Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Phòng tuyến điện tử ở vùng phi quân sự, Vương Hồng Anh
KhoaNam
post Sep 19 2017, 11:17 AM
Post #1


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 7,735
Joined: 8-August 09
Member No.: 4,377
Country




Phòng tuyến điện tử ở vùng phi quân sự


Trong các trận chiến Hè-Thu 1966 và trận chiến Mùa Hè 1967 giữa liên quân Việt-Mỹ và hai sư đoàn chủ lực Cộng Sản Bắc Viễt (CSBV) tại phía Nam sông Bến Hải, từ khu Phi Quân Sự đến quận Gio Linh tỉnh Quảng Trị, nỗ lực chính của liên quân Việt-Mỹ tại chiến trường này gồm có các đơn vị thuộc Sư Ðoàn 1 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), một số tiểu đoàn Nhảy Dù VNCH, và lực lượng Thủy Quân Lục Chiến thuộc Lực Lượng 3 Thủy Bộ Hoa Kỳ. Cao điểm của các trận chiến tại khu giới-tuyến trong hai năm 1966 và 1967 là trận hỏa tập dữ dội bằng súng cối và phi đạn vào tuyến phòng thủ của liên quân Việt-Mỹ trong đêm 20 tháng 3/1967, mở màn cho cuộc tổng tấn công của các trung đoàn chủ lực Bắc Việt vuợt vĩ tuyến 17 xâm nhập vào khu Phi Quân Sự. Trước khi Bắc Việt mở các trận tấn công quy mô, ngay từ giữa năm 1966, khi biết rõ địch quân liên tục xâm nhập miền Nam, Ðại Tướng Westmoreland đã có ý nghĩ muốn sử dụng lực lượng quốc tế đang tham chiến tại Việt Nam để chận ngang khu Phi Quân Sự, ngoài ra ông cũng đã thiết kế một hệ thống căn cứ án ngữ do liên quân Việt-Mỹ đảm trách để ngăn chận sự xâm nhập của Cộng quân. Sau đây bài lược trình về các kế hoạch nói trên của Ðại Tướng Westmoreland.

KẾ HOẠCH SỬ DỤNG LỰC LƯỢNG QUỐC TẾ TẠI VÙNG PHI QUÂN SỰ

Trước diễn biến xảy ra tại khu giới-tuyến, Ðại Tướng Westmoreland lập ngay kế hoạch KANZUS, tên kế hoạch ghép từ chữ cái đầu tên của các nước viết bằng tiếng Anh (K= Korea (Đại Hàn, A: Australia (Úc), NZ= New Zealand (Tân Tây Lan), US: United States (Hoa Kỳ). Tại Saigon, đại sứ các nước đều đồng thanh ưng thuận, nhưng Hoa Thịnh Đốn (Washington, D.C., thủ đô Hoa Kỳ) không đồng ý. Sau này khi được cử giữ chức tham mưu trưởng Lục Quân (từ giữa năm 1968), Ðại Tướng Westmoreland vẫn hối thúc chính phủ Hoa Kỳ thực hiện kế hoạch này, vì theo nhận định của Ðại Tướng Westmoreland thì chỉ có lực lượng này mới đánh mạnh vào yếu tố tâm lý của thế giới, ngăn chận hữu hiệu sự xâm nhập của Cộng Sản Bắc Việt mà Hà Nội lúc nào cũng chối rằng không có quân đội Bắc Việt hiện diện tại miền Nam. Trong hồi ký của tướng Westmoreland, ông đã nêu lên câu hỏi về vấn đề này như sau: giá như mà có được một lực lượng quốc tế trấn giữ khu Phi Quân Sự vào năm 1972 hay 1975 thì thử hỏi Bắc Việt có dám xem thường thế giới mà xâm lăng miền Nam như vậy không?

HỆ THỐNG CĂN CỨ ÁN NGỮ DỌC PHÍA NAM VĨ TUYẾN 17

Tỉnh Quảng Trị về phía Tây có núi cao chót vót, phía Đông là biển và triền cát, con sông Hiếu Giang phát nguyên từ phía Tây thị xã Cam Lộ cắt ngang 1/3 diện tích cực Bắc của tỉnh và chạy xuyên qua thị xã Đông Hà ra đến Cửa Việt. Đông Hà cách Quảng Trị khoảng 10 km đường chim bay (đường bộ: 14 km), cách cầu Hiền Lương bắc ngang sông Bến Hải khoảng 15 km đường chim bay (đường bộ: khoảng 20 km). Từ Đông Hà có con đường chạy lên biên giới Việt-Lào ở phía Tây, đó là Quốc Lộ 9. Khi đến gần biên giới, có một con đường rẽ bằng đất đá, chiều ngang hẹp, chạy ngoằn ngoèo ngang qua trại Lực lượng Đặc biệt Làng Vei đến khu vực người Thượng ở gần căn cứ Khe Sanh. Theo tướng Westmoreland, chỉ có một phương cách hữu hiệu nhất để ngăn chận sự xâm nhập của Cộng Sản Bắc Việt vào miền Nam qua khu Phi Quân Sự là lập một hàng rào chắn từ cửa biển đến biên giới Lào, nhưng như thế địch còn có thể dùng đất Lào để chuyển quân. Vì vậy cần phải chận luôn từ biên giới một hàng rào mà tướng Westoreland đặt tên là "hệ thống căn cứ án ngữ" chung quanh các căn cứ hỏa lực và căn cứ hỏa lực để dồn địch vào các hành lang dễ dàng cho phi cơ và đại bác yểm trợ các đơn vị bộ chiến tấn công để diệt địch. Các căn cứ này sẽ chiếm giữ một số cao điểm trong vùng duyên-hải Quảng Trị để quan sát và điều khiển hỏa lực Pháo binh, nhưng đồng thời cũng để quan sát vị trí đặt súng của địch nhắm vào các cơ sở, doanh trại Việt-Mỹ như phi trường, bãi chứa hàng để tiếp tế cho những đơn vị đóng quân dọc theo sông chạy từ Cửa Việt đến phía Tây đi và tại Đông Hà. Bởi lẽ rằng Cộng Sản Bắc Việt xây các vị trí đặt súng lớn ngay ở phía Bắc khu Phi Quân Sự mới mưu tính đưa đại bác vào đó để pháo kích vào các vị trí Việt-Mỹ nằm về phía Nam.

Trong số các căn cứ đặt trong địa bàn tỉnh Quảng Trị, căn cứ lớn nhất và quan trọng nhất là Cồn Tiên, cách khu Phi Quân Sự về phía Nam khoảng 3 km đường chim bay. Yểm trợ cho căn cứ này là căn cứ hỏa lực Carroll (Tân Lâm) nằm trên Quốc Lộ 9, cách Cam Lộ khoảng 4 km đường chim bay. Gần cuối năm 1966, Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ còn xây thêm một căn cứ nữa lấy tên là Rock Pile xa về hướng Tây, trên đỉnh một ngọn núi cao hơn 300 mét, án ngữ các đường dọc theo thung lũng từ hướng Tây và Bắc xuống. Hai căn cứ tiền đồn Làng Vei và Khe Sanh án ngữ mặt cực Tây là hai cứ điểm quan trọng của hệ thống căn cứ án ngữ. Ngay từ năm 1966 khi cho lệnh các đơn vị Hoa Kỳ xây dựng hệ thống án ngữ nói trên, Ðại Tướng Westmoreland đã nghĩ rằng các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa có thể đảm nhận một phần trong số các căn cứ này, nên ông luôn luôn theo dõi không cho các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến mở rộng căn cứ của họ đến mức các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa không đủ phương tiện để đảm nhận.

KẾ HOẠCH HÀNG RÀO ÐIỆN TỬ MCNAMARA

Công việc đang tiến hành thì trong chuyến đi sang căn cứ Không Quân Clark tại Phi Luật Tân vào trung tuần tháng 9/1966 để dự họp với đại diện của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ là Trung Tướng Alfred D. Starbird, Ðại Tướng Westmoreland được thông báo là các khoa học gia đã chế tạo được một dụng cụ điện tử có khả năng phát giác các cuộc chuyển quân của đối phương. Dụng cụ này sẽ làm thành một hàng rào điện tử từ bờ biển chạy dọc theo phía Nam của khu Phi Quân Sự băng qua Lào và xuyên qua đến biên giới Thái Lan. Khi được thông báo như vậy, Ðại Tướng Westmoreland nhận định rằng đây là một ý kiến quá sang: dùng kỹ thuật tân tiến để thay thế cho các đơn vị tác chiến trong nhiệm vụ phòng thủ thì còn gì bằng. Thế nhưng vị tướng 4 sao này cũng đặt nghi vấn về tính khả dụng tuyệt hảo của dụng cụ điện tử này: Lý thuyết thì rất hay, nhưng Ðại Tướng Westmoreland có cảm tưởng là người ta đã nói quá đáng, có thể cả McNamara (bộ trưởng Quốc phòng) cũng vậy, khi cho rằng dụng cụ điện tử này có thể thay thế cho các cuộc ném bom miền Bắc Việt Nam. Tên chính thức của công tác này là dự án JASON, gồm có việc dùng dây kẽm gai, mìn, dụng cụ phát giác điện tử và căn cứ quân sự. Theo Ðại Tướng Westmoreland thì dưới bất cứ nhà quân sự nào cũng thấy rằng ý kiến này thật khôi hài vì không có một hàng rào điện tử hay là gì đó nếu không có hỏa lực ngăn chận thì cũng vô hiệu. Nếu không thì cứ với hàng rào điện tử này phải bố trí cứ mỗi dậm đặt một tiểu đoàn để canh giữ. Trong khi chấp thuận ý kiến do Trung Tướng Starbid chuyển đạt, Ðại Tướng Westmoreland đã báo cho Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara là nên vừa đặt hàng rào điện tử vừa bố trí quân theo kế hoạch của vị tư lệnh này. Trong khi đó, các khoa học gia thì nghĩ đến một hàng rào chắn chạy dài suốt một dãi, còn Ðại Tướng Westmoreland thì muốn đặt các dụng cụ này giữa hai căn cứ để phát giác mọi di chuyển của địch, bất kể nhỏ hay lớn.

PHÒNG TUYẾN HỎA LỰC ÐIỆN TỬ CỦA LIÊN QUÂN VIỆT-MỸ

Theo lời kể của Ðại Tướng Westmoreland, Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara đồng ý đề nghị của ông, nhưng trong cuộc họp báo tại Hoa Thịnh Đốn, ông McNamra lại buộc miệng nói ra hết kế hoạch lớn lao. Vậy là các phóng viên loan tin về hàng rào điện tử McNamara, các bài báo này nói về kế hoạch này đã chính thức thông báo cho Hà Nội biết mọi chuyện. Do đó khi các đơn vị Công Binh Hoa Kỳ cho xe ủi đất đến để khai quang, chở kẽm gai đến chuẩn bị rào thì đại bác của CSBV đã bố trí sẵn. Trước sự việc đó, Ðại Tướng Westmoreland nghĩ rằng bây giờ nếu muốn hoàn thành mọi việc xây dựng hàng rào án ngữ này, cho dù có thay đổi như đã dự trù đi nữa thì tổn thất nhân mạng sẽ lên cao. Vì thế, Ðại Tướng Westmoreland đã phải âm thầm dẹp bỏ kế hoạch này để "địch khỏi chê cười là chúng tôi đã bị buộc phải làm vậy." Trong khi thấy có sẵn các xe ủi đất dự định dọn sạch một đường dài dọc theo khu Phi Quân Sự, Trung Tướng Walt (tư lệnh Lực Lượng 3 Ðặc Nhiệm Thủy Bộ Hoa Kỳ tại Việt Nam và Ðại Tướng Westmoreland muốn dùng các xe này dọn dẹp chung quanh căn cứ có sẵn để đặt mìn, đặt hàng rào kẻm gai và nhiều dụng cụ điện tử phát giác. Dụng cụ phát giác này dùng để báo động mỗi khi có địch đến gần những khu vực nào mà liên quân Việt-Mỹ định trước, thế nhưng Ðại Tướng Westmoreland thấy căn bản của việc phòng thủ này vẫn phải do phi cơ, pháo binh và các lực lượng trừ bị đảm trách mới hữu hiệu. Biết trước thế nào cũng phải tăng cường lực lượng Hoa Kỳ ra mạn Bắc Vùng 1 Chiến Thuật, Ðại Tướng Westmoreland đã cho lệnh điều động đơn vị Công Binh của Hải quân xây thêm một phi trường ở sườn Bắc thị xã Quảng Trị và nhiều cầu tàu dọc theo sông Hiếu Giang đoạn từ Cửa Việt đến Đông Hà. Khi Công binh hoàn tất công việc, những nơi này có khả năng tiếp nhận quân dụng tiếp tiệu gấp 10 lần trước, giúp các đơn vị bớt vất vả, nhất là về mùa mưa, đèo Hải Vân rất khó lưu thông. Với hệ thống quân cảng được phối trí ngay tại phía Bắc thị xã Quảng Trị và dọc theo sông Hiếu Giang, cùng với cụm phòng tuyến hỏa lực-điện tử với gần 20 căn cứ gần bờ biển đến tận biên giới Việt-Lào, liên quân Việt-Mỹ đã nỗ lực triệt tiêu cường lực địch tại chiến trường giới tuyến.

Vương Hồng Anh


--------------------
“Vì Danh Dự Dân Tộc: Chống giặc Tàu.
Vì tương lai Dân Tộc: khai tử tập đoàn bán nước Việt Cộng”


Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 28th March 2024 - 03:11 AM