Living Trust là gì?, DAVID K. TRAN |
Living Trust là gì?, DAVID K. TRAN |
Oct 9 2019, 10:32 AM
Post
#1
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Năng Động Posts: 6,737 Joined: 12-November 08 Member No.: 702 Country |
Living Trust là gì? Tại sao phải hoạch định di sản? Hoạch định di sản có thể dùng để đạt được năm mục tiêu sau đây: 1) Tàì sản của mình sẽ được để lại cho người mà mình muốn. 2) Để tránh thủ tục probate 3) Để tránh thuế di sản 4) Để tránh làm thủ tục giám hộ tài sản của người vị thành niên (guardian of the estate of the minor) 5) Để tránh làm thủ tục conservatorship (giám hộ cho người lớn tuổi) 1) Mục tiêu 1: Tài sản của mình sẽ được để lại cho người mình thương yêu hay có bổn phận chăm sóc theo ý mình muốn: Luật cho phép người dân được để lại tài sản của mình cho những người mình muốn bằng di chúc (Wills), tín quỹ (Trust) hay bằng những cách thức khác như life insurance, annuity, joint tenancy, pay-on-death conveyance … Tuy nhiên nếu một người trước khi qua đời đã không làm một kế hoạch để chuyển nhượng tài sản của mình bằng Wills, Trust hay cách nào đó, thì tài sản của người đó sẽ được phân chia theo luật Thừa Kế Pháp Định (Intestacy) vừa được trình bày ở trên. Điều này sẽ xảy ra cho dù sự chuyển nhượng theo pháp định có thể không như sự mong muốn của người quá cố. Quý vị sẽ đặt câu hỏi rằng luật thừa kế pháp định xem ra cũng chia tài sản cho người thân mà thôi, đâu có gì mà phải lo lắng. Vâng, điều này đúng nếu chúng ta chỉ có một vợ một chồng, con cái thì chỉ có một dòng, không có trường hợp con ông con bà. Căn cứ theo luật thừa kế pháp định trên, quý vị cũng thấy rằng những cặp sống chung không có hôn thú (living partner hay boyfriend-girlfriend như người Việt chúng ta thường gọi) sẽ không được thừa hưởng tài sản của nhau nếu không lo trước. Những đứa con của hai người này cũng sẽ có vấn đề khi thừa hưởng di sản của người cha (người viết tránh đề cập đến tình trạng common law marriage chỉ có ở một số tiểu bang trong đó không có Arizona). Ngay cả trong trường hợp chỉ có một dòng con, chưa chắc cha mẹ muốn con cái được chia phần bằng nhau. Lấy ví dụ một người có một đứa con trưởng đã 28 tuổi và đã tự lập, cũng như đã có gia đình riêng, và một đứa út mới 14 tuổi, có lẽ đứa út này phải được lo lắng nhiều hơn trong kế hoạch di sản của người đó. Điều này thật sự không có gì là bất công, bởi vì người con trưởng đã được cha mẹ lo lắng một thời gian rất lâu cho đến lúc anh ta đã trưởng thành. Trong lúc người em út kém may mắn hơn chỉ được sống chung và được lo lắng bởi cha hay mẹ chỉ có 14 năm mà thôi. Trường hợp những người có con còn vị thành niên (minor) thì vấn đề hoạch định di sản còn cần thiết hơn, bởi vì trong kế hoạch đó chúng ta có thể chỉ định trước ai sẽ là người quản lý tài sản (custodian) của chúng ta để lại cho chúng, cho đến lúc chúng đủ tuổi luật định cho phép chúng được sở hữu tài sàn đó. Chúng ta cũng có thể chỉ định người giám hộ (guardian) cho chúng trong kế hoạch đó luôn (người quản lý tài sản và người giám hộ có thể là 2 người khác nhau hay chỉ là một người mà thôi tùy sự quyết định của quý vị) 2) Tránh Probate: Probate là gì? Probate là một thủ tục tại tòa án để kiểm kê, định giá và phân chia tài sản của một người quá cố theo di chúc (Wills) của người đó hay theo luật Thừa Kế Pháp Định (Intestacy) nếu người này đã không làm di chúc. Theo luật một probate estate (tài sản mà người chết sở hữu ngay lúc qua đời) với giá trị động sản (personal asset) trên $50,000 hay bất động sản (real estate) trên $75,000 sẽ phải qua thủ tục probate. 3) Tránh thuế di sản (estate tax): Thuế di sản là thuế đánh trên tài sản mà người quá cố sở hữu ngay vào lúc người đó qua đời, trước khi tài sản được chuyển cho người thừa kế. Để tránh tình trạng tích lũy tài sản của những gia đình giàu có từ đời này sang đời khác, Quốc Hội Mỹ định mức thuế di sản rất là cao, bắt đầu từ mức 37% và khi tài sản ở một mức nào đó thì thuế sẽ là 40% của giá trị di sản. Năm 2011 $5,000,000 (estate tax personal exemption) đầu tiên của di sản sẽ được miễn loại thuế này cho mỗi cá nhân, phần trên số tiền đó sẽ phải chịu thuế di sản. Số tiền estate tax personal exemption sẽ tăng lên hay không thì tùy Quốc Hội có làm luật mới hay không. Ví dụ: một người có tài sản khi qua đời là $5,600,000. Di sản của người đó phải chịu thuế như sau: $5,600,000 – $5,000,000 = $600,000 taxable estate $600,000 x about 40% = $240,000 eatate tax. Như vậy người thừa kế chỉ được hưởng: $5,600,000 – 240,000 = $5,360,000 ( số tiền này chưa trừ đi chi phí probate ở phần 2) ở trên. 4) Tránh thủ tục gardianship of the estate of a minor: Có những cặp vợ chồng trẻ khoảng 25-35 tuổi thường hỏi chúng tôi là họ có nên làm hoạch định di sản bây giờ chưa. Câu hỏi thật là khó trả lời vì theo luật tự nhiên thì người trẻ chết sau người già và những người trẻ này tuổi thọ hẳn là còn dài nếu họ không chết vì tai nạn. Vấn đề là một người còn trẻ vẫn có thể qua đời vì một nguyên nhân nào đó. Nếu trường hợp này xảy ra thì có thể có nhiều vấn đề luật pháp phiền phức hơn là cái chết của một người lớn tuổi. Chúng tôi muốn đề cập đến vần đề những đứa con vị thành niên (minor) của những người chết trẻ này. Nếu cả hai cha mẹ của đứa con còn minor đều qua đời thì luật Arizona bắt buộc phải làm thủ tục giám hộ (guardianship) cho đứa trẻ đó. Thủ tục giám hộ chia làm 2 loại là giám hộ con người (guardian of the person) và giám hộ tài sản (guardian of the estate). Giám hộ con người là người sẽ thay thế cha mẹ quá cố của đứa bé để nuôi dưỡng, dậy dổ nó. Giám hộ tài sản là người quản lý tài sản của đứa bé thường là do cha mẹ nó để lại. Một người có thể làm luôn cả 2 loại giám hộ này cho một đứa bé. Thường người giám hộ là chú,bác, cô, cậu dì của đứa trẻ. Giám hộ con người là điều không thể tránh được vì đứa trẻ vị thành niên cần có một người giám hộ để thay thế cha mẹ quyết định những vấn đề sinh sống, giáo dục, y tế … Tuy nhiên giám hộ tài sản thì có thể tránh được (và theo ý chúng tôi là nên tránh) nếu những người cha mẹ trẻ này đã thành lập 1 living trust và đã chuyển tài sản cho con vị thành niên vào living trust này. Trong trường hợp này người trustee sẽ quản lý tài sản cho đứa bé cho đến lúc nó thành niên hay một tuổi nào đó lớn hơn như quyết định của cha mẹ nó trong living trust. Việc quản lý tài sản của người trustee sẽ không bị sự kiểm soát của tòa án, trừ phi có ai đó mang người trustee ra tòa vì cho rằng có sự lạm dụng về tiền bạc. Ngược lại, người giám hộ tài sản của một đứa bé sẽ bị sự kiểm soát khá chặt chẽ của tòa án guardian. Mọi sự chi tiêu bình thường hay bất thường đều phải có phép của tòa. Mọi sự mua bán tài sản của đứa bé cũng phải có phép của tòa. Những sự phiền toái này kéo dài cho đến lúc đứa bé 18 tuổi hay số tài sản của nó đã xài hết. Hằng năm người giám hộ phải mua bond, phải báo cáo kế toán với toà án. Như vậy nếu 1 cặp vợ chồng trẻ qua đời mà có tài sản để lại cho con còn minor, nhưng lại không làm gì hết để hoạch định di sản, thì tài sản của họ sẽ có thể phải qua 2 thủ tục phiền toái cùng một lúc là probate trước, và sau đó là guardian of the estate. 5) Tránh thủ tục conservatorship Conservatorship cũng là giám hộ chỉ định nhưng dành cho những người thành niên bị xem là mất năng lực pháp lý (legal incapacity). Một người bị xem là mất năng lực khi người đó không tự lo lắng được cho mình vấn đề sức khỏe, thực phẩm, áo quần hay chỗ ở. Hay là không thể quản trị được vấn đề tài chánh tiền bạc của mình một cách thích đáng. Một người già yếu đuối hay lú lẩn có thể phải cần người giám hộ (conservator). Một người bị stroke và không hồi phục lại được hay một người bị tai nạn với thương tật nặng cũng có thể rơi vào tình huống này. Thủ tục conservatorship, nói một cách tổng quát, thì cũng như thủ tục guardianship. Nó có tất cả những rắc rối phiền phức của guardianship, mà đôi lúc còn rắc rối hơn vì hay đưa đến sự tranh chấp của những thân nhân của người được giám hộ (conservatee), đặc biệt trong trường hợp người này có tài sản cần phải được giám hộ như trường hợp minor ở phần 4) ở trên. Thủ tục conservatorship có lẽ còn phải tránh còn hơn là thủ tục probate hay thủ tục guardianship nữa. Lý do là vì chi phí tốn kém và hay đưa đến mâu thuẫn trong gia đình giữa những người thân của người được giám hộ. Chúng tôi sẽ viết riêng về đề tài này một cách chi tiết hơn. Law offices of DAVID K. TRAN 15446 Brookhurst Sreet, Westminster, CA 92683 Telephone 1( 714 ) 839 - 4077 -------------------- ***Bình yên một thoáng***
|
|
|
Lo-Fi Version | Time is now: 4th November 2024 - 03:56 PM |