Welcome Guest ( Log In | Register )

9 Pages V  « < 2 3 4 5 6 > »   
Reply to this topicStart new topic
> Hải ngoại lưu ý thực phẩm Việt Nam - ST tài liệu
HoangHacQuan
post Mar 13 2011, 10:30 AM
Post #37


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 266
Joined: 31-August 10
Member No.: 14,714
Country







Đầu làng cuối xóm:
Hàng Trung Cộng sẽ biến mất trên thị trường ?


Luật Mỹ và Canada, buộc các nhà sản xuất phải in rõ hàng chữ “Made in + tên quốc gia” để khách hàng biết sản phẩm ấy do nước nào sản xuất. Điều đó làm cho Trung Cộng kẹt. Hàng “Made in China” ban đầu được chuộng vì quá rẻ, nhưng khách mua về mới biết trong 100 món đã có tới 95 món xài không được: phẩm chất kém, không bền, không an toàn và độc hại.

Khi người ta bắt đầu chê hàng “Made in China”, các nhà sản xuất ở Trung Cộng bắt đầu in hàng “Made for + tên hãng + tên quốc gia”. Thí dụ: “Made for ABCD, USA”. Made in là làm tại, made for là làm cho. “Made for ABCD, USA” là làm cho hãng ABCD ở Mỹ. Cũng có câu “Made in… tại đâu” in chữ to hơn nửa con kiến riện “bê-bi” một chút, nằm co ro đâu đó trên hộp. Nhờ tên “ABCD” quen thuộc, hàng lại bán chạy.

Một cách lường gạt khác, các hãng sản xuất in hàng chữ “Packaged in + tên quốc gia”, nghĩa là vô hộp, đóng gói tại nước nào đó, dĩ nhiên không phải China. Câu “Made in China” vẫn in chữ to hơn nửa con kiến riện mới nở một chút, nằm khiêm tốn đâu đó trên hộp, xa xa hàng chữ “Packaged in…” Khách mua không để ý, quên rằng món hàng chỉ được vô hộp tại bản xứ chứ không hề bao giờ được sản xuất tại bản xứ. Hàng lại bán chạy tiếp.

Rồi chính phủ các nước phát giác, đổi luật. Con rùa hành chánh ì ạch bò mãi rồi cũng tới nơi. Luật mới buộc: phải in chữ “Made in … tại đâu” [hải to ngang cỡ chữ “vô hộp tại đâu”, hay “làm cho ai” bán. Hai hàng chữ này phải đi cặp kè với nhau như Mao xếnh xáng cặp kè với nường Giang Thanh thời còn son trẻ. Luật mới giúp khách hàng đỡ toi tiền, và mấy anh sản xuất ở Trung Cộng lại bắt đầu xẹp túi.

Hàng “Made in China” vơi dần, vơi dần và có thể biến mất tăm luôn trong một ngày đẹp trời nào đó.

Nhưng đừng vội an tâm! Mấy anh nhà buôn Tàu phù sẽ “động não”, “khẩn trương phấn đấu với bản thân” để tìm ra cách lường gạt mới. Quả vậy! Hàng mới xuất hiện, đông đảo, ồ ạt, tràn ngập như độ nào: “Made in PRC”. Thì ra với bản tính gian xảo cố hữu – mà văn học Trung Hoa – gọi là cơ trí, một tiếng khen, các nhà sản xuất Trung Cộng có cách lường gạt khác: Thay vì in là “Made in Chinna” khó bán, họ in là “Made in PRC”.

PRC là của khỉ gì, mấy ai nhớ cho ra! Và người ta cứ mua. Mua về xài không được, vất đi thì tiếc mà giữ lại chật nhà, khi ấy mới tức mình nặn óc truy tầm mấy chữ viết tắt PRC xem nó là con quái vật nào, mới hay nó là People Republic of China, Cộng hoà Nhân dân Trung quốc, vẫn cái tổ con chuồn chuồn! Lại chờ các ông nhà nước tây đổi luật lần nữa. Lần này khi luật mới nữa ra đời, cấm in tên nước bằng chữ viết tắt, thì mấy anh gian thương Ba Tàu đã hốt một mớ tiền khuân về nhà hỉ hả ngồi đếm và ngẩm nghĩ tìm ra chữ “Made in … lưu manh” khác để tiếp tục lường gạt mấy anh da trắng và mọi màu da khác.

Mõ (Làng Văn)

Bọn Tàu cộng gian manh lừa bịp "Made in PRC"


Sau khi hàng Made In China bị lật tẩy nay Tàu cộng đang đổi tên Made in PRC trên các sản phẩm của chúng. PRC = People's Republic of China













Chúng ta nhờ giới trẻ, con cháu đưa vào Internet, Facebook và các trò chơi để kêu gọi tẩy chay bọn gian manh này tiếp cho đến khi chúng sập tiệm mới thôi.

VHT

Chuyện lạ có thiệt---tuần rồi, tui theo vợ đi chợ, thấy có một hiện tượng lạ là những hàng hóa Made in China được chuyển thành Made in PRC. Rất nhiều (>50%) hàng hóa Tàu đều chuyển thành PRC (People Republic of China).

Tui chắc là tụi China nhận thấy khách hàng tẩy chay Made in China nên tính bài lập lờ đánh lận con đen. Lớp trẻ như mọi người ở đây thì không nhưng các bà, các cụ, thậm chí các cụ trẻ nhưng thiếu kiến thức đều có thể lầm lẫn.

Mấy bác nên khuyến cáo bà con cô bác tránh luôn PRC dùm.

(E.M.)



Not 'MADE IN CHINA' anymore?

Now 'they're' made in P.R.C. *!?!!

I noticed this on the back of

Isabel's new set of AIM

(Revolution) toothbrushes!


--------------------
Nhân quyền
Go to the top of the page
 
+Quote Post
NamQuoc
post Apr 14 2011, 08:18 AM
Post #38


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 5,513
Joined: 22-September 09
Member No.: 5,173
Age: 53
Country






Trung Quốc bắt 5 người tẩm hóa chất trong bánh bao



THƯỢNG HẢI (AFP) - Giới hữu trách Trung Quốc hôm Thứ Tư cho hay vừa bắt giữ năm người và đóng cửa một công ty sản xuất bánh bao sau khi có tố cáo cho rằng sản phẩm của họ được nhuộm phẩm, hết hạn hay có chứa các chất hóa học không được xác định.

Thị trưởng Thượng Hải, ông Han Zheng, ra lệnh điều tra công ty Shanghai Shenglu Food Co. và hứa sẽ truy tố bất cứ ai vi phạm luật an toàn thực phẩm trong vụ tai tiếng mới nhất làm lo sợ người tiêu dùng ở Trung Quốc.

Cuộc điều tra được mở ra sau khi đài truyền hình nhà nước Trung Quốc China Central Television (CCT) loan tải phóng sự hôm Thứ Hai kể rõ chi tiết các tố cáo và nêu đích danh công ty Shenglu.

Giấy phép hoạt động của Shenglu bị thu hồi và năm giới chức điều hành công ty bị bắt giữ hôm Thứ Tư sau khi thú nhận loại thuốc nhuộm màu vàng đã được dùng để làm hơn 300,000 “bánh bao bột bắp” kể từ tháng 1 năm nay, theo một thông cáo của thành phố.

Các bánh cũ không bán được cũng được dùng lại và các chất hóa học được đổ vào nhưng không ghi trên nhãn theo như quy định.



Tuần qua, các điều tra viên tìm thấy chất nitrite trong sữa tươi từ hai trại nuôi bò sữa, trong một vụ mà công an sau đó cho hay là cố ý đầu độc, theo nguồn tin giới truyền thông nhà nước.



Có ba trẻ nhỏ thiệt mạng và 36 người khác phải vào bệnh viện điều trị vì nhiễm độc. Có một người đàn ông và một phụ nữ bị bắt trong vụ này, theo Tân Hoa Xã.



Tháng qua, công ty sản xuất thịt lớn nhất Trung Quốc, Shuanghui Group, phải xin lỗi khách hàng sau khi một số thịt heo của họ bị khám phá có chứa chất clenbuterol, thường được trộn vào thực phẩm của heo bất hợp pháp để có thịt nạc. (V.Giang)


--------------------
Trăn trở
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Tulip
post Apr 20 2011, 06:22 PM
Post #39


Hoa cô đơn
***

Group: Năng Động
Posts: 5,417
Joined: 28-October 08
Member No.: 516
Country





Cơ sở sản xuất bánh ngọt từ trứng thối chuyên đổ cho quán xá nhà ga, bến tàu

Rùng mình bánh ngọt sản xuất từ trứng thối


Hai người thợ trực tiếp làm bánh cũng phải đeo khẩu trang thật dày bởi họ không chịu được mùi hôi thối của trứng, của chất thải bốc lên.

Liên tục trong những ngày gần đây, dư luận Trung Quốc không khỏi bàng hoàng khi hàng loạt những vụ việc vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm tại nước này bị phanh phui. Mới đây, lực lượng chức năng lại tiếp tục phát hiện một lò sản xuất bánh ngọt từ trứng thối để đổ cho các đầu mối tại bến tàu, nhà ga.

Ngày 18/4, một người tiêu dùng đã gọi điện đến tờ Tin tức Vân Nam thông báo: có một xưởng chuyên sản xuất bánh trứng, bánh ngọt từ trứng gà thối đang ngầm tuồn loại bánh này đến các cửa hàng ở nhà ga, bến tàu để bán cho khách đi đường.

Nhờ độc giả này dẫn đường, trong vai một người cần tìm nguồn cung bánh trứng, bánh ngọt cho nhà hàng phục vụ bữa sáng, phóng viên đã thực mục sở thị quá trình làm bánh từ trứng gà thối, bột mì biến chất và chất phụ gia này để đưa ra công luận.


Giấy phép kinh doanh cũng “mua” được


Gọi là xưởng sản xuất nhưng thực chất đây chỉ là một căn phòng nhỏ tối tăm và ẩm thấp với diện tích chừng 10 m2. Ngoài mùi chất thải khiến người ta buồn nôn, xưởng này còn chuyên dùng trứng gà thối để làm bánh trứng.

Hai người thợ trực tiếp làm bánh cũng phải đeo khẩu trang thật dày bởi họ không chịu được mùi hôi thối của trứng, của chất thải bốc lên.

Quy trình chế biến bánh trứng bẩn xem ra khá đơn giản. Một người thợ đổ bột mì đã ngả màu xỉn vào xô, cho thêm chút muối hạt thô và đổ nước quấy đều tạo ra thứ bột sền sệt màu tro. Tuy nhiên, khi người thợ này cho thêm một chút bột Tartrazine, một loại phẩm màu công nghiệp thực phẩm và bột nở, xô bột mỳ từ màu xám chuyển sang màu vàng chanh. Tiếp đó, người thợ đập thêm 2 quả trứng thối, một chút đường rồi quấy đều và bắt đầu đổ vào khuôn. Kinh hãi hơn là tại cơ sở này ruồi nhặng bay vo ve, đậu khắp nơi trong khi bánh, bột không có bất cứ dụng cụ nào che đậy.


Thùng pha bột và trứng thối như thùng pha sơn


10 phút sau khi bỏ vào lò, một mẻ bánh mới ra đời. Sau khi để nguội, chúng lần lượt được đóng túi, dán tem “Sản phẩm đảm bảo chất lượng”.

Một gói bánh trứng 20 chiếc mua tại xưởng này chỉ có 3 tệ, nhưng khi ra bến xe bến tàu người ta bán với giá 6 đến 8 tệ. Khi phóng viên giới thiệu là chủ một nhà hàng muốn đặt bánh làm bữa sáng cho thực khách, ông chủ tỏ ra hơi lăn tăn rồi cuối cùng cũng nói thật: “Bánh ở đây chất lượng không tốt lắm, cửa hàng chị mua cho khách ăn khả năng họ sẽ không thích đâu. Bánh này làm ra để cho khách đi đường ăn thôi, chúng tôi thường đổ cho các quán ở các nhà ga, bến xe, bến tàu chứ chưa bán cho nhà hàng bao giờ”.

Rời khỏi xưởng bánh trứng bẩn, phóng viên lập tức liên lạc với lực lượng quản lý thị trường địa phương, 1h sau đó họ có mặt, lập biên bản và đình chỉ hoạt động sản xuất bánh trứng bẩn của xưởng này. Khi dạo một vòng qua các nhà ga, bến tàu ở Côn Minh, phóng viên phát hiện có rất nhiều nơi bày bán loại bánh trứng bẩn này. Vì giá cả khá rẻ nên loại bánh trứng bẩn này được khá nhiều khách đi đường sử dụng.


--------------------

*******
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Tống Trung
post May 11 2011, 05:21 AM
Post #40


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 1,674
Joined: 27-September 10
From: Canada
Member No.: 16,191
Age: 52
Country










Về VN , ăn bắp luộc, hảy coi chừng !?


Đó là lời thú tội của một bà bán bắp luộc ở quận 8 (TP.HCM), sau hai năm luộc bắp với những cục pin.
Theo lời kể của một người được bà bán bắp tâm sự, suốt hai năm qua, ngày nào bà cũng cho những cục pin vào nồi bắp của mình để luộc chung. Giờ thì bà bán bắp không còn ở cái đất Sài Gòn hoa lệ để kiếm cơm nữa. Vì lương tâm cắn rứt, bà đã “gác kiếm”, về quê (Thanh Hóa) để lương tâm bớt cắn rứt những ngày còn lại của cuộc đời.





Nghe người bạn nói về lời thú tội của bà bán bắp nói trên mà tôi thấy sởn gai ốc. Trước giờ, tôi vẫn được vợ mua cho một vài trái bắp khi bả đi chợ. Nhưng từ khi nghe cái việc luộc bắp bằng pin, tôi không dám động đến trái bắp nào của những người bán dạo nữa. Có thèm thì kêu vợ mua bắp sống về tự luộc ăn cho chắc cú.

Ngoài bắp, pin còn được sử dụng để luộc bánh chưng. Sở dĩ pin được sử dụng để luộc bắp hay bánh chưng (chưa biết còn cái gì bị luộc chung nữa) bởi môi trường chính của pin là kiềm. Chính chất kiềm là dung môi khiến hợp chất tạo màu của lá dong được xanh hơn, tinh bột hấp thụ nước tốt hơn nên bánh mau chín hơn. Tuy nhiên, trong pin có chì rất độc hại.

Còn đối với bắp, khi được luộc chung với pin, hạt bắp sẽ nhanh chín hơn, nhanh mềm hơn. Với chiêu này, người bán bắp sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí than, củi cũng như thời gian hơn. Với bánh chưng, chúng ta có thể quan sát kỹ chiếc bánh để phát hiện liệu chiếc bánh có bị luộc chung với pin hay không. Nếu có ánh tím thì nhiều khả năng bị luộc bằng pin.

Các chuyên gia khuyến cáo, người tiêu dùng không nên chọn những chiếc bánh có màu xanh mướt bất thường. Lá dong khi luộc bằng phương pháp truyền thống (qua 8 - 10 tiếng đun) thường có màu ngả vàng. Tuy nhiên, khuyến cáo cho việc phát hiện bắp luộc với pin thì chưa có, tuy nhiên nó cũng tương tự như bánh chưng. Rất có thể, khi luộc chung với pin, vỏ trái bắp sẽ xanh hơn thay vì có màu vàng?



Nếu đã bóc vỏ ra thì bó tay. Thành ra, tốt nhất là mua về nhà tự luộc nếu thèm bắp. Đây là việc tôi nghe được từ một người bạn. Tuy chưa có cơ hội xác minh nhưng cứ mạo muội viết ra đây để các bạn mê bắp luộc tham khảo.
Hy vọng là không có cái việc vô lương tâm này xảy ra. Cũng chẳng biết đâu được vì hầu hết những người bán bắp luộc dạo đều nghèo khó cả.


--------------------
vận nước lênh đênh
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Tulip
post May 29 2011, 12:32 PM
Post #41


Hoa cô đơn
***

Group: Năng Động
Posts: 5,417
Joined: 28-October 08
Member No.: 516
Country






Kinh hoàng công nghệ chế biến cà phê tại Việt Nam



Giá một ký cà phê nhân khoảng 50.000đ, sau khi chế biến sẽ cho ra 0,7kg cà phê bột, nhưng lại được nhiều hãng chào bán với giá chỉ từ 55.000 - 60.000đ/kg. Nếu tính các chi phí như nhân công, đóng gói, tiếp thị, vận chuyển… thì các hãng cà phê này chắc sẽ lỗ to. Vậy vì sao các hãng cà phê không những sống khỏe mà còn giàu lên trông thấy khi kinh doanh mặt hàng này?


Siêu lợi nhuận

Qua nhiều mối giới thiệu, chúng tôi tiếp cận được ông C. - một người có tiếng về kỹ thuật pha chế tại Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai). Chỉ nhấp một ngụm nhỏ cà phê, ông có thể phân biệt được công thức pha chế của các hãng cà phê với tỷ lệ bột bắp, đậu nành và hàm lượng hóa chất, phụ gia ra sao. Đặc biệt, ông còn có thể làm được một ly cà phê giống hệt màu sắc, hương vị của ly cà phê vừa uống thử. Cũng chính nhờ tiếng tăm trong nghề nên không ít hãng cà phê tại Đồng Nai, Sài Gòn đã “đặt hàng” với ông. Tuy nhiên, do các chủ doanh nghiệp này vì lợi nhuận cao, đã đưa ra công thức pha chế với quá nhiều hóa chất độc hại nên ông từ chối thẳng.

Ông C. cho biết, nếu pha chế cà phê bằng bắp và đậu nành với tỷ lệ hợp lý thì sẽ chẳng có hại bao nhiêu cho người tiêu dùng, nhưng khi bắp và đậu nành được sấy cháy đen thành than, lại tẩm ướp thêm hóa chất vào, đóng gói và tung ra thị trường thì rất nguy hiểm cho sức khỏe. “Với giá cà phê như hiện nay, để sản xuất ra một ký cà phê bột (gồm: nhân công sấy, xay, đóng gói, bao bì nhãn mác…) ít cũng phải mất 100.000đ trở lên. Cà phê bột được chào bán giá từ 55.000 - 60.000đ/kg thì chỉ có bột bắp, đậu nành mà thôi” - ông C. khẳng định.








"Công nghệ" chế cà phê bẩn với mỡ công nghiệp, đường hóa học, hóa chất...


Để chứng minh, ông cho biết thêm: hiện giá bắp chỉ khoảng 8.000đ - 9.000đ/kg, đậu nành khoảng 13.500đ/kg. Với bột bắp, đậu nành mà bán 55.000đ - 60.000đ/kg thì giới kinh doanh cà phê “phất” nhanh là điều dễ hiểu. Lợi nhuận cao đã khiến các hãng cà phê đua nhau mọc lên và tung ra thị trường những sản phẩm rất bát nháo. Chìa cho chúng tôi cả chục loại cà phê đến tiếp thị, ông C. lắc đầu: “Có nhiều thương hiệu mà khi gọi vào số điện thoại in trên bao bì thì chỉ nghe… ò e í, hoặc truy ra là địa chỉ ma…”.

Hóa chất: bao nhiêu cũng có

Trong “cà phê bẩn”, ngoài cà phê - đậu nành - bắp còn có khoảng chục loại hóa chất, phụ liệu độc hại như: bột CNC (chất làm keo), chất tạo bọt trắng, caramen tạo mùi, tinh sữa, tinh ca cao, tinh cà phê, bơ công nghiệp, đường hóa học, bột vani… Theo ông C., nếu không có những chất trên - được dân trong nghề mua ở “chợ hóa chất” Kim Biên (TP.HCM) - thì đậu nành, bột bắp không thể “hô biến” thành cà phê được.


CNC - chất làm keo cà phê


Trong vai một doanh nghiệp nhỏ mới thành lập muốn “chế biến” cà phê bột từ bắp, đậu nành, chúng tôi ghé một cửa hàng bán hóa chất tại chợ Kim Biên. Một phụ nữ còn khá trẻ đon đả: “Yên tâm đi anh Hai, em để giá sỉ cho, loại nào cũng có. Chất CNC làm keo, đảm bảo cà phê khi pha sẽ có chất kết dính sền sệt nhìn rất bắt mắt; bột tạo bọt trắng cho vào một chút thì chỉ cần khuấy nhẹ là ly cà phê đầy tràn bọt ngay; caramen tạo mùi muốn đắng kiểu nào cũng được, mùi nào cũng có (mùi cà phê đậm, nhạt)…”. Nói rồi, cô ta tiếp tục giới thiệu các phụ gia “cao cấp” hơn mà chỉ dân trong nghề mới biết như: tinh sữa, tinh ca cao, tinh cà phê, bơ công nghiệp, đường hóa học, bột vani…


Caramen tạo mùi, màu và vị đắng tự nhiên


Theo người phụ nữ này, tinh sữa (có màu trắng đục như sữa, sền sệt, được đóng vào can nhựa trắng), giá bán lẻ 120.000đ/kg. Tinh ca cao là phụ gia không thể thiếu (có màu nâu nhạt cũng được để trong từng thùng nhựa trắng) giá 350.0000đ/kg, loại này cho vào “cà phê” sẽ giúp cho bột có mùi thơm phức như loại thượng hạng thường chỉ có bán ở những quán cà phê sang trọng. Đường hóa học được đóng thành từng bịch, mỗi bịch 1kg (có thể dùng được cho cả tạ cà phê xay), nhìn bề ngoài trắng như những viên bột sắn dây, cho vào khi pha chế thì dù bột bắp, đậu nành cháy đen đắng cỡ nào cũng thành cà phê có vị ngọt, đắng tự nhiên. Ngoài ra, để pha chế, người ta còn cho thêm vào bột vani, làm cho bột cà phê thơm lừng…


Tinh sữa cà phê


Không chỉ vậy, để giảm chi phí, bột đậu nành, bắp sau khi đã sấy thành than thì đổ ra nền đất, trộn bơ (mỡ) công nghiệp (do Trung Quốc sản xuất, có giá chỉ 50.000 - 60.000đ/kg) vào, để bột được béo ngậy và thơm. Cũng là mỡ động vật (mỡ cừu) - chuyên để sấy cà phê có chất lượng - thì giá tới 260.000đ/kg. Công đoạn cuối cùng của “cà phê bắp, đậu nành” là đổ thêm chút hương liệu rượu rhum vào, giúp cà phê thêm đậm đà khi pha chế cho khách.

Cũng tại chợ hóa chất Kim Biên, biết chúng tôi chuẩn bị mở cơ sở chế biến cà phê, nhân viên một tiệm bán hóa chất khác mách nước: “Anh đã có bao bì sản phẩm chưa? Cứ đến tiệm K.T. (đường Trang Tử, P.14, Q.5) mà lựa mẫu”. Tiệm này đã thiết kế sẵn cả chục loại bao bì cực kỳ bắt mắt, rất đẹp với đủ trọng lượng khác nhau. Hầu hết cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ thường đến đây để lấy hàng. Khi chúng tôi đến, nhân viên của tiệm cho biết, chỉ làm thấp nhất là năm ký (mỗi ký được 500 bao nhỏ loại 300g) với giá 135.000đ/kg. Mua bao xong, chủ nhân muốn in tên gì lên trên cũng được, chỉ cần đem đến tiệm in là xong…

Kinh hoàng xưởng chế biến


Từ một đầu mối khác, chúng tôi tìm đến xưởng chế biến cà phê của ông N.T.H. nằm sâu trong con hẻm thuộc P.Tân Hòa (TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). “Cụm liên hợp pha chế cà phê” này có ba lò sấy, hai máy trộn với ba công nhân làm việc. Dù đây là cơ sở cung cấp một lượng “cà phê” lớn hàng ngày, nhưng nhà xưởng rất tuềnh toàng, nhếch nhác. Do toàn bộ công việc được “cơ giới hóa” nên không khí làm việc dù rất khẩn trương nhưng lại khá yên ắng, người ngoài khó mà phát hiện được.



Công nghệ "pha chế" cà phê dường như khó bị phát hiện


Do được ông P. - một mối hàng quen của cơ sở này giới thiệu, chúng tôi không mấy khó khăn khi tiếp xúc với ông chủ của cơ sở. Sau khi kiểm tra qua lai lịch của chúng tôi, ông H. cho biết, ông đã làm nghề này hàng chục năm, hàng ngày chủ yếu là rang bắp, đậu nành, cà phê cho các mối quen. Ai đem đến thì rang rồi chở đi, bình quân mỗi ngày cũng vài trăm ký các loại.

“40.000đ/kg anh làm được không?”. Ông H. đáp: “Được, nhưng tỷ lệ 50-50 (nửa bắp, nửa đậu)”. Ông H. giải thích thêm: “Nếu làm đậu không hoặc bắp không cũng được, nhưng uống chối (dội) lắm”. “Thế 40.000đ/kg làm bằng đậu có lời không?” - tôi vặn. Ông N.T.H. lắc đầu: “Nếu bằng đậu nành không thì… lỗ to! Vì bây giờ một ký đậu nành đã 15.500đ, tẩm gia vị xong thì coi như… công cốc”. Ông hỏi tôi, hiện quán lấy hàng bao nhiêu? Tôi nói 60.000đ/kg, ông định lượng ngay: “Cao lắm thì 1,5 cà phê + 7 bắp + 1,5 đậu nành, thậm chí không có cà (cà phê)”.

Giữa lúc chúng tôi nói chuyện, một mẻ bắp cháy đen được các công nhân của ông H. cho ra lò. Sau khi đổ ụp xuống nền nhà, các công nhân này xịt một loại hóa chất có màu nâu, màu trắng rồi dùng… cuốc để trộn đều. Tiếp đến, hai công nhân cào cà phê vào một chiếc chậu cáu bẩn để đổ vào máy trộn. Sau khi đổ hết bắp sấy vào máy, ông H. đổ từng bịch caramen, chất tạo dính, đường hóa học vào để trộn đều. Chỉ trong vòng năm phút, mẻ bắp cháy đen đã được “hô biến” thành cà phê có màu nâu sẫm, bóng loáng và thơm phức, nhìn rất bắt mắt. Lúc này, thấy chúng tôi có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn do mùi hóa chất tẩm ướp cà phê bốc lên nồng nặc, ông H. bảo: “Chắc không quen, lại chưa có khẩu trang”. Ông đưa ngay cho tôi chiếc khẩu trang lớn, dày cộm, khoe: “Có đứa em ở công ty sản xuất ắc quy cho mới chịu nổi” (!).

Nhóm PV

Ông Trần Văn Ký - Giám đốc Công ty Dịch vụ tư vấn kỹ thuật an toàn thực phẩm Infosa Sài Gòn, cho biết: khi bị rang cháy đen, bột bắp và đậu nành không còn giá trị dinh dưỡng nữa. Đồng thời, chúng sẽ sinh ra ít nhất 20 loại chất độc hại, trong đó có các chất: acrylamide, heterocyclic amines, HCAs... là những chất gây ung thư. Riêng chất CNC tạo độ dính, nếu là loại được sử dụng trong công nghiệp, có khả năng gây ung thư vì chứa nhiều tạp chất độc hại. Ngay cả loại dùng trong thực phẩm, nếu dùng quá liều cũng độc hại. Chất caramen, nếu được sản xuất từ đốt cháy đường thì cũng phát sinh những chất độc hại gây ung thư như các loại thực phẩm bị đốt cháy khác.


--------------------

*******
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thân-Ế-Độ
post Jun 7 2011, 07:32 PM
Post #42


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 86
Joined: 9-July 09
Member No.: 3,870
Country




Đồng tiền làm mờ cả lương tri frown1.gif


--------------------
Thân-Ế-Độ
Thân tui ế lắm ai ơi ...
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thienthanh
post Jun 7 2011, 10:14 PM
Post #43


Màu Xanh Paris
***

Group: Năng Động
Posts: 3,266
Joined: 9-February 09
Member No.: 1,975
Country



QUOTE(Thân-Ế-Độ @ Jun 7 2011, 07:32 PM) *
Đồng tiền làm mờ cả lương tri frown1.gif

... nghèo quá thì chiện gì cũng dám làm vì đồng tiền ... ghe.gif

61.gif anh Thân-Ế-Độ đi cùng anh Đa Tình thì chắc chắn hết ế ah ... chemieng.gif

thankyou.gif Thân-Ế-Độ love1.gif

thankyou.gif Tulip love1.gif



--------------------
... douceur ... joie ... altruisme ... amour ...
Go to the top of the page
 
+Quote Post
AnAn
post Jun 14 2011, 07:31 AM
Post #44


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 6,737
Joined: 12-November 08
Member No.: 702
Country






Thêm 19 loại giải khát có chất gây ung thư


SÀI GÒN (TH) - Việc khám phá nhiều loại thức uống giải khát có chứa chất làm dẻo, tạo đục DEHP gây ung thư khiến người tiêu thụ Việt Nam hoang mang ngày càng lan rộng.




Ðợt khám phá này khởi đầu hôm 1 tháng 6, 2011 với loại thạch rau câu khoai môn Taro của công ty New Choice Foods nhập cảng từ Ðài Loan.

Ðồng thời với lệnh thu hồi trên 6,000 thùng thạch rau câu Taro đang được bày bán tại hàng trăm cửa hàng, chợ khắp đất nước Việt Nam, người ta lại tiếp tục khám phá trên hàng chục loại thực phẩm, nước giải khát có chứa DEHP.








Theo VTC News, chiều 12 tháng 6, Chi Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm tại Sài Gòn lại công bố tin vừa tìm thấy DEHP trong 19 loại nước giải khát nhập cảng từ Ðài Loan. Ðó là nước ép chanh dây, xoài và trái vải do công ty Nhất Phú Quý, quận 3 nhập cảng. Mười sáu loại thức uống còn lại có chứa DEHP do công ty Hà Thành nhập cảng gồm xi rô dâu, kiwi, táo xanh nho, vải, chanh, dưa gang, bách hương, đào, cam, xí muội, xoài, thơm, táo đỏ, lựu, dâu lam.







Trong khi đó, báo Lao Ðộng đưa tin nói rằng Cục Quản Lý Dược thuộc Bộ Y Tế Cộng Sản Việt Nam cũng đã yêu cầu công ty GlaxoSmithKline (GSK) thu hồi thuốc trụ sinh Augmentin dạng bột có pha xi rô do Anh Quốc và Pháp sản xuất vì có DEHP.

Ðại diện cục quản lý này cho rằng tuy liều lượng chất tạo dẻo chứa trong thuốc không vượt giới hạn cho phép nhưng nhà sản xuất không công bố chất phụ gia độc hại này trong thành phần công thức chế tạo.

Có thể nói, chưa bao giờ chất DEHP tạo dẻo gây ung thư lại được chú ý nhiều như thế. Nhưng người ta e rằng việc thu hồi các sản phẩm có DEHP cũng như việc thông tin rộng rãi trong nước không được thực hiện đến nơi đến chốn. (P.L.)


--------------------
***Bình yên một thoáng***
Go to the top of the page
 
+Quote Post
LanKhanh
post Jun 14 2011, 11:46 AM
Post #45


Đào Hoa Nữ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,668
Joined: 16-April 08
Member No.: 24
Country



.
.
... Uống nước lạnh .. giải khát ... là chắc ăn nhất ... hén .... AnAn ...??? .... love1.gif
.
.
... thanks.gif cưng .... cheekkiss.gif
.
.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Đa Tình
post Jun 17 2011, 09:43 AM
Post #46


Trái Tim Đa Tình
***

Group: Năng Động
Posts: 4,184
Joined: 17-April 08
Member No.: 29
Country



QUOTE(LanKhanh @ Jun 14 2011, 04:46 PM) *
.
.
... Uống nước lạnh .. giải khát ... là chắc ăn nhất ... hén .... AnAn ...??? .... love1.gif
.
.
... thanks.gif cưng .... cheekkiss.gif
.
.

Lan Khanh mụi...sao bây giờ winh cứ nghe nhiều về đồ ăn và đồ xài bị làm ẩu và có chất độc có thể dẩn tới bịnh ung thư há Mụi. Bị nhiều thứ quá thì làm sao mình có thể tránh được đây Mụi...cuộc sống mà cứ bị cử đủ thứ mệt ghê phải không Mụi...!

Lan Khanh... love1.gif

TT... cheekkiss.gif

thankyou.gif Vân Anh, bonglai9, Tulip và bé An... love1.gif

Thân_Ế_Độ... cheers.gif


--------------------
Đa tình tự tử trên cây mận,
ai ngờ mận gãy giờ tưng tưng. (do NNT tặng...)
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thienthanh
post Jun 17 2011, 12:08 PM
Post #47


Màu Xanh Paris
***

Group: Năng Động
Posts: 3,266
Joined: 9-February 09
Member No.: 1,975
Country




DEHP = phtalate (từ dầu hoả) trong công nghệ bên Tây Mỹ dùm làm mềm dẻo cái chai hủ, bao bọc bằng plastic ... bên Tàu hay VN thì họ bỏ trong ... thức ăn, thức uống để cho đồ ăn mềm dẻo, ngon mắt ... nghe nói ở VN các loại bột năng, bột báng - tapioca, bột bánh cuốn, ... đều có chất này ở trong đó ... ghe.gif

... cũng như dầu dừa/palm oil bên Tây Mỹ chỉ dùng cho công nghệ sản xuất các lọai mỹ phẩm ngoài da ... lại thường thấy trong các đồ ăn VN, Tàu, nhất là trong các loại ... mì gói ... ghe.gif

Vân Anh cheekkiss.gif , Lan Khanh cheekkiss.gif , Bonglai cheekkiss.gif , Tulip cheekkiss.gif , Thân Ế Độ cheekkiss.gif , AnAn cheekkiss.gif , Anh Đa cheekkiss.gif


--------------------
... douceur ... joie ... altruisme ... amour ...
Go to the top of the page
 
+Quote Post
vbx
post Jun 17 2011, 12:56 PM
Post #48


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 4,390
Joined: 5-August 09
Member No.: 4,332
Country




Whoahhhhhhhhh, mấy thức ăn của tàu nghe ghê qu'a , cũng may mình ở xa , cả hai tháng mới đi chợ Việt một lần , chỉ toàn mua rau , chứ ít ăn vặt ......

Thanks All rose2.gif cocktail.gif


QUOTE(Thienthanh @ Jun 17 2011, 04:08 PM) *
... cũng như dầu dừa/palm oil bên Tây Mỹ chỉ dùng cho công nghệ sản xuất các lọai mỹ phẩm ngoài da ... lại thường thấy trong các đồ ăn VN, Tàu, nhất là trong các loại ... mì gói ... ghe.gif


Cho Nora thêm một chút:

dầu dừa la coconut oil ( hong phải là palm oil) - Dầu dừa mình ăn được mờh

Ví dụ như: coconut milk , dân miền Nam nấu ăn từ ngọt tới mặn đa số hình như có nước cốt dừa ... Mà đã là nước cốt dừa thì tất có chứa dầu dừa ....

Nora hong hảo món ăn có nước cốt dừa, nên hiếm khi mua coconut milk trong lon (trừ xôi dừa tuơi , min`h nạo ra rồi nấu với đậu phụng với tí đường - mình tự làm ăn ) . Coconut milk trong lon , nơi đây đa số Nora thấy nhập từ Thái Land

dầu dừa ở dạng đông như mỡ thực vật , mặc dù chưa nấu qua dầu vẫn bị đông .... ăn nhiều hong tốt ...

Cũng như dầu olive, người ta bảo tốt , nhưng khong tốt lắm đâu .... Bạn thử bỏ một chén dầu dừa hay dầu olive trong tủ lạnh , bạn sẽ thấy hôm sau , dầu sẽ đông lại trắng đục ............... Nói chung , bớt ăn dầu thì bớt bịnh ....


THiên Thanh nói palm oil là lần đầu tiên nora nghe qua ...

Palm tree là cây thốt nốt dùng để làm đường mờh ?

Còn có loại hột palm bằng the thumb or bigger , loại này cũng đóng hộp , để mình làm chè với mít (jackfruit) , hình như tiếng việt mình gọi là chè mít đát ........ Oh oh oh , tự nhiên sực nhớ , hột palm này gọi là hột đác .... Lon hột đác này , Nora thấy đa số nhập từ Thái Land ...


AyyA, so many palms , Nora hong biết cái nào là cái nào , so confused

- cây palm làm đường thì có trái như trái dừa

- cây palm làm hột làm chè mít đát , trái nó chùm chùm như chùm cau , khi người ta nướng rồi , nó trong trong ăn dai dai

- cây palm làm dầu ........ Nghe lạ ghê áh ...

Rồi thêm two palms của mình nữa ......... tìm đường cứu nước mà chẳng thấy đâu smile.gif

.
.
.

Nora mới đi dò tự điển : palm oil = dầu cọ . Lần đầu tiên mới nghe qua dầu cọ .


********************************************************


Cho Nora thêm tí nữa:

hôm rồi mình có nói chuyện với Má ở nhà , hỏi thăm cuộc sống bên ấy ra sao ...

Má bảo : mình thì tẩy chay đồ tàu , dùng đồ Việt .... mà đồ Việt mình cũng qu'a tay ... Thịt cá, ngày xưa người ta ướp phân u-rê cho tuơi và giữ được lâu hơn (Nora chẳng biết phân u-rê là phân gì ) , còn bây giờ nó lấy thuốc ước xác người , nó ướp trong thịt cá ...... Ý là mình là dân Nha Trang , cá biển đem vô hàng ngày mà còn bị vậy ....

Còn chả cá thì người ta xay giấy vệ sinh (bathroom tissue ) , trộn vào chả để được lời hơn ....

Và còn nhiều chuyện nữa ....







--------------------
Too much to read
Too little time
Go to the top of the page
 
+Quote Post

9 Pages V  « < 2 3 4 5 6 > » 
Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 14th November 2024 - 07:38 AM