Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> “Hoa Lài” có dẫn đến “Hoa Sen”?, Lê Mạnh Hùng
Quốc Biến
post Mar 10 2011, 09:31 AM
Post #1


Sơn hà nguy biến
***

Group: Năng Động
Posts: 1,809
Joined: 7-October 10
Member No.: 16,780
Country










“Hoa Lài” có dẫn đến “Hoa Sen”?

Vài suy nghĩ về các cuộc cách mạng tại thế giới Arab lần này và vì sao những hy vọng một cuộc nổi dậy tương tự tại Việt Nam khó có thể xảy ra.
Cuộc sống, dù là cuộc sống của một cá nhân hay là cuộc sống chính trị của một nước đều luôn luôn có những bất ngờ. Chính vì vậy mà hầu như tất cả những ước đoán về tương lai của người ta hầu như không bao giờ đúng. Ðặc biệt là những bước ngoặt của lịch sử lại càng khó đoán hơn nữa.

Trước khi cuộc nổi dậy tại Tunisia xảy ra, và ngay cả sau khi nó bùng nổ, ít ai nghĩ rằng nó có thể lây lan sang đến như vậy. Những cuộc biểu tình phản đối có nhiều người tham dự không phải là một chuyện gì hãn hữu xảy ra tại nhiều vùng của thế giới, nhưng đại đa số những cuộc biểu tình này không dẫn đến việc làm sụp đổ một chính phủ chứ đừng nói đến việc sụp đổ một chế độ. Và khi một chế độ bị sụp đổ, trong hầu hết trường hợp nó không dẫn đến những biến động tương tự tại các nơi khác, và nhất là chỉ trong vòng vài ngày hoặc vài tuần sau đó.

Nhưng lần này, chuyện hiếm hoi đó đã xảy ra. Và nó đã khiến người ta phải đặt một số câu hỏi. Tại sao lần này lại là một trường hợp đặc biệt. Cho đến nay người ta còn chưa biết thật chính xác tại sao và làm thế nào để cuộc bạo loạn tại Tunisia trở thành môt đám cháy khổng lồ bao trùm cả toàn vùng như vậy. Thành ra những gì viết ra dưới đây cũng chỉ là những suy nghĩ đoán mò của một người tò mò mà thôi. Xin độc giả lượng thứ.

Thứ nhất, mặc dầu ai cũng biết những chế độ chuyên chế như chế độ của ông Mubarak tại Ai Cập không được dân chúng ủng hộ, nhưng người ta đã đánh giá quá thấp mức độ bất mãn của dân chúng đối với chế độ. Cố nhiên đó chính là lý do mà nhiều nhà chính trị học đã chỉ ra tại sao người ta hầu như không thể đoán trước lúc nào một cuộc nổi dậy cách mạng nổ ra. Dân chúng sống trong một chế độ độc tài không thể công khai nói ra sự sự lựa chọn thật sự của họ (và lại càng không thể nói ra khuynh hướng nổi dậy của họ) bởi vì làm như vậy nguy hiểm cho họ. Khuynh hướng đó mà nhà xã hội học Timur Kuran gọi là “những lựa chọn giả” khiến cho không ai có thể đoán được một cách chính xác khả năng có một cuộc cách mạng. Nhưng một khi nó đã xảy ra rồi, nhìn lại có thể thấy rõ là những bất mãn đối với chế độ sâu đậm hơn và lan rộng hơn là người ta vẫn nghĩ.

Thứ hai, hầu như ít ai biết đến mức độ tổ chức của những người chống đối tại những nơi như Ai Cập đã sâu đậm đến mức nào; và có vẻ như chính chính quyền của ông Mubarak cũng không biết đến chuyện đó nữa. Những cuộc biểu tình khổng lồ nhưng lại có kỷ luật không phải ngẫu nhiên mà xảy ra và nay thì chúng ta biết rằng những người chống đối trẻ trung đã âm thầm động viên nhau và tổ chức thành những mạng lưới từ lâu trước khi cuộc nổi dậy tại Tunisia châm ngòi làm nổ bùng. Với vị trí trung tâm của Ai Cập trong thế giới Arab, sự sụp đổ của chế độ Mubarak dẫn đến một nhận thức rằng cũng có thể có thay đổi do đó tạo ra những phản ứng tương tự tại các nơi khác.

Thứ ba, vai trò của những phương tiện truyền thông – và đặc biệt là những phương tiện truyền thông mới – cũng rất đáng kể, ít nhất là trong việc chúng làm dễ dàng hơn các công cuộc tổ chức các hoạt động chống đối lại chính quyền. Chắc chắn là sẽ phải có nhiều nghiên cứu nữa trước khi có thể xác định một cách chi tiết vai trò thật sự mà mạng Internet, Twitter, Facebook, v.v.. đóng trong việc này cùng với điện thoại di động và Al Jazeera. Tuy nhiên ta cũng không nên đặt quá nhiều hy vọng vào chúng vì những chế độ độc tài khác (tỷ như Trung Quốc hoặc Việt Nam) có thể tài giỏi hơn trong việc kiềm chế những kỹ thuật này hơn là chế độ của ông Mubarak.

Thứ tư, một trong những điều đáng ngạc nhiên nhất của những cuộc cách mạng này là phản ứng thiếu kiên quyết, không quyết đoán của đa số những thành phần trong chế độ bị tấn công kể cả các lực lượng an ninh. Các lực lượng công an của Ai Cập được rút ra khỏi đường phố chỉ hai ba ngày sau khi đụng độ với quần chúng xuống đường trong khi quân đội thì mau chóng quyết định rằng họ không muốn dùng vũ lực đàn áp những người biểu tình để giữ ông Mubarak tiếp tục nắm quyền. Bahrain thì có dùng nhiều vũ lực để đàn áp hơn, nhưng cũng chỉ trong một thời gian ngắn rồi thôi. Nói một cách khác, những người biểu tình lần này đã không gặp phải những người như Stalin, Hitler, Ðặng Tiểu Bình hoặc là ngay cả Saddam Hussein, những người mà đã không ngần ngại tắm máu đồng bào của họ để tiếp tục giữ lấy chính quyền. Trường hợp ngoại lệ độc nhất hiện nay là chế độ của ông Gaddafi tại Libya. Nhưng sự đàn áp tàn bạo của ông Gaddafi đến nay có vẻ đã gây ra phản ứng ngược lại và có thể còn thúc đẩy nhanh hơn nữa sự sụp đổ của chế độ ông. Phải chăng sự kiện Libya cho thấy rằng cái tinh thần “cách mạng đòi quyền sống” đã thấm nhuần vào cả đến những cơ cấu bạo lực của các ngày càng nhiều quốc gia? Ðó là một điều đáng suy nghĩ đặc biệt là tại những nước như Trung Quốc, Miến Ðiện hoặc Việt Nam nơi mà chính quyền kiểm soát chặt chẽ các định chế bạo lực như quân đội hay công an cũng như là cho họ những ưu đãi đặc biệt nhằm mua lấy lòng trung thành của họ.

Sau cùng, người ta cũng đánh quá quá thấp cái mẫu số chung về tôn giáo và văn hóa khiến cho những chuyện xảy ra tại một nước Arab gây ra những âm hưởng mạnh mẽ cho nhiều người ở những nước Arab khác. Mặc dầu rất nhiều những khác biệt giữa những nước này với nhau, nhưng những mẫu số chúng này có vẻ như đã khiến người ta đồng tình hơn và sẵn sàng hơn trong việc hành động đi theo. Thành ra đối với những người Arab, sự kiện là tia lửa đầu tiên phát ra tại Tunisia khiến cho nó trở nên quan trọng hơn nhiều so với cũng chuyện đó nếu xảy ra tại Bolivia hoặc Miến Ðiện. Và đài truyền hình Al Jazeera có thể cũng đóng một vai trò khuếch đại những mẫu số chung đó dưới nhiều hình thức.

Tóm lại, tuy rằng những cuộc cách mạng lần này làm rung chuyển thế giới Arab, nhưng chúng ta cũng không có gì chắc chắn trong việc hy vọng rằng nó sẽ nổ ra tại những nơi khác như Việt Nam. Và ngay cả khi nó nổ ra chưa chắc gì nó đã thành công. Nhưng dù sao như người ta vẫn nói: “Tiên đoán là một chuyện rất khó, tiên đoán tương lai lại càng khó hơn.”

Lê Mạnh Hùng


--------------------





Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 28th March 2024 - 02:40 PM