Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Tấm lòng từ bi của Ni Cô – Choying Drolma
lalan
post Apr 17 2017, 11:18 AM
Post #1


Phố Cũ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,691
Joined: 21-April 08
Member No.: 43
Country




Tấm lòng từ bi của Ni Cô – Choying Drolma


Một khuôn mặt những năm gần đây bỗng rực sáng một góc trời Trung Á trong giới âm nhạc nghệ thật, nhưng không phải là một diễn viên, một ca sĩ, mà một phụ nữ đã xuống tóc đi tu, hay gọi là Ni Cô – Choying Drolma. Gần như trọn cuộc đời của Ni Cô Drolma giành cho sự cung phụng yêu thương, từ bi và cứu giúp những em bé mồ côi, thiều ăn, thiếu mặc thiếu những gì cần cho tuổi thơ, cũng như luôn bên cạnh đấu tranh cho tất cả phụ nữ bị cô thế, yêu thân, bị hà hiếp…

Ni Cô Choying Drolma lớn lên trong những trận đòn roi của người cha vũ phu, lên 10 tuổi, mang trong lòng nỗi giận dữ và sợ hãi, cô bé Dolma Tsekyid quyết định đi tu.

Ba năm sau, cô bé Dolma được nhận vào tu viện Nagi Gompa nằm trên một đỉnh núi trong thung lũng Kathmandu, nơi cô gọi là “thiên đường”. Dolma lúc này trở thành Ani Choying Drolma. Ani có nghĩa là ni cô trong Phật giáo Tây Tạng.

“Lần đầu tiên xuống tóc, tôi có cảm giác rất tự do – Drolma, nay đã 45 tuổi, nhớ lại – Tôi có cảm giác mình được trả lại tuổi thơ”.

Tu viện Phật giáo Nagi Gompa là nơi đón nhận nhiều du khách phương Tây đến để giác ngộ tâm linh, trong đó có nhà sản xuất âm nhạc người Mỹ Steve Tibbetts.

Năm 1993, ông đến tu viện này cùng vợ mình để học thiền. Vào đêm cuối cùng trước khi ông rời đi, một người phiên dịch trong tu viện đề nghị Tibbetts thu âm cho Drolma.


Năm đó cô 22 tuổi. Cô tròn mắt ngạc nhiên, rồi sau đó hít một hơi thật sâu và hát vài câu trong bài Leymon Tendrel, nhạc Phật giáo của người Tây Tạng. Nhà sản xuất Tibbetts lúc đó sững sờ đến nỗi… quên mất bấm nút thu. “Giọng hát của cô ấy có sức mạnh nhân văn thấu vào tim người nghe” – ông nói.

Vài ngày sau đó, Tibbetts quay trở lại để thu âm với Drolma. Về Mỹ, ông hòa phần ca của cô với guitar và gửi lại cho Drolma, đề nghị hợp tác sản xuất một album. “Chẳng nghĩ ngợi gì, tôi đồng ý ngay, và đó là một điều kỳ diệu trong cuộc đời tôi” – Drolma nói.

Vậy là album đầu tiên ra đời, có tên Cho, được thu ngay tại tu viện ở Nepal, với sự hỗ trợ của tác giả Joe Boyd, người từng làm việc với nhiều cái tên “cộm cán” trong làng nhạc như Pink Floyd, Nick Drake và Billy Bragg.

Cho nhanh chóng được bán hết sạch, còn mang về cho Drolma một tour diễn vòng quanh 22 thành phố tại Mỹ, và một cú sốc văn hóa rất lớn. “Tôi rất ngạc nhiên khi thấy phụ nữ ở đó tự tin và độc lập như thế nào. Họ lái xe, họ được đi học… Tôi thấy mình được truyền cảm hứng” – Drolma nhớ lại. Kết thúc tour diễn, Drolma về lại Nepal, mua một chiếc máy tính, kết nối Internet và mở tài khoản ngân hàng.

Chuyên tâm giúp đỡ người khác, sư cô Drolma được nhiều người so sánh với mẹ Teresa của Ấn Độ. Số tiền kiếm được sau tour diễn đầu tiên tạo nền tảng cho Drolma thực hiện ước mơ mà cô ấp ủ bao lâu: mở một ngôi trường dành cho các cô gái có hoàn cảnh khó khăn.

Năm 1998, Drolma thành lập quỹ phúc lợi dành cho ni cô NWF. Hai năm sau, cô khánh thành trường nội trú mang tên Đa-la Bồ Tát ở Kathmandu, là nơi dạy dỗ miễn phí cho khoảng 80 ni cô có hoàn cảnh khó khăn ở Nepal và Ấn Độ.

Suốt một thập niên sau đó, gần như năm nào cô cũng ra một album. Tính đến nay cô đã biểu diễn ở nhiều nơi trên thế giới, ra mắt tự truyện Singing For Freedom (Hát vì tự do) được dịch ra 15 ngôn ngữ khác nhau.

Năm 2010, cô tiếp tục mở quỹ Aarogya hỗ trợ dịch vụ y tế cho những người mắc bệnh thận, căn bệnh cướp đi mạng sống của mẹ cô, và đã vận động được chính phủ hỗ trợ chạy thận miễn phí cho người nghèo ở Nepal.


Một năm sau đó, Drolma đứng ra bảo vệ một ni cô trẻ 21 tuổi bị cưỡng hiếp tập thể và bị tẩy chay khỏi cộng đồng, không màng đến chuyện chính cô cũng có thể bị tẩy chay. Thật ra, Drolma từ lâu cũng đã bị chỉ trích vì xuất hiện trên các tạp chí phương Tây và vì sự nghiệp ca nhạc nổi tiếng thế giới của cô, những điều được xem là không phù hợp với một ni cô.

“Tôi là người đã bứt phá và làm nhiều chuyện gây sốc cho mọi người – Drolma nói – Tuy nhiên, tôi không hát những bài ca não tình, tôi hát những giai điệu có ý nghĩa tâm linh”.

Ở nhà riêng, lái xe riêng và có sự nghiệp của riêng mình, Drolma được xem là một hiện tượng rất kỳ lạ ở Nepal.

“Tôi chưa từng hối hận vì quyết định đi tu – cô tự tin khẳng định không tiếc cơ hội hôn nhân – Tôi hoàn toàn tận hưởng tự do của riêng mình”. Năm 2014, Drolma trở thành đại sứ quốc gia đầu tiên của UNICEF tại Nepal, có sứ mệnh bảo vệ trẻ em và người trẻ khỏi tình trạng bạo lực ở nước này.

Đất nước tôi, Việt Nam ơi! cần lắm một tấm lòng… khó thật!!

(source from NgocDong/CNN News)


--------------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 User(s) are reading this topic (2 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 28th March 2024 - 02:26 PM