Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> SÁU XIẾU: 70 năm với nghiệp cầm ca.
M&N
post May 12 2008, 09:37 AM
Post #1


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Trang Chủ
Posts: 11,665
Joined: 7-April 08
Member No.: 6
Country



SÁU XIẾU: 70 năm với nghiệp cầm ca.



Nghệ nhân dân gian - nhạc sĩ Sáu Xiếu là một trong những “lão tướng” cao niên nhất trong làng danh cầm tài tử - cải lương Nam Bộ hiện còn đang theo nghề. Ông là một trong bốn vị cao niên vừa được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian vào cuối năm 2007. Tính đến nay ông đã hơn 70 năm gắn bó với nghiệp cầm, từ phong trào đàn ca tái tử đến sân khấu cải lương và giảng dạy.

Đường vào nghiệp dĩ
Hồi xưa, nhạc ngũ cung việt nam không có trường lớp chính quy như ngày nay, mà chỉ có trường phái, truyền nghề theo phương pháp mô phạm truyền thống (cầm tay chỉ việc). Cũng không phải ai đam mê đều có điều kiện để học đờn, vì việc mời thầy và có tiền để mua nổi cây đờn, hồi ấy không phải là chuyện dễ. NNDG-NS Sáu Xiết cũng vậy, ông mê đờn từ hồi chín, mười tuổi (ông sinh 1920), nhưng mãi đến năm 14 tuổi mới được học và cũng chỉ học lỏm mà thôi.

Hồi đó, ở quê ông (Cao Lãnh - Đồng Tháp), có công tử khiêm là con một điền chủ giàu có trong làng, Khiêm mời thầy Sáu Lương về dạy đờn kìm. Mỗi lần thầy dạy cho Khiêm thì cậu Xiết xin đến xem chơi (dự thính), vì đam mê nhưng không đủ điều kiện để học. Ngồi bên ngoài, Xiết chú ý kỹ và nhớ rất giỏi nên mỗi khi thầy đòn về, công tư Khiêm quên bài là cậu Xiết nhắc và chỉ lại cho Khiêm. Cậu Xiết vốn hiền lành, chân thật, lại ''phụ tá'' đắc lực lúc Khiêm cần, nên Xiết rất đọc lòng của công tử. Nhờ vậy, lúc Khiêm đờn chán, buông đờn thì Xiết mượn đờn để dợt lại, khi về nhà không có đờn thì đờn lại bằng miệng cho nhớ bài.

Một năm sau (1935), cậu Xiết đờn rành nhiều bài bản tài tử-cải lương. Thấy con quá ham mê, cha mẹ Xiết cố gắng gom góp tiền để mua cho cậu một cây đờn kìm và coi như ''đòn'' từ đó đã trở thành cái nghiệp của cậu.

Tự học và làm thầy
Một hôm có gánh hát bội về làng, có một cô đào hát vốn là bạn của mẹ cậu Xiếu ghé nhà chơi. thấy cậu Xiếu đờn nghe hay, cô đào ấy hết lời khen ngợi. Dường như là cơ duyên, chồng cô cũng là thầy đờn vừa mới tạ thế, để lại một ''Tập bản đờn'', trong đó có đầy đủ các thể loại: Bắc-Nam: Oán -Hạ của nhạc tài tử. ''Báu kiếm phải trao đúng anh hùng”, thế là cô đào ấy tặng ''Tập bản đờn'' cho cậu Xiết. Khi có ''bửu bối” trong tay, ngày đêm cậu Xiếu miệt mài rèn luyện nâng cao tay nghề, tập dượt các thể loại bài bản tài tử cải lương, thêm bớt chữ nhạc trong lòng câu lòng bản hài hòa và có nhiều ''láy” mới. Bên cạnh đó, cậu luôn cập nhật những tinh hoa của các nhạc sĩ khác qua dĩa hát, đài phát thanh...

Lúc này, cậu Xiếu trở thành một thanh niên đi làm kiếm tiền, chủ yếu để mua thêm nhạc cụ. Từ đó, cậu thọc thêm đờn cò và tranh. Không bao lâu, Sáu Xiếu trở thành một nhạc sĩ vững vàng, thông thạo ba nhạc cụ: kìm - cò - tranh và lúc đó có thể ''xưng bá" trong làng. Dạo này, Sáu Xiếu như một thần tượng của các thanh niên trong làng, nhiều chàng trai kéo tới xin thọ giáo làm đồ đệ, đám tiệc là có người mời...''Nghề dạy nghề -người truyền người” tên tuổi Sáu Xiết càng được nhiều người biết đến.

Tháng năm phiêu bạt
Dường như khi tài năng của nhạc sĩ Sáu Xiết nở rộ thì làng quê mà ông lớn lên không còn đủ chỗ cho ông hành nghề nữa. ÔNG bắt đầu đi xa hơn, tìm đến đô thành Sài Gòn. (1955). Có lẽ trong ba loại nhạc cụ, khả năng sở trường của ông ở thế mạnh là đờn tranh, cho đến bây giờ vẫn thế. Nhiều nghệ nhân, nhạc sĩ cao niên có nhận xét chung, ông là nhạc sĩ ''đòn hiền'', có nghĩa là đờn dễ ca, gợi được cảm xúc người nghe bằng ngón đờn từ tốn, trầm tĩnh và tiếng đờn của ông mang khuôn mẫu mô phạm hơn là tâm tấu. Đó cũng là nét riêng của mỗi nhạc sĩ. Bởi lẽ, đầu tiên ông học đờn kìm, nhưng lại thành công hơn ở cây đờn tranh và nó trở thành chuyên môn chính trong suất quá trình ông giảng dạy hơn nửa thế kỷ qua.

Khi đến đô thành, ông nhanh chóng nhập cuộc. Ban đêm ông đờn chầu (đờn cò) cho gánh hát bội pha cải lương ''Tấu Thành Ban'' ở đình Cầu Muối (Q.l) cùng với các danh cầm: Tư Sức (kìm), Vũy Chỗ (tranh) và Tư Đống (guitar phím lõm). Ban ngày ông mở lò dạy đờn tranh tại nhà. Năm 1960, ông đờn kìm cho gánh cải lương ''Thúy Nga - Phước Trọng” đến năm 1965 ông về đờn cho gánh cải lương ''Thanh Minh II''...

Một đời trả nợ dâu
Từ sau 1975, ba trường phái nhạc ngũ cung Việt Nam được quan tâm hơn, ngành chức năng - chủ quản có chủ trương nghiên cứa, đưa vào hệ thống đào tạo chính quy – chuyên nghiệp. Hai trung tâm lớn của quốc gia là Hà Nội và TPHCM đều có khoa âm nhạc dân tộc ở Nhạc Viện và trường NTSK. ơ TPHCM, Viện nghiên cứu âm nhạc (cố nhạc sĩ Lưu Hữu Phước làm Viện trưởng) tổ chức lớp thể nghiệm Đại học âm nhạc tài tử - cải lương đầu tiên, Ban giảng huấn gồm các danh cầm-nghệ nhân tên tuổi như Giáo Thinh,Văn luyện, Mười Phú, Ba trung, Năm vinh, Sáu Xiếu và nghệ nhân Bạch Huệ. Từ đây, nhạc sĩ Sáu Xiếu trở thành giảng viên chính quy chuyên nghiệp và là hội viên Hội danh cầm của Viện nghiên cứu âm nhạc dân tộc (1978).

Một thời gian khá dài, nhạc sĩ Sáu Xiết tham gia giảng dạy nhiều khóa ở Viện nghiên cứu, sau đó ông được điều về giảng dạy âm nhạc ở truồng NTSK II (nay là truờng CĐSK&ĐA TPHCM) từ năm 1984 đến 1989. Vì tuổi cao, nên nhạc sĩ Sáu Xiết rời trường NTSKII, nhưng là cái nghiệp và uy tín ông lại được mời hợp đồng đào tạo cho lớp kế thừa nâng cao tại CLB Nhà Văn hóa Q.3 -TPHCM đến 8 năm nữa (1989-1997). Từ đó, ông trở về tư gia mở lò dạy đờn tranh cho đến nay, mặc dù tuổi đã xấp xỉ cửu tuần.

Có thể nói, NNDG-NS Sáu Xiếu suốt cuộc đời đã cống hiến trọn vẹn cho nghệ thuật âm nhạc dân tộc nói chung, dòng nhạc tài tử - cải lương nói riêng, lẽ ra ở tuổi xấp xỉ 90 ông phải nghỉ ngơi, nhưng đến giờ này ông vẫn còn dạy đờn tranh tại gia. Nhiều lúc, con cháu khuyên can ông nên nghỉ ngơi vì tuổi cao súc yếu, nhưng ông không đành "gác kiếm" khi còn đồ đệ tìm đến ông. Như thế, NNDG-NS Sáu Xiết là một trong những viên ngọc quý của làng danh cầm tài tử - cải lương Nam bộ và có lẽ, ông như ''Kiếp con tằm phải trả nợ dâu'' vậy. Xin cầu chúc cho cụ thọ lâu thêm nữa.

Ngọc Anh


--------------------
Mmm
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 User(s) are reading this topic (2 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 9th May 2024 - 11:59 AM