chọn lựa gia đình tôi, nhưng đã là người thì chỉ có thể thành người giữa một gia đình, một dân tộc”.

“Mỗi người chúng ta đang sờ sọang đi trong đêm tối chiến tranh, đau xót, phẫn uất nhưng vô cùng cô đơn và gần như tuyệt vọng. Nhưng đêm tối cứ mãi mãi bao trùm đất nước, đó có phải là vì không có ánh sáng hay chính vì” Tâ’t cả chúng ta đều đui mù và ngu dại như nhau”.

Vào năm 1971, ông Ánh Việt đã viết bài: Nghĩ về một số người trí thức ảo tưởng. Ông Ánh Việt đã lên án Lý Chánh Trung và đặt câu hỏi: Dân Tộc phải chăng chỉ là một nhãn hiệu và quy kết đó là luận điệu của Cộng Sản. Ông viết: Trên lãnh vực chính trị, hai chữ dân tộc có giá trị một nhãn hiệu kích thích tâm lý yêu nước của quần chúng, nhất là đối với lớp trí thức, đặng lôi cuốn họ tham gia vào con đường cách mạng vô sản quốc tế, hoàn toàn xa rời quyền lợi của tổ quốc mình”.

Nhóm trí thức khuynh tả Lý Chánh Trung, Nguyễn Văn Trung chủ trương một cuộc cách mạng xã hội không Cộng Sản. Sở dĩ có chủ trương như thế vì do tình thế bế tắc, trước một cuộc nội chiến tương tàn. Nhiều trí thức có thể đã thất vọng với cả hai phía nên không chấp nhận Cộng Sản mà cũng không chấp nhận khối Tự do.

Từ đó mở ra con đường thứ ba.

Theo Lý Chánh Trung, các nước Á, Phi và Châu Mỹ La Tinh chỉ có thể thoát khỏi tình trạng tủi nhục của sự lệ thuộc nghèo đói, bất ổn nếu có can đảm thay đổi toàn diện những cơ cấu mục nát do thực dân để lại, dám thắt lưng buộc bụng hầu có thể tự mình giải quyết những vấn đề của mình.

Trong lời mở đầu cuốn Cách Mạng và Đạo đức, ông viết: “Tại các nước chậm tiến, cách mạng xã hội là một vấn đề sanh tử, một vấn đề danh dự”

Theo Lý Chánh Trung, tại miền Nam, thay vì làm Cách Mạng xã hội, người ta chống Cộng. Nhưng thật ra, cách chống Cộng hữu hiệu nhất là làm cách mạng xã hội. Nhà cầm quyền và các đảng phái đều chỉ biết chống cộng, nhưng lại duy trì cơ cấu thối nát, thay vì làm cách mạng cơ cấu.

Ngay thời kỳ đó, nhiều người đã tự hỏi làm Cách mạng xã hội không cộng sản là một lý tưởng hay chỉ là một ảo tưởng?

Lúc đó, người trí thức rơi vào tình trạng nói suông mà không làm?

Thực tế thì là như vậy. Chưa bao giờ ở Việt Nam những điều mà nhóm Hành Trình đề ra về một cuộc Cách mạng không cộng sản đã có cơ sở để thực hiện.

Nhà hát thành phố Sàigòn là nơi thao diễn của một số dân biểu đối lập hay thành phần thứ ba quậy (chữ dùng của Hồ Ngọc Nhuận) một cách hợp pháp và hợp hiến. Họ lại có 3 tờ báo là Đại Dân Tộc, Điện Tín và Tia Sáng hỗ trợ. Còn nhớ sau đám cưới Thiệu–Kỳ, chính phủ hứa sẽ cho lập chính phủ dân sự, có quốc hội và Thương Viện. Vì thế đi đến quyết định chọn ngày 11/9/1966 là ngày bầu cử Quốc Hội. Và cho đến 1975 đã có ba kỳ bầu dân biểu Quốc Hội: 1966-1967, 1967-1971 và 1971-1975.

Các dân biểu đối lập phần đông thuộc cánh miền Nam, còn trẻ. Dân biểu Nguyễn Hũu Hiệp, đơn vị Di Linh mới hai mươi lăm. Một thứ blanc bec 100%. Lý Quý Chung thì già hơn, 26 tuổi. Những người khác là Nguyễn Hữu Chung, Hỗ Ngọc Nhuận, Kiều Mộng Thu, Dương Văn Ba, Hồ Ngọc Cứ, Ngô Công Đức.

Trong bấy nhiêu vị trên, tôi nhận thấy Dương Văn Ba, dân biểu đơn vị Bạc Liêu cùng là quê của anh là đáng để nói nhất. Ba là người thừa thông minh, cho người khác cũng không hết, thông minh đến chỗ thành bá đạo, dám làm những việc tầy trời, tung hoành, mánh mung, dấu rất hay con bài tẩy không chỉ lúc anh chơi xì phé mà còn dấu cả con bài tẩy trong cuộc đời. Chính trị nhạy bén, ăn nói ngổ ngáo như đao chém, viết báo xã luận không thua gì ai. Sau 1975, Dương Văn Ba đi với cánh Võ Văn Kiệt và dính dáng trong vụ án Cimexcol nổi đình đám, có người phải tự tử chết, vụ kiện đi lên đến Trung ương Đảng. Tôi có hồ sơ vụ án. Dương Văn Ba bị bắt vào nằm 1987. Kể từ đó, sau một thời gian ở tù ngắn hạn. Không ai nhắc tới anh nữa.

Nguyễn Hữu Thái, cựu chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn
Thoạt tiên khi ông Kỳ lên lên làm Thủ tướng, ông muốn lấy lòng cánh miền Nam nên đã nhờ kỹ sư Võ Long Triều qua trung gian Lm Nguyễn Quang Lãm, bạn học với Võ Long Triều ở Paris. Sau đó, qua cái vòng quen biết của Võ Long Triễu cứ thế mà nới rộng ra. Qua ông Triều mà Đại học Cần Thơ có mặt cũng như chương trình Phát triển quận 8 thành hình. Ông Võ Long Triều đã thay mặt ông Kỳ mời các nhân vật miền Nam sau đây đến dự một bữa tiệc như Nguyễn Văn Trườnng, Âu Trường Thanh, Âu Ngọc Hồ, Khương Hữu Điểu, Trương Văn Thuấn, Nguyễn Văn Bông. Sau này ông Nguyễn Văn Bông bị ám sát chết. Vậy là sau này Âu Trường Thanh trở thành Bộ trưởng Bộ tài chánh,Trương Văn Thuấn, giao thông, Nguyễn Văn Trường, giáo dục, Trương Thái Tôn, kinh tế. Chỉ có Nguyễn Văn Bông từ chối làm Bộ Trưởng tại Phủ Thủ tướng. Ông Bông sau này bị ám chét giông như trường hợp ông Trần Văn Văn vậy. Là ai thì nhiêu dư luận đồn đại lắm.

Khối thành phần thứ ba này còn gọi là khối độc lập gồm 20 dân biểu. Muốn trở thành Khối trong Hạ viên thì tối thiểu có 20 người. Cuối cùng nhóm này vẫn thiếu một người. May quá, họ móc nối được với một dân biểu độc lập. Ông Giáp Văn Thập nguyên là chủ trường dạylái xe hơi chuyên nghiệp. Mới đầu ông chỉ nhận gia nhập khối với điều kiện ông làm trưởng khối. Thương lượng rồi ông quyết định chịu làm Phó Trưởng khối.

Phần viết bài này dựa trên một số dữ kiện có thật trong sinh hoạt Quốc Hội thời kỳ đó. Còn rất nhiều cựu dân biểu thời kỳ đó có thể đối chứng và nếu có điều gì sai sót, tôi xin sửa. Nhưng nếu đúng thì xin nhận. Nhận mà đừng tức giận người viết. Người viết chỉ muốn sự thật. Sự thật mà thôi.

Một điểm son là miền Nam ở Hạ viện đã có đối lập. Ít là như thế. Đối lập không phải như một thứ kiểng. Bởi vì nó cũng gây nhức đầu cho Tổng Thống Thiệu và sau này phụ tá Nguyễn Văn Ngân. Đã hẳn cũng có đối lập cuội, đi hàng hai, thò ra thụt vào. Đã hẳn cũng có những dân biểu ôn hoà. Nhưng vào thời kỳ đó, ai cũng có thể nghi ngờ ai. Anh không theo tôi là anh đi với nhà cầm quyền. Trong hoàn cảnh đó, người biết điều trở thàn nạn nhân của ngộ nhận chụp mũ. Nó có khác gì, không chỐng Cộng như mọi người cũng nhậ đủ thứ mũ?

Trong nhiệm kỳ đầu, Hạ viện có nhiều nhóm, khối. Nhóm thì ít người, khối thì từ 20 người trỏ lên.

Nhóm Xã hội mới thì có Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức, Hồ Văn Minh và mấy dân biểu trẻ gốc Tân Đại Việt của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy.

Nhóm Quốc Dân Đảng, miền Trung với Phan Thiệp, Nguyễn Mậu Lê, Lê Đình Duyên.

Nhóm Phật giáo miền Trung có bác sĩ Nguyễn Đại Bảng, Phan Xuân Huy (anh này theo Cộng sản).

Khối Cộng Hoà thì chiếm đa số, thuộc TT Nguyễn Văn Thiệu.

Còn lại lẻ tẻ vài dân biểu đối lập.

Xem ra trò chơi dân chủ không hẳn dễ. Sang nhiệm kỳ 2 và 3, người ta đã biết phối hợp vào chung một khối xã hội gôm có Phật giáo, đảng phái và công giáo với Nguyễn Văn Binh. Và trách nhiệm trưởng khối này được giao cho một người rất có uy tín là Luật sư Trần Văn Tuyên. Ông chết trong tù Cộng Sản và tôi đang muốn viết lại cuộc đời của vị luật sư này.

Cuộc bầu cử độc diễn của TT Nguyễn Văn Thiệu

Về việc này, ông phụ tá Nguyễn Văn Ngân đã có lời giải thích, vì chính ông là tác giả bộ luật ấy. Nhưng bạn đọc thử đọc theo cái nhìn của người dân thường không rành rẽ pháp luật xem thế nào?

TT Nguyễn Văn Thiệu muốn nắm phần chắc cuộc tuyển cử này. Dự luật được gửi đến Hạ viện và tranh cãi mấy ngày vẫn chưa thông qua được. Thường thì luật do phía dân cử nộp. Nhưng ở Việt Nam, rất nhiều dự án luật do TT đưa ra và đã được Quốc hội phê chuẩn.

Nội dung dự thảo luật độc diễn nó như thế nào? Nó trù liệu ứng cử viên Tổng Thống phải có 40 chữ ký dân biểu hay nghị sĩ hoặc 100 chữ ký của các hội đồng tỉnh. Nghe thì dễ, nhưng trầy vẩy. Với luật này TT Thiệu đã trói tay hầu hết các ứng cử viên. Ông Minh dốc toàn lực ra mới có đủ số 40 khít khao của luật pháp. Đến ông Kỳ thì phải đi kiếm phiếu ở các Hội đồng tỉnh. Cũng kẹt luôn, họ đã ký dành cho ông Thiệu rồi.

Và người ta mới thấy cái cảnh một đoàn xe có hộ tống của các nghị viên chạy đến tối Cao Pháp Viện xin thay đổi chữ ký. Ông Kỳ được 101 chữ ký của nghị viên, nhưng trong đó đã có 39 tên nghị viên có trong danh sách ủng hộ Thiệu.Thay lam sao được, tay đã nhúng chàm, trót ký rồi thì ráng chịu.

Dân biểu Ngô Công Đức, không biết tại sao đã bay về Vĩnh Bình, tát cho bằng được anh nghị viên Bác sĩ Phạm Hữu Gia. Ngô Công Đức bị bắt quả tang đánh người. Dân biểu đối lập phá thối không bầu bán gì trước khi thả Ngô Công Đức. Người hùng Nguyễn Cao Kỳ ra tay nghĩa hiệp cho trực thăng đến chở các dân biểu đối lập Đinh Văn Đệ, Phan Xuân Huy, Hồ Ngọc Nhuận, Trần Minh Nhựt và Dương Văn Ba. Trên đường về lại Sài gòn chưa được bao lâu thì Đức bị bắt ngay.

Ở Hạ viện thì phụ tá Ngân đang lập bộ chỉ huy tiền phương ngay trong văn phòng Tổng Thư Ký Hạ viện là Nguyễn Văn Nhuệ. Nhuệ thay thế dân biểu Trần Ngọc Châu đã bị TT Thiệu bắt. Ông Ngân đang ngồi gậm bánh mì thì dân biểu Hồ Ngọc Nhuận được mời vào. Ông Ngân có nói với Hồ Ngọc Nhuận như sau: “Toa cũng biết, tụi moa có dư túc số để thông qua dự luật, nhưng không muốn dằng co quá mức.” Hồ Ngọc Nhuận trả lời bằng mọi giá thả Ngô Công Đức rồi mới nói đến việc khác. Cãi qua , cãi lại rội dự luật bầu cử Tổng Thống cũng được cũng được thông qua, vì phiếu chống của đối lập trước sau cũng chỉ là thiểu số. Và Đức được thả. Cũng lại công của tướng Kỳ.

Nhưng điều mà cả ông Thiệu và ông Ngân không tính trước được là đến ngày 20/8/1971, ông Minh dù đủ số phiếu đã tuyên bố rút lui. Lý do là Ông Minh có trong tay tài liệu chứng tỏ ông Thiệu đã ra chỉ thị cho các tỉnh trưởng phải làm gì để ông được thắng cử.

Theo ông Lý Quý Chung, ông Minh đã trao tài liệu này cho ông Bunker và ông Bunker xác nhận là tài liệu thật.

Phe ông Minh phải tìm cách để ông Kỳ đủ điều kiện ứng cử, nếu không ông Thiệu sẽ phải ứng cử một mình. Đến lượt ông Kỳ tuyên bố vào ngày 23/8 là không ra ứng cử. ông tuyên bố với báo chí: “Tôi không tiếp tay cho một trò hề bẩn thỉu, càng làm cho người dân vỡ mộng với chế độ dân chủ.

Sau này gặp lại TT Thiệu trong một dịp tiếp tân ở Hạ viện, ông Thiệu nói: “các anh làm tôi bạc đầu”. Mà ông ấy bạc đầu thật.

Sau này, Ngô Công Đức bị đánh bại khi ứng cử vào hạ viện, anh đã phải nhờ dân biệu Thạch Phen giúp đưa trốn sang Cam bốt, Thái Lan rôi lưu vong sang Âu Châu. Mãi tháng 5/1975, Đức mới về lại Sài gòn. Phần Dương Văn Ba sau này cũng bị thất cử cũng phải trốn nhui trốn nhủi trong dinh Hoa Lan của ông Dương Văn Minh.

Sau đây, chúng ta thử tìm hiểu xem, họ đã làm được điều gì trong 9 năm đó.

Trước hết, chống Mỹ và chống chiến tranh:

Kể từ cái ngày 8/3/1965, 3500 lính Hải quân Mỹ đã đổ bộ xuống Hải cảng Đà Nẵng và đã có rất nhiều nữ sinh Trung học Đà Nẵng choàng những vòng hoa đón tiếp các quân nhân Mỹ. Và từ đó cho đến cuối năm, đã nâng số lính Mỹ lên 184.314. Cuối năm 1966, con số đã lên gần 400.000 người và cuối năm 1967 là 500.000 người.

Các vị dân biểu đối lập thành phần thư ba đã dựa trên điều luật nào để phản đối sự gia tăng quân số người Mỹ?

Đã thế, tôi còn nhận ra một điều là chống mỹ mà vẫn chơi với Mỹ, vẫn thích là bạn của những người Mỵ Trường hợp dân biểu Lý Quý Chung dành hẳn một chương trong hồi ký của ông để nói về những người bạn Mỹ này.

Ông Lý Quý chung đưa ra nhận xét: “Có lẽ trên thế giới chưa có một thủ tướng nào mời người tham gia nội các một cách độc đáo như thế./-

HẾT
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 6th October 2024 - 03:03 AM