Welcome Guest ( Log In | Register )

Profile
Personal Photo
Options
Options
Personal Statement
ngtruongan doesn't have a personal statement currently.
Personal Info
ngtruongan
Newbie
45 years old
Male
Stuttgart
Born April-8-1979
Interests
No Information
Other Information
Country: Germany
Statistics
Joined: 25-January 12
Profile Views: 288*
Last Seen: 13th February 2012 - 01:03 PM
Local Time: Jun 17 2024, 08:28 AM
5 posts (0 per day)
Contact Information
AIM No Information
Yahoo ngtruongan
ICQ No Information
MSN No Information
* Profile views updated each hour

ngtruongan

Members

*


Topics
Posts
Recent wiki edits
ibProBattle
Arcade
Blog
Shared Photos
Comments
Friends
My Content
13 Feb 2012




Sự sống đời đời



Hãy tưởng tượng bạn đang đứng trong một hoản cảnh không lối thoát; thậm chí cái chết có thể đứng trước mắt bạn và hỏi bạn về mục đích của đời sống bạn. Bạn có câu trả lời thuyết phục nào không?

Kinh Thánh không bỏ qua câu hỏi này. Kinh Thánh cho biết rằng con người được tạo ra để tìm kiếm Thượng Đế và để tìm được Ngài.

Nhưng làm thế nào để tìm được Thượng Đế? Kinh Thánh cũng có câu trả lời cho câu hỏi này. Chúa Cứu Thế Giê-su phán trong Giăng 14, câu 6:"Ta là con đường, chân lý, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai đến cùng Cha được". Không ai cả! Điều đó có nghĩa là chỉ bởi Chúa Cứu Thế Giê-su, chúng ta mới có thể đến gần Thượng Đế. Bạn hỏi làm sao điều đó có thể?
Thượng Đế đã xuống thế gian này qua con của Ngài là Chúa Cứu Thế Giê-su và đã sống như một người ở giữa loài người. Qua Con của Thượng Đế, Cha trở nên có thể nhìn thấy được. Những ai đến với Ngài đều có thể kinh nghiệm được nhân cách tuyệt vời của Ngài và tình yêu của Ngài dành cho loài người. Còn ngày nay thì sao? Ngày nay, chúng ta vẫn có thể kinh nghiệm được Ngài. Vì tội lỗi chúng ta mà Chúa Giê-su đã chết trên thập tự giá, nhưng sự chết không thể nắm giữ Ngài được, Đấng vô tội và công chính; vì Thượng Đế đã làm Ngài sống lại. Ở trên thập tự giá, Thượng Đế trong Đấng Cứu Thế đã hòa giải thế gian với chính mình, điều đó có nghĩa là mọi ngăn cách giữa Thượng Đế và con người đã được hủy bỏ. Nhưng bởi sự sống lại, Thượng Đế đã làm cho mọi người có thể đến với sự sống thiên thượng tuyệt vời của mình.
Vào thời đó, Chúa Giê-su đã có thể chứng nhận rằng: "Ta là sự sống lại và là sự sống …" 1. Và ngày nay Ngài là Đấng đã sống lại và có thể được tiếp nhận bởi những người có ước muốn đến với Thượng Đế. Và sự sống của Thượng Đế ở trong Ngài, sự sống vĩnh hằng, và bởi Ngài chúng ta trở thành những người con của Thượng Đế: "Nhưng những ai tiếp nhận Ngài, nghĩa là tin danh Ngài, thì Ngài ban cho quyền trở nên con Đức Chúa Trời"2. Lời mời gọi này vẫn còn hiệu lực. Có ai lại muốn từ chối lời này? Để trở thành con Thượng Đế, chỉ cần một lời cầu nguyện ngắn và chân thật như sau là đủ:
"Chúa Giê-su ơi, con muốn sự sống đời đời của Ngài. Cảm tạ Ngài đã chết trên thập tự giá vì con. Xin hãy tha thứ mọi tội lỗi con đã phạm với Ngài. Giờ đây con xin tiếp nhận Ngài là Chúa và là Đấng Cứu Rỗi của con."
Ân điển của Thượng Đế thật là lớn; Ngài đã làm điều đó thật đơn giản cho chúng ta để chúng ta có thể đến với Ngài. Ai tin và tiếp nhận Đấng Cứu Thế, Đấng đã phục sinh, qua lời cầu nguyện trên sẽ trở thành một người con của Thượng Đế và trong cùng khoảng khắc đó nhận được sự sống đời đời của Thượng Đế. Có nhiều điều chứa đựng trong đó: nhân cách của Chúa, tình yêu và sự công chính của Ngài và tất cả mọi điều quan trọng đối với đời sống của chúng ta. Một sự sống mới bắt đầu! Chúng ta sẽ khám phá và tận hưởng sự sống của Chúa Cứu Thế Giê-su với mọi sự giàu có của Ngài cho đến khi chúng ta được dư dật. Đó chính là mục đích đời sống của chúng ta.

Bấy giờ, bạn có thể đối diện với cái chết một cách hoàn toàn tự tin: "Hỡi sự chết, chiến thắng của mày ở đâu? Hỡi sự chết, nọc độc của mày ở đâu?"3. Ta có Con Thượng Đế! "Ai có Con Thượng Đế thì có sự sống!"4

-------------------------------
1 Giăng 11:25
2 Giăng 1:12
3 1. Cô-rinh-tô 15:55
4 1. Giăng 5:12

(Dịch từ bản tiếng Đức "Ein Leben, das bleibt" của NXB Verlag Der Strom, Stuttgart, Đức)
25 Jan 2012




Bí mật của sự sống



Tôi lớn lên trong một gia đình không tôn giáo. Nhà tôi thờ ông bà theo truyền thống Việt Nam, và mẹ tôi thỉnh thoảng có đi chùa vào những dịp lễ tết như bao người khác. Riêng bản thân mình, tôi đã tin vào thuyết tiến hóa của Darwin mà tôi được học trong nhà trường và thích chủ nghĩa hư vô. Nghĩa là mọi thứ từ hư vô mà thành và rồi sẽ trở về lại với hư vô. Mặc dù đôi khi tôi thấy rằng, suy nghĩ đó làm cuộc sống này trở nên vô nghĩa thật, nhưng tôi cũng tìm gặp trong những tư tưởng triết học nổi tiếng, trong văn thơ, ca nhạc về thân phận cuộc sống và cả trong triết lý của Phật giáo những điều tương tự như mình nghĩ. Vì vậy, tôi đã cho rằng, đó là một suy nghĩ đúng đắn và „không bệnh“. Dựa trên đó, tôi đã tự đặt ra những mục tiêu cho cuộc đời mình trong công danh, sự nghiệp cũng như có những ước mơ, những hoài bão riêng cho bản thân, gia đình và xã hội.

Sau tốt nghiệp phổ thông trung học, tôi du học ở Đức khi vừa 19 tuổi. Sống một mình ở một đất nước mới lạ lẫm cả về văn hóa lẫn ngôn ngữ, tôi đã vấp phải không ít khó khăn. Nhưng sau 6 năm học ở đây, tôi vượt qua tất cả những khó khăn đó. Từ việc học, việc làm thêm cho đến bạn bè, ngôn ngữ, giao tiếp, mọi chuyện đều tốt đẹp. Cuối tuần tôi thường hay đi chơi với bạn và thấy cuộc sống mình khá vui vẻ, thoải mái.

Mùa thu 2008, khi tôi vừa ngưng việc thực tập thì một người bạn cũ đề nghị vào làm thêm ở công ty anh ta. Tôi đã nhận lời và công ty cũng nhận tôi vào làm. Ở đây tôi thường đi ăn trưa chung với mọi người. Trước khi ăn, tôi thường nghe những người này cầu nguyện Chúa Giêsu, và thấy hơi mắc cười. Họ cũng hay nhóm với nhau trong tuần và cầu nguyện, hát, cũng như nói với nhau về Đức Tin, những điều tôi không hiểu mấy. Lắm lúc tôi tự nói một mình: „Sao mà sùng đạo quá vậy!“. Tôi đã gặp nhiều bạn bè theo đạo Công Giáo, và họ đi nhà thờ vào cuối tuần, nhưng chưa thấy ai cầu nguyện như vậy cả. Mặc dù thấy hơi lạ, nhưng tôi tôn trọng những điều khác với bản thân mình. Và sự thật là những người bạn đó rất thân thiện và cởi mở. Lúc đó tôi đã nghĩ, họ sẽ là những người bạn hoàn hảo trừ việc họ hay nói về Chúa Giêsu và mời tôi đến những buổi nhóm của họ. Bởi vì về điều này, tôi không thích nghe và bàn luận gì cho lắm. Tôi đã nghĩ đơn giản rằng, cho dù có một Thượng Đế, và Thượng Đế đã một lần đến thế gian này dưới hình hài Chúa Giêsu đi nữa; thì đã sao, việc đó có liên quan gì đến tôi. Cuộc sống tôi đang suông sẻ, tốt đẹp, tôi chẳng cần biết Thượng Đế để làm gì cả.

Gần một năm trôi qua, khi chỉ còn hai tuần lễ nữa là tôi sẽ nghỉ làm ở công ty đó, người bạn tôi đã tỏ vẻ buồn vì tôi và nói với tôi rằng: „Rồi có thể tôi sẽ có một việc làm thật tốt và thành đạt trong cuộc sống, nhưng đến một ngày khi đứng trước sự thật tôi sẽ hối tiếc, nếu tôi bỏ qua cơ hội cứu được mình lúc này. Hãy tìm gặp Thượng Đế để được cứu ra khỏi tội lỗi và thừa hưởng sự sống đời đời. Thượng Đế là điều tốt đẹp và tuyệt vời nhất, hãy tìm gặp được Ngài để tận hưởng và chiêm ngưỡng. Hãy hành động ngay bây giờ, đừng đợi đến một dịp nào khác nữa. Có thể khi đó mọi chuyện đã trở nên quá muộn “. Thật lòng, tôi chẳng suy nghĩ gì mấy về lời nói đó, nhưng vì muốn giữ quan hệ tốt với bạn mình, tôi đã đưa ra một giao ước. Chỉ trong hai tuần cuối ở đó, tôi sẽ thử tìm Thượng Đế giả sử rằng Ngài tồn tại. Sau hai tuần, nếu tôi không thực sự „thấy“ Thượng Đế, thì xin đề tài này chấm hết đối với tôi mà tình bạn vẫn tốt đẹp, đừng nghĩ gì vì tôi. Tôi không thể nào chỉ tin không không vào một điều gì đó được.

Và mỗi buổi sáng sau đó tôi dành ra khoảng 1 giờ đồng hồ để đến nhóm, cầu nguyện và ăn sáng chung với bạn bè ở đó. Một người bạn ở nhóm đã nói với tôi rằng: „Không thể tự mình có Đức Tin được, nó không giống như bạn cố gắng tin vào một điều gì đó. Đức Tin là một mối quan hệ sống với Thượng Đế, người đã tạo ra tất cả mọi thứ. Và con đường duy nhất, cho mối quan hệ sống đó, là: tin nhận và cầu nguyện Chúa Giêsu ban nó cho bạn“. Như trong Kinh Thánh, ở câu John 14:6, Chúa Giêsu đã nói: „Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha“. Tôi đã tạm cho là như vậy, và quyết định thực lòng cầu nguyện thử trong hai tuần lễ.

Sau tuần đầu tiên, tôi dần dần thấy trong mình lúc nào cũng vui vẻ cả. Một niềm vui rất nhẹ, lâng lâng, an lành, khó diễn tả bằng lời. Ban đầu tôi đã nghĩ rằng, có lẽ vì gặp nhiều người, nói chuyện thân thiện, dĩ nhiên là vậy thôi. Nhưng suy nghĩ đó không thuyết phục lắm vì niềm vui đó không bị mất đi, tâm trạng tôi vui và bình an liên tục hoài như vậy. Điều này là một điều lạ đầu tiên tôi được biết tới trong đời, vì thông thường, sau những cuộc vui chơi với bạn bè, tôi lại thấy mình trống rỗng.

Chỉ vài ngày sau đó, tôi đã thực sự thấy Thượng Đế; không phải bằng đôi mắt của mình, mà là qua linh hồn tôi nay đã sống lại nhờ tôi đã thực lòng kêu cầu Ngài vì điều đó. Trở về được với Thượng Đế là niềm hạnh phúc lớn lao nhất mà tôi chưa bao giờ được biết. Trong tôi được lấp đầy bởi Thánh Linh, và đó cũng là Thượng Đế hay Chúa Giêsu. Ngày nay, tôi kinh nghiệm Thượng Đế trong cuộc sống hàng ngày của mình. Tôi làm những việc hàng ngày với Thượng Đế, trong tôi. Tôi đến trường đai học với Ngài, tôi nghe giảng với Ngài, tôi viết bài với Ngài Càng ngày tôi càng nói với Ngài, cũng như nghe từ Ngài nhiều hơn. Ngài cũng đã giúp tôi bỏ thuốc lá chỉ trong vòng vài phút, điều mà trước đó tôi đã cố bỏ nhưng không được, và từ đó đến nay tôi đã không hút thêm một điếu thuốc nào nữa.

Thật vậy, nghe cứ như là một câu chuyện cổ tích ở thế kỷ 21, nhưng điều này hoàn toàn là sự thật. Thượng Đế, Chúa Giêsu ở ngay trong chúng ta, đó là một bí mật lớn nhất trên thế gian này. Bí mật bởi vì, tôi có nói bạn cũng không thấy được. Khi linh hồn mình chưa sống lại, chúng ta chỉ có thể thấy những điều trong tâm hồn mình (những suy nghĩ tương đối nối tiếp nhau, cảm xúc và ý muốn). Hãy tự mình tin nhận và kêu cầu Chúa Giêsu thì bạn sẽ được cứu, và thấy được sự thật. „Bởi vì, hễ ai xin thì được, ai tìm thì gặp, ai gõ cửa thì được mở“ (Ma-thi-ơ 7:8). Amen.
25 Jan 2012




Sự phán xét



"Như đã được ấn định, loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét..." (Hê-bơ-rơ 9:27).

Câu này là một trong những câu nghiêm trọng nhất trong Kinh Thánh. Thật không dễ chịu chút nào khi đọc hay nghe câu này. Tuy nhiên, hôm nay tôi muốn nói đến nó. Trước hết, con người bị định trước là phải chết và phải bị phán xét sau khi đã chết. Nếu bạn thoát khỏi sự chết mà Thượng Đế đã định cho bạn, thì bạn cũng thoát khỏi sự phán xét của Ngài. Nhưng nếu điều được ấn định thứ nhất xảy ra, thì chắc chắn điều được ấn định thứ hai cũng phải diễn ra.

Đề tài tôi nói hôm nay là sự phán xét. Chắc chắn các bạn không thích nghe về nó, và tôi cũng không thích nói đến. Tiếc rằng chúng ta không có lựa chọn nào cả dù các bạn có thích nghe hay không và tôi có thích nói đến hay không. Bởi sự chết chắc chắn sẽ đến, sự phán xét cũng chắc chắn sẽ đến. Cũng như việc bạn phải chết là chuyện đương nhiên, thì việc bạn sẽ bị phán xét cũng vậy. Chỉ khi nào bạn thoát khỏi sự chết, bạn mới có khả năng thoát khỏi sự phán xét. Kinh Thánh tường thuật cho chúng ta biết nhiều điều là sự thật. Sự thật luôn luôn là sự thật dù bạn tin hay là không tin. Sự thật không bao giờ bị thay đổi theo niềm tin của bạn. Sự thật vẫn luôn là sự thật.

Kinh Thánh nói đến một sự thật rằng có Thượng Đế. Bạn tin là có Thượng Đế hay không thì không thành vấn đề. Cũng như sự thật về mặt trời, cho dù một người mù có tin hay không tin thì mặt trời vẫn tồn tại.

Kinh Thánh còn cho ta biết một sự thật khác nữa là có tội lỗi. Sự thật này vẫn là sự thật không phụ thuộc vào chuyện bạn tin có tội lỗi hay không.

Kinh Thánh không chỉ nêu hai sự thật là sự hiện hữu của Thượng Đế và tội lỗi, mà còn chỉ cho ta biết thêm một sự thật khác nữa là có sự chết. Trong Kinh Thánh, sự chết được nhắc đến thường xuyên hơn trong cuộc sống hàng ngày của con người. Dù bạn tin có sự chết hay không, sự chết sẽ đến với bạn.

Cuối cùng, Kinh Thánh nói về một sự thật khác, một sự thật trong tương lai. Vì nó liên quan đến tương lai nên nhiều người không quan tâm đến sự thật nầy. Tuy nhiên, sự thật này vẫn là sự thật giống như ba sự thật đã được đề cập ở trên: sự phán xét. Dù bạn tin hay không, thì sự phán xét vẫn là một sự thật. Tất cả mọi người không trừ một ai đều bị Thượng Đế phán xét, bất kể họ là ai và đã làm những gì, liệu họ có là người quyền cao, chức trọng được người khác kính nể, ngưỡng mộ hay chỉ là kẻ trộm cắp, xấu xa, bị cộng đồng xa lánh, liệu những việc họ làm có được xã hội ngợi khen hay kết án; tất cả đều sẽ bị phán xét như đã định. Đó là sự thật. Dầu bạn có tin hay không tin cũng vậy thôi. Hãy cho phép tôi nói thẳng thắn với bạn điều này. Tôi không muốn tốn nhiều thời gian để chứng minh là có sự phán xét. Đã là sự thật thì không cần chứng minh gì cả. Kinh Thánh cho chúng ta biết là có Thượng Đế. Ngay trong phần mở đầu, Kinh Thánh cho chúng ta biết là có Thượng Đế. Không có chỗ nào Kinh Thánh tìm cách chứng minh tại sao có Thượng Đế và Thượng Đế ở nơi đâu. Đã là sự thật thì không cần bất kỳ một chứng minh nào cả. Kinh Thánh không cần chứng minh bạn có tội bởi vì bạn đã phạm tội rồi. Kinh Thánh cũng không cần chứng minh bạn phải chết bởi vì bạn sẽ phải chết. Tương tự như vậy, Kinh Thánh không cần chứng minh sẽ có sự phán xét vì sự phán xét là một sự thật.

Bạn ơi, tôi muốn hỏi bạn là tội lỗi bạn đã được giải quyết chưa? Có lẽ bạn đã từng nghe Phúc Âm, tuy nhiên nếu nan đề của tội lỗi chưa được giải quyết thì bạn chưa được cứu. Tôi phải nói với bạn ngay bây giờ rằng sự chết xảy đến như thế nào thì phán xét cũng xảy đến tương tự như vậy. Bạn không thể nào biết được khi nào bạn chết và bị phán xét. Vì vậy, bạn hãy giải quyết vấn đề tội lỗi ngay hôm nay. Nếu không sự việc sẽ trở nên nguy hiểm đối với bạn. Nhiều người không để tâm chú ý đến sự phán xét. Nhưng nếu hôm nay bạn không xử lý nan đề tội lỗi của mình và không giải quyết sự phán xét ngay bây giờ, sau này sự phán xét sẽ đến với bạn không chút thương xót. Nếu nan đề tội lỗi bạn chưa được giải quyết, tôi khuyên bạn đừng nên ăn uống và cũng như ngủ nghỉ cho đến khi nó được giải quyết. Hãy giải quyết ngay hôm nay, không nên trì hoãn vì khi sự phán xét đến, bạn không còn thời gian nữa.

Điều gì sẽ xảy ra sau khi bị phán xét?

Kinh Thánh không chỉ giải thích về sự phán xét mà còn nêu rõ về hậu quả của sự phán xét. Chúa sẽ "báo trả...những người không nhận biết Thượng Đế và những người không vâng phục Phúc Âm của Chúa Cứu Thế Giê-su chúng ta. Họ sẽ bị hình phạt hư mất đời đời, xa cách mặt Chúa và sự vinh hiển của quyền phép Ngài" (2.Tê-sa-lô-ni-ca 1:8-9). Kinh Thánh nói rằng Thượng Đế yêu thương thế gian. Điều này là thật. Nhưng lửa hỏa ngục mà Kinh Thánh nói đến cũng đồng thời là sự thật . Bạn đang ở trong tình trạng nguy hiểm nhất trong khi bạn chưa được tha thứ tội lỗi, bởi vì không một người vô tín nào thoát khỏi định mệnh xa cách mặt Thượng Đế và bị hư mất đời đời.

Có khả năng bào chữa khi bị phán xét không?

Một số người nghĩ rằng trước tòa phán xét của Thượng Đế, họ có thể nói rằng: "Thượng Đế ơi, Ngài không thể bỏ con vào hỏa ngục vì con không hiểu Phúc Âm". Bạn ơi, tôi có thể nói với bạn rằng Thượng Đế đã dự tính một câu trả lời từ lâu rồi để bạn không thể bào chữa được.

Xin bạn hãy nghe đây: "Đến ngày phán xét, dân thành Ni-ni-ve sẽ đứng dậy với dòng dõi nầy mà lên án nó, vì dân nầy đã nghe lời Giô-na giảng và ăn năn; mà đây nầy, có một người tôn trọng hơn Giô-na" (Ma-thi-ơ 12:41). Trong câu này, Chúa Giê-su nói về sự phán xét. Chúa có cần kết án con người vào ngày phán xét không? Điều này hoàn toàn không cần thiết. Thượng Đế sẽ không phải làm gì cả; dân thành Ni-ni-ve sẽ lên án những người vô tín.

Ni-ni-ve từng là một thành phố lớn rất nổi tiếng. Mọi người trong thành đều là tội nhân (Giô-na 1:2). Vào một ngày kia, Thượng Đế sai tiên tri Giô-na đến đó để rao giảng rằng sau bốn mươi ngày thành Ni-ni-ve sẽ bị sụp đổ. Vì dân thành Ni-ni-ve tin Thượng Đế, họ kêu gọi kiêng ăn, từ người lớn nhất đến người nhỏ nhất đều mặc vải gai, ăn năn, than khóc với Thượng Đế (Giô-na 3:4-5). Khi Thượng Đế thấy họ bỏ đường xấu xa, Ngài không trừng phạt họ như đã phán nữa (Giô-na 3:10). Thành phố này nhận được ân điển của sự tha tội. Chúa trích dẫn sự kiện trên để chứng minh rằng dân thành Ni-ni-ve sẽ định tội thế gian.

Dân thành Ni-ni-ve đã ăn năn sau khi nghe lời tiên tri Giô-na rao giảng. Nhưng "mà đây nầy, có một người tôn trọng hơn Giô-na". Ngày nay con người có Lời của Con Thượng Đế. Trong chúng ta ai chưa từng đọc Kinh Thánh? Ai chưa từng đọc sách Phúc Âm Giăng? Nếu bạn nói rằng bạn đã chưa bao giờ nghe Con Thượng Đế đã chết cho bạn thì đó chỉ là lời ngụy biện mà thôi. Bạn đã nghe nói về điều này rồi và bạn không thể nào thoát khỏi sự phán xét. Vào ngày phán xét, dân thành Ni-ni-ve sẽ nói: "Chúng ta đã ăn năn, sau khi nghe tiên tri Giô-na rao giảng. Nhưng các ngươi nghe Phúc Âm của Con Thượng Đế mà không chịu ăn năn. Các ngươi mong được tha thứ trong ngày phán xét hay sao?"

Có lẽ một số người nói rằng Giô-na đã đến thành Ni-ni-ve và rao giảng nơi đó. Vì vậy, người nơi đó có cơ hội ăn năn. "Còn tôi ở nông thôn, chẳng ai rao giảng Phúc Âm cho tôi. Vì thế, Thượng Đế không thể nào kết tội một người như tôi được!". Tuy nhiên Thượng Đế nêu một sự kiện khác để những người như vậy không thể bào chữa được. "Đến ngày phán xét, nữ hoàng nam phương sẽ đứng dậy với dòng dõi nầy mà lên án nó, vì người từ nơi cùng trái đất đến nghe lời khôn ngoan vua Sa-lô-môn; mà đây nầy, có một người tôn trọng hơn vua Sa-lô-môn" (Ma-thi-ơ 12:42). Nữ hoàng này là nữ hoàng của Sê-ba, nước Ê-thô-bi ngày nay (1.Các vua 10:1, 2.Sử-ký 9:1). Nữ hoàng từ nơi tận cùng trái đất đến để nghe lời khôn ngoan của vua Sa-lô-môn. Chúa chúng ta cao trọng hơn Sa-lô-môn nhiều; Lời Chúa phán khôn ngoan hơn lời của Sa-lô-môn. Chúa nói về sự sống đời đời và sự chết đời đời.

Nữ hoàng từ tận cùng của trái đất đến để nghe sự khôn ngoan của Sa-lô-môn. Còn bạn chỉ cư ngự xa thành phố khoảng chừng hai mươi cây số hoặc một trăm cây số. Bạn không thể đến buổi nhóm rao giảng Phúc Âm tối thiểu một lần hay sao? Do đó, nữ hoàng phương nam có thể định tội bạn. Khoảng cách từ nhà bạn đến chỗ rao giảng Phúc Âm có xa hơn khoảng cách mà nữ hoàng nam phương đã đi không? Vì vậy, không một người chưa được cứu rỗi nào lại có thể bào chữa vào ngày phán xét.

Ai có thể thoát khỏi sự phán xét?

Có lẽ một số người nghĩ rằng họ có thể trốn thoát khỏi sự phán xét bằng cách nào đó. Những ý tưởng dại dột như thế thỉnh thoảng xuất hiện. Có thể một người nào đó nghĩ mình có thể trốn đâu đó trong âm phủ sau khi chết. Tôi phải nói với bạn rằng điều đó chẳng ích lợi gì cả. Xin bạn hãy nghe những gì Thượng Đế nói: "Dầu chúng nó đào đến âm phủ, tay ta cũng sẽ móc chúng ra..." (A-mốt 9:2, Thi-thiên 139:8). Bạn nghĩ rằng bạn có thể khóa miệng âm phủ lại và ẩn trốn sâu dưới âm phủ, tuy nhiên tay Thượng Đế sẽ đem bạn ra khỏi đó.

Có lẽ một số khoa học gia và phi công nghĩ rằng họ có thể bay lên trời khi sự phán xét đến. Dầu vậy, điều đó cũng không thể được, bạn hãy nghe đây: "...dầu chúng nó trèo lên trời, Ta cũng sẽ kéo chúng xuống" (A-mốt 9:2). Dầu bạn cố leo lên cao cách mấy, Thượng Đế có thể kéo bạn xuống rất dễ dàng.

Có lẽ một số người khác hy vọng có thể trốn trong rừng sâu rậm rạp. Lời Thượng Đế nói về điều nầy: "Dầu chúng nó ẩn nấp trên đỉnh núi Cạt-mên, Ta cũng sẽ đi tìm đặng kéo chúng nó ra" (A-mốt 9:3). Lại có người cho rằng họ có thể trốn ở dưới đáy biển khi đường đến âm phủ, đường lên trời hay đường dẫn đến các rừng sâu bị chặn lại. Nhưng Thượng Đế nói: "dầu chúng nó lánh khuất mắt ta nơi đáy biển, ta cũng sẽ sai rắn cắn chúng nó tại đó" (A-mốt 9:3). Những câu Kinh Thánh trên là những hình ảnh tượng trưng mà Thượng Đế muốn chỉ cho chúng ta thấy. Cho dầu bạn có thể thoát khỏi tay con người bằng cách trốn trong âm phủ, lên trời, trong rừng rậm, hoặc là dưới đáy biển sâu, nhưng bạn không thể nào thoát khỏi bàn tay của Thượng Đế. Theo như Kinh Thánh bày tỏ, bạn không thể nào thoát khỏi sự phán xét.

Tình trạng sự phán xét như thế nào?

"Khốn thay cho mầy, thành Cô-ra-xin! Khốn nạn cho mầy, thành Bết-sai-đa! Vì nếu các phép lạ đã làm giữa bây, đem làm trong thành Ty-rơ và Si-đôn, thì hai thành đó thật đã mặc áo gai, đội tro, ăn năn từ lâu rồi. Vậy nên ta bảo bây, đến ngày phán xét, thành Ty-rơ và thành Si-đôn sẽ chịu đoán phạt nhẹ hơn bây. Còn mầy, Ca-bê-na-um, là thành đã được cao tới trời, sẽ hạ xuống tới âm phủ! Vì nếu các phép lạ đã làm ra giữa mầy, đem làm trong thành Sô-đôm, thì thành ấy còn lại đến ngày nay. Vậy nên ta rao bảo rằng, đến ngày phán xét, xứ Sô-đôm sẽ chịu đoán phạt nhẹ hơn mầy" (Ma-thi-ơ 11:21-24). Các bạn ơi, nếu ngày nay các bạn còn phạm tội, sống theo thế gian, tìm kiếm những lạc thú cho riêng mình, các bạn phải tính trước cho sự phán xét. Không chỉ có sự chết là chắc chắn sẽ đến mà sự phán xét cũng không thể tránh khỏi. Sự chết đến như thế nào thì sự phán xét cũng đến y như thế đó.

Tôi nói với người dân tại Thượng Hải: Các bạn sẽ bị giống như người dân tại Ty-rơ và Si-đôn. Ty-rơ và Si-đôn từng là những thành phố to lớn và phồn thịnh, nhưng ngày nay chỉ là nơi mà người ta phơi lưới đánh cá mà thôi. Còn thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ, vì sự gian ác của nó mà Thượng Đế đã hủy diệt bởi lửa và lưu huỳnh từ trời rơi xuống. Cách đây vài năm, người ta tìm thấy được những di tích cổ bị bao phủ bởi chất lưu huỳnh nơi mà trước kia có những thành phố nầy. Tuy nhiên, dân thành Sô-đôm, Ty-rơ và Si-đôn sẽ bị phán xét nhẹ hơn dân Thượng Hải. Các bạn có thể được tha thứ, nếu Chúa chưa ra đời, nếu Con Thượng Đế chưa chịu chết để đền tội cho con người và con người chưa biết gì về tội lỗi và sự phán xét. Tuy nhiên, ngày nay các bạn đã nghe về việc Con Thượng Đế đã chết cho các bạn rồi. Tôi khóc cho các bạn nếu các bạn chưa xưng nhận tội lỗi mình, bởi vì sự phán xét sắp đến sẽ vô cùng nặng nề và nghiêm ngặt. Chính bạn, thế gian với những niềm vui của nó sẽ qua đi, nhưng sự phán xét thì không bao giờ qua đi.


Làm thể nào để thoát khỏi sự phán xét?

Nếu muốn thoát khỏi sự phán xét, trước hết chúng ta phải tự hỏi rằng tại sao chúng ta bị phán xét. Tại sao? Tất cả mọi người phải bị phán xét vì mọi người đều đã phạm tội. Nếu bạn được giải thoát khỏi tội lỗi thì bạn cũng có thể thoát khỏi sự phán xét.

Từ "sự phán xét" theo nguyên văn là cùng một từ với "sự công chính" và "sự định tội, sự kết án". Từ đó người ta có thể dịch từ "sự phán xét" thành từ "sự định tội". Không có ai không phạm tội cả. Nếu con người không có tội lỗi, thì việc nhóm lại của chúng tôi không còn cần thiết nữa và tôi có thể làm một công việc khác. Tôi không cần rao giảng. Tôi cũng không cần là một Cơ Đốc nhân, tôi có thể đốt Kinh Thánh và cho phép tôi làm tất cả những gì tôi muốn. Nhưng vì tội lỗi là một sự thật nên tôi cần Đấng Cứu Rỗi. Tôi biết Con Thượng Đế đã đổ huyết vì tội lỗi tôi và đã cứu chuộc tôi. Ngay khi tội lỗi chúng ta được tha thứ thì nó không còn là nan đề đối với chúng ta nữa. Đây chính là giải pháp cứu chuộc của Thượng Đế.

Thượng Đế cứu chúng ta khỏi tội lỗi như thế nào? Chúng ta là những tội nhân và do đó phải chịu phán xét. Nhưng Kinh Thánh nói rằng Con Thượng Đế đã chết cho chúng ta. Con Thượng Đế đã chết cho tôi! Điều này thật ngọt ngào và đằm thắm! Nó êm dịu hơn cả những nốt nhạc nhạc du dương, trầm bỗng, và làm lòng tôi rung động.

Vì tội lỗi của chúng ta mà Con Thượng Đế đã chết trên cây thập tự. Ngài mang lấy án phạt cho chúng ta. Nhờ đó chúng ta được cứu rỗi và được tự do. Đó là một tin mừng! Dầu tôi vẽ cho các bạn thấy sự chết và sự phán xét, nhưng tôi không mang đến cho các bạn tin buồn. Tôi chỉ cho các bạn sự phán xét trước vì tôi muốn các bạn biết rằng mình cần một Đấng Cứu Rỗi để gánh lấy tội lỗi của các bạn. Nhân đây tôi xin kể cho các bạn nghe một câu chuyện: Trong cuộc nội chiến tại Mỹ, có hai anh em, một người sống ở miền bắc và người kia sống ở miền nam. Cả hai đều được gọi nhập ngũ trong chính quyền của mình. Quân đội của miền nam thất trận, và nhiều quân nhân bị bắt làm tù binh. Lúc đó, người anh làm người canh giữ tù nhân. Khi nhìn thấy em mình trong những người tù, người anh chờ đợi cho đến khi đêm đến, cởi quân phục của mình đưa cho người em mặc vào và để người em trốn thoát. Người anh mặc lấy y phục của em mình và bị tử hình vào ngày hôm sau. Về sau người ta xác định người em chưa bị hành hình, dầu vậy người ta không thể bắt anh được nữa. Người anh đã chết cho em mình rồi, và không ai có thể chết hai lần. Tại đây chúng ta nhìn thấy một hình ảnh diễn tả điều xảy ra nơi thập tự giá - tuy chỉ là hình ảnh mờ nhạt mà thôi.

Nếu tin Chúa Giê-su đến để phục vụ xã hội, rao giảng về tình thương, đem bình đẳng đến tất cả mọi người và làm gương cho nhân loại noi theo thì đây là một sự lầm lẫn rất lớn. Tôi đọc sách Tân Ước ít nhất một trăm lần, nhưng chưa lần nào tìm thấy được lời nhận xét này. Đây không phải là Phúc Âm, không phải là tin tức tốt lành. Không, đây là tin dữ đến từ ma quỉ, từ địa ngục. Kinh Thánh nói cho chúng ta biết rằng Chúa Giê-su chịu phán xét thay cho chúng ta và chịu chết cho chúng ta. Trên thập tự giá, Chúa kêu lên: "Thượng Đế của tôi ôi! Thượng Đế tôi ôi! Sao Ngài lìa bỏ tôi?" (Ma-thi-ơ 27:46). Ngay trong thời điểm đó, Thượng Đế phải lìa bỏ Ngài, vì Ngài mang lấy tội lỗi của chúng ta. Chúa Giê-su đã lìa Thượng Đế, từ trời xuống thế gian để cho chúng ta có được lối về cùng Thượng Đế. Chúa trở nên nghèo để cho chúng ta giàu. Chúa đến trên đất để cho chúng ta được giải thoát khỏi sự trói buộc của trái đất này. Chúa đã gánh tội lỗi của chúng ta để chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi. Chúa đã chịu phán xét thay cho chúng ta để tất cả những ai tin Ngài đều có thể thoát khỏi sự phán xét. Các bạn ơi, khi nghe giảng Phúc Âm, các bạn thường nghe chữ "thập tự giá". Chữ "thập tự giá" không có nghĩa gì khác hơn là Chúa Giê-su chịu phán xét và bị hình phạt thay cho chúng ta.

Tôi xin kể thêm một câu chuyện khác: Trước khi miền bắc nước Mỹ được khai hoang, phần đông dân di cư sống ở miền duyên hải phía đông. Khi nghe tin vàng được khám phá rất nhiều ở San Francisco, một cặp vợ chồng nọ đã bán đi tài sản của mình và dọn nhà đến đó. Người chồng đi trước và một năm sau, người vợ nhận được tin mừng rằng chồng bà đã tìm được vàng. Người vợ liền mừng rỡ cùng con mình lên thuyền đi đến San Francisco. Cuộc hành trình kéo dài khá lâu. Một ngày kia, bà nghe có tiếng ồn ào và xô xát trên tàu, tưởng hải tặc tấn công. Bà khóa cửa khoang tàu và ở trốn luôn trong ấy. Nhưng một lúc sau bà ngửi thấy mùi khói. Bà vội mở cửa và nhận ra rằng tàu đang bốc cháy. Bà vội bồng con chạy lên boong tàu. Tuy nhiên tất cả xuồng cấp cứu đều đầy người và đã được hạ xuống. Bà năn nỉ và cầu xin. Cuối cùng chỉ có một người được nhận vào xuồng cấp cứu. Thật là một tình huống khó xử. Người ta nên cứu đứa con và để người mẹ chết hoặc ngược lại? Một trong hai người phải chết để người kia được sống. Cuối cùng người mẹ đưa địa chỉ của chồng mình cho một hành khách trên tàu nhờ ông đem con đến cho chồng bà. Sau đó bà nói với con rằng: "Con trai yêu của mẹ, khi gặp cha con, hãy nói với cha con rằng mẹ vì con mà chết trong lửa và nước để cho con gặp được cha!". Các bạn ơi, đây chỉ là hình ảnh tượng trưng không hoàn chỉnh về việc Chúa đã chết cho chúng ta. Nguyện xin Chúa cho chúng ta nghe được tiếng Chúa hôm nay: "Các tội nhân ơi! Ta đã chết trên cây thập tự thay cho con để cho con có thể gặp được Cha thiêng thượng. Ta đã chết để cho con được sống. Hãy tin điều Ta đã làm cho con!"

Hôm nay tôi muốn cho các bạn biết sự chết và sự phán xét đã định trước cho loài người chúng ta. Nhưng Thượng Đế vì yêu thương con người nên đã chuẩn bị sự cứu rỗi cho con người. Con Ngài đã chết cho chúng ta. Các bạn ơi, hãy tiếp nhận Chúa Cứu Thế Giê-su là Đấng Cứu Rỗi của mình ngay trong hôm nay. "Ai tin Ngài thì chẳng bị đoán xét đâu; ai không tin thì đã bị đoán xét rồi, vì không tin đến danh Con một Thượng Đế" (Giăng 3:18). Câu này không phải của tôi mà là từ Thượng Đế và từ Chúa Giê-su.

"Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai nghe lời Ta mà tin Đấng đã sai Ta, thì được sự sống đời đời, và không bị phán xét, song vượt khỏi sự chết mà đến sự sống" (Giăng 5:24). Theo câu trên, một người tin Chúa Giê-su thứ nhất nhận lãnh sự sống đời đời, thứ hai người ấy không bị phán xét, và thứ ba người ấy vượt khỏi sự chết mà vào sự sống.

Bạn ơi! Bạn chưa tin Con Thượng Đế phải không? Vậy thì ngay bây giờ bạn hãy tiếp nhận Ngài là Đấng Cứu Rỗi mình. Có một lần, tôi đến thăm một người đang hấp hối. Lúc đó, tôi đang rao giảng ở một địa phương nhỏ, và một người nói với tôi rằng có một vị bác sĩ đang hấp hối và tôi nên đến rao giảng Phúc Âm cho ông ấy. Tôi đi ngay! Vị bác sĩ này biết chút ít về niềm tin Cơ Đốc và nói với tôi: "Tôi đã nghe về Chúa Giê-su và tôi không muốn tin Ngài. Tôi là một bác sĩ; tôi biết rất rõ bây giờ tôi phải chết. Tôi từng là một bác sĩ quân y và đã phạm nhiều tội lỗi. Tôi rất hối hận về điều này, nhưng tôi không biết lối thoát nào cả. Lòng tôi luôn bất an. Sau khi chết, tôi không thể gặp Thượng Đế được". Tôi đọc câu Giăng 5:24 cho ông nghe. Qua câu này, ông nhận biết rằng Thượng Đế muốn ban sự sống của Ngài cho loài người, ngay khi một người tin, người ấy nhận lãnh sự sống đời đời, sẽ không bị phán xét mà vượt khỏi sự chết và vào sự sống. Khi về, tôi nhận thấy một sự thay đổi nơi bệnh nhân này. Lần sau tôi đến thăm, ông khóc; khi tôi chia tay ông, ông nắm chặt tay tôi và cảm ơn. Tôi biết chắc mình sẽ gặp lại ông trong tương lai bên Thượng Đế. Dẫu vậy, bạn đừng chờ đợi đến giây phút cuối hay cơ hội cuối cùng. Hãy nói ngay bây giờ: "Thượng Đế ơi, con xin tiếp nhận Con Ngài". Các tội nhân ơi, hãy tin Thượng Đế! Con Ngài đã chết cho bạn, Ngài đã chịu phán xét thay cho bạn rồi.

Watchman Nee

(Dịch từ bản tiếng Đức "Das Gericht" của NXB Verlag Der Strom, Stuttgart, Đức)
25 Jan 2012




Điều huyền nhiệm của mọi thời đại


Nhận biết Đấng Christ hằng sống

Gần đây, chúng ta có một hội nghị ở Singapore về sách Cô-lô-se. Thật là tốt để tiếp tục thông công về quyển sách này để có thể thấy được những gì cực kỳ quan trọng đối với chúng ta trong những ngày cuối cùng này trước khi Chúa trở lại. Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều phải có một ấn tượng sâu sắc trong lòng rằng Chúa sẽ sớm quay trở lại. Thời gian không thể nào cứ trôi đi vô định như thế mãi, vì mọi điều xảy ra đều ám chỉ về sự cuối cùng. Vì thế, tất cả chúng ta phải tự hỏi mình: Chúa làm gì trong ngày nay? Điều gì quan trọng nhất đối với chúng ta? Bản thân tôi chỉ có một sự khao khát duy nhất, đó là: quen biết Chúa, nhưng không phải là học và nghiên cứu về Ngài. Mặc dù chúng ta biết rất nhiều sự dạy dỗ, nhiều câu Kinh Thánh và có nhiều hiểu biết, nhưng chúng ta lại không quen biết với Đấng Christ, là Đấng đang sống. Chúng ta cũng đừng nghĩ rằng biết Kinh Thánh và nhiều giáo lý là đủ rồi. 2000 năm trước, khi Chúa sống ở trên trái đất này, có rất nhiều người Pha-ri-si và chuyên gia kinh luật, là những người thông thạo về Kinh Thánh. Họ là giới lãnh đạo tôn giáo thời đó và được cho là những người biết Lời Đức Chúa Trời rất tốt. Nhưng khi Đức Chúa Trời hằng sống xuất hiện ở giữa họ, họ đã không nhận ra Ngài. Không phải ngày nay chúng ta cũng có nan đề này sao? Chúng ta cũng hiểu biết nhiều về Kinh Thánh như họ, nhưng chúng ta có quen biết Đức Chúa Trời hằng sống không? Chúng ta có thể đọc nhiều sách về một người, nhưng nếu một ngày nào đó chúng ta gặp người đó trên đường, chúng ta có thể không nhận ra được vì chúng ta chưa từng thấy người ấy. Do đó, chúng ta phải tự hỏi chính mình: Tôi thực sự quen biết Đức Chúa Trời hằng sống nhiều như thế nào? Tôi có kinh nghiệm Ngài mỗi ngày trong đời sống mình không? Điều này rất quan trọng. Trong nhiều năm qua, tôi luôn nhấn mạnh rằng mỗi chúng ta phải quen biết Đấng Christ hằng sống.

Nhận biết Đấng Christ trong Lời Chúa

Chỉ hiểu biết Kinh Thánh thì không đủ. Tôi yêu và tin vào quyển sách này, nhưng nếu chúng ta chỉ biết quyển sách này mà không biết Thánh Linh sống ở trong chúng ta, thì chúng ta đã bỏ qua phần trọng tâm. Đức Chúa Trời không ban một quyển sách cho chúng ta, Ngài muốn bày tỏ con trai Ngài trong chúng ta, và muốn ban cho chúng ta Đấng Christ sống. Ngày qua ngày, chúng ta phải nhận biết Chúa nhiều hơn nữa, thông công với Chúa và giữ vững mối quan hệ với Ngài. Trong 40 năm qua, tôi biết nhiều anh em thực sự am hiểu Kinh Thánh, đọc nhiều sách, nhưng họ không biết Chúa trong đời sống thường ngày. Vì thế họ gặp nhiều vấn đề, mâu thuẫn, và khó khăn. Thời gian này thật quan trọng đối với chúng ta để bước vào các kinh nghiệm với Đấng Christ. Đấng Christ này thật vĩ đại, không thể đo lường được, chúng ta không bao giờ có thể hiểu thấu Ngài được, nên chúng ta phải chạm Đấng Christ sống mỗi ngày. Phao-lô đã coi mọi sự như là sự lỗ "… để biết Ngài" (Phi-líp 3:10). Không phải Phao-lô đã biết Đấng Christ rồi sao? Vâng, ông đã quen biết Đấng Christ, nhưng ông khao khát biết Ngài nhiều hơn. Vì chúng ta không thể biết hết về Đấng Christ và Ngài là Đấng sống nên chúng ta cần phải chạm đến Ngài mỗi ngày. Đó là điều mà chúng ta ngày nay tuyệt đối cần vì chúng ta có liên quan đến Đấng sống này! Giăng nói: "sự thông công của chúng tôi là với Đức Chúa Cha và với Con Ngài, Đức Chúa Giê-su Christ" (1. Giăng 1:3). Lời sự sống không phải là giáo lý, mà Giăng nói ở đây về Đấng Christ sống, Đấng mà ông đã nhìn thấy mỗi ngày. Đức Chúa Trời không chỉ ban cho chúng ta Kinh Thánh mà còn ban Đấng Christ hằng sống.

Tích cực tìm kiếm và kinh nghiệm Đấng Christ trong chúng ta

Chúng ta hãy đọc Cô-lô-se 1:25-29: "...Tôi trở nên người phục vụ của Hội Thánh theo sự phân công của Đức Chúa Trời, vì anh em mà Chúa đã ban cho tôi, để bổ sung trọn vẹn lời Đức Chúa Trời, tức là sự huyền nhiệm đã giấu kín trải qua các thời đại và các thế hệ, mà nay tỏ ra cho các thánh đồ Ngài. Vì Ðức Chúa Trời muốn tỏ cho họ biết sự giàu vinh hiển của sự huyền nhiệm đó ở giữa dân ngoại là thể nào, nghĩa là Đấng Christ ở trong anh em, là hy vọng về vinh hiển. Chính Ngài là Đấng mà chúng tôi rao giảng, lấy mọi sự khôn ngoan răn bảo mọi người, dạy dỗ mọi người, để chúng tôi trình diện mọi người một cách trọn vẹn trong Đấng Christ. Chính vì mục đích ấy, tôi chịu lao khổ và chiến đấu theo sự tác động của Ngài, đang vận hành trong tôi cách có quyền năng". Ở đây chúng ta thấy Phao-lô rất khao khát bày tỏ huyền nhiệm của các thời đại cho các thánh đồ. Đó thật sự là một điều huyền nhiệm, vì nó vượt quá sự tưởng tượng của chúng ta. Đức Chúa Trời có một chương trình, và Phao-lô được giao nhiệm vụ bổ sung trọn vẹn lời của Đức Chúa Trời. Hiển nhiên là còn thiếu điều gì đó nên Đức Chúa Trời dùng Phao-lô để bày tỏ nó một cách rõ ràng. Trọng tâm chương trình của Đức Chúa Trời chính là điều huyền nhiệm đã được giấu kín qua các thời đại và các thế hệ, và bây giờ được tỏ ra cho các thánh đồ. Nói ngắn gọn: Điều huyền nhiệm này là Đấng Christ trong anh em, niềm hy vọng của sự vinh hiển - chính là Đấng Christ sống ở trong mỗi chúng ta. Đức Chúa Trời không ban cho chúng ta nhiều thứ khác nhau, mà Ngài ban cho chúng ta Đấng Christ tuyệt vời. Và tất cả mọi điều đều được chứa đựng trong Đấng Christ! Chỉ nhận được Ngài thì không đủ, mà chúng ta phải kinh nghiệm Ngài trong đời sống hằng ngày vì Ngài ở trong chúng ta để là sự sống của chúng ta và là tất cả đối với chúng ta. Nếu tôi hỏi anh em là Đấng Christ có ở trong anh em không, anh em sẽ trả lời: dĩ nhiên là có! Tất cả chúng ta đều tin Đấng Christ đang ở trong chúng ta. Nhưng nếu tôi hỏi tiếp: Ngài đang làm gì trong anh em và Ngài muốn làm điều gì trong anh em? Anh em làm gì với Đấng Christ ở trong anh em? Hôm nay Ngài đã làm gì trong anh em? Anh em có nghe thấy Ngài, có cảm nhận Ngài, có nói chuyện với Ngài và Ngài có nói chuyện với anh em không? Hôm nay anh em đã thông công với Ngài bao nhiêu lần? Anh em có sống bởi Ngài không? Tôi không tin anh em có thể trả lời những câu hỏi sau nhanh như các câu hỏi đầu tiên. Đấng Christ ở trong anh em để làm gì? Anh em có để ý đến Ngài không? Anh em biết Đấng đang sống trong anh em nhiều như thế nào? Đó là một vấn đề! Vì rất có thể Đấng Christ đang ở trong anh em, nhưng cả ngày anh em vẫn sống theo ý riêng mình và không có sự liên hệ với Ngài. Tôi nghe rất nhiều Cơ Đốc nhân phàn nàn: Tôi cầu nguyện nhưng Chúa không trả lời. Làm sao điều đó có thể được? Anh em nghĩ là Đấng Christ trong anh em không nói với anh em, không làm gì cả trong anh em sao? Anh em không cảm nhận được Chúa? Vậy Chúa đang làm gì ở trong anh em? Chúng ta thấy rằng: Để nói "Đấng Christ ở trong tôi" không phải là một việc đơn giản. Tôi biết việc đọc Kinh Thánh đối với chúng ta thì rất đơn giản, vì chúng ta chỉ cần dùng con mắt để làm điều này. Chúng ta nghĩ càng đọc, chúng ta càng biết nhiều hơn. Nhưng đối với Đấng Christ trong anh em thì sao? Đọc Kinh Thánh hay có một người đang sống trong anh em, điều nào thực tiễn hơn? Dĩ nhiên là một người sống: Đấng Christ ở trong anh em! Tôi e rằng đối với nhiều anh em thì Đấng Christ ở trong anh em không có thực tiễn lắm. Anh em thích dùng Internet hơn để khám phá điều mới mẻ về Kinh Thánh và tìm kiếm thông tin mới. Anh em thích dùng sách tra cứu khi anh em không hiểu một câu Kinh Thánh nào đó. Rồi anh em còn làm gì nữa? Anh em nói rằng: Tôi thử tra cứu trong thư viện hay hỏi người này người nọ để nghe họ nói gì. Anh em tìm thấy câu trả lời ở đâu? Gọi điện thoại cho một anh em nhiều kinh nghiệm để hỏi về nghĩa của câu Kinh Thánh? Đối với Đấng Christ trong anh em thì sao? Người này thực tiễn và hiện thực đối với anh em như thế nào? Tôi sợ rằng nhiều người trong anh em không thể cho tôi một câu trả lời tốt, vì anh em không tập để sống bởi Đấng Christ trong anh em, để nghe Ngài và hướng lòng anh em về Ngài.

Lắng nghe tiếng Chúa trong chúng ta

Nhiều Cơ Đốc nhân thường nói rằng họ không có nghe tiếng Chúa. Điều này không có nghĩa là Chúa không nói với anh em, hay anh em có lẽ bị điếc đối với Ngài? Tôi không tin là Chúa ở trong anh em không phản ứng gì. Tôi nghĩ Ngài phản ứng rất cụ thể đối với nhiều sự kiện, nhưng chúng ta không có lắng nghe Ngài, bởi vì chúng ta đã quen sống trong bản ngã của mình. Tôi thường không nhận ra bản ngã mình mạnh như thế nào. Khi Chúa nói, tôi không nghe Ngài; khi tôi muốn làm điều gì đó và Chúa bảo "ngưng", tôi không nghe theo Ngài và tiếp tục làm. Tôi đã không luyện tập để nghe Ngài. Ngài nói "dừng", tuy nhiên tôi lại làm tiếp theo ý tôi. Nếu ngày qua ngày chúng ta vẫn sống như vậy, chúng ta sẽ không bao giờ học để quý trọng Đấng Christ trong chúng ta. Vì chúng ta không cảm nhận Ngài, không nghe Ngài, không quen biết Ngài, chúng ta cũng không nhìn thấy sự thay đổi và biến đổi nào cả sau nhiều năm của đời sống Cơ Đốc. Chúng ta có thể hát một bài hát về sự sống, nhưng chúng ta có kinh nghiệm được nó không? Đó là một bí mật lớn! Đấng Christ ở trong chúng ta! Các anh em thanh thiếu niên phải thực sự để ý đến Đấng Christ hằng sống này. Lý do mà chúng ta thường không cảm nhận được Ngài, chính là con người sa ngã của chúng ta vẫn còn thống trị nhiều. Chúng ta rất quen thuộc đối với việc sống theo bản ngã, và như thế để nghe Chúa thì thật khó khăn đối với chúng ta. Như vậy, chúng ta tuyệt đối phải là những người khao khát và chú ý lắng nghe Ngài.

Quyết lòng muốn nhận biết Chúa

Nếu anh em không có khao khát, không quyết lòng để cầu nguyện nài xin: "Chúa ơi, con muốn quen biết Chúa, con muốn nghe Ngài. Con muốn Ngài trả lời", thì tôi e rằng việc nghe Ngài là điều rất khó đối với anh em. Không phải vì Ngài không nói, mà vì chúng ta thật thờ ơ. Do đó, chúng ta cần thời gian và cần tập luyện. Chúng ta phải có quyết tâm, thưa rằng: "Lạy Chúa, dù điều này có khó khăn như thế nào đi nữa, con vẫn muốn biết Ngài và muốn kinh nghiệm Ngài trong con!" Con đường của Đức Chúa Trời là ban Đấng Christ sống vào trong anh em. Thật tiếc vì chúng ta vẫn chưa học để hướng về Ngài trong mọi chuyện. Phao-lô đã nhận ra điều huyền nhiệm, và thế ông có thể nói: "Vì đối với tôi, sống tức là Đấng Christ" (Phi-líp 1:21). Đây là lời mà người ta không thể nói một cách dễ dàng. Đối với tôi thì chắc chắc không dễ. Nếu tôi không quyết lòng thưa với Chúa rằng: sống bởi Ngài mỗi ngày là mục đích của đời sống tôi, sau mười năm là Cơ Đốc nhân tôi vẫn không học cách để sống bởi Đấng Christ. Như thế chính tôi sẽ thất bại trong những tình huống đơn giản. Hãy tưởng tượng anh em muốn phản ứng tiêu cực khi vợ mình nói một điều gì đó, thì anh em làm gì? Anh em phải ứng theo cách tự nhiên. Đây chính là điểm chính. Tại sao? Vì chúng ta không có luyện tập để chờ đợi và để ý đến Chúa trong chúng ta. Tôi hy vọng ít ra anh em sẽ sớm nghe Chúa nói với anh em rằng điều này không đúng và anh em ăn năn. Thậm chí nếu anh em không cảm thấy như vậy thì hãy cầu xin Chúa giúp chúng ta tập lại. Đừng nghĩ rằng đây là việc đơn giản. Anh em cần phải luyện tập nhiều mỗi ngày.

Xác thịt sa ngã - sự biểu lộ của ma quỷ

Ngay cả thực hiện một câu Kinh Thánh đơn giản, như Phao-lô nói trong sách Phi-líp: "Hãy làm mọi việc mà không lầm bầm hay lưỡng lự" (Phi-líp 2:14), cũng thật khó khăn đối với chúng ta. Không lầm bầm? Nhưng chúng ta lầm bầm suốt thời gian. Đấng Christ trong anh em không phản ứng gì khi anh em lầm bầm sao? Anh em nghĩ Chúa không quan tâm đến những gì anh em làm? Đấng Christ sống trong anh em để làm gì? Nhưng Phao-lô nói: Đấng Christ trong chúng ta là niềm hy vọng của sự vinh hiển! Niềm hy vọng của sự vinh hiển không dành cho sau này, không phải cho tương lai khi Chúa trở lại, mà niềm hy vọng của sự vinh hiển dành cho bây giờ! Những gì anh em kinh nghiệm với Chúa mỗi ngày, anh em cũng phải thể hiện nó trong đời sống mình, và đó chính là sự vinh hiển. Vì Đức Chúa Trời tạo dựng nên loài người để loài người biểu lộ sự vinh hiển Ngài. Chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh Ngài. Nhưng sau khi con người sa ngã, hình ảnh này đã hoàn toàn bị phá hủy. Bây giờ, thay vì biểu lộ Đức Chúa Trời, con người biểu lộ ma quỷ. Cách đây nhiều năm, tôi luôn bị bối rối khi đọc Giăng chương 8, chỗ mà người Pha-ri-si nói: "Chúng tôi là dòng dõi Áp-ra-ham" (Giăng 8:33). Nhưng Chúa phán rằng: Không, Áp-ra-ham không phải là cha các ngươi. Chúa nói gì? "Các ngươi bởi cha mình, là ma quỉ, mà sanh ra" (Giăng 8:44). Tôi không dám nói vậy với bất cứ ai cả. Có lẽ anh em nói câu này dành cho Xê-da nhưng với thầy tế lễ thượng phẩm và thầy thông giáo, là những người đọc Kinh Thánh mỗi ngày, thì sao? Chúa nói họ từ cha mình là ma quỷ mà ra! Điều này đã làm tôi sửng sốt. Chúa phán ở đây không phải với kẻ vô tín mà là với dân của Đức Chúa Trời, dân Do Thái và những người lãnh đạo của họ. Ngày nay, tôi nhận ra rằng mỗi khi tôi sống trong bản ngã của mình, tôi không biểu lộ Cha ở trên trời mà biểu lộ một người cha khác. Hãy nhìn trong vào gương mỗi khi anh em mất kiên nhẫn. Anh em biểu lộ ai? Khi anh em nói dối hay sống trong bản ngã và xác thịt, anh em biểu lộ cái gì? Hãy suy gẫm về điều này!

Sự vinh hiển qua việc sống Đấng Christ

Phao-lô đã có một cái nhìn rất rõ về chương trình của Đức Chúa Trời. Ông nói: "vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Ðức Chúa Trời" (Rô-ma 3:23). Nếu tôi là Phao-lô, có lẽ tôi chỉ viết: Mọi người đều đã phạm tội! Khi chúng ta giảng Phúc Âm và trích dẫn câu này, chúng ta thường chỉ dùng phần đầu, không ai nói đến phần thứ hai: "... thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời". Tôi đã ngạc nhiên về câu Phao-lô nói ở đây, "mọi người đều đã phạm tội" và sau đó bổ sung "và thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời". Tại sao Phao-lô nói vậy? Bởi vì con người được tạo dựng nên để biểu lộ sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Nan đề của tội lỗi không chỉ là làm con người phạm tội, mà nó đã hoàn toàn phá hỏng ý định của Đức Chúa Trời đối với loài người chúng ta. Vì vậy, loài người sa ngã không quan tâm đến sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, không quan tâm đến việc biểu lộ Đức Chúa Trời. Con người có thể cố gắng làm điều tốt, nhưng không cần đến Đức Chúa Trời để làm điều đó. Nhưng để biểu lộ sự vinh hiển của Đức Chúa Trời và trở về với ý định đầu tiên này, chúng ta cần Đấng Christ trong chúng ta. Nếu chúng ta không sống Đấng Christ, thì không có hy vọng về sự vinh hiển nào cả. Bằng bản ngã của mình, chúng ta không bao giờ biểu lộ được Đức Chúa Trời hằng sống. Điều này chỉ bởi Đấng Christ trong chúng ta. Như vậy khi chúng ta không sống tận hưởng Đấng Christ trong đời sống hằng ngày thì không có sự vinh hiển. Đừng nghĩ rằng nếu hôm nay anh em không sống bởi Đấng Christ, một ngày nào đó khi Chúa đến, anh em sẽ hiện ra với Ngài trong sự vinh hiển. Cô-lô-se 3:4 nói: "Khi nào Đấng Christ, là sự sống của anh em, sẽ hiện ra, bấy giờ anh em cũng sẽ hiện ra với Ngài trong sự vinh hiển". Hãy tưởng tượng xem, nếu anh em không cho phép Chúa tể trị trong anh em và là tất cả của anh em để anh em biểu lộ Ngài cũng như sự vinh hiển của Ngài mỗi ngày lúc ở nhà hay lúc làm việc, nếu anh em không sống bởi Đấng Christ trong anh em, anh em nghĩ mình sẽ hiện ra với Ngài trong sự vinh hiển khi Ngài đến sao? Điều đó không thể được. Điều huyền nhiệm "Đấng Christ trong anh em" là yếu tố quyết định. Cũng đừng nghĩ rằng: Bây giờ Ngài ở trong tôi và điều đó đủ tốt rồi. Không, Ngài có một mục đích khi Ngài ở trong anh em. Nếu Ngài chỉ ở trong anh em, nhưng không thể làm gì cả, vì anh em không sống bởi Ngài, như thế thì không đủ!

Biết Đấng Christ như một Đấng hằng sống, là Đấng hiện ra với chúng ta

Đừng coi "Đấng Christ ở trong tôi" như là để một vật gì đó trong túi của mình và nó vẫn nằm ở đó. Đức Chúa Trời không ban một vật gì vào trong chúng ta, mà ban một điều gì đó sống động: Đấng đang sống – Giê-su Christ! Chúng ta phải quen biết Ngài. Chúng ta phải nghe Ngài, cảm nhận Ngài, nói với Ngài, và Ngài cũng phải nói với chúng ta mỗi ngày nhiều hơn nữa. Hãy nhìn vào Kinh Thánh xem! Đức Chúa Trời chúng ta là một Đức Chúa Trời hằng sống! Ngài đã hiện ra với A-đam và Ê-va trong vườn Ê-đen. Thậm chí Hê-nóc còn đi với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời hiện ra và phán với Nô-ê. Ngài hiện ra với Áp-ra-ham, với Y-sác và với Gia-cốp. Ngài đã hiện ra nhiều lần với Môi-se, Ngài còn nói chuyện mặt đối mặt với ông. Ngài đã hiện ra với Đa-vít, Sa-lô-môn và với mọi tiên tri. Họ không chỉ có một sự dạy dỗ nào đó hay có hiểu biết Kinh Thánh về Ngài, mà tất cả họ biết Ngài một cách sống động. Sau đó, trong Tân Ước, chính Chúa Giê-su đến với loài người. Những môn đệ của Chúa biết Chúa như là một người thật. Sau khi Chúa chết, sống lại và lên trời, Ngài trở thành Thánh Linh vào trong chúng ta. Trong sách Công Vụ Các Sứ Đồ, Ngài hiện ra với Sau-lơ, người tại Tạt-sơ, A-na-nia, Cọt-nây và Phi-e-rơ. Ngài hiện ra với Phao-lô nhiều lần. Ngài là Đấng Christ sống. Đừng nghĩ rằng trong thời đại ngày nay, chúng ta không thể kinh nghiệm Chúa cách sống động được. Chúng ta không chỉ có một buổi nhóm ngày chủ nhật, nơi mà chúng ta nghe giảng và cần có ai đó giải thích Kinh Thánh cho chúng ta. Không, Đấng Christ ở trong anh em và muốn có một mối quan hệ sống động với anh em.

Chúng ta có trách nhiệm nhận biết Đấng hằng sống

Ngày nay, anh em có trách nhiệm về việc kinh nghiệm Đấng Christ ở trong anh em. Mỗi người trong chúng ta phải có trách nhiệm đối với chính mình và không ai có thể gánh dùm anh em được, tôi cũng không thể. Ngay cả người vợ hay người chồng cũng không gánh được, vì Đấng Christ ở trong anh em. Nếu chị em đổ trách nhiệm cho chồng mình, thì hãy nhớ rằng Đấng Christ ở trong chị em! Đấng Christ ở trong anh em! Cùng đừng đổ lỗi cho Hội Thánh. Không ai ngoài anh em có trách nhiệm đi theo Đấng Christ trong anh em! Nếu anh em không biết Ngài, không ai có thể giúp anh em được. Tôi không thể hiểu được vì sao rất nhiều tín đồ có Đấng Christ ở trong mình, nhưng lại không quen biết Ngài. Họ thường cần thêm một người nữa để dẫn dắt họ, và sau rất nhiều năm, họ vẫn chưa học được cách để đi theo Chiên Con. Hãy nhớ tới Khải Huyền 14:4: "Chiên Con đi đâu, họ theo đó". Làm thế nào anh em có thể theo Chiên Con được, khi anh em không kinh nghiệm Đấng Christ ngự bên trong, và không biết mỗi ngày Ngài nói gì, làm gì và muốn gì? Biết Kinh Thánh là một chuyện. Biết Đấng Christ ngự bên trong, Đấng bảo anh em phải làm gì, là chuyện khác. Tôi không nói rằng chúng ta không cần quyển sách này. Chúng ta cần nó và nó rất quý giá. Nhưng nếu anh em chỉ biết quyển sách này nhưng không quen biết Đấng sống trong anh em thì không đủ. Hãy nói cho tôi biết điều nào quý giá hơn? Quyển sách này hay Đấng Christ sống trong anh em? Đừng quên điều mà Chúa nói với những người Pha-ri-si: "Các ngươi nghiên cứu Kinh Thánh, vì tưởng bởi đó được sự sống đời đời: ấy là Kinh Thánh làm chứng về Ta vậy. Các ngươi không muốn đến cùng Ta để được sự sống" (Giăng 5:39-40). Nghiên cứu Kinh Thánh là tốt, nhưng anh em phải đến với NGÀI! Nếu anh em không đến với Ngài, việc Ngài sống trong anh em có ý nghĩa gì không?

Hãy học cách nhận biết Chúa ngay từ những giai đoạn đầu của đời sống Cơ Đốc

Trong thư Cô-lô-se, Phao-lô cố gắng giúp đỡ tín đồ nhận biết điều huyền nhiệm này: Đấng Christ trong họ. Tôi tin rằng chúng ta cần điều này nhiều hơn như chưa từng có, đặc biệt là đối với các người tin Chúa trẻ tuổi. Mấy anh em mới được cứu, nếu ngay từ đầu đời sống Cơ Đốc của mình, anh em học để kinh nghiệm Đấng Christ trong anh em, đời sống Cơ Đốc của anh em sẽ bình thường. Tôi bảo đảm nếu anh em chú trọng đến Đấng Christ sống, tức là Thánh Linh sống trong anh em, anh em cũng sẽ hiểu Kinh Thánh. Vì Thánh Linh sẽ soi sáng, dạy dỗ anh em và sẽ tỏ chính Ngài cho anh em. Nan đề của nhiều người tin Chúa là họ đã không học để trông cậy Đấng Thánh Linh sống bên trong. Vì vậy, Phao-lô muốn giúp những người tin Chúa thời đó để tập trung vào Đấng Christ ở trong họ. Khi tôi hay một người nào đó nói điều gì trái với điều Đấng Christ trong anh em nói, anh em sẽ nghe ai? Dĩ nhiên là nghe Đấng Christ, nếu anh em quen biết Ngài! Nhưng vấn đề là vì anh em không quen biết Đấng Christ trong anh em, nên anh em phải tin cậy vào những điều người khác nói. Do đó, chúng ta nên động viên và giúp đỡ nhau để nhận biết Đấng Christ trong chúng ta nhiều hơn nữa. Qua vài câu trong trong thư Cô-lô-se, Phao-lô bày tỏ cho các thánh đồ biết Đấng Christ này vĩ đại và giàu có như thế nào. Anh em phải có ấn tượng về Đấng Christ trong anh em. Đấng Christ trong anh em không có nghĩa là Ngài chỉ ở đó và đó là tất cả. Đừng nói thật nhanh "Ngợi khen Đấng Christ trong tôi", vì Ngài có nhiều điều để thực hiện trong anh em. Anh em phải thực sự quen biết Ngài. Thật không tốt nếu chúng ta không quen biết Ngài.

Lời cầu nguyện của sứ đồ Phao-lô

Vì thế, Phao-lô cầu nguyện: "Cho nên, chúng tôi cũng vậy, từ ngày nhận được tin đó, cứ cầu nguyện cho anh em không thôi" (Cô-lô-se 1:9a). Sự cầu nguyện rất quan trọng, cho nên tôi muốn khích lệ tất cả các anh em hãy cầu nguyện. Nếu anh em muốn là một người quen biết Đấng Christ, anh em cũng phải là một người cầu nguyện. Nếu anh em không cầu nguyện hay cầu nguyện ít, tôi không tin là anh em khao khát quen biết Đấng Christ. Nhưng nếu anh em muốn trở thành một người kinh nghiệm được Đấng Christ, anh em phải cầu nguyện không ngơi. Anh em sẽ ở thường xuyên trong sự thông công với Ngài. Mỗi Cơ Đốc nhân phải là một Cơ Đốc nhân cầu nguyện. Nếu chỉ cầu nguyện mười phút vào buổi sáng cho cả ngày thì không đủ. Mỗi khi anh em rảnh rỗi, ví dụ như lúc đi bộ trong trường đại học, hãy thông công với Ngài, trò chuyện với Ngài và nói với Ngài rằng: Chúa ơi, hãy nói với con, con cần Ngài. Con muốn nghe tiếng Ngài, xin ban cho con tai để nghe. Tôi thường nói với Chúa: Lạy Chúa, con bị điếc, xin chữa lành bệnh điếc cho con. Xin ban cho con tai để nghe Chúa, con cần nghe tiếng Ngài. Anh em phải cầu nguyện với Chúa như thế. Phao-lô đã từng là một người của sự cầu nguyện. Ông không ngừng cầu nguyện và cầu xin.Và Phao-lô cầu nguyện tiếp điều gì? Ông nói: "... xin Ðức Chúa Trời ban cho anh em được đầy dẫy sự hiểu biết về ý muốn của Ngài, với mọi thứ khôn ngoan và hiểu biết thuộc linh nữa" (Cô-lô-se 1:9b). Chúng ta cần sự khôn ngoan thuộc linh và hiểu biết thuộc linh. Hãy cầu xin điều này! Hãy cầu nguyện cho những điều đúng. Đừng cầu nguyện cho nghề nghiệp. Chúa đã chăm lo chuyện đó cho anh em; anh em đừng lo lắng về điều này. Cũng đừng cầu nguyện cho việc kiếm được một người vợ tốt vì Chúa đã chuẩn bị sẵn Ê-va cho A-đam. Chính Chúa sẽ chăm lo cho nhu cầu của chúng ta. Hãy cầu nguyện hơn thế: Chúa ơi, con cần khôn ngoan thuộc linh và hiểu biết thuộc linh! Phao-lô cầu nguyện cho mỗi tín đồ được đầy dẫy mọi khôn ngoan thuộc linh và mọi hiểu biết thuộc linh. Tôi nghĩ, nếu thời đó Phao-lô có điện thoại và nếu anh em gọi ông để hỏi một điều gì đó, chắc chắn ông chỉ nói: Anh em không cần tôi, anh em cần sự khôn ngoan thuộc linh và hiểu biết thuộc linh. Anh em nghĩ Chúa sẽ không ban cho anh em điều này sao? Đương nhiên là Chúa sẽ cho! Thế tại sao anh em không hỏi? Đó là gánh nặng của Phao-lô. Anh em không có sự khao khát để biết Chúa sao?Đức Chúa Trời không muốn chúng ta làm điều gì đó cho Ngài. Gần như tất cả Cơ Đốc nhân luôn muốn làm điều gì đó cho Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời muốn nhiều hơn vậy, Ngài muốn chúng ta quen biết và kinh nghiệm Đấng Christ một cách sống động và phong phú. Sau đó, anh em cũng sẽ biết anh em nên làm gì cho Chúa. Ngài cũng không muốn anh em trở thành bác sĩ hay đầu bếp, mà Ngài muốn anh em quen biết Đấng Christ trong anh em! Nếu anh em biết Ngài, anh em sẽ không gặp nan đề trong việc nhận biết Ngài muốn gì. Ngài sẽ nói cho anh em biết ý Ngài, nhưng trên tất cả, anh em cần sự khôn ngoan thuộc linh và hiểu biết thuộc linh. Nhất là những người anh em trẻ tuổi, anh em phải cầu xin Chúa điều này. Trong thư của mình, Gia-cơ nói: "Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan, hãy cầu xin Ðức Chúa Trời, là Ðấng ban cho mọi người cách rộng rãi, không trách móc ai, thì kẻ ấy sẽ được ban cho" (Gia-cơ 1:5). Đó chính là sự khôn ngoan thiên thượng, sự khôn ngoan thuộc linh, một loại khôn ngoan khác sự khôn ngoan của con người. Bởi vì chúng ta nói đến Đức Chúa Trời hằng sống. Đó là một lĩnh vực khác, nên trí khôn của loài người chúng ta không đủ cho lĩnh vực này. Chúng ta tất cả cần mọi sự khôn ngoan thuộc linh và mọi hiểu biết thuộc linh. Để biết Đấng Christ trong anh em, anh em không được phép trông cậy vào sự khôn ngoan của loài người mà anh em có. Anh em có thể là sinh viên giỏi, thậm chí có thể tốt nghiệp loại xuất sắc, nhưng điều đó không có nghĩa là anh hiểu được những việc thuộc linh. Để nhận biết những việc thuộc linh, anh em cần mọi sự khôn ngoan thuộc linh và tất cả hiểu biết thuộc linh. Đó chính là lời cầu nguyện của Phao-lô cho các thánh đồ. Đây là điều mà chúng ta thực sự cần. Gia-cơ cho biết có sự khôn ngoan ở dưới, nhưng chúng ta cần sự khôn ngoan ở trên. Chúng ta thiếu điều này và chúng ta cần phải cầu xin: Lạy Chúa, xin ban cho con sự khôn ngoan thiên thượng, xin ban cho con hiểu biết thuộc linh! Nếu chúng ta chỉ luôn tìm kiếm từ các nguồn khác, chúng ta sẽ không bao giờ nhận được sự khôn ngoan thuộc linh và hiểu biết thuộc linh, vì chúng ta cũng chẳng cần nó! Ngày nay, trên Internet chúng ta tìm được rất nhiều thứ. Làm sao mà anh em biết được nó đúng hay sai? Điều mà chúng ta cần là sự khôn ngoan thuộc linh. Anh em phải cầu xin điều này. Càng sớm càng tốt!

Ăn ở xứng đáng với Chúa

Chỉ có sự khôn ngoan thuộc linh thì không đủ, vì câu 10 nói rằng: "...để anh em ăn ở cách xứng đáng với Chúa" (Cô-lô-se 1:10a). Điều này rất quan trọng. Anh em có thể hiểu biết rất nhiều, nhưng cách sống của anh em thì rất hỗn loạn. Tôi biết nhiều người có nhiều hiểu biết Kinh Thánh, nhưng cách ăn ở, đời sống và hôn nhân của họ thì hoàn toàn hỗn loạn. Họ hiểu biết rất nhiều về Kinh Thánh, có thể giảng về điều đó, nhưng họ không ăn ở cách xứng đáng với Chúa. Nếu anh em chỉ muốn hiểu biết, nhưng không có nguyện vọng sống theo đó, Chúa sẽ chẳng chỉ cho anh em biết điều gì cả. Kết quả là anh em chỉ có một mớ kiến thức mà chúng không giúp gì cho anh em được. Loại hiểu biết này sẽ thổi phồng anh em lên. Anh em thường không có ý định đi vào sự kinh nghiệm với Chúa, mà chỉ muốn hiểu điều gì đó để chuẩn bị bài giảng tốt và để học điều gì đó về Kinh Thánh. Ý định của Phao-lô thật rõ, ông bày tỏ trong lời cầu nguyện của mình: Để thực sự nhận biết ý Chúa và để nhận được sự khôn ngoan thuộc linh và hiểu biết thuộc linh, anh em phải có ý định ăn ở xứng đáng với Chúa. Tại sao Chúa phải chỉ cho anh em biết nhiều điều, nếu anh em không muốn sống như thế? Điều đó có ích gì? Cách sống này có liên quan đến Đấng Christ trong anh em. "... đặng đẹp lòng Ngài mọi đường" (Cô-lô-se 1:10a). Điều này không tốt sao? Để làm Ngài đẹp lòng mọi đường! Điều này làm tôi nhớ đến Chúa, khi Ngài còn ở thế gian. Ngài nói mọi điều Ngài làm đều làm đẹp lòng Cha. Đây chính là lời cầu nguyện mà ngày nay chúng ta thật sự cần. Tiếp theo: "... kết quả trong mọi việc lành và càng thêm lên trong sự hiểu biết Ðức Chúa Trời" (Cô-lô-se 1:10b). Đó là hiểu biết sống động của Đức Chúa Trời.

Được làm vững mạnh với mọi quyền năng

Sau đó Phao-lô tiếp: "... nhờ quyền phép vinh hiển Ngài, được làm vững mạnh với mọi quyền năng" (Cô-lô-se 1:11a). Đấng Christ trong anh em như thế nào? Ngài là Đấng Christ yếu đuối? Anh em nghĩ Ngài như thế nào? Ngài đầy quyền năng, giàu sang và toàn thắng! Anh em là Cơ Đốc nhân yếu đuối hay Cơ Đốc nhân đắc thắng? Để trở nên mạnh mẽ, anh em đã có niềm hy vọng của sự vinh hiển trong anh em! Chẳng có lý do để một người nào đó trong chúng ta yếu đuối; chỉ vì anh em không biết Ngài, Đấng đang ở trong anh em. Phao-lô cầu nguyện cho các thánh đồ được làm vững mạnh với mọi quyền năng theo quyền phép vinh hiển của Ngài. Là sinh viên trường đại học, anh em có trách nhiệm giảng Phúc Âm cho bạn bè mình. Anh em nên cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa phải làm con vững mạnh với mọi quyền năng! Không có quyền năng, chúng ta không thể làm công việc của Chúa được. Tại sao vậy? Bởi vì chúng ta chiến đấu chống lại quyền cai trị của ma quỷ cùng với mọi thế lực tăm tối! Chúng ta đang ở trong lãnh thổ của hắn. Như vậy nếu anh em muốn giảng Phúc Âm và muốn cứu người khỏi tay Sa-tan để họ được giải thoát khỏi quyền năng của sự tối tăm, được dời sang nước của Con Đức Chúa Trời, anh em không cần mọi quyền năng sao? Hay anh em chỉ cần những lời lẽ thuyết phục? Anh em phải được đầy dẫy với quyền năng này và phải được làm vững mạnh. Giáo lý có thể ban quyền năng cho anh em được không? Quyền năng này đến từ đâu? Từ Đấng Christ trong anh em! Phao-lô đã cầu nguyện những điều này với sự nhận biết rằng Đấng Christ trong các thánh đồ. "... nhờ quyền phép vinh hiển Ngài, được làm vững mạnh với mọi quyền năng, để nhẫn nại và kiên trì chịu đựng mọi sự cách vui vẻ" (Cô-lô-se 1:11). Amen! Quyền năng sẽ được biểu lộ trong sự nhịn nhục, nhẫn nại và chịu đựng. Càng có nhiều quyền năng, anh em sẽ càng kinh nghiệm sự nhịn nhục, nhẫn nại, chịu đựng nhiều hơn.

Được cứu khỏi quyền lực của sự tối tăm

Và Phao-lô tiếp : "... hãy tạ ơn Cha" (Cô-lô-se 1:12a). Ngợi khen Chúa! Lời cầu nguyện của Phao-lô thật phong phú! Ông đã đề cập gần như mọi thứ. Thật là một lời cầu nguyện tuyệt vời! Lời cầu nguyện của chúng ta chắc chắn khác hẳn, tôi biết anh em không có thường cầu nguyện như vậy. Vì thế cầu nguyện với Lời Chúa rất tốt. Hãy lấy lời cầu nguyện của Phao-lô và cầu nguyện với nó. Thật tuyệt khi chúng ta cầu nguyện như vậy. Khi Phao-lô cầu nguyện, ông tập trung vào mục đích của Đức Chúa Trời. Ông đã biết những gì trong lòng Đức Chúa Trời. Ông nói tiếp: "... Ngài đã khiến anh em có thể dự phần thừa kế của các thánh trong sự sáng láng" (Cô-lô-se 1:12). Đấng Christ là phần thừa kế của các thánh đồ; chúng ta sẽ nói về điều này sau. Anh em phải ở trong ánh sáng. Nếu anh em không ở trong ánh sáng, anh em sẽ không kinh nghiệm được phần thừa kế và thưởng thức nó. Sau đó ông nói tiếp: "... Ngài đã giải thoát chúng ta khỏi quyền của sự tối tăm, làm cho chúng ta dời qua nước của Con rất yêu dấu Ngài, trong Con đó chúng ta có sự cứu chuộc, là sự tha tội" (Cô-lô-se 1:13-14). Chúng ta thường chỉ hỏi người khác là: Bạn đã được cứu rỗi chưa? Bạn có tin Chúa Giê-su không? Bạn được tha tội chưa? Thật tuyệt, như thế bạn không xuống hỏa ngục. Đó là quan niệm của chúng ta, nó thường chỉ đi đến điểm này. Nhưng tầm nhìn của Phao-lô về sự cứu rỗi vượt xa hơn sự cứu rỗi khỏi tội lỗi nhiều. Ông đề cập đến sự giải thoát khỏi quyền của sự tối tăm! Mặc dù đã được cứu rỗi, nhưng đã bao nhiêu lần chúng ta vẫn ở trong quyền của bóng tối và không ra khỏi đó được? Chúng ta thiếu sự nhận biết Đấng Christ đang ở trong chúng ta. Điều này thật sự đầy quyền năng. Ở đây Phao-lô nói rằng Đức Chúa Trời đã giải thoát chúng ta khỏi quyền năng của sự tối tăm. Ngày nay có thật nhiều sự tối tăm trong thế gian, trong tôn giáo, trong bản ngã và xung quanh chúng ta. Phao-lô nói: Đức Chúa Trời đã giải phóng chúng ta khỏi quyền của sự tối tăm. Ngài đã làm điều đó như thế nào? Bởi Đấng Christ! Đấng Christ trong anh em chính là một sự giải phóng đầy quyền năng. Chúng ta phải thấy được rằng Ngài đã dời chúng ta qua nước Ngài. Ngày nay anh em ở đâu? Anh em ở đâu vậy? Và nước Ngài là gì? Anh em có ở trong nước Ngài không? Sống trong nước Ngài có nghĩa là gì? Phao-lô nói đến hiện thực. Ngày nay, Hội Thánh phải là hiện thực về nước của Con Đức Chúa Trời. Hội Thánh là thân thể Đấng Christ, là nước của Ngài. Chúng ta phải có ấn tượng sâu sắc về những điều Phao-lô đã thấy và về mục tiêu của ông. Vì nếu ông không có nhìn thấy và không sống trong hiện thực, ông không thể cầu nguyện như thế được.

Lời cầu nguyện cho chương trình của Đức Chúa Trời

Lời cầu nguyện mới tuyệt vời làm sao! Anh em thân mến, từ lời cầu nguyện này, anh em phải học cách cầu nguyện, nếu không anh em cầu nguyện thật nhiều cho nhiều điều khác. Điều đó không có sai, nhưng trên tất cả, anh em phải cầu nguyện cho những điều này. Nếu chúng ta cầu nguyện như vậy cho mọi thánh đồ trong các Hội Thánh, Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ trả lời. Như thế đời sống Hội Thánh của chúng ta sẽ được đầy dẫy. Nếu không thì chúng ta chỉ tập trung vào các nan đề, nhưng không cầu nguyện cho những điều ở trong lòng Đức Chúa Trời. Chúng ta càng tập trung vào nan đề và cầu nguyện cho nan đề, thì nan đề lại tới nhiều hơn. Trái lại, chúng ta hãy cầu nguyện cho các thánh đồ nhận được mọi sự khôn ngoan thuộc linh và mọi hiểu biết thuộc linh, quen biết Đấng Christ ở trong họ để được làm vững mạnh với mọi quyền năng và được cứu rỗi khỏi quyền của sự tối tăm. Tất cả chúng ta cần cầu nguyện như thế. Từ đó, mọi hiện thực sẽ đến từ Đấng Christ trong anh em. Đấng Christ trong anh em chính là cách để Đức Chúa Trời trả lời mọi lời cầu nguyện và chăm lo mọi nhu cầu. Đức Chúa Trời chỉ có một giải pháp duy nhất cho mọi nan đề. Nếu chúng ta tập trung vào đấy, chúng ta sẽ thấy Đấng Christ này thật sự vĩ đại như thế nào. Ngài là huyền nhiệm của mọi thời đại. Ngài là điều mà Đức Chúa Trời đã chuẩn bị. Đấng Christ này thật là tuyệt vời, không thể mô tả được! Chúng ta phải hướng về Ngài.
Last Visitors


9 Feb 2012 - 11:26


27 Jan 2012 - 8:02

Comments
Other users have left no comments for ngtruongan.

Friends
There are no friends to display.
Lo-Fi Version Time is now: 16th June 2024 - 11:28 PM