Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Chí Tâm - st
Đông Nhi
post Dec 15 2010, 02:56 PM
Post #1


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,835
Joined: 9-October 09
Member No.: 5,482
Country






Không thể bỏ qua trường phái Chí Tâm


Sau 1975, nhiều tài năng trẻ của SKCL nối tiếo xuất hiện và họ sớm thu hút, chinh phục người xem. Trong đó có rất nhiều người có giọng ca tốt, được khán thính giả yêu mến. Nam thì có: Trọng Hữu, Linh Vương, Châu Thanh, Ngân Giang, Đức Tài, Tuấn Anh, Hòang Tuấn…Nữ có:Linh Huệ, Phượng Hằng, Ánh Tuyết, Cẩm Tiên, Thanh Ngân,…Những theo tôi tất cả chỉ dừng lại ở giọng ca hay chứ không lạ, đặc biệt như thế hệ NS tài năng trước 75. Khách quan nhìn nhận, hơn 30 năm qua SKCL vẫn chưa có một hiện tượng lạ về giọng ca, mặc dù có không ít cuộc thi tìm kiếm tài năng.

Nhân bài viết về “nghệ thuật ca vọng cổ”, về phía các nam tài danh, sẽ thiếu xót và không công bằng nếu bỏ qua “trường phái Chí Tâm”.

Như chúng ta đều biết, được gọi là một trường phái ca thì người khai sáng phải có cách thể hiện đặc biệt khi ca vọng cổ, được khán – thính giả yêu thích, các nhà chuyên môn chấp nhận và đều quan trọng là phải có đông hậu duệ, có nhiều NS của các thế hệ sau bắt chước. Theo tôi Chí Tâm hội đủ những yếu tố này. Tuy làn hơi của Chí Tâm rất ngặt, anh không thể ca chồng, ca cấn khi vào vọng cổ như các danh ca khác. Nhưng Chí Tâm biết khắc phục nhược điểm khi thể hiện làn hơi theo kiểu lạng lách, ca ngang ngang rồi xuống hò rất ngọt. Cách ca này đã tạo một nét rất riêng , đặc biệt hết sức độc đáo. Đơn cữ như bài tân cổ Hận Tha La, chỉ 2 chử “đùng quanh” nhưng Chí Tâm lạng đến 4 lần nghe rất lạ rồi rất hay rồi xuống vọng cổ thật ngọt và êm tai. Sau đó hàng lọat bài tân cổ tiếp theo, một số tác giả trong đó có Loan Thảo khai thác tối đa lối ca hơi quái của Chí Tâm, và Chí Tâm càng nổi tiếng hơn khi ca diễn rất tốt trong vở Lan & Điệp. Cùng với Thanh Kim Huệ, Chí Tâm đã tạo nền một làn gió lạ trong cách ca ngâm ở vở này và “lan & Điệp” đã trở thành một trong những dĩa bán chạy nhất trước 75.

Khi giọng ca Chí Tâm thành công trên các hãng dĩa, nhiều nhà chuyên môn và các báo đã có nhận xét rất tốt. Đại để như thế này: giọng ca Chí Tâm không sang nhưng lạ và hay. Nó như viên ngọc thô, cần gia công thì sẽ sáng đẹp hơn. Hy vọng theo thời gian, giọng ca Chí Tâm sẽ điêu luyện và trở thành một giọng ca vào xuất sắc của SKCL. Hình tượng hơn, có người đã ví von giọng Chí Tâm như một người đẹp chẳng chịu trang điểm. Nếu thêm một chút son phấn để tôn vinh nét đẹp thiên phú thì trở thành một giai nhân sắc nước hương trời…Sự thành công trên băng dĩa của Chí Tâm đã khiến bầu Long phải đôn anh lên vai chánh , cùng với nữ tài danh Mỹ Châu. Nên nhớ bầu Long rất kén kép, Các kép về Kim Chung đều phải có giọng ca tốt, ca dây xề hay xế đậy. Riêng Chí Tâm là một trường hợp ngọai lệ (thường ca không tới dây này) nhưng vẫn được bầu Long trọng dụng.

Chính vì Chí Tâm có giọng ca hay, lạ, thu hút rất đông khán – thính giả nên anh đã có nhiều hậu duệ. Có thể kể: Trọng Hữu, Hòang Tuấn, Trọng Hiếu, Thanh Tâm, Dũng Tâm, Giang tâm, Chế Tâm, Ngân Tâm, Chí Hải…nếu liệt kê đầy đủ thì số hậu duệ của Chí Tâm đông đứng hàng thứ 3, chỉ sau số hậu duệ của trường phái Minh Cảnh và Thanh Tuấn. Nhưng lại hơn số hậu duệ của Út Trà Ôn, Hữu Phước, Tấn Tài,…Điều đáng mừng là trong số này, Trọng Hữu vào Hòang Tuấn tỏ ra vượt trội hơn “chưởng bối” Chí Tâm vì làn hơi của 2 NS này phong phú chứ không ngặt chư Chí Tâm.

Phùng Văn Đệ (Trà Vinh)


--------------------
Mùa nào cũng buồn ...
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 28th September 2024 - 02:39 AM