Profile
Personal Photo
Options
Personal Statement
Violet doesn't have a personal statement currently.
Personal Info
Violet
Nữ Hoàng Lướt Mạng
Age Unknown
Gender Not Set
Location Unknown
Birthday Unknown
Interests
No Information
Other Information
Country: United States
Statistics
Joined: 9-April 08
Profile Views: 1,734*
Last Seen: Private
Local Time: Nov 19 2024, 08:27 AM
1,895 posts (0 per day)
Contact Information
No Information
No Information
No Information
No Information
Private
* Profile views updated each hour
|
Topics
Posts
Recent wiki edits
ibProBattle
Arcade
Blog
Shared Photos
Comments
Friends
My Content
29 Oct 2008
Lê Chí Quang Và Một Bầy Cò Giả Cò là một loài chim mỏ, cổ và cẳng đều dài - sống bằng tép, hến, ngêu,sò, ốc, cá... - thường quanh quẩn nơi ao hồ hay sông rạch. Cò cũng là tên gọi của một giới người, mới xuất hiện ở Việt Nam, chuyên lo việc môi giới dịch vụ - như cò máu, cò bệnh, cò mả, cò nhà, cò việc... Trong một xã hội bình thường thì cò nhà chính là những người hành nghề địa ốc, cò việc là những chuyên viên tìm kiếm và giới thiệu việc làm, cò mả là những nhân viên làm việc trong những nghi táng gia (chuyên lo việc hỏa táng hay chôn cất), và cò bệnh là những cán sự xã hội (có nhiệm vụ giới thiệu khách hàng đến những cơ quan y tế thích hợp, khi họ có bệnh và cần chữa trị)... Tất cả những công việc này đều cần thiết, hữu ích và được quí trọng. Điều không may cho giới cò ở Việt Nam là họ sinh sống trong một môi trường xã hội rất không bình thường nên bị gọi một cách khinh miệt là cò và luôn luôn phải hành sử rất bất thường, cứ y như những kẻ gian manh - lúc nào cũng thậm thụt lấm lét tựa những tên ma cô dắt mối, hay những người buôn bán ma túy - nơi đầu đường xó chợ. Tệ hơn thế, khi chứng kiến cảnh của những ông bà cò máu cò kè với những thân chủ ốm o tiều tụy - đang xếp hàng chờ bán máu- người ta dễ liên tưởng đến một bầy kên kên, lượn vòng trên những thân người (thoi thóp) nằm chờ chết. Cò, tất nhiên, không phải là nguyên nhân của những tệ trạng xã hội. Họ cũng là nạn nhân như bao lương dân khác. Túng thì phải tính, bần cùng sinh đạo tặc, thế thôi. Sự bất hạnh của giới người làm cò (nghĩ cho cùng) chỉ là chuyện nhỏ, và chuyện rất thường, ở Việt Nam - nơi đây, cả một dân tộc đang bị vùi dập và chà đạp chứ đâu có riêng chi một giới người nào. Điều cần nói là, ở xứ sở này, bên cạnh cò thật còn có thêm vô số những con cò ? giả - loại cò chuyên cung cấp những dịch vụ mà người ta thực sự không cần. Nói cách khác, họ tạo ra nhu cầu giả và dùng mánh khóe hay bạo lực bắt mọi người phải tiêu dùng! Chính loại cò giả này mới là thủ phạm của tội ác, đáng bị chỉ tên và kết án. Thí dụ như cò heo, chả hạn. Loại cò này chỉ xuất hiện ở thôn quê, nơi những nông dân chất phác thường mua bán lợn. Đây là một dịch vụ đơn giản, trong những phiên chợ ở làng quê, không cần đến trung gian môi giới. Tuy thế, cò vẫn cứ xuất hiện như thường. Họ có mặt một cách hoàn toàn không cần thiết và hành sử vô cùng ngang ngược, theo như tường thuật của một bài báo được trích dẫn - như sau: Hầu như vùng nông thôn nào cũng có cò heo, nhưng ở phạm vi bài này, chúng tôi chỉ khoanh gọn đội quân cò heo ở huyện Trực Ninh - một huyện phía Nam của tỉnh Nam Định. Đội quân này có khoảng 50 người được phân bố rải rác ở tất cả các chợ có heo bán như Cát Thành, Trực Tuấn, Trực Bình, Liêm Hải, Phương Định... Để sống được, ngoài phương thức cổ điển là dựng vai mồi, đưa người mua vào bẫy, đám cò lợn còn tiến hành kinh doanh lợn. Nói như các cụ thì chợ chưa họp kẻ cắp đã đến. Các cò lợn cũng vậy. Mỗi khi đến phiên chợ, họ đến rất sớm để gặp khách nào có ổ lợn mà xem ra lớ ngớ thì cò lợn xúm đến tranh mua. Thường thì họ trả rất rẻ, chê bủng chê beo, nhấc lên bỏ xuống chán chê. Nếu có ai khác cố tình mua và chủ lợn cố tình bán thì các cò lợn sẵn sàng chơi luật rừng ngay, không thì họ cũng giằng co cho đến lúc con lợn gẫy chân. Vì vậy trước sau cò lợn cũng mua được ổ lợn (hay con lợn). Rồi chẳng cần xách đi đâu, họ ngồi luôn xuống tại chỗ để bán lại. Gặp hôm nào lợn ít họ lãi gấp đôi, còn bình thường họ lãi gấp rưỡi, ít khi bị hòa vốn. Nạn cò lợn ở các xã có chợ lợn ở huyện Trực Ninh xuất hiện cách đây 15-16 năm. Càng ngày nó càng phát triển. Nó không những không đem lại lợi ích gì cho bà con nông dân mà còn gây nhiều khốn khó cực lòng. Không ít người đã từng nhăn mặt méo mồm với đám quân cò lợn bất trị chuyên lừa lọc này (Cò Heo, Sống Mới, 01 Mar. 2002:27). Chuyện lừa lọc của đám cò giả, như cò lợn, tại huyện Trực Ninh (thực ra) không có gì mới mẻ - và chỉ là chuyện nhỏ, của lũ cò con, tại thôn quê. Ở tầm mức quốc gia, nước Việt còn nhiều thứ cò giả khác nữa - vĩ đại hơn nhiều. Xin nói qua về một vài loại cò tiêu biểu, thuộc thể loại này. Trước hết là cò chiến. Sau Thế Chiến Thứ Hai, khi phong trào giải thực lan rộng trên toàn cầu (và việc trao trả độc lập cho những quốc gia bị trị trở thành một xu hướng không thể đảo ngược ở khắp mọi nơi) thì đám cò chiến ở Việt Nam vẫn cố tạo ra một cuộc chiến đánh đuổi thực dân để dành độc lập. Sau đó, họ tiến hành một cuộc chiến tranh chống xâm lược (giả) bằng cách bắt ép nửa phần dân tộc Việt đi chém giết nửa phần còn lại. Trong cả hai cuộc chiến (rất) thần thánh và (hoàn toàn) không cần thiết đó, đám cò giả đều thắng lợi một cách vẻ vang. Chỉ có những kẻ bị bắt ép hay bị lừa gạt phải lao vào lửa đạn, và thân nhân của họ, là đại bại. Dù đã thua te tua, và thua thê thảm như thế (liên tiếp mấy thế hệ người), dân chúng vẫn chưa được để yên. Sau năm 1975, ở Việt Nam bỗng xuất hiện một loại cò giả khác - gọi là cò người. Nếu cò heo ở Trực Ninh kinh doanh lợn (như nguyên văn của bài báo dẫn thượng) thì cò người bán buôn người. Đám cò giả ở làng Ba Đình (Hà Nội) tạo ra đủ thứ áp lực khắc nghiệt khiến cho vô số người Việt phải bỏ nước ra đi, rồi chính họ đứng ra bán vé cho những chuyến đi nát lòng và hãi hùng như thế. Vấn đề này đã được Bùi Tín nhắc lại (trên tạp chí Cánh Én, số Xuân Kỷ Mão, phát hành tại Đức Quốc, tháng 2 năm 1999) qua bài báo Hai Câu Hỏi Cần Trả Lời Rõ Ràng Khi Thế kỷ 20 Khép Lại. Một trong hai câu hỏi này, được đặt ra cho ông Phạm Văn Đồng (một ông cò), nguyên văn như sau: Xin thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979...Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương...Là người đứng đầu chính phủ, một trong những người lãnh đạo cao nhất của đảng cộng sản, thủ tướng nhìn nhận ra sao trách nhiệm của mình trong cuộc di dân rộng lớn và bi thảm ấy ?" Mô tả chuyện bán bãi thu vàng, đẩy vài triệu người dân vào tay hải tặc và bão tố ? là một cuộc di dân rộng lớn thì quả là một cách nói hết sức nhẫn nhịn (với tinh thần tự chế rất cao) của nhà văn Bùi Tín. Không phải ai cũng giữ được bình tĩnh và có lối diễn tả sự uất hận một cách nhã nhặn và ôn hòa như thế. Cách đây chưa lâu (vào ngày 1 tháng 10 năm 2001), một người dân Việt khác, với một thái độ khác, đã đặt ra một vấn đề khác với đám cò giả - như sau:''Việt Nam trong con mắt Trung Quốc là một miếng mồi ngon có vị trí chiến lược về địa lý, chính trị, lại là miếng mồi dễ nuốt nhất vì được sự hậu thuẫn của các thế lực đen tối, bảo thủ và tay sai luồn sâu leo cao trong bộ máy nhà nước [Lê Chí Quang, Hãy Cảnh Giác Với Bắc Triều, Giai Phẩm Thời Luận, Xuân Tân Ngọ (2002):20]. Cái thế lực đen tối, bảo thủ và tay sai mà ông Lê Chí Quang vừa đề cập đến chính là đám cò giả, có tên là cò đất ở Việt Nam - bây giờ. Khi khổng khi không, dù chả có ai nhờ, họ vẫn ngang nhiên thay mặt dân tộc Việt làm trung gian để đất bán cho lân bang - Trung Cộng. Chuyện đám cò giả ở Việt Nam đeo mặt nạ cách mạng- từ hơn nửa thế kỷ nay - nhiều người đã biết, và cũng không ít người đã lên tiếng xa gần (bóng gió) nói đến điều này. Chỉ riêng ông Lê Chí Quang thì khác. Ông ấy không nói bóng gió, cũng chả ám chỉ xa gần gì ráo mà chỉ giật mặt nạ của bọn họ ra rồi ném xuống đất - thế thôi. Nếu bọn cò lợn ở huyện Trực Quang sẵn sàng chơi luật rừng ngay (theo như nguyên văn bài báo về Cò Heo, như đã dẫn) thì bọn cò đất ở làng Ba Đình Hà Nội cũng sẵn sàng sử dụng bạo lực - khi cần. Ông Lê Chí Quang đã bị bắt giữ, vào ngày 22 tháng 02 năm 2002. Nhiều người tỏ ý lo âu cho sự an nguy của ông ta. Tôi thì trộm nghĩ rằng không nhất thiết chúng ta đã phải âu lo như thế. Khi mặt nạ của đám cò giả ở Việt Nam đã rớt thì vở kịch cách mạng cũng đã đến lúc hạ màn. Chấm hết. * Tưởng Năng Tiến |
Last Visitors
Comments
Other users have left no comments for Violet.
Friends
There are no friends to display.
|
Lo-Fi Version | Time is now: 19th November 2024 - 07:27 AM |