Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Sự cô lập tạo ảo giác đáng sợ, Sưu tầm
lalan
post Jan 24 2015, 12:03 PM
Post #1


Phố Cũ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,691
Joined: 21-April 08
Member No.: 43
Country







Sự cô lập tạo ảo giác đáng sợ

Đầu óc của Sarah Shourd bắt đầu bấn loạn sau hai tuần bị giam giữ.
Bà nghe thấy những tiếng bước chân, nhìn thấy những ánh đèn pin và bò trên cả tứ chi cả ngày, lắng nghe tiếng động thông qua một lỗ nhỏ trên cửa.
Vào mùa hè đó, người phụ nữ 32 tuổi này đang dã ngoại cùng hai người bạn ở vùng tự trị Kurdistan, Iraq trước khi bị quân đội Iran bắt giữ vì đi lạc qua biên giới nước này.
Những người này bị cáo buộc do thám và bị biệt giam ở nhà tù Evin tại Tehran.

Bà đã phải trải qua 10.000 giờ không giao tiếp với bất cứ ai trước khi được trả tự do. Một trong các hậu quả tồi tệ nhất của điều này, đó là những ảo giác.

"Tôi bắt đầu nhìn thấy ánh sáng đèn pin, nhưng khi quay lại thì không thấy ai cả", bà viết trên báo New York Times vào năm 2011.

"Có lúc tôi nghe thấy tiếng ai đó đang la hét, và chỉ đến khi được một lính gác làm cho trấn tĩnh lại, tôi mới nhận ra rằng đó là tiếng hét của mình".
Chúng ta đều biết rằng sự cô lập không tốt cho mình. Những người sống cô đơn thường có huyết áp cao, dễ bị các bệnh truyền nhiễm và chứng mất trí.
Nỗi cô đơn cũng thường ảnh hưởng đến các chức năng khác, như giấc ngủ, sự tập trung, cũng như khả năng suy luận.

Tuy nhiên tác động nghiêm trọng nhất của sự cô đơn là đối với thần kinh.
Bóng tối khiến con người nhận thức sai lệch về yếu tố thời gian.
Năm 1993, Maurizio Montalbini, một nhà xã hội học, đã thử trải qua 366 ngày trong một hang động dưới lòng đất ở Ý, được Nasa thiết kế để giả lập môi trường không gian.
Khi trở lên, ông đã nghĩ rằng chỉ mới có 219 ngày trôi qua.
Các nhà khoa học cho rằng bóng tôi khiến con người tự điều chỉnh sang chu kỳ 48 giờ, trong đó có 36 giờ dành cho hoạt động bình thường và 12 giờ ngủ.


Các tù nhân có thể mắc ảo giác nếu bị giam giữ quá lâu


Thực tế và ảo giác


Một trong các thí nghiệm tại Đại học Y tế McGill ở Montreal do nhà tâm lý học Donald Hebb dẫn đầu thậm chí còn đi xa hơn.
Những người tham gia thử nghiệm bị giam lỏng trong các khối vuông cách âm trong nhiều tuần và bị hạn chế tối đa những gì họ có thể cảm thấy, nghe thấy hay nhìn thấy.
Chỉ sau vài giờ, những người này đã cảm thấy khó chịu. Họ bắt đầu nói chuyện một mình, hát hoặc đọc thơ để phá vỡ cảm giác nhàm chán.


Một thời gian sau đó, họ bắt đầu bị xúc động mạnh và nhìn thấy ảo giác.
Ảo giác bắt đầu đến dưới dạng những ánh sáng, đường thẳng hay những vật thể kỳ lạ và cuối cùng biến thành những cảnh tượng kỳ lạ. Những người này hoàn toàn không thể kiểm soát những gì họ nhìn thấy.
Một người nhìn thấy một đoàn bạch tuộc diễu hành trên đường, một người nhìn thấy chó xuất hiện ở khắp nơi.

Một số người khác thì nghe thấy những tiếng động lạ kỳ, như những âm thanh từ một hộp phát nhạc.
Một người khác thì cảm giác như bị trúng đạn vào tay và một người cảm thấy bị điện giật khi chạm vào cửa.
Kết thúc thử nghiệm, những người này nói họ không thể tách những gì họ thấy ra khỏi thực tế và họ thực sự tin rằng căn phòng đang chuyển động, hoặc các vật thể đang tự biến đổi hình dáng và kích cỡ.


Ảo giác có thể bắt đầu dưới dạng ánh sáng, đường thẳng hay âm thanh


Thế giới tưởng tượng

Vì sao sự cô lập lại khiến não bộ chúng ta trở nên như vậy?
Các nhà tâm lý học cho rằng một số vùng trên bộ não đảm trách nhiệm vụ cảm ứng đã quá quen với việc xử lý nhiều thông tin cùng một lúc, như hình ảnh, âm thanh và các yếu tố môi trường khác.

Vì vậy, khi thông tin bị cắt giảm đột ngột, các dây thần kinh có nhiệm vụ chuyển tải thông tin tới bộ xử lý trung tâm trong não vẫn tiếp tục hoạt động, nhưng những thông tin chúng chuyển tải không có ý nghĩa.

Sau đó, bộ não bắt đầu tìm cách kết hợp những thông tin đó lại theo một cách có nghĩa.
Nói một cách khác, nó tìm cách xây dựng thực tế dựa trên những tín hiệu rải rác nhận được, và cuối cùng tạo nên một thế giới không có thật.

Bên cạnh đó, những cảm xúc chúng ta có được là do sự giao tiếp với người khác.
Vì vậy, khi bị cách ly khỏi những giao tiếp với xã hội, những cảm xúc sợ hãi, lo lắng, buồn phiền, giận dữ không có người hóa giải và chúng khiến cảm nhận của chúng ta về bản thân mình bị lệch lạc.

Sưu tầm


--------------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 User(s) are reading this topic (2 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 23rd April 2024 - 07:18 AM