Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Nghệ sĩ Tấn Tài qua đời - Thất Sơn
VanAnh
post Jan 29 2011, 08:37 AM
Post #1


Hạnh ngộ
***

Group: Năng Động
Posts: 5,776
Joined: 25-October 08
Member No.: 480
Country





Nghệ sĩ Tấn Tài đến thắp hương cho nghệ sĩ Kim Ngọc tuần trước.

Nghệ sĩ Tấn Tài qua đời


Nghệ sĩ được mệnh danh là 'Ông hoàng đĩa nhựa' một thời của sân khấu cải lương, cha của danh hài Tấn Beo, qua đời vào ngày 26/1 tại nhà riêng ở Sài Gòn, thọ 73 tuổi.

Gia đình nghệ sĩ cho biết, mấy ngày trước, ông đã được đưa vào bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu vì bệnh nhiễm trùng ống dẫn mật sau đợt phẫu thuật cách đây vài tháng. Được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng vết thương bị nhiễm trùng nặng khiến Tấn Tài rơi vào tình trạng nguy kịch và ra đi sau đó. Vài ngày trước khi vào bệnh viện, ông trông khá khỏe khoắn khi đến thắp hương và tiễn đưa nghệ sĩ Kim Ngọc.

Nước mắt nghẹn ngào, danh hài Tấn Beo chia sẻ, dù biết cha mình vốn mang bệnh nặng và sẽ có lúc ra đi, gia đình anh không ai ngờ mọi việc lại nhanh như thế. "Hôm trước đi viếng má Ngọc, ba tôi vẫn còn trông khỏe khoắn, bình thường. Nhưng sau đó ít ngày, ông trở đau, phát bệnh". Vừa chịu tang người má nuôi thân thiết trong nghề, giờ lại chịu tang cha, Tấn Beo không giấu được vẻ phờ phạc, đau khổ.

Từ Australia trở về thăm nhà, nghệ sĩ cải lương Hoài Thanh bất ngờ khi biết tin. "Dù hiểu rằng 'sinh lão bệnh tử' là quy luật của tự nhiên, nhưng khi nghe tin nghệ sĩ Tấn Tài qua đời, tôi không khỏi bùi ngùi. Những tài danh như má Bảy Phùng Há, Minh Phụng, rồi Tấn Tài... lần lượt ra đi để lại khoảng trống quá lớn cho nghệ thuật cải lương Việt Nam", Hoài Thanh chia sẻ.

Trong thập niên 60-70, nghệ sĩ Tấn Tài được báo giới tặng cho danh hiệu "Hoàng đế đĩa nhựa" khi ông thực hiện hơn 400 đĩa vọng cổ, tuồng cải lương cùng hàng nghìn bài hát tân cổ. Cuối thập niên 60, mỗi ngày, ông thu 5-6 đĩa hát và mỗi đĩa được định giá là 12.000 đồng, tương đương với một lượng vàng thời đó. Những vai diễn sân khấu để đời của ông được khán giả yêu mến như: Cô gái Đồ Long, Anh hùng xạ điêu, Tiếng vọng Ba Đèo, Võ Tòng sát tẩu, Sương mù trên non cao... Ông là một trong sáu nghệ sĩ đoạt huy chương vàng giải Thanh Tâm năm 1963, gồm: Tấn Tài, Diệp Lang, Thanh Tú, Bạch Tuyết, Kim Loan tức Mộng Tuyền và Trương Ánh Loan.

Tấn Tài tên thật là Lê Tấn Tài, sinh năm 1938, quê ở xã Vĩnh Trạch, huyện Núi Sập, tỉnh An Giang. Gia đình không có ai theo nghề ca hát nhưng với giọng ca trời phú, ông đã khăn gói lên Sài Gòn để theo đuổi đam mê và gặt hái được nhiều thành công. Trước khi trở thành nghệ sĩ, ông là thầy giáo của trường Thoại Ngọc Hầu, tỉnh An Giang.

Ông có hai người con nối nghiệp sân khấu là nghệ sĩ danh hài Tấn Beo và Tấn Bo.

Linh cữu nghệ sĩ Tấn Tài quàn tại số 190 Nguyễn Duy, phường 9, quận 8, Sài Gòn. Lễ động quan tổ chức vào 31/1 (28 Tết) tại chùa Nghệ sĩ - quận Gò Vấp.

NS Tấn Tài qua đời: Hai cơn địa chấn cải lương


Tin nghệ nữ nghệ sỉ Kim Ngọc "đột ngột" về chầu đất phật chưa làm nguôi đi sự bàng hoàng, ngỡ ngàng của hàng triệu khán giả yêu cải lương cũng như kịch nghệ thì hung tin lại đền nữa như là một cơn dư chấn gieo thêm nổi kinh hoàng, lo sợ cho những người đang sống , có điều cơn dư chấn lần này không thua gì cơn chấn động lần thứ nhất, khi nghệ sĩ Tấn Tài- Hoàng đề đĩa nhựa đã ra đi không bao giờ trở lại.

Sao thế hệ vàng dường như đi vào mùa rơi rụng làm chúng ta không thể nào không lo lắng cho một nền tảng cải lương. Khi hay tin ông mất, tôi vội nghe lại tuồng "Mộ chồng ngọn cỏ còn xanh, Bóng Hồng Sa Mạc, Sở Bá Vương Hạng Võ, An Lộc Sơn, và bài Bông Ô Môi" . Tôi thích nhất là câu " bao giờ đậy nấp áo quan, mới tin là vợ tào khang của mình " trong tuồng " Mộ chồng ngọn cỏ còn xanh", chắc hẳn chúng ta học được bài học khi dùng phương pháp " thử lòng người" mà đôi khi đưa đến hậu quả tệ hại hơn.

Như nhiều nghệ sỉ nhận xét, nghệ sỉ Tấn tài có làng hơi nhẹ như gió ngay khi cả lên cao, nghe rất lạ. Tài Sản của ông là hơn 400 trăm tuồng cải lương và 1000 nghìn bài tân cồ, được phong là "Hoàng đề đĩa nhựa", ông là một trong những ít nam nghệ sỉ có trình độ học vấn cao, ông vốn là một nhà giáo trước khi đi vào đường nghệ thuật chuyện nghiệp. Ông cũng là một trong ít nghệ sỉ thành công về mặt thành lập , quàn lý đoàn hát. Ngoài những vở tuồng, bài tân cồ, ông còn đề lại hai danh hài cho hậu thế, Tấn Bo, Tấn Beo.

Nam nghệ sỉ Tấn Tài cùng với nữ nghệ sĩ Mỹ Châu là đại diện những đứa con nghệ sĩ có hiếu với cha mẹ, có đạo đức nghề nhiệp và có một giọng ca chứa nhiều tâm sự, lột tả được mọi cảm xúc của nhân vật...hai giọng ca chuyên chỡ trái ngang, buồn man mác.

Dũng Thanh Lâm, Minh Phụng, Kim Ngọc rồi đền Tấn Tài về chốn vỉnh hằng, có điều hy hửu rằng cách hai hôm trước khi tạ từ dương thế, Tấn Tài còn cố gắng dự tang lễ của nữ nghệ sĩ Kim Ngọc.

Tất cả bốn nghệ sĩ trên đều thành công và góp phần tạo sự sống lâu dài cho một tuồng hương xa Á rập không được đánh giá cao khi mới trình làng, đó là tuồng "Bống Hồng Sa Mạc". Nếu chúng ta có một chút dị đoan thì chúng ta sẻ lo cho các nghệ sỉ còn lại trong ê kíp "Bống Hồng Sa Mạc" là Văn Hường, Văn Chung, Diệu Hiền, Mỹ Châu, Diệu Nga


--------------------

Cõi mơ
Go to the top of the page
 
+Quote Post
VanAnh
post Jan 29 2011, 09:49 AM
Post #2


Hạnh ngộ
***

Group: Năng Động
Posts: 5,776
Joined: 25-October 08
Member No.: 480
Country






Tấn Tài: Nhớ...Như Ngọc, yêu...Bạch Tuyết...


Từ năm 1975 về sau, ông gắn bó duy nhất chỉ với tỉnh Hậu Giang (Cần Thơ) cho tới năm 1990. Vì sức khỏe không thể đi lưu diễn, ông được NSUT đạo diễn Đoàn Bá, Giám đốc Nhà hát Trần Hữu Trang mời về cộng tác với đoàn II, phục hồi lại vở cải lương nổi tiếng một thời ''Chiều đông gió lạnh về'' của hai tác giả tài danh Hà Triều - Hoa Phượng, cùng hát với ê-kíp nghệ sĩ trẻ Vương Cảnh, Cẩm Tiên, Thanh Ngân, Linh Trung...

Sau đó, thì ông từ giã sân khấu, chỉ đi hát show lẻ, vui chơi với bè bạn... Mấy năm nay ông thường sang Mỹ biểu diễn, ở tuổi xấp xỉ 70, ông còn ca rất hay, vẫn ca dây xề (hò nhì) vô vọng cổ chồng hơi, khán giả bên Mỹ rất mến mộ. Dẫu thời gian có khắc nghiệt, không ai có thể trẻ mãi, giữ phong độ lâu dài, trải qua bao cơn bạo bệnh rất nguy hiểm, nhung khi khỏe lại, mọi ngươi lại gặp một Tấn Tài khác tươi vui, duyên dáng và vẫn ca
hay như ngày nào. Có lẽ sự lạc quan yêu đời chính là phương thuốc thần tiên giúp ông luôn khỏe, sống hạnh phúc với gia đình, với bạn bè đồng nghiệp...

Tâm sự với bạn bè, ông cho rằng mình rất may mắn, được Tổ nghiệp ưu đãi, đi hát chỉ gặp chút ít gian nan buổi đầu, còn lại là chuỗi ngày vinh quang rực rỡ. Từ một chàng trai
nghèo ở nông thôn, bỗng chốc trở thành một danh ca, một triệu phú... Có một người vợ
đẹp, tài hoa, ngay lần gặp đầu tiên ở đoàn Thủ Đô, ông có cảm giác đây chính là người
đàn bà sẽ làm chủ cuộc đời ông. Đúng vậy, bà đến với ông suốt cả một đời. Nhũng năm
tháng hạnh phúc thật dài, nghệ sĩ Như Ngọc, vợ ông chính là người có công vun đắp sự nghiệp lừng lẫy của chồng, tuyệt vời hơn là bà đã sinh cho ônghai chàng trai để ngày nay khán giả có hai danh hài Tấn Beo - Tấn Bo. Nghệ sĩ Như Ngọc qua đời năm 2001, sau thời gian dài bạo bệnh, ông chợt hiểu, đời người như một kiếp phù sinh... Nhìn Tấn Beo, Tấn Bo ông rất nhớ đến bà, bởi trên gương mặt của hai cậu con trai yêu quý có nét phảng phất giống cả cha lẫn mẹ. Ông hài lòng vì sự thành đạt của hai con. Cha là hoàng đế dĩa nhựa, mẹ là đệ nhất đào diễn, con là danh hài, đúng là hậu sinh khả úy, xứng danh con nhà tông. Ông luôn dặn dò hai con phải sống khiêm tốn, hòa nhã, kính trên nhường dưới, bạc tiền, danh vọng chỉ là phương tiện nhất thời, đạo đức mới trường tồn. Với Tấn Beo ông có phần an tâm hơn Tấn Bo, cậu út nhà còn nông nổi, bồng bột lắm...

Khi được hỏi, ai là bạn diễn ưng ý nhất của ông Tấn Tài bộc bạch: ''Tôi có may mắn được hát chung với rất nhiều nghệ sĩ tài danh bậc nhất của sân khấu cải lương thời hoàng kim rực rỡ. Trên sân khấu, băng dĩa rất thành công với út Bạch Lan, Phượng Liên, Mỹ Châu, Lệ Thủy, Ngọc Giàu, Diệu Hiền, Ngọc Hương... mỗi người một vẽ, kết hợp với tôi tạo thành những liên danh có nhiều tuồng, nhiều bài ca để đời, của những tác giả Hà Triều - Hoa Phượng, Viễn Châu, Loan Thảo, Yên Lang - Nguyên Thảo... Có một bạn diễn mà tôi rất ngưỡng mộ và khâm phục, tôi với cô có thời gian diễn chung trên sân khấu Dạ Lý Hương, cùng với nhau khai trương bảng hiệu, sau này cô về hát giúp, khi tôi lập đoàn Tân Thủ Đô Tấn Tài. Cô có nét duyên rất lạ, dễ thu hút người đối diện, lên sân khấu ca diễn rất thông minh. Tôi với cô rất giống Triệu Minh, Trương Vô Kỵ hay Quách Tĩnh, Hoàng Dung, tínhcánh của vai diễn và cuộc đời đôi khi có sự trùng hợp ngẫu nhiên. Bao nhiêu năm nhớ lại khi chúng tôi diễn chung, tôi ca, cô diễn, chúng tôi bổ sung cho nhau. Từ đó tôi đã mến phục cô, người nghệ sĩ ngoài tài năng bẩm sinh, còn có một cái đầu rất thông minh, ham học hỏi, luôn luôn tìm cái mới. Cho tới bây giờ chứng kiến những thành công của cô, cô đã tự nâng mình lên một tầm cao, cao hơn những gì cô gặt hái từ thời tuổi trẻ, một nghệ sĩ biểu diễn thành một nhà sư phạm sân khấu, một người thầy dẫn dắt các diễn viên trẻ, cô làm đạo diễn, viết tuồng... lãnh vực nào cũng thành công. Sự thành công mới mẻ, nhiều sáng tạo, sức làm việc thật là kinh khủng, cô dường như không có tuổi già. Người bạn diễn tri kỷ của tôi - Cải lương chi bảo Bạch Tuyết. Phải, liên danh Tấn Tài - Bạch Tuyết có một thời làm mưa, làm gió trên sân khấu cải lương...''

Nói đến đây ánh mắt ông sáng lên, mến phục pha lẫn chút thương yêu trân trọng. Ông vừa trải qua cơn nguy hiểm, thập tử nhất sinh của đời mình trong bệnh viện, ra viện hơn tháng, nhưng nghe ông nói chuyện cởi mở, hoạt bát và nhìn thần sắc hồng hào, tươi tỉnh, tôi không nghĩ ông vừa từ cõi chết trở về càng không dám nghĩ trước mặt tôi là một nghệ sĩ gần 70 tuổi, ông vẫn rất trẻ từ vóc dáng gương mặt, cho tới phong cách sinh hoạt, nói năng, ở ông dường như chỉ có tuổi là già, còn tâm hồn thì rất trẻ.

Với các diễn viên trẻ, ông có lời nhắn nhủ: ''Các em đều có giọng tốt, nhưng hay bắt chước, rập khuôn hoặc không dám đột phá, tìm ra cái mới, tạo cho mình nét riêng, chính nét riêng, cái mới, mới tạo nên giá trị đích thực của mình. Ngày nay không thiếu tài năng trẻ, chỉ thiếu đoàn, thiếu nơi hoạt động thường xuyên, thiếu sự định hướng phát triển cho cải lương.''

Hiện ông sống hạnh phúc bên chị Kim Ly, một khán giả ái mộ và yêu ông từ thời còn con gái... Mấy mươi năm xa nhau, ông góa vợ, chị góa chồng, hai người bạn cũ gặp nhau, an ủi, chăm sóc nhau trong những ngày về chiều, nắng xế. Ông vẫn luôn cho rằng mình là người may mắn, hòa nhã, vui vẻ với mọi người là phương châm sống. Tấn Tài - Hoàng đế dĩa nhựa - Tài hoa,hiền lành, hóm hỉnh...

VIỆT KHANG


--------------------

Cõi mơ
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 User(s) are reading this topic (2 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 27th June 2024 - 11:10 AM