Joshua Wong Thủ lĩnh trẻ Hoàng Chi Phong được đề cử Giải Nobel Hoà bình, Tuệ Minh |
Joshua Wong Thủ lĩnh trẻ Hoàng Chi Phong được đề cử Giải Nobel Hoà bình, Tuệ Minh |
Oct 18 2014, 07:30 AM
Post
#1
|
|
Bảo vệ tổ quốc Group: Năng Động Posts: 5,513 Joined: 22-September 09 Member No.: 5,173 Age: 53 Country |
Joshua Wong – 1 trong 25 người trẻ có ảnh hưởng nhất hành tinh Đó là kết quả bầu chọn của tờ TIME, tạp chí uy tín nhất thế giới, số vừa ra trong tuần này. Wong, vừa tròn 18 tuổi cách đây 2 hôm (13 tháng 10), người làm nên cuộc biến động nghiêng ngửa Hồng Kông đang cho cả thế giới nhìn thấy hình ảnh mới về một người lãnh đạo và sức mạnh của giới trẻ. Matthew Torne, người bám sát Wong để viết về anh cho biết: Đó là hình ảnh một chàng trai cận thị, lúc nào cũng dán mắt vào cái iPad, thản nhiên ngáp giữa buổi họp, ngủ lê la ngoài đường, làm việc bất cứ lúc nào với điện thoại di động, giữa cuộc họp báo, anh vẫn post bài trên FB, bàn bạc các sự việc sẽ diễn ra với đồng đội… “Việc sẳn sàng chê trách những người lớn tuổi trên truyền hình đem lại cho anh các ủng hộ rất lớn. Rất nhiều người khác cũng cảm thấy là những người lớn này đã tồn tại quá lâu mà chả làm được gì cả” Torne viết. Vào tháng Năm, Wong từng nói với tạp chí Hồng Kông: “Tôi chỉ là một người bình thường, cuộc sống của tôi còn quan trọng hơn các hoạt động chính trị. Ở trường, tôi cũng chẳng nói chuyện chính trị” Wong hiện nằm trong danh sách đen của Bắc Kinh. Cơ quan an ninh Trung Quốc gọi anh là “mối đe dọa” cho sự ổn định của Bắc Kinh. Sự thật nguy hiểm, nhận xét đầy đe dọa ấy không làm Wong nao núng, anh cho biết: “Bạn phải xem mỗi trận chiến đấu là một trận cuối cùng – Và chỉ như thế bạn mới có quyết tâm mà chiến đấu.” Khi cuộc biểu tình dâng cao trở lại trong mấy ngày qua kể từ cuối tuần, giữa các nhóm ủng hộ Bắc Kinh mang mặt nạ đen len vào giữa các sinh viên để quấy phá, Wong vẫn ngồi trên đường theo dõi chặt chẽ tình hình trong suốt cả ngày “. Sớm qua, anh đã cảnh báo về hành động quá đáng của cảnh sát. Anh nói với các phóng viên: “Bằng cách loại bỏ các rào chắn, chính phủ đang thử nghiệm phản ứng của mọi người để chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn trong tương lai,” Tuần trước, sau ngày nghỉ lễ cuối tuần, khi một số người biểu tình mỏi mệt ra về nghỉ ngơi, Joshua đã hứa hẹn một cuộc chiến lâu dài chống lại Bắc Kinh, anh nói “Cũng phải nghỉ ngơi một chút. Chúng tôi là con người. Chúng tôi không phải siêu nhân”. Cuối ngày thứ ba tuần qua, trước đám đông đồng trang lứa, anh dõng dạc kêu gọi: “Hãy mang theo quần áo, lều và nệm ngủ của chúng ta đến đây, ta sẽ tập hợp ở đây và học hành ở đây.” Trong một cuộc phỏng vấn với AFP vào tháng bảy, anh đã nói về sự cần thiết của một chiến dịch bất tuân dân sự, và anh nói chính sự lạc quan cho tương lai đã giúp anh tiếp tục chiến đấu. “Nếu không có hy vọng tôi đã không thể làm gì vào lúc này. Tôi hành động vì tin rằng còn có hy vọng cho tương lai.” Anh luôn nói rằng mình không muốn là người lãnh đạo, không muốn mọi người dựa vào mình như một lãnh đạo của phong trào biểu tình. Hầu như không ai kịp nhân ra mình khi anh nhảy lên tàu điện ngầm. Wong chỉ là một thiếu niên, lắc lư theo tàu điện chạy, chăm chú cập nhật trang Facebook của mình. “Hành động có nhiều ý nghĩa hơn lời nói,” Wong nói. Anh bác bỏ các cuộc đàm phán với chính quyền vì cho rằng đó “chỉ là cơ hội để thể hiện sự tức giận của chúng tôi với chính phủ.” “Mọi người luôn nói với tôi,” Ồ, nếu bạn muốn thay đổi thế giới, trước tiên bạn cần phải đi đến trường đại học, làm việc như một quản trị viên của chính phủ hoặc một doanh nhân, sau đó bạn mới có thể thực hiện các chính sách, “Wong nói. “Không, để ảnh hưởng đến thế giới, bạn phải bước ra ngoài đường phố.” Trở nên nổi tiếng, được các phóng viên quốc tế săn đón như một siêu sao không làm Wong thay đổi. Anh lúc nào củng thản nhiên, luôn cúi gập người trên các thiết bị di động (một tư thế khó coi thường khiến các bà mẹ rất chướng mắt) Tuy nhiên, lời nói của anh, kể cả những lời thẳng thắn nhất, thường xuyên đi theo ánh mắt cương quyết luôn chinh phục mọi người. “Tôi không muốn đi theo các trò chơi của người lớn”, anh nói, “Hoặc nói suông, hoặc phân phát các danh thiếp mà sau đó sẽ chỉ để bỏ trong thùng rác …Cải cách chính trị không đến từ đi các cuộc họp … Chúng ta phải làm hành động vì các nhà lãnh đạo của mình đã chả làm gì cả. “ Sau khi tờ Time in ảnh mình trên trang bìa với tiêu đề: “Khuôn mặt của cuộc biểu tình,” anh đã trả lời trên trang FB rằng hàng nghìn người tràn đến các khu vực chiếm đóng là các khuôn mặt thích hợp hơn là hình ảnh của anh trên trang bìa. Wong luôn nói rằng anh không muốn là một biểu tượng và vẫn còn sốc vì việc mình bị bắt hồi tháng trước đã khiến nhiều bạn trẻ tham dự vào cuộc đấu tranh hơn. Bản thân anh không có bất kỳ anh hùng thần tượng nào, kể cả Mahatma Gandhi cũng như Wang Dan, nhà lãnh đạo sinh viên trong vụ Thiên An Môn. Với Wong, tính chất không có thủ lĩnh của phong trào dân chủ là một sức mạnh chứ không phải là một điểm yếu. “Nếu Hồng Kông chỉ dựa vào tôi,” anh nói, “phong trào sẽ thất bại.” Người làm nên cuộc biến động nghiêng ngửa Hồng Kông đang cho cả thế giới nhìn thấy hình ảnh mới về một người lãnh đạo và sức mạnh của giới trẻ là như thế đó. Lê Quốc Tuấn tổng hợp -------------------- Trăn trở
|
|
|
Oct 18 2014, 09:07 AM
Post
#2
|
|
Bảo vệ tổ quốc Group: Năng Động Posts: 5,513 Joined: 22-September 09 Member No.: 5,173 Age: 53 Country |
-------------------- Trăn trở
|
|
|
Oct 18 2014, 09:09 AM
Post
#3
|
|
Bảo vệ tổ quốc Group: Năng Động Posts: 5,513 Joined: 22-September 09 Member No.: 5,173 Age: 53 Country |
-------------------- Trăn trở
|
|
|
Oct 18 2014, 09:11 AM
Post
#4
|
|
Bảo vệ tổ quốc Group: Năng Động Posts: 5,513 Joined: 22-September 09 Member No.: 5,173 Age: 53 Country |
-------------------- Trăn trở
|
|
|
Oct 18 2014, 09:13 AM
Post
#5
|
|
Bảo vệ tổ quốc Group: Năng Động Posts: 5,513 Joined: 22-September 09 Member No.: 5,173 Age: 53 Country |
-------------------- Trăn trở
|
|
|
Oct 30 2014, 08:33 AM
Post
#6
|
|
Bảo vệ tổ quốc Group: Năng Động Posts: 13,947 Joined: 18-November 08 Member No.: 775 Age: 53 Country |
Joshua Wong – Dành lại tương lai Hong Kong joshua-wongJoshua Wong Chi-Fung Đêm thứ ba đánh dấu tròn một tháng kể từ ngày cảnh sát Hồng Kông tấn công những người biểu tình ủng hộ dân chủ ôn hòa bằng hơi cay và bình xịt tiêu, một hành động vô tình xui khiến hàng ngàn người khác tràn ra chiếm các đường phố để đòi quyền tự do bầu cử các lãnh đạo của Hồng Kông. Tôi bị cảnh sát bắt vào hôm đó, ngày 28 tháng 9, vì đã tham dự trong một hành động bất tuân dân sự do sinh viên dẫn đạo ở phía trước trụ sở chính của chính phủ. Tôi đã bị giam trong 46 giờ, cắt đứt khỏi thế giới bên ngoài. Khi tôi được thả ra, tôi rất cảm động khi thấy hàng ngàn người tụ tập đòi hỏi dân chủ trên các đường phố. Từ lúc ấy, tôi biết rằng thành phố đã mãi mãi đổi thay. Kể từ Hồng Kông được trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997, chưa đầy một năm sau khi tôi sinh ra, người dân thành phố đã luẩn quẩn trong một hệ thống chính trị vốn để quyền lực trong tay của những người giàu có và những kẻ giỏi kết nối. Nhiều người trong chúng ta, đặc biệt là thế hệ của tôi, đã hy vọng rằng cuối cùng thì thay đổi dân chủ sẽ đến được sau nhiều năm trời hứa hẹn từ Bắc Kinh rằng chúng tôi sẽ có bầu cử tự do. Nhưng ngưọc lại, vào cuối tháng Tám, Bắc Kinh đã phán quyết rằng đội ngũ đầu sỏ của Hồng Kông sẽ vẫn chịu trách nhiệm. Phổ thông đầu phiếu đã trở thành một giấc mơ tan vỡ. Nhưng không lâu sau đó. Hàng nghìn người biểu tình, hầu hết còn trẻ, tiếp tục chiếm đóng các khu vực chính của thành phố, đang ngày ngày cho thấy sự đổi thay chính trị cuối cùng sẽ đến như thế nào: bằng lòng kiên trì. Cuộc biểu tình dân chủ trong hòa bình của chúng tôi đã phá hủy huyền thoại cho rằng đây là một thành phố của những người chỉ quan tâm đến tiền bạc. Người Hồng Kông muốn cải cách chính trị. Người Hồng Kông đang muốn thay đổi. Thế hệ của tôi, lứa tuổi sinh sau những năm 90, lớn lên sau khi lãnh thổ đã được trả về cho Trung Quốc, sẽ có nhiều thứ để mất nếu Hồng Kông sẽ chỉ trở nên một thành phố nào đó của Trung Quốc đại lục, nơi mà thông tin không được tự do chia sẻ và quy định của pháp luật bị bỏ qua. Chúng tôi rất tức giận và thất vọng rằng Bắc Kinh và chính quyền địa phương của Leung Chun-ying đang tìm cách đánh cắp tương lai của chúng tôi. Thế hệ sinh trưởng sau những năm 90 lớn lên trong một thành phố hết sức thay đổi so với thời của cha mẹ và ông bà chúng tôi. Các thế hệ trước đó, đa phần đến đây từ Trung Quốc đại lục chỉ muốn một cuộc sống ổn định. Một công ăn việc làm an toàn luôn luôn quan trọng hơn chính trị. Họ làm việc siêng năng và không đòi hỏi gì nhiều hơn ngoài một số tiện nghi và ổn định. Thế hệ chúng tôi muốn nhiều hơn thế nữa. Trong một thế giới mà những ý tưởng và lý tưởng được tuôn chảy tự do, chúng tôi muốn những gì mà mọi người khác trong các xã hội tiên tiến đang có: một tiếng nói về tương lai của mình. Tình hình kinh tế ảm đạm của thành phố góp phần vào sự thất vọng của chúng tôi. Triển vọng công ăn việc làm thật chán nản, tiền thuê nhà và giá bất động sản vượt quá khả năng của hầu hết giới trẻ. Khoảng cách giàu nghèo của thành phố quá lớn. Thế hệ của tôi có thể là thế hệ đầu tiên ở Hồng Kông tồi tệ hơn so với thời của các cha mẹ mình. Cha mẹ tôi không phải là những người hoạt động chính trị. Nhưng trong vài tháng qua, vì vai trò đáng chú ý của tôi trong phong trào phản đối, địa chỉ nhà của gia đình tôi bị tiết lộ trên mạng trực tuyến và cha mẹ tôi đã bị sách nhiễu. Bất chấp các phiền phức, cha mẹ tôi vẫn tôn trọng sự lựa chọn tham dự các cuộc biểu tình của tôi. Họ cho tôi sự tự do để làm những gì tôi tin là quan trọng. Những bạn trẻ khác không được may mắn như thế. Nhiều thanh thiếu niên tham dự cuộc biểu tình của chúng tôi không hề được cha mẹ đồng ý. Họ phải nghe những lời chỉ trích về việc đi đấu tranh cho dân chủ khi trở về nhà, rốt cuộc nhiều bạn phải nói dối cha mẹ về các buổi tối vắng nhà. Tôi đã nghe những câu chuyện của các cha mẹ xóa địa chỉ liên lạc và các trao đổi trên phương tiện truyền thông xã hội từ điện thoại di động của các thiếu niên con em mình để ngăn cản họ không tham gia vào các nhóm hoạt động. Thức tỉnh chính trị của thế hệ tôi đã được nung nấu trong nhiều năm. Gần năm năm trước đây, những cuộc biều tình do giới trẻ chủ xướng chống lại việc xây dựng lãng phí một tuyến đường sắt mới nối Hồng Kông với Trung Quốc đại lục. Trong năm 2011, nhiều người trẻ tuổi, trong đó có tôi, đã tổ chức chống lại một chương trình giáo dục quốc dân tuyên truyền của Trung Quốc mà Bắc Kinh muốn áp đặt lên chúng tôi. Khi ấy tôi 14 tuổi, và tất cả những gì tôi có thể nghĩ là các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh không có quyền tẩy não chúng tôi với quan điểm biến dạng của họ về thế giới. Nếu có điều gì tích cực về quyết định mới đây về phổ thông đầu phiếu của chính phủ trung ương, thì đó chính là hiện nay chúng tôi biết được vị trí của mình. Bắc Kinh tuyên bố sẽ cho chúng ta được mỗi người một là phiếu, nhưng trong một kế hoạch chỉ gồm các ứng cử viên được chính phủ phê duyệt mới có thể tranh cử cho cuộc bầu cử không có giá trị như việc phổ thông đầu phiếu. Trong việc lựa chọn lộ trình này, Bắc Kinh cho thấy họ xem công thức “một quốc gia, hai chế độ” đã cai quản thành phố từ năm 1997 đến nay như thế nào. Đối với Bắc Kinh, “một quốc gia” là ưu tiên. Tôi tin rằng quyết định trong tháng Tám và phản ứng mạnh mẽ đối với người biểu tình của cảnh sát Hồng Kông – bắn hơn 80 hộp hơi cay vào đám đông, sử dụng bình xịt hơi cay và dùi cui – là một bước ngoặt. Kết quả là cả một thế hệ từ những người quan sát bên lề đã trở thành người đấu tranh. Dân chúng buộc phải đứng lên chiến đấu. Ngày nay, có rất nhiều học sinh trung học hoạt động trong phong trào dân chủ: có các học sinh trẻ đến lứa tuổi 13 đã tẩy chay lớp học, trong khi các thanh thiếu niên ở mọi lứa tuổi đã ngủ lại qua đêm tại những địa điểm biểu tình. Mặc dù bị tấn công bởi cảnh sát và những tên côn đồ được thuê mướn, tất cả đã phản đối một cách duyên dáng. Một số người cho rằng các đòi hỏi của chúng tôi là không thể đạt được, vì lập trường cứng rắn chống lại cuộc phổ thông đầu phiếu trung thực của chính phủ. Nhưng tôi tin chủ nghĩa tích cực là làm cho điều không thể trở nên có thể. Giai cấp thống trị của Hồng Kông cuối cùng sẽ đánh mất trái tim, tâm trí và ngay cả khả năng cai trị từ người dân, bởi vì họ đã đánh mất một thế hệ tuổi trẻ. Trong tương lai, tôi có thể bị bắt một lần nữa, thậm chí có thể bị đi tù vì vai trò của mình trong phong trào này. Nhưng tôi sẵn sàng trả giá nếu điều này làm cho Hồng Kông trở nên một nơi tốt hơn và công bằng hơn. Các phong trào phản đối có thể không mang lại kết quả cuối cùng. Nhưng tối thiểu, nó đã mamg lại niềm hy vọng. Tôi muốn nhắc nhở mọi thành viên của giai cấp cầm quyền tại Hồng Kông rằng: Hôm nay quý vị đang cướp đi tương lai của chúng tôi, nhưng sẽ đến ngày chúng tôi quyết định tương lai của quý vị. Bất kể điều gì xảy đến cho phong trào tranh đấu, chúng tôi sẽ dành lại nền dân chủ thuộc về mình, bởi vì thời gian đang ủng hộ chúng tôi. The New York Times Lê Quốc Tuấn dịch Việt Ngữ -------------------- KHAI TỬ ĐẢNG!
|
|
|
Aug 12 2015, 10:47 AM
Post
#7
|
|
Bảo vệ tổ quốc Group: Năng Động Posts: 13,947 Joined: 18-November 08 Member No.: 775 Age: 53 Country |
Như một giấc mơ điện ảnh Như một cuốn phim dài hấp dẫn chưa có hồi kết, chàng thanh niên Hoàng Chí Phong lại lên tiếng cho biết anh vẫn tiếp tục hành trình của mình, vì một Hồng Kông trong ước mơ của những người rất trẻ. Những tuyên bố mới nhất của Hoàng Chí Phong trên tạp chí Le Monde vào tháng trước, cho thấy cuốn phim Cách Mạng Dù Vàng năm 2014 có thể là một cuộc trình diễn đầy ngẫu hứng, không định trước cái kết cho mình, nhưng những gì sắp tới đây, sẽ là một bộ phim được sản xuất hết sức chặt chẽ, với phần kịch bản và diễn viên chính cũng sẽ do Hoàng Chí Phong đảm trách. Nhân vật 18 tuổi này, được tờ Fortune bình chọn là 1 trong 10 có ảnh hưởng quan trọng nhất trên hành tinh năm 2015, giải thích lý do cuộc Cách Mạng Dù Vàng lại kết thúc đáng tiếc như vậy, là vì họ đã không giới thiệu sâu rộng kế hoạch của phong trào đến từng người dân Hồng Kông, để có được một sự hưởng ứng mạnh mẽ và thống nhất hơn. Hoàng Chí Phong nói mọi thứ trong tương lai phải khác. Tương lai cho một cuộc Cách Mạng Dù Vàng quay trở lại sẽ nhắm đến một cuộc đấu tranh cho việc thay đổi về thể chế chính trị, mà thời hạn đạt được là năm 2030, trước khi thời hạn cho phép “một quốc gia, hai chế độ” sẽ kết thúc vào năm 2047. Đây được coi là cơ hội cuối cùng cho thế hệ mới ở Hồng Kông trong việc bứt ra khỏi gọng kềm của Bắc Kinh, chọn cho vùng đất của mình một con đường tự do, dân chủ mà họ đã quyết chọn. Không khác gì những khán giả xem phim, những ai quan tâm đến cuộc Cách Mạng Dù Vàng ở Hồng Kông vẫn hồi hộp chờ xem kẻ ác sẽ đến từ đâu, nhân vật chính sẽ thoát hiểm và có thành công hay không. Có lẽ vào lúc này, giới chính trị phụng sự quyền lực cho Bắc Kinh đang căng thẳng để vận dụng mọi bùa phép nhằm ngăn trở cuộc cách mạng. Đổng Kiến Hoa, nhân vật được Bắc Kinh giao trọng trách nhận lại Hồng Kông từ người Anh vào năm 1997, đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ bị mất chế độ ở vùng đất này, đã kêu gọi bổ sung luật pháp từ đại lục, phủ lên luật pháp hiện hành của Hồng Kông. Thậm chí, Stanley Ng., đại diện cho thành phần hãnh tiến thân Bắc Kinh cũng kêu gọi soạn thảo một đạo luật chống lật đổ. “Chúng tôi cần 3-4 năm”, Hoàng Chí Phong nói về một khoảng lặng dự kiến, trước khi có một trận cuồng phong mới của những người cầm dù vàng. Trong cuộc xuống đường năm 2014, người Hồng Kông nói rằng đã có đến 1,2 triệu người tham gia, bằng 1/6 tổng số của cư dân của vùng đất này. Trước khi có một sự thay đổi nào đó xuất hiện, tâm trạng buồn chán về thể chế cộng sản-khác biệt đang lấn dần trong đời sống, đã khiến giới trẻ Hồng Kông lên tiếng về nhiều mặt văn hoá, xã hội, đạo đức… của đại lục đang tràn vào, khiến họ cảm thấy không còn là chính mình, không còn là vùng đất của mình. Sự chuyển động này âm ỉ và lớn dần, không khác gì đêm trước của một cuộc cách mạng. Một trong những cuốn sách gần đây khiến chính quyền Bắc Kinh tức giận, là tác phẩm Lost in transition (tạm dịch: lạc lõng trong chuyển giao) của tác giả Yui-Wai Chu, xuất bản năm 2014. Tựa cuốn sách này nhại lại bộ phim Lost in translation (2003) của nữ đạo diễn Sofia Coppola. Trong sách, vị giáo sư của trường đại học Hồng Kông đã đáp đúng tâm trạng của hàng triệu người vô cùng tiếc nhớ khi nói về một vùng đất tươi đẹp, trước khi trao trả cho Trung Quốc. Ông mô tả một Hồng Kông đang mất dần sự độc đáo của mình, bởi sự xoá bỏ rất chủ tâm của Bắc Kinh. Giới trẻ Hồng Kông đọc và gối đầu giường về một quá khứ kiêu hãnh, đặc biệt không quên nhận định sắc bén của giáo sư Chu: “thống nhất địa lý hoàn toàn không thể thống nhất được văn hoá, và sự thống nhất đó giúp chúng ta nhìn rõ hơn tình trạng ‘một quốc gia, hai nền văn hoá’ (one country, two cultures) hiện nay”. Dĩ nhiên, người Hồng Kông không phản bội lại tổ tiên mình, nhưng họ không chịu nổi những người từ đại lục có chút tiền, ăn to nói lớn, mua vét, ăn cạn mọi thứ đang có trên đảo quốc này. Họ cũng không chịu nổi chuyện những người mẹ đi từ Bắc Kinh đến, tự nhiên cho con ăn hoặc tiêu tiểu ngay trên tàu. Sự khác biệt đó đang là hố ngăn cách sự thống nhất trong lòng người, ngày càng lớn dần. Mốt nhại lại câu nói “một quốc gia, hai chế độ” do Bắc Kinh tuyên truyền cứ nở rộ. Giới làm điện ảnh Hồng Kông cứ hay đùa bằng khẩu ngữ “một bộ phim, hai phiên bản” (one movie, two version) để nói về chuyện làm phim cứ phải phập phồng chờ lưỡi kéo kiểm duyệt. Hồng Kông từng là kinh đô điện ảnh của Châu Á trong nhiều thập niên, nhưng giờ đây, mọi thứ đã nhạt nhẽo, và là sự tiếc nuối của người dân Hồng Kông, cũng như của cả một thế kỷ những người hâm mộ điện ảnh Hương Cảng. Trong danh sách 100 bộ phim hay nhất một thời đại mà các trang mạng của Hồng Kông bình chọn, hầu hết những cuốn phim được nhớ mãi mãi, đều được sản xuất trước năm 1997. Edmmund Lee, nhà bình luận điện ảnh nổi tiếng của tạp chí Time Out, đã nói trong chương trình kỷ niệm 100 năm điện ảnh Hồng Kông (2012) rằng “chúng ta sẽ khó mà tìm lại được, dù nhiều tiền hơn hay nhiều diễn viên giỏi hơn”. Trong những kỳ vọng lẻ loi mà người Hồng Kông còn nghĩ đến, có lẽ đó là Hoàng Chí Phong và hành trình đến tương lai đẹp như điện ảnh của anh. Vượt lên sự nhàm chán và áp đặt của ý nghĩa thống nhất địa lý và chính trị từ chính quyền trung ương, người sinh viên trẻ này đang cùng thế hệ của mình, dần hình thành một siêu phẩm, với tuyên ngôn “hãy để chúng tôi sống với tự do mà chúng tôi đã chọn”. Tuấn Khanh -------------------- KHAI TỬ ĐẢNG!
|
|
|
Apr 11 2016, 08:40 AM
Post
#8
|
|
Bảo vệ tổ quốc Group: Năng Động Posts: 7,735 Joined: 8-August 09 Member No.: 4,377 Country |
Joshua Wong ra mắt đảng chính trị, đòi quyền tự quyết cho Hồng Kông Joshua Wong trong buổi ra mắt đảng “Vì dân đứng lên” (Demosisto) – Ảnh: AFP Những cựu thủ lĩnh của phong trào sinh viên Hồng Kông tối 10.4 chính thức cho ra mắt đảng chính trị có tên là Domosisto; Demosisto được ghép từ tiếng Hy Lạp và Latin có nghĩa là "Vì dân đứng lên". Joshua Wong (Hoàng Chi Phong) giữ vị trí thư ký của Demosisto trong khi Nathan Law Kwun-chung, một cựu thủ lĩnh sinh viên khác, là chủ tịch đảng, theo tờ South China Moring Post ngày 11.4. Joshua Wong là người sáng lập và cựu thủ lĩnh nhóm hoạt động học sinh – sinh viên Scholarism (Học dân tư triều) trong khi Nathan Law là cựu chủ tịch Liên hội sinh viên Hồng Kông. Đây là hai trong số các nhóm lãnh đạo cuộc biểu tình lớn hồi năm 2014 ở Hồng Kông. Joshua Wong cho biết một trong những mục tiêu của đảng là đòi quyền tự quyết cho Hồng Kông sau năm 2047, thời điểm kết thúc “một quốc gia, hai chế độ” đối với Hồng Kông sau 50 năm đặc khu này được trao trả về cho Trung Quốc. “Trên thực tế, quyền tự quyết là mục tiêu chính trị quan trọng nhất của Domosisto. Theo quan điểm của tôi, độc lập là một trong những lựa chọn trong cuộc trưng cầu dân ý về quyền tự quyết”, Channel News Asia dẫn phát biểu của Joshua Wong trong buổi ra mắt đảng. “Tôi nghĩ Hồng Kông không quan trọng việc có độc lập hay không, mà là việc người Hồng Kông có thể có dân chủ và tự quyết dưới chế độ ‘một quốc gia, hai chế độ’ hay không. Hãy để người Hồng Kông tự quyết định tương lai của mình thay vì đảng Cộng sản Trung Quốc”, Wong nói tiếp. Joshua Wong, 19 tuổi, chưa đủ tuổi để tham gia tranh cử hội đồng lập pháp vào tháng 9.2016; những thành viên khác trong đảng sẽ ra tranh cử. Demosisto đang kêu gọi giúp đỡ tài chính từ những người ủng hộ. Hồi tuần trước, Joshua Wong cáo buộc ngân hàng HSBC gây khó khăn cho đảng của mình mở tài khoản ở ngân hàng này, kể cả tài khoản của bản thân anh ta. Tuy nhiên, một lãnh đạo của HSBC đã phủ nhận cáo buộc này, theo Reuters. Hôm 8.4, một quan chức cao cấp thuộc Văn phòng liên lạc của Bắc Kinh ở Hồng Kông, ông Wang Zhenmin nói rằng việc đòi quyền độc lập trên quy mô “rộng lớn” cho Hồng Kông là hành vi có thể bị truy tố hình sự, theo Channel News Asia. News Asia -------------------- “Vì Danh Dự Dân Tộc: Chống giặc Tàu.
Vì tương lai Dân Tộc: khai tử tập đoàn bán nước Việt Cộng” |
|
|
Sep 24 2018, 11:27 AM
Post
#9
|
|
Bảo vệ tổ quốc Group: Năng Động Posts: 7,735 Joined: 8-August 09 Member No.: 4,377 Country |
Thủ lĩnh trẻ Hoàng Chi Phong được đề cử Giải Nobel Hoà bình Mới đây, nhiều thành viên trong Quốc hội Mỹ đã đề cử Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) – thủ lĩnh trẻ của phong trào dân chủ nổi tiếng nhất của Hồng Kông cùng 2 thủ lĩnh sinh viên Hồng Kông khác cho giải Nobel Hoà bình năm 2018. Đây được cho là động thái sẽ làm Bắc Kinh nổi giận. Hoàng Chi Phong là người lãnh đạo cuộc biểu tình nổi tiếng tại Hồng Kông năm 2014. Nhà hoạt động trẻ Hoàng Chi Phong (21 tuổi) cùng các cộng sự là La Quán Thông (Nathan Law – 24 tuổi) và Châu Vĩnh Khang (Alex Chow – 27 tuổi) là ba thủ lĩnh sinh viên đã đứng ra lãnh đạo hàng ngàn sinh viên tại Hồng Kông trong cuộc biểu tình “Phong trào ô dù” đòi dân chủ lớn nhất vào năm 2014. Sau “Phong trào ô dù” đã có liên tiếp các cuộc biểu tình ôn hoà khác diễn ra tại Hồng Kông. Ba nhà lãnh đạo trẻ thậm chí đã bị giam cầm trong nhiều tháng. Qua việc đề cử cho giải Nobel Hoà bình này, các nhà lập pháp Mỹ muốn công nhận “những nỗ lực ôn hoà của họ nhằm mang lại cải cách chính trị và quyền tự trị cho Hồng Kông”. “Những người bênh vực dân chủ tại Hồng Kông đã có những đóng góp đáng kể cho hòa bình bằng cách tích cực mưu tìm một tương lai đảm bảo cho Hồng Kông vào chính thời điểm mà Bắc Kinh có những bước phá hoại sự tự trị lâu nay của Hồng Kông”, bốn Đảng viên Dân chủ và 8 Đảng viên Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ, trong đó có cựu ứng cử viên Tổng thống Marco Rubio, trình bày với Ủy ban Giải Nobel Hòa bình trong một bức thư. Đây là lần đầu tiên có người đến từ Hồng Kông được đề cử giải Nobel Hoà bình. Người thắng giải sẽ được công bố vào tháng 10 năm nay. Việc đề cử này được cho là sẽ khiến chính quyền Bắc Kinh nổi giận vì vi phạm đến nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” được áp dụng tại Hồng Kông. Chính phủ Trung Quốc và Hồng Kông xem các cuộc biểu tình đòi dân chủ là bất hợp pháp. Trả lời phỏng vấn liên quan tới đề cử trên, Hoàng Chi Phong cho biết: “Tôi tin rằng đề cử này sẽ cho cộng đồng thế giới và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thấy được thế hệ trẻ sẽ kiên trì đấu tranh cho dân chủ như thế nào, thậm chí nếu chúng tôi phải đối mặt với tù đày”. Thủ lĩnh sinh viên Hồng Kông cũng nhấn mạnh anh hy vọng đề cử giải Nobel Hòa bình từ các nghị sĩ Quốc hội Mỹ sẽ tiếp thêm sức mạnh cho phong trào dân chủ ở Hồng Kông. Tuệ Minh -------------------- “Vì Danh Dự Dân Tộc: Chống giặc Tàu.
Vì tương lai Dân Tộc: khai tử tập đoàn bán nước Việt Cộng” |
|
|
Lo-Fi Version | Time is now: 16th November 2024 - 11:42 AM |