Quá trình phong thánh diễn ra như thế nào?, Biên dịch: Ngô Việt Nguyên |
Quá trình phong thánh diễn ra như thế nào?, Biên dịch: Ngô Việt Nguyên |
Jul 27 2017, 01:45 PM
Post
#1
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Năng Động Posts: 6,737 Joined: 12-November 08 Member No.: 702 Country |
Quá trình phong thánh diễn ra như thế nào? Trong những lời ca tụng dành cho Nelson Mandela những ngày vừa qua, người ta cho rằng ông không phải là thánh. Phần lớn hiểu rằng theo ngôn ngữ thông thường, khi nói ai đó không phải là thánh, họ muốn bày tỏ sự thán phục. Nó có nghĩa là ngoài những đức tính và khả năng vĩ đại, cá nhân này có những khuyết điểm rất con người, và điều đó chỉ làm họ thực hơn và đáng quý hơn. Nhưng nếu Mandela không phải là thánh, vậy thì ai xứng đáng làm thánh? Trong gần như tất cả các tôn giáo trên thế giới, có một tư tưởng tồn tại rằng một số cá nhân đã đạt được một mức thần thánh phi thường. Điều đó hoặc có ý nghĩa rằng họ ở rất gần Thiên Chúa, hoặc trong trường hợp của những tôn giáo không có đấng tối cao như Phật Giáo, thì họ đã đạt đến một trạng thái tâm linh cao cả. Có một sự tranh cãi nội bộ trong phần lớn các tôn giáo giữa những tín hữu bình thường mong muốn được tôn thờ những anh hùng có xương có thịt và các giới chức sắc tôn giáo vốn lo sợ rằng sự sùng bái như thế sẽ gây sao nhãng (khỏi việc thờ phụng Thiên Chúa). Trong thế giới Hồi giáo, tranh cãi này tiếp tục cướp đi sinh mạng nhiều người, như những gì đã xảy ra đối với những người Kitô hữu ở châu Âu thời Trung Cổ. Với những người theo dòng Hồi giáo Sufi ở Tây Phi và Nam Á, tôn kính những ngôi mộ của các đấng đáng kính là một nét đặc trưng của tín ngưỡng và văn hóa của họ. Nhưng những người Hồi giáo dòng Sunni nguyên giáo coi những hoạt động như thế là một dạng sùng bái sai lệch khỏi việc thờ kính Chúa. Những xung đột như thế đã dẫn đến nội chiến ở Mali, đánh bom ở Pakistan và sự phá hủy các di tích lịch sử ở Ảrập Saudi. Và từ giai đoạn đầu tiên của Kitô giáo, những tín hữu của Giêsu đã tôn thờ những di vật và hài cốt của những tín hữu mà họ coi trọng, bởi vì họ đã tử vì đạo hay bởi vì họ đã sống một cuộc sống cực kỳ thánh thiện. Giới chức Giáo hội Công giáo đôi khi phải vật lộn để kiểm soát được hiện tượng này. Vào thiên niên kỷ thứ hai, một phần những khó khăn trong việc xác định chức thánh đã được giải quyết bằng cách tập trung hóa và chính thức hóa quy trình phong thánh. Những nghi thức mà Giáo hội Công giáo La Mã đặt ra để công nhận một vị thánh có mức độ phức tạp cao nhất. Việc tuyên phong hiển thánh một cá nhân có thể mất hơn một thế kỷ. Thường điều này chỉ có thể được khởi động bởi một giám mục ở nơi mà người đó đã sống, bởi một nghiên cứu của các chuyên gia, rồi sau đó được chuyển qua một tổ chức của Vatican gọi là Hội đồng Tuyên thánh (Congregation for the Causes of Saints) để tiếp tục điều tra, bầu chọn nếu cần thiết, và cuối cùng chuyển vấn đề này qua đức Giáo Hoàng. Thậm chí đến lúc đó, một cá nhân vẫn không thể được phong thánh trừ khi có hai phép lạ đã xảy ra nhờ sự chuyển cầu của đương sự ở thế giới bên kia. Nhưng Vatican đã đẩy nhanh tiến độ hơn một chút trong trường hợp của hai Đức Giáo Hoàng gần đây, John XXIII (1958-63) và John Paul II (1978-2005), những vị sẽ được phong thánh vào tháng Tư (2014) sắp tới. Giáo hội Chính thống giáo cũng có những nghi thức để công nhận các thánh, nhưng tương đối phi tập trung hơn. Trong hàng ngàn vị thánh được công nhận và tôn kính bởi Giáo hội Chính thống giáo, một số chỉ được biết tới tại một quốc gia hay khu vực. Trong những ngày gần đây, Thượng phụ Constantinople đã “vinh danh” (glorify) – một quá trình bao gồm việc viết những bài thánh ca mới và lựa chọn một kiểu tượng ảnh mới – một tu sĩ tên là Porphyrios Bairaktaris, người đã làm tuyên úy tại một bệnh viện ở một quận nghèo của Athens trong phần lớn cuộc đời mình. Với những người biết đến vị thánh này, có nhiều câu chuyện đã được lưu truyền về ơn chữa lành, tiên báo và những lời khuyên uyên bác. Những nhà chức trách chỉ đơn thuần công nhận một điều mà các tín hữu đã biết. Như thế thì đối với Kitô giáo, việc công nhận các thánh đã luôn luôn là một sự pha trộn giữa cách tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên. Giới chức Giáo hội có thể lựa chọn một cá nhân để chú ý tới trong khi các tín hữu cũng có thể phát triển một sự sùng bái xung quanh một cá nhân thánh thiện. Kết quả là những vị thánh có sự hiện diện trong lịch phụng vụ của Giáo hội đến từ nhiều thành phần khác nhau: họ bao gồm những người phản chiến và chiến binh, vua chúa và người ăn xin, những nhà hoạt động và những người tu khổ hạnh. Có những vị thánh mà cuộc đời, và những khuyết điểm của họ, được ghi chép đến từng chi tiết, còn những vị khác có câu chuyện ít sáng tỏ hơn, như giám mục Kitô giáo ở Anatolia thời nguyên sơ mà giờ chúng ta tưởng nhớ tới bằng tên thánh Nicholas (trong hình) – hoặc với cái tên nổi tiếng hơn, đó là Ông già Noel. —————— Chú thích của người dịch: Quá trình phong thánh của Công Giáo (Canonization process): Servant of God – tôi tớ Chúa Venerable – đấng đáng kính Blessed – chân phước (nghi thức tên là beatification) Saint – hiển thánh (nghi thức tên là canonization) Một số ví dụ về các thánh của Kitô giáo (tất cả các nhánh): Người phản chiến – Thánh Martin of Tours (Công Giáo – thời La Mã) Người chiến binh – Thánh Ignatius of Loyola (Công Giáo – thế kỷ 16) Vua chúa – Thánh Sa Hoàng Nicolas II (Chính thống Nga – thế kỷ 20) Người ăn xin – Thánh Benedict Joseph Labre (Công Giáo – thế kỷ 18) Nhà hoạt động – Chân phước Teresa of Calcutta (Công Giáo – thế kỷ 20), sẽ được phong thánh vào ngày 4/9/2016 Người tu khổ hạnh – Thánh Francis of Assisi (Công Giáo – thế kỷ 13) Nguồn: “What is Sainthood”, The Economist, 09/12/2013. Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp -------------------- ***Bình yên một thoáng***
|
|
|
Lo-Fi Version | Time is now: 19th November 2024 - 03:31 PM |