Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Đồ chay giả mặn độc hại tràn về từ Đài Loan, Tuổi trẻ & Đời sống
lalan
post Feb 15 2015, 02:58 PM
Post #1


Phố Cũ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,691
Joined: 21-April 08
Member No.: 43
Country







Đồ chay giả mặn độc hại tràn về từ Đài Loan

Mấy năm gần đây, ở các thành phố lớn, rộ lên phong trào ăn chay vào các ngày rằm, mồng một. Vì thế, các nhà hàng chay mọc lên ngày càng nhiều với hàng trăm món ăn hình thức bắt mắt mà người đời thường gọi là “món chay giả mặn”. Có điều, ít ai biết được rằng, chính cách ăn chay “nửa mùa” này tiềm ẩn những hiểm họa khôn lường đối với sức khỏe con người.

Đồ chay giả mặn làm bằng thịt động vật gây chấn động

Cách đây không lâu, hơn 2 triệu người ăn chay ở Đài Loan đã bị một cơn chấn động kinh hoàng khi báo chí công bố sự thật khủng khiếp về công nghệ chế biến đồ chay giả mặn. Cơn “đại địa chấn” ấy bắt đầu từ cái chết của một bà mẹ vốn là một phật tử. Khi gia đình đưa bà đến bệnh viện cấp cứu, các bác sĩ chẩn đoán bà bị triệu chứng của bệnh bò điên. Song gia đình không tin vào chẩn đoán ấy bởi bà là người ăn chay trường.

Đã hơn 30 năm rồi, bà không hề đụng đến một miếng thịt, cá. Cuối cùng, chính các con của bà đã khám phá ra một sự thật kinh hoàng: Nguyên nhân dẫn đến cái chết của mẹ mình chính là những đồ chay giả thịt lợn xay, bò xay mà bà đã dùng hàng ngày.

Từ cái chết gây chấn động ấy, báo chí đã vào cuộc điều tra và những việc ẩn khuất bên trong các nhà máy chế biến đồ chay giả mặn dần được tiết lộ. Sự thật cuối cùng được phơi bày: Các nhà máy đã đưa thịt cá động vật ôi thiu vào trong đồ chay giả mặn. Hơn 2 triệu tín đồ ăn chay Đài Loan choáng váng. Báo chí gọi đó là “những hành vi độc ác thật đáng ghê tởm” và chỉ ra hàng loạt các dạng thức chế biến những món ăn chay độc ác này.

Để chế biến món chao, bình thường, nếu làm theo phương pháp lên men cổ truyền thì phải mất nhiều tháng. Nhưng để làm cho nhanh, nhà sản xuất đã nhúng tào phớ vào acid cực mạnh rồi bỏ vào trong hũ, ngâm với nhũng vỏ tôm hư thối để những con giòi bọ trong đó bò quanh tào phớ. Một ngày sau, tào phớ đã thành chao. Sau đó, chao được lấy ra bán cho thực khách.

Một nam thanh niên từng làm cho một công ty sản xuất đồ chay giả thịt đã tìm đến tòa soạn báo Đài Bắc để tố cáo về những tội ác man rợ “giết người không dao” của công ty này. Anh cho biết, anh đã không thể chịu đựng nổi về cách làm đồ chay giả thịt ở đây vì nó quá ác độc. Những đồ chay giả thịt được tạo hình dạng giống như thịt động vật dùng ở các tiệm ăn ở Đài Loan đều có thành phần thịt động vật trong đó, đặc biệt là đồ chay giả thịt lợn xay.

Rất nhiều thịt lợn, thịt bò đóng hộp nhập cảng từ Mỹ, Nhật Bản hoặc Thái Lan, khi được chở đến Đài Loan, ngay lập tức các nhãn hiệu trên đồ hộp này đều được xé bỏ và thay bằng nhãn hiệu “Đồ chay giả thịt lợn xay”. Làm như vậy, giá hàng sẽ tăng vọt lên đến 100 đôla Hồng Kông cho mỗi cân Tàu (khoảng 300 gram). Ngoài ra, họ còn xào thịt lợn thật với thịt bò hoặc nước cốt thịt, tạo mùi thơm mạnh hơn để dễ bán hàng. Họ tin rằng với hương thơm mạnh và xu hướng thích ăn chay sẽ mang lại thêm nhiều thực khách.

Báo chí Đài Bắc giật tít: “70% các đồ chay giả thịt có chứa những sản phẩm động vật khiến cho người ăn chay phá giới! Quý vị ăn chay hãy coi chừng!” cùng những thông tin kinh hoàng: Có đến 15 mẫu trong tổng số 21 mẫu đồ chay giả thịt được Hội Bảo vệ người tiêu dùng lấy từ các khu chợ để xét nghiệm có chứa thành phần động vật.

Những sản phẩm này là thịt viên chay (meatballs), cá viên chay (imitation fish balls), bánh cá chay (imita­tion fish cake), hoành thánh cá chay (imi­tation fish dumplings) và tempuras chay... Tỉ lệ không đạt tiêu chuẩn lên đến 70%. Ăn những sản phẩm này làm cho những người ăn chay vô tình phá giới.

Quá kinh ngạc, Hội đã tích cực thử nghiệm thêm nhiều mẫu lấy từ các siêu thị và giật mình kinh hãi: Những mẫu vật này cũng được trộn với sản phẩm động vật. Cơ quan quản trị thực phẩm và thuốc men đã yêu cầu giữ những mẫu vật này để điều tra thêm và yêu cầu người tiêu dùng chỉ nên mua những thức ăn chay có đóng gói với nhãn hiệu đầy đủ rõ ràng cùng với thành phần sản phẩm được liệt kê đầy đủ công khai, tránh mua đồ chay giả thịt theo lố không có nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu không rõ ràng. Nếu đủ chứng cớ, nhũng công ty sản xuất đồ chay giả thịt độc ác này sẽ bị phạt đến 200 ngàn đô la và tước giấy phép hoạt động.

Cơ quan quản trị thực phẩm và thuốc men Đài Loan đã kiểm tra nhiều siêu thị và các ngôi chợ ở phía Nam và phía Đông thành phố. Họ lấy thêm 48 mẫu đồ chay, một số bán theo lố để ở ngoài và một số có đóng bao. Kết quả là hầu hết những bao có nhãn hiệu với thành phần rõ ràng, chi tiết, có thông tin đầy đủ về công ty sản xuất đều đạt tiêu chuẩn kiểm phẩm.

Song nhưng thực phẩm chay bán theo lố thì khác. 4 trong số 15 mẫu có chứa thịt heo và thịt gà. Tuy nhiên, Hội cũng cảnh báo rằng: Ngay cả những thực phẩm chay có đóng bao không hẳn là an toàn tuyệt đối. Bởi ngay cả những sản phẩm có nói rõ các thành phần bên trong hoặc có chi tiết về công ty sản xuất, một số bao bì này không phải là bao bì chính thức.

Những nguy cơ ẩn tàng trong các món chay... “nửa mùa” ở Việt Nam

Cơn “đại địa chấn” về đồ chay giả mặn ở Đài Loan, ngay lập tức, gây một chấn động không nhỏ đến cộng đồng ăn chay ở Việt Nam, nhất là đối với nhũng thực khách hay ăn uống ở các nhà hàng. Bởi khá nhiều nhà hàng chay ở Việt Nam đã nhập nhiều đồ chay giả mặn từ Đài Loan.

Chẳng ai biết thực sự những đồ ăn ấy có nằm trong danh mục những mặt hàng “gây tội ác” ở Đài Loan hay không. Song có một điều chắc chắn là, các món chay giả mặn chủ yếu phải sử dụng đến các chất phụ gia, phẩm màu... và chất bảo quản độc hại.


Thực phẩm chay bày bán ở chợ không rõ nguồn gốc được nhiều người ưa chuộng

Chi cục An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh từng công bố một kết quả khiến những người ăn chay trường phải giật mình: Hàm lượng acid oxalic, chất gây sỏi thận có trong thực phẩm chay khá cao. Kết quả này được đưa ra sau khi Chi cục Vệ sinh thực phẩm kiểm tra 4 mẫu mì thường được dùng trong các mẫu đồ ăn chay như hủ tiếu khô, mì sợi khô, mì căn.

Khảo sát thị trường thực phẩm chay được bày bán tại một số chợ đầu mối ở TP.HCM như chợ Lớn (quận 6), chợ An Đông (quận 5), chợ Bà Chiểu (Bình Thạnh), phóng viên thấy, phần lớn các loại mì căn, hủ tiếu, đậu phụ... được sản xuất thủ công trong nước với giá bình dân, phần còn lại là các loại nhập khẩu. Trong đó, hàng nhập khẩu có giá bán khá cao làm giả theo các loại thức ăn mặn. Gần như có bao nhiêu món mặn ở ngoài đời là có bấy nhiêu món chay tương tự.

Ngoài ra, “góp mặt” vào thực đơn để đãi tiệc còn có nhiều thực phẩm chay như heo sữa quay, gà phát tài, chả lụa, chả quế, chả cá, nem chua... Hầu hết thực phẩm chay đóng gói sẵn có giá khá “mềm”, chỉ khoảng 13.000 - 32.000đ/gói (120 - 250g) và 62.000 - 110.000đ/kg. Chả lụa chay giá 100.000 đồng/kg, chả nấm 110.000 đồng/kg, chả bó sả 85.000 đồng/kg, chả quế, chả cốm 75.000 – 80.000 đồng/kg; ruốc thịt chay khoảng 170.000 đồng/kg. Điều đáng báo động là phần lớn các loại đồ chay đều thuộc diện: không nhãn mác, không hạn sử dụng và cơ sở sản xuất. Nếu có nhãn thì ghi chung chung.

Theo các chuyên gia, để tạo ra được hương vị, hình dáng giống như thức ăn mặn thông thường, nhà sản xuất buộc phải cho thêm chất hóa học để tạo màu, mùi, vị. Đặc biệt, phải có thêm chất định hình, để tạo hình cho giống các loại thịt, cá. Những chất này đang bị thả nổi trên, thị trường, phần lớn không nhãn mác, không hạn sử dụng, không đơn vị sản xuất và được giao bán với giá cả khá mềm.

TS Phan Thế Đồng - nguyên Trưởng khoa Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Nông - Lâm TP.HCM cho biết, acid oxalic kết hợp với sắt, canxi, natri, kali... trong cơ thể sẽ kích thích ruột và gan. Acid oxalic liên kết với canxi, do đó nếu sử dụng thực phẩm chứa acid oxalic trong thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu hụt chất khoáng, chất dinh dưỡng. “Người có các rối loạn liên quan tới thận, thấp khớp, bệnh gút... không nên dùng thực phẩm chứa acid oxalic. Người có tiền căn sỏi thận nếu dùng thức ăn chứa acid oxalic dễ có nguy cơ sỏi thận, làm nghẽn đường tiết niệu” - TS Đồng cảnh báo.

Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là lâu nay, nhiều người cho rằng, chỉ có chất bảo quản mới gây hại. Song đối với thực phẩm chay, trên thực tế, nhiều chất khác như tạo mùi, vị, định hình... còn độc hại hơn. Chính vì suy nghĩ, “đồ chay là sạch, vô hại” nên ít khi thấy cơ quan chức năng kiểm tra loại thực phẩm này.

Trong khi đó, trào lưu ăn chay đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Thiết nghĩ, để bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, các cơ quan quản lý nên yêu cầu nhà sản xuất giải trình các chất sử dụng trong sản phẩm chay, tránh tình trạng gian lận, đánh lừa người tiêu dùng.

Tuổi trẻ & Đời sống


--------------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post
lalan
post Feb 15 2015, 03:10 PM
Post #2


Phố Cũ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,691
Joined: 21-April 08
Member No.: 43
Country







Họa từ ăn chay… “nửa mùa”!

Nhiều ý kiến cho rằng, ăn đồ chay giả mặn là cách đánh lừa vị giác, thậm chí còn ví von châm biếm đó là kiểu: Ăn chay… “nửa mùa”. Và chính cách ăn chay “một nửa” này lại tiềm ẩn những mối hiểm họa khôn lường đến sức khỏe con người.

Ăn chay không còn… khó

Trước đây, nhắc đến ăn chay là phương thức ẩm thực của người tu hành. Quan niệm Phật giáo cho rằng, ăn chay là để dưỡng pháp thiện, tĩnh tâm, kiêng sát sinh. Ăn chay là sự trân trọng sự sống, loại bỏ tham, sân, si, nuôi dưỡng tâm hồn.

Nhưng ngày nay, ăn chay không đơn thuần chỉ phục vụ vấn đề về tôn giáo. Ðối tượng ăn chay vì thế cũng đã mở rộng và ăn chay trở thành thực đơn được ưa chuộng trong văn hóa ẩm thực của người Việt.

Ðể chiều lòng các thượng khách thì thực đơn đồ chay cũng được biến tấu bắt mắt hơn, hương vị cũng phong phú hơn. Ðương nhiên với một “thế giới” đồ chay phong phú như vậy thì ăn chay đã không còn là vấn đề quá khó.

Nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng khi mà những món ăn từ thịt động vật là nguyên nhân của nhiều loại bệnh thì ăn chay đang được xem là sự “cứu cánh” cho sức khỏe con người. Ðiều cơ bản là nguyên liệu món ăn chay chủ yếu được lấy từ hạt, rau, củ, quả… Nhưng đồ ăn chay lại đang được bán với giá “cắt cổ”, nên không ngoa khi nói ăn chay giờ đây trở thành thú ăn “sang chảnh”.

Chỉ điểm tên món chay trong “menu” của những nhà hàng lớn cũng đủ thấy hấp dẫn với: Ngọc thực cung đình, cơm chiên Dương Châu, miến trộn Nepal, salad Nga, gà xào Thái Lan, bún xào Singapore, sandwich nướng xúc xích… Thoạt nghe chỉ thấy “mặn là mặn”, nhưng đúng là tất cả các món này đều được làm chay theo công thức.

Và giá của những món ăn này không phải là rẻ, trung bình dao động 30.000-200.000 đồng/món. Như vậy, giá cho một mâm cơm chay tươm tất phải lên tới cả triệu đồng. Thực tế giá được đội lên cao như vậy cũng là bởi chế biến một món chay giống mặn không hề đơn giản, phải trải qua công đoạn “phù phép” thì mới có thể cho ra một món ăn chay giả mặn hoàn hảo.

Lựa chọn đồ chay


Không dừng lại ở các nhà hàng, hiện đồ chay cũng len lỏi đến bữa cơm của mỗi gia đình và đa phần được sản xuất theo dây chuyền công nghiệp. Không khó khi tìm kiếm những món ăn chay được chế biến sẵn.

Chỉ cần dạo một vòng quanh các siêu thị, cửa hàng thực phẩm cung cấp đồ chay… hẳn nhiều người sẽ bất ngờ trước loạt các thực phẩm chay giả mặn như thật nào là: Lợn quay, mực rán, vịt quay, tôm hấp, sườn xào, thịt gà rán, giò lụa… Các sản phẩm này sau khi được chế biến lại rất giống món ăn mặn cả về hình thức và hương vị.

Nhiều người gọi đây là cách đánh lừa thị giác công khai và khéo léo. Còn những người khó tính hơn thì cho rằng: Ðây là cách ăn chay… một nửa. Nếu ăn chay là để tâm hồn thanh tịnh thì cần ăn chay “nguyên sơ”, nghĩa là không nhất thiết phải đánh đánh lừa thị giác và vị giác. Thậm chí, nhiều nhà tu hành còn bài trừ cách ăn chay giả mặn như vậy.

Có thể đây là cách nhìn hơi khắt khe về ăn chay. Thực tế hiện nay, nhiều người ăn chay với mong muốn giảm bớt nguy cơ mắc bệnh khi mà những thức ăn từ động vật đang ẩn chứa nhiều hiểm họa cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng chính cách ăn chay thời thượng như hiện nay lại biến đồ chay thành… “tội đồ” .

Nguyên liệu chay cũng độc hại

Nhiều người vì quá lạm dụng những món chay giả mặn mà chủ quan cho rằng mình đã ăn đủ chất, để khi bẵng đi quá lâu thì cơ thể đã chuyển sang chế độ… suy dinh dưỡng.

Một sự thật là, các món chay giả mặn chủ yếu đều được làm từ chất bột đường như: Khoai sọ, khoai mì, bột mì, bột gạo… Những chất này dễ khiến người tiêu dùng hiểu lầm một cách tai hại rằng mình đã bổ sung đủ chất đạm. Nhưng thực tế thì những tinh bột này đâu có thể thay thế nhóm đạm trong khẩu phần ăn của mỗi người.

Vì thế, ăn các thức ăn giả mặn “nem công, chả phượng” thay cho nhóm đạm không thể đáp ứng nhu cầu đạm của cơ thể. Ðó là chưa kể, các món chay giả mặn chủ yếu phải sử dụng đến các chất phụ gia, phẩm màu... và chất bảo quản.

Chi cục An toàn thực phẩm TPHCM từng công bố một kết quả khiến những người ăn chay trường phải giật mình là: Hàm lượng acid oxalic là chất gây sỏi thận có trong thực phẩm chay khá cao. Kết quả này được đưa ra sau khi Chi cục Vệ sinh thực phẩm kiểm tra 4 mẫu mì thường được dùng trong các mẫu đồ ăn chay như hủ tiếu khô, mì sợi khô, mì căn.

Trong khi đó, có bao nhiêu đồ ăn mặn là bấy nhiêu món ăn chay, kéo theo từng đó chất phụ gia, hương liệu. Mà những chất này lại đang được thả nổi, phần lớn không nhãn mắc, không hạn sử dụng, cơ sở sản xuất và được giao bán với giá cả khá mềm.

Chưa kể, để tạo được hương vị, hình dáng giống như thức ăn mặn, nhà sản xuất phải cho thêm chất hóa học để tạo màu, tạo mùi vị và chất định hình. Những chất này khi vào trong cơ thể thì acid oxalic sẽ kết hợp với sắt, canxi, natri, kali... gây kích thích ruột và gan, liên kết với canxi tạo ra bệnh.

Trên cơ sở sử dụng thực phẩm có chứa acid oxalic trong thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu hụt chất khoáng, chất dinh dưỡng và lâu dần sẽ dẫn đến bệnh sỏi thận, nghẽn đường tiết niệu. Ðó chỉ là một trong những nguy cơ từ chất tạo hương, còn vô vàn những mối hiểm họa khác đang rình rập.

Như vậy, cách ăn chay giả mặn vô hình trung cũng đem đến những phiền toái cho vấn đề an toàn thực phẩm. Trong khi đó, nhiều người còn tâm lý quá “cả tin” vào đồ ăn chay, cho rằng đó là những món ăn vô hại.

Câu hỏi đặt ra: Ăn chay thế nào cho phải? cũng khiến nhiều người đau đầu. Thực tế, ăn chay càng cơ bản càng tốt. Nghĩa là không động đến chất phụ gia, chất tạo hương liệu… hay phải dùng chất tạo hình, đánh lừa thị giác.

Ðiều này đã được PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia khẳng định: “Ðồ ăn chay tốt cho sức khỏe của mỗi người. Tuy nhiên với những thực phẩm chay giả mặn thật khó để kiểm soát về các chất phụ gia hương liệu có chứa trong món ăn.

Vẫn biết, khi sử dụng các chất phụ gia này các cơ sở đều phải tuân theo một quy chuẩn nhất định nhưng không phải tất cả đều thi hành đúng. Nên để bảo vệ sức khỏe thì càng hạn chế sử dụng thức ăn có phụ gia càng tốt.

Còn với những người ăn chay trường thì cần có kế hoạch ăn chay cụ thể, theo dõi sát sao chế độ dinh dưỡng để việc ăn chay đạt hiệu quả cao nhất”.

Trên thực tế, nhìn tổng thể kiến thức về ăn chay của người Việt cũng còn nhiều bất cập. Ngay cả những người ăn chay trường cũng chưa thực hiểu tường tận việc làm thế nào để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bản thân và chế độ ăn chay như thế nào là hợp lý.

Theo các chuyên gia, khẩu phần chay phải cung cấp đủ bốn nhóm chất bao gồm: chất đạm, chất bột đường, chất béo và rau quả. Ðối với người trưởng thành thì chất bột đường có nhiệm vụ quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, chiếm 60-65% năng lượng. Chất béo vừa cung cấp năng lượng vừa xây dựng cơ thể, chiếm 20-25% năng lượng. Chất đạm là chất xây dựng và tái tạo lại các tế bào bị hao mòn của cơ thể chiếm 13-15% năng lượng. Rau quả cung cấp vitamin, chất khoáng, chất xơ và các chất chống oxy hóa.

Một nguyên tắc căn bản nhất là phải tôn trọng công thức ăn đa dạng các thực phẩm cung cấp chất đạm, nên sử dụng các thực phẩm tươi, thiên nhiên… Và càng hạn chế ăn các thức ăn qua nhiều khâu chế biến, nhiều bột ngọt, nhiều chất phụ gia càng tốt cho sức khỏe.


--------------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 28th March 2024 - 06:52 AM