Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Những bí mật nhỏ của tre, Thực vật
Tulip
post Mar 21 2016, 01:59 PM
Post #1


Hoa cô đơn
***

Group: Năng Động
Posts: 5,417
Joined: 28-October 08
Member No.: 516
Country




Những bí mật nhỏ của tre


Ở Trung Quốc, tre được gọi là "người bạn của dân". Còn ở Ấn Độ, tre là "gỗ của người nghèo". Đối với 2 tỉ cư dân trên hành tinh này, tre còn là nguồn thực phẩm và vật liệu xây cất chỗ ở.

Khám phá bí ẩn của cây tre

Người Ấn Độ gọi tre là mambu, người Trung Quốc gọi là chu, trong khi ở Nhật tre có tên gọi là take. Trên thế giới có 1.300 loại tre tập trung chủ yếu ở Nam Mỹ và châu Á, trong đó Đông Nam Á chiếm hơn 600 loại.

Thậm chí trên dãy Himalaya băng giá có loại tre mọc trên sườn núi ở độ cao 4.000m. Dù tre được sử dụng đa dạng ở vùng châu Đại Dương, Nam Mỹ và châu Phi, nhưng châu Á mới chính là chiếc nôi của tre. Xuất xứ của nó có thể từ Ấn Độ, Myanmar và quần đảo Indonesia. Người ta phát hiện ở Trung Quốc những chiếc chiếu và giỏ tre có niên đại từ 3.300 - 2.800 năm trước Công nguyên.

Theo một gợi ý về cách thức bảo vệ môi trường, trồng một hàng rào bằng tre sẽ giúp hấp thụ CO2 nhiều hơn lượng khí mà chúng thải ra và không nên hạn chế quá trình tăng trưởng của chúng. Tre mọc rất khoẻ, có thể cao thêm 30cm/ngày hoặc hơn nữa tuỳ giống. Để đạt đến chiều cao 35m, tre đã “lập trình” một chiến lược phát triển theo chiều... thẳng đứng.

Bên dưới lớp đất, rễ tre tích tụ nguồn dự trữ cần thiết để măng mọc lên. Trái ngược với thân cây tăng trưởng theo đường kính, tre phát triển như một cây ăngten kéo dài ra, các đốt tre lần lượt nối nhau. Tre ra hoa (khoảng sau 10, 50 hoặc 100 năm) là chuyện hiếm thấy, nhưng nó rất tai hại vì làm kiệt sức thân cây và báo hiệu tre sẽ già chết đi.

Thời gian lý tưởng để khai thác tre là khoảng 3 năm hoặc hơn, vì khi đó tre đã đạt độ bền. Ở nhiều nơi tại châu Á, tre cao khoảng 12m được dân làng chẻ thành từng lát mỏng. Để làm ra chén đĩa, họ uốn những lát tre mỏng theo hình xoắn ốc và dán bằng một loại keo lấy từ thân cây saké. Tại các cơ sở chế biến, người ta dùng máy cắt thân tre thành từng lát dày khoảng 8mm, ép dẹp và tẩy trắng trong nước sôi, sau đó xử lý bằng chất diệt nấm.

Theo xu hướng hiện nay, tre là một loại vật liệu thông minh, thẩm mỹ và rất môi trường. Ekobo, một công ty Pháp có cơ sở sản xuất tại Việt Nam đã cho gia công các loại chén, tô, muỗng nĩa bằng tre. Thậm chí hãng Play Engine còn đưa “loại cỏ khổng lồ” này vào các bàn phím, màn hình và chuột vi tính. Tại Tokyo, các nữ điều dưỡng mặc áo blouse bằng tre vì loại sợi này có chứa một tác nhân chống khuẩn tự nhiên và rất thoáng mát.

Tre mang lại ánh sáng

Để chế tạo chiếc bóng đèn điện đầu tiên của mình vào năm 1878, Thomas Edison phải giải quyết vấn đề sợi dây tóc. Ông phải tìm ra một loại vật liệu đủ bền để phát sinh ra điện mà không bị cháy. Thế là Edison đã thử 1.600 loại, trong đó có tóc, cotton, lanh và thậm chí cả lông voi. Sau khoảng một ngàn thử nghiệm, cuối cùng ông chọn được một loại tre Nhật.

Không bỏ thứ gì từ cây tre

Doanh số của tre và các chế phẩm của nó được ước tính khoảng 8 tỉ euro/năm. Mọi thứ từ cây tre đều có công dụng của nó.

1.Ngọn tre: giàn giáo, cọc, tăm xỉa răng, que xiên.
2.Thân giữa: sản phẩm đan, màn che, thảm, chiếu, hàng thủ công mỹ nghệ.
3.Thân dưới: bàn ghế, vách ngăn, sàn nhà ghép.
4.Gốc: chất đốt.
5.Lá: thuốc chữa bệnh, nước ép, nước giải khát, thức ăn cho loài nhai lại và thỏ.
6.Cành: chổi và quần áo.
7.Măng: thực phẩm.
8.Rễ: hàng thủ công mỹ nghệ.

Tre đi theo con đường tơ lụa

Tre xuất hiện trên trái đất cách nay từ 30 - 40 triệu năm, theo ước tính của các nhà thực vật học. Người Trung Quốc là những người đầu tiên dùng tre làm nền chữ viết để khắc lên đó lịch sử của mình. Sau một thời gian bị thay thế bằng tơ lụa, tre tái xuất hiện ở thế kỷ thứ 8 như một nguyên liệu để sản xuất bột giấy. Tre có mặt ở châu Âu vào khoảng năm 550. Từ Trung Quốc, các thầy tu đã bí mật nhập vào Constantinople ấu trùng tằm giấu trong các ống tre.

Đến thế kỷ 19, những nhà nhập khẩu tơ lụa đem về những mẫu tre để làm quà tặng khách hàng giàu có hoặc bậc vương giả. Thế là tre trở thành loại cây kiểng. Lúc đầu, chỉ có một số giống tre có thể kháng cự được khí hậu châu Âu, chẳng hạn giống Phyllostachys. Một trong những rừng tre lâu đời nhất và phong phú nhất của châu Âu nằm ở Anduze, vùng Gars (Pháp). Rừng tre này ra đời vào năm 1856 và hiện tập trung đến 300 loài.

Thực vật


--------------------

*******
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Tulip
post Mar 21 2016, 03:16 PM
Post #2


Hoa cô đơn
***

Group: Năng Động
Posts: 5,417
Joined: 28-October 08
Member No.: 516
Country




Bí ẩn hoa tre

"trăm năm nở hoa một lần" không phải ai cũng biết



Tre có hoa thậm chí còn kết quả - nhưng không phải ai cũng có cơ hội được chiêm ngưỡng loài hoa "trăm năm có một" này.

Hoa tre - loài hoa cả đời chỉ nở một lần


Người dân Việt Nam có lẽ đã quá quen thuộc với hình ảnh lũy tre làng cao vút ở làng quê. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đặc biệt là với những bạn sống tại thành phố từ nhỏ biết rằng, cây tre nở hoa, thậm chí là kết trái.

Tre là tên gọi chung của nhóm thực vật trong bộ hòa thảo. Trên thế giới có khoảng 1.200 loài tre và tất cả đều sở hữu tốc độ sinh trưởng vào hàng nhanh nhất trong số các loài thực vật thân gỗ.

Trong khi những loài cây khác phải tốn hàng chục năm để đạt kích thước lớn thì các loài tre chỉ cần khoảng 5 năm.

Tuy phát triển nhanh là thế, tre lại chỉ nở hoa một lần trong giai đoạn từ 60 - 100 năm - quãng thời gian bằng cả một đời người.

Hoa tre thường nở thành chùm, có màu vàng nhạt. Dẫu vậy, màu sắc của hoa tre sẽ thay đổi tùy theo từng loài. Hoa tre kết quả, tạo thành quả tre - còn gọi là "cơm tre" (bamboo rice).

Tuy nhiên, lúc tre ra hoa, kết quả cũng là thời khắc cuối cùng của loài cây này bởi sau đó tre sẽ nhanh chóng lụi tàn và không thể hồi sinh.

Nguyên nhân của hiện tượng này vẫn chưa có lời giải nhưng có giả thuyết cho rằng quá trình ra hoa khiến tre phải tiêu tốn một lượng năng lượng khổng lồ, khiến cây không thể tiếp tục sinh tồn sau khi trổ hoa.

Một số người khác thì cho rằng đây là tập tính của loài cây này: tre già sẽ nhường chỗ cho cây con mọc lên.


Không những ra hoa, tre còn cho ra quả nữa.

Chưa dừng lại ở đó, bạn có hay - tất cả những cây trong cùng một cụm tre sẽ trổ hoa vào cùng một thời điểm. Hiện tượng này còn có tên gọi là trổ hoa theo bầy.

Ngay cả khi cây trong cụm tre được trồng ở nơi khác, có điều kiện địa lý khác biệt nhưng chúng vẫn sẽ cùng lúc trổ hoa. Theo một vài chuyên gia, nguyên do của hiện tượng này là bởi các cây này sẽ có chung một gốc gene với cây mẹ, do đó thời gian nở hoa cũng có phần giống nhau.

Và những quan niệm gắn liền với hoa tre

Quý hiếm là vậy nhưng hiện tượng tre nở hoa lại được xem là điềm gở tại một số quốc gia điển hình là Ấn Độ. Lý do là bởi khi hoa tre nở thu hút rất nhiều loài gặm nhấm, điển hình là chuột.


Hoa tre được xem là điềm gở tại một số nơi trên thế giới.

Chính vì vậy, hoa tre xuất hiện sẽ khiến chuột sẽ sinh sôi nảy nở một cách chóng mặt. Sau khi ăn hết gốc tre, chúng sẽ tấn công sang các loại cây khác. Do đó, tại một số vùng, hoa tre nở thường kéo theo nạn đói, bệnh dịch.

Lịch sử của quốc gia này cũng chứng minh điều đó. Vào tháng 10 năm 1958, chính phủ Ấn Độ lúc bấy giờ đã khước từ yêu cầu viện trợ tài chính của quận Mizoram, khi quận này cho rằng tre nở hoa sẽ làm đại dịch chuột xuất hiện. Và hệ quả là năm 1959, khu vực này đã chịu nạn đói cùng hạn hán nghiêm trọng.

Trong sử thi Mahabharata của Ấn Độ, tre nở hoa cũng là một điềm xấu, gắn với câu chuyện về vị vua độc ác Jayadrath. Khi đó vua Jayadrath đã bắt cóc Draupadi - một phụ nữ xinh đẹp và hành hạ cô trong suốt chuyến đi.

Draupadi đã đưa lời nguyền, vị vua rằng triều đại của ông sẽ chóng tàn lụi, giống như những lũi tre lừng lững đột nhiên chết đi sau khi nở hoa.

Ngay cả tại Việt Nam, tre nở hoa cũng được xem là điềm gở. Nhiều người cho rằng với hầu hết các loài thực vật, khi ra hoa cũng là lúc nó tràn trề sức sống.


Duy chỉ có loài tre, trúc thì ngược lại, nở hoa đồng nghĩa với sắp lìa đời. Chính vì thế, bắt gặp hoa tre được cho là một điều không may.

Tuy nhiên, một số người lại cho rằng việc tre trúc tàn lụi sau khi ra hoa là một hình ảnh hiên ngang hiếm thấy.

Theo quan niệm Á Đông, tre là biểu tượng của mẫu người quân tử, bởi loài cây này tuy cứng mà vẫn mềm mại, đổ mà không gãy, lòng rỗng như tinh thần an nhiên tự tại, không mê đắm quyền vị, vật chất. Và cũng như một người quân tử, tre và hoa tre chết đứng chứ không rũ xuống như những loài hoa khác.

Sưu tầm


--------------------

*******
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 User(s) are reading this topic (2 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 16th June 2024 - 11:20 PM