Welcome Guest ( Log In | Register )

Profile
Personal Photo
Options
Options
Personal Statement
white pages doesn't have a personal statement currently.
Personal Info
white pages
Bảo vệ tổ quốc
Age Unknown
Gender Not Set
Location Unknown
Birthday Unknown
Interests
No Information
Other Information
Country: United States
Statistics
Joined: 11-April 08
Profile Views: 1,932*
Last Seen: Private
Local Time: Nov 4 2024, 10:17 PM
1,585 posts (0 per day)
Contact Information
AIM No Information
Yahoo No Information
ICQ No Information
MSN No Information
Contact Private
* Profile views updated each hour

white pages

Năng Động

***


Topics
Posts
Recent wiki edits
ibProBattle
Arcade
Blog
Shared Photos
Comments
Friends
My Content
31 Oct 2008
Trung Quốc: Melamine Thường Được Cho Thêm Vào Thức Ăn Gia Súc


31/10/2008

A shop keeper sells chicken eggs at a market in Beijing, China Tuesday Oct. 28, 2008.
Kỹ nghệ chăn nuôi gia súc ở Trung Quốc sử dụng Melamine để tiết kiệm chi phí sản xuất trong lúc vẫn giữ được mức Protein cao
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết hóa chất độc hại vừa phát hiện hồi gần đây trong thực phẩm của họ, đã thường xuyên được bỏ thêm vào thức ăn gia súc.

Các bản tin phổ biến hôm thứ Năm cho là tình trạng nhiễm chất Melamine, mà gần đây đã phát hiện trong sữa và trứng gà, có thể lan rộng hơn đã tưởng.

Chất Melamine có thể làm cho thực phẩm đạt mức chứa chất đạm Protein cao hơn.

Bài xã luận trên tờ Trung Quốc Nhật báo của nhà nước nói hình như kỹ nghệ chăn nuôi sử dụng hóa chất này để tiết kiệm chi phí sản xuất trong lúc vẫn giữ được mức Protein cao, đúng yêu cầu của kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Những bản tin khác cho thấy là các quan chức đã biết về vấn đề này khoảng 1 tháng trước khi công chúng được biết.

Nhật báo Bắc Kinh Ngày Nay cho hay công ty Hanwei sản xuất trứng gà đã phát hiện chất Melamine trong thức ăn gia cầm do một nhà cung cấp giao từ hồi cuối tháng Chín.



PT Hoa Kỳ
31 Oct 2008
“Đảng–Chính Quyền,” Hệ Thống Kép Cản Trở Cải Cách


Thiện Giao, phóng viên RFA
2008-10-30

Những vận động của Xã Hội Dân Sự đóng góp tích cực vào các chương trình cải cách tại Việt Nam. Tuy nhiên, luật và những cải tổ luật pháp nhằm đặt nền móng và thúc đẩy tính chất dân sự vẫn chưa thành hình.

Photo: RFA

Một số tham dự viên tại Hội Thảo Việt Nam ở Đại Học Princeton ngày 17 và 18 tháng 10. Từ trái: giáo sư Regina Abrami (đại học Harvard), giáo sư Paul Krugman (đại học Princeton) và tiến sĩ Lê Đăng Doanh.
Biên tập viên Thiện Giao ghi nhận một số ý kiến của các chuyên gia trong lãnh vực này, và có bài trình bày sau đây.

Xã hội dân sự tại Việt Nam

“Xã Hội Dân Sự phát triển dưới ảnh hưởng của các nhà bất đồng chính kiến tại Đông Âu trong giai đoạn các cuộc cách mạng hồi thập niên 1990s cũng như tại nước Nga những năm sau đó.”

Giáo sư Kim Lane Scheppele, Giám Đốc Chương Trình Luật và Giao Tế Dân Sự, thuộc trường Public and International Affairs (tạm dịch: Trường Giao Tế Dân Sự và Bang Giao Quốc Tế), đại học Princeton, đưa ra nhận định như thế trong buổi Hội Thảo Việt Nam hồi trung tuần tháng 10 vừa qua tại Princeton, Hoa Kỳ.

Cũng trong hội thảo ấy, tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhận định, rằng xã hội dân sự, một mặt góp phần nhất định vào các chương trình cải cách và phát triển tại Việt Nam, một mặt khác, vẫn còn chịu sự nghi ngờ của Đảng Cộng Sản.

“Xã Hội Dân Sự phát triển dưới ảnh hưởng của các nhà bất đồng chính kiến tại Đông Âu trong giai đoạn các cuộc cách mạng hồi thập niên 1990s cũng như tại nước Nga những năm sau đó.”
Giáo sư Kim Lane Scheppele

Tiến sĩ Doanh cho biết, là tại Việt Nam, những đầu óc thực tế trong Đảng thừa nhận sự tham dự của người dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, là điều cần thiết và hữu ích trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh từ thực tế.

Một mặt khác, vẫn còn nhiều người tỏ ra nghi ngờ khái niệm “Xã Hội Dân Sự” vì tin rằng vận động này góp phần làm sụp đổ Liên Bang Xô Viết.

Tiến sĩ Doanh nhận định, “xã hội dân sự tại Việt Nam tiếp tục phát triển và có những đóng góp mang tính xây dựng vào các cải cách và phát triển tại Việt Nam.”

Ông nói, xã hội dân sự là điều hết sức quan trọng trong hệ thống chỉ có một Đảng duy nhất. Và hiện nay, mặc dầu có một số tiến bộ trong cách nhìn nhận của nhiều giới chức chính phủ đối với vai trò của các Tổ Chức Phi Chính Phủ (NGO), không thể phủ nhận là “vẫn còn rất nhiều kiềm hãm trong lãnh vực này.”
Việt Nam và Trung Quốc tương đồng về nhiều chính sách

Cũng tham gia tại buổi hội thảo, giáo sư Mark Sidel, giảng dạy bộ môn Luật tại đại học Iowa, cho rằng Việt Nam tiếp nhận và thực hiện một chính sách tương đồng với Trung Quốc, trong đó các tiêu chí khen thưởng hoặc hưu bổng đối với quan chức được thực hiện nhằm mục đích lưu giữ họ bên trong hệ thống.

“Nhưng trên thực tế, cách thức của Việt Nam không mang lại hiệu quả [bằng Trung Quốc] trong việc thực hiện mô hình dịch vụ dân sự.”

Bên cạnh đó, giáo sư Sidel cũng nhấn mạnh hiện trạng mà tiến sĩ Lê Đăng Doanh mô tả, đó là tại Việt Nam, hiện tồn tại “một hệ thống kép, gồm Đảng và Chính Quyền.” Giáo sư Sidel cho rằng, chính hệ thống kép này “cản trở quá trình cải cách hành chánh công quyền” mặc dầu ông thừa nhận, là “chương trình cải cách hành chánh tại Việt Nam đã có một số tiến bộ.”

Việt Nam tiếp nhận và thực hiện một chính sách tương đồng với Trung Quốc, trong đó các tiêu chí khen thưởng hoặc hưu bổng đối với quan chức được thực hiện nhằm mục đích lưu giữ họ bên trong hệ thống.
Giáo sư Mark Sidel

Luật pháp luôn là điểm đầu tiên tiến trình cải cách

Giáo sư Sidel nhận định, rằng khía cạnh luật pháp luôn là điểm nhấn đầu tiên trong quá trình cải cách, và rằng sự phát triển của hệ thống luật chính là “thước đo vĩ mô đối với sự tiến bộ của tiến trình cải cách.”

Ông nói, “sự cải tổ luật pháp Việt Nam cho thấy có rất nhiều tiến bộ, nhiều luật mới được giới thiệu cùng với vai trò ngày càng tăng của Quốc Hội. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất ở đây là sự triển khai và thi hành luật.”

Cũng tại buổi hội thảo, giáo sư Gregory Chow, thuộc khoa kinh tế trường đại học Princeton, đặt câu hỏi về “chất lượng quan chức chính quyền” trong bối cảnh cải cách hệ thống tư pháp. Giáo sư Sidel nhận định, câu hỏi về “chất lượng quan chức” bao hàm nhiều ý khác nhau trong vấn đề quản trị xã hội tại Việt Nam, chẳng hạn các dịch vụ dân sự, việc chọn cũng như đề bạt, thăng thưởng công chức trong hệ thống chính quyền.
Quá trình xã hội dân sự của Nga và Hungary

Có nhiều hình thức vận động xã hội dân sự. Theo phân tích của giáo sư Kim Lane, một người có nhiều kinh nghiệm đối với phong trào này tại Hungary và Nga, thì “nhiều ý kiến cho rằng tại các nước Đông Âu, tinh thần xã hội dân sự phát triển là nhờ vào những nhà bất đồng chính kiến.”

Bên cạnh đó, “môi trường công cộng không chính thức,” hay mô hình “mạng lưới thân hữu” cũng là nơi tinh thần xã hội dân sự phát triển.

Giáo sư Kim Lane nói rằng, “có một kinh nghiệm rất quan trọng mà chúng ta học được từ các nước Đông Âu. Đó là những ‘môi trường công cộng không chính thức’ được thể hiện qua những mạng lưới thân hữu cực kỳ gắn kết và ổn định. Những mạng lưới này, vào lúc ấy, không được chính thức thừa nhận, không có tên gọi chính thức.

Nhưng những mạng lưới không chính thức này có tiềm năng, vào một lúc nào đó, sẽ trở thành một tổ chức chính thức. kinh nghiệm tại Nga và Hungary cho thấy, khi cuộc chuyển đổi xảy ra, rất nhiều tổ chức theo hình thức này đã ra đời và đi vào quần chúng.”

Có một kinh nghiệm rất quan trọng mà chúng ta học được từ các nước Đông Âu. Đó là những ‘môi trường công cộng không chính thức’ được thể hiện qua những mạng lưới thân hữu cực kỳ gắn kết và ổn định.
Giáo sư Kim Lane

Trở lại với hiện trạng xã hội dân sự tại Việt Nam, tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng thuật ngữ này hiện chưa được đề cập chính thức trong các văn kiện của Đảng Cộng Sản.

Ngoài ra, để đẩy mạnh các hình thức xã hội dân sự, Việt Nam cần ban hành và áp dụng một khung luật pháp cần thiết cho một số lãnh vực, chẳng hạn Luật về Tổ Chức Đoàn Thể, Luật về Vận Động Hành Lang, tức lobby, Luật về Quyền Truy Cập Thông Tin, về sự Minh Bạch, vân vân…

Bên cạnh đó, các bộ luật khác, như luật hình sự, luật thuế thu nhập cần được tu chính để bảo đảm sự an toàn cho các tổ chức phi chính phủ cũng như người đóng góp tài chánh cho các tổ chức này.



Á Châu Tự Do
30 Oct 2008
Hà Nội Chỉ Ðạo Báo Chí Chuẩn Bị Ðể Bôi Nhọ Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ Nếu Ðược Trao Giải Nobel Hòa Bình



Thứ Tư, Ngày 29 tháng 10-2008

Tin Hà Nội - Thông tấn xã Công Giáo Việt Nam vừa phổ biến ảnh chụp một Ðiện khẩn được Vụ trưởng Vụ Báo Chí và Xuất Bản của Ban Tuyên Giáo Trung Ương đảng Cộng sản Việt Nam ký ngày 9 tháng 10, gửi các cơ quan báo chí trong nước. Nội dung bức diện thư ra lệnh các cơ quan báo chí phải sửa soạn đối phó với việc những dự đoán về Giải Nobel Hòa Bình 2008 có thể được trao cho một trong những phần tử chống đối chế độ là Hòa thượng Thích Quảng Ðộ.

Bức điện thư viết nguyên văn rằng: Trong trường hợp Thích Quảng Ðộ được trao giải, báo chí Việt Nam sẽ phải đăng lời của người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam kịch liệt phê phán việc trao giải vừa phi lý, thiếu thiện chí vừa làm hoen ố một giải thưởng vốn danh giá, hướng thiện. Lên án những hoạt động lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng của nhà nước để vi phạm pháp luật, giáo lý nhà Phật, phản dân hại nước, đi ngược lại ước nguyện hòa bình, hạnh phúc tiến bộ của nhân dân Việt Nam. Bức điện khẩn cũng ra lệnh cho các văn nô phải chuẩn sẵn bài viết, phóng sự, hình ảnh, tư liệu về vấn đề này, Chú ý phỏng vấn, lấy ý kiến người dân, ý kiến các bậc chân tu phản đối việc trao giải, lên án Thích Quảng Ðộ và các thế lực đen tối khác. Một nhân vật khác cũng được đề nghị lãnh giải Nobel hòa bình năm nay là nhà tranh đấu Hồ Giai, và bức điện khẩn của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam cũng ra lệnh là nếu giải thưởng được trao cho các nhân vật chống đối chính quyền ở Trung Cộng hoặc nước là bạn bè đối tác chiến lược của Việt Nam, những nước đó phản đối thì báo chí phải đưa tin về sự phản đối của họ, không bình luận, không mở rộng thông tin.

Những văn bản kiểu kể trên là điều bình thường ở Việt Nam. Từ trước đến nay, hệ thống truyền thông Cộng sản Việt Nam thường xuyên phải im lặng hoặc đồng ca theo sự chỉ đạo của Ban Tuyên Giáo, có thời mang tên là Ban Văn Hóa-Tư Tưởng của trung ương đảng Cộng sản. Cách nay khoảng vài tháng, hệ thống truyền thông của Cộng sản Việt Nam đã từng thực hiện một chiến dịch bôi nhọ Công Giáo Việt Nam khi giáo dân Tổng Giáo Phận Hà Nội và giáo xứ Thái Hà tập hợp để đòi lại Tòa Khâm Sứ và đất của tu viện Dòng Chúa Cứu Thế ở Thái Hà. Phát biểu của Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt trong cuộc gặp đại diện Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội đã từng bị hệ thống truyền thông Cộng sản Việt Nam cắt xén, nhằm kích động sự bất bình trong dân chúng đối với cá nhân Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt cũng như với Giáo hội Công Giáo Việt Nam. Gần đây, những thủ đoạn đê tiện này vừa bị chỉ trích, vừa bị phản kháng quyết liệt. Hồi cuối tháng 9 tờ Công Giáo và Dân Tộc thuộc Ủy Ban Ðoàn Kết Công Giáo, một tổ chức chính trị nằm trong hệ thống chính trị của Cộng sản Việt Nam, đã đăng lại toàn bộ phát biểu của Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt. Riêng về Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ và Giải Nobel Hòa Bình 2008, hồi đầu năm nay, hàng trăm nhân sĩ, trí thức, chính trị gia ở Âu Châu, Á Châu, Mỹ Châu đã cùng ký tên đề cử trao Giải Nobel Hòa Bình 2008 cho Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ.

Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế tại Paris cho biết năm nay Ðại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ, viện trưởng Viện Hóa Ðạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đã được hàng trăm nhân sĩ, trí thức quốc tế, giáo sư đại học từ Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, các dân biểu thuộc nhiều Quốc Hội tại Ðông Âu, Bắc Âu, Tây Âu, Trung Ðông, Hoa Kỳ viết thư đề cử. Giải Nobel Hòa bình năm nay cuối cùng được trao cho cựu Tổng thống Phần Lan là ông Ahtissari là người đã vận động hòa giải chấm dứt nhiều cuộc chiến trên thế giới.


SBTN
Last Visitors


25 Oct 2009 - 22:05


23 Aug 2009 - 17:54


21 Jul 2008 - 21:05


11 Jul 2008 - 1:38


9 Jul 2008 - 16:56

Comments
Other users have left no comments for white pages.

Friends
There are no friends to display.
Lo-Fi Version Time is now: 4th November 2024 - 08:17 PM